Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng

pdf 27 trang vuhoa 24/08/2022 7980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_phat_trien_du_lich_sinh_thai_gan.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ THỊ NGÂN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI GẮN VỚI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ - HẢI PHÒNG NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 9620211 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐỒNG THANH HẢI 2. PGS. TS. PHẠM NGỌC LINH Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Lâm nghiệp. Vào hồi giờ ., ngày . tháng . năm Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lê Thị Ngân, Đồng Thanh Hải (2020). Đánh giá tiềm năng đa dạng sinh học và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 2, tháng 1/2021, tr. 131-140. 2. Lê Thị Ngân, Đồng Thanh Hải (2021). Nghiên cứu nhận thức và thái độ của cộng đồng địa phương đến phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà. Tạp chí khoa học và công nghệ Lâm nghiệp, 4/2021, tr. 96-106.
  4. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của Đề tài VQG Cát Bà đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH, bảo tồn TNTN, và DLST. Thực hiện chủ trương, chính sách phát triển DLST, VQG Cát Bà là một trong 07 VQG đang thực hiện liên doanh, liên kết tổ chức các hoạt động DLST. Doanh thu từ việc tổ chức các hoạt động DLST bước đầu có những đóng góp cho việc phát triển của Vườn. Tuy nhiên, cũng giống như các VQG/KBT khác ở Việt Nam, việc triển khai các hoạt động DLST ở đây vẫn đang gặp nhiều trở ngại về cơ chế chính sách, qui hoạch tổng thể, các bên tham gia Cho đến thời điểm hiện tại VQG Cát Bà vẫn chưa có đề án phát triển DLST được phê duyệt. Để phát triển DLST một cách bền vững VQG cần có đề án cụ thể và giải pháp tổng thể. Một trong số các giải pháp đó là phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH. Cơ sở khoa học cho việc phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH đầu tiên là cần làm rõ tiềm năng ĐDSH cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà là gì?. Theo các nghiên cứu trước đây (Hoàng Văn Cầu, 2017; Hoàng Văn Phúc, 2016), các tuyến và điểm DLST tại đây mới chỉ khai thác tiềm năng ĐDSH ở các khu vực xung quanh Trung tâm VQG. Hơn nữa, các loại hình DLST đặc trưng và thu hút khách du lịch của VQG như xem động vật hoang dã (Voọc Cát Bà, Sơn Dương, Thạch sùng mì Cát bà ) vẫn chưa được khai thác. Câu hỏi thứ hai là cần xác định rõ đâu là các vùng tiềm năng cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà?. Số lượng tuyến điểm hiện tại đang khai thác tại VQG dường như là chưa tương xứng với tiềm năng của Vườn. Vì vậy, cần có đánh giá tổng thể dựa trên các tiêu chí về đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội và văn hóa về các vùng thích nghi từ đó là cơ sở khoa học cho việc hoạch định các vùng DLST của VQG. Câu hỏi thứ ba là làm thế nào thu hút được sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động DLST của VQG?. Cho đến thời điểm hiện tại sự tham gia của cộng đồng địa phương và các hoạt động này của người dân mới chỉ là tự phát, chưa có một cơ chế cho sự tham gia vì vậy sự tham gia của cộng động địa phương còn hạn chế. Nghiên cứu về hiện trạng sự tham gia, các nhân tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia cũng như thái độ và nhận thức của cộng động đối với phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH là rất cần thiết cho việc đề xuất các chính sách nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng. Một khi đã làm rõ về tiềm năng ĐDSH cho phát triển DLST, các vùng tiềm năng cho phát triển DLST và các nhân tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia của cộng đồng cũng như nhận thức và thái độ của họ đối với phát triển DLST sẽ là cơ sở khoa học cho VQG và các nhà hoạch định xây dựng các chính sách và quy hoạch phát triển DLST bền vững tại VQG Cát Bà. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ định hướng phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH nhằm phát triển bền vững VQG Cát Bà, Hải Phòng. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiện trạng phát triển DLST tại VQG Cát Bà; - Xác định được các vùng DLST tiềm năng tại VQG Cát Bà; - Đánh giá được mức độ tham gia, thái độ và nhận thức của cộng động đối với phát triển DLST tại VQG Cát Bà; - Đề xuất được các giải pháp phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH.
