Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

pdf 27 trang vuhoa 24/08/2022 8380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_chuyen_giao_ky_thuat_canh_tac_lua.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THU HÀ NGHIÊN CỨU CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ngà nh: Kinh tế nông nghiệp Mã số : 9 62 01 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Thanh Cúc PGS.TS. Nguyễn Văn Sánh Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đình Long Viện nghiên cứu và Đào tạo môi trường quản lý Phản biện 2: TS. Trần Văn Đức Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga Học viện Nông nghiệp Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của (HVN)
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sản xuất lúa gạo thâm canh tăng vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không chỉ gây ô nhiễm môi trường thông qua việc sử dụng quá mức các loại phân bón vô cơ và hóa chất, đồng thời làm gia tăng lượng phát thải khí nhà kính và gây lãng phí nguồn nước đang ngày càng cạn kiện. Nhằm khắc phục vấn đề này, các kỹ thuật canh tác lúa giảm thải khí nhà kính đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt, khuyến cáo đẩy mạnh ứng dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ áp dụng thực tế rất thấp, chỉ từ 10-20% tổng diện tích, mức độ áp dụng chỉ đạt 50-60%. Một trong những nguyên nhân chính là do công tác chuyển giao còn nhiều bất cập. Do đó, việc tìm ra các các vấn đề và đổi mới, cải tiến công tác chuyển giao hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng, không chỉ đảm bảo hiệu quả áp dụng sản xuất lúa giảm thải khí nhà kính nói riêng mà còn là cơ sở quan trọng cho chuyển giao kỹ thuật ngành nông nghiệp nói chung. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Thông qua đánh giá quá trình, kết quả và hiệu quả của chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm thải khí nhà kính qua các kênh chuyển giao khác nhau tại các điểm nghiên cứu vùng ĐBSCL, đề xuất một số giải pháp cải thiện chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm thải khí nhà kính hiện nay. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn đối với chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính. - Đánh giá thực trạng thực trạng chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở ĐBSCL. - Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở ĐBSCL. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính ở ĐBSCL trong thời gian 2020-2030. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc chuyển giao kỹ thuật Canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính phổ biến nhất hiện nay, 1P5G thông qua hai hình thức chuyển giao chủ chốt là hệ thống khuyến nông nhà nước và dự án Quốc tế. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu tại hai tỉnh Kiên Giang và An Giang, nghiên cứu điểm tại Hợp tác xã (HTX) Kênh 7b, Tân Hiệp, Kiên Giang và HTX Phú Thượng, Phú Tân, An Giang; và HTX Phú Quới, An Giang. 1
  4. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành thu thập số liệu của nông dân và các kết quả từ hai chủ thể chuyển giao kỹ thuật giảm phát thải khí nhà kính trước và sau khi thực nghiệm chuyển giao từ năm 2012 đến năm 2019. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Về lý luận, đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và bản chất của kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính, tìm ra những khoảng trống trong nghiên cứu, phân tích vai trò của các đối tượng tham gia chuyển giao công nghệ trong ngắn và dài hạn. Đề tài cũng sử dụng phương pháp phân tích định lượng với mô hình Ologit để để kiểm chứng sự khác biệt trong áp dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác lúa giảm thải của nông dân giữa các mô hình chuyển giao khác nhau. Về thực tiễn: Đề xuất các giải pháp tăng cường chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính thông qua nhiều phương thức chuyển giao đổi mới, sáng tạo, gắn kết với các Chương trình hợp tác công tư. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học: Luận án đã làm rõ thêm và bổ sung các khái niệm, phương thức chuyển giao và các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính. Qua kết quả nghiên cứu và thực tế, đề tài đã đi sâu vào so sánh, đánh giá, rút kinh nghiệm và tư liệu hóa các điểm mạnh, điểm cần cải tiến để tăng cường hiệu quả chuyển giao. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã cung cấp cơ sở dữ liệu, kết quả phân tích về các kết quả, hiệu quả, các yếu tố ảnh hưởng tới việc chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đổi mới phương pháp, chính sách, liên kết trong chuyển giao. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA GIẢM KHÍ NHÀ KÍNH 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm Khuyến nông là ứng dụng nghiên cứu khoa học và kiến thức vào thực tiễn nông nghiệp thông qua giáo dục nông dân. Khuyến nông có thể được định nghĩa là “cung cấp thông tin đầu vào cho nông dân”. Dịch vụ khuyến nông được phân thành 3 loại: (1) Chuyển giao công nghệ; (2)Tư vấn; (3) Tạo thuận lợi. Chuyển giao công nghệ (Technology transfer) là quá trình chuyển giao các kỹ năng, kiến thức, các công nghệ, các phương pháp sản xuất, các mẫu sản phẩm và các cơ sở khuyến nông và người nông dân để đảm bảo các sự phát triển và công nghệ thông qua đó, nông dân có thể tiếp tục phát triển và khai thác nhiều hơn công nghệ để chuyển thành các dịch vụ, vật nuôi Từ khái niệm về chuyển giao kỹ thuật và canh tác lúa giảm thải khí nhà kính, đề tài rút ra khái niệm về chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm thải khí nhà là quá trình sử 2
  5. dụng các biện pháp kinh tế - tổ chức, mô hình chuyển giao phù hợp để giúp nông dân biết và áp dụng tốt những kỹ thuật canh tác lúa tiến bộ, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho nông dân và cộng đồng; góp phần giảm phát thải khí nhà kính 2.1.2. Các mô hình sản xuất lúa giảm thải khí nhà kính Mô hình 3 giảm 3 tăng (3G3T); Mô hình 1 phải 5 giảm (1P5G); Mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI). 2.1.3. Vai trò của sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính Canh tác lúa giảm khí nhà kính đem lại ba nhóm lợi ích chính bao gồm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế ngành trồng lúa, góp phần bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên, ứng phó biến đổi khí hậu qua việc cắt giảm được lượng khí phát thải nhà kính và các vấn đề liên quan tới phát triển xã hội. Gồm Hiệu quả kinh tế, Hiệu quả xã hội, Hiệu quả Môi trường. 2.1.4. Nội dung nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính - Đánh giá thực trạng chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính: Gồm có (1) Đánh giá thực trạng các cơ quan, tổ chức tham gia chuyển giao kỹ thuật; (2) Đánh giá thực trạng chuyển giao và quá trình chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính; (3) Đánh giá phương thức chuyển giao kỹ thuật. - Đánh giá kết quả và hiệu quả của mô hình chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính gồm có: Đánh giá hiệu quả sản xuất ở cấp nông hộ thông quan theo dõi sự thay đổi kỹ thuật canh tác: mật độ sạ, lượng phân, thuốc và cách quản lý nước, năng suất, hiệu quả kinh tế qua từng vụ; Đánh giá hiệu quả về độ lan tỏa canh tác lúa giảm khí thải qua việc tăng hay giảm số hộ và diện tích tham gia và ứng dụng kỹ thuật; số tổ/nhóm sản xuất được thành lập; số hộ thực hành ghi chép sổ nhật ký nông hộ 2.1.5. Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm khí thải nhà kính gồm có: (1) Các nhân tố thuộc về cá nhân nông dân; (2) Đặc điểm kỹ thuật của tiến bộ được chuyển giao; (3) Phương pháp chuyển giao tới nông dân; (4) Đội ngũ và năng lực cán bộ chuyển giao; (5) Cơ sở hạ tầng và sự tham gia của chính quyền địa phương; (6) Chính sách chuyển giao. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.2.1. Khoảng trống trong những nghiên cứu trước và những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu Kỹ thuật 3G3T hay 1P5G là kỹ thuật sản xuất của Việt Nam, do đó các công trình nghiên cứu quốc tế có liên quan là rất hạn chế. Các nghiên cứu quốc tế mới tập trung vào việc giảm tối đa lượng phát thải cũng như tìm hiểu nguyên nhân gây ra phát thải trong khi đánh giá về hiệu quả còn ít. Các nghiên cứu trong nước chưa có nhiều đột phá về phương pháp, chưa tìm ra được mối liên hệ giữa các phương thức chuyển giao và các đối tượng chuyển giao. 3
