Tóm tắt Luận án Festival du lịch Hà Nội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Festival du lịch Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_festival_du_lich_ha_noi.pdf
Nội dung text: Tóm tắt Luận án Festival du lịch Hà Nội
- BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI NGÔ ÁNH HỒNG FESTIVAL DU LÞCH Hµ NéI Chuyªn ngµnh: V¨n hãa häc M· sè: 62310640 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI, 2017
- Công trình được hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Cƣơng Phản biện 1: PGS.TS. Từ Thị Loan Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Phản biện 2: TS. Đỗ Thị Thanh Hoa Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Đình Thi Trường Đại học Sân khấu Điện Ảnh Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp trường tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Số 418, đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi: giờ , ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Festival du lịch là một hiện tượng văn hóa đương đại xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới và phát triển mạnh trong vài thập niên trở lại đây. Festival du lịch được du nhập vào Việt Nam từ sau thời kỳ mở cửa. Từ năm 1999, Hà Nội tổ chức festival du lịch với mục đích quảng bá thu hút khách và xây dựng hình ảnh điểm đến. Trải qua 5 kỳ tổ chức, Festival du lịch Hà Nội đã bước đầu thu hút được sự chú ý của giới truyền thông và du khách. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là suốt từ Festival du lịch Hà Nội 1999 đến 2010, festival này vẫn xây dựng được thương hiệu festival du lịch của Hà Nội và chưa nhận được sự quan tâm của người dân thủ đô. Trong thời gian qua, nghiên cứu về festival du lịch đã nhận được sự quan tâm của một số học giả hoạt động trong lĩnh vực quản lý du lịch. Tuy nhiên, từ cách tiếp cận văn hóa học, Festival du lịch Hà Nội xuất hiện như một hiện tượng văn hóa đương đại có tác động lan tỏa đến đời sống văn hóa của người dân. Từ cách tiếp cận này, chưa có đề tài nào nghiên cứu về Festival du lịch Hà Nội để tìm hiểu điều kiện tồn tại và phát triển của nó trong đời sống văn hóa của người dân. Do vậy, việc nghiên cứu Festival du lịch Hà Nội dưới góc nhìn văn hóa học có ý nghĩa cấp thiết, giúp tìm ra cấu trúc, đặc điểm, đánh giá tác động của nó trong tương quan so sánh với một số festival khác. Từ đó đưa ra những bàn luận xem liệu Festival du lịch Hà Nội có đi vào đời sống văn hóa như một nhu cầu tất yếu hay chỉ là một hiện tượng mang tính thời điểm. Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Festival du lịch Hà Nội” làm luận án Tiến sỹ chuyên ngành Văn hóa học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài 2.1.1. Nghiên cứu về xây dựng hình ảnh điểm đến, thu hút du lịch Từ sau những năm 70 của thế kỷ XX, festival du lịch bắt đầu nổi lên như một lĩnh vực của quản lý du lịch. Vấn đề xây dựng hình ảnh điểm đến,
- 2 thu hút du lịch đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, trong đó phải kể đến nhóm tác giả Burns, J., Hatch, J. and Mules, T. (Eds.) xuất bản tác phẩm Adelaide Grand Prix: Tác động của một sự kiện đặc biệt (1986), Schuster với cuốn Đô thị tạm thời và xây dựng hình ảnh (2001), Richard Prentice với Festival như một điểm đến sáng tạo (2003), Quinn, B nghiên cứu về Vấn đề festival du lịch: các lễ hội nghệ thuật và sự phát triển bền vững ở Ireland (2006). Điểm chung của các tác phẩm này đều khẳng định vai trò quan trọng của festival du lịch trong việc quảng bá thu hút du lịch và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nơi tổ chức. 2.1.2. Nghiên cứu vai trò, tác động của festival và festival du lịch Trong thời gian qua, xuất hiện một số nghiên cứu chỉ ra vai trò, tác động của festival không chỉ là quảng bá thu hút khách, thu hút đầu tư, nâng cao nhận thức về văn hóa, tạo việc làm cho người dân mà nó còn có tác động đến quá trình biến đổi không gian đô thị qua các thời kỳ. Tiêu biểu cho những tác phẩm này phải kể đến cuốn Hồi Sinh nghi lễ châu Âu (1992) của Boissevain, J, tác phẩm Nghiên cứu về chiến lược văn hóa đô thị và tái tạo đô thị (1993) của Bassett, K, cuốn Festival và đời sống xã hội: Một nghiên cứu của một lễ hội âm nhạc Celtic (2005) của Matheson, cuốn Lý thuyết phản ánh đô thị: Lễ hội, du lịch và sự biến đổi của không gian đô thị (2005) của Kevin Fox Gotham, Các