Luận văn Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 88 trang vuhoa 24/08/2022 9440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_ho_tro_phap_ly_cho_doanh_nghiep_theo_phap_luat_viet.pdf

Nội dung text: Luận văn Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Nguyễn Thành Công HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, năm 2018
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Nguyễn Thành Công HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THỊ BÍCH THỌ Hà Nội, năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các trích dẫn trong luận văn dựa trên số liệu bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thành Công
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP 10 1.1. Một số khái niệm 10 1.1.1.Khái niệm doanh nghiệp 10 1.1.2. Pháp luật về doanh nghiệp và kinh doanh, thương mại 12 1.1.3. Khái niệm hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp 15 1.1.4. Phân biệt hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với trợ giúp pháp lý và hoạt động tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư 18 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 211 1.2.1. Thực trạng, ý nghĩa của việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp 21 1.2.2. Nguyên nhân ý thức pháp luật của doanh nghiệp còn hạn chế 22 1.2.3. Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp 24 1.3. Nội dung Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 28 1.4. Mục tiêu của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 30 1.5. Các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 311 1.5.1. Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp. 31 1.5.2. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp 31 1.5.3. Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp 32 1.5.4. Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp 32 1.6. Pháp luật Việt Nam hiện hành về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 33 Chương 2: HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 36 2.1. Tổng quan kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh 36 2.2. Mục tiêu của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh 37 2.2.1. Mục tiêu tổng quát 377 2.2.2. Mục tiêu cụ thể 38
  5. 2.3. Nội dung Chương trình 39 2.4. Giải pháp thực hiện Chương trình 41 2.5. Thực tiễn triển khai Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 43 2.5.1. Cung cấp thông tin pháp lý cho doanh nghiệp 46 2.5.2. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp 500 2.5.3. Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp 533 2.5.4. Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp 577 2.5.5. Công tác tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 59 2.6. Nhận xét chung về kết quả thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua 60 2.6.1. Về các hoạt động thực tiễn của hoạt động hỗ trợ và mục tiêu của Chương trình 60 2.6.2. Về các giải pháp thực hiện Chương trình 63 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 655 3.1. Xu hướng và thách thức trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay 655 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 655 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ 677 3.3.1. Cung cấp thông tin pháp lý cho doanh nghiệp 677 3.3.2. Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng pháp lý cho doanh nghiệp 688 3.3.3. Giải đáp và tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp 688 3.4. Một số kiến nghị về công tác tổ chức thực hiện Chương trình 69 3.4.1. Cơ quan đầu mối của Chương trình 69 3.4.2. Xác định đối tượng hỗ trợ ưu tiên là các doanh nghiệp nhỏ và vừa 700 3.4.3. Chuyên môn hóa đội ngũ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 711 3.5. Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của doanh nghiệp 711 KẾT LUẬN 744
  6. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chương trình Chương trình Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo NĐ 66/2008/NĐ-CP NĐ 66/2008/NĐ-CP Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp NĐ Nghị định QĐ 1111/QĐ-UBND Quyết định 1111/QĐ-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Banh hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2015 QĐ Quyết định QĐ 585/QĐ-TTg Quyết định số 585/QĐ-TTg ngày 05/5/010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2014 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, kể từ khi xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, hệ thống doanh nghiệp đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Trước đây, các doanh nghiệp đều có vốn nhà nước, hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch, không đặt nặng mục tiêu hiệu quả kinh tế. Từ sau Đổi mới, doanh nghiệp trở thành chủ thể chính của nền kinh tế, là thành phần đóng góp chủ yếu cho tổng sản phẩm quốc gia (GDP). Ngày nay, doanh nghiệp là động lực chính cho sự phát triển kinh tế quốc gia: cung cấp hàng hóa, dịch vụ; tạo công ăn việc làm cho người lao động; góp phần cực kỳ quan trọng cho các mục tiêu lớn của đất nước: xóa đói giảm nghèo, phát triển khoa học – công nghệ, góp phần ổn định và làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội; doanh nghiệp cũng giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trong các mối quan hệ quốc tế. Với vai trò to lớn đó của doanh nghiệp, Đảng và nhà nước ta đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội và điều kiện tham gia thị trường và phát triển bền vững, trong đó có chính sách hỗ trợ về pháp lý cho doanh nghiệp. Thời gian gần đây, doanh nghiệp thành lập mới ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô vốn đăng ký. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế là: đa phần các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tư duy quản lý chưa thực sự phù hợp với một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường luôn đòi hỏi sự tuân thủ và vận dụng hiệu quả pháp luật trong nước và quốc tế (theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến 01/01/2017 cả nước có 518.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 1,9%, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tới 74%)[17]. Với quy mô nhỏ về vốn và hạn chế về nhân sự, đa phần các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc tìm hiểu và tuân thủ pháp luật trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Điều này dẫn đến nhiều lệ lụy, trong đó dễ thấy nhất là làm phát sinh nhiều rủi ro cho chính doanh nghiệp, mà không ít trường hợp việc khắc phục hậu quả là không thể. 1
