Luận văn Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án nhân dân quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án nhân dân quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_thuc_tien_giai_quyet_tranh_chap_hop_dong_tin_dung_t.pdf
Nội dung text: Luận văn Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án nhân dân quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐỨC TĨNH THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. Hồ Chí Minh- Năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐỨC TĨNH THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Huỳnh Thanh Nghị TP. Hồ Chí Minh- Năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của tôi, những nội dung trình bày trong Luận văn là trung thực, chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình, luận văn, luận án nào trước đây. Các thông tin tham khảo trong Luận văn đều được Tác giả trích dẫn đầy đủ, cẩn thận và trung thực. Học viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan của mình. Ngày 17 tháng 01 năm 2020 Học viên Nguyễn Đức Tĩnh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT PH N MỞ Đ U 1 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu 1 T n n ề n n n n ứ n n đ n đề 2 3. Câu hỏi nghiên cứu 3 M n n ứ n n n ứ 3 5. Phạm vi nghiên cứu 4 6 P ươn p áp n n ứu 4 L n n 5 CHƯƠNG 1 6 L LUẬN CHUNG V H P Đ NG T N ỤNG V GIẢI QU ẾT TRANH CH P H P Đ NG T N ỤNG 6 1.1 Khái quát chung về hợp đồng tín d ng 6 1.1.1 Khái ni đặ đ ể ợp đồng tín d ng 6 1.1.2 Phân loại hợp đồng tín d ng 8 1.1.3 Quyền, n ĩ c a các bên trong hợp đồng tín d ng 11 1.1.3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên vay 11 1.1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay 12 1.1. Đ ều ki n có hi u lực c a hợp đồng tín d ng 13 1.1. Q đ n ề ấ p ạt vi phạm trong hợp đồng tín d ng 13 1.1. nh về i ấ ng h ng n dụng 13 1.1. nh về hạt vi phạm 16 1.2 Giải quy t tranh chấp hợp đồng tín d ng 18 1.2 h i ni và c i của anh chấ h ng n dụng 18 1.2 C c hương hức giải quyết tranh chấp h ng tín dụng 20 1.2.3 Quy nh pháp luật về giải quyết tranh chấp h ng tín dụng bằng hương thức tố tụng Tòa án 23 1.2.3.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp h ng tín dụng tại Tòa án 24 1.2.3.2 Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp h ng tín dụng 25
- 1.2.3.3 Trình tự, thủ tục xét xử ơ hẩm h ng tín dụng theo thủ tục thông hường 25 1.2.3.4 Trình tự, thủ tục xét xử ơ hẩm h ng tín dụng theo thủ tục rút gọn 26 1.2.3.5 Trình tự, thủ tục xét xử phúc thẩm 29 ẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31 CHƯƠNG 32 TH C TR NG GIẢI QUYẾT TRANH CH P H P Đ NG TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CH P H P Đ NG TÍN DỤNG T I TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 1, THÀNH PHỐ H CHÍ MINH 32 2.1 T ng quan về tình hình th lý và giải quy t tranh chấp hợp đồng tín d n ạ V N ạ Q n 1, Thành ph Hồ Chí Minh 32 Đán á n ề k t quả giải quy t tranh chấp hợp đồng tín d ng tại Tòa án nhân dân Qu n 1, Thành ph Hồ Chí Minh 35 2.2.1 Những thành quả ạ ư c 35 2.2.2 Những t n tại, hạn chế 36 2.2.3 Nguyên nhân của những n ại hạn chế 37 N n ư n p á n n á n ải quy t tranh chấp hợp đồng tín d ng ạ T án n n n Q n 1, T n p Hồ C M n 38 2.3.1 Vấn ề x c nh ư c ch ương ự trong vụ án 39 2.3.2 Vấn ề thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp h ng tín dụng của Chi nhánh tổ chức 45 2.3.3. Vấn ề tống ạ văn bản tố tụng ch người ại di n theo pháp luật của b ơn nếu b ơn à d anh nghi p không còn hoạ ộng tại nơi ăng ký 46 2.3.4. Vấn ề áp dụng pháp luật 48 2.3.5 Vấn ề thời hi kh i ki n 56 2.4 Một s giải pháp nhằm nâng cao hi u quả giải quy t tranh chấp hợp đồng tín d ng tại Tòa án nhân dân Qu n 1, Thành ph Hồ Chí Minh 59 2.4.1 Hoàn thi n pháp luật về giải quyết tranh chấp h ng tín dụng 59 àn hi n nh h ậ về nhận ơn kh i ki n 59 àn hi n nh h ậ về hỏa thuận giải quyết tranh chấp h ng tín dụng của Chi nhánh tổ chức 60 2.4.1.3. àn hi n nh h ậ về ền ề ngh gi ốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự 61 2.4.1.4 àn hi n nh về người ại di n theo pháp luật của doanh nghi p 62 Mộ n n á 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 66 KẾT LUẬN 67