lễ hội nghệ thuật và thành phố: nghiên cứu đô thị (2005) của Quinn, Bernadette, Du lịch, lễ hội và sự kiện văn hóa trong thời kỳ khủng hoảng (2012) của nhóm tác giả Lise Lyck, Phil Long. 2.1.3. Nghiên cứu về quản lý và tổ chức festival và festival du lịch Các tác phẩm nghiên cứu về vấn đề này tập chung vào hướng dẫn cách thức tổ chức và quản lý festival và festival du lịch. Trong đó có bài nghiên cứu Sự kiện đặc trưng: Đánh giá phản ứng chiến lược về tính thời vụ trong thị trường du lịch (1974) của Ritchie và Beliveau, Lễ kỷ niệm: các nghiên cứu lễ hội và nghi lễ ở Washington (1982) của Turner, V, sổ tay Festival Handbook (2003) của Center for Cultural Innovation, Quản lý sự kiện và sự kiện du lịch (2005) của Getz, Bản báo cáo tóm tắt khảo sát quốc
- 3 gia về lễ hội thế giới tại Hunggary (2006) của nhóm tác giả KultúrPont Iroda, Kazinczy utca, bài viết Sự kiện du lịch: Định nghĩa, sự phát triển và nghiên cứu (2008) của Getz, D, Sổ tay nghiên cứu du lịch, London (2009) của Bernadette Quinn, Nguồn cảm hứng 2011, nghiên cứu trường hợp về du lịch lễ hội với các đối tác du lịch toàn cầu (2011) của Trường Đại học St Paus, thành phố Manitoba, Canada, Nghiên cứu cạnh tranh quốc tế của các thành viên mạng lưới du lịch toàn cầu về Festival du lịch ở Trung Quốc (2011) của Lianping Ren Yue Hi 2.2. Những nghiên cứu trong nước 2.2.1. Nghiên cứu về lễ hội đương đại Kể từ sau cuộc giao lưu văn hóa Việt Pháp ở Huế năm 1998 và Festival du lịch Hà Nội 1999, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện những bài nghiên cứu về lễ hội đương đại. Đó là Kinh nghiệm tổ chức lễ hội và các sự kiện du lịch (2003) của Mai Linh, Tổ chức du lịch lễ hội và sự kiện ở Việt Nam (2004) của Nguyễn Quang Lân, Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch (2004) của Dương Văn Sáu, Ấn tượng Lễ hội làng Sen toàn quốc (2010) của Thảo Chi, Mới và đặc sắc – Lễ hội du lịch Hạ Long 2010 của Thu Thảo, Lễ hội đặc sắc thế giới (2010) của Nxb Giao thông vận tải 2.2.2. Nghiên cứu về festival và festival du lịch Cũng từ năm 2000 trên một số tạp chí chuyên ngành xuất hiện các bài viết về festival, trong đó phải kể đến Liên hoan du lịch Hà Nội – Nhìn từ lý luận và thực tiễn (2000) của Đinh Trung Kiên, Từ thành tựu của các Festival Huế, nghĩ về một thành phố festival đích thực (2006) của Bửu Nam, Festival cồng chiêng quốc tế năm 2009 tại Gia Lai của Đinh Thục Phương, Báo cáo đánh giá Festival Huế, câu chuyện hội nhập và phát triển văn hóa (2009) của Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cấu trúc, đặc điểm, tác động của Festival du lịch Hà Nội trong sự đối sánh với một số festival tương đồng, từ đó tìm ra những vấn đề
- 4 còn tồn tại làm cơ sở đề xuất khuyến nghị nhằm phát triển Festival du lịch Hà Nội trong tương lai. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về Festival du lịch Hà Nội. - Làm rõ cấu trúc, đặc điểm, tác động của Festival du lịch Hà Nội qua việc khái quát các kỳ tổ chức Festival du lịch Hà Nội. - So sánh Festival du lịch Hà Nội với một số festival khác, tìm ra vấn đề còn tồn tại và đề xuất khuyến nghị nhằm phát triển Festival du lịch Hà Nội trong tương lai. - Xác lập các cơ sở khoa học và thực tiễn mới để hoàn thiện hơn nữa chất lượng của Festival du lịch Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu diễn biến các kỳ Festival du lịch Hà Nội. - Nghiên cứu cấu trúc, đặc điểm của Festival du lịch Hà Nội. - Nghiên cứu tác động của Festival du lịch Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Luận án nghiên cứu không gian tổ chức festival du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Thời gian: 5 kỳ tổ chức Festival du lịch Hà Nội từ 1999 đến 2010. - Nội dung: Luận án tiếp cận từ góc độ văn hóa học nên chỉ tập trung vào nghiên cứu cấu trúc chương trình của festival du lịch, đặc điểm, tác động của festival du lịch làm cơ sở so sánh với các festival khác. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng lý thuyết Tiếp biến văn hóa làm cơ sở để phân tích hiện tượng Festival du lịch Hà Nội. Festival du lịch Hà Nội là sản phẩm của quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa với festival ở các nước phát triển. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các yếu tố ngoại sinh từ festival ở các nước kết hợp với yếu tố nội sinh để tạo nên một festival du lịch của riêng Hà Nội.
