Tóm tắt Luận án Chọn lọc nâng cao năng suất lợn duroc, landrace và yorkshire thuần nuôi tại công ty lợn giống hạt nhân DABACO
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Chọn lọc nâng cao năng suất lợn duroc, landrace và yorkshire thuần nuôi tại công ty lợn giống hạt nhân DABACO", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_chon_loc_nang_cao_nang_suat_lon_duroc_landra.pdf
Nội dung text: Tóm tắt Luận án Chọn lọc nâng cao năng suất lợn duroc, landrace và yorkshire thuần nuôi tại công ty lợn giống hạt nhân DABACO
- BỘ GIÁO DỤC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN CHĂN NUÔI LƢU VĂN TRÁNG CHỌN LỌC NÂNG CAO NĂNG SUẤT LỢN DUROC, LANDRACE VÀ YORKSHIRE THUẦN NUÔI TẠI CÔNG TY LỢN GIỐNG HẠT NHÂN DABACO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỜNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. ĐẶNG VŨ BÌNH PGS.TS. LÊ THỊ THANH HUYỀN HÀ NỘI – 2021
- Công trình đƣợc hoàn thành tại : Viện Chăn nuôi Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. ĐẶNG VŨ BÌNH 2. PGS.TS. LÊ THỊ THANH HUYỀN Phản biện 1: PGS. TS. Trần Huê Viên Phản biện 2: PSG. TS. Phạm Kim Đăng Phản biện 3: TS. Đoàn Văn Soạn Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Chăn nuôi – Thụy Phương – Bắc Từ Liêm – Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm 2021. Có thề tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Chăn nuôi
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 1.Lưu Văn Tráng, Trần Xuân Mạnh, Phạm Văn Học, Lưu Quang Dư, Nguyễn Văn Khoa và Đặng Vũ Bình (2021). Chọn lọc nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn đực giống Duroc, Landrace và Yorkshire thuần nuôi tại Công ty lợn giống hạt nhân DABACO. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi – Viện Chăn nuôi, số 123, tháng 5 năm 2021, trang 41-52. 2.Lưu Văn Tráng, Trần Xuân Mạnh, Phạm Văn Học, Lưu Quang Dư, Nguyễn Văn Khoa và Đặng Vũ Bình (2021). Chọn lọc cải thiện tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái Landrace và Yorkshire thuần nuôi tại Công ty lợn giống hạt nhân DABACO. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi – Viện Chăn nuôi, số 123, tháng 5 năm 2021, trang 53-64. 3. Lưu Văn Tráng, Trần Xuân Mạnh, Phạm Văn Học, Lưu Quang Dư, Nguyễn Văn Khoa và Đặng Vũ Bình (2019). Khả năng sản xuất và một số tham số di truyền của các tính trạng chủ yếu của lợn Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty lợn giống hạt nhân DABACO. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi – Viện Chăn nuôi, số 100, tháng 6 năm 2019, trang 30-43
- 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Duroc (D), Landrace (L) và Yorkshire (Y) là 3 giống lợn chủ yếu được sử dụng trong chăn nuôi lợn công nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ba giống lợn này cũng tham gia vào hầu hết các tổ hợp lai theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp với các quy mô chăn nuôi khác nhau ở nước ta. Lợn Y và L không những được sử dụng để tạo các tổ hợp lai làm nái nền trong sản xuất lợn công nghiệp, mà các đực giống của chúng còn tham gia vào các tổ hợp lai nội x ngoại tại các trang trại quy mô vừa hoặc nhỏ và các nông hộ chăn nuôi. Trong khi đó, lợn D được sử dụng làm đực giống cuối cùng trong các tổ hợp lai 3 giống hoặc cùng với lợn Piétrain tạo đực lai tham gia vào các tổ hợp lai thương phẩm 4 giống khác nhau. Áp dụng các biện pháp chọn lọc nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn D thuần chủng, nâng cao khả năng sinh trưởng đồng thời cải thiện khả năng sinh sản của lợn L và Y thuần chủng là nhiệm vụ quan trọng trong khâu sản xuất lợn giống ngoại ở nước ta. Trong nhiều năm qua, một số trung tâm giống hoặc công ty giống ở nước ta đã xây dựng hệ thống sản xuất lợn theo 3 cấp, trong đó đàn cụ kỵ là các giống thuần nhập từ nước ngoài. Hàng năm, phần lớn các trung tâm hoặc công ty này đều nhập thêm một số lượng nhất định lợn đực và cái cho đàn cụ kỵ từ các nước khác nhau nhằm bổ sung nguồn gen và tăng cường chất lượng cho đàn giống. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu trên các đàn lợn giống ngoại thuần chủng nuôi ở nước ta đã được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng năng suất sinh trưởng và sinh sản, ước tính một số tham số di truyền quan trọng, cũng như tiến hành một số biện pháp chọn lọc đối với các đàn lợn giống này (Nguyễn Hữu Tỉnh cs., 2013; Nguyễn Văn Đức, 2015; Trịnh Hồng Sơn, 2015; Le Van Sang cs., 2018; Trần Thị Minh Hoàng và cs., 2019a, 2019b, 2019c). Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco (Công ty Dabaco) được thành lập từ năm 2010 với quy mô 3.400 nái sinh sản. Ba giống lợn chủ yếu là D, L và Y được tổ chức nhân giống thành các đàn cụ kỵ, ông bà và bố mẹ. Các nghiên cứu của Đoàn Phương Thúy cs. (2015 và 2016) đã xác định một số tham số di truyền về một số tính trạng sinh trưởng, sinh sản đối với 3 giống thuần nuôi tại Công ty và xây dựng định hướng chọn lọc cho các giống thuần này. Trên cơ sở một số dữ liệu của Công ty Dabaco và một vài cơ sở chăn nuôi khác, Trần Thị Minh Hoàng (2020) cũng đã ước tính giá trị giống một số tính trạng sinh sản cơ bản của lợn nái L và Y. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã không đặt ra mục tiêu cụ thể trong việc cải thiện năng suất, cũng như không thực hiện việc chọn lọc nhằm nâng cao năng suất các đàn D, L và Y thuần của Công ty Dabaco. 2
- Là một cơ sở nhân giống lợn hạt nhân, trong nhiều năm qua, Công ty LGHN đã xây dựng được một bộ dữ liệu với hệ phổ đầy đủ về kiểm tra năng suất trong giai đoạn hậu bị cũng như các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái đối với 3 giống lợn thuần chủng D, L và Y. Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở bộ dữ liệu đã nêu trên, ước tính một số tham số di truyền, đồng thời thực hiện việc chọn lọc theo giá trị giống nhằm cải tiến năng suất của 3 giống lợn thuần nuôi tại Công ty Dabaco. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu chung Ước tính các tham số di truyền của một số tính trạng sinh trưởng và sinh sản, sử dụng phương pháp BLUP ước tính giá trị giống và chọn lọc theo giá trị giống nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn D, L và Y, cải thiện khả năng sinh sản của lợn L và Y thuần, góp phần đáp ứng yêu cầu sản xuất chăn nuôi lợn nước ta. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá các kết quả kiểm tra năng suất lợn hậu bị, năng suất sinh sản lợn nái, ước tính các tham số di truyền đối với một số tính trạng sinh trưởng và sinh sản của đàn cụ kỵ thuộc 3 giống lợn D, L và Y nuôi tại Công ty Dabaco; - Chọn lọc theo giá trị giống nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn đực D, L và Y thuần; - Chọn lọc theo giá trị giống nhằm cải thiện khả năng sinh sản của lợn nái L và Y thuần 1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Sử dụng một tập hợp lớn dữ liệu thu thập trong một thời gian dài, ước tính được hệ số di truyền, hệ số tương quan di truyền, tương quan kiểu hình một số tính trạng sinh trưởng, sinh sản của lợn D, L và Y thuần; - Sử dụng phương pháp BLUP chọn lọc theo giá trị giống nâng cao được tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn đực hậu bị D, L và Y thuần, cải thiện được tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái L và Y thuần nuôi tại Công ty Dabaco. 14. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.4.1. Ý nghĩa khoa học - Ước tính được một số tham số di truyền đối với các tính trạng sinh trưởng và sinh sản của lợn D, L và Y thuần nuôi ở nước ta; - Sử dụng phương pháp BLUP chọn lọc nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn đực D, L và Y, cải thiện khả năng sinh sản của lợn nái L và Y thuần nuôi ở nước ta; - Bổ sung thêm tư liệu cho nghiên cứu và đào tạo về các giống lợn ngoại thuần nuôi ở nước ta. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần nâng cao khả năng sản xuất của đàn cụ kỵ thuộc với ba giống lợn D, L và Y nuôi tại Công ty Dabaco. 3