  5. 2 3. Kết cấu Luận án: Luận án được xây dựng 160 trang với 22 bảng; 53 hình trong đó có 03 sơ đồ và 14 bản đồ; 07 phụ lục. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của Luận án gồm 04 chương: Đặt vấn đề Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm khu vực nghiên cứu Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Kết luận Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về DLST 1.1.1. Khái niệm về DLST Theo Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam 2017 định nghĩa: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về BVMT” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2017). Nghiên cứu này sẽ sử dụng định nghĩa này để tiếp cận các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án. 1.1.2. Các loại hình DLST Hiện nay các loại hình DLST thường được phân chia như: - DLST nghỉ núi, nghỉ biển; - Du lịch vãn cảnh thiên nhiên; - DLST nghiên cứu, tìm hiểu (thiên nhiên, động thực vật); - DLST mạo hiểm, Ngoài ra người ta có thể cụ thể hơn các loại hình trên như: DLST vãn cảnh làng quê; DLST nghiên cứu động thực vật biển; DLST nghiên cứu hệ động thực vật (của khu bảo tồn, vùng, miền) 1.1.3. Đặc điểm của DLST Tổng hợp các nghiên cứu của Honey (2008), Drunm (2000), Phạm Trung Lương và cộng sự (2002) cho rằng, DLST là loại hình du lịch đặc thù gắn liền với tài nguyên du lịch thiên nhiên và các yếu tố văn hóa, lịch sử bản địa. Các tác giả đã tổng hợp những đặc điểm cơ bản của DLST dưới đây: - Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên và các yếu tố văn hóa bản địa - Đảm bảo bền vững về sinh thái, ủng hộ bảo tồn - Có giáo dục môi trường - Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích du lịch - Cung cấp các trải nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách 1.1.4. Vai trò của việc phát triển DLST Theo Hiệp hội DLST Thế giới (TIES) thì DLST có rất nhiều ý nghĩa trong đó có thể kể đến một số vai trò sau: vai trò về kinh tế, xã hội, môi trường và vai trò khác.
  6. 3 1.1.5. Những vấn đề liên quan đến phát triển DLST theo hướng bền vững PTBV luôn luôn bao gồm 5 yếu tố có mối quan hệ tương tác lẫn nhau bao gồm Yếu tố kinh tế, Yếu tố xã hội, Yếu tố an ninh an toàn, Yếu tố văn hóa, Yếu tố sinh thái. Mô hình các nguyên tắc và giá trị DLST bền vững đã được Wight (1997) xây dựng, trong đó 03 nhóm mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường được coi là có tầm quan trọng như nhau, phải được giải quyết một cách cân đối để đạt được sự PTBV. 1.2. Phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH 1.2.1. Khái niệm về ĐDSH Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về ĐDSH đang tồn tại (WWF, 1989; CBD, 1992). Mặc dù các định nghĩa có các cách diễn tả khác nhau về ĐDSH, nó bao gồm 03 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng HST. Trong nghiên cứu này ĐDSH được hiểu là sư ̣ phong phú về gen, loài sinh vật và HST trong tư ̣ nhiên. (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2008). Trong đó: 1.2.2. Bảo tồn ĐDSH Bảo tồn ĐDSH là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai. 1.2.3. Mối quan hệ giữa phát triển DLST với bảo tồn ĐDSH Giữa phát triển du lịch và bảo tồn ĐDSH có mối quan hệ tương hỗ, theo đó ĐDSH là một dạng tài nguyên tiềm năng phát triển DLST. Ở chiều ngược lại phát triển du lịch luôn có những tác động cả tích cực và tiêu cực đến bảo tồn ĐDSH, theo đó nếu phát triển du lịch đúng với các nguyên tắc PTBV sẽ góp phần tích cực tạo nguồn thu cho hoạt động bảo tồn, nâng cao nhận thức của du khách đối với ý nghĩa của bảo tồn ĐDSH, để qua đó có thể hạn chế các tác động từ du khách đến ĐDSH. Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực, hoạt động phát triển du lịch cũng sẽ có tác động tiêu cực đến bảo tồn ĐDSH nảy sinh từ sự tập trung lượng khách vượt quá giới hạn về “sức chứa” về sinh thái ở điểm đến du lịch; từ hoạt động săn bắt, khai thác các loài sinh vật quý hiếm phục vụ nhu cầu của khách du lịch. 1.3. Ứng dụng GIS và AHP trong xác định vùng tiềm năng DLST Việc ứng dụng kỹ thuật GIS và AHP để lập bản đồ tiềm năng DLST đã được áp dụng bởi các học giả khác nhau ở các khu vực khác nhau trên thế giới vì khả năng thu thập, lưu trữ, truy xuất, quản lý, hiển thị và phân tích dữ liệu không gian (Ghamgosar 2011; Kumari và cộng sự 2010; Chandio và cộng sự 2013; Saaty 1980; Satty và Vargas 2001; Bunruam- kaew và Murayama, 2011). Các tác giả đã dùng các chỉ số để xác định các điểm DLST tiềm năng như chỉ số phân bố động vật hoang dã, chỉ số giá trị sinh thái, chỉ số hấp dẫn DLST, khả năng phục hồi môi trường chỉ số và chỉ số đa dạng DLST, cảnh quan, động vật hoang dã, địa hình, khả năng tiếp cận và đặc điểm cộng đồng để đánh giá sự phù hợp của địa điểm đối với DLST. Khu vực nghiên cứu, VQG Cát Bà, được coi là vùng thích hợp cho phát triển DLST do có sự đa dạng về tự nhiên và văn hóa. Trước đây chưa có nghiên cứu nào đánh giá vùng tiềm năng DLST cho khu vực bằng ứng dụng GIS viễn thám và phương pháp thứ bậc AHP.
