Luận văn So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Nhật Bản về công ty hợp danh

pdf 90 trang vuhoa 25/08/2022 7480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Nhật Bản về công ty hợp danh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_so_sanh_phap_luat_viet_nam_va_phap_luat_nhat_ban_ve.pdf

Nội dung text: Luận văn So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Nhật Bản về công ty hợp danh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LỤC VIỆT DŨNG So s¸nh ph¸p luËt ViÖt Nam vµ ph¸p luËt NhËt B¶n vÒ c«ng ty hîp danh LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LỤC VIỆT DŨNG So s¸nh ph¸p luËt ViÖt Nam vµ ph¸p luËt NhËt B¶n vÒ c«ng ty hîp danh Chuyên ngành: Luâṭ kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC MINH HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. NGƯỜI CAM ĐOAN Lục Việt Dũng
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY HỢP DANH 6 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty hợp danh trên thế giới 6 1.1.1. Sự ra đời của công ty hợp danh 6 1.1.2. Quan niệm về công ty hợp danh 8 1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty hợp danh ở Việt Nam và Nhật Bản 13 1.2.1. Lịch sử hình thành 13 1.2.2. Pháp luật về công ty hợp danh 17 1.2.3. Cơ sở pháp lý cho sự hoạt động của công ty hợp danh ở Việt Nam và Nhật Bản 20 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT NHẬT BẢN VỀ CÔNG TY HỢP DANH 23 2.1. Khái niệm công ty hợp danh 23 2.2. Quy định về thành lập công ty hợp danh 26 2.2.1. Điều kiện thành lập 26 2.2.2. Thủ tục thành lập 36 2.3. Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh 46 2.4. Quy định về thành viên công ty hợp danh 51 2.5. Vốn góp trong công ty hợp danh 61
  5. 2.5.1. Góp vốn 61 2.5.2. Huy động vốn 66 2.5.3. Chuyển nhượng vốn 68 2.6. Quản trị công ty hợp danh 70 2.7. Giải thể công ty hợp danh 74 2.8. Hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam theo kinh nghiệm của Nhật Bản 78 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công ty hợp danh là một trong những loại hình ra đời sớm trong lịch sử hình thành công ty trên thế giới, cho đến ngày hôm nay công ty hợp danh vẫn tiếp tục khẳng định được sự tồn tại và không ngừng phát triển. Cùng với các công ty khác, công ty hợp danh góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất; tập trung và phát huy nội lực vào thúc đẩy nền kinh tế xã hội, giúp cho nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo Mặc dù có vai trò như vậy, nhưng trên thực tế công ty hợp danh nhận được rất ý sự quan tâm, chú ý của các nhà đầu tư và cả pháp luật. Ở Việt Nam, công ty hợp danh lần đầu tiên được nhắc đến tại Luật Doanh nghiệp 1999. Sau đó pháp luật về loại hình công ty này tiếp tục được kế thừa và phát triển trong Luật Doanh nghiệp 2005; tuy nhiên, với 11 điều luật được ghi nhận là chưa đảm bảo được khung pháp lý cho sự hoạt động của công ty hợp danh. Hơn nữa, sau gần 10 năm đi vào thực tiễn đời sống kinh tế, pháp luật về công ty hợp danh đã bộc lộ nhiều hạn chế, các quy định của pháp luật còn thiếu tính thống nhất gây khó khăn cho việc áp dụng và trở thành rào cản kìm hãm sự phát triển của loại hình này. Nhật Bản là một quốc gia không chỉ có nền kinh tế phát triển đứng hàng đầu thế giới mà còn có hệ thống pháp luật tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh của các quan hệ xã hội. Pháp luật về công ty hợp danh của Nhật Bản được xây dựng dựa trên nền tảng thực tiễn môi trường kinh doanh trong nước kết hợp với kinh nghiệm lập pháp có lịch sử hàng trăm năm; chính vì vậy, công ty hợp danh được nhìn nhận với đúng bản chất pháp lý của nó và có quy chế điều chỉnh hoàn thiện. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, giữa các quốc gia không chỉ có sự 1
