Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre: Thực tiễn và bài học kinh nghiệm

pdf 35 trang vuhoa 25/08/2022 6920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre: Thực tiễn và bài học kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_tai_co_cau_nong_nghiep_tai_tinh_b.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre: Thực tiễn và bài học kinh nghiệm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Phát triển Nông thôn Mã ngành: 62620116 LÂM VĂN LĨNH NGHIÊN CỨU TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẾN TRE: THỰC TIỄN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 2021
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: GS. TS. Hà Thanh Toàn Người hướng dẫn phụ: PGS. TS Nguyễn Duy Cần Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường tại: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ, Trường Đại học Cần Thơ. Vào lúc 14 giờ ngày 29 tháng 11 năm 2020 Phản biện 1: GS. TS Võ Quang Minh Phản biện 2: PGS. TS Dương Ngọc Thành Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Lâm Văn Lĩnh, Nguyễn Duy Cần, Phạm Ngọc Nhàn, Lâm Văn Tân và Trần Văn Quân (2020). Các yếu tố tác động đến chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Bến Tre. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; số 386 năm 2020; trang 152-160. ISSN: 1859-4581. 2. Lâm Văn Lĩnh, Hà Thanh Toàn, Nguyễn Duy Cần và Lâm Khắc Huy (2019). Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp trong điều kiện xâm nhập mặn tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre; Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam; số 11 (108)/2019; trang 140-146. ISSN: 1859-1558. 3. Lâm Văn Lĩnh, Vũ Anh Pháp, Hà Thanh Toàn, Lâm Văn Tân (2019). Đánh giá hiệu quả tài chính các mô hình canh tác trong tái cơ cấu nông nghiệp tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam; số 7 (104)/2019; trang 127-133. ISSN: 1859-1558. 4. Lâm Văn Lĩnh, Nguyễn Duy Cần, Phạm Ngọc Nhàn, Lâm Văn Tân (2020). Áp dụng chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế cho đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ở vùng ven biển tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bến Tre, đồng bằng sông Cửu Long; Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; số 11 năm 2020; trang 182-191. ISSN: 1859-4581. 5. Nguyễn Duy Cần, Lâm Văn Lĩnh, Phạm Ngọc Nhàn, Lâm Văn Tân (2020). Đánh giá sự chuyển biến về tái cơ cấu nông nghiệp ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre thông qua phân tích chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế ở cấp hộ nông dân; Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ; tập 56, số 5D (2020); trang 246- 255.ISSN:2615-9422.
  4. CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Nghiên cứu về tái cơ cấu nông nghiệp trong nước cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn rất giới hạn vì đây là vấn đề mới, chủ trương về tái cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam chính thức được ban hành từ giữa năm 2013. Trong khi đó, trên thế giới vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp đã diễn ra từ 3-4 thập kỷ trước dưới nhiều hình thức. Quá trình tái cơ cấu nông nghiệp cũng sẽ rất khác nhau giữa các vùng miền, sự tiếp cận và thực hiện các chính sách, lợi thế so sánh các vùng có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình và hiệu quả của tái cơ cấu nông nghiệp. Do vậy đây cũng là lý do đề tài nghiên cứu rất cần thiết được đặt ra nhằm đánh giá quá trình thực hiện, xác định các yếu tố ảnh hưởng và rút ra các bài học kinh nghiệm giúp cải thiện tiến trình tái cơ cấu hiệu quả hơn. Vấn đề trọng tâm trong thực hiện chủ trương “Tái cơ cấu nền nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng” theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, theo đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng Đề án “Tái cơ cấu Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10/6/2013. Đây là chủ trương mà cả nước đang đặc biệt quan tâm và trong tiến trình triển khai thực hiện. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, kết quả tái cơ cấu nông nghiệp trong thực tế chưa tạo được chuyển biến rõ nét, việc triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu chưa được đồng bộ, thiếu phương pháp, còn lúng túng, triển khai chậm, tùy thuộc vào địa bàn (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2015). Ở Bến Tre, tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào kết quả sản xuất, kinh doanh của toàn ngành. Ngành nông nghiệp đã tập trung triển khai thực hiện phát triển, nhân rộng các mô hình 1
  5. sản xuất có hiệu quả; Hiệu quả sản xuất nông nghiệp năm 2017 trên 1 ha diện tích canh tác trồng trọt tăng từ 63 triệu đồng tăng lên 100 triệu đồng; Thủy sản tăng từ 246 lên 330 triệu đồng so năm 2013. Thu nhập bình quân đầu người từ 21 triệu đồng năm 2013 lên 32 triệu đồng năm 2017 (UBND tỉnh Bến Tre, 2018). Những vấn đề còn tồn tại và những quan tâm liên quan đến đề tài nghiên cứu đặt ra là: Việc triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ở nhiều địa phương chưa nhận ra được lợi thế sinh thái của từng địa bàn, chưa xác định được các mô hình sản xuất chủ đạo, phương pháp thực hiện nặng về hành chính, thiếu các biện pháp khoa học. Trong sản xuất, năng suất có tăng nhưng còn ở mức thấp, số lượng sản phẩm chưa đủ sức cung ứng theo yêu cầu thị trường. Hiệu quả hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã chưa đủ sức để làm cơ sở tham gia liên kết với các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm. Một số mô hình sản xuất có hiệu quả khá, nhưng nhân rộng còn chậm. Thu nhập và đời sống của một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, môi trường sản xuất ngày càng khó khăn do diễn biến thời tiết phức tạp, tình hình hạn, mặn, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi thường xuyên xảy ra, đã gây thiệt hại khá lớn về kinh tế và tâm lý không an tâm đầu tư sản xuất của người dân. Từ những vấn đề còn tồn tại và quan tâm trên, đề tài nghiên cứu ”Tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bến Tre: Thực tiễn và bài học kinh nghiệm” được thực hiện. Kết quả nghiên cứu sẽ tìm ra các yếu tố tác động đến tính hiệu quả, những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện TCCNN trong điều kiện ảnh hưởng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế. Từ đó, đề xuất các giải pháp thực hiện đạt hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp cho tỉnh Bến Tre. 2
  6. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Bến Tre, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bến Tre. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. - Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. 1.3 Những đóng góp mới của nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu, luận án có những đóng góp như sau: i. Luận án xác định tiến trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, phát hiện ra những hạn chế trong việc triển khai kế hoạch tái cơ cấu cũng như khoảng trống các chính sách, hạn chế quy hoạch sản xuất nông nghiệp. ii. Luận án đã phát hiện sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp tại các vùng sinh thái đại diện cho tỉnh Bến Tre như vùng ngọt (Mỏ Cày Bắc), vùng ngọt-lợ (huyện Giồng Trôm) và vùng mặn-lợ (huyện Thạnh Phú); 3