  7. 4 1.4. Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST 1.4.1. Mức độ tham gia của cộng đồng Sau khi phổ biến các dự án phát triển cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển giữa những năm 1960 và đầu những năm 1980 (Arnstein, 1969; Burke, 1968; De Kadt, 1982; EverSley, 1973; Fagence, 1977; Inglehart,1971; Pateman, 1970; Sewell & Coppock, 1977; Smith, 1981; Verba 1967), ngày càng có nhiều nghiên cứu về du lịch đã tập trung vào các lập luận về sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển du lịch. Các tác giả cho rằng sự tham gia cộng đồng trong hoạt động DLST có những tác động tích cực chẳng hạn như: cơ hội việc làm cải thiện mức sống, cải thiện chất lượng kinh tế, đầu tư tăng lên việc làm và lợi nhuận của các doanh nghiệp địa phương tăng (Keovilay, 2012; Brohman, 1996; Gilbert & Clark, 1997; McCool&Martin, 1994). 1.4.2. Thái độ và nhận thức của cộng đồng Thái độ và nhận thức của cộng động đóng vai trò quan trọng đối với phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH. Tuy nhiên, quản lý thành công DLST và thành công của việc bảo tồn trong các KBT thường đòi hỏi sự hỗ trợ của người dân địa phương đối với việc bảo tồn bị ảnh hưởng bởi nhận thức về các tác động bảo tồn mà cộng đồng địa phương phải trải qua (Sekhar, 2003). 1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng * Nhân tố thúc đẩy cộng đồng tham gia vào DLST: Theo Attaallah and Al-ehewate (2016) và Jurowski, Gursoy (2004) chỉ ra các nhân tố chính thúc đẩy cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm: Nhận thức của cộng đồng về tài nguyên và hoạt động du lịch, lợi ích kinh tế. Điều kiện về cơ chế và chính sách, nguồn lực của hộ gia đình. Ngoài ra, sự hỗ trợ giúp đỡ từ các tổ chức phi chính phủ, các công ty lữ hành về nguồn khách, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch cũng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. * Nhân tố rào cản cộng đồng tham gia vào DLST: Theo Tosun (2000), rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng được chia thành ba loại: hạn chế ở các cấp độ điều hành điều hành, hạn chế về cấu trúc và hạn chế về văn hóa, nhận thức. Trên mức độ lý thuyết, các rào cản/hạn chế như vậy không loại trừ lẫn nhau. Đây cũng là nguyên nhân gây ra giới hạn cho các cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch. 1.5. Phát triển DLST ở các VQG 1.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển DLST ở VQG Có rất nhiều cách phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến DLST. Tuy nhiên đứng trên khía cạnh kinh tế, kinh doanh, việc phát triển DLST tại các VQG chịu sự tác động của các nhóm yếu tố sau: (1). Nhóm các yếu tố về tài nguyên; (2). Nhóm yếu tố liên quan đến công tác quản lý, tổ chức DLST; (3). Yếu tố liên quan đến du khách; (4). Một số yếu tố khác.
