Tóm tắt Luận án Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

pdf 27 trang vuhoa 24/08/2022 8240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_phat_trien_kinh_te_trong_xay_dung_nong_thon.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận án Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ VĂN BẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 9620116 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NĂM 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Dương Văn Sơn 2. PGS.TS. Đỗ Anh Tài Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi giờ ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên Thư viện Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lê Văn Bẩy, Dương Văn Sơn (2021), "Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí KH&CN Đại học Thái Nguyên, số 226 (01), tr. 127-134. 2. Lê Văn Bẩy, Đỗ Anh Tài (2021), "Thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa tại thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên", Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 590, tr. 45-47.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đã định hướng về phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới như: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Thị xã Phổ Yên nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là trung tâm tổng hợp về công nghiệp, dịch vụ, đầu mối giao thông có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. Từ một huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đến nay cơ cấu kinh tế của Phổ Yên đã chuyển dịch theo hướng: Công nghiệp - xây dựng; dịch vụ và nông - lâm nghiệp. Những năm qua, Thị xã Phổ Yên luôn khuyến khích người dân địa phương tích cực chuyển hướng sản xuất kinh doanh, tạo ra phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ vậy, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn tiên phong trong làm giàu với những mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả; tích cực xây dựng nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn của Thị xã ngày càng có nhiều đổi thay. Thêm nữa, vấn đề đô thị hóa nông thôn, một trong những mũi nhọn xây dựng nông thôn mới nói chung và phát triển kinh tế trong nông thôn nói riêng nhằm đảm bảo hạ tầng hiện đại gắn với phát triển sản xuất, thương mại dịch vụ trong nông thôn thị xã Phổ Yên cũng chưa được quan tâm đúng mức. Từ những vấn đề trên có thể thấy, nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng phát triển kinh tế nông thôn của Phổ Yên, chỉ ra những lợi thế và hạn chế cũng như đưa ra giải pháp, phương pháp nâng cao tốc độ, hiệu quả phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa ở Phổ Yên là hết sức quan trọng để một địa phương có sẵn tiềm năng như Phổ Yên có thể bứt phá và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, việc thực hiện đề tài: “Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với thị xã Phổ Yên, một đô thị trẻ có nhiều khu công nghiệp lớn, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.
  5. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Thông qua đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng, luận án đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong những năm tiếp theo. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống được các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa; - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020; - Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030. 3. Những đóng góp mới của đề tài 3.1. Về mặt lý luận - Luận án góp phần khái quát và bổ sung nghiên cứu về phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa. Trong đó, bằng việc hệ thống hoá và khát quát hoá, luận án xác định nội dung và xây dựng, phân tích đánh giá những chỉ tiêu phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thị xã Phổ Yên. - Luận án hệ thống những nghiên cứu chính có liên quan đến phát triển kinh tế nông thôn nói chung cũng như trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa. Những nghiên cứu này đã tích lũy được những nội dung nhất định để các nhà nghiên cứu, cơ quan liên quan của Việt Nam có thể tham khảo. - Luận án tiến hành làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa. 3.2. Về mặt thực tiễn - Trên cơ sở nền tảng khung lý luận được xây dựng về phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa, luận án phân tích thực trạng, làm rõ những thành tựu, hạn chế về phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa ở thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016 đến 2020 và chỉ ra nguyên nhân của nó. Từ đó, đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa ở Phổ Yên trong thời gian tới. - Luận án đã chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng chính đến phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa tại thị xã Phổ Yên, điều này là tiền đề để tập trung nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn tại đây.