- 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp quan sát, tham dự; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp so sánh và phương pháp liên ngành. 6. Đóng góp của luận án Trên cơ sở kế thừa những hướng nghiên cứu đi trước, luận án bước đầu tổng hợp, hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về festival du lịch, cấu trúc, đặc điểm, tác động của festival du lịch đối với sự phát triển kinh tế và đời sống văn hóa của người dân. Đây là đóng góp lý thuyết của đề tài giúp các nhà nghiên cứu có thêm một nguồn tài liệu tham khảo. Sản phẩm thực tiễn đóng góp của đề tài là phân tích diễn biến các kỳ Festival du lịch Hà Nội, so sánh nó với các festival khác để tìm ra những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra những luận bàn nhằm phát triển Festival du lịch Hà Nội trong những năm tiếp theo. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm sáng tỏ hơn thực tiễn về Festival du lịch Hà Nội và giúp các nhà quản lý tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về festival du lịch và tổng quan về Festival du lịch Hà Nội Chương 2: Cấu trúc, đặc điểm và tác động của Festival du lịch Hà Nội Chương 3: So sánh Festival du lịch Hà Nội với một số festival khác và những vấn đề đặt ra
- 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FESTIVAL DU LỊCH VÀ TỔNG QUAN VỀ FESTIVAL DU LỊCH HÀ NỘI 1.1. Cơ sở lý luận về festival du lịch 1.1.1. Khái niệm festival và festival du lịch 1.1.1.1. Khái niệm festival Festival là một thuật ngữ được du nhập từ các nước phương Tây vào Việt Nam và được Việt hóa để chỉ một số lễ hội đương đại. Festival là một loại hình/ sự kiện văn hóa nghệ thuật đô thị hơn là các nghi lễ gắn với tín ngưỡng, tôn giáo ở các xã hội nông thôn truyền thống. Đứng ở phương diện tổ chức, dù có tính chất tổng hợp hay chuyên đề thì mọi festival đều là một sự kiện lớn bao trùm lên chuỗi sự kiện, liên hoan nhỏ diễn ra đồng thời. 1.1.1.2. Khái niệm festival du lịch Festival du lịch là một loại hình văn hóa nghệ thuật tổng hợp bao gồm một chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức dựa trên một nền tảng chung, kết hợp giữa công nghệ tổ chức sự kiện của phương Tây với việc khai thác các yếu tố văn hóa bản địa của địa phương. Đối tượng festival nhắm tới là khách du lịch. Mục đích tổ chức để quảng bá thế mạnh của địa phương nhằm thu hút khách, xúc tiến du lịch và xây dựng hình ảnh điểm đến. 1.1.2. Các khái niệm liên quan 1.1.2.1. Carnival Carnival là lễ hội hóa trang diễn ra dài ngày dưới hình thức các đoàn diễu hành đường phố và diễn viên đeo mặt nạ trong trang phục rực rỡ, biểu diễn các loại hình nghệ thuật mang tính chất tạp kỹ như múa, xiếc, trò vui 1.1.2.2. Liên hoan Liên hoan theo nghĩa danh từ là cuộc vui nhân dịp nào đó có nhiều người cùng tham gia. Theo nghĩa tính từ là sự hân hoan, vui mừng. Theo nghĩa động từ thì “liên” có nghĩa là hợp lại, “hoan” là sự vui vẻ. Liên hoan
- 7 là cùng vui chung giữa nhiều người với nhau. 1.1.2.3. Lễ hội Theo dòng chảy thời gian, lễ hội tạm chia thành hai dòng là lễ hội truyền thống và lễ hội đương đại. Theo Từ điển Tiếng Việt (2000) lễ hội truyền thống được hiểu là: “Lễ là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu, kỉ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Hội là những cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt”. Lễ hội đương đại chỉ những lễ hội mới ở Việt Nam. Trong lễ hội đương đại, xuất hiện lễ hội du nhập từ nước ngoài vào và lễ hội văn hóa thể thao du lịch. Lễ hội văn hóa du lịch thường liên quan đến lễ kỷ niệm một sự kiện nào đó hoặc