  9. Mặt khác, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, các chính sách kinh tế cũng phải được thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Trong giao thương, đặc biệt với các đối tác nước ngoài, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy và một số thói quen, trong đó có việc cần phải nắm vững và vận dụng tốt các chích sách pháp luật trong nước và các điều ước, tập quán quốc tế, thay vì dựa trên các mối quan hệ và niềm tin cá nhân, giúp hạn chế những rủi ro vốn luôn tiềm ẩn. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần có sự trợ giúp, hỗ trợ từ nhiều phía, đặc biệt là từ các cơ quan quản lý nhà nước, cả ở trung ương và địa phương. Như vậy, việc triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế nước ta hiện nay. Trong khi đó, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cho đến nay là Nghị định 66/2008/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 5 năm 2008 (NĐ 66/2008/NĐ-CP), tức đã 10 năm kể từ ngày ban hành, một khoảng thời gian khá dài đối với một nền kinh tế đầy năng động và biến chuyển nhanh như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian đó, nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã được tổ chức thực hiện, từ các bộ, ngành trung ương cho đến các địa phương và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, không có một mẫu số chung nào cho thành công ở mọi giai đoạn, với mọi đối tượng, mọi địa bàn kinh tế. Thực tế nền kinh tế luôn vận động với nhiều diễn biến phức tạp và năng động, ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp ở mỗi giai đoạn là khác nhau, sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin cũng làm thay đổi cách thức tiếp cận thông tin pháp lý của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng cần phải có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với mỗi giai đoạn, mỗi địa bàn kinh tế, mỗi nhóm đối tượng khác nhau. Cũng trong khoảng thời gian kể từ khi Nghị định 66/2008/NĐ-CP được ban hành cho tới nay, nhiều đạo luật mới đã được ban hành thay thế các đạo luật không còn phù hợp, như Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015 thay thế Bộ luật Dân sự 2005, Luật Doanh nghiệp thông qua ngày 26 2
  10. tháng 11 năm 2014 thay thế Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014thay thế Luật Đầu tư 2005, Luật Đất đai thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013 thay thế Luật Đất đai 2003, Luật Nhà ở thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2014 thay thế Luật Nhà ở 2005, Luật Luật Kinh doanh Bất động sản thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2014 thay thế Luật Kinh doanh bất động sản 2006, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2017 Tinh thần chung của các đạo luật này là việc chuyển từ tư duy quản lý hành chính cứng nhắc sang tư duy phục vụ cho doanh nghiệp là chủ đạo. Đây là xu hướng tất yếu, thể hiện tư tưởng không ngừng tạo điều kiện cho doanh nghiệp ra đời và phát triển của Đảng và Nhà nước ta, tư duy “doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật không cấm” dần thay thế cho tư duy kiểu cũ “doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật cho phép” trước đây. Trong tình hình chung đó, việc nghiên cứu, đánh giá về mặt lý luận và thực tiễn về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong suốt thời gian qua để có cái nhìn tổng quát về Chương trình, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra những giải pháp hiệu quả trong thời gian tới là rất cần thiết. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế đa ngành, hội nhiều đặc điểm của kinh tế thị trường trong điều kiện hộ nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; đây cũng là địa phương triển khai thực hiện khá đồng bộ chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian qua. Xuất phát từ các vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn giải quyết được một số vấn đề sau đây: được nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp qua thực tiễn triển khai chương trình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để làm rõ những điểm tích cực và hạn chế của Chương trình, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện nội dung và phương thức hỗ trợ, nhằm phát huy tốt hơn nữa hiệu quả của chương trình trong thời gian tới. 3
