Tóm tắt Luận văn Hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

pdf 26 trang vuhoa 25/08/2022 5980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_hoat_dong_vui_choi_giai_tri_cho_thieu_nien.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VĂN THUẤN HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIẢI TRÍ CHO THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG Ở PHƢỜNG PHÚC XÁ, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Văn hoá học Mã số : 60.31.06.40 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2017
  2. Công trình hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Hồng Lý Phản biện 1: PGS. TS. Trần Đức Ngôn Phản biện 2: TS. Đỗ Lan Phƣơng Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học Xã hội Số 477, Nguyễn Trãi, Hà Nội. Vào hồi 15 giờ 10 phút, ngày 22 tháng 4 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thiếu niên, nhi đồng là lứa tuổi từ 6 - 15 chiếm một phần khá lớn trong xã hội, là vốn quí của quốc gia, là chủ nhân tương lai của đất nước. Lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng rất hiếu động, rất ham chơi nhưng cũng dễ tiếp thu và nhạy cảm với những cái mới, cái hiện đại. Để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thiếu niên, nhi đồng cần phải được, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng trên mọi lĩnh vực, kể cả trong vui chơi giải trí nhằm phát triển, hoàn thiện nhân cách. Có thể nói lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng là giai đoạn chuẩn bị bước sang tuổi trưởng thành cả về thể chất lẫn tinh thần với những đặc điểm tâm, sinh lý khá phức tạp. Đây là lứa tuổi có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển tâm lý. Ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu phát triển mạnh cả về trí tuệ lẫn thể chất, tính chất “học mà chơi, chơi mà học” là đặc điểm tâm - sinh lý hết sức quan trọng và đặc trưng cho mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi của các em. Vì vậy, song song với việc đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng của kiến thức văn hóa và khoa học trong tương lai các em cần phải biết đến các hoạt động vui chơi giải trí một cách lý thú, bổ ích và phù hợp với lứa tuổi. Để qua đó, các em có thể giảm bớt được sự căng thẳng sau những giờ học trên lớp, có thể thoải mái vui đùa với bạn bè. Đồng thời, qua hoạt động vui chơi giải trí các em có thể rèn luyện để phát triển về thể lực và phẩm chất tốt đẹp của nhân cách như xúc cảm thẩm mỹ, tinh thần tương thân tương ái, tính kiên trì bền bỉ, tính tích cực, độc lập và tính sáng tạo.v.v 1
  4. Khu vực phường Phúc Xá, Hà Nội được hình thành muộn, người dân định cư và lập nghiệp đông đúc trong những năm gần đây. Thời gian qua, tại khu vực này đã diễn ra một số hoạt động phục vụ nhu cầu của thiếu niên, nhi đồng. Tuy nhiên, hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng chủ yếu còn mang tính thụ động, chưa đi vào chiều sâu để đạt hiệu quả giáo dục cao cho lứa tuổi này. Do đó, việc làm rõ tầm quan trọng của “ Sự chơi”, “Sự giải trí” và nhu cầu vui chơi giải trí, thực trạng của hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng là cần thiết để tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động vui chơi giải trí cho các em. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong công tác giáo dục và hình thành nhân cách, hướng cho thiếu niên, nhi đồng phát triển toàn diện cả về trí, lực, là việc làm rất cần thiết hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học, mong muốn góp phần nhỏ vào công tác giáo dục, hình thành nhân cách toàn diện cho thiếu niên, nhi đồng tại một khu vực cụ thể của Hà Nội. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, nghiên cứu về hoạt động vui chơi giải trí đã được quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây. Các nhà nghiên cứu về du lịch đã tìm hiểu các nhân tố trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát triển du lịch và vui chơi giải trí: 2