được tổ chức nhằm mục đích quảng bá du lịch. 1.1.3. Phân biệt các loại festival - Xét theo tính chất có festival tổng hợp và festival chuyên đề - Xét về quy mô có festival quốc tế, quốc gia, địa phương - Xét theo loại hình có: Festival liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; Festival văn hóa nghệ thuật; Festival ẩm thực, đồ uống, xúc tiến thương mại; Festival liên quan đến sự kiện văn hóa; Festival liên quan đến thể thao; Festival liên quan đến du lịch. 1.1.4. Lược sử festival du lịch Festival du lịch manh nha hình thành từ lâu nhưng bắt đầu đi vào chuyên nghiệp từ giữa thế kỷ 20. Có nhiều festival du lịch nổi tiếng trên thế giới, trong đó phải kể đến: Festival Salzburg chuyên nghiệp trong lĩnh vực opera, hòa nhạc và sân khấu diễn ra tại Áo từ năm 1920. Festival Avignon của Pháp, một sân khấu lớn và uy tín nhất thế giới ra đời từ năm 1947. Festival Edinburgh ra đời vào năm 1947 tại Scotland với 12 festival lớn nhỏ khác nhau được tổ chức từ tháng 3 và kéo dài cho đến cuối năm. Festival Adelaide được tổ chức từ năm 1960 ở Úc. Festival Burning Man diễn ra tại sa mạc Nevada của Mỹ từ năm 1986. Festival Vancouver, cuộc thi bắn
- 8 pháo hoa quốc tế chuyên nghiệp được tổ chức vào ngày 25/7 hàng năm, bắt đầu từ năm 1990 ở thành phố Vancouver, Canada. Festival du lịch từ Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc bắt đầu lan rộng sang các nước châu Á. Tiêu biểu cho những festival này có Festival té nước ở ba quốc gia Thái Lan, Lào, Camphuchia; Festival diều quốc tế Thái Lan; Festival đường phố Ohara lớn nhất nước Nhật; Festival tắm bùn Boryeong, Hàn Quốc; Festival MassKara, ngày hội carnival của những nụ cười ở Philipine; Festival du lịch quốc tế Thượng Hải, Bắc Kinh Ở Việt Nam, trong thời gian qua xuất hiện các festival: Festival du lịch Hà Nội (1999), Festival Huế (2000), Festival biển Nha Trang (2003), Festival di sản Quảng Nam (2003), Festival trái cây Nam Bộ (2004), Lễ hội thành Tuyên (2004), Festival hoa Đà Lạt (2005), Festival cà phê Buôn Ma Thuột (2005), Lễ hội về nguồn ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ (2005), Lễ tết độc lập dân tộc Mông Mộc Châu (2005), Carnival Hạ Long (2007), Festival pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (2008), Festival diều quốc tế Vũng Tầu (2009), Festival dừa Bến Tre (2009), Festival lúa gạo Hậu Giang (2009), Festival ẩm thực thế giới Vũng Tầu (2010), Festival trà quốc tế Thái Nguyên (2011), Lễ hội Đất Phương Nam (2011), Festival khinh khí cầu Bình Thuận (2012), Lễ hội hoa phượng đỏ Hải Phòng (2012), Lễ hội hoa ban Điện Biên (2014), Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang (2015) 1.1.5. Cấu trúc, chủ thể, khách thể của festival du lịch - Cấu trúc của festival du lịch được kết cấu thành 2 phần là thành tố văn hóa nghệ thuật và thành tố du lịch thương mại. - Chủ thể của festival du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa du lịch mà cụ thể là Sở VH,TT&DL của địa phương đứng ra tổ chức dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh và sự phối hợp chỉ đạo từ Bộ VH,TT&DL. - Khách thể của festival du lịch là khách mời và du khách 1.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
