Luận văn Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam

pdf 132 trang vuhoa 25/08/2022 8060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_hop_dong_cho_thue_bac_cau_o_viet_nam.pdf

Nội dung text: Luận văn Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THÚY QUỲNH Ph¸p luËt vÒ hîp ®ång cho thuª b¾c cÇu ë ViÖt Nam LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THÚY QUỲNH Ph¸p luËt vÒ hîp ®ång cho thuª b¾c cÇu ë ViÖt Nam Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ HUY CƢƠNG HÀ NỘI - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thúy Quỳnh
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG CHO THUÊ BẮC CẦU 6 1.1. Một số vấn đề lý luận về hợp đồng cho thuê bắc cầu 6 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động cho thuê bắc cầu 6 1.1.2. Thuê bắc cầu trong cấu trúc cho thuê tài chính 11 1.1.3. Khái quát về quy trình cho thuê bắc cầu 16 1.1.4. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng cho thuê bắc cầu 21 1.2. Phân biệt cho thuê bắc cầu và cho thuê hợp vốn 27 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHO THUÊ BẮC CẦU Ở VIỆT NAM 32 2.1. Tổng quan pháp luật điều chỉnh Hợp đồng cho thuê bắc cầu 32 2.1.1. Khái quát các quy định của pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu 33 2.1.2. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam 35 2.1.3. Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng cho thuê bắc cầu 37 2.1.4. Về chủ thể hợp đồng cho thuê bắc cầu 41 2.2. Giao kết hợp đồng cho thuê bắc cầu 52 2.2.1. Đề nghị giao kết hợp đồng cho thuê bắc cầu 52 2.2.2. Trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng cho thuê bắc cầu 55 2.3. Nội dung của hợp đồng cho thuê bắc cầu 58 2.3.1. Điều khoản thương mại 58 2.3.2. Điều khoản kỹ thuật 63 2.3.3. Các điều khoản pháp lý 64 2.4. Các quy định về thực hiện hợp đồng cho thuê bắc cầu 68
  5. 2.4.1. Hiệu lực của hợp đồng cho thuê bắc cầu 68 2.4.2. Xử lý hợp đồng cho thuê bắc cầu chấm dứt trước hạn 72 2.4.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho thuê bắc cầu 75 2.4.4. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cho thuê bắc cầu 78 2.5. Vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho thuê bắc cầu 80 2.5.1. Các tranh chấp phát sinh từ quá trình thực hiện hợp đồng cho thuê bắc cầu 81 2.5.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp từ hợp đồng cho thuê bắc cầu 82 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHO THUÊ BẮC CẦU Ở VIỆT NAM 87 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu 87 3.1.1. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam hiện nay 89 3.1.2. Cơ hội phát triển hoạt động cho thuê bắc cầu ở Việt Nam và yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh 95 3.1.3. Một số nguyên tắc cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu 100 3.2. Một số định hƣớng cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định này 102 3.2.1. Mở rộng đối tượng của hợp đồng cho thuê cho thuê bắc cầu 102 3.2.2. Quy định về giới hạn cho phép giao dịch trong hợp đồng cho thuê bắc cầu 104 3.2.3. Xây dựng mẫu hợp đồng cho thuê bắc cầu 105 3.2.4. Một số giải pháp cụ thể khác nhằm áp dụng hiệu quả các quy định của pháp luật trong đàm phán, ký kết hợp đồng cho thuê bắc cầu 106 3.3. Hoàn thiện các quy định về chính sách thuế áp dụng đối với hợp đồng cho thuê bắc cầu 111 KẾT LUẬN 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt BLDS 2005 Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2005 CTTC Cho thuê tài chính MMTB Máy móc thiết bị Nghị định 39/2014/NĐ-CP ngày 07/05 về hoạt động Nghị định 39/2014/NĐ-CP của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ở Việt Nam, hoạt động CTTC chỉ mới xuất hiện sau những năm thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế (1995). Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhu cầu về vốn đầu tư, đổi mới máy móc trang thiết bị, dây chuyền công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh là khá lớn. Sự ra đời của các công ty CTTC đã đóng góp một phần quan trọng trong việc cung ứng vốn sản xuất cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp trong thời kỳ đó. Nguồn vốn đầu tư thông qua các hợp đồng CTTC góp phần gián tiếp đẩy nhanh quá trình đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, dần bắt nhịp với nền công nghiệp hiện đại – tự động hóa của thế giới. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn, việc tiếp cận vốn thông qua các hợp đồng cho thuê bắc cầu (Leveraged Lease) – một hình thức tài trợ vốn trung, dài hạn là một kênh hữu hiệu nhằm giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ đổi mới. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra mục tiêu: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI – Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”. Ngoài ra, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX còn khẳng định: “Phát triển thị trường vốn và tiền tệ, nhất là thị trường vốn trung và dài hạn, thu hút các nguồn vốn bên ngoài, đa dạng hóa các công cụ và hình thức tổ chức tài chính, tiền tệ phi Ngân hàng và các quỹ đầu tư nhằm động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội [20, tr.192-194]. Nhờ đó, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước đạt được sự tăng trưởng ổn định, quan hệ kinh tế giữa các lĩnh vực và với các quốc gia khác ngày càng được mở rộng và phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội từng bước được cải thiện và ngày càng được nâng cao. 1
  8. Sau khi được hình thành và gia nhập thị trường kinh tế ở Việt Nam, hoạt động CTTC đã thực sự mang lại nhiều hiệu quả thiết thực về đẩy mạnh đổi mới trình độ khoa học kỹ thuật, mở rộng cơ hội sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Suốt một thời gian dài từ năm 1995 đến hết năm 2013, các quy định của pháp luật liên quan đến CTTC chỉ được đề cập và được điều chỉnh trực tiếp bởi Luật các TCTD Luật số 47/2010/QH12, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC, Nghị định số 65/2005/ NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ và Nghị định 95/2008/ NĐ-CP ngày 25/08/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 16/2001/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản nói trên. Đến năm 2014, hoạt động CTTC đã quy định ở các văn bản trên được sửa đổi tại Nghị định 39/2014/NĐ-CP ngày 07/05/2014 của Chính phủ về hoạt động của công ty tài chính và công ty CTTC. Do thực trạng không có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đồng bộ, chưa có một hành lang pháp lý vững chắc, các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp có giá trị pháp lý không cao, thiếu linh hoạt nên hoạt động CTTC chưa phát triển tương xứng với vai trò, tầm vóc và gặp không ít khó khăn. Thêm vào đó, cơ sở pháp lý cho việc giao kết các Hợp đồng CTTC chỉ được điều chỉnh bằng các văn bản khung như: BLDS (năm 1995 và năm 2005), Luật Thương mại năm 2005 trong khi đó còn tồn tại rất nhiều các quy định không còn phù hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế. Một số các văn bản pháp luật trên chưa có các quy định cụ thể về việc giao kết, thực hiện, giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng CTTC, nhất là loại hợp đồng cho thuê bắc cầu – là hình thức thuê thường được sử dụng đối với những dự án đầu tư lớn hoặc có nhiều rủi ro có thể xảy ra từ phía người thuê đã làm chậm lại sự phát triển của thị trường CTTC và phần nào làm mất đi cơ hội được khai thác nhiều loại tài sản có giá trị lớn mà các nền kinh tế khác trên thế giới đang thực hiện. Xuất phát từ những vướng mắc và bất cập kể trên, nền kinh tế Việt Nam hiện nay đòi hỏi cần phải có một hệ thống cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, thống nhất có tính đồng bộ và có hiệu lực điều chỉnh cao nhất để đảm bảo thực thi và thúc đẩy thị trường CTTC phát triển. Việc xây dựng và hoàn 2
