Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

pdf 92 trang vuhoa 25/08/2022 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_quan_ly_l.pdf

Nội dung text: Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THÙY TRANG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ LÂM SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 60.38.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. LƯƠNG THANH CƯỜNG HÀ NỘI - Năm 2016
  2. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, các thầy, các cô Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện học tập, nhiệt tình giảng dạy, trao dồi kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Khoa học xã hội để giúp Tôi hoàn thiện luận văn này. Xin cảm ơn gia đình, những người bạn, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, khích lệ Tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS. TS. Lương Thanh Cường, Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Hành chính Quốc gia người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn./. Người thực hiện NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: NGUYỄN THỊ THÙY TRANG Học viên cao học ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của Học viện khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam theo Quyết định số 3265/QĐ-HVKHXH ngày 15/9/2014 của Giám đốc Học viện Khoa học xã hội. Thực hiện Quyết định số 401/QĐ-HVKHXH ngày 02/02/2016 của Giám đốc Học viện Khoa học xã hội về việc giao đề tài và cử người hướng dẫn khoa học cho học viên cao học khóa V (đợt 2) năm 2014, Tôi được giao đề tài luận văn thạc sỹ “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”. Đến nay, luận văn đã hoàn thành, Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và không trùng lắp với các công trình có liên quan đã được công bố. Xin cam đoan./. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thùy Trang
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ LÂM SẢN . 7 1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản 7 1.2. Khái niệm, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản 18 1.3. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản 25 1.4. Kinh nghiệm một số địa phương trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý lâm sản 36 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ LÂM SẢN Ở TỈNH QUẢNG NGÃI 41 2.1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội ở tỉnh Quảng Ngãi tác động đến vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản 41 2.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản ở tỉnh Quảng Ngãi 44 2.3. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản ở tỉnh Quảng Ngãi trong 05 năm qua 47 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ LÂM SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI 64 3.1. Phương hướng bảo đảm xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản 64 3.2. Giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi 66 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Luật XLVPHC Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày Nghị định số 157/2013/NĐ-CP 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt ngày 11/11/2013 của Chính phủ vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản UBND Ủy ban nhân dân VPHC Vi phạm hành chính XLVPHC Xử lý vi phạm hành chính XPVPHC Xử phạt vi phạm hành chính
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên hình Trang hình 2.1. Số vụ vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật 45 rừng 2.2. Số vụ vi phạm hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật 46 2.3. Số vụ vi phạm hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh 46 doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước 2.4. Số vụ vi phạm hành vi vi phạm thủ tục hành chính trong 47 quản lý rừng, sử dụng rừng; mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản 2.5. Số vụ Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt 49 2.6. Số vụ Chủ tịch UBND cấp huyện xử phạt 49 2.7. Số vụ Chủ tịch UBND cấp xã xử phạt 50 2.8. Số vụ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm xử phạt 50 2.9. Số vụ Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm 51 lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng xử phạt
