Luận văn Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_trong_linh_vuc_an_toan_ve_sinh_lao.pdf
Nội dung text: Luận văn Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Công trình được hoàn thành KHOA LUẬT tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội NGUYỄN THỊ HẢI YẾN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Hoài Thu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG Phản biện 1: THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM Phản biện 2: Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2012 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội HÀ NỘI - 2012 Trung tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
- MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN 62 LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG Trang 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước 62 Trang phụ bìa trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động Lời cam đoan 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ 63 Mục lục sinh, an toàn lao động Danh mục các bảng 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động 63 MỞ ĐẦU 3.2.2. Đổi mới việc tổ chức thực hiện việc thực thi pháp luật 74 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 5 về vệ sinh, an toàn lao động TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN, VỆ SINH 3.2.3. Tăng cường thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra, giám 83 LAO ĐỘNG sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về vệ sinh, 1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển pháp luật trong 5 an toàn lao động lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động ở nước ta hiện nay 3.2.4. Các giải pháp mang tính hỗ trợ tích cực cho hoạt động 85 1.2. Quan niệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ 8 quản lý nhà nước về vệ sinh, an toàn lao động sinh lao động KẾT LUẬN 87 1.3. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 sinh lao động PHỤ LỤC 93 1.4. Các nguyên tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, 27 vệ sinh lao động 1.4.1. An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện đồng bộ, toàn diện 29 1.4.2. Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của tổ chức công đoàn 29 trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 1.4.3. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý an toàn lao 32 động - vệ sinh lao động Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 34 TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 2.1. Thực trạng thực thi pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ 34 sinh lao động 2.1.1. Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và việc thực thi ở 34 Việt Nam 2.1.2. Pháp luật một số nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh 43 lao động 2.2. Thanh tra, kiểm tra thực hiện công tác vệ sinh an toàn 53 lao động 2.2.1. Ý nghĩa, mục đích của thanh tra an toàn - vệ sinh lao động 53 2.2.2. Đối tượng và nội dung cơ bản thanh tra về an toàn, vệ 54 sinh lao động
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG 5 LĨNH VỰC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển pháp luật trong lĩnh 5 vực an toàn vệ sinh lao động ở nước ta hiện nay 1.2. Quan niệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao 8 động 1.3. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao 13 động 1.4. Các nguyên tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ 27 sinh lao động 1.4.1. An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện đồng bộ, toàn diện 29 1.4.2. Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của tổ chức công đoàn 29 trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 1.4.3. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý an toàn lao động - 32 vệ sinh lao động Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH 34 VỰC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 2.1. Thực trạng thực thi pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh 34 lao động
- 2.1.1. Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và việc thực thi ở Việt 34 Nam 2.1.2. Pháp luật một số nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 43 2.2. Thanh tra, kiểm tra thực hiện công tác vệ sinh an toàn lao 53 động 2.2.1. Ý nghĩa, mục đích của thanh tra an toàn - vệ sinh lao động 53 2.2.2. Đối tượng và nội dung cơ bản thanh tra về an toàn, vệ sinh 54 lao động Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ 62 NƢỚC TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong 62 lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ 63 sinh, an toàn lao động 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động 63 3.2.2. Đổi mới việc tổ chức thực hiện việc thực thi pháp luật về vệ 74 sinh, an toàn lao động 3.2.3. Tăng cường thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra, giám sát 83 việc tuân thủ các quy định của pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động 3.2.4. Các giải pháp mang tính hỗ trợ tích cực cho hoạt động quản 85 lý nhà nước về vệ sinh, an toàn lao động KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 93