  5. - Nguyễn Thị Thu Phượng (2016), “Văn hóa giải trí của công nhân tại khu công nghiệp Đồng Văn, tỉnh Hà Nam”, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học. Nội dung đề tài đề cập đến phần cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài; sau đó là việc mô tả và giới thiệu về công nhân lao động ở khu công nghiệp Đồng Văn và văn hóa giải trí của họ; cuối cùng tác giả luận văn đã nhận định về văn hóa giải trí của công nhân lao động tại khu công nghiệp Đồng Văn hiện nay và một số vấn đề đặt ra. Trong nội dung bản luận văn này, tác giả luận văn đã phân tích khá kỹ những luận điểm về hoạt động giải trí của đối tượng công nhân và đây cũng là nguồn tư liệu tốt để tham khảo trong việc triển khai đề tài. - Tác giả Phạm Duy Đức chủ biên đề tài “Hoạt động giải trí ở đô thị Việt Nam hiện nay (Những vấn đề lý luận và thực tiễn)”. Nội dung đề tài là việc tập hợp 09 bài viết của các chuyên gia văn hóa và được chia thành ba nội dung chính, đó là: Vai trò của việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong các hoạt động vui chơi giải trí đối với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở đô thị nước ta hiện nay; thực trạng hoạt động vui chơi giải trí ở đô thị trong thời kỳ đổi mới vừa qua; phương hướng và giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các hoạt động vui chơi giải trí ở khu vực đô thị thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Tác giả Đinh Thị Vân Chi, chủ biên Nhu cầu giải trí của thanh niên (sách tham khảo) với những số liệu điều tra xã hội học tương đối phong phú về đối tương thanh niên ở một số thành phố lớn trong đó sách đã làm sáng tỏ hai vấn đề đó là: 3
  6. Khía cạnh sinh học: Khía cạnh xã hội: - Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết (2000), Trò chơi trẻ em, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.; Bạch Văn Quế (2003), Giáo dục bằng Trò chơi, Nxb. Thanh niên, Hà Nội; Nguyễn Quang Khải (1999), Những trò chơi của trẻ em nông thôn đồng bằng Bắc bộ trước 1954, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội; Liên Hương (2002), Cẩm nang trò chơi, Nxb Trẻ tp. HCM. - Tác giả Hà Nhật Thăng (2001), Tổ chức hoạt động vui chơi tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh, Nxb. Giáo dục, Hà Nội; và một số các dự án quy hoạch phát triển du lịch (1996), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam (1995- 2010), Quy hoạch tổng thể phát triển trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận (1998- 2010), Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Hà N ộ i . . . Gần đây có một số bài báo và tạp chí đã lên tiếng cảnh báo về những mặt tiêu cực trong các hoạt động vui chơi giải trí như tệ nạn xã hội trong các nhà hàng, vũ trường, điểm dịch vụ Internet công cộng, ở các tụ điểm vui chơi giải trí công cộng khác. Tình trạng cung cấp dịch vụ đồ chơi cho trẻ em vô bổ, mang tính bạo lực.v.v Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng là khá nhiều, song việc nghiên cứu về hoạt động này tại một địa bàn cụ thể là phường Phúc Xá chưa có công trình, bài viết nào. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá, Hà Nội là đối tượng nghiên cứu của luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Văn hóa học. 4
  7. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Khảo sát, đánh giá về hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá, Hà Nội; xem xét các vấn đề đặt ra đối với việc vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá, Hà Nội hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ: - Trình bày cơ sở khoa học trong hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá, Hà Nội và khái quát địa bàn nghiên cứu. - Nghiên cứu thực trạng hoạt động vui chơi giải trí của thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá, Hà Nội hiện nay. - Xem xét một số xu hướng và vấn đề đặt ra đối với hoạt động vui chơi giải trí của thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá, Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng (lứa tuổi từ 06 đến 15 tuổi) ở phường Phúc Xá, Hà Nội hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu liên ngành như: Văn hóa học, xã hội học, lịch sử Đồng thời, sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp các nguồn tư liệu đã có để phục vụ cho công việc triển khai nội dung đề tài. 5