  9. thiện khung pháp lý về hợp đồng CTTC, nhất là cho thuê bắc cầu là một tất yếu khách quan để thúc đẩy hoạt động CTTC phát triển an toàn đạt hiệu quả cao và theo kịp xu hướng phát triển kinh tế hiện đại hóa, tự động hóa trên toàn cầu. Xuất phát từ những yêu cầu của lý luận và thực tiễn, tác giả luận văn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam” để làm để tài luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Ở Việt Nam đã có một số công trình khoa học, bài viết nghiên cứu, tìm hiểu cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động CTTC như: Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Doãn Hồng Nhung (2006) về "Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam", Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Lê Hoàng Oanh (1998) về "Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động thuê mua tài chính ở Việt Nam", Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Lê Thị Thảo (2002) về "Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam", Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Đinh Bá Tuấn (2006) về "Pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam", Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Đỗ Anh Tuấn (2008) về “Hợp đồng thuê khai thác tàu bay trong lĩnh vực hàng không dân dụng tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Huỳnh Ngọc Nghiêm (2011) về “Pháp luật về thành lập và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Tống Thiện Phước (2006) về "Giải pháp phát triển thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam trong quá trình hội nhập tài chính, tiền tệ quốc tế", Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Bùi Hồng Đới (2003) về "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam"; Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Hoàng Thị Thanh Hằng (2013) về “Năng lực cạnh tranh của các công thuê tài chính thành phố Hồ Chí Minh”; cùng một số bài viết như: "Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính" của tác giả Hoàng Ngọc Tiến (2004), "Pháp luật về cho thuê tài chính - một số vấn đề cần hoàn thiện" của ThS. Trần Vũ Hải, “Nghị định 39/2014/NĐ-CP: Đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính – tiền tệ” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc. Từ những thống kê trên cho thấy, các quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp đến loại hình 3
  10. cho thuê bắc cầu và hợp đồng cho thuê bắc cầu còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế. Một số các văn bản pháp lý hiện hành chỉ đang điều chỉnh một phần về hoạt động CTTC mà chưa có quy định pháp luật điều chỉnh, chuyên sâu về cho thuê bắc cầu. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu luật học đáng kể nào về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở các cấp độ khác nhau. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Về tổng quát, đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm mục đích: Hệ thống hóa những kiến thức pháp lý về hợp đồng CTTC hiện hành và phân tích một số vấn đề lý luận trọng yếu của hợp đồng cho thuê bắc cầu; tìm hiểu và đánh giá thực tiễn hoạt động CTTC thông qua hợp đồng cho thuê bắc cầu, chỉ ra những bất cập và đề xuất các giải pháp cho việc thực thi và hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu. Với các nhiệm vụ cụ thể, đề tài cần (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho thuê bắc cầu. (2) Tìm hiểu, phân tích những quy định của pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu còn chưa thống nhất và thiếu các quy định chi tiết. (3) Lập luận, trình bày một số kỹ năng thực tiễn về giao kết và thực hiện hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam hiện nay và (4) Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu, tạo tiền đề cho hoạt động cho thuê bắc cầu ở Việt Nam phát triển. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai trình bày luận văn của mình, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: Phân tích, thống kê, điều tra – đánh giá - hệ thống hóa, tổng hợp và đặc biệt là phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ sự khác biệt giữa Hợp đồng thuê bắc cầu với các hợp đồng CTTC khác, cũng như đánh giá mức độ tương thích của các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng cho thuê bắc cầu với các quy định của pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài là là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 4
  11. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu thành 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng cho thuê bắc cầu Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam Chƣơng 3: Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu 5
  12. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG CHO THUÊ BẮC CẦU 1.1 . Một số vấn đề lý luận về hợp đồng cho thuê bắc cầu 1.1.1 . Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động cho thuê bắc cầu Cho thuê bắc cầu (Leveraged Lease) là một trong bốn hình thức cơ bản của hoạt động CTTC, mà hoạt động CTTC đã trở thành ngành công nghiệp, đạt trình độ phát triển bậc cao của hoạt động cho thuê tài sản trong tiến trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội của nhân loại. Hoạt động cho thuê tài sản xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại, đã xuất hiện từ khoảng 2000 năm trước Công nguyên với việc người Sumerian tiến hành các giao dịch cho thuê gồm: các công cụ sản xuất nông nghiệp, súc vật kéo, quyền sử dụng nước, ruộng đất nhà cửa. Khoảng từ 400 trước Công nguyên, tại Nuppur - Babylon, gia đình Murashu đã tiến thiết lập ra một ngân hàng và nhà cho thuê nổi tiếng, đánh dấu sự ra đời chính thức của hoạt động CTTC trên thế giới. Tuy nhiên các giao dịch cho thuê thời cổ đại chủ yếu thuộc hình thức thuê mua kiểu truyền thống giản đơn mà ngày nay chúng ta gọi là cho thuê vận hành hoặc thuê khai thác (Traditional Lease) [6, tr.10]. Với mục đích đáp ứng được nhu cầu về vốn trong trung và dài hạn, loại hình CTTC bắt đầu xuất hiện và phát triển ở Hoa Kỳ từ thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai của thế kỷ 20. Hoạt động CTTC hiện đại được khởi sự bởi Công ty United States Leasing Corporation (Hoa Kỳ) vào năm 1952 với tên gọi là thuê tài chính (Finance Lease ), bắt đầu bằng hình thức thực hiện các nghiệp vụ tín dụng thuê mua. Tại Mỹ, quốc gia mà hình thức CTTC hiện đại lần đầu tiên xuất hiện và phát triển mạnh mẽ nhất, người ta cho thuê tài sản gồm nhiều chủng loại khác nhau như: phương tiện vận tải gồm máy bay, xe hơi, xe tải, tàu hoả và tàu thuỷ đến những thiết bị có giá trị nhỏ như các thiết bị văn phòng, máy vi tính, máy photocopy, Nhưng loại tài sản được đầu tư để cho thuê phổ biến nhất tại quốc gia này là máy bay, được biết 6