  11. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam hiện nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về đề tài hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tiêu biểu như: - Đề tài cấp bộ của Viện Khoa học Pháp lý “Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ pháp lý đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và việc mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý trong điều kiện hội nhập quốc tế” – 2008, Bộ Tư pháp - chủ nhiệm đề tài: TS. Võ Am Hiểu; - Luận văn thạc sỹ Luật học “Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Trần Minh Sơn - Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội (2014); - Luận văn thạc sỹ Luật học “Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Phạm Anh Dũng, Viện Đại học mở Hà Nội, Hà Nội (2014); - Luận văn thạc sỹ Luật học “Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, của Phan Thị Thu Thủy - trường Đại học Luật Hà Nội (2012); Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã tập trung đi sâu phân tích một số khía cạnh về mặt lý luận và thực tiễn triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đồng thời đề xuất một số giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên, thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội và các quy định của pháp luật hiện nay có nhiều khác biệt so với thời điểm các công trình nghiên cứu này được thực hiện, đặc biệt là kể từ khi Bộ luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp 2015, Luật Đầu tư 2014 ra đời. Cùng với việc ban hành một số đạo luật mới như Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, trong đó lần đầu tiên nội dung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được luật hóa, và trong hoàn cảnh những năm gần đây Việt Nam ký kết và tham gia nhiều hiệp định thương mại quốc tế song phương và đa phương, đòi hỏi công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cần phải có những sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, nhằm phát huy được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: 4
  12. - Thực trạng hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp hiện nay và một số giải pháp - Luật gia Trần Vũ Hải đăng trên tạp chí điện tử Luật Tài chính – ngân hàng (2014); - Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2013 và định hướng hoạt động năm 2014 – Dương Đăng Huệ, tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2013); - Chế định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Việt Nam: Thực tiễn và đề xuất, kiến nghị - Trần Minh Sơn, đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư Pháp – 2017; - Nhu cầu, định hướng và giải pháp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới – đăng trên website Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 29/11/2017 của luật sư, Thạc sỹ Lê Anh Văn – Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; - Một số nội dung về hỗ trợ pháp lý cần hướng dẫn theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 - Nguyễn Thanh Hà, đăng trên website Tạp chí Dân chủ và Pháp luật ngày 29 tháng 11 năm 2017 và một số bài viết rải rác trên các báo, tạp chí khác. Các bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích một số khía cạnh, về một số hoạt động hỗ trợ hay tại một thời điểm nhất định, được đăng tải rải rác trên một số tạp chí, website, chưa mang tính hệ thống hóa cao. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu, bài viết nêu trên mới tập trung phân tích, đánh giá từ khía cạnh nhu cầu của doanh nghiệp mà chưa đánh giá đúng mức tác động của chương trình đến cơ quan quản lý nhà nước và việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp có sự chuyển biến căn bản và đi vào thực chất hơn. Theo tác giả đề tài, đây là hoạt động mang tính tác động qua lại giữa bên “cho” và bên “nhận”, Chương trình không chỉ tác động đến doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong việc phát huy vai trò quản lý, hướng dẫn của các cơ quản quản lý ngành và địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước theo hướng phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Chính vì thế, để có một cái nhìn toàn diện về chương trình hỗ trợ 5
  13. pháp lý cho doanh nghiệp, tác giả thấy rằng việc nghiên cứu đề tài này là thực sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn thiết thực. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. - Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, từ đó nhận diện những điểm phù hợp và những nội dung còn bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. - Đánh giá thực tiễn công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để làm rõ nhu cầu của doanh nghiệp và sự cần thiết phải triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp từ phía nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Phân tích một số nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp qua thực tiễn tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó nhận định những nội dung phù hợp và những điểm còn bất cập trong các quy định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay và định hướng trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở lý luận và nhu cầu thực tiễn về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. 6
  14. - Chính sách pháp luật, các nội dung, hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. - Thực trạng công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và thực tiễn triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn không nghiên cứu quy định của pháp luật và các hoạt động tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận của các tổ chức, cá nhân hành nghề luật sư; không nghiên cứu các quy định của pháp luật và công tác trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý; - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn triển khải công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 (thời điểm Nghị định 66/2008/NĐ-CP được ban hành) cho đến nay. - Về không gian: do giới hạn của một luận văn thạc sỹ, luận văn chỉ nghiên cứu thực tiễn công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, không nghiên cứu công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ngoài địa bàn này. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của Luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenine, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, về cải cách tư pháp; lý luận về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; lý luận về xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; lý luận về quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phương pháp như: 7