  7. iii. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Bến Tre, đưa ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp cho tỉnh. CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về tái cơ cấu ngành NN Việt Nam 2.1.1 Khái niệm về tái cơ cấu nông nghiệp Tái cơ cấu nông nghiệp là quá trình phát triển nông nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh cao hơn, bền vững hơn cho toàn ngành, là quá trình phát triển gắn với thay đổi quy mô sản xuất của các ngành nhằm tạo ra các nông sản có chất lượng và giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng cao thu nhập cho nông dân và đảm bảo tính bền vững (Thủ tướng Chính phủ, 2013). 2.1.2 Chủ trƣơng, chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp Chủ trương về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra một số khuyết điểm yếu kém của nền kinh tế và đã xác định chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng "Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại 4
  8. doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế" (Tạp chí Đảng cộng sản, 2011). Chủ trương này được cụ thể hóa thông qua Quyết định số 399/QĐ-TTg ngày 19 tháng 2 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020 với mục tiêu thực hiện tái cơ cấu gắn với mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp để đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Như vậy, nội hàm của chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp bao gồm: điều chỉnh và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp hiện có, đồng thời tìm kiếm những sản phẩm nông nghiệp mới phù hợp, được ứng dụng công nghệ cao với giá trị gia tăng lớn, có thị trường tiêu thụ ổn định. Tái cơ cấu nông nghiệp sẽ theo hướng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng hiệu quả và phát triển bền vững. Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp Theo xu hướng chung của toàn nền kinh tế, ngành nông nghiệp cũng đứng trước nhu cầu tái cơ cấu. Ngày 10 tháng 6 năm 2013, Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, Đề án tập trung vào hai nội dung chính: Tái cơ cấu các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, sản xuất muối. Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn với mục tiêu phát triển bền vững cần phải được áp dụng xuyên suốt trong tái cơ cấu từng 5
  9. lĩnh vực trên cả 3 vấn đề “Kinh tế, xã hội và môi trường” và đẩy mạnh thực hiện chương trình nông thôn mới. Nhận xét tổng quan tài liệu Dựa trên các nghiên cứu đã lược khảo cho thấy, tái cơ cấu nông nghiệp trên các nước tập trung vào chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và sản xuất theo định hướng thị trường, tại các nước đang phát triển Châu Á, tái cơ cấu nông nghiệp, ngoài những chính sách về nông nghiệp còn quan tâm phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất, giảm giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tăng cường công nghiệp; trong đó tập trung nâng cao chất lượng nông sản, sản xuất đạt chuẩn quy trình sạch, an toàn cho người tiêu dùng, nhằm nâng cao giá trị gia tăng. Tại Việt Nam, theo Trần Công Thắng và Đinh Bảo Linh (2015) nghiên cứu về các chính sách tái cơ cấu nông nghiệp của Việt nam cho thấy sau "Đổi mới", Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực trong nông nghiệp, từ nước nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu lớn các sản phẩm nông nghiệp. Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra một số khuyết điểm yếu kém của nền kinh tế và đã xác định chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng "Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế" (Tạp chí Đảng cộng sản, 2011). 6