  13. đến là lĩnh vực kinh doanh chính của các hãng là AirFrance, General Electric Capital Aviation Service và International Lease Finance Corporation. Sau đó, loại hình kinh doanh CTTC nhanh chóng lan rộng sang các nước ở Châu Âu, chính thức được ghi nhận trong Luật thuê mua của Pháp vào năm 1960 với tên gọi là “Cridit Bail”. Hoạt động CTTC này sau khi hình thành và xác lập đã phát triển mạnh mẽ tại Đức, Anh, Pháp, Thụy Điển và chính thức xuất hiện dưới hình thức Hợp đồng thuê mua ở Anh từ những năm 1960. Tín dụng thuê mua cũng phát triển ở châu Á và nhiều khu vực khác trên thế giới từ đầu thập kỷ 70 (như Nhật Bản, Úc). Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho hoạt động CTTC chỉ được hai quốc gia là Hàn Quốc và Philippines ghi nhận và ban hành thành Luật Leasing, các quốc gia khác tuy có sự xuất hiện của mô hình kinh doanh phức hợp này nhưng chỉ được điều chỉnh bởi các ngành luật khác như Luật thương mại, Luật đầu tư . Sang đầu thế kỷ 21, hoạt động CTTC đã xuất hiện, phát triển và ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động ở trên 80 quốc gia trên thế giới. Những thông tin sau đây về lịch sử hoạt động CTTC và cho thuê bắc cầu sẽ làm rõ hơn những thành tựu nổi bật mà loại hình tín dụng này mang đến cho nền kinh tế trên toàn cầu. Hoạt động CTTC ở Hoa Kỳ: Từ khi bắt đầu xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ 19, do có sự năng động và có kế hoạch kinh doanh mang tầm chiến lược dài hạn, hiệu quả nên các thương nhân ở Hoa Kỳ đã biết kế thừa và phát huy các giá trị từ các hoạt động cho thuê tài sản truyền thống sẵn có. Do có sự tác động của nền nền kinh tế hàng hóa cùng với thành tựu khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ thì số lượng và chủng loại tài sản cho thuê có sự gia tăng đáng kể về số lượng và phong phú hơn về chủng loại, hoạt động cho thuê tài sản thực sự trở thành một ngành công nghiệp với tốc độ phát triển mạnh mẽ và ngày càng ổn định trong nhiều năm sau đó. Sang đến thế kỷ 20, xuất phát điểm có một nền kinh tế phát triển tốc độ cao, các thành tựu về khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc thì các nhà sản xuất của Hoa Kỳ luôn có nhu cầu và khả năng mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực tài trợ, cung ứng chính sản phẩm mà họ đã sản xuất dần dần hình thành nên hoạt động tín dụng trả dần. Ở thời kỳ này, các nhà sản xuất đều có kế hoạch và mục tiêu cho việc thúc 7
  14. đẩy tiêu thụ có hiệu quả hơn các sản phẩm do họ sản xuất ra. Họ bắt đầu lên kế hoạch về việc cung cấp các loại MMTB đã xác lập được đơn đặt hàng cùng với lộ trình chi trả khoản tài trợ hợp lý để khách hàng của họ có thể được sử dụng tài sản đó vào chu trình sản xuất kinh doanh. Trong khoảng thời gian từ sau thế chiến thứ hai, hoạt động tài trợ vốn cho người thuê thông qua chính người bán hoặc nhà sản xuất đã chính thức phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thêm vào đó, người sản xuất luôn luôn muốn bảo mật về công nghệ sản xuất hoặc các thành tựu về khoa học công nghệ của mình, nên họ luôn xem xét việc cho thuê (trái ngược với các hợp đồng mua bán đơn thuần) là cách thức giữ gìn bí mật kinh doanh của chính họ. Đến những năm 50 của thế kỷ này, giao dịch thuê mua đó có những bước nhảy vọt, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, nghiệp vụ tín dụng thuê mua hay còn gọi là thuê tài chính được sáng tạo ra vào năm 1952. Về phương diện tài sản thuê, cùng với cách lĩnh vực kinh doanh khác thì các giao dịch thuê phương tiện giao thông vận tải bắt đầu phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực cho thuê máy bay dân dụng. Tính đến giữa thập kỷ 90 thế kỷ 20, có khoản ½ số lượng xe hơi mới được tiêu thụ bằng con đường CTTC. Ngày nay, có đến hơn 30% tổng số thiết bị trong các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ đều xuất phát từ các hợp đồng thuê tài chính. Hoạt động CTTC đã thực sự phát triển thành một ngành công nghiệp có thành tựu quan trọng và có một câu nói nổi tiếng của Paul Getty – một trong các nhà tỷ phú đầu tiên trên