- Danh môc c¸c b¶ng Sè hiÖu Tªn b¶ng Trang b¶ng 2.1 10 địa phương xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người 37 nhất 2.2 So sánh tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2011 38 và cùng kỳ năm 2010
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động ngày càng liên quan chặt chẽ đến sự thành đạt của mỗi doanh nghiệp, góp phần quyết định đến sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia. Xây dựng một nền sản xuất an toàn với những sản phẩm có tính cạnh tranh cao gắn liền với việc bảo vệ sức khỏe của người lao động là yêu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế bền vững và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Cùng với những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua công tác an toàn, vệ sinh lao động ở nước ta đã có những chuyển biến đáng kể về hệ thống văn bản pháp luật và bộ máy tổ chức. Chỉ thị số 132CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng nhấn mạnh: Ở đâu, khi nào có hoạt động lao động sản xuất, thì ở đó, khi đó phải tổ chức công tác bảo hộ lao động theo đúng phương châm: "Bảo đảm an toàn để sản xuất - Sản xuất phải đảm bảo an toàn lao động" [20]. Thể chế hóa đường lối của Đảng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2002 đã dành chương IX quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Trên thực tế, rất nhiều ngành, nhiều địa phương, doanh nghiệp và người sử dụng lao động đã có những biện pháp, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động và môi trường sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, công tác bảo hiểm lao động nói chung và công tác an toàn, vệ sinh lao động nói riêng ở nước ta còn quá nhiều khó khăn và tồn tại cần giải quyết. Nhiều doanh nghiệp mới chỉ được quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, thu lợi nhuận, thiếu sự đầu tư tương xứng để cải thiện điều kiện làm việc an toàn cho người lao động. Vì vậy, Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động làm chết và bị thương nhiều người, thiệt hại tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp. Trong năm 2008 đã xảy ra 5836 vụ tai nạn lao động làm 6.047
- người bị nạn, có 508 vụ tai nạn lao động chết người làm 573 người chết, 1.262 người bị thương nặng. Có 129 vụ có từ 2 người bị nạn trở lên, đặc biệt là vụ nổ khí mêtan tại mỏ than Khe Chàm ngày 08/12/2008 làm 11 người chết và 22 người bị thương nặng, vụ sập giàn cầu tại cảng Cái Lân ngày 15/07/2008 làm 7 người chết, 1 người bị thương nặng. Điều đáng lưu tâm là số vụ tai nạn lao động được thống kê kể trên còn thấp hơn rất nhiều so với vụ xảy ra trong thực tế. Nguyên nhân chính trong các vụ tai nạn lao động do chủ sử dụng lao động thiếu quan tâm cải thiện điều kiện làm việc an toàn, mặt khác do ý thức tự giác chấp hành nội quy, quy chế làm việc bảo đảm an toàn lao động của người lao động chưa cao, thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động. Hậu quả của thực tế trên không chỉ gây thiệt hại tài sản của Nhà nước mà còn ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì lý do đó, luận văn mạnh dạn chọn đề tài: "Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt Nam" nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cũng như thực tiễn của công tác này trong đời sống xã hội hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây đã có một số bài báo khoa học, công trình nghiên cứu về cập tới một số khía cạnh của vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động nói chung như: Về luận án tiến sỹ có đề tài: "Quản lý nước về lao động ở Việt Nam hiện nay" của Vũ Minh Tiến, (2010). Về luận văn thạc sĩ có đề tài "Pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động", của Trần Trọng Đào, (2001) - Hội thảo triển khai kế hoạch năm 2011 dự án bảo vệ sức khỏe người lao động giai đoạn 2009-2001 ngày 9/5/2011 của Cục Quản lý Môi trường Y tế phối hợp Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
- - Số chuyên đề tháng 3/2011, sức khỏe người lao động của Bộ Y tế phối hợp báo Sức khỏe và Đời sống, Cục Quản lý môi trường: "Tình hình và xu hướng bệnh nghề nghiệp trong giai đoạn 2006-2010, định hướng giai đoạn 2011- 2015". - Báo cáo công tác y tế lao động 6 tháng đầu năm 2011 (Cục Quản lý Môi trường Y tế đã tổng hợp số liệu báo cáo sơ kết công tác y tế lao động 6 tháng đầu năm 2011 của 71 đơn vị). Luận văn đi vào tìm hiểu, tổng hợp một vấn đề mới với hy vọng đóng góp một góc nhìn khái quát hơn cho việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành pháp luật lao động liên quan đến sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Làm rõ vấn đề lý luận quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động và nâng cao hiệu quả áp dụng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất: Nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động, đặc biệt là nội dung pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao theo pháp luật lao động Việt Nam. Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động và việc thực thi trên thực tế, đánh giá những kết quả cũng như sự bất cập, nguyên nhân của sự bất cập, tồn tại.
- Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. 4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu Do tính chất, phạm vi của đề tài luận văn là vấn đề rộng, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp lý của quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động và một giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. Đây cũng là sự tự giới hạn trong nghiên cứu 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu và giải quyết nhiệm vụ đặt ra, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin với phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu, tài liệu, thống kê làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu, phù hợp với từng lĩnh vực của đề tài. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.
- Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 1.1. Lƣợc sử quá trình hình thành và phát triển pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động ở nƣớc ta hiện nay Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới thành lập, ngày 12/3/1947 Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 29 ban hành Luật lao động, trong đó đã quy định về bảo hộ lao động ở các điều như: Điều 133 "Các xí nghiệp phải có đầy đủ phương tiện để bảo đảm và giữ gìn sức khỏe cho công nhân. Các nhà máy, dụng cụ phải được sắp đặt và giữ gìn như thế nào cho phù hợp với sự bảo an" [12]. Điều 134: "Công nhân hay thợ học nghề làm trong các giấy mỏ, các ống dẫn hơi, các ống dẫn khói, các nhà tiêu, các thùng chứa chất độc v.v đều phải có các dụng cụ thiết bị để bảo vệ sinh mệnh và tránh tai nạn" [12]. Điều 140: "Những nơi làm việc phải rộng rãi, thoáng khí và có ánh sáng mặt trời. Những nơi làm việc phải cách ly hẳn với nhà tiêu, những cống rãnh để tránh mùi hôi thối" [12]. Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã xác định những quyền lợi mà người lao động được đảm bảo như quyền làm việc, có quyền nghỉ ngơi, được bảo hiểm xã hội, cứu tế, y tế. Phụ nữ lao động được nghỉ ngơi trước và sau khi sinh con, bảo vệ quyền người mẹ và trẻ em (các điều 24, 30, 31, 32, 39). Tháng 9/1991, Hội đồng Chính phủ đã thông qua và công bố ban hành Pháp lệnh Bảo hộ lao động. Pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 1/1/1992. Ngày 23/6/1994 Bộ luật lao động đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ IX và có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 đã đáp ứng kịp thời để điều chỉnh
- các quan hệ lao động trong cơ chế thị trường, trong đó Bộ luật lao động dành chọn Chương IX từ điều 95 đến điều 108 để điều chỉnh các quan hệ lao động trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, nội dung chính sách nhất là các biện pháp và các quy định về an toàn, vệ sinh lao động là rất nhiều, sự phức tạp trong cơ chế quản lý của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, các chủ sở hữu thì rất đa dạng và phong phú, dẫn tới hệ quả là để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ về an toàn, vệ sinh lao động cần thiết phải nghiên cứu thật kỹ về mặt lý luận để có được những quy định về pháp lý phù hợp. Tiếp đó ngày 31/12/1994 Chính phủ ban hành Nghị định số 195/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động. Ngày 26/3/1998, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 13/CT/TTg nhằm tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong tình hình xã hội mới. Ngày 27/12/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2002/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động sửa đổi về an toàn, vệ sinh lao động. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2006. Bộ luật lao động sửa đổi đã có những quy định rất cụ thể và chi tiết về an toàn, vệ sinh lao động. Cho đến nay, đây là Bộ luật lao động hoàn chỉnh nhất, có những quy định rõ ràng nhất về vấn đề này. Cơ quan quản lý chuyên môn về lao động là Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cũng đã ban hành theo thẩm quyền và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền liên quan ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể như: - Thông tư liên bộ số 03/TT-LB ngày 28/1/1994 hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- - Thông tư 23/LĐTBXH-TT ngày 18/11/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn chế độ thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động. - Thông tư số 13/TT-BYT ngày 2/10/1996 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện việc quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp. - Thông tư số 20/1997 TT-LĐTB&XH ngày 17/2/1998 hướng dẫn về việc khen thưởng hàng năm về công tác bảo hộ lao động. - Thông tư số 10/1998 TT-LĐTBXH ngày 28/5/1998 hướng dẫn thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. - Thông tư liên tịch số 03/1998 TTL-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ban hành ngày 26/3/1998 giữa