  10. Chủ trương này được cụ thể hóa thông qua Quyết định số 399/QĐ-TTg ngày 19 tháng 2 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020 với mục tiêu thực hiện tái cơ cấu gắn với mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp để đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo đó, Bến Tre đã ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn và các huyện có kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp để cụ thể hóa trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, sau quá trình thực hiện, còn gặp một số hạn chế việc triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ở nhiều địa phương chưa nhận ra được lợi thế sinh thái của từng địa bàn, chưa xác định được các mô hình sản xuất chủ đạo, phương pháp thực hiện nặng về hành chính, thiếu các biện pháp khoa học. Hiệu quả hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã chưa đủ sức để làm cơ sở tham gia liên kết với các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm. Theo luận án tiến sĩ của Nguyễn Hữu Thịnh (2018), tác giả tập trung các vấn đề chính sách cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với BĐKH và chủ yếu ở vùng lũ, trong khi đánh giá về lợi thế và các nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp chưa được đề cập, đặc biệt là vùng XNM. Từ kinh nghiệm các nước, Việt Nam có thể tham khảo con đường tái cơ cấu nông nghiệp của Thái Lan là chuyển đổi sản xuất các nông sản phẩm có giá trị cao theo hướng thị trường, phát triển công nghệ chế biến để đa dạng hóa và gia tăng giá trị sản phẩm và ở Trung Quốc tập trung phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp, sản xuất những sản phẩm có lợi thế so sánh khu vực, vùng 7
  11. miền. Đối với khu vực ĐBSCL thì tỉnh Đồng Tháp là đi đầu trong việc thực hiện tái cơ cấu, trong thời gian quan cũng đã có những kết quả đáng kể là mô hình để các tỉnh khu vực ĐBSCL nghiên cứu tham khảo. Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm nêu trên vẫn còn nhiều nội dung cần tiếp tục làm rõ, cần có đánh giá, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp hiệu quả cho tiến trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Bến Tre. Do đó, về tính mới của luận án dựa trên những vấn đề chưa được nghiên cứu vừa nêu làm cơ sở để tác giả nghiên cứu về thực trạng TCCNN, các yếu tố (bên trong và bên ngoài) có ảnh hưởng đến tiến trình TCCNN, giải pháp cụ thể và bài học kinh nghiệm góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Bến Tre. CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phƣơng pháp tiếp cận Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận từ nghiên cứu thực tiễn của quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp để rút ra các vấn đề về lý luận và bài học kinh nghiệm của quá trình TCCNN. Theo đó, luận án sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia, để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu. Luận án tập trung nghiên cứu tiến trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Trong đó, nghiên cứu của luận án nhấn mạnh đến bối cảnh tái cơ cấu nông nghiệp thực hiện trong điều kiện của hội nhập quốc tế và tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt ở Bến Tre, hạn và xâm nhập mặn tác động lớn đến TCCNN trên địa bàn; Phân tích 8
  12. TCCNN dựa vào phương pháp triển khai, kế hoạch triển khai; Nghiên cứu về nguồn lực thực hiện tái cơ cấu, công nghệ được áp dụng; Trọng tâm là đánh giá kết quả sau hơn 3 năm triển khai thực hiện tái cơ cấu trên địa bàn nghiên cứu, biểu hiện kết quả, thay đổi cơ cấu, liên kết chuỗi giá trị. Đồng thời đây là manh mối quan trọng để xác định các yếu tố trọng tâm tác động đến tái cơ cấu. Qua đó, đề ra những bài học kinh nghiệm, giải pháp thực hiện hiệu quả trong thời gian tới. Ngoài ra, đề tài phân tích sâu các yếu tố liên kết đến TCCNN, hiện thời được xem là yếu tố đóng góp cho sự thành công của TCCNN. Tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn kết với xây dựng nông thôn mới, gắn kết với doanh nghiệp trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hướng đến thành lập hợp tác xã (theo Luật Hợp tác xã năm 2012) nhằm ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Dựa vào cách tiếp cận trên, tiến trình nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo 3 cấp độ chính của các chủ thể tham gia quá trình TCCNN: Cấp tỉnh, cấp huyện (gồm tiểu vùng sinh thái) và hộ nông dân (Hình 1.1). Hộ nông dân vừa là chủ thể nhưng cũng đồng thời là đối tượng thụ hưởng của quá trình TCCNN. Trong nghiên cứu này, đề tài tập trung phân tích tình hình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ở 3 huyện điển hình của tỉnh Bến Tre, gồm có huyện Mỏ Cày Bắc tiêu biểu cho vùng sinh thái ngọt; huyện Giồng Trôm tiêu biểu cho vùng sinh thái ngọt-lợ; và huyện Thạnh Phú tiêu biểu cho vùng mặn-lợ. 9