- Luận án có 99 trang, không kế tài liệu tham khảo và phụ lục, 34 bảng biểu, 8 hình, 130 tài liệu tham khảo gồm 51 tài liệu tiếng Việt và 79 tài liệu tiêng nước ngoài. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Vấn đề nghiên cứu của luận án dựa trên cơ sở khoa học về những đặc điểm của tính trạng số lượng, các tham số di truyền, dự đoán giá trị giống bằng BLUP, các tính trạng sinh trưởng, sinh sản của lợn và các yếu tố ảnh hưởng. 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC Luận án đã đánh giá hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước về các tham số di truyền các tính trạng sinh trưởng, sinh sản của 3 giống lợn D, L và Y nuôi thuần chủng ở nước ngoài và nước ta. Các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu đề cập đến khả năng sinh sản, sinh trưởng của các tổ hợp lai, vẫn còn ít các nghiên cứu đánh giá các giống thuần chủng, đặc điểm di truyền và định hướng chọn lọc. Vì vậy, việc đánh giá khả năng sinh trưởng thông qua tính trạng tăng khối lượng hàng ngày ở lợn đực hậu bị cũng như năng suất sinh sản của lợn nái thông qua chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ, tiến hành chọn lọc nâng cao năng suất 3 giống D, L và Y thuộc đàn cụ kỵ nuôi tại Công ty Dabaco trong nghiên cứu này là rất cần thiết, góp phần nâng cao tiềm năng di truyền đàn lợn giống ngoại, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc năng suất cao của nước ta. 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện với 3 nội dung nghiên cứu: - Đánh giá khả năng sản xuất và ước tính một số tham số di truyền các tính trạng chủ yếu của lợn D, L và Y thuần nuôi tại Công ty Dabaco; - Chọn lọc nâng cao khả năng tăng khối lượng của lợn đực giống D, L và Y thuần nuôi tại Công ty Dabaco; - Chọn lọc cải thiện tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái L và Y thuần nuôi tại Công ty Dabaco. 3.2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Đánh giá khả năng sản xuất và ƣớc tính một số tham số di truyền các tính trạng chủ yếu của lợn D, L và Y thuần nuôi tại Công ty Dabaco 3.2.1.1. Vật liệu Vật liệu nghiên cứu là các tính trạng kiểm tra năng suất lợn đực hậu bị và các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái trong đàn cụ kỵ nuôi tại Công ty Dabaco từ 2011 đến 2017. 3.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu Đối với lợn hậu bị kiểm tra năng suất 4
- Lợn đực và cái hậu bị khi bắt đầu kiểm tra năng suất có khối lượng từ 25 đến 40 kg, tương ứng với 70 đến 75 ngày tuổi, kết thúc kiểm tra khi lợn đạt 90 – 100 kg, tương ứng với 130 đến 150 ngày tuổi. Lợn được nuôi tách riêng theo nhóm tính biệt trong các ô chuồng kín, có thiết bị quạt thông khí và làm mát vào mùa hè. Mật độ nuôi 12 - 15 con/ô chuồng; 1,5 – 1,8 m2/con. Lợn được ăn tự do và uống bằng núm nước tự động. Cân khối lượng vào ngày bắt đầu kiểm tra, cân và xác định tỷ lệ nạc vào ngày kết thúc kiểm tra. Tỷ lệ nạc được xác định theo phương pháp gián tiếp thông qua các chỉ tiêu: dày mỡ lưng, dày cơ thăn đo bằng máy đo EXAGO tại vị trí P2. Đối với lợn nái sinh sản Các lợn nái được chọn lọc theo quy định của Công ty Dabaco, được thụ tinh nhân tạo theo phương thức phối kép. Định mức ăn của các loại theo quy trình kỹ thuật của Công ty Dabaco. Theo dõi năng suất sinh sản của từng lợn nái với các chỉ tiêu: ngày sinh, ngày đẻ, đực phối