  6. 3 - Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở cho các cấp quản lý ở chính quyền địa phương tham khảo để thúc đẩy phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa; đồng thời là tài liệu tham khảo cho học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, các viện nghiên cứu trong cả nước. 4. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa 1.1.1. Nông thôn và phát triển nông thôn 1.1.1.1. Khái niệm nông thôn Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thì khái niệm vùng nông thôn được quy định cụ thể như sau: “Vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn phường thuộc thị xã, quận và thành phố”. 1.1.1.2. Phát triển nông thôn Về phát triển nông thôn tại Việt Nam có thể khái quát thành ba giai đoạn như sau: Giai đoạn 1945-1975: đất nước vẫn còn bị chiến tranh chia cắt, xuất phát điểm của nền kinh tế nói chung, nền nông nghiệp nói riêng là rất thấp. Giai đoạn 1975 - 1986: đất nước thực hiện công cuộc xây dựng nền kinh tế tự cung tự cấp, hoàn toàn đóng cửa với nền kinh tế thế giới. Từ năm 1986 đến nay: Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 12-1986 thực sự đã mở một trang sử mới trong việc xây dựng và phát triển một nước Việt Nam hoàn toàn mới, hiện đại và phát triển. 1.1.2. Xây dựng nông thôn mới 1.1.2.1. Nông thôn mới Có thể thấy, các quan điểm của các nhà nghiên cứu Việt Nam về nông thôn mới là khá thống nhất khi đều cho rằng nông thôn mới là một nông thôn có kinh tế - xã hội phát triển, làng xã văn minh sạch đẹp, sản xuất phát triển bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, dân trí cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển, an ninh trật tự được giữ vững.
  7. 4 1.1.2.2 Xây dựng nông thôn mới a. Quan điểm và nội dung cơ bản trong xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là quá trình cải biến và tạo ra những giá trị mới cho nông thôn về an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, phương thức sản xuất theo hướng hiện đại. Nông thôn mới là sự cải biến bộ mặt nông thôn dựa trên nền tảng bảo tồn và phát huy những giá trị, thành tựu tiến bộ, xây dựng các giá trị mới phù hợp với xu thế của thời đại, đáp ứng các tiêu chí đã đề ra. b. Đối tượng tham gia xây dựng nông thôn mới Như vậy, xây dựng nông thôn mới là quá trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, phát triển hài hòa, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Quá trình xây dựng với vai trò chủ thể là người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác. Trong đó, các đối tượng chính tham gia xây dựng nông thôn mới bao gồm: (1) Người dân; (2) Nhà nước; (3) Doanh nghiệp; (4) Các tổ chức khác. 1.1.3. Phát triển kinh tế Về khái niệm, Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. 1.1.4. Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa 1.1.4.1. Khái niệm Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa là nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại gắn với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn; chuyển dich cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực; khoa học công nghệ là khâu đột phá trong phát triển kinh tế xây dựng nông thôn mới, góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng bền vững; đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại phục vụ phát triển kinh tế nông thôn; hình thành các cụm công nghiệp-dịch vụ, các khu chế xuất, các khu du lịch sinh thái, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại, phát triển đô thị nông thôn. 1.1.4.2. Đặc điểm phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa 1.1.4.3. Vai trò của phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa
  8. 5 1.1.4.4. Nội dung cơ bản của phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa (1) Quy hoạch phát triển kinh tế trong xây dưng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa (2) Hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa (3) Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất nhằm phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa 1.1.4.5. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa Có các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa cần được phân tích và diễn giải: (1) Điều kiện tự nhiên; (2) Kết cấu hạ tầng; (3) Khoa học kỹ thuật; (4) Nguồn nhân lực; (5) Sự hợp tác trong sản xuất; (6) Sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, hộ sản xuất; (7) Sự phát triển của khu công nghiệp và đô thị; (8) Sự hỗ trợ vốn của Nhà nước; (9) Chính sách đối với phát triển kinh tế nông thôn của Nhà nước. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu đã công bố trên thế giới và Việt Nam về phát trıển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa 1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về phát triển nông thôn 1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về phát triển kinh tế trong xây ựd ng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa 1.2.3. Kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước 1.2.3.1. Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 1.2.3.2. Huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa 1.2.3.3. Tỉnh Nam Định 1.2.3.4. Bài học rút ra trong phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới tại các địa phương Qua nghiên cứu một số kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn gắn với XDNTM có thể thấy rằng, vai trò phối hợp của chính quyền địa phương và người dân là hết sức quan trọng. Kinh nghiệm rút ra xuất phát từ sự học hỏi và điều kiện thực tế triển khai phát triển kinh tế nông thôn gắn với XDNTM. Nhằm góp phần phát triển kinh tế nông thôn, ngoài gắn với XDNTM, thời gian tới cần chú trọng một số giải pháp sau: Thứ nhất, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tạo được sự thống nhất cao về nhận thức trong Đảng, trong nhân dân các xã về quan điểm, nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của nhà nước về XDNTM, để mỗi người dân hiểu rõ, từ đó đồng tâm, chung sức, tự giác, chủ động tham gia. Thứ hai, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tập huấn về kiến thức XDNTM cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, thôn, bản, những người trực tiếp chỉ đạo thực hiện.