  6. Các kết luận về mô hình và phương thức chuyển giao nào đạt hiệu quả tối ưu và đảm bảo tính bền vững, trong ngắn hạn và trung, dài hạn, mô hình nào có ưu thế hơn và vai trò của các bên cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ nào là quan trọng nhất cũng chưa rõ ràng. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong các nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thống kê mô tả và rất ít nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để phân tích. Từ những hạn chế của các nghiên cứu đã thực hiện kể trên, nó mở ra những khoảng trống quan trọng cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu này. 2.2.2. Kinh nghiệm chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa và một số bài học Dựa trên kinh nghiệm chuyển giao canh tác lúa giảm thải khí nhà kinh tại Mỹ, Thái Lan, Hà Lan, Ấn Độ, Trung Quốc và kinh nghiệm chuyển giao tại Việt Nam ở một số tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần thơ đã cho hiệu quả canh tác lúa giảm thải khí nhà kính. Các nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan tập trung vào việc nhấn mạnh vai trò của quản lý nước đối với canh tác lúa giảm thải khí nhà kính hoặc đưa ra các phát hiện về lượng phát thải theo mùa, theo điều kiện sản xuất cụ thể như điều tiết nước, lưu lượng nước, làm đất Trong khi đó, các nghiên cứu trong nước tập trung vào các kỹ thuật chuyển giao sản xuất lúa giảm phát thải, nhấn mạnh các bước trong quy trình kỹ thuật chuyển giao. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Đề tài sử dụng hai phương pháp tiếp cận, phương pháp tiếp cận có sự tham gia và phương pháp tiếp cận hệ thống. 3.2. CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Chọn điểm nghiên cứu gồm một địa bàn nhận chuyển giao kỹ thuật 1P5G qua hệ thống khuyến nông nhà nước là Xã Phú Lâm, Huyện Phú Tân, tỉnh An Giang và 2 địa điểm nhận chuyển giao kỹ thuật 1P5G qua dự án quốc tế là Hợp tác xã Phú Thượng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang và Hợp tác xã Kênh 7b, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. 3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU VÀ THÔNG TIN Phương pháp thu thập chủ yếu thông qua tư liệu hoá các ghi chép nông hộ (book- keepings), phỏng vấn bảng hỏi và để đánh giá nhanh nông thôn (PRA) đối với nhóm cán bộ chuyển giao, cán bộ chính quyền địa phương, cán bộ từ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, cán bộ BVTV, cán bộ Hội Phụ nữ, cán bộ Hội Nông dân. Mẫu nghiên cứu gồm 300 mẫu tại 3 điểm, được khảo sát lặp lại năm 2011, 2013 và 2019, mỗi điểm chọn 100 mẫu; 03 đánh giá PRA với các hộ nông dân tại 03 điểm nghiên cứu với sự tham gia của 30 nông dân/lần đánh giá PRA; 03 và thảo luận nhóm 4
  7. cán bộ tại 03 điểm nghiên cứu với sự tham gia của các cán bộ. Mỗi cuộc thảo luận nhóm gồm 15 người. 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ THÔNG TIN Số liệu sau khi được làm sạch sẽ được mã hóa và phân tích bằng công cụ STATA và Excel. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích định lượng và mô hình hóa. Nghiên cứu sử dụng mô hình ologit để đánh giá mức độ đáp ứng kỹ thuật của các nhóm hộ khác nhau. 3.5. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm có: Chỉ tiêu đánh giá quá trình, hiệu quả và kết quả chuyển giao kỹ thuật, tiếp nhận kỹ thuật và Chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA GIẢM KHÍ NHÀ KÍNH Ở TỈNH AN GIANG VÀ KIÊN GIANG 4.1.1. Hiện trạng kỹ thuật canh tác lúa giảm thải tính đến trước 2011 tại các điểm nghiên cứu - Kỹ thuật đã được chuyển giao từ trước năm 2011 gồm 3G3T và 1P5G, bước đầu chứng minh hiệu quả. - Tuy nhiên, tỷ lệ diện tích ứng dụng kỹ thuật 1P5G trên toàn vùng ĐBSCL sau gần 8 năm chuyển giao vẫn còn khiêm tốn mới chỉ khoảng 20% tổng diện tích toàn vùng. - Còn có khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực tiễn, các chỉ tiêu áp dụng vẫn vượt. Bảng 4.1. Hiện trạng áp dụng kỹ thuật so với khuyến cáo tại An Giang Chỉ tiêu ĐVT Khuyến cáo 1P5G Thực tế áp dụng Lượng giống Kg/ha/vụ 120 136-150 Phân đạm (N) Kg/ha/vụ 100 120-337 Phân Lân (P) Kg/ha/vụ 60 74-82 Phân Kali Kg/ha/vụ 60 111-122 Số lần bơm nước Lần/ha/vụ 6 >6 4.1.2. Các cơ quan tổ chức tham gia chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính giai đoạn 2011-2019 Trên toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong giai đoạn 2011-2019 hiện có khá nhiều các cơ quan, tổ chức tham gia chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm thải khí nhà kính. Trong đó, có 7 đơn vị chính gồm khuyến nông cơ sở có cơ quan chủ quản là nhà nước và khuyến nông từ các dự án. 5
  8. 4.1.3. Quy trình và phương thức chuyển giao của các kênh (2011-2014) 4.1.3.1. Quy trình chuyển giao Cả hai mô hình chuyển giao nhà nước và dự án đều sử dụng Phương pháp tiếp xúc nhóm thông qua: i) tập huấn, ii) xây dựng mô hình trình diễn, iii) hội thảo đầu bờ, iv) tham quan và v) truyền thông đại chúng. Trong đó, dự án quốc tế ưu tiên các hoạt động khuyến nông theo tổ nhóm. a. Tập huấn Mô hình chuyển giao truyền thống chú trọng đến tổ chức lớp học nhưng không có sự bắt bộc. Mô hình chuyển giao dự án chú trọng tới đối tượng tham gia. Tỷ lệ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn cũng như nắm đầy đủ kiến thức của các mô hình chuyển giao dự án cao hơn. Tỷ lệ tham gia lớp tập huấn nhiều hơn 01 lần của hệ thống khuyến nông nhà nước lại cao hơn. b. Xây dựng mô hình trình diễn Quá trình xây dựng mô hình của hai kênh chuyển giao cũng có sự khác biệt, các kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ không hài lòng về các yếu tố liên quan tới mô hình trình diễn của khuyến nông nhà nước còn cao. Bảng 4.2. So sánh việc thiết kế mô hình trình diễn giữa hai mô hình chuyển giao Chương trình chuyển giao thông Chương trình chuyển giao của qua hệ thống Khuyến Nông dự án quốc tế nhà nước Chọn 1 ruộng của nông dân làm theo Dựa trên kết quả điều tra thực trạng trước khi đề cương kỹ thuật 1P5G chuẩn và 1 nhận chuyển giao, 03 nông hộ đại diện có tập ruộng đại diện cho tập quán cũ làm quán canh tác sử dụng nhiều vật tư được chọn ruộng đối chứng. Trong nhiều mô ngẫu nhiên trên cơ sở tự nguyện tham gia làm Thiết hình trình diễn, cùng 1 chủ hộ chia ruộng đối chứng. 03 nông hộ sử dụng ít vật kế và ruộng của họ thành 2 khu và thực tư, có nhu cầu và sở thích ứng dụng kỹ thuật xây hành trình diễn cả qui trình 1P5G và mới được chọn ngẫu nhiên trên cơ sở tự dựng qui trình canh tác theo truyền thống nguyện tham gia làm mô hình nhận chuyển MH (đối chứng). giao kỹ thuật 1P5G. trình Ruộng trình diễn của mô hình này Toàn bộ các ruộng trình diễn đều tổ chức đo diễn không tổ chức đo đếm lượng nước đạc lượng nước bơm tưới/ha/vụ và đo khí thải bơm tưới/ha/vụ. Đồng thời không tổ nhà kính theo các chu kỳ bơm tưới và bón chức đo lượng khí phát thải trên phân. ruộng.  Tính đại diện, sự ngẫu nhiên và kết quả mô  Tính đại diện thực tiễn và độ chặt hình trình diễn được tính toán trên cơ sở chẽ và xác suất khoa học không “3 lặp lại” đảm bảo độ chặt chẽ và xác suất cao khoa học cao. 6