  8. Sử dụng phương pháp khảo sát thực tế tại phường Phúc Xá như: quan sát, điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin phục vụ cho việc triển khai các nội dung trong luận văn. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp cụ thể, tác giả luận văn sẽ triển khai lấy tư liệu thứ cấp tại 09 tổ dân phố và cơ quan cấp phường, sau đó triển khai việc tổng hợp tư liệu cần thiết cho các nội dung của đề tài luận văn. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn - Hệ thống và khái quát về vai trò hoạt động vui chơi giải trí và các chức năng của nó trong xã hội và tác động của nó đối với sự phát triển nhân cách của thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá hiện nay. - Khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi giải trí dành cho thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá, Hà Nội. - Xem xét những vấn đề đặt ra đối với các hoạt động vui chơi, giải trí tại đây, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng tại các địa điểm vui chơi, giải trí ở phường Phúc Xá. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn chia thành 03 chương như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và khái quát địa bàn nghiên cứu. Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng tại phường Phúc Xá hiện nay. Chƣơng 3: Một số xu hướng vấn đề đặt ra đối với hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá hiện nay. 6
  9. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Vui chơi giải trí và hoạt động vui chơi giải trí Theo từ điển Hán - Việt. Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh giải thích “Giải trí là việc làm rỗi, làm cho trí não được khoan khoái, gần nghĩa với giải trí là tiêu khiển, tiêu khiển là giải muộn, khuây sầu. Giải trí còn đồng nghĩa với vui chơi cho nên người ta thường nói chung là vui chơi giải trí Theo từ điển Xã hội học văn hóa, Vui chơi giải trí là một dạng hoạt động của con người, đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể chất, trí tuệ và mỹ học và “Giải trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân, mà còn là nhu cầu của đời sống cộng đồng” [44, tr.116] Giải trí là một dạng hoạt động xã hội: Theo quan niệm phổ biến trước đây, giải trí thường được đặt đối lập với lao động, bị đồng nhất với lao động, bị đồng nhất với tình trạng “ăn không ngồi rồi” và là “nguồn sinh ra mọi tật xấu” (nhàn cư vi bất thiện), nên hầu như không được chấp nhận. Nếu như hoạt động sản xuất được bám sát chặt chẽ vì là điều kiện để xã hội tồn tại thì ngược lại, hoạt động vui chơi giải trí (giống như tất cả những gì ngoài lao động hoặc đối lập với lao động) được xác định một cách dễ dãi, thậm chí tùy tiện. Nguồn năng lượng dành cho giải trí được coi là năng lượng không 7
  10. hiệu quả bởi nó không sinh ra các sản phẩm vật chất. Trên thực tế, giải trí không đối lập và tách rời với lao động. Cũng như lao động, giải trí là một bộ phận cấu thành các hoạt động sống của con người [10, tr.33]. 1.1.1.2. Các hình thức hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng 1.1.1.3. Nhân cách và yếu tố thành nhân cách của thiếu niên, nhi đồng thông qua hoạt động vui chơi giải trí. Yếu tố di truyền Yếu tố giáo dục Yếu tố hoạt động vui chơi giải trí của cá nhân. 1.1.1.4. Vai trò của hoạt động vui chơi giải trí đối với thiếu niên, nhi đồng 1.1.2. Chức năng hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng 1.1.2.1. Tăng cường sức khỏe 1.1.2.2. Tăng cường tính giáo dục 1.1.2.3. Nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho thiếu niên, nhi đồng 1.2. Khái quát về khu vực cƣ dân ở phƣờng Phúc Xá 1.2.1. Khái quát về phường Phúc Xá Phúc Xá là phường nằm ở phía Đông Bắc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; phía Bắc giáp phường Yên Phụ (quận Tây Hồ), phía Nam giáp phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm), phía Tây giáp phường Trúc Bạch, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình) và 8