  9. 6 Thứ ba, mỗi địa phương phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và yêu cầu bức thiết của người dân, cần phát huy dân chủ rộng rãi, tiếp thu ý kiến của nhân dân, có cách làm chủ động, sáng tạo, lựa chọn những nội dung bức thiết cần làm trước, cần tập trung đầu tư, những nội dung có thể làm sau, cách thức huy động nguồn lực tổng hợp, tạo ra sự liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, phân công thực hiện cho các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng xã, không rập khuôn, máy móc. Thứ tư, nhấn mạnh chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh lương thực, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Thứ năm, đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực cho XDNTM. Khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình, sự hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách trung ương là cần thiết để tạo đà, tạo niềm tin cho nhân dân, tạo cơ sở để thu hút nguồn lực triển khai, lồng ghép các chương trình mục tiêu trên địa bàn; huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua các hình thức thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết và nhất là tăng vốn tín dụng cho các hộ, các tổ hợp tác, hợp tác xã vay để phát triển sản xuất. 1.2.4. Những vấn đề thuộc chủ đề luận án chưa được nghiên cứu giải quyết Phổ Yên là một thị xã mang nhiều đặc thù của nông thôn khu vực miền núi phía Bắc nhưng cũng đầy tiềm năng phát triển kinh tế nông thôn theo hướng đô thị hóa, nhưng vẫn thiếu những giải pháp hiệu quả để phát triển kinh tế nông thôn một cách bền vững. Do đó, luận án lấy thị xã Phổ Yên làm đối tượng nghiên cứu, thực hiện các phương pháp điều tra phân tích khác nhau đo lường thực trạng và tiềm năng phát triển của địa phương. Từ đó đưa ra các giải pháp mang tính khả thi để áp dụng cho sự phát triển kinh tế nông thôn của địa phương trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa. Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển kinh tế nông thôn tại Phổ Yên trong quá trình xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa. Đối tượng khảo sát là nông hộ, trang trại/gia trại, hợp tác xã/tổ hợp tác và các doanh nghiệp nông nghiệp. Tổng thể, mẫu và cách chọn mẫu khảo sát Thị xã Phổ Yên gồm 18 xã/phường, do nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc phát triển kinh tế tại khu vực nông thôn nên sẽ tập trung nhiều hơn vào khu vực nông thôn bao gồm các xã trên địa bàn thị xã. Ngoài ra luận án còn sử dụng các phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn sâu đối với những người từ Văn phòng điều phối nông thôn mới thị xã, phòng Kinh tế thị xã, Chi cục Thống kê thị xã, 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: Số liệu điều tra sơ cấp được thực hiện trong năm 2019. Số liệu thứ cấp được thu thập liên tục trong các năm từ 2016- 2020, đề xuất định hướng và giải pháp giai đoạn đến năm 2030;
  10. 7 - Phạm vi về không gian: Đề tài luận án được thực hiện trên toàn bộ địa bàn thị xã Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên). Điều tra khảo sát được thực hiện tại 3 xã (Thuận Thành, Đắc Sơn và Phúc Thuận) đại diện cho 3 tiểu vùng khác nhau của thị xã Phổ Yên; - Phạm vi giới hạn về nội dung: Đề tài nghiên cứu tập trung các tiêu chí kinh tế trong xây dựng nông thôn mới và gắn với các tiêu chí đô thị hóa. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa 2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa ở thị xã Phổ Yên 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 2.2.4. Quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Khung nghiên cứu Hình 2.1. Khung nghiên cứu của luận án