- 9 Luận án sử dụng lý thuyết Tiếp biến văn hóa để phân tích cơ sở hình thành Festival du lịch Hà Nội, cấu trúc, đặc điểm của nó trong tương quan so sánh với một số festival khác nhằm tìm ra những vấn đề còn tồn tại và đề xuất khuyến nghị phát triển Festival du lịch Hà Nội trong tương lai. 1.3. Tổng quan về Festival du lịch Hà Nội 1.3.1. Giới thiệu vài nét về Hà Nội và tài nguyên du lịch Hà Nội 1.3.1.1. Giới thiệu về Hà Nội Hà Nội là thủ đô của cả nước với diện tích 3328,9 km2. Dân số hơn 6,5 triệu người. Hà Nội gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện. Hà Nội đã được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” vào năm 1999. Năm 2000, Hà Nội được nhà nước tặng thưởng danh hiệu “Thủ đô anh hùng”. Với lịch sử hơn 1 nghìn năm, Hà Nội là thủ đô lâu đời nhất trong 11 thủ đô của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á và trên thế giới 1.3.1.2. Tài nguyên du lịch Hà Nội Hà Nội có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, hệ thống hồ đẹp, tạo nên giá trị cảnh quan riêng. Đặc biệt Hà Nội có hơn 5.000 di tích, trong đó trên 1.000 di tích đã được xếp hạng, hội đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, di tích lịch sử, tâm linh Hà Nội cũng là nơi tập trung hệ thống cơ sở văn hoá, thông tin của cả nước. Ngoài ưu thế về các di tích, danh thắng lịch sử, Hà Nội còn là địa điểm lý tưởng cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và du lịch hội thảo. 1.3.2. Cơ sở hình thành festival du lịch Hà Nội 1.3.2.1. Cơ sở thực tiễn hình thành Festival du lịch Hà Nội Một là xuất phát từ tiềm năng du lịch của Hà Nội Hai là từ sự phát triển du lịch của thành phố Hà Nội Ba là tình hình tăng trưởng của dòng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Hà Nội trong giai đoạn từ năm 1997 – 2001 1.3.2.2. Cơ sở pháp lý để tổ chức Festival du lịch Hà Nội
- 10 Kể từ sau thời kỳ mở cửa, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến phát triển ngành du lịch. Du lịch, dịch vụ được coi là “một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị quyết 45 về đổi mới, quản lý và phát triển ngành du lịch. Năm 1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 46 về lãnh đạo, đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới. Năm 1998, Thành ủy Hà Nội ra Nghị quyết 11 về “Đổi mới và phát triển du lịch Thủ đô từ nay đến năm 2010 và những năm sau”, trong đó nhấn mạnh đến biện pháp “Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá du lịch để thu hút khách, đặc biệt là khách quốc tế”. Tất cả những văn kiện, nghị quyết trên đã trở thành cơ sở pháp lý để Sở Du lịch Hà Nội đề xuất với thành phố tổ chức Festival du lịch Hà Nội nhằm kết nối và quảng bá thu hút khách. 1.3.3. Những nhân tố tác động đến Festival du lịch Hà Nội Một là Việt Nam mở cửa, chủ động giao lưu hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Hai là chính trị ổn định, kinh tế phát triển, Hà Nội trở thành điểm đến an toàn, tin cậy. Ba là những chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội về phát triển văn hóa du lịch. 1.3.4. Khái quát các kỳ Festival du lịch Hà Nội 1.3.4.1. Festival du lịch Hà Nội 1999 Xuất phát từ lợi thế du lịch thủ đô và định hướng phát triển của thành phố, tháng 10/1999, Hà Nội và hãng Hàng không quốc gia tổ chức Festival du lịch Hà Nội 1999. Festival thu hút hơn 70 doanh nghiệp du lịch trong nước, 40 đại diện quốc tế tham gia. Đây là một sự kiện quảng bá cho du lịch Hà Nội, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch hợp tác với nhau. 1.3.4.2. Festival du lịch quốc tế Hà Nội 2001 Năm 2001, Festival du lịch quốc tế Hà Nội tiếp tục được tổ chức từ 5/10-6/10/2001 với chủ đề “Hà Nội xưa và nay” tại hồ Hoàn Kiếm và nhiều