Bộ Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn về khai báo, điều tra tai nạn lao động. Ngày 20/4/1998 Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH đã được ban hành nhằm hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp. Ngày 30/10/1998, thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH- BYT-TLĐLĐVN hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh. Thông tư liên tịch số 10/1999 TTLT-BYT-TLĐLĐVN ngày 17/03/1999 hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc với các yếu tố nguy hiểm, độc hại. Ngày 23/6/1994 Quốc hội đã thông qua Bộ luật lao động. Đây là Bộ luật lao động đầu tiên điều chỉnh mối quan hệ làm công ăn lương với các tổ chức và cá nhân có thuê mướn và sử dụng lao động trên cơ sở của giao kết hợp đồng lao động và các quan hệ khác có liên quan đến quan hệ lao động, trong việc tạo lập thị trường lao động đồng bộ, thống nhất. Có thể nói an toàn, vệ sinh lao động đã qui định thành một chương riêng trong Bộ luật lao động (cụ thể là chương IX với 18 điều) các qui định pháp
- luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động đã thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta xuất phát từ con người mà trong đó sức lao động là vốn quí. Trên cơ sở các qui định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, các Bộ, ngành, đơn vị sử dụng lao động trong phạm vi hoạt động, tính chất nghề nghiệp xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động của ngành (đơn vị) mình. 1.2. Quan niệm quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động Trong khoa học quản lý, quản lý nhà nước thường được hiểu: là sự tác động thực tế mang tính tổ chức và điều chỉnh của nhà nước (thông qua hệ thống các cơ cấu của nhà nước) lên sinh hoạt xã hội, cá nhân, tổ chức của con người nhằm mục đích chấn chỉnh trật tự, duy trì hoặc cải tạo nó, dựa trên cơ sở quyền lực của nhà nước. Quản lý nhà nước thực chất là sự biểu hiện khả năng của nhà nước trong việc tổ chức và điều chỉnh đời sống xã hội. Quản lý không phải là một cái gì nằm trên xã hội, bên ngoài xã hội, bên ngoài con người mà nằm bên trong xã hội. Quản lý biểu hiện chất lượng xã hội. Trong thiên nhiên, các hiện tượng tự nhiên xảy ra một cách tự phát theo quy luật tự nhiên, dựa trên các quy luật sinh học mà thế giới động vật, thực vật đã phát triển một cách tự nhiên. Nhưng xã hội chỉ có thể phát triển được nhờ ý thức, tri thức của con người, con người nhờ ý thức, tri thức của mình mà nhận thức được thế giới xung quanh, nghĩ về thế giới ấy và hình thành nên các kế hoạch để xây dựng cuộc sống của mình. Khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách có ý thức được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Để quản lý nhà nước cần phải đặt ra các quy tắc hành vi, ứng xử của con người (ban hành văn bản quy phạm pháp luật) và ban hành các quyết định
- quản lý, nhưng không vì thế mà quan niệm quản lý nhà nước là ban hành văn bản quy phạm pháp luật và ban hành các quyết định quản lý cá biệt cụ thể. Điều này là cần thiết trong quản lý nhà nước, nhưng nếu đi theo logic này tất yếu dẫn đến tình trạng: quản lý tức là thông qua các văn bản giấy tờ hoặc tổ chức triền miên các cuộc họp. Bởi vậy điều quan trọng đối với các nhà quản lý, các nhà hành chính phải luôn ghi nhớ đó là sự tác động mang lại hiệu quả nhất định. Cho nên quản lý với tư cách là sự tác động phải được quán triệt trong toàn bộ bộ máy quản lý trong từng cơ quan, trong ý thức của từng người cán bộ, công chức nhà nước. Chính sự tác động này phải tạo ra những thay đổi thật sự trong đời sống của toàn xã hội, cải tạo được xã hội, nếu không quản lý mất đi ý nghĩa xã hội của nó. Quản lý nhà nước có các đặc trưng sau đây: Một là, tác động quản lý mang tính tổ chức Tác động quản lý nhà nước là rất phong phú, đa dạng, có nhiều đặc trưng và có ý nghĩa riêng. Khác với các hình thức tác động khác như đào tạo, giáo dục, tác động quản lý nhà nước là một hình thức tác động có tổ chức và mang tính điều chỉnh, có nghĩa là sự tác động này phải đặt con người vào các mối quan hệ tổ chức nhất định, nhờ quan hệ sản xuất, quan hệ công vụ Bản thân thuật ngữ tổ chức có nghĩa là xây dựng các mối quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng, xã hội, trong mọi lĩnh vực của cuộc sống con người. Tổ chức là sự tập hợp mọi người để đạt được những mục đích nhất định. Các mục đích ấy chính là cơ sở để xây dựng một tổ chức này hay tổ chức khác. Tổ chức không phải là những hoạt động mà tổ chức chính là tạo ra các điều kiện cho các hoạt động thực tiễn. Thực tiễn đã chỉ ra rằng không ít trường hợp nhiều khi chúng ta thành lập ra vô số các tổ chức, các bộ phận cấu thành của cơ quan, tổ chức nhà nước mà thành lập ra không biết để làm gì, từ đó dẫn đến tình trạng làm cho bộ máy nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả, nhiều cơ quan của nó hoạt động mang tính hình thức.
- Hai là, quản lý nhà nước mang tính điều chỉnh; mang tính chất quyền lực; quản lý nhà nước tính khoa học; quản lý mang tính liên tục. Để hiểu quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động cần phải làm rõ một số khái niệm có liên quan: vệ sinh lao động, điều kiện lao động, kỹ thuật an toàn. Vệ sinh lao động được hiểu là: Tổng thể các tiêu chuẩn môi trường lao động (ánh sáng, chống bụi, nóng lạnh, gió, tiếng ồn, độ ẩm ); bảo hộ an toàn lao động, trang thiết bị bảo hộ lao động, máy móc, thiết bị sản xuất, chế độ ăn uống tối ưu thích hợp với mỗi loại lao động; vệ sinh cá nhân của người lao động; nhà ở và các tiện nghi sinh hoạt; quản lý sức khỏe cho người lao động và gia đình Việc nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố có hại đối với sức khỏe người lao động để đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc bảo vệ sức khỏe, nâng cao khả năng lao động và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. Vệ sinh lao động là nghiên cứu đặc điểm các yếu tố có hại trong sản xuất, những biến đổi sinh lý, sinh hóa, tâm - sinh lý của người lao động để đề ra các biện pháp đề phòng hạn chế ảnh hưởng tác hại; xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh, chế độ, kiểm tra thực hiện; xây dựng tiêu chuẩn khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp. Điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động, và sự tác động qua lại giữa chúng tạo nên những điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. Cải thiện điều kiện lao động cho người lao động làm việc trong môi trường lao động an toàn có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Điều kiện lao động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là mục đích, mục tiêu không chỉ của một doanh nghiệp, một quốc gia mà là còn của toàn
- thể loài người. Để đạt được điều kiện lao động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cần thiết phải đầu tư không chỉ là đưa ra khẩu hiệu, khuyến khích về mặt tinh thần, mà còn cả cơ chế tổ chức thực hiện, cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất. Ở nước ta để có điều kiện lao động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động không dễ dàng. Hiện nay hàng triệu người lao động phải lao động trong điều kiện lao động khắc nghiệt, có nơi nguy cơ tai nạn tới mức báo động, đồng thời còn bị ô nhiễm môi trường trầm trọng. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe cho người lao động cần cố gắng cải thiện điều kiện lao động cho người lao động đến độ mà chúng ta có thể. Vì vậy cải thiện điều kiện lao động và đặt ra các yêu cầu đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp góp phần phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội. Nói khác đi đó là muốn tiến hành sản xuất được thuận lợi thì phải tiến hành công tác an toàn, vệ sinh lao động áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm: - Bảo đảm an toàn thân thể người lao động, không xảy ra chết người, bị thương tật, tàn phế do tai nạn lao động gây nên. - Bảo vệ sức khỏe cho người lao động, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động gây ra. - Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe cho người lao động sau khi sản xuất. - Công tác bảo hộ lao động có vị trí rất quan trọng trong sản xuất và là một trong những yêu cầu khách quan của sản xuất dưới bất cứ nền sản xuất nào. Kỹ thuật an toàn được hiểu là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Kỹ thuật an toàn là một hệ thống các phương tiện kỹ thuật và các thao tác làm việc nhằm bảo đảm cho người lao động tránh khỏi chấn thương.