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bởi tầm quan trọng và giá trị của các sản phẩm từ rừng là rất lớn nên Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thông qua nhiều chương trình, dự án được đầu tư đã góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Mặc dù các nhà nghiên cứu, làm Luật đã xác định tính nguy hiểm của việc xâm hại rừng là rất cao cần phải tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm xâm hại đến rừng nhưng các hình thức và chế tài xử phạt của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ nên hiệu quả quản lý chưa cao, việc XPVPHC gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển, mua, bán lâm sản; săn, bắn động vật hoang dã vẫn còn diễn ra với tốc độ cao gấp nhiều lần so với tốc độ tái tạo rừng. Tỉnh Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhất là tài nguyên rừng, mặc dù các cơ quan ban, ngành chức năng, chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều nổ lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nhưng hằng năm trên địa bàn vẫn có hàng trăm vụ vi phạm pháp luật về quản lý lâm sản bị XPVPHC gây khó khăn trong công tác bảo vệ rừng và phát triển xã hội. Mặc khác, do công tác quản lý lâm sản, XPVPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản mới chỉ dừng lại ở góc độ hành vi vi phạm bị XPVPHC mà chưa đi vào nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra những nguyên nhân, giải pháp quản lý lâm sản hiệu quả. Xuất phát từ những thực trạng đã nêu, thiết nghĩ cần phải có những giải pháp để nâng cao đời sống cho người dân, giảm dần áp lực của người dân vào rừng. Cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác 1
  8. XPVPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản, hạn chế thấp nhất VPHC lập lại kỷ cương, kỷ luật, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Vấn đề này đòi hỏi cần phải được nghiên cứu nghiêm túc cả về lý luận và thực tiễn, nhất là ở tỉnh Quảng Ngãi địa phương có diện tích rừng, trữ lượng lâm sản lớn nhưng chưa được quản lý hiệu quả, chính vì những lý do trên, Tôi xin chọn đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn thạc sỹ Luật học của mình với mong muốn đóng góp một phần vào việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả chấp hành và thực thi pháp luật trong hoạt động XPVPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng đã được công bố như: “Hoàn thiện cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng ở nước ta hiện nay” Luận văn thạc sĩ Luật học, của Nguyễn Thị Tiến; năm 2010; “Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong Luật Hình sự Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Luận văn thạc sĩ Luật học; của Nguyễn Thị Hải, năm 2009; “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng” Luận văn thạc sĩ Luật học; của Võ Mai Anh; năm 2007; “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, của Nguyễn Thị Thanh Nhàng, năm 2012; ngoài ra còn có bài viết như: Hoàn thiện pháp luật về hình thức, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, TS Trần Thị Hiền, đăng trên Tạp chí Luật học, số 11/2011; Công tác quản lý lâm sản: như đứa con bị bỏ rơi, Trần Văn Việt, đăng trên Diễn đàn lâm nghiệp, ngày 13/4/2014; Đặc san tuyên truyền pháp luật số 7/2012 của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ ngoài ra 2
  9. còn có một số bài viết liên quan đến quản lý lâm sản trên các tạp chí, các trang web, bài tham luận được trình bày trong các buổi hội thảo, tọa đàm, Xét về góc độ nghiên cứu thì các vấn đề này chỉ ở chừng mực nhất định mang tính lý luận chung về quản lý rừng, bảo vệ rừng như khái niệm, vai trò, hoạt động XPVPHC trong bảo vệ và phát triển rừng những vướng mắc, bất cập về thể chế và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; rất có giá trị trong nghiên cứu khoa học, là tài liệu hữu ích để các ngành, các cấp, các cơ quan tham khảo. Tuy nhiên, các công trình khoa học này chưa nghiên cứu một cách toàn diện cũng như chưa đề cập sâu đến việc XPVPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản - một mảng nhỏ nhưng rất rộng trong quản lý bảo vệ rừng dưới góc độ tổ chức thực hiện pháp luật và hiệu quả thi hành pháp luật. Nhất là ở tỉnh Quảng Ngãi, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề XPVPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận của pháp luật về quản lý lâm sản ở góc độ pháp lý và thực tiễn thực thi pháp luật tại tỉnh Quảng Ngãi; những bất cập, khó khăn, vướng mắc để từ đó tìm ra và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực hiện XPVPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích, làm rõ và giải quyết một số vấn đề: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật XPVPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản, bao gồm các vấn đề như khái niệm, đặc điểm, nội dung của pháp luật về quản lý lâm sản. - Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về quản lý lâm sản; về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản; tình hình XPVPHC về quản 3