  13. Tác nhân Tiêu chí đánh giá Vai trò (chủ thể) (vấn đề nghiên cứu) Chủ trương, chính Văn bản, quyết định, sách về TCCNN chính sách của tỉnh về Cấp tỉnh theo hướng nâng cao TCCNN; Kết quả thực GTGT và phát triển hiện các kế hoạch, chỉ bền vững tiêu có liên quan Thực tiễn TCCNN: Tiến trình; phương Cấp huyện: Kế hoạch thực hiện pháp; nguồn lực sử Thạnh Phú, TCCNN giai đoạn dụng; các yếu tố liên Mỏ Cày Bắc 2013-2017 và đến kết và ảnh hưởng; biểu và Giồng 2020 theo đặc thù hiện TCCNN, MHCT Trôm (vùng địa phương (ngọt, phù hợp và nâng cao sinh thái) ngọt-lợ và mặn-lợ) GTGT tại địa phương Chuyển đổi MHCT MHCT phù hợp, nâng Cấp Hộ nông theo chủ trương cao GTGT cho nông dân TCCNN hộ Hình 3.1 Sơ đồ tiến trình phân tích đánh giá theo các chủ thể của TCCNN Phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.1 Phƣơngpháp chọn điểm nghiên cứu Địa điểm điều tra: chọn điểm nghiên cứu dựa vào phân vùng sinh thái tương đối của tỉnh với 3 tiểu vùng sinh thái đặc trưng là vùng ngọt, vùng ngọt-lợ và vùng mặn-lợ thuộc 3 huyện Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm và Thạnh Phú. Huyện Mỏ Cày Bắc đại diện một cách tương đối cho tiểu vùng ngọt; huyện Giồng Trôm đại diện một cách tương đối 10
  14. cho tiểu vùng lợ, mặn; và huyện Thạnh Phú đại diện cho tiểu vùng lợ và nhiễm mặn. Phương pháp chọn mẫu: Việc chọn mẫu được áp dụng theo phương pháp thuận tiện và phân tầng (theo vùng sinh thái và lĩnh vực sản xuất) tổng số mẫu thực hiện tại 03 vùng sinh thái (03 huyện khảo sát) là 540 mẫu. 3.2.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu * Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập bằng phương pháp kế thừa tài liệu. * Thu thập số liệu sơ cấp: - Phỏng vấn nông hộ - Phỏng vấn nhóm (PRA). - Phương pháp chuyên gia (KIP) - Phương pháp phân tích SWOT (Strengths -Weaknesses - Opportunities - Threats). 3.3.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu Nội dung 1: Đánh giá thực trạng tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bến Tre: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh tương, kiểm định chi bình phương. Nội dung 2: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic. - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả so sánh 3 vùng sinh thái (3 huyện nghiên cứu). 11
  15. Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp cho tỉnh Bến Tre: Sử dụng phương pháp SWOT và phương pháp phân tích tổng hợp. CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Bến Tre và vùng nghiên cứu 4.1.1 Nguồn lực của nông hộ trong tái cơ cấu nông nghiệp Tuổi nông hộ Độ tuổi nông dân được chia ra thành 4 nhóm tuổi khác nhau: Nhóm 1 bao gồm những nông dân có độ tuổi nhỏ hơn 30 chiếm tỷ lệ 1,5%, nhóm tuổi thứ 2 bao gồm những nông dân có độ tuổi từ 30 đến 45 chiếm tỷ lệ 21,9%, kế tiếp là nhóm tuổi thứ 3 bao gồm những nông dân từ 46 đến 60 chiếm tỉ lệ 50%, đây là nhóm tuổi nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất và nhóm tuổi thứ 4 bao gồm những nông dân có tuổi lớn hơn 60 chiếm tỷ lệ 26,7% (Hình 4.1). Hình 4.1 Nhóm tuổi của nông dân đƣợc khảo sát (Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ tỉnh Bến Tre năm 2019, n = 540) Giới tính của chủ hộ 12