  9. c. Hội thảo đầu bờ Các hội dung hội thảo đầu bờ là nội dung quan trọng trong đánh giá thực trạng chuyển giao, cách thức tổ chức và vận hành của các hội thảo đầu bờ theo những kênh chuyển giao khác nhau ảnh hưởng đáng kể tới kết quả và hiệu quả của chuyển giao. Số liệu từ phỏng vấn cũng cho thấy, mô hình khuyến nông nhà nước đều không có đánh giá mô hình với sự tham gia của người dân cũng như theo dõi chỉ tiêu và kết quả áp dụng ở các ruộng do người dân tự áp dụng sau khi kết thúc tập huấn. Hơn nữa, tỷ lệ người dân cho biết đánh giá mô hình trình diễn nhiều hơn 01 lần và tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu sau khi mô hình được giới thiệu nhằm khẳng định tính bền vững đều rất thấp chỉ từ 3-5% trong khi điều này được thực hiện tại các mô hình chuyển giao thông qua dự án khá tốt. c. Tổ chức tham quan Điểm khác biệt là mô hình truyền thống chỉ tổ chức cho nông dân thăm ruộng trong đợt tập huấn và 1 lần cuối vào trước thềm Hội thảo đầu bờ. Ở mô hình chuyển giao qua dự án quốc tế, ngoài 6 mô hình trình diễn (3 theo qui trình 1P5G, 3 đối chứng), hầu như ở mỗi tổ sản xuất đều có các ruộng làm theo nguyên mẫu để nông dân trong tổ tham quan 5-6 lần/vụ trước khi vào họp tổ sản xuất để quyết định quản lý nước, quản lý dinh dưỡng và dịch bệnh. Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong quá trình thực hiện dự án, kênh chuyển giao này luôn giữ người dân tiếp cận liên tục được với kỹ thuật, giúp tăng cường kiểm soát quá trình áp dụng kỹ thuật của mỗi nông dân. d. Tuyên truyền Xét về hiệu quả tuyên truyền tính trên khoảng cách địa lý thì rõ ràng hệ thống khuyến nông đã tổ chức ra quân các chiến dịch tuyên truyền bài bản và phủ sóng trên diện rộng toàn huyện, thậm chí toàn tỉnh, trong khi việc tuyên truyền kỹ thuật mới do Dự án Quốc tế chỉ tập trung ở khu vực xã/ HTX nhận chuyển giao. 4.1.3.2. Phương thức chuyển giao của các kênh đến 2014 a. Phương pháp tiếp cận của hai mô hình chuyển giao Sự khác biệt về phương pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ qua hệ thống Khuyến nông truyền thống luôn coi nông dân trồng lúa là đối tượng chưa biết kỹ thuật và cần được “dạy” các kỹ thuật mới. Đối với chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm khí thải nhà kính, khuyến nông nhà nước sử dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống. b. Vấn đề trong kế hoạch chuyển giao và triển khai kế hoạch chuyển giao Khuyến nông nhà nước hiện không có sự tham gia của người nhận chuyển giao trong lập kế hoạch nên việc theo dõi đánh giá mức độ lan tỏa và sự chuẩn xác trong áp dụng kỹ thuật là không khả thi. Việc tổ chức được triển khai từ trên xuống không có sự phối hợp khiến người dân không chủ động trong việc tham gia học tập. 7
  10. 4.1.4. Kết quả chuyển giao (2011-2014) 4.1.4.1. Kết quả đào tạo, tập huấn - Kênh chuyển giao nhà nước, tính đến 2014 đã có 9.563 người được tập huấn thông qua 370 lớp tập huấn. Tuy nhiên tỷ lệ áp dụng mới đạt khoảng 43%. - Tại điểm khảo sát chỉ có 180 lượt nông hộ được tập huấn với 10 lớp, tương đương bình quân 18 nông hộ/lớp. Trong khi ở mô hình chuyển giao theo dự án tại An Giang và Kiên Giang, mặc dù chỉ có 6-10 lớp được tổ chức nhưng số lượt hộ nông dân được tập huấn đã lên tới 382 lượt tại An Giang và 1.000 lượt hộ tại Kiên Giang. Diện tích áp dụng của hai mô hình chuyển giao cũng cao hơn tương ứng với tỷ lệ lượt nông dân tham gia tập huấn. 4.1.4.2. Diện tích và nông hộ nhận chuyển giao Tại An Giang: Tổng diện tích áp dụng kỹ thuât canh tác lúa giảm thải khí nhà kính trung bình toàn tình là 42,7%, trong đó huyện Châu Đốc có tỷ lệ áp dụng cao nhất, lên tới 62,8% diện tích và huyện Tri Tôn là thấp nhất với 24,8%. Tại tỉnh Kiên Giang, tính đến năm 2014, toàn tỉnh có 44,4% diện tích áo dụng 1P5G tuy nhiên cũng giống như An Giang, số liệu thống kê dựa trên số hộ đăng ký áp dụng, không dựa trên số liệu thu thập thực tế trên đồng ruộng. Trong số các địa phương, Rồng Riêng là huyện có tỷ lệ áp dụng cao nhất với 52,6%, thấp nhất là Phú Quốc với 32,1%. 