  11. 8 2.3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu 2.3.2.1. Tiếp cận hệ thống 2.3.2.2. Tiếp cận vĩ mô, vi mô 2.3.3. Quy trình nghiên cứu Đối với luận án này, quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 6 bước, cụ thể như sau: (1) Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu; (2) Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu; (3) Bước 3: Thực hiện nghiên cứu định tính; (4) Bước 4: Thực hiện nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; (5) Bước 5: Thực hiện nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng; (6) Bước 6: Đưa ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu 2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa ở thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên 3.2.1. Thực trạng quy hoạch Xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa Quy hoạch phát triển nông thôn được coi là quy hoạch tổng thể trên vùng không gian sống của mọi sinh vật bao gồm loài người, động vật, thực vật. Mục tiêu của quy hoạch là đáp ứng sự tăng trưởng liên tục mức sống của con người và phát triển bền vững. Do đó đi đôi với việc phát triển kinh tế, văn hoá xã hội là vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ và tái tạo tài nguyên để phục vụ cho lợi ích lâu dài của các thế hệ mai sau. 3.2.2. Thực trạng hạ tầng kinh tế - xã hội 3.2.2.1. Hạ tầng giao thông Ở bảng 3.1 có thể thấy, hệ thống hạ tầng giao thông tại Phổ Yên, đặc biệt là tại khu vực nông thôn của thị xã đã đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân cũng như doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. Theo tiêu chuẩn của nông thôn mới nâng cao hoặc nông thôn mới kiểu mẫu thì hệ thống giao thông tại đây phần nào đã có thể đáp ứng được. Tuy nhiên trong quá trình đô thị hóa khu vực nông thôn Phổ Yên thì tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng hay mật độ đường giao thông, cũng như diện tích đất giao thông trên dân số tại khu vực nông thôn vẫn còn rất hạn chế. 3.2.2.2. Hạ tầng thủy lợi Ở bảng 3.2 có thế thấy việc cung cấp hệ thống thủy lợi cho sản xuất và sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp - HTX đã đạt đến mức độ hoàn thiện nhất định. Tuy nhiên, với đánh giá của doanh nghiệp về
  12. 9 nguồn nước phục vụ sản xuất và đánh giá của người dân về nguồn nước sinh hoạt chưa thực sự cao thì hệ thống thủy lợi của địa phương vẫn cần phải hoàn thiện hơn nhất là tại khu vực nông thôn của thị xã. Trong các tiêu chí để xây dựng nông thôn mới theo chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, hệ thống tỷ lợi được tưới tiêu chủ động cần phải đạt trên 80% và phải đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh nên hệ thống hạ tầng thủy lợi vẫn cần phải hoàn thiện mới đáp ứng được. Thêm nữa, theo số liệu thống kê thực tế của văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên thì về cung cấp nước sạch thì đến năm 2020, thị xã Phổ Yên đã có khoảng 95% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Với thực trạng như vậy, hệ thống thủy lợi, nhất là việc cung cấp nước sạch cho thị xã Phổ Yên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của đô thị hóa, với yêu cầu nước sạch phải được cung cấp cho 100% người dân với 110-125 lít/ người/ ngày. 3.2.2.3. Hạ tầng điện Ở bảng 3.3 có thể nói, hệ thống điện tuy có thể cung cấp cho 100% doanh nghiệp - HTX và người dân tại thị xã trong sinh hoạt và sản xuất, tuy nhiên hiệu quả và tính liên tục trong việc cung cấp điện chưa được thực hiện tốt. Qua khảo sát thực tế cũng cho thấy khá nhiều hộ dân tại nông thôn cho biết việc mất điện trong những thời điểm cao điểm diễn ra thường xuyên, dẫn đến hiệu quả trong sản xuất, sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng nhất định. Với những kết quả như