  8. 5 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm tự nhiên VQG Cát Bà thuộc Huyện Cát Hải, cách thành phố Hải Phòng khoảng 45 km về phía Đông Nam, cách thành phố Hạ Long 25 km về phía Nam. Về địa hình, VQG Cát Bà nằm trong vùng quần đảo đá vôi với 366 hòn đảo lớn nhỏ, có nhiều dạng địa hình tạo nên sức hút đối với khách du lịch như Địa hình núi đá vôi, Địa hình đồi đá phiến, Địa hình thung lũng giữa núi, Địa hình thung đá vôi, Kiểu địa hình bồi tụ ven biển. Về đặc điểm khí hậu, VQG Cát Bà chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu đại dương nên ít khắc nghiệt hơn các vùng có cùng vỹ độ ở đất liền (Introford, 2021). Về đặc điểm thủy văn, Cát Bà là quần đảo đá vôi, gần như hệ thống sông suối trên đảo không phát triển. Những dòng chảy tạm thời chỉ xuất hiện trong cơn mưa và ngừng ngay sau khi mưa. Hệ thống suối bao gồm: Suối Thuồng Luồng (xã Trân Châu), Suối Trung Trang, Suối Treo Cơm (khu Đồng Cỏ), Nguồn nước Ao Ếch Nhìn chung do cấu trúc của địa hình vùng núi đá vôi, nên trong vùng này hầu như không có dòng suối nào có nước quanh năm. Nguồn nước ngầm khá sâu tồn tại dưới dạng giếng Karste và sông biển (Introford, 2021). 2.2. Dân sinh kinh tế, xã hội 2.2.1. Dân số, dân tộc và nguồn lao động Theo số liệu thống kê năm 2019 tổng số dân trong khu vực là 18.140 người thuộc 5.200 hộ gia đình. Trên địa bàn hầu hết đều là người Kinh sinh sống; Tỷ lệ lao động tại các xã thị trấn chiếm trên 64% so với số nhân khẩu. Đây là tiềm năng về lao động nhưng một vấn đề cần giải quyết là công ăn, việc làm cho các hộ gia đình. Tỷ lệ lao động nam chiếm 50,1%, lao động nữ chiếm 49,9%, không có hiện tượng bất bình đẳng trong lao động theo giới. Tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn vùng là 5%. Dân cư phân bố chủ yếu ở khu vực thị trấn Cát Bà (khoảng 360 người/km2), các xã như Gia Luận, Việt Hải có mật độ dân số thấp (vào khoảng 5-10 người/km2). 2.2.2. Kinh tế Về sản xuất nông nghiệp, những hoạt động kinh tế chính tại Đảo Cát Bà bao gồm trồng trọt tuy nhiên do đa phần địa hình là núi đá vôi, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực chỉ chiếm khoảng 0,6% (khoảng gần 200 ha). Chăn nuôi chủ yếu nuôi lợn hướng nạc và gà công nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu cho nhân dân trên đảo, nâng cao mức sống cho người dân nơi đây. Ngoài ra, nuôi ong mật thu lại những lợi nhuận đáng kể cho người dân. Về sản xuất Lâm nghiệp, Huyện Cát Hải có diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 9.622,45 ha, trong đó rừng đặc dụng là 5.984,25 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng do VQG Cát Bà quản lý là 6.085,46 ha. Đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng tự nhiên; Rừng trồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ chủ yếu là rừng trồng các loài cây như: thông nhựa phân bố nhiều ở xã Hiền Hào, Về Khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản các xã đều đạt 100% và vượt chỉ tiêu năm, bên cạnh đó cũng đã áp dụng nuôi tôm sú và cá rô phi đơn tính theo hướng quảng canh, cải tiến phát triển mạnh. Tuy nhiên, cơ bản các hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản vẫn tập trung để phục vụ nhu cầu người dân địa phương và khách du lịch. Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Các hoạt động cơ khí nhỏ, sửa chữa tàu thuyền, sản xuất đá, nước khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, điện, nước phát triển nhanh phục vụ kịp thời sản xuất và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.