  10. lý lâm sản từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong XPVPHC lĩnh vực quản lý lâm sản. - Đề ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý lâm sản đáp ứng các yêu cầu thực tiễn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiêm cứu của đề tài là vấn đề lý luận, thực tiễn của XPVPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. - Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. - Về nội dung: Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phân tích, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn để xem xét, giải quyết các vấn đề cụ thể về lý luận và thực tiễn. Những nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau như các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí, báo cáo tổng kết, văn bản pháp luật, Cụ thể: Chương 1: Sử dụng phương pháp luận để làm rõ một số vấn đề có liên quan đến công tác quản lý lâm sản, XPVPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản. Chương 2: Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, so sánh, 4
  11. tổng kết thực tiễn để xem xét tìm ra những hạn chế, nguyên nhân từ đó giải quyết các vấn đề, rút ra bài học cụ thể trong XPVPHC lĩnh vực quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận và thực tiễn để đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện để thời gian tới thực hiện hiệu quả hơn trong XPVPHC lĩnh vực quản lý lâm sản. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn là công trình nghiên cứu cơ bản, toàn diện, có hệ thống nhất về vấn đề XPVPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản, điều này có ý nghĩa quan trọng cả trên phương diện lý luận và thực tiễn; thông qua nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao nhận thức về công tác quản lý và XPVPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản. Qua phân tích số liệu và chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân và thực trạng thực thi pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sẽ đưa ra những giải pháp cũng như kiến nghị những vấn đề có liên quan nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động quản lý và XPVPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản trên địa bàn. - Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể đóng góp tích cực vào: nghiên cứu, sử dụng làm tài liệu tham khảo học tập, rút ra bài học kinh nghiệm để đề ra các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan có liên quan trong công tác bảo vệ và phát triển rừng nói chung, về quản lý lâm sản nói riêng. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết. 5
  12. Chương 1: Những vấn đề lý luận, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản Chương 2: Thực trạng vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản ở tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. 6
  13. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ LÂM SẢN 1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản 1.1.1. Khái niệm lâm sản, quản lý lâm sản 1.1.1.1. Khái niệm lâm sản Theo Điều 2 Nghị định số 77/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ quy định về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, khái niệm lâm sản được hiểu là: “Gỗ rừng các loại gồm gỗ quý hiếm và gỗ thông thường theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các sản phẩm chế biến từ gỗ. Lâm sản khác gồm thực vật rừng (ngoài Khoản 1 Điều này), động vật rừng, loại quý hiếm và thông thường theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và sản phẩm chế biến từ các loại lâm sản đó.” nhưng đến Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ quy định về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản lại quy định “Lâm sản là sản phẩm khai thác từ thực vật, động vật, vi sinh vật và các bộ phận của chúng có nguồn gốc từ rừng”. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật về lâm sản vấp phải nhiều ý kiến trái chiều làm cho việc XPVPHC không đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, không đảm bảo tính khách quan nhất là trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước hiện nay, nên lâm sản được định nghĩa lại là “sản phẩm khai thác từ thực vật, động vật, vi sinh vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng có nguồn gốc từ rừng (kể cả động vật thủy sinh có nguồn gốc bản địa hoặc không có nguồn gốc bản địa nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nuôi, thả tại các ao, hồ, sông, suối trong rừng).” theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ - đây là khái niệm hoàn chỉnh nhất về lâm sản. 7
  14. 1.1.1.2. Quản lý lâm sản Trên cơ sở khái niệm lâm sản thì hoạt động quản lý lâm sản cũng là một dạng của quản lý Nhà nước trong khi đó quản lý nhà nước có thể hiểu chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tín cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì sự ổn định, đảm bảo an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một hướng thống nhất. Công tác quản lý lâm sản cũng là một hoạt động trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, vì thế có thể hiểu quản lý lâm sản là gắn hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước của hệ thống các cơ quan đối với mọi tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quản lý lâm sản hay nói cách khác quản lý lâm sản là: các quy định của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ động vật rừng; trong hoạt động vận chuyển lâm sản; trong mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với; vi phạm thủ tục hành chính trong quản lý rừng, sử dụng rừng; chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản. 1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản 1.1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính Việc nghiên cứu khái niệm VPHC vừa có ý nghĩa lý luận quan trọng vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, chỉ khi định nghĩa đúng về hành vi VPHC mới có thể xác định được các vi phạm cụ thể trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước, là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hành chính, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và cá nhân. Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm VPHC lần đầu tiên được định nghĩa một cách chính thức theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh XLVPHC năm 1989 là “hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm 8
  15. phạm quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”, định nghĩa này được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn thi hành pháp luật và qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm: 1995, 2002, 2007, 2008 thì khái niệm VPHC không được định nghĩa riêng biệt mà “lẫn” vào trong khái niệm “xử lý vi phạm hành chính”, tại Điều 1 Pháp lệnh XLVPHC năm 1995 và năm 2002 chỉ rõ: “VPHC được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Đến năm 2012, Luật XLVPHC được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kỳ họp thứ 3 khóa XIII thông qua ngày 20/6/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 đã định nghĩa: “VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.” theo khoản 1 Điều 2 Luật XLVPHC. Như vậy, tuy có khác nhau về cách diễn đạt, về cách hiểu nhưng bản chất của VPHC là giống nhau với 04 đặc điểm cơ bản là: - Hành vi trái pháp luật, xâm phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước; một hành vi được cho là trái quy định pháp luật khi hành vi đó không phù hợp với yêu cầu của quy phạm pháp luật hoặc là đối lập với yêu cầu đó có thể được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động hoặc không hành động và không đơn thuần là hành vi trái pháp luật hành chính mà còn có thể là những hành vi trái pháp luật dân sự, đất đai, lao động, - Hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện do cố ý hoặc vô ý hay còn gọi là tính có lỗi của VPHC. Là nhận thức về sự xâm phạm trật tự quản lý nhà nước, tính trái pháp luật của hành vi đó nhưng vẫn lựa chọn và thúc đẩy hoạt động của mình trái với yêu cầu của pháp luật trong khi có đủ điều kiện để lựa 9
  16. chọn và quyết định cách xử sự khác phù hợp với yêu cầu của pháp luật. - Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi thấp hơn tội phạm dựa vào các yếu tố như: mức độ gây thiệt hại cho xã hội của hành vi, tính chất, mức độ lỗi, tầm quan trọng của khách thể được bảo vệ cũng như nhân thân người vi phạm. Đây là dấu hiệu cơ bản nhất để phân biệt VPHC với tội phạm. - Pháp luật quy định hành vi đó phải bị XPVPHC, được thể hiện ngay trong định nghĩa VPHC, dấu hiệu này vừa có tính quy kết vừa là thuộc tính của VPHC. Có thể thấy VPHC có sự khác biệt với các loại vi phạm pháp luật khác là xác định được trách nhiệm hành chính của chủ thể VPHC dưới các hình thức xử phạt, các biện pháp XLVPHC, mà mục đích của XPVPHC nói riêng, của XLVPHC nói chung là ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước. 1.1.2.2. Vi phạm hành chính về quản lý lâm sản Theo quy định tại mục 3 Chương II Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ thì VPHC về quản lý lâm sản bao gồm có các hành vi: Một là: Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng như có hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi, nhốt, lấy dẫn xuất từ động vật rừng; giết động vật rừng trái quy định của pháp luật (không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ). Hai là: Vi phạm quy định về tiêu chuẩn chuồng, trại nuôi trong trường hợp được phép nuôi động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc các loài động vật hoang dã khác. Ba là: Vận chuyển lâm sản trái pháp luật (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận 10
  17. chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật. Bốn là: Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước là các trường hợp mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật. Năm là: Vi phạm thủ tục hành chính trong quản lý rừng, sử dụng rừng; mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản như: - Chủ lâm sản chế biến, kinh doanh, vận chuyển, mua, bán, cất giữ thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ), động vật rừng và bộ phận của chúng do gây nuôi có nguồn gốc hợp pháp hoặc có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý. - Chủ lâm sản khai thác, vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà, cây trồng phân tán hoặc gỗ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý. Sáu là: Chủ rừng không lập hồ sơ quản lý rừng, sử dụng rừng theo quy định của pháp luật. Bảy là: Chủ cơ sở chế biến, kinh doanh, mua, bán lâm sản không ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản theo quy định của pháp luật. Tám là: Chủ cơ sở nuôi động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp nhưng không thực hiện đăng ký trại nuôi theo quy định của pháp luật. Chín là: Chủ lâm sản mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp nhưng không chấp hành các 11
  18. quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý. Mười là: Chủ lâm sản vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định pháp luật về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý. Mười một là: Vi phạm quy định về điều kiện chế biến gỗ. VPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản cũng là một phần VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng và cũng là một dạng của VPHC nên theo khoản 2 Điều 1 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ thì: “VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là có hành vi vô ý hoặc cố ý của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng, lâm sản, môi trường rừng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.” đây là khái niệm rõ nhất về VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đến Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ thì tại Điều 2 cũng quy định “Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”. Tóm lại, có thể hiểu VPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản là: “hành vi vô ý hoặc cố ý của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ động vật rừng; vận chuyển lâm sản trái pháp luật, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước; vi phạm thủ tục hành chính trong quản lý rừng, sử dụng rừng; mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến lâm sản nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.”. 12
  19. 1.1.3. Cấu thành pháp lý của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản VPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản phải đảm bảo 4 yếu tố cấu thành là: mặt khách quan, khách thể, chủ thể và mặt chủ quan của VPHC nhưng vẫn mang một số đặc trưng riêng như: 1.1.3.1. Mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản Mặt khách quan của VPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản chính là dấu hiệu bên ngoài của VPHC mà dấu hiệu bắt buộc phải là hành vi VPHC, nói cách khác đó là hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện xâm phạm các qui tắc quản lý nhà nước về quản lý lâm sản và đã bị pháp luật ngăn cấm, sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp hành chính. Mặt khách quan của VPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản gồm các dấu hiệu: hành vi trái pháp luật, hậu quả thiệt hại mà hành vi gây ra cho xã hội, quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế do hành vi đó gây ra; các yếu tố khác: thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm. - Hành vi trái pháp luật: Nếu một chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm hoặc không làm theo những việc mà pháp luật yêu cầu thì chủ thể đó đã có hành vi trái pháp luật. Trong quản lý lâm sản thì hành vi trái pháp luật là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật về quản lý lâm sản, xâm phạm đến những khách thể được pháp luật bảo vệ. Hành vi VPHC về quản lý lâm sản có thể thực hiện bằng hành động như: vận chuyển lâm sản trái pháp luật, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước, hoặc không thực hiện như: chủ cơ sở chế biến kinh doanh, mua, bán lâm sản không ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản; chủ cơ sở nuôi động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp nhưng không thực hiện đăng ký trại nuôi theo quy định pháp luật, 13