vậy, mặc dù khu vực nông thôn thị xã Phổ Yên hoàn toàn có thể đáp ứng tiêu chuẩn nông thôn mới nâng cao, tiêu chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, thậm chí đáp ứng được cả các tiêu chuẩn về đô thị hóa cho hệ thống điện tại đây, tuy nhiên về chất lượng nguồn điện, sự liên tục của việc truyền tải điện đặc biệt là cho các khu vực nông thôn của thị xã Phổ Yên vẫn cần phải có những cải thiện nhất định. 3.2.2.4. Hạ tầng thương mại nông thôn Theo kết quả khảo sát thực tế ở bảng 3.4 về hạ tầng thương mại nông thôn tại thị xã Phổ Yên, nhìn chung cả cán bộ, doanh nghiệp - HTX và người dân đều có đánh giá khá tốt về sự thuận tiện trong tìm kiếm thông tin về thị trường, về sự dễ dàng thuận tiện trong hoạt động mua bán sản phẩm cũng như vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất, hệ thống chợ nông thôn cũng được đánh giá là đầy đủ, thuận tiện cũng như giá cả ít có sự biến động và phù hợp với giá cả chung của thị trường. Trong đó, nhìn chung người dân đánh giá cao nhất về hạ tầng thương mại nông thôn, với điểm đánh giá cao nhất về sự đầy đủ và thuận tiện của hệ
  13. 10 thống chợ nông thôn tại Phổ Yên (4,52/5 điểm), còn lại các yếu tố hạ tầng khác đều đạt điểm trên 4,3. Duy nhất có 2 vấn đề được doanh nghiệp - HTX nông nghiệp và cán bộ đánh giá chưa thực sự cao đó là sự dễ dàng trong tìm kiếm thông tin thị trường (cán bộ quản lý đánh giá mức 3,77/5 điểm - đánh giá ở mức thấp nhất trong toàn bộ đánh giá của các đối tượng khảo sát về hệ thống thương mại nông thôn) và giá cả sản phẩm (các doanh nghiệp được khảo sát đánh giá ở mức 3,95/5 điểm). Thêm nữa, có thể thấy độ lệch chuẩn đối với số liệu khảo sát đối tượng doanh nghiệp - HTX nông nghiệp là lớn nhất so với 2 đối tượng còn lại, chứng minh rằng, các doanh nghiệp - HTX có nhiều vấn đề trái chiều hơn về hệ thống thương mại tại đây, nhất là sự hỗ trợ trong hoạt động thương mại của các doanh nghiệp này. Trong đó độ lệch chuẩn lớn nhất nằm ở vấn đề dễ dàng trong mua bán các sản phẩm nông nghiệp (1,129), từ đó có thể thấy có những doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua bán khá thuận lợi, tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp còn lúng túng hoặc hạn chế trong việc thu mua nông sản thô cũng như bán ra thị trường các sản phẩm mình sản xuất. 3.2.2.5. Hạ tầng thông tin và truyền thông Theo số liệu thực tế ở bảng 3.5 có thể thấy, các tiêu chí trong phát triển hạ tầng thông tin - truyền thông của thị xã đều đạt mức cao và phát triển mạnh trong những năm gần dây, đặc biệt, đối với các tiêu chí bao gồm: xã có điểm phục vụ bưu chính, xã có dịch vụ viễn thông, Internet, xã có đài truyền thanh, tỷ lệ phủ sóng di động đều đạt 100% từ năm 2015. Các tiêu chí khác đều vượt mức trung bình so với cả nước, như số thuê bao Internet đạt 75% số dân (so với tỷ lệ 70% của cả nước); số thuê bao di động đạt 84% (so với tỷ lệ 70% dân số sử dụng thuê bao di động của cả nước). Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành tại các xã của thị xã Phổ Yên đến nay đã đạt mức 100%. Hoạt động phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông của thị xã Phổ Yên như thực trạng trên sẽ có tác động quan trọng đến vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên, nhất là đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ hơn của hệ thống sản xuất nông nghiệp. Do đó, ngoài việc triển khai cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông cơ bản thì địa phương cần phải áp dụng mạnh hơn công nghệ thông tin vào thực hiện thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp thuận lợi hơn trong các hoạt động thường ngày nói chung và thủ tục liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nói riêng.