  11. phường Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm), phiá Đông là dòng sông Hồng. Địa bàn phường Phúc Xá nằm ngoài đê, ở bên bờ phải sông Hồng. Chiều dài của phường (chạy dọc theo đê sông Hồng) khoảng hơn 2km, chiều ngang rộng gần 1km, diện tích của phường khoảng 2km2. Diện tích của phường trước đây hay bị thay đổi do có sự biến động của dòng sông Hồng khi lở, khi bồi và từ những năm 80 của thế kỷ XX trở về trước thường xuyên bị lũ lụt đe dọa. 1.2.2. Thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá Hiện nay, ở phường Phúc Xá có trên 1.025 trẻ em trong độ tuổi thiếu niên, nhi đồng, trong đó số trẻ em có hộ khẩu thường trú khoảng 950 em, số còn lại là con em của các hộ gia đình làm ăn buôn bán nhỏ ở chợ đầu mối Long Biên từ các tỉnh khác về sinh sống. Tiểu kết chƣơng 1 Hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng là yếu tố nội sinh để phát triển con người. Những thành tựu về khoa học công nghệ của nhân loại đều vận động và phát huy tác dụng qua chính hoạt động của con người. Hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng tồn tại trong mọi hoạt động của môi trường xã hội hiện nay. Thông qua các hoạt động sinh hoạt vui chơi giải trí hàng ngày của thiếu niên, nhi đồng làm cho con người được nâng cao thể chất, tinh thần, nâng cao về Chân - Thiện - Thể - Mĩ, tạo giá trị tốt đẹp về văn hóa tinh thần cho mọi thiếu niên, nhi đồng. Dựa trên nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hoạt động vui chơi giải trí, các loại hình vui chơi giải trí, vai trò và sự hình thành nhân 9
  12. cách của thiếu niên, nhi đồng trong giai đoạn hiện nay,tác giả luận văn giới thiệu những đặc điểm chung nhất về không gian văn hóa – xã hội sinh sống của các thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn phường Phúc Xá trên các phương diện hành chính, địa lý cư dân, kinh tế và đời sống văn hóa Đây chính là nền tảng cho việc hình thành cơ sở vật chất và tinh thần cho hoạt động vui chơi giải trí của thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá trong giai đoạn hiện nay. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIẢI TRÍ CHO THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG TẠI PHƢỜNG PHÚC XÁ HIỆN NAY 2.1. Các khu vui chơi giải trí ở phƣờng Phúc Xá Phúc Xá là địa bàn mới được thành lập trong những năm gần đây. Do vậy, thành phố Hà Nội và quận Ba Đình đã có những đầu tư thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và kết quả đã dần đi vào ổn định và liên tục tăng trưởng. Cùng với sự phát triển chung của quận Ba Đình, tình hình trẻ em trong độ tuổi thiếu niên, nhi đồng tại phường Phúc Xá được nhìn nhận theo tổng quan sau: 2.1.1. Sự hình thành các khu vui chơi giải trí tại phường Hiện nay, phường Phúc Xá gồm 09 địa điểm vui chơi giải trí đặt theo tên gọi của 09 tổ dân phố (từ tổ dân phố số 01 đến tổ dân phố số 09). Đến nay, các địa điểm vui chơi giải trí chưa được xem là thiết chế của ngành văn hóa, nhưng hầu hết các hoạt động tại đây trong quá trình hình thành và phát triển đều mang tính văn hóa, nhiều 10