  9. 6 Về thu nhập và đời sống dân cư Số liệu thống kê năm 2017, toàn khu vực các xã, thị trấn trên đảo Cát Bà có 58 hộ nghèo, nhưng đến năm 2019 chỉ còn 38 hộ nghèo, giảm 20 hộ, tỷ lệ hộ nghèo trung bình chiếm 0,73% số hộ trong toàn khu vực. Mức thu nhập bình quân đầu người trong năm đạt trung bình 57,84 triệu đồng/năm. Xã hội Về giáo dục đào tạo, Theo số liệu điều tra năm 2019, tất cả các xã đều đã được phổ cập đến trung học cơ sở. Về Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, Theo thống kê cho thấy công tác y tế đều được triển khai thực hiện có hiệu quả tại tất cả các xã thể hiện bằng việc tất cả các xã đều có cơ sở y tế đạt tiêu chuẩn và các bác sĩ để chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh được bảo đảm. Về văn hóa, khu vực Cát Bà có nhiều các di tích văn hóa, lịch sử và khảo cổ như di chỉ Cái Bèo, đền Hiền Hào, Hang Quân Y, hang Ủy ban, hang Huyện Ủy, hang tiền Đức, Đời sống văn hóa truyền thống, lễ hội mang nhiều bản sắc độc đáo, mang đặc trưng của dân cư miền biển với nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Cùng với các trò chơi, với lễ rước nước về đình làng, người ta đua thuyền dưới biển. Tế lễ như Long Hải Đại Vương; Hội đua thuyền rồng trên biển. Ngoài ra với những món ẩm thực địa phương hấp dẫn tại nơi đây cũng tạo ra một nét văn hóa rất riêng đối với vùng biển đảo này. Nơi đây đa số là người Kinh, đa phần là những người dân bản địa sinh sống, một số ít nhập cư đến từ khắp các nơi trên cả nước. Tín ngưỡng của người Kinh chủ yếu là theo đạo phật, một lượng ít theo thiên chúa giáo. Những người Kinh trong khu vực này có đời sống văn hóa đơn giản, theo các lễ hội được quy định chung của Nhà nước như Tết nguyên đán, lễ 2/9, tuy nhiên có thêm lễ hội ngày Bác Hồ về thăm làng cá (ngày mùng 1 tháng 4 dương lịch) và lễ hội "Đền Bà" ở xã Hiền Hào. Đây cũng là một trong những lễ hội lớn của người dân địa phương. Ngoài ra còn rất nhiều lễ hội khác thể hiện bản sắc văn hóa của người dân nơi đây. Chương 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là điều kiện tự nhiên, xã hội và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động DLST trong khu vực VQG Cát Bà; Các loài động, thực vật tại VQG Cát Bà. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành thu thập số liệu từ năm 2016 đến năm 2020 tại VQG Cát Bà, Huyện Cát Hải, Thành phố Hải Phòng. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng phát triển DLST tại VQG Cát Bà; - Nghiên cứu hiện trạng và tiềm năng ĐDSH cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà; - Nghiên cứu xác định các vùng tiềm năng cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà; - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST tại VQG Cát Bà; - Đề xuất các giải phát phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Bà. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp luận Trên quan điểm DLST là một nhánh của du lịch bền vững hướng tới 03 mục tiêu chính bao gồm công bằng xã hội, phát triển kinh tế và toàn vẹn môi trường (TIES, 2015).
  10. 7 Phát triển DLST, bảo tồn ĐDSH và sự tham gia của người dân có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Đề tài tiếp cận các nội dung nghiên cứu như sau thông qua việc kế thừa, tiếp cận hệ thống trên quan điểm các vùng thích nghi tiềm năng cho phát triển DLST là hệ thống tự nhiên và nhân tác có tác động qua lại lẫn nhau và tiếp cận có sự tham gia trong đề tài này được thể hiện thông qua việc phỏng vấn người dân địa phương tại các xã thuộc Cát Bà. 3.4.2. Phương pháp đánh giá hiện trạng DLST Trong nội dung này đề tài sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và phương pháp phỏng vấn để đánh giá hiện trạng DLST tại VQG Cát Bà. 3.4.2. Phương pháp điều tra ĐDSH và xác định các loài tiềm năng cho phát triển DLST Trong nội dung này, đề tài sử dụng phương pháp kế thừa số liệu từ các báo cáo chuyên đề điều tra động, thực vật rừng và kết hợp điều tra bổ sung về động, thực vật và côn trùng và điều tra trực tiếp ngoài thực địa. Các tài liệu kế thừa bao gồm: Phạm Văn Điển và Vũ Quang Nam (2015); Introford và VQG Cát Bà (2021). 3.4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 220 người bằng bảng hỏi để thu thập các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu về thực trạng phát triển DLST và đánh giá sự tham gia của cộng đồng vào phát triển DLST cũng như nhận thức và thái độ của họ đối với phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH. 3.4.4. Phương pháp chuyên gia Đề tài đã thực hiện xin ý kiến của 12 chuyên gia, trong đó 03 chuyên gia trong lĩnh vực DLST, 04 chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH, 02 chuyên gia trong lĩnh vực GIS, 02 chuyên gia trong lĩnh vực lâm sinh và lâm nghiệp xã hội. 3.4.5. Phương pháp đánh giá vùng tiềm năng cho phát triển du DLST Để nghiên cứu nội dung đánh giá các vùng tiềm năng cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà đề tài đã sử dụngphương pháp GIS và phương pháp phân tích thứ bậc (AHP). Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận của tác giả (Sahani, 2019) để thực hiện nội dung này. Các bước cụ thể được thể hiện trên hình 3.1, trình bày chi tiết bên dưới: Hình 3. 1. Sơ đồ các bước xác định vùng thích hợp cho phát triển DLST 3.4.6. Phương pháp đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng Trong phân tích của nghiên cứu này đề tài sử dụng thang bậc phân chia của Pretty (1995) vì nó dễ sử dụng và phù hợp với thực tiễn nghiên cứu. 3.4.7. Phương pháp phân tích số liệu Các số liệu thu thập ngoài thực địa được tổng hợp và phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 19.0, ArcGIS.