  16. Kết quả khảo sát nông hộ với tổng số 540 nông dân cho thấy nam giới chiếm khá cao (63,33%) và nữ giới chỉ chiếm 36,67% (Hình 4.2). Hình 4.2 Tỷ lệ giới tính của nông dân (Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ tỉnh Bến Tre năm 2019, n = 540) Trình độ học vấn Theo kết quả phân tích cho thấy, nhóm nông dân có trình độ học vấn cấp 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 41,0%), kế tiếp là nhóm nông dân có trình độ học vấn cấp 1 (chiếm 37,4%), nhóm nông dân có trình độ học vấn cấp 3 chiếm tỷ lệ tương đối thấp (chiếm 20,1%). Trên địa bàn khảo sát, vẫn còn có những nông dân không đi học (chiếm tỷ lệ 1,5%). Kinh nghiệm của chủ hộ trong SXNN Số năm kinh nghiệm sản xuất của nông dân trên 30 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (34,6%), kế đến là nhóm nông dân có số năm kinh nghiệm sản xuất từ 21 đến 30 năm chiếm 31,1%, nhóm nông dân có số năm kinh nghiệm từ 10 đến 20 năm chiếm 23,4% và thấp nhất là nhóm nông dân có số năm kinh nghiệm nhỏ hơn 10 năm chiếm 10,9%. Đối với hộ nông dân đã chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thì số hộ nông dân có năm kinh nghiệm từ khi đã chuyển đổi trong đó kinh nghiệm sản xuất từ dưới 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 63,7% kế 13
  17. đến là nhóm nông dân có số năm kinh nghiệm chuyển đổi sản xuất từ 10 đến 20 năm chiếm 26,6% và kinh nghiệm chuyển đổi sản xuất từ 21 đến 30 năm chiếm tỷ lệ 5,9%, cuối cùng số năm kinh nghiệm chuyển đổi thấp nhất là nhóm nông dân có kinh nghiệm trên 30 năm chiếm 3,7%. Nguồn lực lao động của nông hộ trong sản xuất NN Bảng 4.1 Tần số và tỷ lệ các nhóm lao động/hộ của nông hộ tỉnh Bến Tre Số lao động chính gia đình Tần số Tỷ lệ% Dưới 3 người/hộ 404 74,8 Từ 3 đến 6 người/hộ 133 24,6 Trên 6 người/hộ 3 0,6 (Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ tỉnh Bến Tre năm 2019, n = 540) Theo kết quả điều tra ở Bảng 4.1, cho thấy nhóm lao động dưới 3 người/hộ cao nhất chiếm 74,8%, nhóm lao động từ 3 đến 6 người chiếm 24,6% và nhóm lao động từ 6 người/hộ chỉ chiếm 0,6%, chiếm tỷ lệ thấp nhất. Nhìn chung trên địa bàn khảo sát cho thấy nhóm hộ có số lao động dưới 3 người chiếm tỉ lệ khá cao, chứng tỏ nguồn lực lao động còn rất hạn chế chưa thật sự đáp ứng đủ trong sản xuất. Diện tích đất sản xuất nông hộ Số hộ sở hữu diện tích đất sản xuất nông nghiệp dưới 5.000 m2 (nhóm 1) chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 40%), kế tiếp là nhóm có diện tích đất sản xuất từ 5.000 m2 đến 10.000 m2 (nhóm 2) (chiếm 33,1%), sau cùng là nhóm hộ có diện tích trên 10.000 m2 (nhóm 3) (chiếm 26,9%), nhóm này chiếm tỷ lệ thấp nhất. Kết quả này cũng cho thấy trên địa bàn nghiên cứu, đất đai sản xuất của nông hộ còn manh mún, nhỏ lẽ, các nông hộ sở hữu đất đai sản xuất nông 14
  18. nghiệp với qui mô lớn còn ít. Nguồn vốn sản xuất Qua khảo sát 540 nông hộ tại 3 huyện Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm và Thạnh Phú, có 191 hộ vay vốn để sản xuất (chiếm 35,4%) và 349 hộ không vay vốn sản xuất (chiếm 64,6%). 4.1.2 Hiệu quả của TCCNN tại vùng nghiên cứu Kết quả chuyển dịch trong nội bộ cơ cấu ngành NN Lĩnh vực trồng trọt Cây lúa: Theo số liệu ghi nhận tại huyện Mỏ Cày Bắc tình hình chuyển đổi đất lúa rất mạnh, trước khi thực hiện TCCNN năm 2013, diện tích của huyện là 320 ha, đến năm 2017 huyện Mỏ Cày Bắc không còn sản xuất lúa, do chuyển đổi sang trồng dừa, cây ăn trái và cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Bảng 4.2 Diện tích, sản lƣợng cây lúa tại 03 huyện Mỏ Cày Bắc Giồng Trôm Thạnh Phú Cây lúa Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng (ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn) Trƣớc tái cơ cấu nông nghiệp 2013 320 3.120 10.643 55.483 13.480 53.430 Sau tái cơ cấu nông nghiệp 2015 80 829 8.400 46.200 9.111 36.352 2017 0 0 7.130 34.480 8.883 31.318 2019 0 0 5.115 24.836 6.945 22.918 Thay đổi (%) sau tái cơ cấu nông nghiệp 2019/2013 -100 -100 -51,94 -55,24 -48,47 -57,1 (Nguồn: Kết quả khảo sát tại huyện Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Thạnh Phú, 2019) 15