- T I LIỆU THAM HẢO PHỤ LỤC
- BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Thuật ngữ 1 LCTCTD 2010 Luật Các tổ chức tín dụng số: 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 do Quốc hội ban hành 2 BLTTDS 2015 Bộ luật Tố tụng Dân sự số: 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 do Quốc hội ban hành 3 BLDS 2015 Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 do Quốc hội ban hành 4 LDN 2014 Luật Doanh nghiệp số: 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 do Quốc hội ban hành 5 LTM 2005 Luật Thương mại số: 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 do Quốc hội ban hành 6 Thông tư 39 Thông tư số: 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2017 7 HĐTD Hợp đồng tín dụng 8 TCTD Tổ chức tín dụng 9 TAND Tòa án nhân dân
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: Thự tiễn giải quyết tr nh hấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh” được chia thành 02 Chương: Chương 1: Lý luận chung về hợp đồng tín dụng và giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Chương 2: Tình hình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Do những năm gần đây, các tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1 gia tăng, tính chất của các tranh chấp ngày càng phức tạp. Việc giải quyết các vụ án này thường đạt hiệu quả chưa cao do nhiều nguyên nhân trong đó có những quy định của pháp luật chưa rõ ràng, chưa chặt chẽ, sự phối hợp chưa thống nhất đồng bộ từ các cơ quan ban ngành dẫn đến việc nhiều vụ án chậm giải quyết hoặc kéo dài, ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân vào các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Tòa án. Xuất phát từ thực tế trên, Tác giả quyết định lựa chọn đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1 trong thời gian tới. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, phân tích, so sánh, quy nạp, diễn giải, thống kê toán học Kết quả nghiên cứu nhằm góp phần gi p Tòa án nhân dân nói chung và các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký, Thẩm tra viên tại Tòa án nhân dân Quận 1 nói riêng giải quyết có hiệu quả hơn tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Quận 1 trong thời gian tới.
- ABSTRACT This thesis is divided into 2 chapters: Chapter 1: Theory on facility agreement and dispute on facility agreement Chapter 2: Scene on dispute settlement of facility agreement at District 1 People’s Court and some legislative suggestions. In recent years, at District 1 People’s Court, disputes on facility agreement have tended to increase both in quantity and complexity of their content. As a result, the effectiveness of dispute settlement was not in good performance as expecting. There are many reasons to explain to this existence. However, on the whole, it is said that the main reasons are due to unclear and loose legal regulations. In additon, the uneffective combination of many competent state institutions created tardiness to trial progress at District 1 People’s Court. Deriving from those data, I decided to name my thesis which is Practice on settlement of f ility greement t Distri t 1 People’s Court, Ho himinh ity. The chief purpose of this thesis is to testify theories and current legal regulations involving in disputes of facility agreement. By the way, the thesis also analyzed and evaluated the effectiveness of legal transaction process at District 1 People’s Court in reality. Resting on these achievements, I suggested some legislative solutions to lawmakers in order to upgrade the effectiveness of settlement of disputes on facility agreement in the coming time not only at my office but also in Vietnam. I also used plenty of scientific reseach methods to fulfill my thesis such as : analytical, statistical, comparative, synthetic methods In the end, I think that the achievement of this work will support to People’s Court, judges, inspectors at my office to do their work better in the next time.