  11. 8 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng phát triển DLST tại VQG Cát Bà 4.1.1. Thực trạng khai thác các tuyến và điểm DLST Hiện tại VQG Cát Bà đang khai thác 16 tuyến và điểm du lịch, trong đó tuyến DLST trên cạn có 09 tuyến và tuyến DLST biển có 07 tuyến. Các điểm và tuyến đã phần nào tận dụng được tiềm năng DLST của VQG Cát Bà. Tuy nhiên, các tuyến điểm đặc trưng cho DLST trong VQG như xem động vật hoang dã, xem chim dường như chưa được khai thác. 4.1.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Kết quả điều tra cho thấy quá trình phát triển và triển khai hoạt động DLST, Vườn đã đầu tư, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên, Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hiện tại ở VQG Cát Bà còn hạn chế về quy mô và chất lượng dịch vụ, chủ yếu tập trung vào các hoạt động GDMT, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH đối với khách tham quan. 4.1.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động DLST tại VQG Cát Bà Qua số liệu trên cho thấy, số lượng cán bộ tham gia quản lý phát triển hoạt động DLST tại VQG Cát Bà còn rất thiếu và yếu so với yêu cầu và thực tiễn phát triển DLST của Vườn. Trung tâm DVDL&GDMT rừng là đơn vị trực tiếp tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động DLST chỉ có 05 người. Do đó, cần có một kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho VQG, đồng thời thu hút cộng đồng địa phương tham gia để đáp ứng yêu cầu phát triển DLST trong tương lai. 4.1.4. Thực trạng khách du lịch đến VQG Cát Bà 4.1.4.1. Thành phần khách tham quan Khách du lịch đến VQG Cát Bà bao gồm khách nội địa và khách quốc tế. Mục đích của du khách đến VQG cũng rất khác nhau, bao gồm: Khách du lịch chuyên đề, nghiên cứu khoa học, Khách tham quan, học tập, khách du lịch tự do: Đối tượng này rất đa dạng. Mục đích của họ đến có thể là khám phá thiên nhiên, tính ĐDSH, văn hóa, truyền thống của người dân địa phương, trong thời gian rảnh rỗi. Phần lớn khách du lịch thuộc nhóm này tập trung vào mùa hè. Thành phần khách du lịch và thời gian khách ở lại VQG Cát Bà được trình bày trên hình 4.20; 4.21. Hình 4. 2. Biểu đồ thời gian lưu trú lại Hình 4. 1. Thành phần khách du lịch của khách du lịch tại VQG Cát Bà tham gia chuyến du lịch
  12. 9 4.1.4.2. Lượng khách du lịch Số liệu thống kê cho thấy lượng khách du lịch đến VQG Cát Bà tăng qua từng năm với tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2010 đến 2018 đạt 32.6 % (hình 4.22). THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG KHÁCH THĂM TUYẾN RỪNG VÀ BIỂN TẠI KHU TRUNG TÂM VQG CÁT BÀ 800,000 (Lượt (Lượt khách) 600,000 400,000 200,000 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 (Năm) Việt Nam Quốc tế Tổng cộng Hình 4. 3. Biểu đồ thống kê số lượng khách tham quan cả tuyến rừng và biển của VQG Cát Bà 4.1.4.3. Thời gian tham quan Lượng du khách đến VQG phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Theo kết quả điều tra cho thấy, thời điểm khách muốn đến VQG Cát Bà chủ yếu là vào mùa hè (68,8%), điều này phù hợp với lựa chọn tuyến thăm quan khách, tuyến du lịch biển được khách du lịch lựa chọn nhiều hơn tuyến rừng. Hình 4. 4. Biểu đồ thời điểm khách du lịch muốn đến VQG Cát Bà 4.2. Hiện trạng và tiềm năng ĐDSH cho phát triển DLST 4.2.1. Đa dạng HST rừng Tính đa dạng HST hay kiểu rừng ở đây phụ thuộc vào quan điểm phân chia. Cụ thể, nếu rừng phân chia theo nguồn gốc hình thành thì diện tích rừng tự nhiên của Vườn được chia làm 2 kiểu rừng chính: Rừng nguyên sinh lá rộng thường xanh núi đá (1.014,07 ha) chiếm gần 17% và Rừng thứ sinh lá rộng thường xanh (4.877,62 ha) chiếm hơn 80% tổng diện tích rừng tự nhiên. Như vậy, VQG Cát Bà sở hữu nhiều kiểu HST khác nhau, tạo nên sự đa dạng về sinh cảnh và các loài động thực vật. Đây là tiềm năng rất lớn cho phát triển DLST gắn với ĐDSH tại VQG Cát Bà.