4.1.4.3. Kết quả áp dụng kỹ thuật mới qua quá trình chuyển giao của nông hộ a. Ghi chép nhật ký nông hộ Thực tế khảo sát cho thấy ở các mô hình chuyển giao truyền thống do TTKN tỉnh hoặc Chi cục BVTV của tỉnh chủ trì, nông dân hầu như không ghi sổ sách. Việc ghi chép để theo dõi kết quả và chi phí lợi nhuận chỉ được ghi chép trên ruộng mô hình trình diễn 1P5G và ruộng đối chứng bởi cán bộ kỹ thuật tại địa bàn. Trong khi đó, ở hai điểm nhận chuyển giao qua Dự án quốc tế, kết quả theo dõi cho thấy tỷ lệ các nông hộ tham gia nhận chuyển giao và thực hành ghi chép nhật ký đồng ruộng tăng dần qua từng vụ sản xuất; Nguyên nhân còn nhiều hộ chưa tuân thủ tốt quy trình kỹ thuật là do (1) đối với sử dụng giống xác nhận: Không có nơi mua giống đủ giấy tờ chứng minh; giống xác nhận có chất lượng không tốt; muốn tận dụng giống tự để. (2) Giảm giống theo khuyến cáo: ảnh hưởng bởi thói quen, thấy cây lúa phát triển không đều. (3) Giảm lượng bón phân: Do lo sợ lúa kém phát triển, bị ảnh hưởng bởi thói quen; (4) Giảm lượng nước tưới: Không chủ động được nguồn nước. (5) Giảm thất thoát theo khuyến cao: Thiếu máy móc, thiết bị lưu trữ và kinh phí đầu tư. b. Áp dụng các bước trong quy trình kỹ thuật Theo đó, các chỉ tiêu về sử dụng giống xác nhận, đảm bảo tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm; áp dụng 5 giảm về giảm giống, giảm phân bón, giảm thuốc, giảm nước tưới của nhóm các tham gia chuyển giao qua dự án có tỷ lệ thực hiện theo đúng quy trình đã được hướng dẫn cao hơn nhiều so với nhóm nhận chuyển giao theo kênh khuyến nông nhà nước. Tỷ lệ áp dụng đúng theo khuyến cáo của các hộ dân được chuyển giao theo 8
  11. mô hình khuyến nông nhà nước còn rất thấp cho thấy nhiều hạn chế trong quá trình chuyển giao. 4.1.5. Giám sát và đánh giá chuyển giao, kết quả tác động và tính bền vững 4.1.5.1. Đánh giá hiệu quả trong quá trình chuyển giao a. Hiệu quả về kinh tế Kết quả tổng hợp số liệu về so sánh hiệu quả giảm chi phí ở 4 vụ lúa cho thấy, có sự khác biệt giữa hai mô hình chuyển giao được minh chứng qua các bảng dưới đây. Kết quả so sánh qua 4 vụ cho thấy hiệu quả giảm chi phí sản xuất từ ít nhất là 3% đến nhiều nhất là 28%. Năng suất tăng nhẹ từ 1 đến 2%. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá bán lúa trên thị trường có sự biến động không thuận lợi, đặc biệt ở hai vụ cuối nhận chuyển giao là vụ Đông Xuân 2013 và Hè Thu 2014, tổng thu nhập trên 1ha lúa có xu hướng giảm nhẹ -4%, hoặc chỉ tăng nhẹ xung quanh mốc này, nhưng tựu chung do giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất, lợi nhuận ròng thu về tăng từ 28-51%. Hiệu quả của quá trình chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính còn được thể hiện ở chỗ, nông dân đã thay đổi được nhận thức và qua đó giảm số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ 7,5 lần/vụ xuống còn 5,1 lần/vụ, do vậy chi phí giảm 25% ở mô hình chuyển giao qua hệ thống khuyến nông nhà nước; và từ 7,5 lần/vụ xuống còn 5,4 lần/vụ; chi phí giảm từ 17-24% ở mô hình nhận chuyển giao qua Dự án quốc tế. Bảng 4.3. So sánh hiệu quả giảm chi phí đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của 3 điểm nhận chuyển giao - trung bình 4 vụ nhận chuyển giao ĐVT: Trđ/ha/vụ So sánh chi phí MH CG qua Mô hình CG dự án Mô hình CG dự án canh tác trung Khuyến nông NN tại An Giang tại Kiên Giang bình 4 vụ Chi phí Chi phí Tăng/ Chi phí Chi phí Tăng/ Chi phí Chi phí Tăng/ sau khi trước Giảm sau khi trước Giảm sau khi trước Giảm nhận khi (%) nhận CG khi (%) nhận CG khi (%) CG nhận nhận nhận CG CG CG Giống 1,97 1,84 7 1,76 1,84 -4 1,67 2,21 -24 Phân bón các loại 5,49 7,09 -23 5,42 7,09 -24 4,40 5,55 -21 Thuốc BVTV 3,09 4,11 -25 3,39 4,11 -17 2,82 3,69 -24 Xét về tổng thể, cả hai mô hình chuyển giao đều đem lại hiệu quả kinh tế, có ý nghĩa về giảm lượng phân hoá học, đặc biệt việc giảm lượng phân đạm, phân kali và phân lân bón quá mức cần thiết tới 20-30% và số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Mặc dù kết quả cho thấy, mô hình khuyến nông theo dự án cho hiệu quả cao hơn. b. Hiệu quả về Môi trường - Giảm lượng phát thải: Cả ba mô hình đều giảm được lượng khí thải đáng kể so với mô hình đối chứng. Mô hình chuyển giao KNNN có lượng phát thải giảm thấp hơn so với hai mô hình chuyển giao dự án. 9