- 1 PHẦN M ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Trong bộ máy Nhà nước ta, Tòa án nhân dân có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Quá trình phát triển của Toà án luôn gắn liền với quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta. Trải qua gần 75 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân đã đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó. Chất lượng, hiệu quả công tác xét xử của các Tòa án ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; góp phần tạo môi trường lành mạnh, ổn định cho sự phát triển đất nước. Những đóng góp bền bỉ, thầm lặng của các thế hệ cán bộ, Thẩm phán đã làm nên truyền thống tốt đẹp của ngành Tòa án; luôn được Đảng, Nhà nước, Nhân dân ghi nhận và trân trọng. Điều quan trọng là, trong quá trình thực thi pháp luật, ngành Toà án đã tuân thủ nghiêm các nguyên tắc hoạt động được ghi trong Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ quyền con người, quyền công dân, góp phần nâng cao chất lượng xét xử, bảo đảm để pháp luật được chấp hành nghiêm minh và thống nhất; góp phần kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, th c đẩy sự phát triển lành mạnh của các giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại; bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.1 Trong sự phát triển chung của hệ thống Tòa án nhân dân có sự đóng góp không nhỏ của Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh- Tòa án trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh- Trung tâm kinh tế của cả nước. Lượng án thụ lý trung bình tại Tòa án nhân Quận 1 hàng năm hơn 3.000 vụ án các loại, trong số này chủ yếu là án dân sự (theo nghĩa rộng), chưa tính các vụ việc xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhiều hơn lượng án trung bình hàng năm của Tòa án tỉnh như tại tỉnh Lai Châu và một số tỉnh khác. 1 Trích bài phát biểu của Tổng Bí thư- Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị tổng kết hệ thống TAND tháng 01/2019.
- 2 Tập trung tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh là các Ngân hàng và rất nhiều tổ chức tín dụng nên những năm gần đây các tranh chấp hợp đồng tín dụng có chiều hướng gia tăng, tính chất của các tranh chấp ngày càng phức tạp. Việc giải quyết các vụ án này thường đạt hiệu quả chưa cao do nhiều nguyên nhân trong đó có những quy định của pháp luật chưa rõ ràng, chưa chặt chẽ, sự phối hợp chưa thống nhất, đồng bộ từ các cơ quan ban ngành dẫn đến việc nhiều vụ án chậm giải quyết hoặc kéo dài không thể giải quyết gây nên những bức x c cho người tham gia tố tụng, ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân vào các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Tòa án. Xuất phát từ thực tế trên, Tác giả quyết định lựa chọn đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh” làm Luận văn Thạc sĩ luật Kinh tế cho mình. . T ng quan về t nh h nh nghiên cứu liên quan đ n đề tài Thời gian qua, tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thể như sau: Luận văn của Trần Thị Th y Trang (2014), Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án ở Việt Nam”; Luận văn của Hồ Thị Khuyên (2016), Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội: “Thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội”. Sách chuyên khảo: “Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của Bộ luật dân sự (hiện hành)” của PGS.TS. Vũ Thị Hồng Yến (Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2019); “Thực trạng giải quyết tranh chấp tín dụng tại Việt Nam: Kinh nghiệm xử lý và những điểm cần lưu ý” của PGS.TS Đỗ Văn Đại- Phó Chủ tịch HĐKHPL Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay” c ủ a PGS.TS Nguyễn Như Phát, TS. Lê Thị Thu Thủy; “Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam” của TS. Nguyễn Bích Thảo (Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội, 2018) Tuy nhiên, việc nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng luôn có tính thời sự, bởi lẽ các quy định pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn.
- 3 Trên cơ sở tiếp thu những vấn đề lý luận của các đề tài, công trình nghiên cứu đi trước, Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính chuyên sâu chỉ ra những hạn chế, bất cập của các quy định của pháp luật trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh- nơi Tác giả đang công tác, đồng thời đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và hệ thống Tòa án nhân dân nói chung trong thời gian tới. Có thể nói, đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh” là Luận văn Thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm hướng đến trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, pháp luật thực định của Việt Nam có những quy định cụ thể gì để điều chỉnh về hợp đồng tín dụng và tranh chấp hợp đồng tín dụng? Thứ hai, thực tiễn áp dụng pháp luật về tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua có những thuận lợi, khó khăn, hạn chế gì Thứ ba, cần có những giải pháp cụ thể nào để hoàn thiện và thực thi có hiệu quả pháp luật về tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cũng như trong hệ thống Tòa án nhân dân nói chung trong thời gian tới . Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, Luận văn đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Việt Nam cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp hợp
- 4 đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, Luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, đặc biệt là tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng và thực tiễn tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá những kết quả cũng như tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Ba là, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh và trong hệ thống Tòa án nói chung tại Việt Nam trong thời gian tới. 5. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn phân tích, đánh giá quá trình thực hiện pháp luật về tranh chấp hợp đồng tín dụng cho vay giữa các tổ chức tín dụng (chủ yếu là các Ngân hàng thương mại) với cá nhân, pháp nhân tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Về thời gian: Luận văn phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015- 2019, đặc biệt từ khi Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có hiệu lực (từ 01/7/2016) đến nay. Về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong Chương 1, Tác giả sẽ sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, phân tích, so sánh, quy nạp, diễn giải; để làm rõ cơ sở pháp lý về hợp đồng tín dụng và phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Trong Chương 2, Tác giả sẽ sử dụng các phương pháp: Phương pháp định tính, thống kê toán học, so sánh, lựa chọn giải pháp thông qua so sánh hiệu quả để lựa chọn và đề ra các giải pháp
- 5 7. ố cục c a Luận v n Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của Luận văn được chia thành 2 Chương: Chương 1: Lý luận chung về hợp đồng tín dụng và giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Chương 2: Tình hình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.