  13. 10 4.2.2. Đa dạng thành phần loài động vật Kết quả thống kê về tính đa dạng thành phần loài chim, thú, bò sát ếch nhái được trình bày trên bảng 4.3. Bảng 4. 1. Thành phần loài động vật rừng ghi nhận tại KDTSQ quần đảo Cát Bà Lớp Số bộ Số họ Số loài Thú 7 19 72 Chim 17 51 216 Bò sát 2 14 53 Ếch nhái 1 7 33 Cộng 27 91 374 Nguồn: Đỗ Quang Huy (2011), Introford và VQG Cát Bà (2020). 4.2.3. Đa dạng thành phần loài thực vật Hệ thực vật VQG Cát Bà phong phú đa dạng, có giá trị cao về khoa học và kinh tế. Kết quả điều tra khu hệ thực vật tại VQG Cát Bà ghi nhận 1.595 loài thực vật bậc cao, thuộc 853 chi, 188 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Đây là hệ thực vật tiêu biểu cho HST núi đá vôi của Việt Nam (Introford, 2020). 4.2.4. Giá trị bảo tồn ĐDSH 4.2.4.1. Các loài động vật nguy cấp quý hiếm Qua thống kế có 16 loài thú, 26 loài chim, 13 loài bò sát và 03 loài lưỡng cư đang bị đeo dọa quốc gia và toàn cầu được ghi nhận tại VQG Cát Bà. Đây là những loài có tiềm năng rất lớn cho phát triển DLST như Voọc Cát Bà, Sơn Dương, Thạch sùng mí Cát Bà 4.2.4.2. Các loài thực vật nguy cấp quý hiếm Trong tổng số 1.595 loài thực vật ghi nhận ở VQG Cát Bà có 70 loài thực vật đang bị đe dọa được pháp luật Việt Nam và quốc tế bảo vệ (chiếm 4,2% tổng số loài thực vật tại VQG Cát Bà). Như vậy, từ số liệu về đa dạng các HST, đa dạng thành phần loài động thực vật cũng như giá trị bảo tồn ĐDSH của các loài động thực vật quý hiếm, có thể khẳng định VQG Cát Bà đang sở hữu ĐDSH và độc đáo, tiềm năng cho phát triển DLST. 4.2.5. Mô tả một số loài động vật tiềm năng cho phát triển DLST Kết quả đề tài đã lựa chọn một số loài động vật tiềm năng cho phát triển DLST để mô tả như Voọc cát bà (Trachypithecus policephalus), Sơn dương (Capricornis milneedwardsii), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Hồng hoàng (Buceros bicornis), Bướm phượng cánh chim chấm liền (Troides helena), Thạch sùng mí cát bà (Goniurosaurus catbaensis), Ếch cây sần bắc bộ (Theloderma corticale). 4.3. Xác định vùng tiềm năng cho phát triển DLST 4.3.1. Kết quả xây dựng hệ thống bản đồ đánh giá các vùng thích hợp cho phát triển DLST 4.3.1.1. Bản đồ tầm nhìn Kết quả phân tích tầm nhìn được trình bày tại bảng 4.4 và hình 4.37. Bảng 4. 2. Thống kê diện tích theo tầm nhìn Diện tích Tỷ lệ Stt Mức độ thích nghi Tầm nhìn (ha) (%) 1 Rất thích hợp Nhìn rõ 49,87 0,29 2 Thích hợp Nhìn vừa phải 191,4 1,10 3 Ít thích hợp Nhìn hạn chế 1368,71 7,88 4 Không thích hợp Không nhìn thấy 15752,97 90,73
  14. 11 Hình 4. 5. Bản đồ tầm nhìn các điểm du lịch tại VQG Cát Bà 4.3.1.2. Bản đồ hiện trạng rừng Kết quả phân chia mức độ thích hợp của hiện trạng rừng đối với DLST tại VQG Cát Bà được trình bày tại bảng 4.5 và hình 4.38. Bảng 4. 3. Thống kê diện tích theo hiện trạng rừng Diện tích Tỷ lệ STT Mức độ thích hợp Hiện trạng rừng (ha) (%) 1 Rất thích hợp Rừng giàu (TXDG1) 1010,9 5,82 2 Thích hợp Rừng trung bình 0,00 Rừng nghèo, nghèo kiệt (TXDN, 3 Ít thích hợp 4642,34 26,74 TXN) Rừng trồng, rừng không có trữ 4 Không thích hợp 11709,72 67,44 lượng và đất chưa có rừng Hình 4. 6. Bản đồ đánh giá mức độ phù hợp hiện trạng rừng tại VQG Cát Bà