  12. Bảng 4.4. Lượng phát thải tại các mô hình áp dụng kỹ thuật canh tác mới Lượng phát thải CH4 Lượng N20 Trung Tổng lượng phát thải KNK Lượng KNK giảm Trung bình (tấn/ha) bình (tấn/ha) trung bình (tấn/ha) (tấn/ha) Vụ An Kiên An Kiên An Kiên Đối An Kiên KNNN KNNN KNNN KNNN Giang Giang Giang Giang Giang Giang chứng Giang Giang Vụ 1 1,3 1,1 1,0 0,7 0,5 0,6 2,0 1,6 1,6 3,7 -1,7 -2,1 -2,1 Vụ 2 1,3 1,2 1,2 1,4 1,1 1,2 2,7 2,3 2,4 2,7 0,0 -0,4 -0,3 Vụ 3 3,1 2,9 2,7 0,22 0,18 0,14 3,3 3,1 2,8 5,4 -2,1 -2,3 -2,6 TB 1,91 1,73 1,63 0,77 0,59 0,65 2,7 2,3 2,3 6,4 -3,7 -4,1 -4,1 - Về giảm lượng hạt giống và phân bón: Kết quả khảo sát cho thấy, lượng giống sử dụng trên 1 ha đất lúa và lượng phân đạm nguyên chất được sử dụng cao nhất ở mô hình chuyển giao qua chương trình khuyến nông nhà nước, thấp dần ở hai mô hình chuyển giao qua dự án QT tại tỉnh Kiên Giang và thấp nhất tại HTX Phú Thượng, tỉnh An Giang. Từ việc sử dụng lượng giống gieo sạ cao dẫn tới việc sử dụng dư thừa phân đạm, tăng áp lực sâu bệnh dẫn tới sử dụng nhiều hóa chất diệt sâu bệnh và lượng nước tưới là các yếu tố chính gây ra chi phí vật tư cao và lượng phát thải lớn. - Về kỹ thuật quản lý nước: Việc chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính đã đem lại các tác động tích cực tới việc thay đổi nhận thức và tập quán sử dụng quá mức lượng nước tưới. Qua ứng dụng kỹ thuật quản lý nước ngập khô xen kẽ, lượng nước tưới trong vụ cho 1 ha đất lúa giảm trung bình 3.518 m3/ha/vụ tương đương 48% tại HTX Phú Thượng, An Giang và 1,296 m3/ha/vụ tương đương 43% ở mô hình HTX Kênh 7b, Kiên Giang. - Điểm khác biệt về hiệu quả giữa hai mô hình đó là, ở mô hình chuyển giao qua hệ thống Khuyến nông nhà nước chưa thay đổi được tập quán quản lý nước và vẫn giữ nguyên số lần bơm nước mỗi vụ theo lịch bơm tưới của Hợp tác xã. Trong khi nông dân ở hai mô hình chuyển giao qua dự án Quốc tế ở HTX Phú Thượng tỉnh An Giang và HTX kênh 7b tỉnh Kiên Giang đã thay đổi tập quán tưới nước từ kỹ thuật truyền thống (ngập sâu, số ngày ngập trên ruộng nhiều, chỉ rút nước giữa vụ và rút chưa tới cữ, rút nước trước khi thu hoạch khoảng 10 ngày) sang kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ theo qui trình phát triển của cây lúa (xiết nước vào cuối kỳ đẻ nhánh để diệt chồi vô hiệu, xiết nước trước mỗi đợt bón phân, chỉ để nước ngập mặt ruộng 1-3 cm, xiết nước sâu tới - 15cm trước khi bơm nước mới). Do vậy, số lần bơm tưới và lượng nước bơm tưới qui trình tưới nước ngập khô xen kẽ đã giảm từ 40-50%. Đây là con số rất có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn nước khan hiếm tại ĐBSCL và tình trạng BĐKH đang ngày càng nghiêm trọng. - Về cách thức tưới, nông dân ở cả hai mô hình chuyển giao đều chuyển từ cách tưới truyền thống sang áp dụng chế độ tưới ngập khô xen kẽ (NKXK), do vậy số lần bơm nước giảm 20% và lượng nước tưới giảm 28% ở mô hình nhận chuyển giao từ khuyến nông nhà nước và tới 50% ở mô hình nhận chuyển giao qua Dự án Quốc tế 10
  13. - Về giảm phân bón: Qua 4 vụ nhận chuyển giao, lượng phân bón vô cơ từ phân Đạm, phân Ka li và phân Lân đã giảm từ 2-6% ở mô hình nhận chuyển giao qua hệ thống khuyến nông nhà nước, giảm từ 10-23% ở mô hình nhận chuyển giao qua dự án Quốc tế. - Về thay đổi tập quán sử dụng thuốc BVTV: Quá trình tập huấn ở các kênh chuyển giao đã làm thay đổi đáng kể nhận thức về sử dụng thuốc BVTV của nông dân, tỷ lệ thực hiện theo khuyến cáo và nhận thức về độ độc của các nhóm thuốc BVTV đã gia tăng đáng kể. c. Hiệu quả về phát triển Xã hội i) Tăng cường tính hợp tác, hỗ trợ giữa các hộ nông dân: Ở mô hình chuyển giao truyền thống, việc tổ chức các hộ nông dân thành các tổ nhóm sản xuất không nằm trong phạm trù chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm Khuyến Nông hoặc Chi cục BVTV tỉnh. Đây được coi là nhiệm vụ của chính quyền địa phương và Hợp tác xã nơi nhận chuyển giao có tổ chức hay không. ii) Tác động tích cực tới các nhóm dễ bị tổn thương: Các tác động của chuyển giao đối với Nông dân nhận chuyển giao bao gồm cả nhóm dễ bị tổn thương như hộ nghèo và hộ phụ nữ đơn thân. Theo đó, những người trong nhóm có cơ hội nhận được sự tư vấn về kỹ thuật và giúp đỡ công lao động từ các thành viên trong tổ nhóm, thông qua đó sẽ tiếp cận được kỹ thuật mới và điều chỉnh hiệu quả sản xuất của hộ, từ đó mang lại thu nhập và năng suất