  13. kiểu loại đa dạng và phong phú hình thức hoạt động văn hóa tổng hợp. Địa điểm vui chơi giải trí là một mô hình lấy ý tưởng gắn kết vấn đề giáo dục môi sinh, môi trường với nhân văn. 2.1.2. Nhu cầu hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá Phúc Xá là một phường có số dân ở mức trung bình của quận Ba Đình, với mức thu nhập trung bình của người dân cũng được xem là thấp nhất so với cả quận, điều kiện kinh tế chưa phát triển, giao thông chưa thuận lợi, đời sống văn hóa tinh thần chưa được nâng cao, nhu cầu vui chơi giải trí ngày một đòi hỏi nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân trong phường nói chung và thiếu nhi ở đây nói riêng. Việc hoạt động vui chơi giải trí cho các em thiếu niên, nhi đồng ở các địa điểm vui chơi giải trí là biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Trong những ngày lễ lớn như: Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, các sinh hoạt vui chơi giải trí, chăm sóc cho thiếu niên, nhi đồng đã thu hút hơn 150 lượt trẻ em đến sinh hoạt. Trong đó, có hơn 50 lượt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tính chung toàn phường có khoảng 09 địa điểm vui chơi giải trí chủ yếu được hình thành phục vụ hè. Các địa điểm này đã thu hút một số lượng lớn các em đến tham gia và sinh hoạt khoảng 1.000 lượt em (tăng hơn 250 lượt em so với hè năm trước). Có thể nói, hoạt động vui chơi giải trí đã trở thành một nhu cầu cần thiết, nó đã vượt giới hạn của nhu cầu tâm - sinh lý thiếu 11
  14. niên, nhi đồng cũng như của thanh niên, trở thành một biểu hiện của văn hóa. Hoạt động vui chơi giải trí thường được qui định bởi các yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Khi tham gia vào các cuộc chơi, các cá nhân thường đóng vai trò, vị trí khác nhau, có thể nói, tái hiện thực theo phương pháp riêng của nó khi vui chơi (yếu tố xã hội học). Như vậy, trong hoạt động vui chơi giải trí đã chịu sư tác động, phản ánh của các yếu tố văn hóa xã hội khác nhau. 2.2. Hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng tại phƣờng Phúc Xá trong thời gian qua 2.2.1. Chủ thể và thời gian hoạt động chơi * Chủ thể thực hiện: Thực tế tại các nhà văn hóa trên địa bàn phường Phúc Xá cho thấy, việc đứng ra thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí cho các em thiếu niên, nhi đồng đều do các tổ chức đoàn thể trong phường Phúc Xá thực hiện, tiểu biểu như: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Người cao tuổi và các câu lạc bộ sinh viên tình nguyện của một số trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Nội. * Về thời gian hoạt động vui chơi cho các em thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá: Chủ yếu là diễn ra vào cuối các buổi chiều (sau 17h), ngày thứ 7 và chủ nhật và thời gian các em được nghỉ hè 2.2.2. Nội dung các hoạt động vui chơi giải trí * Các hoạt động chơi Thi kể chuyện: Lớp học vẽ: Sân khấu cổ tích: 12
  15. Lớp dạy viết chữ đẹp: * Tâm lý thiếu niên, nhi đồng Về chất lượng chơi: 2.2.3. Thực trạng hoạt động vui chơi giải trí của thiếu niên, nhi đồng Ở phường Phúc Xá, hoạt động vui chơi giải trí đã có tác động tích cực vào sự phát triển nhân cách thiếu niên, nhi đồng trong những năm gần đây. Khảo sát điều tra phỏng vấn thiếu nhi về việc tổ chức vui chơi giải trí ở 09 địa điểm vui chơi giải trí tại phường Phúc Xá đã thể hiện tính khách quan và chân thực trong đánh giá các em về lĩnh vực vui chơi giải trí 2.2.4. Chất lượng các hoạt động vui chơi giải trí tại các địa điểm vui chơi giải trí trên địa bàn phường Phúc Xá Lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên khi tham gia trò chơi tại các nhà văn hóa các em thường hứng thú vì nơi đây chứa đựng những giá trị văn hóa tiềm ẩn mà các em cũng khó có thể giải thích được. Chính vì thế, các em thường có những đánh giá, nhận xét rất trung thực khi cảm nhận về những người hướng dẫn các chương trình, lớp học ở các địa điểm vui chơi giải trí cũng như các trò chơi tại những địa điểm đó, đóng góp thêm những ý kiến nhằm xây dựng thêm những trò chơi mới, hay cách tổ chức các trò chơi. 2.2.5. Đánh giá chung Nhu cầu vui chơi giải trí là nhu cầu không thể thiếu được của các em thiếu nhi. Trong những năm qua, thiếu niên, nhi đồng của phường Phúc Xá đã có nhiều sân chơi rất bổ ích tạo tiền đề phát triển 13