- 11 điểm khác nhau của Hà Nội. Festival thu hút 150 đơn vị trong nước, 11 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, hàng trăm vận động viên tham dự. Nhiều chương trình nghệ thuật diễn ra liên tục tại các điểm sân khấu ngoài trời do các nghệ sỹ đến từ đoàn quan họ Bắc Ninh, cồng chiêng Hòa Bình, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Ca múa nhạc Trung ương Đặc biệt, năm 2001 có 40 doanh nghiệp đến từ Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia. Đây là dịp để du lịch hai nước có cơ hội giao thương, qua lại. 1.3.4.3. Festival du lịch quốc tế Hà Nội 2003 Festival du lịch quốc tế Hà Nội 2003 diễn ra từ 15/11-17/11/2003 với chủ đề “Hà Nội - Nhịp cầu hữu nghị và hợp tác” tại nhiều điểm trung tâm Hà Nội. Festival quy tụ 8 quốc gia, vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hồng Kông cùng hơn 200 gian hàng quốc tế và Hà Nội, 25 tỉnh, thành phố trong nước, các nghệ nhân làng nghề và gần 1.000 diễn viên của các đoàn nghệ thuật. Nội dung của Festival 2003 gồm ba mảng chính là triển lãm giới thiệu sản phẩm, liên hoan ẩm thực và biểu diễn nghệ thuật trong và ngoài nước cùng các trò chơi dân gian. 1.3.4.4. Festival du lịch quốc tế Hà Nội 2005 Festival du lịch quốc tế Hà Nội 2005 với chủ đề “Nhịp cầu hữu nghị” diễn ra từ 29/4 - 1/5/2005 tại hồ Hoàn Kiếm, công viên Bách Thảo và Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Festival quy tụ 21 thành phố, tổ chức quốc tế; 31 Sở quản lý nhà nước về du lịch; 60 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn; 24 nghệ nhân và các đoàn nghệ thuật quốc tế đến từ Trung Quốc, Argentina, Đan Mạch, Pháp. Đặc biệt, có 4 đoàn báo chí đến từ Nga, Đức, Nhật, Pháp và một số cựu chiến binh Mỹ về thăm chiến trường xưa. Festival 2005 với 5 mảng chính, đó là: Triển lãm 200 gian hàng du lịch; Liên hoan ẩm thực với chủ đề “Hương sắc Việt Nam”; Triển lãm gốm sứ Bát Tràng; Triển lãm hoa và cây cảnh mang chủ đề “Nông nghiệp, nông thôn Hà Nội chào mừng Festival DLQT Hà Nội 2005”; Chương trình nghệ thuật “Hà Nội - mùa hạ vàng” do NSND Chu Thúy Quỳnh và NSND Phạm Thị Thành làm tổng đạo diễn. Điểm nhấn của festival là lễ hội đường phố sôi động thể hiện được vẻ
- 12 đẹp giao thoa văn hóa Đông - Tây với sự tham gia của một số đoàn nghệ thuật đến từ các nước trong khu vực và thế giới. 1.3.4.5. Festival du lịch quốc tế Hà Nội 2010 Festival du lịch Hà Nội 2010 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, hội tụ ngàn năm” diễn ra từ 2/10-5/10/2010 tại Thiên đường Bảo Sơn. Festival thu hút gần 200 tổ chức, doanh nghiệp tham gia. Festival 2010 có nhiều hoạt động sôi nổi: Khai trương hội chợ triển lãm quốc tế của hơn 350 gian hàng; trình diễn di sản văn hóa đặc sắc của các vùng miền; lễ hội đường phố; hòa nhạc quốc tế; hội thảo quốc tế “Phát huy các giá trị di sản và làng nghề truyền thống nhằm phát triển du lịch”; thao diễn làng nghề, nghệ thuật ẩm thực, thuật thư pháp Hán Nôm, các tour du lịch thăm quan Hà Nội. Điểm nhấn của festival là chương trình nghệ thuật hoành tráng, quy mô lớn diễn ra vào tối khai mạc 2/10. Trong đó, màn biểu diễn hoa sen, đàn bầu, sáo trúc, hòa tấu trống đồng đã làm nên một chương trình đặc sắc mang dấu ấn văn hóa Việt để giới thiệu với bạn bè quốc tế. Tiểu kết Festival du lịch là một hiện tượng văn hóa mới ở Việt Nam được tổ chức nhằm xúc tiến du lịch. Trải qua 5 kỳ Festival du lịch Hà Nội từ 1999- 2010, mô hình tổ chức của festival vẫn là mô hình cấu trúc hành chính. Quy mô Festival du lịch Hà Nội ngày càng được mở rộng, năm sau lớn hơn năm trước. Đứng dưới góc độ quản lý, Festival du lịch Hà Nội được tổ chức nhằm quảng bá thu hút khách. Tuy nhiên, dưới góc độ văn hóa học, hiện tượng văn hóa này lại ít nhiều tác động đến đời sống của người dân thông qua việc bảo tồn, tôn vinh di sản và giao lưu văn hóa quốc tế.