cao hơn. 4.1.5.2. Đánh giá hiệu quả sau chuyển giao và tính bền vững (từ 2014 – 2019) a. Kết quả chuyển giao đến năm 2019 - Tại Phú Thượng, do sau khi kết thúc dự án năm 2014, đơn vị chuyển giao không tiếp tục tiến hành nên trong tổng số 114 hộ áp dụng hiện nay, còn 102 hộ là vẫn còn tiếp tục áp dụng từ năm 2014. Trong đó, đã có 12 hộ mới đã học tập từ những hộ đang áp dụng, đạt tỷ lệ lan tỏa là 0,1176. Bảng 4.5. Số lượng hộ và diện tích áp dụng 1P5G đến 2019 Mô hình Mô hình MH CG CG dự án CG dự án STT Nội dung Khuyến nông NN tại An Kiên Giang Giang (1) Số hộ áp dụng tại năm 2019 426 114 538 Số hộ còn duy trì sau khi dự án kết thúc (từ 2015 (2) 80 102 119 - 2019) Số hộ mới áp dụng thông qua nhận chuyển giao (3) 331 0 399 từ KN Nhà nước và KN Dự án, từ 2015 - 2019 Số hộ mới áp dụng thông qua nhận chuyển giao (4) 15 12 20 từ các hộ cũ (hộ trước đây có tham gia dự án) (5) Tỷ lệ lan tỏa (5)=(4)/(2) 0,1875 0,1176 0,1834 (6) Tổng số diện tích áp dụng (ha) 823,54 202,25 1071,85 (7) Số lớp tập huấn trong giai đoạn 2014 - 2019 265 0 197 11
  14. - Tại Kiên Giang do dự án vẫn tiếp tục số hộ áp dụng đã lên tới 538 hộ, trong đó chỉ còn 119 hộ tiếp tục duy trì từ năm 2014 và 20 hộ học hỏi thông qua các hộ đã thực hiện. Tỷ lệ lan tỏa là 0,1834. - Kênh chuyển giao khuyến nông nhà nước, giai đoạn 2014 - 2019 chứng kiến sự tăng nhanh đến năm 2019 đã có tới 426 hộ áp dụng, trong đó có 15 hộ mới học hỏi từ các hộ cũ, đạt tỷ lệ lan tỏa cao nhất là 0,187. - Nguyên nhân quan trọng của sự khác biệt này là do, các mô hình chuyển giao theo dự án thường tập trung chuyển giao kỹ thuật cho các nhóm hộ trực tiếp tham giam nhằm đạt được hiệu quả kỹ thuật cao nhất trong khi khó có thể triển khai trên diện rộng do hạn chế về nguồn lực cũng như tài chính. Trong khi đó, mô hình chuyển giao khuyến nông nhà nước chú trọng đến việc tập huấn, nâng cao nhận thức và trình độ. Chính vì vậy tỷ lệ lan tỏa của khuyến nông nhà nước cao hơn. b. Hiệu quả sau chuyển giao  Hiệu quả kinh tế - Về vấn đề giảm chi phí, kết quả cho thấy có sự tương đồng về giảm chi phí giữa các mô hình khuyến nông. Mặc dù mô hình chuyển giao của khuyến nông nhà nước hiện có mức hiệu quả kỹ thuật thấp hơn nhưng bên cạnh việc tập huấn kỹ thuật, họ còn được hưởng lợi từ hệ thống cung cấp vật tư với chi phí ưu đãi từ các đơn vị cung ứng theo các chương trình khuyến nông nghà nước/mua tại những nơi nhà nước khuyến cáo, trợ giá nên các khoản mục chi phí giảm đáng kể. - Giai đoạn 2011 - 2014, mô hình khuyến nông nhà nước đã giảm 19% tổng chi phí, trong khi con số này tại các mô hình ở An Giang và Kiên Giang lần lượt là 18,8% và 22,3%, như vậy mô hình hình khuyến nông nhà nước có mức giảm sử dụng đầu vào thấp hơn nhưng tổng chi phí lại giảm nhiều hơn. Tương tự như vậy, đến năm 2019, tổng chi phí giảm 21,18% so với 10 năm trước đây trong khi tại An Giang và Kiên Giang, mức giảm là 21,03% và 23,4%.  Hiệu quả môi trường - Hiệu quả về giảm thải khí nhà kính của các mô hình vẫn đạt được cao hơn so với ruộng đối chứng. Giảm lượng phát thải tại mô hình khuyến nông nhà nước đã được cải thiện rõ rệt so với các mô hình chuyển giao dự án. Lượng phát thải giảm đã tương đồng. - Tỷ lệ tiết kiệm đầu vào của những nông dân nhận chuyển giao từ khuyến nông nhà nước trong những năm 2011 - 2014 đã tăng đáng kể và gần tương đương với mô hình của dự án. Trong khi đó, các mô hình chuyển giao thông qua dự án thậm chí còn có hiệu quả thấp hơn ở một số tiêu chí sử dụng đầu vào như lượng phân lân P2O5. - Những hộ dân còn duy trì ở An Giang (nơi không còn triển hai khuyến nông dự án) đã có mức tiết kiệm đầu vào thấp hơn so với trước. Cụ thể, lượng giống trung bình sử dụng năm 2014 đã giảm 42% so với 2011 nhưng đến 2019 chỉ còn giảm 39,54% so với 2011. Lượng phân kali giảm 35,79% so với 36% của 2014. Trong khi tại Kiên Giang, nơi dự án vẫn còn tiếp tục được triển khai, các chỉ tiêu về tỷ lệ tiết kiệm tăng nhẹ hoặc không thay đổi, những hộ dân được hỗ trợ từ khuyến nông nhà nước đã có bước cải thiện rõ rệt. 12