- 6 CHƢƠNG 1 L LUẬN CHUNG V HỢP ĐỒNG T N ỤNG VÀ GIẢI QU ẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG T N ỤNG 1.1 Khái quát chung về hợp đồng tín dụng 1.1.1 Khái niệm và đ c đi m c a hợp đồng tín dụng HĐTD về bản chất là hợp đồng vay tài sản. Theo quy định tại Điều 463 BLDS 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản c ng loại theo đ ng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Tuy nhiên, không phải hợp đồng vay tài sản nào cũng được gọi là HĐTD mà chỉ được gọi là HĐTD trong trường hợp bên cho vay là các TCTD, mà chủ yếu là các Ngân hàng thương mại. HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các TCTD (bên cho vay) với pháp nhân, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay). Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Đến nay, chưa có định nghĩa chính thức trong một văn bản pháp luật về HĐTD cho nên có nhiều quan điểm khác nhau về HĐTD. Theo Tác giả, HĐTD là sự thỏ thuận bằng văn bản giữ á TCTD (bên ho v y) với pháp nhân, á nhân ó đủ những điều kiện do luật định (bên v y), theo đó bên ho v y gi o hoặ m kết gi o ho khá h hàng một khoản tiền để sử dụng vào mụ đí h xá định trong một thời gi n nhất định theo thỏ thuận với nguyên tắ ó hoàn trả ả gố và lãi. Với định nghĩa này, có thể nói, ngoài những dấu hiệu chung của một loại hợp đồng, HĐTD còn có một số đặc điểm riêng để phân biệt với các loại hợp đồng khác trong giao dịch dân sự và thương mại như sau: Thứ nhất, về chủ thể, một bên tham gia hợp đồng bao giờ cũng là TCTD có đủ điều kiện luật định, với tư cách là bên cho vay. Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là pháp nhân, cá nhân thỏa mãn những điều kiện vay vốn do pháp luật quy định.
- 7 Thứ hai, đối tượng của HĐTD bao giờ cũng phải là một số tiền xác định và phải được các bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng. Cụ thể, đối tượng của HĐTD là tiền (bao gồm tiền mặt và b t tệ). Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ đều là các loại tiền mặt được sử dụng làm đối tượng trong các HĐTD t y theo trường hợp cụ thể do TCTD và khách hàng thỏa thuận ph hợp với quy định pháp luật. Thực tế, hầu hết HĐTD đều cho vay bằng đồng Việt Nam, đặc biệt, người vay là cá nhân và sử dụng tiền vào mục đích tiêu d ng thì tiền vay bắt buộc là đồng Việt Nam. Không phải cá nhân vay vốn cho mục đích kinh doanh có thể vay bằng ngoại tệ mà chỉ khách hàng là người cư tr mới có thể vay bằng ngoại tệ.2 Số tiền cho vay phải được xác định và ghi rõ ràng vào hợp đồng. Th ba, hình thức của HĐTD phải được lập dưới dạng văn bản.3 Vì tính chất của HĐTD luôn mang tính rủi ro cao và xảy ra rất nhiều tranh chấp cho nên hình thức của HĐTD phải được thể hiện dưới dạng “giấy trắng mực đen” và nhiều điều khoản các bên phải thỏa thuận và ghi cụ thể trong nội dung của HĐTD được quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 39. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì thuật ngữ “văn bản điện tử” thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu dần trở nên phổ biến và được d ng rất nhiều trong đời sống thường ngày. Thông điệp dữ liệu có thể truy cập và tham chiếu khi cần thiết thì có giá trị như văn bản.4 Quy định của pháp luật dân sự cũng công nhận giá trị của một thông điệp dữ liệu. Theo đó, giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định pháp luật điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.5 Do đó, một HĐTD tồn tại dưới hình thức một thông điệp dữ liệu có thể truy cập và tham chiếu thì vẫn có giá trị pháp lý. HĐTD đa số là hợp đồng mẫu do các TCTD soạn s n (các hợp đồng vay vốn cá nhân). Tuy nhiên, trong quá trình thỏa thuận, các bên có thể thay đổi nội dung hợp đồng mẫu theo thỏa thuận chung. Theo quy định, TCTD phải niêm yết công khai hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung về cho vay tại trụ sở và đăng tải lên trang thông 2 Xem: Điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư 39. 3 Xem: Điều 23 Thông tư 39. 4 Xem: Điều 12 Luật Giao dịch Điện tử năm 2005. 5 Xem: Khoản 1 Điều 119 BLDS 2015.