- 13 Chƣơng 2 CẤU TRÚC, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FESTIVAL DU LỊCH HÀ NỘI 2.1. Cấu trúc của Festival du lịch Hà Nội Festival du lịch Hà Nội Thành tố du lịch, thƣơng mại Thành tố văn hóa, nghệ thuật Nghi lễ Chương Lễ hội Liên hoan Hội chợ, Hội thảo Trình (khai trình đường ẩm thực, triển lãm xúc tiến diễn di mạc, bế nghệ phố Hà thao diễn du lịch du lịch sản Hà mạc thuật Nội làng Hà Nội, Hà Nội, Nội, tour Festival trong (bản sắc nghề, trò trong trong và khám Trình du lịch nước và và hội chơi dân nước và ngoài phá Hà diễn di Hà Nội) quốc tế nhập) gian quốc tế nước Nội sản Hà Nội, tour 2.1.1. Mục tiêu tổ chức Festival du lịch Hà Nội khám Thứ nhất, tạo sân chơi xúc tiến du lịch. Thứ hai, để quảng bá, kích phá Hà cầu du lịch. Hai mục tiêu này được thể hiện qua hai thành tố là văn hóa Nội nghệ thuật và du lịch thương mại. Tuy nhiên, trên thực tế, mục tiêu này bị pha trộn với nhiều mục tiêu khác nhau nhân chào mừng các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước nên ít nhiều làm ảnh hưởng tới mục đích, ý nghĩa ban đầu của Festival du lịch Hà Nội. 2.1.2. Thành tố văn hóa, nghệ thuật Thành tố này bao gồm chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật được thực hiện theo ý đồ của ban tổ chức và tổng đạo diễn. Đó là: 2.1.2.1. Nghi lễ khai mạc, bế mạc Festival du lịch Hà Nội Phần nghi lễ chủ yếu là nghi thức trang trọng theo kiểu ngoại giao chứ không phải là nghi lễ gắn với yếu tố thiêng. Sự khác biệt này là do chủ thể và khách thể của festival du lịch khác với lễ hội truyền thống. Chủ thể
- 14 của festival là cơ quan quản lý nhà nước, khách thể là khách mời và khách du lịch nên nghi lễ hướng đến đối tượng là đám đông và du khách. 2.1.2.2. Chương trình nghệ thuật khai mạc và bế mạc festival Chương trình khai mạc luôn là tâm điểm của các kỳ Festival du lịch Hà Nội. Điểm nhấn của Festival du lịch quốc tế Hà Nội 2003 là đêm khai mạc tối 15/11/2003 với hoạt cảnh “Trả gươm” diễn ra trên mặt hồ Hoàn Kiếm và lễ Tịch điền trong màn múa “Ngày mùa quê hương” cùng với lễ rước bánh chưng, bánh dày, đi cà kheo Festival 2005 với chủ đề “Nhịp cầu hữu nghị” được khai mạc bằng màn múa “Hà Nội rực rỡ muôn hoa”. Phần I “Hà Nội - Ngàn năm Văn hiến”. Phần II “Hà Nội - Miền đất yên bình”. Phần III “Hà Nội tụ hội bốn phương, tình người nồng thắm”. Festival 2010, mở màn là bản hùng ca hoành tráng về sự tích Đức Thái tổ dời đô từ Hoa Lư về đất Rồng bay. Tiếp theo là dàn múa với 200 cánh sen lớn đón chào du khách. Màn biểu diễn nói về hoa sen, đàn bầu, sáo trúc và những thanh âm của những di sản âm nhạc dân tộc được bạn bè quốc tế công nhận trình diễn kết hợp với các loại hình du lịch để lại ấn tượng cho du khách. Lễ bế mạc các kỳ festival thường được tổ chức gọn nhẹ, chủ yếu là tổng kết công tác tổ chức, ghi nhận và trao kỷ niệm chương cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp và một chương trình nghệ thuật đặc sắc kéo dài khoảng 40 phút khép lại festival du lịch. Ở thành tố này, yếu tố ngoại sinh chính là việc tiếp thu công nghệ tổ chức, ứng dụng kỹ xảo laze, nhạc nước, âm thanh ánh sáng hiện đại và đề cao vai trò của tổng đạo diễn và nhóm sáng tạo cùng việc huy động một lượng lớn nghệ sỹ chuyên nghiệp trong nước và quốc tế tham gia biểu diễn. Yếu tố nội sinh chính là nội dung, chất liệu của chương trình dựa trên lịch sử, văn hóa, tài nguyên du lịch, bản sắc, con người Hà Nội, Việt Nam. 2.1.2.3. Trình diễn văn hóa Việt Nam và giao lưu quốc tế Từ năm 1999-2001, festival biểu diễn di sản văn hóa: quan họ Bắc Ninh, cồng chiêng Hòa Bình, Chèo Hà Nội, đá bóng, đấu kiếm trên cà kheo, múa rối nước, thi bơi chải. Tiêu điểm của Festival là lễ rước “Vinh quy bái
- 15 tổ”. Festival du lịch 2003 khai mạc với hoạt cảnh “Vua Lê trả gươm báu cho Rùa thần”, lễ hội tịch điền. Đặc biệt là màn tái hiện lại cảnh thi Hương, thi Hội, thi Đình thời Lê Năm 2005, ban tổ chức đưa thêm Đờn ca tài tử Nam Bộ, quan họ Bắc Ninh biểu diễn trên thuyền tại hồ Hoàn Kiếm, điện ảnh trên xe chiếu phim kiểu Hà Nội xưa tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Đặc biệt là màn biểu diễn nghệ thuật trồng hoa trên mặt hồ và trình diễn hòa nhạc trên ban công tầng 2 phố cổ. Năm 2010, chương trình nghệ thuật diễn ra ở các điểm sân khấu như múa xòe, nhảy sạp, múa hát hầu đồng, chèo tầu, rối nước, ca trù, các chương trình đặc sắc quốc tế. 2.1.2.4. Lễ hội đường phố Festival du lịch Hà Nội 2001: lễ rước truyền thống, làng nghề, tổ nghề. Từ Festival 2003-2010, quy mô lễ hội được mở rộng, đưa thêm mầu sắc đương đại và quốc tế. Lễ hội thu hút 1.000 diễn viên và nhiều tổ chức quần chúng với các tiết mục: rối lùn, múa cà kheo, đám cưới cổ, múa lục triệt hoa mã đăng, xiếc, đồng diễn múa, xe carnival 2.1.2.5. Hội chợ ẩm thực, làng nghề, trò chơi dân gian Hội chợ ẩm thực được tổ chức dưới dạng phiên chợ quê với những món ăn đặc sản Hà Nội và các vùng miền. Xen kẽ giữa hai khu vực ẩm thực và làng nghề còn có các trò chơi dân gian của Thăng Long Hà Nội và các vùng miền cả nước (như đu tre, đẩy gậy, ném còn, thi nấu cơm, chọi gà ). 2.1.3. Thành tố du lịch, thương mại 2.1.3.1. Triển lãm gian hàng du lịch Hà Nội, trong nước và quốc tế Festival du lịch Hà Nội 1999 thu hút 100 gian hàng. Đến festival 2001 tăng lên 150 gian hàng. Festival du lịch quốc tế Hà Nội 2003 trên 200 gian hàng. Năm 2005 có gần 300 gian được thiết kế đặc trưng của mái nhà Hà Nội xưa. Festival 2010 thu hút trên 319 gian. Gần 40 tổ chức du lịch quốc tế, trong đó có Tổ chức Du lịch Thế giới; Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương; Các cơ quan du lịch quốc tế và một số đại sứ quán tham dự. Trong thành tố này, yếu tố ngoại sinh chính là mô hình tổ chức. Đây là một sân chơi kết nối du lịch. Hội chợ triển lãm này có ứng dụng công nghệ
- 16 thông tin giúp các đơn vị quảng bá và tìm kiếm đối tác. Yếu tố nội sinh chính là phần lõi, phần sản phẩm mang đến với triển lãm. 2.1.3.2. Hội thảo giao lưu hợp tác quốc tế Từ Festival du lịch Hà Nội 1999, đã xuất hiện hội thảo. Festival du lịch 2005 diễn ra 5 cuộc hội thảo quốc tế về các cơ hội, giải pháp hợp tác giữa Hà Nội và các đối tác đến từ Tây Ban Nha, Thái Lan, Trung Quốc, Argentina. Năm 2010 tổ chức hội thảo “Phát huy giá trị các di sản văn hóa và làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch”. Hội thảo thu hút hơn 200 đại biểu và 16 tham luận trong nước, quốc tế đã nêu bật được các giá trị văn hóa lịch sử của Hà Nội cũng như đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch Hà Nội và cả nước một cách bền vững. Trên thế giới có hai loại sự kiện về du lịch. Một là festival du lịch, mang tính chất giao lưu vui vẻ. Hai là hội chợ du lịch quốc tế chuyên nghiệp. Hội chợ đi theo hướng kiến tạo thị trường, kết nối giao thương về du lịch. Festival du lịch thường ít xuất hiện hội thảo mà nó hay có trong các buổi giới thiệu hình ảnh điểm đến tại các hội chợ du lịch. Yếu tố ngoại sinh của hội thảo là cách thức tổ chức được tham khảo từ các hội chợ du lịch chuyên nghiệp còn yếu tố nội sinh chính là nội dung, mục đích của hội thảo. 2.1.3.3. Trình diễn văn hóa Hà Nội, tour khám phá du lịch Giới thiệu những giá trị di sản văn hóa Hà Nội. Phố cổ Hà Nội luôn trở thành tâm điểm tổ chức các hoạt động văn hóa như: thư pháp Hán Nôm, đàm đạo văn hóa trà, bình thơ, đánh cờ, chụp ảnh cổ, triển lãm tranh ảnh nghệ thuật về Thăng Long Hà Nội, biểu diễn ca trù, ả đào, hát xẩm 2.2. Đặc điểm của Festival du lịch Hà Nội 2.2.1. Festival du lịch Hà Nội mang những đặc điểm chung của các festival du lịch khác ở Việt Nam Điểm chung của Festival du lịch Hà Nội với các festival ở chỗ: Festival là một hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Festival du lịch tổ chức chuyên nghiệp, trình diễn hiện đại. Festival du lịch sử dụng các kỹ xảo công nghệ hiện đại. Festival du lịch là một hoạt động mang tính đối ngoại