  14. 11 3.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất 3.2.3.1. Thu nhập của người dân Bảng 3.6. Kết quả khảo sát thu nhập của hộ dân khu vực nông thôn Phổ Yên Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Số nhân khẩu/ hộ dân 4,19 1,68 Thu nhập trung bình hộ dân/ 235,43 294,21 năm (triệu đồng) Thu nhập trung bình từ nông 58,39 115,14 nghiệp hộ dân/ năm (triệu đồng) (Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả) Theo kết quả khảo sát thực tế về thu nhập của các hộ dân khu vực nông thôn tại thị xã Phổ Yên, mức thu nhập chênh lệch về thu nhập giữa các hộ là khá cao, với độ lệch chuẩn lên đến 294,21 nên hệ số biến thiên CV0 là 1,25, có những hộ dân chỉ có thu nhập khoảng 10 triệu đồng/năm, nhưng có hộ dân thu nhập đến 1.500 triệu đồng một năm. Với mức trung bình là 235 triệu đồng/ hộ/ năm, thu nhập đầu người tại khu vực nông thôn thị xã Phổ Yên đạt khoảng 55 triệu/ người/năm. Mức này có cao hơn so với thống kê của Hội nông dân Việt Nam, nhưng con số sai lệch vẫn có thể chấp nhận được. Với mức thu nhập bình quân như trên, có thể thấy phát triển kinh tế trong nông thôn của thị xã Phổ Yên đã làm nâng cao thu nhập người dân. 3.2.3.2. Tỉ lệ hộ nghèo Tính đến hết năm 2020, T.X Phổ Yên còn 856 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 2,43%), giảm 471 hộ so với năm 2019 và 2295 hộ so với năm 2015. Tỷ lệ giảm trung bình hộ nghèo từ năm 2015-2020 là 1,4%/ năm. Đối với tỉ lệ hộ nghèo phân chia theo khu vực, số lượng tại khu vực thành thị và nông thôn năm 2020 lần lượt là 98 hộ (chiếm tỉ lệ 1,1%) và 758 hộ (với tỉ lệ là 3,2%). Tỉ lệ hộ nghèo đạt vượt mức yêu cầu với xã nông thôn mới cũng như yêu cầu đô thị hóa cấp 2 với tỉ lệ yêu cầu là đạt dưới 6%. Có được kết quả này là do các chính sách giảm nghèo được Thị xã triển khai đồng bộ, phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của từng vùng nghèo, hộ nghèo, góp phần tạo động lực để người nghèo vươn lên phát triển kinh tế. Thị xã cũng đã thực hiện rà soát, phân loại nhóm hộ nghèo theo nguyên nhân để đề ra giải pháp hỗ trợ phù hợp với điều kiện thực tế. 3.2.3.3. Tỷ lệ lao động có việc làm Đến năm 2020, trong tổng số 75.700 người trong độ tuổi lao động trên địa bàn Thị xã có khoảng 74.600 người có việc làm thường xuyên (chiếm tỷ lệ trên 98%). Trong đó, trên 13 nghìn người làm việc trong lĩnh ựv c nông, lâm, ngư nghiệp. Có thể thấy, tỷ lệ lao động có việc làm cũng tăng dần lên theo tiến trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Phổ Yên. Tỷ lệ lao động có việc làm của thị xã hoàn toàn có thể đáp ứng được cả tiêu chuẩn nông
  15. 12 thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu (lớn hơn 90%), do đó việc phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới tại đây đã phần nào tăng việc làm cho người dân nông thôn. Ngoài ra, với việc thực hiện Đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn T.X Phổ Yên, trung bình mỗi năm Thị xã đào tạo nghề cho 1.000 học viên và tạo việc làm mới cho 3.316 người lao động, tỷ lệ người lao động qua đào tạo đạt trên 75%. Tăng cường rà soát, điều tra về cung - cầu lao động; đẩy mạnh việc liên kết với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề, tuyển dụng lao động vào làm việc tại doanh nghiệp cũng là những giải pháp mà địa phương bước đầu triển khai thực hiện nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hơn cho thị xã. Về lao động trong các nhóm ngành kinh tế, tuy quy mô dân số tại khu vực nông thôn thị xã Phổ Yên tương đối cao so với dân cư thành thị, nhưng thực tế lại cho thấy số lao động có việc làm nằm trong nhóm ngành kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản lại chiếm tỷ lệ thấp hơn lao động làm việc trong nhóm ngành công nghiệp, xây dựng, tuy nhiên lại chủ yếu là đối tượng lao động có độ tuổi lớn, bao gồm cả lao động đã vượt tuổi lao động. Còn trong tổng số khoảng 130.000 người trong độ tuổi lao động trên địa bàn Thị xã có trên 120.000 người có