- 8 tin điện tử của TCTD (nếu có); cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung cho khách hàng trước khi ký kết hợp đồng tín dụng.6 Thứ tư, về nguy cơ rủi ro, HĐTD chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên cho vay. Vì theo cam kết trong HĐTD, bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định, nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro càng lớn. Vì thế các tranh chấp phát sinh từ HĐTD cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với các loại hợp đồng khác. Thứ năm, về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ, trong HĐTD thì nghĩa vụ chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ giải ngân) của bên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước để làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay. Do đó, chỉ khi nào bên cho vay chứng minh được rằng họ đã chuyển giao tiền vay theo đ ng HĐTD cho bên vay thì khi đó họ mới có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ đối với mình (bao gồm các nghĩa vụ chính như sử dụng tiền vay đ ng mục đích, nghĩa vụ hoàn trả tiền vay đ ng hạn cả gốc và lãi ). 1.1. Phân loại hợp đồng tín dụng Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại HĐTD, cụ thể như sau: + Căn vào mụ đí h sử dụng vốn v y th HĐTD đượ phân hi thành: HĐTD phụ vụ nhu ầu uộ sống: Khách hàng của loại hợp đồng này là cá nhân, có nhu cầu vay mượn tín dụng để đáp ứng các nhu cầu tiêu d ng, sinh hoạt của cá nhân hoặc gia đình trong cuộc sống. HĐTD phụ vụ hoạt động kinh do nh, hoạt động khá : Khách hàng thường là pháp nhân, cá nhân hoặc cá nhân đại diện cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, vay tín dụng nhằm mục đích ngoài nhu cầu tiêu d ng, sinh hoạt. Dựa trên mục đích sử dụng vốn vay mà TCTD mới xác định có xét duyệt khoản vay không vì có một số nhu cầu vốn không được cấp tín dụng được quy định tại Điều 8 Thông tư 39. Mục đích sử dụng vốn vay cũng là căn cứ để khi có tranh chấp xảy ra dựa vào để phân loại tranh chấp tín dụng đó là tranh chấp dân sự hay kinh doanh thương mại. Tranh chấp phát sinh từ HĐTD phục vụ nhu cầu cuộc sống sẽ được xếp vào nhóm án dân sự. Tất nhiên, loại tranh chấp còn lại- tranh chấp từ HĐTD phục vụ hoạt động kinh doanh sẽ thuộc nhóm vụ án kinh doanh, thương mại. Việc phân loại 6 Xem: Khoản 4 Điều 23 Thông tư 39.