thế giới là “Cái gì tăng giá thì hãy mua – cái gì sẽ mất giá thì hãy thuê”. Từ thực tế các chủ thể cho thuê luôn phải đảm bảo tính an toàn cao trong hoạt động đầu tư vốn vào các tài sản thuê, thêm vào đó trên thị trường luôn thường trực một lực lượng có tiềm lực tài chính lớn là các NHTM hay các định chế tài chính sẵn sàng tham gia vào các giao dịch CTTC. Hoạt động cho thuê dần dần phát triển lên thành các hợp đồng cho thuê mang tính bắc cầu chính thức ra đời sau khi xuất hiện các công ty cho thuê độc lập. Hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Hoa Kỳ được ghi nhận và thực thi nhiều nhất ở hai hình thức: Hợp đồng thuê mua đơn thuần (Non Leverage Lease) và Hợp đồng thuê mua sử dụng kỹ thuật đòn bẩy (Leverage 8
  15. Lease). Việc các bên lựa chọn áp dụng hợp đồng cho thuê bắc cầu góp phần làm cho ngành công nghiệp CTTC ở Hoa Kỳ luôn có bước tiến dài tiến trình phát triển cả ở nội địa và vươn tầm quốc tế với sự tăng trưởng ấn tượng về thị phần hàng năm [Xem thêm Phụ lục 3] và [77, tr.5]. Tại Vương Quốc Anh: Trong lịch sử chế định hợp đồng CTTC tại Vương quốc Anh bắt đầu hình thành từ năm 1284, ở Xứ Wales – một phần thuộc Liên Hiệp Anh và Bắc Ailen có một đạo luật ra đời cho phép các thương nhân được thực hiện các giao dịch về thuê động sản. Đến đầu thế kỷ 19, nhu cầu sử dụng thiết bị trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp nặng bắt đầu gia tăng, cùng với nó là nhu cầu về MMTB trong ngành vận tải (hỏa xa) là rất lớn. Do đó hoạt động cho thuê tài sản phát triển mạnh, bằng chứng là có sự xuất hiện của các công ty cho thuê thiết bị hỏa xa chuyên nghiệp và nhanh chóng lan rộng ra các ngành nghề, lĩnh vực khác. Cùng với sự hình thành và phát triển của hình thức CTTC truyền thống, tại Anh, ngay từ khi xuất hiện thì trong cấu trúc Hợp đồng cho thuê bắc cầu (U.S Leveraged Lease) thường có sự tham gia của một bên đại diện để dàn xếp các giao dịch, gọi là các “Indenture Trustee”. Quy trình giao kết hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Anh thường bắt đầu từ việc bên cho thuê thông qua các Indenture Trustee kế hợp với bên thuê cùng tiến hành thương lượng, dàn xếp các hợp đồng mua bán tài sản cho thuê, và theo quy định của pháp luật Anh, bên cho thuê cũng chỉ cần đảm bảo có khoản đầu tư tương đương 20% tổng giá trị tài sản thuê để bắt đầu giao dịch cho thuê bắc cầu. Tại Nhật Bản: Hoạt động CTTC xuất hiện tại Nhật Bản từ những năm 1960, hoạt động cho thuê tài chính xuất hiện trong mạng lưới kinh doanh của các ngân hàng, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp sản xuất . Đến năm năm 1981, Nhật Bản có 105 doanh nghiệp hoạt động trọng lĩnh vực này và hiện nay, có khoảng hơn 300 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Tương tự như các hình thức của hợp đồng CTTC ở Hoa Kỳ, tại Nhật Bản, hình thức thuê (Leasing) phổ biến nhất trong nền kinh tế của họ thường có hai loại cơ bản: (1) Thuê tiêu dùng (Operating Lease) hay còn gọi là thuê vận hành và (2) 9
  16. thuê tài chính (Financial Leasing), còn gọi theo một số cách thức chuyển ngữ là “thuê để mua lại”, trong các văn bản pháp lý của Ngân hàng trung ương gọi tên hình thức thuê này là “hoạt động tín dụng trung và dài hạn”. Về hình thức pháp lý, ở Nhật Bản ghi nhận và phát triển cả hai hình thức cho thuê bắc cầu theo Hợp đồng thuê mua đơn thuần và Hợp đồng thuê mua sử dụng kỹ thuật đòn bẩy nợ (Janpanese Leveraged Lease, thường được viết tắt là JLL). Trong cả hai cấu trúc cho thuê bắc cầu của Nhật Bản, luôn luôn phải đảm bảo có hai hợp đồng để các bên ký kết và thực hiện gồm: Hợp đồng CTTC (hợp đồng thứ nhất) và hợp đồng tài trợ vốn (hợp đồng thứ hai). Trong hợp đồng thuê mua đơn thuần, có sự xuất hiện của nhóm các chủ thể