  19. Huyện chuyển đổi đứng thứ 2 sau Mỏ Cày Bắc là huyện Giồng Trôm, đến năm 2019 giảm 51,94% diện tích. Huyện Thạnh Phú, đến năm 2019 diện tích lúa giảm 48,47%; chủ yếu diện tích lúa của huyện chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản (Bảng 4.2). Như vậy công tác chuyển đổi đất lúa diễn ra mạnh mẽ tại các huyện khảo sát; trong đó, huyện Mỏ Cày Bắc đã chuyển đổi hoàn toàn đất lúa, huyện Giồng Trôm sẽ có xu hướng chuyển đổi mạnh trong thời gian tới và huyện Thạnh Phú sẽ giữ ổn định đất lúa hơn do sản xuất mô hình lúa tôm. Cây dừa: Thực trạng sản xuất dừa tại huyện Giồng Trôm có diện tích cao nhất, năm 2019 là 17.650 ha, cao hơn 8.440 ha so huyện Mỏ Cày Bắc và 10.375 ha so huyện Thạnh Phú. Đồng thời, do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất dừa sau TCCNN có tăng tương ứng với diện tích tại 03 huyện; năm 2013 huyện Giồng Trôm có 191.400 nghìn trái, sau TCCNN tăng lên qua các năm 2015 là 193.700 nghìn trái, tuy nhiên đến năm 2017 do ảnh hưởng hạn mặn nên năng suất giảm còn 178.600 nghìn trái, đến năm 2019 tiếp tục tăng 194.000 nghìn trái. Tuy nhiên, trong 03 huyện khảo sát, huyện Thạnh Phú có tỷ lệ % thay đổi của theo hướng gia tăng diện tích cao nhất, năm 2019 so năm 2013 là 93,22%, kế đến là huyện Giồng Trôm có 5,37% và huyện Mỏ Cày Bắc đạt 3,96%. Kết quả cho thấy, mặc dù huyện Giồng Trôm và Mỏ Cày Bắc có diện tích trồng dừa nhiều, năng suất cao nhưng huyện Thạnh Phú có sự thay đổi mạnh mẽ về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ yếu từ đất lúa, cây trồng bị ảnh hưởng ảnh hưởng mặn sang trồng dừa. 16
  20. Bảng 4.3 Diện tích, sản lƣợng cây dừa tại 03 huyện Mỏ Cày Bắc Giồng Trôm Thạnh Phú Dừa Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng (ha) (triệu trái) (ha) (triệu trái) (ha) (triệu trái) Trƣớc tái cơ cấu nông nghiệp 2013 8.859 56,6 16.750 191,4 3.765 33,5 Sau tái cơ cấu nông nghiệp 2015 9.350 63,5 16.990 193,7 4.803 44,6 2017 9.355 64,7 17.520 178,6 6.725 48,78 2019 9.210 75,3 17.650 194 7.275 57 Thay đổi (%) sau tái cơ cấu nông nghiệp 2019/2013 3,96 33,04 5,37 1,36 93,22 70,15 (Nguồn: Kết quả khảo sát tại huyện Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Thạnh Phú, 2019) Cây ăn quả: Theo Bảng 4.4, cho thấy kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp về cây ăn trái phát triển mạnh tại huyện Giồng Trôm và Mỏ Cày Bắc; diện tích, sản lượng cây ăn trái qua các năm đều có tăng, năm 2019 tăng 9,83% diện tích so năm 2013. Điều này cho thấy chủ trương ứng dụng khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả trong sản xuất là gia tăng năng suất, chất lượng cây ăn trái. Đồng thời, sản lượng huyện Giồng Trôm năm 2013 là 60.023 tấn, năng suất 12,56 tấn/ha; đến năm 2015 (khi thực hiện TCCNN) sản lượng tăng 63.218 tấn, năng suất 13 tấn/ha, đến năm 2019 sản lượng giảm còn 52.165 tấn, năng suất giảm xuống còn 9,93 tấn/ha. Nguyên nhân do ảnh hưởng hạn mặn năm 2019-2020 nên năng suất giảm đáng kể. Riêng huyện Mỏ Cày Bắc có sự thay đổi tăng chậm hơn Giồng Trôm (2019 tăng 5,56% so 2013, tuy nhiên sản lượng tăng ổn định qua các năm. 17
  21. Bảng 4.4 Diện tích, sản lƣợng cây ăn trái của 03 huyện Mỏ Cày Bắc Giồng Trôm Thạnh Phú Cây ăn trái Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng (ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn) Trƣớc tái cơ cấu nông nghiệp 2013 2.733 21.100 4.780 60.023 182 1.456 Sau tái cơ cấu nông nghiệp 2015 2.600 18.304 4.860 63.218 186 1.525 2017 2.749 19.770 5.086 56.135 289 2.972 2019 2.885 23.300 5.250 52.165 481 3.685 Thay đổi (%) sau tái cơ cấu nông nghiệp 2019/2013 5,56 10,42 9,83 -13,09 164 153 (Nguồn: Kết quả khảo sát tại huyện Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Thạnh Phú, 2019) Nhìn chung, tình hình thực hiện TCCNN tại 03 huyện đạt mục tiêu kế hoạch TCCNN và mục