  7. giao lưu, hợp tác về kinh tế mà còn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội như văn hóa, giáo dục, y tế và lập pháp. Đứng giữa bối cảnh đó, Việt Nam đã, đang và luôn sẵn sàng học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực pháp luật của các quốc gia có kỹ thuật lập pháp cao trong đó có Nhật Bản; để bổ sung, hoàn thiện nền pháp lý của mình. Trải qua hơn bốn mươi năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Nhật Bản đã hợp tác với nước ta trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa đến lĩnh vực pháp luật. Biểu hiện của sự hợp tác trong lĩnh vực pháp luật đó là sự ra đời của Dự án cải cách hệ thống tư pháp và pháp luật (JICA) ở Việt Nam do Nhật Bản đầu tư và hỗ trợ chuyên gia. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “ So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Nhật Bản về công ty hợp danh”, với mong muốn được góp phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật công ty hợp danh ở nước ta trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Một số công trình nghiên cứu về Công ty hợp danh ở Việt Nam, đó là: - Sách, bài báo, tạp chí: Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật thương mại phần chung và phần thương nhân; Nguyễn Thị Khế (2007), Pháp luật về các hình thức tổ chức kinh doanh; Ngô Huy Cương (2007), “Khái niệm công ty hợp danh tại Luật doanh nghiệp 2005”; Đỗ Văn Đại (2005), “Cần quy định hợp lý về công ty hợp danh”; Nguyễn Vĩnh Hưng (2011), “Công ty hợp danh có hay không tư cách pháp nhân”; Vũ Đặng Hải Yến (2010), “Hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam”; Bùi Xuân Hải (2008), “Pháp luật doanh nghiệp và đầu tư với vấn đề hội nhập”; Các sách, bài báo này cũng đã đề cập đến những nội dung cơ bản của công ty hợp danh như khái niệm công ty, tư cách pháp lý của công ty hợp danh và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh. 2
  8. - Luận văn, luận án:Vũ Đặng Hải Yến (2003), Một số vấn đề pháp lý về công ty hợp danh, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Thị Thùy Giang (2012), Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội; Nguyễn Thị Huế (2012), Pháp luật về Công ty hợp danh, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội; Các luận văn, luận án này là những công trình nghiên cứu khoa học cho thấy cái nhìn tổng thể và đầy đủ về công ty hợp danh ở các vấn đề như lịch sử ra đời, khái niệm và đặc điểm của công ty hợp danh, những vấn đề chủ yếu của công ty hợp danh theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, đồng thời, cũng đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật công ty hợp danh ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích So sánh các quy định của pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam và Nhật Bản để tìm ra những ưu điểm, hạn chế của pháp luật về công ty hợp danh của mỗi nước. Cùng với đó, luận văn tìm lời giải cho câu hỏi, liệu những điểm hợp lý trong quy định của pháp luật Nhật Bản về công ty hợp danh có thể tham khảo trong tìm kiếm giải pháp khắc phục những hạn chế của pháp luật về công ty hợp danh của Việt Nam? 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về công ty hợp danh; - Phân tích, đánh giá và so sánh các quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014) và pháp luật công ty của Nhật Bản (Luật Công ty 2006); - Đề xuất giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh của Việt Nam. 3
  9. 4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định về công ty hợp danh là đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp Việt Nam và Luật Công ty Nhật Bản Các nội dung chủ yếu liên quan đến pháp luật về thành lập, quản trị và vận hành, giải thể công ty; quy chế pháp lý về vốn và thành viên trong công ty hợp danh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra luận văn có tham khảo các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đã được công bố; - Trong nghiên cứu và biên soạn luận văn, học viên sử dụng phương pháp phân tích quy phạm và phân tích quan điểm khoa học; phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp; phương pháp so sánh luật học. Các phương pháp nghiên cứu trên được dùng xuyên suốt trong luận văn. Cụ thể, phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá, nhận xét và làm rõ những nội dung cơ bản trong các quy định của pháp luật về công ty hợp danh; phương pháp so sánh nhằm mục đích tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật của Việt Nam và Nhật Bản; từ đó, kết hợp với phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp đưa ra những nhận định và kết luận khoa học. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có những đóng góp về khoa học và thực tiễn pháp lý Việt Nam trên những vấn đề sau: - Luận văn là công trình luật học so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Nhật Bản về công ty hợp danh; - Góp phần đưa ra những nội dung cần tiếp thu từ pháp luật Nhật Bản phục vụ cho công tác xây dựng pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam 4
  10. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chương. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công ty hợp danh Chương 2: Những vấn đề chủ yếu của pháp luật Việt Nam và pháp luật Nhật Bản về công ty hợp danh. 5
  11. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY HỢP DANH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty hợp danh trên thế giới 1.1.1. Sự ra đời của công ty hợp danh Công ty ra đời là một hiện tượng tất yếu khách quan của nền kinh tế, nó là sự khởi đầu cho việc liên kết hình thành và phát triển mạnh mẽ trong kinh doanh thương mại. Cũng giống như những hiện tượng khác, công ty chỉ ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định. Hình thức đầu tiên của việc buôn bán, trao đổi xuất hiện trong lịch sử loài người đó là việc các chủ thể kinh doanh đứng ra bỏ vốn đầu tư, quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách độc lập; đồng thời cũng tự mình gánh chịu những rủi ro gặp phải, mà không có sự liên kết với những nhà kinh doanh khác. Kiểu kinh doanh truyền thống này được gọi là kinh doanh đơn lẻ. Là yếu tố cấu thành nên xã hội, do vậy, nền kinh tế luôn luôn vận động và phát triển không ngừng; điều này khiến các nhà kinh doanh phải tính toán tìm ra những cách thức mới để có thể đẩy mức lợi nhuận lên cao hơn, một trong những cách thức đó chính là mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Mở rộng quy mô sản xuất đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro gặp phải trong kinh doanh lớn hơn nhưng bù lại những khoản lời lãi thu về sẽ nhiều thêm, rủi ro gặp phải sẽ được chia sẻ cho nhiều người trong quá trình kinh doanh. Hơn nữa, nếu vẫn tiếp tục duy trì quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, không đáp ứng được sự đòi hỏi của nền sản xuất ngày càng lớn mạnh, thị trường ngày càng sôi động thì các nhà đầu tư sẽ sớm bị sự phát triển của nền kinh tế phủ nhận. Chính những lý do trên, đã thôi thúc và buộc các nhà kinh doanh phải từ bỏ kiểu kinh doanh đơn lẻ 6
  12. truyền thống và tìm đến với quy mô sản xuất phù hợp hơn. Công ty ra đời đã đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe đó. Ban đầu, các chủ thể kinh doanh chỉ lập ra những hội buôn, phường bán với sự liên kết đơn giản, đây chính là khởi nguồn của loại hình công ty đối nhân. Trải qua quá trình sản xuất, kinh doanh; cùng với quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng, các nhà đầu tư đã dần phát triển và hoàn thiện công ty thành những tổ chức có cơ cấu chặt chẽ và thực sự phù hợp. Hiện nay, công ty xuất hiện với các loại hình rất đa dạng: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần , rồi trong mỗi loại hình công ty đó lại bao gồm những phân loại nhỏ hơn, tạo nên một bức tranh phong phú về công ty. Công ty hợp danh là dạng đặc trưng của công ty đối nhân. Sự ra đời của loại hình công ty này cũng xuất phát từ đòi hỏi phải mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, ở thời điểm ban đầu đó, trong các nhà kinh doanh đơn lẻ vẫn tồn tại một tâm lý lo sợ rủi ro và không muốn để lộ bí quyết kinh doanh. Để tạo cho mình hàng rào chắc chắn, an toàn khi liên kết với những người khác, các nhà kinh doanh sẽ tìm đến những người có mối quan hệ thân thiết, đáng tin cậy cùng nhau hợp tác, kinh doanh dưới một tên chung. Sự liên kết như vậy của các nhà kinh doanh đã cho ra đời công ty hợp danh. Các quy định về sự hợp danh theo nghĩa rộng được ghi nhận trong các bộ luật thời cổ đại như Bộ luật Hammurabi của Babylon và trong bộ luật Justinian của đế chế La Mã. Trong Bộ luật Hammurabi có quy định về sự hợp danh theo nghĩa rộng; thuật ngữ shutolin chỉ một dạng hợp danh phi thương mại xuất hiện từ năm 2000 trước Công nguyên, sau đó hình thành hợp danh thương mại từ những đoàn hội buôn Do Thái. Trong Bộ luật Justinian của đế chế La Mã thế kỷ VI, các nguyên tắc như nguyên tắc delectus personas - sự lựa chọn của cá nhân, một nguyên tắc xác định sự lựa chọn tự nguyện của các thương nhân khi cộng tác với nhau, hay nguyên tắc người thực hiện hành 7
  13. vi thông qua hành vi của người khác cho bản thân người đó (qui facit per alium facit per se) là những nguyên tắc rất giống với luật hiện đại về công ty hợp danh. Người Phương Đông cũng không xa lạ với các phường, hội buôn. Các quốc gia Phương Đông có xuất phát điểm của nền kinh tế từ nông nghiệp. Do vậy, tâm lý của người dân khu vực này chịu ảnh hưởng sâu sắc từ truyền thống kinh doanh gia đình hoặc kinh doanh dòng họ. Trong lịch sử đã xuất hiện nhiều hãng buôn nổi tiếng mang tên dòng họ và hạn chế sự can thiệp của người ngoài vào công việc kinh doanh. Chính kiểu kinh doanh này là tiền đề cho sự ra đời của công ty hợp danh ở các nước Phương Đông. Cho đến ngày hôm nay, công ty hợp danh được ghi nhận trong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới. 1.1.2. Quan niệm về công ty hợp danh Trong mỗi ngành khoa học tồn tại những khái niệm đặc thù về công ty nói chung và công ty hợp danh nói riêng. Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do đối tượng nghiên cứu của mỗi ngành khoa học là riêng biệt và không trùng lặp. Nghiên cứu sự đa dạng của các quan niệm về công ty hợp danh cũng là một trong những cách để hiểu sâu sắc hơn thế nào là công ty hợp danh? Trong khoa học về quản trị doanh nghiệp, đối tượng nghiên cứu đó là quá trình quản trị diễn ra trong một tổ chức, doanh nghiệp. Căn cứ vào tính chất sở hữu tài sản trong doanh nghiệp, ngành khoa học này phân chia doanh nghiệp thành doanh nghiệp một chủ sở hữu (bao gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) và doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu (bao gồm công ty và hợp tác xã). Trong loại hình công ty lại được chia thành công ty đối nhân và công ty đối vốn. Công ty hợp danh nằm trong nhóm công ty đối nhân. Khoa học quản trị doanh nghiệp đưa ra khái niệm như sau: “công ty hợp danh là công ty đối nhân trách nhiệm vô hạn. Các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Loại công ty này thích hợp với các thể nhân, nhưng nhiều khi các 8
  14. pháp nhân kinh doanh cũng cùng nhau thành lập công ty này” [19, tr.11]. Như vậy, công ty hợp danh có các thành viên thường quen biết nhau và kết hợp với nhau dựa trên sự tín nhiệm, họ nhân danh chính mình để kinh doanh và liên đới chịu trách nhiệm. Do đó, không thể chuyển nhượng phần góp tài sản của mình mà không được sự đồng ý của toàn thể thành viên. Đối với loại công ty này các thành viên thường chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ. Khi một thành viên chết có thể dẫn đến giải thể công ty. Khoa học về quản trị doanh nghiệp thừa nhận tính chất đối nhân tuyệt đối của công ty hợp danh. Ngoài ra, công ty hợp danh là đơn vị kinh tế quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng để kiếm lợi nhuận – đây là mục đích quan trọng hàng đầu của công ty. Lợi nhuận này sẽ được phân chia cho những người góp vốn trong công ty. Như vậy, xét từ góc độ của quản trị doanh nghiệp thì công ty hợp danh cũng là một đơn vị kinh tế thực hiện nhiệm vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho chủ sở hữu công ty. Trong khoa học pháp lý, khi nghiên cứu tìm hiểu về công ty hợp danh, pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều đưa ra những khái niệm riêng. Mỗi quốc gia, tùy thuộc vào các điều kiện về lịch sử thương mại, cách nhìn nhận chủ quan của các nhà lập pháp , mà họ đã xây dựng những khái niệm pháp lý rất đa dạng về công ty hợp danh. Pháp luật về công ty của Pháp xây dựng định nghĩa về công ty hợp danh như sau: “Công ty hợp danh là công ty mà trong đó các thành viên đều có tư cách thương gia chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản nợ của công ty” [13].Công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên. Pháp luật yêu cầu các thành viên phải có tư cách thương gia và có đầy đủ năng lực hành vi để hành nghề. Quy định về tư cách thương gia của thành viên công ty hợp 9
  15. danh ở Pháp có liên quan tới trách nhiệm tài sản của các thành viên.Công ty hợp danh ở pháp mang bản chất đối nhân tuyệt đối bởi lẽ tất cả các thành viên đều phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty. Khi công ty có khoản nợ, chủ nợ yêu cầu công ty thực hiện việc thanh toán, tuy nhiên, nếu tài sản của công ty không đủ để thực hiện nghĩa vụ này thì chủ nợ được pháp luật trao quyền yêu cầu bất cứ thành viên nào của công ty hợp danh trả nợ. Tính liên đới trong trách nhiệm vô hạn khiến cho chủ nợ có thể chỉ định một thành viên của công ty thực hiện nghĩa vụ mà thành viên đó không được phép từ chối hoặc yêu cầu phân chia trách nhiệm cho các thành viên khác trong công ty. Khi thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ, thành viên đó có quyền yêu cầu công ty hoặc các thành viên khác hoàn trả số tiền mình đã dùng cho việc trả nợ theo yêu cầu của chủ nợ. Một đặc điểm tạo sức hút cho mô hình công ty này ở Pháp đó là Luật Thương mại không chỉ quy định cá nhân mà còn cho phép pháp nhân tham gia công ty hợp danh. Xuất phát từ đặc trưng là sự liên kết giữa những người có mối quan hệ quen biết và tin tưởng lẫn nhau nên vấn đề chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty phải nhận được sự nhất trí của tất cả các thành viên khác, việc chuyển nhượng sẽ tuân theo Điều lệ của công ty. Yếu tố đối nhân tạo cho các thành viên quyền quản lý, giám sát mọi hoạt động của công ty, đồng thời gắn kết họ lại với nhau tạo nên uy tín, thương hiệu của công ty hợp danh. Theo quy định của Luật Thương mại Pháp thì công ty hợp danh luôn luôn là công ty thương mại, trong mọi trường hợp nó phải tuân thủ các nghĩa vụ của thương gia và tranh chấp của công ty được giải quyết tại Tòa Thương mại. Theo pháp luật Hoa Kỳ thì công ty hợp danh là “sự liên kết gồm hai hay nhiều chủ sở hữu và với tư cách là những đồng chủ sở hữu họ cùng nhau kinh doanh để thu lợi nhuận” [20]. Để thành lập công ty hợp danh ở Mỹ cần đáp ứng điều kiện về số lượng thành viên tối thiểu là hai thành viên 10
  16. trở lên; các thành viên này tự nguyện và liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Pháp luật Mỹ mở rộng đối tượng có thể tham gia công ty hợp danh không chỉ có cá nhân, pháp nhân mà cho phép cả vị thành niên trở thành thành viên công ty. Theo Luật thống nhất về công ty hợp danh 1914 của Hoa Kỳ thừa nhận có hai loại công ty hợp danh đó là công ty hợp danh thông thường và công ty hợp danh hữu hạn. Trong công ty hợp danh thông thường mang bản chất đối nhân tuyệt đối. Các thành viên trong công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty; ngay cả khi đã rút khỏi công ty thì vẫn bị ràng buộc trách nhiệm từ những giao dịch được thiết lập trước thời điểm chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của họ. Bản chất công ty hợp danh thông thường ở Mỹ là một dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các thành viên, do vậy, công ty hợp danh thông thường không có tư cách pháp nhân. Xuất phát từ vấn đề này mà pháp luật Mỹ quy định rất chặt chẽ khi không cho phép các thành viên trong công ty hợp danh thông thường chuyển nhượng phần vốn góp, việc chuyển nhượng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh dưới một tên chung của công ty. Công ty hợp danh hữu hạn bao gồm ít nhất một thành viên hợp danh và một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn. Có thể nói mô hình công ty hợp danh hữu hạn ở Mỹ có bản chất là công ty hợp vốn đơn giản. Bởi lẽ, thành viên hợp danh có quyền và nghĩa vụ giống như thành viên trong công ty hợp danh thông thường. Thành viên hữu hạn sẽ chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ của công ty trong giới hạn số vốn góp vào công ty. Việc xuất hiện thành viên chỉ đơn thuần góp vốn, hưởng lợi nhuận khi công ty kinh doanh có lãi và không phải dùng tài sản riêng để chịu trách nhiệm về những khoản lỗ từ hoạt động của công ty đã khiến cho công ty hợp danh hữu hạn không còn bản chất đối nhân tuyệt đối nữa. Cũng giống như công ty hợp danh thông thường, pháp luật Mỹ quy định, công ty hợp danh 11
  17. hữu hạn không có tư cách pháp nhân. Các hoạt động đều được giao dịch bởi tư cách thương gia của thành viên hợp danh. Pháp luật Thái Lan cho rằng “hợp đồng thành lập công ty hợp danh hoặc công ty là hợp đồng theo đó hai hoặc nhiều cá nhân thỏa thuận cùng nhau thực hiện công việc chung, trên nguyên tắc chia sẻ lợi nhuận có được từ công việc đó” [1]. Đồng thời, pháp luật Thái Lan ghi nhận sự tồn tại của hai loại hình công ty hợp danh đơn thường và công ty hợp danh hữu hạn. Theo đó “công ty hợp danh đơn thường là loại hình công ty mà ở đó tất cả các thành viên cùng chịu trách nhiệm vô hạn đối với tất cả các nghĩa vụ của công ty hợp danh” [1]. Cũng giống như đa số các quốc gia khác, công ty hợp danh đơn thường của Thái Lan cũng mang bản chất đối nhân tuyệt đối tức là tất cả các thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. Thành viên trong công ty phải chịu trách nhiệm với cả hành vi liên quan đến hoạt động kinh doanh của bất kỳ thành viên nào trong công ty. Mọi hoạt động nhân danh công ty phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên. Sự tồn tại và phải triển của công ty hợp danh phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như trình độ, bằng cấp, uy tín cá nhân, kinh nghiệm do vậy, để tránh xung đột lợi ích giữa thành viên với công ty hợp danh, pháp luật Thái Lan quy định các thành viên hợp danh không được tiến hành các hoạt động kinh doanh có cùng tính chất với việc kinh doanh của công ty bất kể là vì lợi ích của mình hay bên thứ ba. Tuy nhiên, pháp luật cũng có sự linh hoạt khi cho phép các thành viên được thực hiện các giao dịch trên nếu được các thành viên còn lại thông qua.Công ty hợp danh hữu hạn ở Thái Lan ngoài thành viên hợp danh có thêm sự tham gia của thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn. Số lượng thành viên tối thiểu trong công ty hợp danh hữu hạn của Thái Lan tương tự với công ty hợp danh hữu hạn ở Mỹ. Quy chế về thành viên hợp danh trong công ty hợp danh hữu hạn giống như trong công ty hợp danh đơn thường. Đối với thành 12
  18. viên góp vốn có trách nhiệm tài sản hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Thành viên góp vốn phải thông báo với bên thứ ba về số vốn đóng góp của họ, nếu lớn hơn số vốn đã đăng ký thì họ phải chịu trách nhiệm trong số vốn đã đăng ký đó. Đồng thời, thành viên góp vốn có quyền tự do chuyển nhượng hoặc để lại thừa kế phần vốn góp hay được tiến hành các hoạt động kinh doanh có cùng ngành nghề cạnh tranh với công ty hợp danh hữu hạn mà họ đang là thành viên. Như vậy, tùy thuộc vào góc độ tiếp cận khác nhau mà các ngành khoa học đưa ra các khái niệm riêng về công ty hợp danh; và tự trong mỗi ngành khoa học đó, các quốc gia cũng nhìn nhận khác nhau về công ty hợp danh. Tuy vậy, dù quan niệm như thế nào thì bản chất của công ty hợp danh cũng không thay đổi: đều mang bản chất đối nhân, xem trọng yếu tố nhân thân của các thành viên và không có sự tách bạch tài sản của thành viên hợp danh với công ty, do vậy, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty hợp danh ở Việt Nam và Nhật Bản 1.2.1. Lịch sử hình thành Cũng giống như các quốc gia ở Đông Á như Triều Tiên, Việt Nam, , thời kỳ đầu, pháp luật Nhật Bản chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những tư tưởng triết học và pháp lý của Trung Quốc. Đến thời kỳ Edo (từ đầu thế kỷ XVII đến nửa sau thế kỷ XIX) xã hội Nhật Bản nằm dưới sự cai trị của các Shogun (Tướng quân) và dòng họ Tokugawa. Nhờ sự ổn định về chính trị trong thời kỳ này mà kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh, mặc dù vẫn là nền sản xuất nông nghiệp nhưng kinh tế hàng hóa cũng đã phát triển tương đối. Một phần lớn dân số ở vùng thành thị đã bắt đầu tham gia vào thương mại ở các mức độ khác nhau. Hoạt động buôn bán và hoạt động tín dụng phát triển; kéo theo đó 13
  19. là mầm mống của sự liên kết giữa các thương nhân trong kinh doanh bắt đầu được nhen nhóm. Thời kỳ này, Nhật Bản đã có sự hình thành những bộ luật riêng dựa trên tư tưởng triết lý của mình; tuy nhiên vẫn còn rất sơ khai. Từ cuối thể kỷ XIX, chế độ của các Shogun chấm dứt cùng với sự cải cách của Nhật Hoàng Minh Trị (Meiji), Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, mở cửa với thế giới Phương Tây. Sau 300 năm ngủ quên, đòi hỏi Nhật Bản phải hiện đại hóa càng nhanh càng tốt. Chính phủ mới coi công nghiệp là một trong những trụ cột của quốc gia hiện đại. Thông qua “Chính sách xúc tiến công nghiệp” nền kinh tế Nhật Bản đã có những bước đột phá. Sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất công nghiệp khiến cho các thương nhân kinh doanh đơn lẻ buộc phải tăng quy mô kinh doanh. Để có thể vừa mở rộng được quy mô sản xuất đem lại lợi nhuận cao, vừa hạn chế được rủi ro gặp phải, các nhà kinh doanh Nhật Bản đã liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành công ty.Khi công ty ra đời, Chính phủ Nhật Bản đã công nhận sự tồn tại và xây dựng khung pháp lý cho sự hoạt động của các loại hình công ty. Bước đi đầu tiên đó là Nhật Bản ban hành Bộ luật Thương mại vào năm 1890. Bộ luật này mô hình hóa đáng kể từ Bộ luật Thương mại Đức nhưng chính thức áp dụng các cấu trúc của Bộ luật thương mại Pháp. Việc thực thi Bộ luật Thương mại 1890 đã bị hoãn lại, trừ một số nội dung về tên công ty, chứng từ và phá sản là có hiệu lực. Năm 1899, Nhật Bản đã ban hành Bộ luật Thương mại mới (Luật số 48, ngày 9 tháng 3 năm 1899) dưới sự học hỏi từ Bộ luật Thương mại của Đức cả về cấu trúc lẫn nội dung [29, tr.153]. Trong đó, mô hình công ty hợp danh được pháp luật Nhật Bản lúc bấy giờ ghi nhận khá giống với mô hình của Pháp và Đức. Có 4 loại công ty cơ bản là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty hợp vốn. Tuy nhiên, với sự cải cách luật năm 2005, Luật công ty (Luật số 86 thời Bình Thành năm thứ 17) được ra đời với tư cách là luật thống nhất, tổ chức sắp xếp lại, sửa đổi, bổ 14
  20. sung cho các đạo luật trước đó. Theo đó, công ty hợp danh, công ty hợp vốn và công ty trách nhiệm hữu hạn được gộp thành công ty thành viên và được điều chỉnh với quy chế pháp lý chung. Công ty hợp danh là một loại hình công ty đáp ứng được nhiều đòi hỏi của thị trường và rất gần gũi với tầng lớp thương nhân tại Nhật Bản. Ở Việt Nam, khái niệm phường, hội buôn xuất hiện từ rất lâu đời cùng với sự phát triển của đô thị thời kỳ phong kiến. Phường, hội buôn xuất phát từ các làng nghề truyền thống và trở thành nhân tố cấu thành nền kinh tế lúc bấy giờ. Mô hình công ty hợp danh dưới các hình thức khác nhau nhưng mang cùng bản chất công ty hợp danh hiện đại đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ XIX. Thời kỳ Pháp thuộc, Pháp đã từng áp dụng Luật Thương mại của Pháp vào Việt Nam, theo đó, thừa nhận mọi hình thức công ty, bao gồm cả công ty hợp danh. Vì vậy, các thương gia thời kỳ đó có quyền thành lập công ty hợp danh để hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Năm 1931, trong “Dân luật thi hành tại các tòa Nam án Bắc kỳ”, Công ty hợp danh được gọi bằng cái tên “hội người”, bao gồm “hội hợp danh” và “hội hợp tư”. Năm 1944, chính quyền Bảo Đại ban hành Bộ luật Thương mai Trung phần áp dụng tại Trung phần, tuy có những sửa đổi, bổ sung nhưng về cơ bản vẫn quy định giống với những Luật Thương mại đã được áp dụng trước đó; Công ty hợp danh vẫn tồn tại dưới tên gọi là một hội và chia làm hai loại “hội hợp danh” và “hội cấp vốn”. Năm 1975, ở miền Nam Việt Nam, Bộ luật Thương mại Sài Gòn ghi nhận tên chính thức “Công ty hợp danh”. Công ty hợp danh theo luật này chính là một loại hội đoàn thương sự (nhằm phân biệt với hội đoàn dân sự). Hội đoàn thương sự được phân ra bao gồm có công ty đối nhân và công ty đối vốn. Trong công ty đối nhân gồm có hội hợp danh, hội hợp tư đơn thường, hội trách nhiệm hữu hạn và hội dự phần. Kể từ khi đất nước 15
  21. thống nhất 5/1975 nước ta không thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, mà thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể đóng vai trò chủ yếu, do vậy, pháp luật chưa công nhận sự tồn tại của loại hình công ty hợp danh. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần VI năm 1986, Việt Nam đã xóa dần cơ chế quản lý kinh tế kiểu cũ để xây dựng một hệ thống kinh tế tiến bộ và phù hợp với quy luật của thị trường. Luật Công ty 1990 và Luật doanh nghiệp tư nhân 1990 ra đời như báo hiệu quá trình đổi mới về tư duy kinh tế. Tuy nhiên, tại thời điểm đó các nhà làm luật chỉ quy định về công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân. Mô hình công ty hợp danh không có trong Luật công ty 1990 nhưng đã xuất hiện trở lại sau mấy thập kỷ vắng bóng trong Luật Doanh nghiệp 1999 sau những tranh luận gay gắt cả bên trong và bên ngoài nghị trường Quốc hội [9]. Như vậy, lần đầu tiên Công ty hợp danh được chính thức ghi nhận trong pháp luật Việt Nam là ở Luật doanh nghiệp 1999 (có hiệu lực thi hành 1/1/2000). Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế cho thấy, chỉ với bốn điều luật được ghi nhận trong luật doanh nghiệp thì chưa thể tạo nên một hành lang pháp lý bền vững, đồng thời chưa thể là một lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Cùng với những bất hợp lý khác của Luật Doanh nghiệp 1999, ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Doanh nghiệp mới, thay thế cho Luật Doanh nghiệp 1999. Luật Doanh nghiệp 2005 dành 11 điều quy định về công ty hợp danh, đã cho thấy sự thay đổi về quan điểm, tư duy của các nhà làm luật về công ty hợp danh so với trước đây. Sau gần 10 năm đi vào thực tiễn đời sống, ngày 29 tháng 11 năm 2014 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2015 thay thế cho Luật Doanh nghiệp 2005 với nhiều sự đổi mới đáng kể; tuy nhiên, nội dung pháp luật về công ty hợp danh cơ bản được kế thừa không có sự thay đổi. 16