  16. và hoàn thiện nhân cách của các em ngày một tốt hơn. Chính vì có những sân chơi bổ ích như thế các em đã tham gia tích cực vào trò chơi và đã mang lại những cảm giác đầy thích thú và hữu ích khi chơi và được chơi. Tuổi các em là tuổi ham chơi và luôn tìm những cảm giác mạnh, nhằm khám phá những cái mới và thử thách. Ta thấy cả các em nam và nữ đều thích những trò chơi cảm giác mạnh. Do quy định về giới, nên những em nam thì có phần trội hơn các em nữ về các loại hình vui chơi giải trí công cộng. Tiểu kết chƣơng 2 Phường Phúc Xá là địa bàn mới được thành lập trong những năm gần đây. Cùng với sự phát triển chung của quận Ba Đình, tình hình trẻ em trong độ tuổi thiếu niên, nhi đồng tại phường Phúc Xá được quan tâm rất đúng mức, tiêu biểu cho các hoạt động chăm sóc thiếu niên, nhi đồng thì hoạt động đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí cho đối tượng này là một việc làm cụ thể. Qua khảo sát thực tế tại 09 nhà văn hóa chính là các địa điểm vui chơi giải trí cho thấy, về cơ bản các địa điểm này đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí của các em thiếu niên, nhi đồng thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Thực trạng hoạt động vui chơi giải trí cho các em thiếu niên, nhi đồng được phản ánh khách quan thông qua các phỏng vấn sâu từ nhiều phía như: nhà quản lý, đại diện cộng đồng, các bậc phụ huynh và đặc biệt các em thiếu niên, nhi đồng đang sinh sống tại 09 tổ dân phố thuộc phường Phúc Xá. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn 14
  17. đã đưa ra một số đánh giá hoạt động vui chơi giải trí ở các nhà văn hóa - khu vực vui chơi giải trí trên địa bàn phường hiện nay. Chƣơng 3 MỘT SỐ XU HƢỚNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIẢI TRÍ CHO THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG Ở PHƢỜNG PH C X HIỆN NA 3.1 Xu hƣớng hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng tại phƣờng Phúc Xá 3.1.1. Điều kiện kinh tế của các hộ dân ở Phúc Xá phát triển thúc đẩ các nhu cầu đa dạng về hoạt động vui giải trí của thiếu niên, nhi đồng * Vui chơi giải trí gắn liền với g n giữ sức hỏe của thiến niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá * Vui chơi giải trí với những loại h nh giải trí gắn liền với phương tiện công nghệ hiện đại. * ác loại h nh vui chơi giải trí gắn liền với các hông gian văn hóa cộng đồng. * Sự di n biến há phức tạp của các hoạt động vui chơi giải trí của thiếu niên, nhi đồng 3.1.2. Sự phát triển chênh lệch về giới tính k o theo nhu cầu vui chơi giải trí thiếu niên, nhi đồng ở phường Phúc Xá Như ở chương 1 và chương 2 đã trình bày, tại phường Phúc Xá số lượng trẻ em nam chiếm tỷ lệ cao hơn các em nữ, từ vấn đề về 15
  18. giới dẫn đến tình trạng số lượng trò chơi cảm giác mạnh của trẻ em nam cao hơn các trò chơi mang tính mềm mại của các em nữ. Do vậy, với xu hướng này sẽ dẫn đến tình trạng các trò chơi cảm giác mạnh của trẻ em nam sẽ tăng về số lượng tại các không gian của sân nhà văn hóa tại 09 khu dân cư trên địa bàn phường. Trên thực tế, tại các hộ gia đình ở phường Phúc Xá, có nhiều cặp vợ chồng sinh toàn con trai, cứ 10 hộ mới có 3 trẻ em gái, và như vậy các trò chơi cảm giác mạnh được các em nam chơi cũng là điều tất yếu. Trong thời gian tới, các không gian vui chơi giải trí tại 09 nhà văn hóa sẽ lắp đặt các trò chơi mới và tạo thêm không gian sân để các em nam có chỗ chơi các trò chơi mới như: đi xe đạp nhanh, bóng đá mini Hiện nay, các trò vui chơi giải trí đang phát triển, trở thành một ngành công nghiệp giải trí mới, đòi hỏi quảng bá các loại hình vui chơi giải trí dành cho thiếu niên, nhi đồng của thủ đô Hà Nội nói chung và Phúc Xá nói riêng là điều tất yếu. 3.1.3. Mức độ cố kết giữa các hộ gia đình ở các tổ dân phố phường Phúc Xá thông qua hoạt động vui chơi giải trí của thiếu niên, nhi đồng Thông qua các hoạt động vui chơi của các em thiếu nhi tại các nhà văn hóa trên địa bàn phường Phúc Xá, các bậc phụ huynh có điều kiện biết và quen nhau nhiều hơn. Qua thực tế khảo sát cho thấy, ở 09 tổ dân phố, các hộ dân hay cho con em mình ra sân nhà văn hóa chơi nên các gia đình đều biết nhau và có một số gia đình do con em chơi cùng, học cùng nên rất thân thiết. Mặt khác, cư dân ở phường Phúc Xá do sự chuyển cư, di dân từ nhiều nơi khác nhau đến, họ ít biết nhau, lại 16