  15. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Tổng hợp, phân tích các kết quả đạt được và chưa đạt được của Chương trình Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế. - Phương pháp phân tích - so sánh: phân tích tình hình chung về ý thức pháp luật của doanh nghiệp, so sánh giữa thời gian trước và sau khi triển khai thực hiện Chương trình Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để đánh giá kết quả thực hiện của Chương trình; - Phương pháp quan sát, khảo cứu thực tiễn và đánh giá để làm rõ những nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn tập trung phân tích một cách có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong giai đoạn từ 2008 đến nay, đặt trong bối cảnh của một số nội dung trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, tìm ra một số điểm không phù hợp, còn bất cập của pháp luật về hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp và đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đặc điểm của tình hình kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở phân tích, đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành với thực tiễn triển khai thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua, tìm ra những điểm chưa phù về mặt thực tiễn trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian tới, đặt trong bối cảnh của một Nhà nước kiến tạo với nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các cơ quan hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, các tổ chức đại diện doanh nghiệp hoặc các tổ chức, cá nhân hành nghề luật sư khi tư vấn pháp luật hoặc tham gia công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. 8
  16. 7. Cơ cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Chương 2: Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 9
  17. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp Ở Việt Nam trước đây, trong nền kinh tập trung quan liêu bao cấp, định nghĩa về doanh nghiệp chưa được đề cập trong các đạo luật. Trong thời kỳ đó, “doanh nghiệp” tồn tại dưới hình thức các công ty, xí nghiệp do nhà nước đầu tư vốn và tổ chức, quản lý mọi hoạt động. Các doanh nghiệp trong thời kỳ này hoạt động theo chỉ tiêu, kế hoạch được giao, thiếu tính chủ động và không đặt nặng hiệu quả kinh tế. Sau Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của doanh nghiệp đã có sự thay đổi cơ bản, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Doanh nghiệp ngày nay là những chủ thể kinh doanh độc lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư tuân theo các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, không còn chịu sự áp đặt về chỉ tiêu, kế hoạch của nhà nước. Mặt khác, tuy được giao quyền chủ động trong tổ chức, hoạt động nhưng như thế không có nghĩa doanh nghiệp không chịu sự quản lý, ràng buộc nào từ phía nhà nước, doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ “luật chơi” chung, chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật trong tổ chức và hoạt động của mình. Ở nước ta, định nghĩa pháp lý về doanh nghiệp lần đầu tiên được đề cập trong một đạo luật là Luật Công ty 1990: “Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh” [22]. Đến khi Luật Doanh nghiệp 1999 được ban hành, định nghĩa về doanh nghiệp được hiểu như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh [23]. Trong đó, “kinh doanh là việc thực hiện một, một số 10
  18. hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” [23]. Luật Doanh nghiệp 2014 đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh [24]. Như vậy, trong mỗi giai đoạn, định nghĩa về doanh nghiệp có thể có một số điểm khác nhau nhưng vẫn có điểm chung nhất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động nhằm mục đích kinh doanh, vì mục tiêu lợi nhuận. Đây cũng chính là đặc điểm phân biệt cơ bản giữa doanh nghiệp và các thực thể xã hội mang tính tổ chức khác. “Nhìn từ góc độ pháp lý, doanh nghiệp được hiểu là một loại chủ thể pháp luật (có tư cách chủ thể pháp lý độc lập) và có nghề nghiệp kinh doanh”. “Trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp trở thành đối tượng trung tâm chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật kinh doanh” [47]. “Từ góc độ kinh tế - xã hội, doanh nghiệp được coi là thành tố cơ bản của hệ thống kinh tế - xã hội. Bản chất của doanh nghiệp là những thực thể kinh tế - xã hội, được sinh ra với chức năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh”. “Các yếu tố của môi trường kinh tế - xã hội (như cơ chế kinh tế, trình độ phát triển kinh tế, hệ thống luật pháp, trình độ dân trí, phong tục tập quán, triết lý sống, văn hóa kinh doanh ) đều có tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ở những phương diện và mức độ khác nhau [47]. Doanh nghiệp là thành tố cơ bản, chủ yếu của hệ thống kinh tế - xã hội với chức năng chủ yếu là tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nhằm mục đích kinh doanh. Doanh nghiệp là các chủ thể đóng góp nhiều nhất cho tổng sản phẩm quốc gia - GDP, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước như xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo ổn định xã hội, phát triển khoa học công nghệ, mở rộng quan hệ quốc tế Như vậy, ngày nay doanh nghiệp không chỉ là chủ thể chính cung cấp các lợi ích vật chất cho xã hội, mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy xã hội phát 11
  19. triển theo hướng đáp ứng ngày càng hoàn hảo hơn nhu cầu hưởng thụ, nhu cầu phát triển, nhu cầu thể hiện bản thân và các nhu cầu ngày càng đa dạng khác của con người. Hoạt động của doanh nghiệp cũng góp phần nâng cao vị thế của nền kinh tế, của quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Với vai trò đó, doanh nghiệp xứng đáng được sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía nhà nước để có điều kiện phát triển, trong đó có sự hỗ trợ về mặt pháp lý. Đây là một nhu cầu thiết thực, vừa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, vừa đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho nền kinh tế nói chung. 1.1.2. Pháp luật về doanh nghiệp và kinh doanh, thương mại Trong tổ chức và hoạt động của mình, doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm, chế định pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau như Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Đất đai, Luật Cạnh tranh, Luật tài chính, Luật Kế toán, Luật Đầu tư, Luật Lao động “Hiểu theo nghĩa hẹp, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về doanh nghiệp là các quan hệ pháp luật về tổ chức doanh nghiệp. Căn cứ vào quá trình tồn tại của doanh nghiệp, có thể xác định pháp luật về doanh nghiệp điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong các giai đoạn sau: gia nhập thị trường; quản trị doanh nghiệp; rút khỏi thị trường” [47]. Hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc ra đời, tổ chức và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp (pháp luật về doanh nghiệp), hiểu theo nghĩa hẹp, gồm các nhóm quy phạm pháp luật phát sinh trong các giai đoạn sau đây của doanh nghiệp: (i) Gia nhập thị trường (thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh); (ii) Quản trị doanh nghiệp; (iii) Rút khỏi thị trường (giải thể, phá sản ) [47]. Khi tham gia thị trường, doanh nghiệp chịu sự tác động của hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các hoạt hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước, và trong các hoạt động kinh doanh, thương mại của doanh nghiệp, gồm các nhóm quy phạm tiêu biểu sau đây: - “ Các quy định điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước và thị trường, nhà nước và doanh nghiệp; 12
  20. - Các quy định tạo cơ sở pháp lý cho việc tạo lập hạ tầng kinh tế, xã hội “cứng” và “mềm” của kinh tế thị trường như: pháp luật về hệ thống tài chính; tiền tệ, tín dụng; bảo hiểm; pháp luật về các ngành kinh tế - kỹ thuật ; pháp luật về dạy nghề; tư vấn, dịch vụ pháp lý - Các quy định tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành các yếu tố của thể chế kinh tế thị trường như các loại thị trường (thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường tài chính ); các chủ thể kinh doanh (doanh nghiệp, hộ kinh doanh ), các cơ chế thực thi thể chế kinh tế thị trường (cơ chế cạnh tranh, cơ chế giám sát, đánh giá ). - Các quy định đảm bảo cho các nhân tố của kinh tế thị trường vận hành theo các nguyên tắc của thị trường - Các quy định khuyến khích, hỗ trợ kinh tế phát triển: chính sách pháp luật về ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - Pháp luật về giải quyết xung đột, tranh chấp lợi ích trong kinh doanh” [19]. Các mối quan hệ phát sinh trong các lĩnh vực nêu trên giữa doanh nghiệp với đối tác, giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra khái niệm chung về pháp luật doanh nghiệp và kinh doanh, thương mại như sau: Pháp luật về doanh nghiệp và kinh doanh, thương mại là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình ra đời, tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, với tư cách là một thực thể xã hội, là chủ thể của các mối quan hệ đa dạng khi tham gia thị trường, doanh nghiệp còn chịu sự điều chỉnh của các ngành luật như Luật Hành chính, Luật Hình sự Doanh nghiệp, người quản lý điều hành doanh nghiệp có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của các ngành luật liên quan, chịu sự chế tài của các ngành luật này trong tổ chức, hoạt động, tham gia và rút khỏi thị trường. 13
  21. Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật không còn là công cụ cai trị của nhà nước đơn thuần, mà thể hiện rõ nét là công cụ để tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, đồng thời cũng là công cụ để kiểm soát quyền lực nhà nước. Nói cách khác, nhà nước sử dụng pháp luật để kiểm soát, điều tiết các quan hệ xã hội, đồng thời các hoạt động của nhà nước cũng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Khoản 1, Điều 8 Hiến pháp 2013 của nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”. Về phía doanh nghiệp, pháp luật là cơ sở hợp pháp của sự ra đời, tồn tại của doanh nghiệp, của các hoạt động đầu tư, kinh doanh; là căn cứ để doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời pháp luật cũng là công cụ để nhà nước quản lý, kiểm soát, điều tiết hoạt động của doanh nghiệp. Trong thể chế kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp hình thành và phát triển. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XII đề ra quan điểm phát triển kinh tế - xã hội, nêu rõ: “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và định hướng phát triển của Nhà nước. Tập trung tạo dựng thể chế, cơ chế, chính sách và môi trường, điều kiện ngày càng minh bạch, an toàn, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tự do sáng tạo, đầu tư, kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng trong kinh tế thị trường. Phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ của người dân trong hoàn thiện và thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm, lấy phục vụ nhân dân và lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất” [14, tr. 52-53]. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo các hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật, không xâm hại đến lợi ích của quốc gia, của cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ “Về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020” đề ra một số nguyên tắc: “Thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh 14