- 9 này là cần thiết trong việc lựa chọn pháp luật chuyên ngành áp dụng vào giải quyết vụ án. + Căn vào việ áp dụng biện pháp bảo đảm tiền v y th HĐTD đượ phân hi thành: HĐTD ó biện pháp bảo đảm tiền v y: Ngoài HĐTD là hợp đồng chính, hợp đồng bảo đảm tiền vay có thể được lập như một phụ lục của hợp đồng chính hoặc được lập riêng ra thành một hợp đồng (thường sẽ được lập sau HĐTD). Các hợp đồng bảo đảm tiền vay chính được sử dụng cho HĐTD là: Hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố và hợp đồng bảo lãnh. HĐTD không ó biện pháp bảo đảm tiền v y: TCTD và khách hàng thỏa thuận với nhau về việc không áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản mà thay vào đó, TCTD chấp nhận cho vay dựa trên sự tín nhiệm đối với nhân thân của khách hàng. Việc có áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hay không do TCTD quyết định và chịu trách nhiệm. + Căn vào thời hạn v y theo quy định tại Điều 10 Thông tư 39, ó thể phân loại HĐTD thành: Hợp đồng ho v y ngắn hạn: Là hợp đồng mà theo đó TCTD thỏa thuận với khách hàng với thời hạn sử dụng vốn vay tối đa là 01 năm. Loại hợp đồng này chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của khách hàng trong hoạt động kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu về tiêu d ng của khách hàng trong một thời hạn ngắn. Hợp đồng ho vay trung hạn (thời hạn v y từ 01 năm đến 05 năm) và hợp đồng ho v y dài hạn (thời hạn v y trên 05 năm): Các HĐTD này khác với HĐTD cho vay ngắn hạn là với thời gian thỏa thuận là từ trên một năm trở lên. Người đi vay ký kết các hợp đồng này để thỏa mãn nhu cầu mua sắm tài sản cố định trong kinh doanh, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu d ng như mua sắm nhà ở, phương tiện đi lại. + Nếu ăn vào tính hất ó bảo đảm ủ khoản v y th HĐTD đượ phân hi thành: Hợp đồng cho v y ó bảo đảm bằng tài sản: Là hợp đồng cho vay, trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba. Việc cho vay này phải được bảo đảm dưới hình thức ký kết cả hai loại hợp đồng, bao gồm HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay (hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh). Pháp luật cũng cho phép các bên có thể thỏa thuận lập một hợp
- 10 đồng nên trong trường hợp này các thỏa thuận về bảo đảm tiền vay được xem là một bộ phận hợp thành của hợp đồng có bảo đảm bằng tài sản. Hợp đồng ho v y không ó bảo đảm bằng tài sản: Là hợp đồng cho vay trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản cụ thể, xác định của khách hàng vay hoặc của người thứ ba. Thông thường các bên chỉ giao kết một hợp đồng duy nhất là HĐTD. Trong trường hợp TCTD cho vay có bảo đảm bằng tín chấp thì vẫn phải xác lập một văn bản cam kết bảo lãnh bằng uy tín của mình và gửi cho TCTD để khách hàng vay có thể được TCTD chấp nhận cho vay. + Nếu ăn vào phương th ho v y th HĐTD đượ phân hi thành: Hợp đồng cho v y từng lần: Là hợp đồng mà theo đó ở mỗi lần vay, TCTD và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay vốn cần thiết và ký kết HĐTD. TCTD áp dụng phương thức cho vay này khi khách hàng vay có nhu cầu vay vốn không thường xuyên. Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định. Hợp đồng ho v y hợp vốn: Là hợp đồng mà theo đó có từ hai TCTD trở lên c ng thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn của khách hàng; trong đó, một TCTD làm đầu mối dàn xếp. Cho vay hợp vốn được thực hiện theo quy chế này và quy chế đồng tài trợ của các TCTD do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành. Hợp đồng ho v y lưu vụ: Là việc TCTD thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất m a vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, TCTD và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 (hai) chu kỳ sản xuất liên tiếp. Hợp đồng ho v y theo hạn m : Là hợp đồng mà theo đó TCTD xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, TCTD thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, TCTD xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này. Hợp đồng ho v y theo hạn m ho v y dự ph ng: TCTD cam kết đảm bảo s n sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận.
- 11 TCTD và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm. Hợp đồng ho v y theo hạn m thấu hi trên tài khoản th nh toán: TCTD chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm. Hợp đồng ho v y qu y v ng: TCTD và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba) tháng. Hợp đồng ho v y tuần hoàn (rollover): TCTD và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện: Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay; Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh; Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các TCTD; Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các TCTD thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận. 1.1.3 Quyền, nghĩa vụ c a các bên trong hợp đồng tín dụng 1.1.3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên vay Theo quy định tại Thông tư 39, bên v y ó quyền: Từ chối các yêu cầu của TCTD không đ ng với các thỏa thuận trong HĐTD; có quyền khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm HĐTD của TCTD theo quy định của pháp luật Cũng theo Thông tư 39, bên ạnh á quyền trên th bên v y ó á ngh vụ ơ bản như: Cung cấp thông tin cho TCTD và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các tài liệu gửi cho TCTD, phải sử dụng tiền vay đ ng mục đích, thực hiện đ ng các nội dung đã thỏa thuận trong HĐTD và các cam kết khác với TCTD, đồng thời phải trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thỏa thuận trong HĐTD cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đ ng những thỏa thuận về việc trả nợ và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong HĐTD. Nhìn chung, trong số các nghĩa vụ của bên vay, thì nghĩa vụ trả nợ là quan