gồm bên cho thuê, bên đi thuê, nhà sản xuất và lắp ráp bảo trì MMTB là tài sản thuê. Ở hợp đồng thuê mua sử dụng kỹ thuật đòn bẩy, gồm các bên là một NHTM hoặc nhóm người cho vay và nhà bảo lãnh của bên thuê. Thời hạn cho thuê theo các hợp đồng JLL được xác định là khoảng 120% trên tổng số vòng khấu hao của tài sản, MMTB. Cấu trúc của một hợp đồng JLL bao gồm thành tố nợ tài trợ vốn không vượt quá 80% và phần vốn tự có của bên được tài trợ không được thấp dưới 20% tổng giá trị tài sản cho thuê [Xem thêm Phụ lục 4]. Tại Châu Á, do có một số nền kinh tế mới nổi phát triển rất năng động và mạnh mẽ góp phần tạo nên doanh thu từ hoạt động CTTC trên toàn thế giới ngày càng có nhiều dấu hiện khả thi, nổi bật là ở các thị trường đạt doanh thu trung bình hàng năm của ngành ở Hàn Quốc là 17 tỷ USD, ở Thái Lan khoảng 2 tỷ USD Sau một thời gian dài phát triển thành ngành công nghiệp thuê mua, tổng sản lượng của ngành có giá trị trao đổi khoảng 350 tỷ USD vào năm 1994, ngày nay, tổng doanh thu hàng năm của ngành công nghiệp CTTC trên thế giới ước đạt trên 500 tỷ USD, với đà tăng trưởng ở tốc độ trung bình 7%/năm. Hiện nay ở Mỹ, ngành thuê mua thiết bị chiếm khoảng 25-30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm. Nguyên nhân chính thúc đẩy các hoạt động CTTC phát triển nhanh là do bản chất của hoạt động này thể hiện là hình thức tài trợ vốn trong trung và dài hạn có tính chất an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả cho các bên tham gia giao dịch. Như vậy, xét về mặt lý thuyết thì CTTC là một loại hình cấp vốn khá phổ biến trên thế 10
  17. giới hiện đại và có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các hình thức cấp vốn khác cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoạt động CTTC giúp các doanh nghiệp này thỏa mãn nhu cầu về tài chính để tiến hành các kế hoạch sản xuất kinh doanh kịp thời, hiện đại hóa sản xuất và bắt nhịp với tốc độ phát triển của nền khoa học công nghệ mới. Trong quá trình phát triển, khi thực hiện các giao dịch CTTC có giá trị cao hoặc tài sản cho thuê là các máy móc thiết bị tân tiến lần đầu xuất hiện ở thị trường, đặc biệt là ở các tập đoàn tài chính đa quốc gia, khi bên cho thuê không có khả năng hoặc không muốn tài trợ toàn bộ vốn cho người thuê thì sẽ huy động thêm nguồn vốn của bên cho thuê khác hoặc từ các NHTM. Lúc này, loại hình cho thuê bắc cầu chính thức ra đời và ngày càng phổ biến trong các giao dịch CTTC quan trọng, giá trị thương mại lớn. Trong ngành công nghiệp máy bay, hoạt động cho thuê ướt tàu bay (aircraft) theo điều kiện ACMI rất phổ biến và ngày càng đạt được tỷ trọng tăng trưởng cao. 1.1.2 . Thuê bắc cầu trong cấu trúc cho thuê tài chính CTTC là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê MMTB, phương tiện vận tải – vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua tài sản cho thuê theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê tài sản được quyền khai thác, vận hành, sử dụng tài sản thuê và phải thanh toán tiền thuê, tiền lãi (nếu có) trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản đã thuê hoặc tiếp tục gia hạn thời hạn thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong các hợp đồng CTTC. Tổng số tiền thuê một loại tài sản được quy định tại hợp đồng, nhưng phải thỏa mãn điều kiện ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Xét về góc độ kinh tế, CTTC là một hoạt động tín dụng trung – dài hạn, bản chất bên cho thuê là đơn vị cấp vốn, bên thuê là người vay vốn. Người cho thuê là chủ sở hữu về mặt pháp lý của tài sản nhưng họ không trực tiếp sử dụng và khai thác tài sản bởi quyền lợi đó thuộc về người đi thuê. Bên đi thuê là 11
  18. chủ sở hữu về mặt kinh tế của tài sản thể hiện ở quyền được phản ánh giá trị tài sản cố định thuê tài chính trong Bảng tổng kết tài sản. Về mặt pháp lý, CTTC nêu ra các quan hệ cơ bản trong giao dịch để làm cơ sở ràng buộc nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch CTTC trên cơ sở hợp đồng. Nội dung cơ bản nhất của hợp đồng CTTC là chuyển giao gần như tất cả rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu từ bên cho thuê sang bên thuê, mặc dù tài sản cho thuê từ khi hình thành cho đến mọi thời điểm của giao dịch hợp đồng CTTC đều vẫn thuộc quyền sở hữu của người cho thuê. Bên thuê tài chính chỉ có quyền sử dụng tài sản mà không được sử dụng bất kỳ quyền gì trong việc định đoạt tài sản thuê tài chính. Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, chỉ cần bên cho thuê chứng minh được bên thuê đã vi phạm một trong các nghĩa vụ đã quy ước thì có thể thu hồi tài sản CTTC ngay lập tức với cương vị là chủ sở hữu đối với tài sản cho thuê. Từ các phân tích trên, định nghĩa CTTC được quy định tại Nghị định 34/2014/NĐ-CP ngày 07/05/2014 ghi rằng: Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính. Bên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính [15, Điều 3]. Từ định nghĩa trên, hoạt động CTTC được nhận diện bởi các đặc trưng cơ bản mà thiếu một trong các đặc điểm này sẽ không cấu thành hoạt động CTTC, bao gồm: i. Hoạt động cho thuê tài chính là hoạt động không thể hủy ngang: người thuê vẫn phải trả tiền thuê kể cả trong trường hợp đã từ bỏ hoặc không sử dụng tài sản thuê. Hợp đồng cho thuê tài chính có tính ràng buộc chặt chẽ buộc bên thuê phải trả tiền thuê theo định kỳ trong thời hạn thuê cơ bản. ii. Tiền thuê được tính nhằm đảm bảo khoản chi trả khoản đầu tư gốc mà 12
  19. người cho thuê đã đầu tư tạo lập tài sản cộng với khoản lãi (mức thu nhập) đã được xác định trước. iii. Trong thời gian thực hiện hợp đồng CTTC, mọi rủi ro đối với tài sản thuê do bên thuê gánh chịu và khắc phục hậu quả. Bên thuê phải thực hiện nghĩa vụ bảo trì tài sản mặc dù quyền sở hữu vẫn thuộc bên cho thuê. iv. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng CTTC, bên thuê có thể được mua lại quyền sở hữu tài sản cho thuê với giá hợp lý hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên đã dự liệu trước trong hợp đồng. Ngoài ra, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại. v. Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian hữu dụng của tài sản cho thuê đó. Thông thường, thời hạn của hợp đồng CTTC được ấn định bằng tổng thời gian hao mòn tự nhiên của tài sản. vi. Tổng số tiền cho thuê một tài sản quy định tại hợp đồng CTTC ít nhất bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. vii. Giá trị tài sản thuê tài chính được hạch toán vào Bảng tổng kết tài sản của bên thuê. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động CTTC, có ý nghĩa then chốt khi phân biệt với các loại thuê tài sản khác [Xem Phụ lục 1]. Hiện nay, tùy thuộc vào cách thức nhận biết hoặc nhằm khái quát chung cho các giao dịch mà xuất hiện nhiều tiêu chí phân loại các hình thức CTTC. Tuy nhiên, phân chia theo tính chất giao dịch là một tiêu chí phân chia rất khoa học. Dựa trên tiêu chí này, hình thức CTTC được phân chia thành các hình thức cơ bản, bao gồm: (1) Thuê tài chính trực tiếp (Direct Finacing Lease), (2) Thuê liên kết (Syndicated Lease), (3) Thuê bắc cầu hay còn gọi là Thuê đòn bẩy (Leveraged Lease), (4) Bán và cho thuê lại (Sale and Leaseback Lease). + Hình thức cho thuê trực tiếp (Direct Finacing Lease) Đây là hình thức CTTC mà bên cho thuê sử dụng chính các loại tài sản của họ sẵn có (đang sở hữu) trực tiếp để cho thuê. Bên cho thuê có thể là các hãng sản xuất ra tài sản thuê, do không muốn chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ, 13