  19. không có quan hệ huyết thống cho nên việc làm quen với nhau qua công việc là rất hạn chế. Do vậy, thông qua việc vui chơi của trẻ em, họ mới có điều kiện biết đến nhau và quan hệ với nhau ở nhiều mức độ khác nhau. Nhìn chung, trong tương lai do sự phát triển của các trò chơi tại không gian của các nhà văn hóa sẽ giúp cho mối quan hệ cộng đồng giữa các hộ gia đình sẽ được tốt hơn, họ quen biết đến nhau nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn về kinh nghiệm nuôi dạy con cái và cuộc sống hàng ngày Thông qua mối quan hệ này, các hộ gia đình trong các tổ dân phố còn có điều kiện để chung sức, chung lòng trong việc tạo lập môi trường sống ngày càng lành mạnh hơn. 3.1.4. Việc vui chơi giải trí của thiếu niên, nhi đồng ở gia đình và ở không gian các nhà văn hóa gia tăng Nếu như trước đây, các trẻ em thường chơi tại nhà vì chưa có các nhà văn hóa. Thì hiện nay từ khi có các nhà văn hóa tại 09 khu vực dân cư thì các trẻ em thường ra đó hoạt động ngoài thời gian học tập. Mặt khác do không gian trật hẹp trong các gia đình, nên khi có nhà văn hóa, các em thiếu niên, nhi đồng được các bậc phụ huynh cho ra sân chơi để được hít thở bầu không khí thoáng đãng và có thêm nhiều bạn mới. 3.1.5. Chất lượng hoạt động vui chơi giải t c c địa điểm nhà văn hóa t ên địa bàn phường Phúc Xá hiện nay được nâng cao Trên địa bàn phường Phúc Xá, việc vui chơi giải trí diễn ra chủ yếu vào các ngày lễ, tết, hè, các ngày nghỉ cuối tuần. Hầu hết, các nhà văn hóa đều có một khu dành riêng cho các trò chơi thiếu 17
  20. niên, nhi đồng, khu này có các loại hình trò chơi chủ yếu phục vụ cho các em thiếu niên, nhi đồng với trang thiết bị hiện đại như đu quay, cầu bập bênh, nhà cầu trượt và có kết hợp một số trò chơi dân gian. Tuy nhiên, có nhiều trò chơi hiện nay còn nhiều bất cập, vì không phù hợp với thiếu niên, nhi đồng, nó vô bổ vì không có tác dụng giáo dục khi đưa vào sử dụng, trường hợp như đánh bài tăm cúc, đánh phỏm Các trò chơi này là các trò chơi mà người lớn thường dùng trong việc đánh đỏ đen bằng tiền. Đây là một trong những điểm bất cập của cán bộ quản lý hoạt động vui chơi giải trí, chúng ta cần bổ sung mới hoặc điều chỉnh các trò chơi thiếu niên, nhi đồng phù hợp với lứa tuổi có giá trị, ý nghĩa giáo dục hơn. 3.2. Vấn đề đặt ra đối với hoạt động vui chơi giải trí của thiếu niên, nhi đồng phƣờng Phúc Xá 3.2.1. Vấn đề nhận thức về hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng phường Phúc Xá Trước hết là nâng cao nhận thức trong tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, trong toàn bộ hệ thống chính trị của phường Phúc Xá về tầm quan trọng của hoạt động vui chơi giải trí trong phát triển nguồn lực con người. Những yếu kém trong việc đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho thiếu nhi của phường ngoài những nguyên nhân từ phía xã hội còn có nguyên nhân từ sự hạn chế về năng lực cảm thụ văn hóa nghệ thuật của các em. Chỉ tính riêng ở phường Phúc Xá có 09 nhà văn hóa là địa điểm vui chơi giải trí dành cho mọi đối tượng, trong đó có các em thiếu niên, nhi đồng song các chương trình được tổ chức còn rất hạn chế, chỉ tập 18