tiêu Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội của huyện, do đặc thù của các huyện và nhu cầu chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả nên diện tích cây ăn trái tại các huyện đạt theo mục tiêu và phù hợp định hướng thị trường. Huyện Giồng Trôm có diện tích, năng suất cây ăn trái cao nhất, nhưng đến năm 2019 sản lượng do ảnh hưởng hạn, mặn. Cây mía: Qua khảo sát, kết quả tái cơ cấu ngành trồng mía không đạt mục tiêu Nghị quyết, do thị trường mía gặp rất khó khăn, nên phần lớn diện tích mía của 03 huyện khảo sát đã chuyển đổi sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, như dừa, cây ăn trái, trồng cỏ nuôi bò, nuôi thủy sản. Theo kết quả phỏng vấn KIP, phần lớn cho biết tình hình thị trường trong những năm gần đây gặp khó khăn, doanh nghiệp và thương lái không mua và thực hiện theo chủ trương của 18
  22. tỉnh, khuyến cáo người dân chuyển đổi sang cây trồng cây dừa có giá trị cao hơn, phù hợp với điều kiện sinh thái của khu vực này. Bảng 4.5 Diện tích, sản lƣợng cây mía tại 03 huyện Mỏ Cày Bắc Giồng Trôm Thạnh Phú Cây mía Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng (ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn) Trƣớc tái cơ cấu nông nghiệp 2013 87,6 5.900 1.400 96.150 1.122 89.760 Sau tái cơ cấu nông nghiệp 2015 20 0 800 65.000 845 66.908 2017 0 0 58 14.360 855 43.374 2019 0 0 0 0 262 22.847 Thay đổi (%) sau tái cơ cấu nông nghiệp 2019/2013 -100 -100 -100 -100 -76,65 -74,54 (Nguồn: Kết quả khảo sát tại huyện Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Thạnh Phú, 2019) Lĩnh vực chăn nuôi: Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bến Tre, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân. Đây cũng là sinh kế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Nhìn chung, kết quả tái cơ cấu ngành chăn nuôi phù hợp với mục tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi thời gian qua luôn gặp nhiều khó khăn như giá thấp, dịch bệnh, quy mô nhẻ lẻ, thiếu liên kết, sản phẩm nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả cho người dân. Kết quả so sánh sự thay đổi sau khi thực hiện TCCNN, năm 2019 huyện huyện Thạnh Phú tăng mức cao nhất là 41,61% so năm 2013, trong khi huyện Giồng Trôm tăng 36,36% và huyện Mỏ Cày Bắc tăng 18,42%. 19
  23. Bảng 4.6 Tình hình chăn nuôi tại 03 huyện Mỏ Cày Bắc Giồng Trôm Thạnh Phú Đối tƣợng Bò Heo Gia cầm Bò Heo Gia cầm Bò Heo Gia cầm (con) (con) (1000 con) (con) (con) (1000 con) (con) (con) (1000con) Trƣớc tái cơ cấu nông nghiệp 2013 9.500 95.000 602.000 16.500 88.067 845.000 29.880 32.000 450.000 Sau tái cơ cấu nông nghiệp 2015 10,271 110.000 750.000 20.000 90.000 900.000 31.539 20.925 398.000 2017 10.336 138.500 897.000 21.350 87.500 950.000 40.682 22.206 351.000 2019 11.250 130.400 1.200.000 22.250 65.500 910.000 42.314 12.900 750.000 Thay đổi (%) sau tái cơ cấu nông nghiệp 2019/2013 18,42 37,26 99,34 36,36 -25,63 7,69 41,61 -59,69 66,67 (Nguồn: Kết quả khảo sát tại huyện Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Thạnh Phú, 2019) Theo bảng 4.6, tình hình chuyển đổi ngành chăn nuôi tại 03 huyện cho thấy, hầu hết các huyện thực hiện tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo kế hoạch, việc phát triển ngành đàn heo tại huyện Mỏ Cày Bắc tăng mạnh so với huyện Giồng Trôm và Thạnh Phú. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch bệnh (tả lơn Châu Phi) diễn ra năm 2019, nên tổng đàn heo năm 2019 giảm rất lớn so với năm 2017. Lĩnh vực thủy sản: Kết quả đánh giá sự thay đổi diện tích, sản lượng tôm nuôi sau tái cơ cấu nông nghiệp, năm 2019 cho thấy huyện Giồng Trôm có sự thay đổi mạnh hơn so năm 2013, tăng 15,36% diện tích, tuy nhiên sản lượng lại giảm 26,17; huyện Thạnh Phú đạt 8,46% diện tích, giảm 5,86% sản lượng; riêng huyện Mỏ Cày Bắc có diện tích nuôi tôm giảm 37,91%, sản lượng giảm 6%. 20