  20. Một số hành vi VPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản có dấu hiệu phức tạp, không đơn thuần là hành vi trái pháp luật mà còn có thể do các yếu tố khác tác động đến. Tuy nhiên vẫn có một số hành vi vi phạm không bị xem là trái quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý lâm sản đó là khi thực hiện mệnh lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện nhằm tránh nguy cơ thực tế là đang đe dọa lợi ích của Nhà nước, tổ chức; quyền, lợi ích chính đáng của chính người đó hoặc của người khác mà gây ra thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa (trong tình thế cấp thiết), những sự kiện xảy ra ngoài ý chí và khả năng của con người (sự kiện bất ngờ). - Hậu quả thiệt hại mà hành vi gây ra cho xã hội do vi phạm các quy định trong lĩnh vực quản lý lâm sản không nhất thiết là thiệt hại cụ thể của cá nhân, tổ chức trong nước hay ngoài nước có hành vi vô ý hay cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý lâm sản chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Có một số trường hợp VPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản là loại cấu thành hình thức không có hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra vẫn có thể có đủ căn cứ để xác định hành vi vi phạm ví như: Chủ lâm sản khai thác, vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà, cây trồng phân tán có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý. Mức độ hậu quả của hành vi VPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản được xác định dựa trên số lượng lâm sản được đo bằng cây, thanh, tấm, hộp; bằng khối lượng tính theo mét khối (m3), theo đơn vị ster, cân trọng lượng theo đơn vị tính là kilogam (kg) hoặc dung tích theo đơn vị mililit (ml). - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của VPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản và thiệt hại thực tế do hành vi đó gây ra cho xã hội thể hiện bằng thiệt hại do chính hành vi VPHC gây ra và việc xác định mối 14
  21. quan hệ nhân quả là cần thiết nhằm xác định mức độ hành vi vi phạm và để đảm bảo nguyên tắc cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm do thiệt hại mình đã gây ra. - Ngoài ra cần xem xét thêm các yếu tố khác trong quá trình nghiên cứu mặc khách quan của VPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản như: + Thời gian VPHC: là thời điểm xảy ra VPHC. + Địa điểm VPHC: là nơi xảy ra VPHC ví như hành vi vận chuyển lâm sản bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển. + Công cụ, phương tiện thực hiện hành vi VPHC là cái mà cá nhân, tổ chức sử dụng để thực hiện hành vi VPHC. 1.1.3.2. Mặt chủ quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản Mặt chủ quan của VPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm bao gồm: - Lỗi: Là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả do hành vi đó gây ra; là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của hành vi VPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản của chủ thể vi phạm. Người thực hiện hành vi có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng không nhận thức được điều đó hoặc nhận thức được nhưng vẫn cố tình thực hiện vi phạm. Nếu xác định chủ thể thực hiện hành vi khi không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì kết luận không có VPHC xảy ra. Để xác định đúng hành vi và hình thức xử phạt đối với hành vi VPHC cần xác định chính xác yếu tố lỗi do cá nhân, tổ chức đó gây ra theo quy định của pháp luật về quản lý lâm sản Có hai loại lỗi đó là: 15
  22. + Lỗi cố ý: Người vi phạm nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm, tính trái pháp luật nhưng mong muốn hay để mặc cho hậu quả xảy ra. Hoặc có thể là người vi phạm nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm, tính trái pháp luật thấy trước được hậu quả do hành vi đó gây ra tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. + Lỗi vô ý: Người vi phạm không biết hoặc không nhận thức được hậu quả mà đáng lẽ ra phải biết, nhận thức được. Hoặc nhận thức được nhưng cho rằng có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy ra nên vẫn vi phạm. Có ý kiến cho rằng lỗi do tổ chức vi phạm chỉ là trạng thái tâm lý của cá nhân trong khi thực hiện hành vi vi phạm nên không đặt vấn đề lỗi với tổ chức vi phạm, tuy nhiên có quan điểm lại cho rằng cần xác định lỗi của tổ chức thì mới có đầy đủ cơ sở để XPVPHC. Trong trường hợp này lỗi của tổ chức được xác định thông qua lỗi của các thành viên trong tổ chức đó khi thực hiện công việc được giao đã vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi VPHC. Tổ chức vi phạm sẽ bị áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm. - Động cơ: Trong lĩnh vực quản lý lâm sản động cơ VPHC là mong muốn có được lợi ích cho mình khi có hành vi vi phạm. - Mục đích: Trong lĩnh vực quản lý lâm sản mục đích là thực hiện đến cùng hành vi vi phạm. Có lúc VPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản có thể do thiếu thận trọng, vô tình hay chưa chú ý đến các nghĩa vụ pháp lý của VPHC nên động cơ và mục đích của VPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản không được coi là dấu hiệu bắt buộc. Nhưng trong một số trường hợp lại được xem xét để quyết định các hình thức và mức phạt cụ thể. 1.1.3.3. Chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản Chủ thể VPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản là các tổ chức, cá nhân 16