- Phương tiện kỹ thuật bao gồm máy móc, thiết bị, bộ phận, chi tiết trang bị, dụng cụ Chấn thương gây ra tai nạn, biểu hiện cụ thể là vết thương hoặc sự hủy hoại cơ thể con người. Chấn thương có thể dẫn đến chết người, làm mất khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn. Phương tiện kỹ thuật và thao tác làm việc là hai yếu tố kỹ thuật an toàn, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại, đồng bộ mà thao tác làm việc không tuân thủ quy trình, quy phạm thì dễ gây sự cố, tai nạn. Ngược lại, nếu người lao động làm việc theo trình tự, quy trình, quy phạm mà phương tiện kỹ thuật cũ, lạc hậu, thiếu đồng bộ cũng dễ xảy ra sự cố tai nạn. Vì vậy nếu trang bị phương tiện kỹ thuật phải đồng thời với việc thao tác theo quy trình. Được góc độ pháp lý, cần phải xây dựng nội quy, quy trình, các quy phạm an toàn và trong quá trình sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm này. Như vậy, an toàn, vệ sinh lao động là tình trạng, điều kiện lao động không gây ra sự nguy hiểm trong sản xuất. Từ góc độ luật học có thể hiểu, an toàn, vệ sinh lao động là một chế định pháp luật là tổng hợp những quy phạm của Nhà nước quy định các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và khắc phục những hậu quả của tai nạn lao động, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động Từ những vấn đề nêu trên, có thể hiểu: quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là sự tác động mang tính tổ chức và điều chỉnh của nhà nước (thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước) đến việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động nhằm bảo đảm điều kiện lao động không gây ra sự nguy hiểm cho người lao động trong sản xuất, chấn chỉnh trật tự, duy trì, hoạt động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động dựa trên cơ sở quyền lực của nhà nước bằng pháp luật.
- 1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động Có thể thấy quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là một bộ phận, một phần của quản lý nhà nước về lao động. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là việc nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động an toàn, vệ sinh lao động thông qua việc nhà nước lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, ban hành các văn bản pháp luật, đầu tư, tự nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất, trang thiết bị an toàn, vệ sinh lao động. Theo Điều 180 Bộ luật lao động - Quản lý nhà nước về lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: 1. Nắm cung cầu và sự biến động cung cầu lao động làm cơ sở để quyết định chính sách quốc gia, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội; 2. Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động; 3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia về việc làm, di dân xây dựng các vùng kinh tế mới, đưa người đi làm việc ở nước ngoài; 4. Quyết định các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chính sách khác về lao động và xã hội; về xây dựng mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp; 5. Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động; 6. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động và xử lý các vi phạm pháp luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này;
- 7. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực lao động. Quyền quản lý nhà nước về lao động thực chất là sự thể hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực lao động nhằm bảo vệ tốt nhất cho các chủ thể tham gia quan hệ lao động. Nhà nước phải thực hiện bổn phận đảm bảo gìn giữ, bảo vệ, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực. Bởi lẽ, nhân lực là yếu tố không thể thiếu để thực hiện các hoạt động lao động - hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Nhà nước phải có trách nhiệm lớn nhất trong việc tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có việc sử dụng lao động trong các doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động khác. Về phương diện kinh tế - xã hội, việc quản lý lao động của Nhà nước có vai trò đặc biệt trong việc quản lý nguồn nhân lực quốc gia, khắc phục những khía cạnh tiêu cực của lao động, làm cho các quan hệ lao động, quá trình lao động trở nên có tổ chức và có hiệu quả hơn. Về phương diện pháp lý, Nhà nước là chủ thể có quyền lực pháp lý lớn nhất, có quyền ban hành và thực thi pháp luật, áp dụng các trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật. Như vậy, cơ sở của việc thiết lập quyền quản lý lao động của Nhà nước trước hết xuất phát từ vị trí, vai trò của Nhà nước trong xã hội, đó là thiết lập, củng cố và duy trì trật tự xã hội trên thị trường lao động, bảo đảm việc bảo vệ liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức - những người lao động trong xã hội - thông qua quyền quản lý nguồn nhân lực và quản lý lao động bằng pháp luật để có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực, phát triển đa dạng các hình thức sử dụng lao động và giới thiệu việc làm thông qua hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lao động các cấp; khuyến khích việc quản lý lao động dân chủ, công bằng, văn minh trong doanh nghiệp và mọi biện pháp, kể cả việc trích thưởng từ lợi nhuận của doanh nghiệp, làm cho người lao động quan tâm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý lao động, sản