việc làm thường xuyên (chiếm tỷ lệ trên 92%). Thực trạng này có xu hướng ngày càng gia tăng, đặt ra nhiều thách thức không chỉ đối với người lao động mà còn tạo áp lực cho thị trường lao động, trở thành gánh nặng về an sinh - xã hội. Đây là một trong những vấn đề hết sức cấp thiết đối với thị trường lao động của thị xã Phổ Yên cũng như sự tổn thất nặng nề đối với hoạt động kinh tế nông thôn tại đây. Lao động tại thị xã Phổ Yên cũng có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới của thị xã, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có sự sụt giảm trung bình từ năm 2015-2020 là 1.696 lao động/năm. Còn trong lĩnh vực phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng, dịch vụ) thì tỷ trọng lao động tăng từ 59,7% (năm 2015) lên đến 72,2% (năm 2020). Sự chuyển dịch trên là một trong những yếu tố minh chứng cho quá trình đô thị hóa đang diễn ra tại thị xã Phổ Yên 3.2.3.4. Thực trạng tổ chức sản xuất a) Thực trạng kinh tế hộ nông dân Ở bảng 3.7 có thể thấy, từ năm 2015 đến nay, cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới và xu hướng đô thị hóa tại Phổ Yên thì tỉ lệ hộ nông nghiệp đều giảm qua các năm, từ 55,32% (năm 2015) còn 51,49% (năm 2020) với tốc độ giảm trung bình là 0,77%/năm. Điều này cũng phù hợp với xu thế tăng cường hoạt động công nghiệp tại địa phương. Thêm nữa, số lượng hộ gia đình sản xuất, kinh doanh khu vực nông thôn giảm tương đối do tốc độ đô thị hóa và sự phát triển của khu vực công nghiệp của địa phương tăng nhanh. Cơ cấu hộ có sự chuyển dịch
  16. 13 tích cực theo hướng giảm khá nhanh tỷ trọng của nhóm hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Ở bảng 3.8 theo kết quả thống kê của chi cục thống kê thị xã Phổ Yên, toàn thị xã tính đến năm 2020 có 52,12% là hộ nông nghiệp, 0,05% là hộ lâm nghiệp, 0,02% là hộ thủy sản, và 47,81% hộ phi nông nghiệp. Tuy vậy nhưng số lượng hộ nông nghiệp có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp trong 12 tháng năm 2020 chỉ chiếm có 29,36%, tức còn đến hơn 20% số hộ nông nghiệp đã chỉ coi nông nghiệp là phụ và làm các ngành nghề phi nông nghiệp để tạo thu nhập chính cho gia đình. Ngoài ra, theo khảo sát thực tế của tác giả đối với các hộ dân khu vực nông thôn trên địa bàn thị xã Phổ Yên, cho thấy một số kết quả như sau: - Về mô hình sản xuất nông nghiệp của hộ, chiếm phần lớn là hoạt động sản xuất đơn lẻ chiếm đến 89,8%, việc sản xuất thông qua hợp tác với các hợp tác xã hay doanh nghiệp chỉ chiếm 10,2%, điều này đã nêu rõ thực trạng trong việc sản xuất nông nghiệp tại Phổ Yên là khá manh mún, chưa có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Bảng 3.9. Kết quả khảo sát mô hình sản xuất nông nghiệp của hộ dân khu vực nông thôn thị xã Phổ Yên Mô hình sản xuất Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Nhỏ lẻ 351 89,8 Có sự liên kết với doanh nghiệp - HTX 33 8,7 Sản xuất theo đặt hàng từng mùa vụ 6 1,5 Tổng cộng 390 100,0 (Nguồn: Khảo sát thực tế) - Về hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các hộ sản xuất nông nghiệp khu vực nông thôn thị xã Phổ Yên, các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra hầu hết được các hộ tự thực hiện hoạt động bán hàng nhỏ lẻ, hoặc mang ra chợ để tiêu thụ (chiếm đến 70,1% trong các loại hoạt động tiêu thụ khác), tiếp đến là tỉ lệ bán hàng nông sản cho thương lái và lái buôn đến tận nơi để mua, số còn lại chỉ chiếm 1,3% là bán cho các doanh nghiệp chế biến nông sản. Bảng 3.10. Kết quả khảo sát phương thức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của hộ dân khu vực nông thôn thị xã Phổ Yên Cách thức tiêu thụ Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Tự tìm người mua 273 70,1 Lái buôn đến thu mua 112 28,6 Doanh nghiệp - HTX đến thu mua 5 1,3 Tổng cộng 390 100,0 (Nguồn: Khảo sát thực tế) - Về hoạt động áp dụng máy móc công nghệ trong sản xuất, đa phần hộ dân đã áp dụng cơ giới trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp,