Tóm tắt Luận án Chọn lọc nhân thuần hai dòng gà hướng trứng D629 và D523

pdf 28 trang vuhoa 25/08/2022 2800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Chọn lọc nhân thuần hai dòng gà hướng trứng D629 và D523", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_chon_loc_nhan_thuan_hai_dong_ga_huong_trung.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận án Chọn lọc nhân thuần hai dòng gà hướng trứng D629 và D523

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI CHỌN LỌC NHÂN THUẦN HAI DÒNG GÀ HƯỚNG TRỨNG D629 VÀ D523 Ngành : Di truyền và chọn giống vật nuôi Mã số : 9 62 01 08 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội-2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: Viện Chăn nuôi Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quý Khiêm PGS.TS. Nguyễn Huy Đạt Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Duy Hoan Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Võ Anh Khoa Phản biện 3: TS. Ngô Thị Kim Cúc Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện, họp tại Viện Chăn nuôi vào ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Chăn nuôi
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển chăn nuôi và đáp ứng nhu cầu sản xuất, trong thời gian qua nước ta đã tiếp cận được nguồn gen gia cầm có năng suất cao trên thế giới, tiến hành nghiên cứu chọn lọc, nhân giống và phát triển một số giống gà nhập nội đồng thời chọn tạo một số dòng gà hướng trứng năng suất chất lượng cao. Các giống gà chuyên trứng nhập vào nước ta đã phát triển như: Leghorn trắng, ISA brown, Brown nick, Goldline 54, Moravia, Hisex whiter, Hyline, Từ các guồn gen nhập nội một số tác giả đã tiến hành chọn lọc, lai tạo (sử dụng phương pháp chọn lọc theo giá trị kiểu hình) tạo ra các dòng phục vụ sản xuất trong nước như nghiên cứu Nguyễn Huy Đạt (1991) gà Leghorn trắng; Phùng Đức Tiến và cs. (2012) hai dòng gà HA1 và HA2, Nguyễn Quý Khiêm và cs. (2016) bốn dòng gà GT, Năm 2016, trong khuôn khổ Chương trình hợp tác song phương giữa Việt Nam với Cộng hòa Czech nhằm phát triển gà hướng trứng của Cộng hòa Czech tại Việt Nam đã nghiên cứu lựa chọn và nhập được 2 dòng gà hướng trứng, dòng D629 có lông màu trắng và dòng D523 có lông màu nâu của Hãng DOMINANT CZ. Đây là hai dòng gà thuần có năng suất trứng cao, chất lượng trứng tốt, tỷ lệ lòng đỏ đạt 28-30%, cao hơn so với gà chuyên trứng cao sản khác 2-3%. Theo tài liệu của Hãng, năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi và khối lượng trứng dòng D629 đạt 269,81 quả và 59,90g và dòng D523 đạt 258,37 quả và 61,50g. Qua các nghiên cứu về giống gà trứng nhập nội ở nước ta, đặc biệt là các dòng thuần đều cho thấy năng suất trứng và khối lượng trứng chưa đạt được như công bố của Hãng. Như vậy, để khai thác hiệu quả tính trạng năng suất sinh sản và phát triển tốt nguồn gen quý của hai dòng gà này tại Việt Nam phải tiếp tục chọn lọc, nhân thuần để phát huy hết tiềm năng di truyền tính trạng năng suất, đồng thời tạo tổ hợp lai giữa hai dòng có năng suất chất lượng trứng cao, màu vỏ trứng phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Do vậy, nghiên cứu “Chọn lọc nhân thuần hai dòng gà hướng trứng D629 và D523” được chọn làm đề tài luận án. 2. Mục tiêu của đề tài - Chọn lọc nâng cao được năng suất trứng dòng trống D629. - Chọn lọc nâng cao được khối lượng trứng dòng mái D523. - Đánh giá được khả năng sản xuất của gà lai thương phẩm tạo ra giữa dòng gà trống D629 và mái D523. 1
  4. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Chọn lọc thành công được dòng trống D629 có năng suất trứng cao; dòng mái D523 có khối lượng trứng cao. Từ hai dòng gà hướng trứng D629 và D523 tạo gà lai thương phẩm có ưu thế lai vượt trội về năng suất trứng. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học có giá trị cho các nghiên cứu về chọn lọc và nhân giống vật nuôi, đồng thời là tài liệu khoa học có giá trị phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, cơ sở chọn giống gia cầm nói chung và gà trứng nói riêng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án mở ra khả năng ứng dụng từ hai dòng gà hướng trứng (dòng trống D629 và dòng mái D523) sản xuất tạo gà thương phẩm có năng suất cao chất lượng trứng tốt, tỷ lệ lòng đỏ cao, đặc biệt màu vỏ trứng trắng hồng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, góp phần cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị cho xã hội. - Làm phong phú thêm nguồn gen giống gà hướng trứng của nước ta. 4. Những đóng góp mới của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần hoàn thiện phương pháp chọn lọc giống gà hướng trứng ở nước ta dựa trên giá trị giống ước tính bằng BLUP, đã khẳng định các tham số di truyền phân tích bằng mô hình thống kê thông qua phần mềm PEST và VCE mang lại hiệu quả cao trong công tác chọn giống; - Trên cơ sở giá trị giống ước tính được về tính trạng năng suất trứng 38 tuần tuổi đối với dòng trống D629 và khối lượng trứng 38 tuần tuổi đối với dòng mái D523 đã chọn lọc được dòng trống D629 có năng suất trứng cao đạt 263,87 quả/mái/68 tuần tuổi, tăng 11,28 quả so với thế hệ xuất phát và dòng mái D523 có khối lượng trứng cao đạt 64,14 g; tăng 2,27 g so với thế hệ xuất phát; - Từ 2 dòng gà D629 và D523 đã tạo gà lai thương phẩm DTP1 có ưu thế lai vượt trội về năng suất trứng là 4,22%, trứng có chất lượng tốt, tỷ lệ lòng đỏ đạt 30,23%, màu vỏ trứng trắng hồng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, góp phần làm phong phú bộ giống gà hướng trứng có năng suất chất lượng cao tại Việt Nam. 5. Bố cục luận án: Luận án gồm: 114 trang, 3 chương, 40 bảng, 9 hình, tài liệu tham khảo 141 tài liệu trong và ngoài nước (44 tài liệu tiếng Việt và 97 tài liệu tiếng nước ngoài). Có 3 công trình nghiên cứu liên quan đến Luận án được công bố. 2
  5. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học về một số tính trạng năng suất ở gà Vấn đề nghiên cứu của luận án dựa trên cơ sở khoa học về một số tính trạng năng suất ở gà, phương pháp chọn lọc ước tính giá trị giống bằng BLUP, cơ sở khoa học của lai kinh tế và ưu thế lai. 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài và trong nước Luận án đã đánh giá tình hình nghiên cứu ngoài và trong nước về các nội dung: nghiên cứu về hệ số di truyền và tương quan di truyền trong chọn lọc gà, nghiên cứu về chọn lọc ở gà: Các nghiên cứu về chọn lọc, chọn tạo gà trứng ở trong nước cũng đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Các nghiên cứu đã tập trung giải quyết chọn lọc về đặc điểm ngoại hình, năng suất trứng, khối lượng trứng (Nguyễn Huy Đạt, 1991; Trần Công Xuân và cs., 1999; Phùng Đức Tiến và cs., 2004 và 2012; Nguyễn Quý Khiêm và cs., 2016; ). Tuy nhiên phương pháp chọn lọc theo giá trị kiểu hình, chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp phân tích phương sai để tính toán các tham số di truyền. Gần đây, nghiên cứu chọn lọc trên gà lông màu hướng thịt đã được áp dụng phương pháp hiện đại chọn lọc bằng phương pháp BLUP. Hoàng Tuấn Thành (2017), chọn lọc 2 dòng gà LV4 và LV5 cho biết hệ số di truyền tính trạng NST là 0,46 và 0,15. Phạm Thùy Linh và cs. (2020), chọn lọc ổn định 3 dòng gà TN cho biết hệ số di truyền tính trạng năng suất trứng 0,12-0,19. Chưa có công trình nghiên cứu chọn lọc gà hướng trứng nào áp dụng phương pháp chọn lọc dựa theo giá trị giống ước tính bằng BLUP có hệ thống, có chăng một số ít công trình nghiên cứu mới chỉ theo dõi đánh giá qua giá trị kiểu hình và sử dụng phương pháp tính toán các tham số di truyền bằng mô hình động vật. Trong công tác giống gia cầm muốn có được dòng giống năng suất cao nhập từ nước ngoài về thì chỉ nhập được gà ông bà đơn tính, bố mẹ và thương phẩm, rất ít nhập được dòng thuần. Mặt khác, qua các nghiên cứu về giống gà trứng nhập nội ở nước ta, đều cho thấy năng suất trứng và khối lượng trứng chưa đạt được như công bố của Hãng. Kể từ năm 1974 khi Việt Nam được Cu Ba viện trợ bộ giống gà chuyên trứng Leghorn trắng với 2 dòng X và Y. Đây là lần thứ 2 Việt Nam mới nhập được 2 dòng gà D629, D523 của Hãng Dominant. Để chọn lọc giữ được năng suất cao của 2 dòng gà D629 và D523, cần phải tiến hành chọn lọc 2 dòng với mục tiêu nâng cao năng suất trứng, ổn định khối lượng trứng đối với dòng trống (D629) và nâng cao khối lượng trứng, ổn định năng suất trứng đối với dòng mái (D523). Chọn lọc qua các thế hệ dựa theo giá trị giống ước tính được bằng phương pháp BLUP. Các 3
  6. tham số di truyền được ước tính bằng phương pháp REML trên phần mềm thống kê VCE 6.0.2. Giá trị giống được ước tính bằng phương pháp BLUP trên phần mềm PEST 4.2.3. Mô hình thống kê sử dụng phân tích di truyền là mô hình động vật đa tính trạng. Đây là phương pháp tiên tiến, mang lại hiệu quả cao trong công tác chọn lọc giống gia cầm hiện nay. Tiến bộ di truyền thu được bằng phương pháp hồi quy giá trị giống qua mỗi thế hệ và đánh giá đáp ứng chọn lọc của 2 dòng gà. Đây chính là hướng nghiên cứu và cách thực hiện của đề tài luận án này. CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu, địa điểm và nội dung nghiên cứu 2.1.1. Vật liệu nghiên cứu - Thế hệ xuất phát: hai dòng gà D629 và D523 được nhập từ Cộng hòa Czech; - Hai dòng gà D629 và gà D523 thế hệ 1, 2, 3, 4; - Gà lai thương phẩm DTP1 là con lai giữa hai dòng gà (♂D629 x ♀ D523). 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ Yên - xã Đắc Sơn – thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên, thuộc Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 05/2016 đến 04/2021. 2.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Xác định một số đặc điểm ngoại hình, năng suất của hai dòng gà D629 và D523 thế hệ xuất phát Nội dung 2: Chọn lọc 2 dòng gà D629 và D523 qua 4 thế hệ Dòng trống D629 chọn lọc nâng cao năng suất trứng. Dòng mái D523 chọn lọc nâng cao khối lượng trứng. Nội dung 3: Đánh giá khả năng sản xuất của gà lai thương phẩm DTP1 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1 Xác định một số đặc điểm ngoại hình, năng suất của hai dòng gà D629 và D523 thế hệ xuất phát Hai dòng gà được nhập từ Cộng hòa Czech vào ngày 27 tháng 5 năm 2016. Sơ đồ số lượng gà ở thế hệ xuất phát như sau: 4
  7. Sơ đồ số lượng gà ở thế hệ xuất phát (con) Gà dòng D629 Gà dòng D523 01 NT: 117 trống + 510 mái 01 NT: 88 trống + 534 mái 8TT: 117 trống + 488 mái 8TT: 88 trống + 530 mái 18TT: 114 trống + 484 mái 18TT: 87 trống + 521 mái Sinh sản: 80 trống + 480 mái Sinh sản: 80 trống + 485 mái 38 TT: 30 trống + 457 mái 38 TT: 40 trống + 440 mái + Đặc điểm ngoại hình: màu sắc lông, mỏ, chân và mào lúc 01 ngày tuổi và lúc 18 tuổi sử dụng phương pháp quan sát bằng mắt thường và có hỗ trợ của máy ảnh chụp hình ở: 01 ngày tuổi và 18 tuần tuổi. + Đánh giá khả năng sinh trưởng: khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi. Lúc 8 và 18 tuần tuổi cân cá thể toàn đàn. Chỉ loại bỏ những con không đạt tiêu chuẩn giống như chân khèo, vẹo mỏ hoặc một số dị tật khác chuyển lên giai đoạn gà đẻ. Tiêu tốn thức ăn/con/giai đoạn. - Đánh giá tính trạng sinh sản: Theo dõi cá thể về năng suất trứng từ đẻ quả trứng đầu đến 38 tuần tuổi. Khối lượng trứng: cân toàn bộ trứng đẻ ra ở tuần tuổi 37-38, bằng cân điện tử có độ chính xác ± 0,5g. Số lượng gà lấy thay đàn thế hệ sau (theo sơ đồ trên). Số lượng gia đình ở mỗi dòng: D629 xếp 30 gia đình, dòng D523 xếp 40 gia đình. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2 Chọn lọc 2 dòng gà D629 và D523 qua 4 thế hệ. Phương pháp chọn lọc - Chọn lọc tính trạng sinh trưởng: Khối lượng cơ thể 8 và 18 tuần tuổi: chỉ tiêu này chọn lọc bình ổn, lấy những gà trống và gà mái có khối lượng nằm trong khoảng Mean ± 2δ. Kết hợp với ngoại hình loại bỏ những con không đạt tiêu chuẩn giống như chân khèo, vẹo mỏ hoặc một số dị tật khác (áp dụng cho cả hai dòng gà D629 và D523). - Chọn lọc tính trạng sinh sản + Dòng trống D629: Chọn lọc tính trạng năng suất trứng 38 tuần tuổi là quan trọng nhất: Theo dõi cá thể về năng suất trứng từ khi gà đẻ quả trứng đầu đến 38 tuần tuổi, chọn lọc theo giá trị giống ước tính (GTG), chọn những gà trống và gà mái có GTG về năng suất trứng từ cao xuống thấp nhưng không dưới giá trị giống trung bình. Để đảm bảo khối lượng trứng ổn định, áp dụng lấy khối 5
  8. lượng trứng trung bình làm trung tâm, ưu tiên chọn những gà trống và mái có khối lượng xung quanh giá trị trung bình (Mean ± 2δ), đến khi đủ số lượng, số lượng gà qua mỗi thế hệ thể hiện qua bảng 2.1. + Dòng mái D523: Chọn lọc tính trạng khối lượng trứng 38 tuần tuổi là quan trọng nhất, cân toàn bộ trứng đẻ ra của tuần tuổi 37-38, bằng cân điện tử có độ chính xác ± 0,5g; chọn lọc theo giá trị giống ước tính (GTG), chọn những gà trống và gà mái có GTG về khối lượng trứng từ cao xuống thấp. Để đảm bảo năng suất trứng 38 tuần tuổi ổn định lấy năng suất trứng trung bình làm trung tâm, ưu tiên chọn những gà trống và gà mái có năng suất trứng xung quanh giá trị trung bình (Mean ± 2δ), đến khi đủ số lượng, số lượng gà qua mỗi thế hệ thể hiện qua bảng 2.1. Phương pháp chọn lọc như trên, qua 4 thế hệ số lượng đàn gà giống được chọn lọc được thể hiện qua bảng 2.1. Bảng 2.1. Số lượng gà sử dụng trên đàn chọn lọc qua 4 thế hệ (con) Thế Chỉ tiêu Dòng D629 Dòng D523 hệ Trống Mái Trống Mái Số gà 01 ngày tuổi 2.824 3.185 Số gà 8 tuần tuổi 1.371 1.362 1.524 1.548 Số gà chọn 8 tuần tuổi 253 1162 418 1352 TH1 Số gà 18 tuần tuổi 245 1.119 403 1.302 Số gà chọn vào sinh sản 101 978 212 1.180 Số gà chọn thay đàn (38TT) 30 436 40 571 Số gà 01 ngày tuổi 2.296 3.140 Số gà 8 tuần tuổi 1.100 1.109 1.510 1.525 Số gà chọn 8 tuần tuổi 270 998 444 1384 TH2 Số gà 18 tuần tuổi 260 965 430 1.332 Số gà chọn vào sinh sản 147 833 233 1.199 Số gà chọn thay đàn (38TT) 30 496 40 601 Số gà 01 ngày tuổi 2.575 3.140 Số gà 8 tuần tuổi 1.237 1.253 1.507 1.520 Số gà chọn 8 tuần tuổi 355 1.109 450 1.379 TH3 Số gà 18 tuần tuổi 344 1.069 433 1.327 Số gà chọn vào sinh sản 154 962 238 1.163 Số gà chọn thay đàn (38TT) 30 574 40 616 Số gà 01 ngày tuổi 2.568 3.242 Số gà 8 tuần tuổi 1.236 1.245 1.564 1.565 Số gà chọn 8 tuần tuổi 385 1.121 450 1.411 TH4 Số gà 18 tuần tuổi 375 1.081 434 1.365 Số gà chọn vào sinh sản 174 927 238 1.210 Số gà chọn thay đàn (38TT) 30 556 40 644 6
  9. Phương pháp nhân dòng thuần Sử dụng phương pháp nhân dòng khép kín, luân chuyển trống qua các thế hệ để tránh cận huyết. Dòng D629 xếp 30 gia đình, mỗi gia đình gồm có 1 trống và 13-20 mái. Dòng D523 xếp 40 gia đình, mỗi gia đình gồm có 1 trống và 12-17 mái (tùy từng thế hệ, thể hiện bảng 2.1). Mỗi gia đình có 1 ♂ và 1-2 ♀ dự phòng. Phương pháp theo dõi, thu thập số liệu Phương pháp lấy trứng giống, ấp nở cá thể phục vụ chọn lọc: lấy trứng giống ấp thay đàn, đánh số trứng giống: dùng bút chì và cách đánh như sau tử số là gia đình, mẫu số là mẹ (1/2); ấp nở cá thể: có khay chắn cá thể để khi xếp trứng mỗi mẹ là một ô riêng. Gà được đeo số cá thể từ lúc nở ra tại nhà ấp (số cá thể: 1, 2, 3, 4, ).và được ghi chép vào sổ ấp cá thể để theo dõi nguồn gốc gia phả theo từng thế hệ. Thiết lập hệ thống sổ sách và ghi chép số liệu (số con xuống chuồng, số con hao hụt, lượng thức ăn hàng ngày, số trứng thu nhặt hàng ngày, biểu cân khối lượng cơ thể, khối lượng trứng, sổ ấp, ). Phương pháp phân tích các thành phần phương sai và tham số di truyền Thành phần phương sai và tham số di truyền của tính trạng chọn lọc, được ước tính bằng phương pháp REML trên phần mềm VCE 6.0.2. Các giá trị giống được dự đoán của các tính trạng bằng phương pháp BLUP trên phần mềm PEST 4.2.3. Mô hình thống kê phân tích di truyền tính trạng năng suất trứng 38 tuần tuổi (đối với dòng trống D629) và khối lượng trứng 38 tuần tuổi (đối với dòng mái D523) như sau: Yijk= µ + THi + aj + eijk Trong đó: Yijk: giá trị thu được của tính trạng theo dõi; µ: giá trị trung bình của quần thể; THi: ảnh hưởng cố định của yếu tố thế hệ (i = 1, 4); aj: ảnh hưởng di truyền cộng gộp của cá thể thứ j; eijk: sai số ngẫu nhiên. Phương pháp xác định ảnh hưởng của yếu tố cố định đến tính trạng năng suất Xác định ảnh hưởng của yếu tố thế hệ đến các tính trạng năng suất bằng mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model-GLM). Mô hình thống kê: Yij = µ + THi + eij Trong đó: Yij: giá trị thu được của tính trạng theo dõi; µ: giá trị trung bình của quần thể; THi: ảnh hưởng của yếu tố thế hệ;ij e : sai số ngẫu nhiên. Phương pháp đánh giá khuynh hướng di truyền và tiến bộ di truyền Khuynh hướng di truyền của tính trạng nghiên cứu được đánh giá dựa trên sự biến thiên của các giá trị giống trung bình theo mỗi thế hệ. Tiến bộ di truyền của mỗi tính trạng được xác định hồi quy tuyến tính giá trị giống trung bình theo thế hệ qua phương trình hồi quy: y = a + bx Trong đó: y: giá trị giống tính trạng nghiên cứu; a: hằng số; x: thế hệ (x = 1, 4); b: hệ số hồi quy (tăng/giảm của giá trị giống/thế hệ) là tiến bộ di truyền. 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu nội dung 3 Gà lai thương phẩm DTP1 được tạo ra từ trống D629 và mái D523, được lấy từ thế hệ 3. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn một 7
  10. nhân tố để đánh giá năng suất gà thương phẩm. Tổng số gà mái 01 ngày tuổi/lô là 300 con (lặp lại 3 lần). Giữa các lô có sự đồng đều về tuổi, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, qui trình thú y phòng bệnh. Chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm: các lô thí nghiệm với loại gà khác nhau. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 04/2021. Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng Đàn gà được chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh áp dụng theo quy trình chăn nuôi gà hướng trứng của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương và tham khảo tài liệu của Hãng Dominant CZ. Phương thức nuôi: Giai đoạn gà con, gà dò, hậu bị và gà lai thương phẩm DTP1 giai đoạn sinh sản được nuôi chuồng nền có hệ thống làm mát. Giai đoạn gà đẻ: đối với 2 dòng gà D629, D523 từ thế hệ xuất phát đến thế hệ 4 gà được nuôi trên hệ thống chuồng lồng, thiết bị hiện đại, 1 con/ô lồng và áp dụng thụ tinh nhân tạo. Hai dòng gà D629, D523 và gà thương phẩm DTP1: giai đoạn 01 ngày tuổi- 8 tuần tuổi cho ăn tự do; giai đoạn 9-18 tuần tuổi cho ăn theo định lượng; giai đoạn sinh sản cho ăn theo tỷ lệ đẻ. Xác định các chỉ tiêu theo dõi Các chỉ tiêu theo dõi được xác định bằng phương pháp thường quy trong chăn nuôi gia cầm (Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011). Phương pháp xử lý số liệu Các phần mềm xử lý thống kê như EXCEL, Minitab 16.2.0. Trình bày bảng biểu các kết quả bằng 3 tham số thống kê là dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (SD) (các tham số di truyền dùng sai số chuẩn, SE), kết quả lấy tối đa 3 số thập phân. Sử dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) để đánh giá sự sai khác các chỉ tiêu khối lượng cơ thể, năng suất trứng qua các thế hệ. So sánh các giá trị phần trăm bằng χ2 sử dụng phần mềm MINITAB 16.2.0. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xác định một số đặc điểm ngoại hình, năng suất của hai dòng gà D629 và D523 thế hệ xuất phát 3.1.1. Đặc điểm ngoại hình của hai dòng gà Dòng D629: Lúc 01 ngày tuổi và 18 tuần tuổi gà trống và mái có lông màu trắng, chân mỏ màu vàng, mào đơn đỏ tươi. Dòng D523: Lúc 01 ngày tuổi và 18 tuần tuổi gà trống và mái có lông màu nâu, chân mỏ màu vàng, mào đơn đỏ tươi. 3.1.2. Tỷ lệ nuôi sống của hai dòng gà Tỷ lệ nuôi sống của 2 dòng gà D629 và D523 giai đoạn 01 ngày tuổi-8 tuần tuổi gà trống đạt 100,00% và gà mái đạt 95,69-99,25%. Giai đoạn 9- 18 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống gà trống đạt 97,44-98,86% và mái đạt 98,30- 99,39%. 8
  11. Như vậy, hai dòng gà D629 và D523 có khả năng thích nghi, chống chịu bệnh tốt trong điều kiện khí hậu Việt Nam. 3.1.3. Khối lượng cơ thể của hai dòng gà Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi dòng D629 gà trống là 701,50g, mái là 574,74g; so với Hãng đạt tương ứng 97,43 và 96,19%. Dòng D523 gà trống là 832,96g và mái là 631,23g; so với Hãng đạt tương ứng 101,58 và 98,63%. Khối lượng cơ thể 18 tuần tuổi dòng D629 gà trống là 1.674,88g và mái là 1.271,79g (đạt tương ứng 104,68 và 97,83% so với Hãng). Dòng D523 gà trống là 2.046,53g và mái là 1.477,07g (đạt tương ứng 100,32 và 100,14% so với Hãng). Như vậy, gà D629, D523 đều có khối lượng cơ thể tương đương so với Hãng. So với nghiên cứu của Phạm Thùy Linh (2010) gà mái HA1 và HA2 lúc 8 tuần tuổi đạt 738,11-742,67g; 18 tuần tuổi đạt 1.409,44-1.436g, thì kết quả gà mái dòng D629 có khối lượng thấp hơn, dòng D523 là cao hơn. 3.1.4. Tiêu tốn thức ăn của hai dòng gà Tiêu tốn thức ăn/con: giai đoạn 1NT-8 tuần tuổi: dòng D629 gà trống: 1.773,03g và mái: 1.666,49g; dòng D523 tương ứng 1.841,14 và 1.708,42g. Giai đoạn 9-18 tuần tuổi dòng D629 gà trống 4.929,40g và mái: 4.722,20g; dòng D523 tương ứng 5.205,48 và 4.854,78g. Giai đoạn 01 ngày tuổi -18 tuần tuổi dòng D629 gà trống 6.702,43g và mái 6.388,69g; dòng D523 tương ứng 7.046,62 và 6.563,20g. Kết quả tiêu tốn thức ăn/con của hai dòng gà thấp hơn nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs. (2012) gà HA trống là 8,34 -8,68 kg và mái là 7,24-7,41 kg. 3.1.5. Tuổi đẻ, khối lượng gà mái và khối lượng trứng khi tỷ lệ đẻ đạt 5%, đỉnh cao và 38 tuần tuổi của hai dòng gà thế hệ xuất phát Dòng D629 có tuổi đẻ 5% là 137 ngày và dòng D523 là 139 ngày. Tuổi đẻ đỉnh cao gà dòng D629 là 205 ngày; gà dòng D523 là 209 ngày (tuần 30), phù hợp các giống gà trứng đang nuôi trong nước. Phạm Thùy Linh (2010) cho biết tuổi đẻ đỉnh cao gà HA12 là 209 ngày, như vậy gà dòng D629 sớm hơn 4 ngày và dòng D523 là tương đương. Khối lượng gà mái ở 38 tuần tuổi: dòng D629: 1.762,00g; dòng D523: 1.880,67g. 3.1.6. Năng suất trứng 38 tuần tuổi của hai dònggà thế hệ xuất phát Bảng 3.1. Năng suất trứng 38 tuần tuổi của hai dòng gà D629 và D523 THXP Đàn Chỉ tiêu Dòng D629 Dòng D523 Số lượng (con) 480 485 Đàn quần thể Năng suất trứng/mái (quả) 95,58 93,06 SD (quả) 18,23 18,81 Số lượng (con) 457 440 Đàn chọn lọc Năng suất trứng/mái (quả) 98,39 97,67 SD (quả) 13,32 12,16 9
  12. Năng suất trứng/mái/38 tuần tuổi đàn quần thể dòng D629 đạt 95,58 quả, dòng D523 đạt 93,06 quả; cao hơn kết quả của Phùng Đức Tiến và cs. (2012) chọn tạo qua các thế hệ gà hướng trứng HA1 là 87,25-87,85 quả, HA2 là 82,10-83,44 quả. 3.1.7. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 trứng của hai dòng gà Tỷ lệ đẻ trung bình/68 tuần tuổi gà dòng D629 là 73,64%, dòng D523 là 71,21%. Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi dòng D629 đạt 252,59 quả, so với Hãng đạt 93,61% và dòng D523 đạt 244,24 quả đạt 94,53% so với Hãng. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng trung bình 68 tuần tuổi của gà dòng D629 là 1,71 kg; dòng D523 là 1,79 kg. Theo Phạm Thùy Linh (2010) cho biết năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi, gà HA12 đạt 225,65 quả; HA21 đạt 219,48 quả; HA1: 222,24 quả; HA2: 216,42 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng tương ứng là 1,96; 2,02; 2,01 và 2,13 kg. Gà D629, D523 có năng suất trứng đạt cao hơn và mức tiêu tốn thức ăn/10 trứng thấp hơn. 3.1.8. Kết quả ấp nở của hai dòng gà thế hệ xuất phát Theo dõi 5 lứa ấp từ tuần tuổi 35 đến 40, kết quả dòng D629 có tỷ lệ phôi trung bình đạt 93,26%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 78,38%, tỷ lệ nở/trứng có phôi là 84,04%; dòng D523 tương ứng 94,34; 79,35 và 84,11%. Gà D629 và D523 áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo, mặt khác 2 dòng gà thuần mới nhập về ấp nở trong điều kiện ở Việt Nam khí hậu nóng ẩm cũng gây ảnh hưởng ít nhiều về kết quả ấp nở. 3.2. Chọn lọc hai dòng gà D629 và D523 qua 4 thế hệ 3.2.1. Dòng trống D629 chọn lọc nâng cao năng suất trứng 3.2.1.1. Thành phần phương sai và hệ số di truyền các tính trạng qua từng thế hệ Tính trạng năng suất trứng là quan trọng nhất được sử dụng để chọn lọc cải tiến di truyền dòng gà D629. Tính trạng năng suất trứng 38 tuần tuổi: Phương sai di truyền cộng gộp (²A) là thành phần quyết định độ lớn của hệ số di truyền và giảm rõ rệt từ thế hệ 1 (96,55) đến thế hệ 4 (35,04), chiếm 28,67% ở thế hệ 1 thì đến thế hệ 4 chỉ còn 12,08% so với phương sai kiểu hình (²P). Hệ số di truyền ước tính được cũng có xu hướng giảm rõ rệt qua 4 thế hệ chọn lọc: thế hệ 1, 2, 3 và 4 tương ứng là 0,29; 0,18; 0,15 và 0,12. Kết quả này cho thấy mức độ ổn định của gà dòng D629 sau mỗi thế hệ chọn lọc đã làm giảm mức độ biến động di truyền, do đó làm giảm phương sai di truyền, dẫn đến hệ số di truyền giảm qua các thế hệ. 10
  13. Bảng 3.2. Thành phần phương sai và hệ số di truyền các tính trạng qua từng thế hệ Thế Tham số KLCT 8 TT KLCT 18 TT NST 38 TT KLT 38 TT hệ n     ²A  6.027,55 96,55 11,92 TH1 ²E     ²P  18.060,20 336,80 26,20 h2± SE 0,31±0,036 0,33±0,045 0,29±0,06 0,46± 0,04 n 2.209 1.225 833 833 ²A 799,70 3.048,67 56,43 9,36 TH2 ²E 2.542,10 10.737,40 257,80 16,70 ²P 3.341,80 13.786,00 314,20 26,10 h2± SE 0,24±0,02 0,22±0,03 0,18±0,04 0,36± 0,04 n 2.490 1.413 962 962 ²A 1.026,25 3.484,19 48,38 7,36 TH3 ²E 2.092,76 9.599,01 265,41 14,35 ²P  13.083,20 313,80 21,70 h2± SE 0,33±0,029 0,27±0,032 0,15±0,03 0,34± 0,04 n 2.481 1.456 927 927 ²A 849,01 3.220,17 35,04 6,13 TH4 ²E 2.258,98 9.707,54 254,93 12,30 ²P  12.927,70 290,00 18,40 h2± SE 0,27±0,026 0,25±0,035 0,12±0,03 0,33± 0,04 Ghi chú: n: số lượng gà; KLCT: khối lượng có thể, NST: năng suất trứng, KLT: khối lượng trứng, TT: tuần tuổi, TH: thế hệ 3.2.1.2. Thành phần phương sai của 4 thế hệ chọn lọc Bảng 3.3. Thành phần phương sai của 4 thế hệ chọn lọc Tham số KLCT 8 TT KLCT 18 TT NST 38 TT KLT 38 TT n 10518 6057 4180 4180 ²A 991,57 4.892,35 85,43 9,93 ²E 2.345,90 10.090,60 234,00 13,30 ²P 3337,40 14.982,90 319,40 23,30 Phương sai di truyền cộng gộp tính trạng năng suất trứng 38 tuần tuổi là 85,43 tương đương 26,75% so với phương sai kiểu hình ²P), như vậy đối với tính trạng năng suất trứng 38 tuần tuổi phương sai ngoại cảnh chiếm ở mức cao nhất. Do vậy song song với việc chọn lọc cải thiện tiềm năng di truyền năng suất trứng, các điều kiện ngoại cảnh như chăm sóc quản lý đàn giống, 11
  14. chuồng nuôi, thức ăn cần đảm bảo ở mức tốt nhất để phát huy hoặc giữ được tiềm năng di truyền tính trạng này. 3.2.1.3. Hiệp phương sai các tính trạng khối lượng cơ thể, năng suất trứng và khối lượng trứng Bảng 3.4. Hiệp phương sai các tính trạng khối lượng cơ thể, năng suất trứng và khối lượng trứng Chỉ tiêu 1 2 3 4 KLCT 8 tuần tuổi (1) 1.181,75 -108,15 42,77 KLCT 18 tuần tuổi (2) 2.467,60 -305,16 134,52 NST 38 tuần tuổi (3) -179,90 -332,80 -17,47 KLT 38 tuần tuổi (4) 82,50 197,80 -2,30 Ghi chú: Các giá trị trên đường chéo là hiệp phương sai di truyền, dưới đường chéo là hiệp phương sai kiểu hình Kết quả cho thấy: có 3 cặp tính trạng giữa khối lượng cơ thể 8 với 18 tuần tuổi, khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi với khối lượng trứng 38 tuần tuổi và khối lượng cơ thể 18 tuần tuổi với khối lượng trứng 38 tuần tuổi có hiệp phương sai di truyền là dương. Cặp tính trạng năng suất trứng 38 tuần tuổi với khối lượng trứng 38 tuần tuổi, khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi với năng suất trứng 38 tuần tuổi, khối lượng cơ thể 18 tuần tuổi với năng suất trứng 38 tuần tuổi đều có hiệp phương sai di truyền là âm, do đó về mặt di truyền giữa các tính trạng này có chiều hướng biến thiên ngược chiều. Hiệp phương sai kiểu hình của các cặp tính tạng trên cũng có xu hướng giống với hiệp phương sai di truyền. Từ mối quan hệ giữa các cặp tính trạng đưa ra những quyết định chính xác hơn khi xem xét tính trạng chọn lọc để đạt hiệu quả. 3.2.1.4. Hệ số di truyền và tương quan di truyền các tính trạng khối lượng cơ thể, năng suất trứng và khối lượng trứng Gà dòng trống D629, hệ số di truyền tính trạng năng suất trứng và hệ số tương quan di truyền giữa năng suất trứng và khối lượng trứng là quan trọng nhất. a. Hệ số di truyền Hệ số di truyền tính trạng năng suất trứng 38 tuần tuổi gà dòng trống D629 là 0,27. Với giá trị sai số chuẩn của hệ số di truyền của tính trạng năng suất trứng thấp (SE = 0,02), giá trị ước tính có độ tin cậy cao. Kết quả này phù hợp nghiên cứu Nguyễn Quý Khiêm và cs. (2020) hệ số di truyền gà Ai Cập dòng trống là 0,23-0,27. Một số nghiên cứu trên thế giới đã công bố, sử dụng phương pháp REML với các phần mềm tiên tiến, hệ số di 12
  15. truyền về tính trạng năng suất trứng ở các mức khác nhau, dao động khá lớn từ 0,11 đến 0,54 (Nurgiartiningsih và cs., 2002, 2004; Szwaczkowski, 2003; Luo và cs., 2007). Bảng 3.5. Hệ số di truyền, tương quan di truyền và tương quan kiểu hình các tính trạng khối lượng cơ thể, năng suất trứng và khối lượng trứng Chỉ tiêu 1 2 3 4 KLCT 8 tuần tuổi (1) 0,30±0,02 0,54±0,04 -0,37±0,06 0,43±0,04 KLCT 18 tuần tuổi (2) 0,35 0,33±0,026 -0,47±0,08 0,61±0,04 NST 38 tuần tuổi (3) -0,17 -0,15 0,27±0,02 -0,60±0,07 KLT 38 tuần tuổi (4) 0,30 0,34 -0,03 0,43±0,03 Ghi chú: Đường chéo (in đậm) là hệ số di truyền, các giá trị trên đường chéo là tương quan di truyền, dưới đường chéo là tươnguan q kiểu hình Hệ số di truyền tính trạng khối lượng trứng 38 tuần tuổi gà dòng trống D629 là 0,43, giá trị ở mức cao. Đồng thời, hệ số di truyền tính trạng khối lượng cơ thể 8 và 18 tuần tuổi là 0,30 và 0,33 ở mức trung bình và ổn định. Như vậy, mức độ giá trị của hệ số di truyền các tính trạng năng suất trứng dòng D629 ước tính được là phù hợp với các nghiên cứu trong và nước ngoài đã công bố. Đồng thời, sai số chuẩn của các hệ số di truyền ở mức thấp, giá trị ước tính về khả năng di truyền có độ tin cậy và mức độ ổn định về di truyền cũng khá cao. Do vậy, mục tiêu chính là chọn lọc cải tiến di truyền và giữ tiềm năng di truyền tính trạng năng suất trứng có triển vọng và mang lại hiệu quả tốt. b. Hệ số tương quan di truyền Đối với gà trứng, hệ số tương quan di truyền giữa năng suất trứng và khối lượng trứng là quan trọng. Kết quả cho thấy gà dòng D629 ở đàn quần thể là -0,60 có mối tương quan nghịch, phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả: (Adebambo và cs., 2006; El-Labban và cs., 2011; Oleforuh-Okoleh, 2011). Abdel-Ghany (2011) tương quan di truyền ở gà Mandarah qua ba thế hệ là âm (-0,41). Lê Thanh Hải và cs. (2021) dòng gà lông màu BT là -0,75. Hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể 8 và 18 tuần tuổi là dương và khá chặt chẽ (0,54), khối lượng cơ thể 8, 18 tuần tuổi với khối lượng trứng 38 tuần tuổi cũng là tương quan dương: 0,43 và 0,61. Tương quan kiểu hình tương ứng là 0,35; 0,30 và 0,34. Kết quả này phù hợp công bố của Đặng Vũ Bình (2002) tương quan di truyền và tương quan kiểu hình khối lượng cơ thể và khối lượng trứng là 0,42 và 0,33. Tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể 8 và 18 tuần tuổi với năng suất trứng 38 tuần tuổi là tương quan nghịch với giá trị từ -0,37 đến -0,47. Xác định được mối tương quan di truyền giúp cho các nhà chọn giống tham khảo có thể giảm bớt số lượng tính trạng trong chọn lọc nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giống. 13
  16. 3.2.1.5. Giá trị giống, khuynh hướng di truyền và tiến bộ di truyền tính trạng năng suất trứng 38 tuần tuổi Bảng 3.6. Giá trị giống tính trạng năng suất trứng 38 tuần tuổi dòng D629 Trống Mái Thế hệ n Giá trị giống SD n Giá trị giống SD Đàn quần thể 1 1371 -2,73 3,37 978 -2,80 10,20 2 1100 0,18 3,72 833 0,25 10,02 3 1237 2,96 4,05 962 2,89 9,93 4 1236 4,15 4,77 927 4,37 9,09 Đàn chọn lọc 1 253 2,46 2,74 436 5,80 4,67 2 270 4,13 2,29 496 6,53 6,54 3 355 6,45 3,21 574 9,07 6,47 4 385 6,93 3,17 530 9,82 6,69 Gà dòng D629 giá trị giống tính trạng năng suất trứng 38 tuần tuổi giữa gà trống, mái chênh lệch không đáng kể và đều tăng lên qua từng thế hệ chọn lọc. Kết quả chỉ ra rằng mức độ cải tiến di truyền tính trạng năng suất trứng 38 tuần tuổi khá tốt qua 4 thế hệ chọn lọc. Phương trình hồi quy của giá trị giống năng suất trứng 38 tuần tuổi theo thế hệ của gà trống và gà mái D629 đàn quần thể: gà trống: Y = 2,34X - 4,72 với R² = 0,97, gà mái: Y = 2,42X - 4,86 với R² = 0,98 (Y: giá trị giống và X: thế hệ) Trên hình 3.1 cho thấy khuynh hướng di truyền có xu hướng cải tiến tốt qua 4 thế hệ chọn lọc, càng thể hiện rõ hơn thông qua đường hồi quy tuyến tính dương với hệ số xác định (R2) rất cao là 0,97-0,98. Đồng thời, qua phương trình hồi quy của tính trạng năng suất trứng 38 tuần tuổi cho thấy tiến bộ di truyền tính trạng năng suất trứng đối với gà trống là 2,34 quả/thế hệ và gà mái là 2,42 quả/thế hệ. Hình 3.1. Khuynh hướng di truyền tính trạng năng suất trứng 38 tuần tuổi 14