  21. trung vào các kỳ cuộc chính trong năm với những chương trình ca nhạc dành cho các em vào những ngày lễ, ngày tết. ết hợp c c i t ường gi o d c t ong hoạt động vui chơi giải t tại không gian của các nhà văn hóa cho thiếu niên, nhi đồng * Về phía gia đ nh * Về phía nhà trường * Về phía xã hội 3.2.3. Vấn đề thị hiếu và nhu cầu vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng ph hợp với u thế hiện nay Hiện nay, nhu cầu vui chơi giải trí của thiếu niên, nhi đồng chưa được nghiên cứu đầy đủ, có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, chưa nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thiếu niên, nhi đồng cần gì, thích gì, chưa nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát về nhu cầu giải trí. Kết quả là chúng ta luôn luôn chạy theo sau nhu cầu của các em, hoặc chưa có những cứ liệu đầu đủ về nhu cầu, thị hiếu, tâm sinh lý khi tổ chức vui chơi giải trí. 3.2.4. Tăng cường đầu tư, mở rộng qu mô, số lượng và chất lượng phục vụ của không gian các nhà văn hóa - Nơi vui chơi giải trí của thiếu niên, nhi đồng 1. Chỉnh trang không gian của các nhà văn hóa đã có và xem xét những khu đất trống nằm trong dự án xây dựng nhà văn hóa ở các tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2. Sẽ mở rộng thêm không gian các nhà văn hóa đến năm 2020 đạt mục tiêu mỗi tổ dân phố đều có 01 nhà văn hóa. 19
  22. 3. Giải pháp đa dạng hóa phát triển không gian của các nhà văn hóa với các công năng khác nhau. 3.2.5. Phát triển không gian các nhà văn hóa gắn với đa dạng hóa loại hình vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng Về thể loại trò chơi: Tính giáo dục: ơ sở vật chất, trang thiết bị thuật 3.2.6. Đối với đội ng tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho thiếu nhi Mỗi một cán bộ của các đoàn thể ở phường Phúc Xá phụ trách gia đình và trẻ em như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên chính là nền tảng cho việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí. Các em thiếu niên, nhi đồng có chơi các trò chơi hay không một phần quyết định phụ thuộc vào chính mỗi người cán bộ hướng dẫn. Vì vậy, quá trình tổ chức hoạt động vui chơi giải trí tại không gian các nhà văn hóa trên địa bàn phường Phúc Xá chính là quá trình tổ chức sáng tạo các sản phẩm văn hóa tinh thần (các trò chơi) để thu hút được sự tham gia đông đảo của đối tượng thiếu niên, nhi đồng của 09 tổ dân phố của phường hiện nay. Mọi hoạt động của công tác quản lý hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng nói riêng và người dân trong phường nói chung đều gắn với cán bộ Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ. Trên địa bàn phường, hiện có khoảng gần 06 cán bộ đoàn, hội trực tiếp làm công tác hướng dẫn vui chơi giải trí ở 09 nhà văn hóa. Trong số đó, cán bộ tốt nghiệp đại học về lĩnh vực văn hóa hầu như không có mà 20
  23. chủ yếu tốt nghiệp từ các lĩnh vực chuyên ngành khác chuyển sang, một số có trình độ cao đẳng, đặc biệt là trong lĩnh vực vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng tại các nhà văn hóa thì chưa có cán bộ nào. Đây là một vấn đề đang đặt ra cho chính quyền phường Phúc Xá trong việc phát triển và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho trên 1.000 thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn phường. Cần phải phân công cán bộ đoàn, hội chuyên trách tổ chức và quản lý hoạt động vui chơi giải trí dành cho thiếu niên, nhi đồng tại các nhà văn hóa mang tính đặc thù cao. 3.2.7. ông tác quản l hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn phường Trước hết, phải đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng, tạo lập những công cụ quản lý văn hóa trong lĩnh vực hoạt động vui chơi giải trí, nhằm nâng cao hiệu quả pháp lý và phù hợp với cơ chế của nền kinh tế thị trường. Cụ thể là các nhà văn hóa cần tự mình đổi mới nhằm hoàn thiện, phù hợp với cơ chế và phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nhưng vẫn đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí của người dân phường nói chung và thiếu niên, nhi đồng nói riêng. Việc đổi mới các hoạt động vui chơi giải trí có nghĩa là đổi mới các trò chơi mới, đầu tư cả về diện tích, không gian, số lượng, chất lượng và năng lực quản lý để đáp ứng nhu cầu xã hội đạt hiệu quả cao nhất. Phải rà soát, phân tích, đánh giá những công cụ quản lý trước đây những phần nào không còn phù hợp thì phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình, xu hướng phát triển hiện nay và trong thời 21