  15. 12 4.3.1.3. Mức độ bảo vệ Kết quả phân tích và tạo bản đồ về mức độ thích nghi với DLST dựa trên mức độ bảo vệ trong VQG Cát Bà được trình bày tại bảng 4.6 và hình 4.39. Bảng 4. 4. Thống kê diện tích theo mức độ bảo tồn đa dạng sinh học Diện tích Tỷ lệ Stt Mức độ thích hợp Mức độ bảo tồn (ha) (%) 1 Rất thích hợp Phân khu BVNN 5.110,64 29,43 2 Thích hợp Phân khu PHST 12.146,42 69,96 3 Ít thích hợp Phân khu dịch vụ hành chính 105,90 0,61 4 Không thích hợp Vùng Đệm Hình 4. 7. Bản đồ mức độ bảo vệ tại VQG Cát Bà 4.3.1.4. Đa dạng loài Nhân tố đa dạng loài được sử dụng để phân cấp các vùng thích hợp cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà. Kết quả được trình bày trên bảng 4.7 và hình 4.40. Bảng 4. 5. Thống kê diện tích theo mức độ đa dạng loài quý, hiếm Diện tích Tỷ lệ Stt Mức độ thích hợp Phân khu chức năng (ha) (%) 1 Thích hợp cao BVNN (46 loài quý hiếm) 17.257,07 99,39 2 Thích hợp cao PHST (57 loài quý hiếm) 3 Không thích hợp Dịch vụ hành chính (1 loài) 105,9 0,61
  16. 13 Hình 4. 8. Bản đồ mức độ đa dạng loài nguy cấp quý hiếm 4.3.1.5. Độ dốc Diện tích và tỷ lệ phần trăm độ dốc tính theo 4 cấp thể hiện tại bảng 4.8 và hình 4.41. Bảng 4. 6. Thống kê diện tích theo độ dốc Stt Mức độ thích Độ dốc Diện tích Tỷ lệ (%) hợp 1 Rất thích hợp 0-50 9.084,35 52,32 2 Thích hợp 5-250 1.524,9 8,78 3 Ít thích hợp 25-350 1.000,07 5,76 4 Không thích hợp >350 5.753,63 33,14 Hình 4. 9. Bản đồ mức độ phù hợp của độ dốc cho phát triển
  17. 14 4.3.1.6. Độ cao Kết quả phân tích sự thích hợp của độ cao cho DLST tại VQG Cát bà theo 4 cấp độ được trình bày tại bảng 4.9 và hình 4.42. Bảng 4. 7. Thống kê diện tích theo độ cao Diện tích Tỷ lệ Stt Mức độ thích hợp Độ cao (m) (ha) (%) 1 Rất thích hợp 0-150 15.579,92 89,73 2 Thích hợp 150-250 1.638 9,43 3 Ít thích hợp 250-300 118,52 0,68 4 Không thích hợp >300 0,4 0,00 Hình 4. 10. Bản đồ độ cao thích hợp cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà 4.3.1.7. Bản đồ khả năng tiếp cận mạng lưới giao thông Kết quả đánh giá vùng thích hợp theo 4 cấp về mức độ gần mạng lưới giao thông được trình bày tại bảng 4.10 và hình 4.43. Bảng 4. 8. Thống kê diện tích theo khả năng tiếp cận đường giao thông Mức độ Khả năng tiếp cận đường giao Diện tích Tỷ lệ Stt thích hợp thông (ha) (%) Trong phạm vi 1.000 m sang hai 1 Rất thích hợp 3.484,06 20,07 bên đường Trong phạm vi từ 1.000 m đến 2 Thích hợp 3.287,41 18,93 2.000 m từ đường giao thông Trong phạm vi từ 2.000 m đến 3 Ít thích hợp 3.306,79 19,05 3.000 m từ đường giao thông Không thích Trong phạm vi từ 3.000 m đến 4 7.284,71 41,96 hợp 4.000 m từ đường giao thông