giống, số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh còn sống/ổ, khối lượng sơ sinh toàn ổ, số con để nuôi/ổ, ngày cai sữa, số con cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa toàn ổ. Các phương pháp tính Các số liệu theo dõi được nhập vào phần mềm Excel 2010, loại trừ các giá trị ngoài phạm vi giá trị trung bình cộng trừ 3 lần độ lệch tiêu chuẩn. Mô hình thống kê đánh giá ảnh hưởng của giống đối với các tính trạng kiểm tra năng suất: Yijklm = µ + Gi + Sj + YSk + Wl + eijklm Trong đó, Yijklm: giá trị kiểu hình của tính trạng; µ: trung bình quần thể; Gi: ảnh hưởng của giống i; Sj: ảnh hưởng của tính biệt; YSk: ảnh hưởng của năm - vụ; Wl: ảnh hưởng của khối lượng bắt đầu kiểm tra; eijklm: sai số ngẫu nhiên. Mô hình thống kê đánh giá ảnh hưởng của giống đối với các tính trạng năng suất sinh sản: Yikmno = µ + Gi + YSk + Bm + Ln + eikmno Trong đó, Yikmno: giá trị kiểu hình của tính trạng; µ: trung bình quần thể; Gi: ảnh hưởng của giống; YSk: ảnh hưởng của năm - vụ; Bm: ảnh hưởng của giống của đực phối; Ln: ảnh hưởng của lứa đẻ; eikmno: sai số ngẫu nhiên. Mô hình thống kê đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đối với 2 tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày trong thời gian kiểm tra và độ dày mỡ lưng khi kết thúc kiểm tra của từng giống: Yjklm = µ + Sj + YSk + Wl + ejklm Trong đó, Yjklm: giá trị kiểu hình của tính trạng; µ: trung bình quần thể; Sj: ảnh hưởng của tính biệt; YSk: ảnh hưởng của năm - vụ; Wl: ảnh hưởng của khối lượng bắt đầu kiểm tra; ejklm: sai số ngẫu nhiên. 5
- Mô hình thống kê đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đối với 3 tính trạng số con/ổ của lợn nái sinh sản đối với từng giống: Ykmno = µ + YSk + Bm + Ln + ekmno Trong đó, Ykmno: giá trị kiểu hình của tính trạng; µ: trung bình quần thể; YSk: ảnh hưởng của mùa vụ; Bm: ảnh hưởng của loại đực phối; Ln: ảnh hưởng của lứa đẻ; ekmno: sai số ngẫu nhiên. Đối với các mô hình thống kê nêu trên, sử dụng thủ tục GLM của SAS 9.1.3 đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố, tính các tham số LSM, SE và phương pháp Tukey để so sánh các giá trị LSM tính được. Lập file hệ phổ và file dữ liệu, sử dụng các phần mềm PEST để mã hóa dữ liệu, VCE6 để ước tính các tham số di truyền. 3.2.2. Chọn lọc nâng cao khả năng tăng khối lƣợng của lợn đực giống D, L và Y thuần nuôi tại Công ty Dabaco 3.2.2.1. Vật liệu Vật liệu nghiên cứu là lợn đực, cái hậu bị thuộc 3 giống thuần D, L và Y nuôi kiểm tra năng suất tại Công ty Dabaco từ 2015 đến 2021. 3.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu - Đối với lợn hậu bị kiểm tra năng suất Sử dụng phương pháp kiểm tra năng suất lợn đực và cái giống trong giai đoạn hậu bị giống như đối với nội dung nghiên cứu thứ nhất. - Chọn lọc lợn đực giống qua 3 giai đoạn Tiến hành chọn lọc lợn đực giống qua 3 giai đoạn (Hình 1). Trong giai đoạn 1, chọn 5% số đực kiểm tra năng suất, trong giai đoạn tiếp theo, chọn 5% đời con của các đực giống đã được chọn và giữ lại làm giống của giai đoạn trước. Sau kiểm tra chất lượng tinh dịch và huấn luyện nhảy giá, các đực giống đạt yêu cầu được sử dụng để phối giống cho giai đoạn tiếp theo. - Phương pháp chọn lọc Các số liệu kiểm tra năng suất được nhập vào phần mềm Excel 2010, loại trừ các giá trị ngoài phạm vi giá trị trung bình cộng trừ 3 lần độ lệch tiêu chuẩn. Giai đoạn 1 Lợn Duroc Lợn Landrace Lợn Yorkshire 6/2015-5/2017 559 đực, 395 cái 413 đực, 1437 cái 548 đực, 2214 cái Chọn 5% đực sau kiểm tra Chọn 5% đực sau kiểm tra Chọn 5% đực sau kiểm tra Giai đoạn 2 Lợn Duroc Lợn Landrace Lợn Yorkshire 6/2017 -12/2018 1118 đực, 503 cái 527 đực, 1323 cái 935 đực, 3118 cái Chọn 5% đực sau kiểm tra Chọn 5% đực sau kiểm tra Chọn 5% đực sau kiểm tra Giai đoạn 3 Lợn Duroc Lợn Landrace Lợn Yorkshire 1/2019-2/2021 835 đực, 653 cái 339 đực, 689 cái 719 đực, 2024 cái Hình 1. Sơ đồ các giai đoạn chọn lọc lợn đực giống 6
- Lập file hệ phổ và file dữ liệu. Sử dụng phần mềm VCE6 để ước tính các tham số di truyền và PEST để ước tính giá trị giống của từng cá thể. Xếp hạng giá trị giống về tăng khối lượng trung bình hàng ngày, chọn 5% cá thể đực giống có giá trị giống cao nhất về tính trạng này. - Đánh giá kết quả chọn lọc Kết quả chọn lọc được đánh giá thông qua giá trị kiểu hình, giá trị giống, độ chính xác về giá trị giống và khuynh hướng di truyền của tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày qua các giai đoạn chọn lọc. 3.2.3. Chọn lọc cải thiện tính trạng số con sơ sinh/ổ của lợn nái L và Y thuần nuôi tại Công ty Dabaco 3.2.3.1. Vật liệu Vật liệu nghiên cứu là các tính trạng số con/ổ của đàn nái cụ kỵ L và Y nuôi tại Công ty Dabaco từ 2015 đến 2021. Các lợn nái được đánh giá, chọn lọc qua 2 giai đoạn với số lượng lợn nái và số lứa đẻ theo sơ đồ trong hình 2. Trong giai đoạn 1, chọn 40% số lợn nái có giá trị giống cao nhất về số con sơ sinh sống/ổ. Trong giai đoạn 2, theo dõi và đánh giá các tính trạng số con/ổ của các nái này, chọn ra 40% các nái có giá trị giống cao nhất về số con sơ sinh sống/ổ. Giai đoạn 1 Lợn Landrace Lợn Yorkshire 6/2015-5/2017 222 lợn nái, 667 lứa đẻ 342 lợn nái, 1055 lứa đẻ Chọn 40% nái có GTG cao nhất Chọn 40% nái có GTG cao nhất Giai đoạn 2 Lợn Landrace Lợn Yorkshire 6/2017-2/2021 134 lợn nái, 361lứa đẻ 244 lợn nái, 766 lứa đẻ Hình 2. Sơ đồ các giai đoạn chọn lọc lợn nái sinh sản 3.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chọn lọc lợn nái: Các số liệu về các tính trạng số con/ổ ở các ổ đẻ của từng lợn nái được nhập vào phần mềm Excel 2010, loại trừ các giá trị ngoài phạm vi giá trị trung bình cộng trừ 3 lần độ lệch tiêu chuẩn. Sử dụng phần mềm VCE6 để ước tính các tham số di truyền, phần mềm PEST với mô hình lặp lại để dự đoán giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của từng cá thể. Xếp hạng lợn nái theo giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ, chọn 40% cá thể lợn nái có giá trị giống cao nhất về tính trạng này. - Đánh giá kết quả chọn lọc Kết quả chọn lọc được đánh giá thông qua giá trị kiểu hình, giá trị giống, khuynh hướng di truyền và độ chính xác của giá trị giống đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của các giai đoạn chọn lọc. 7
- 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, SINH SẢN VÀ MỘT SỐ THAM SỐ DI TRUYỀN CÁC TÍNH TRẠNG CHỦ YẾU CỦA LỢN D, L VÀ Y THUẦN NUÔI TẠI CÔNG TY DABACO 4.1.1. Khả năng sinh trƣởng và các yếu tố ảnh hƣởng Bảng 1. Kết quả kiểm tra năng suất lợn hậu bị D, L và Y D L Y n LSM SE n LS S n LS S Tuổi bắt đầu 2799 79,11a 0,12 3586 76,77M c 0,11E 5766 77,51M b 0,09E kiểm tra (ngày) Khối lượng bắt 2799 32,11c 0,08 3586 33,88a 0,07 5766 33,28b 0,06 đầu kiểm tra (kg) Số ngày 2799 76,97a 0,16 3586 72,37b 0,14 5766 72,49b 0,12 kiểm tra (ngày) Khối lượng kết 2799 94,35a 0,17 3586 93,89ab 0,15 5766 93,53b 0,12 thúc kiểm tra (kg) Tăng khối lượng 2799 812,83b 1,92 3586 832,95b 1,68 5766 834,36a 1,43 (g/ngày) Dày mỡ lưng 1071 11,42b 0,44 1551 12,18a 0,44 2584 12,21a 0,44 (mm) Dày cơ thăn 1071 58,01a 0,86 1551 55,43b 0,86 2584 55,27b 0,85 (mm) Tỷ lệ nạc (%) 1071 60,32a 0,41 1551 59,12b 0,41 2584 59,06b 0,41 Ghi chú: Các giá trị LSM trong cùng một chỉ tiêu mang các chữ a, b khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Các số liệu kiểm tra năng suất lợn hậu bị (Bảng 1) cho thấy: Mức tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt cao nhất ở lợn Y, sai khác là có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với L và D. So với lợn Y và Landace, lợn D có độ dày mỡ lưng thấp nhất, dày cơ thăn cao nhất và vì vậy tỷ lệ nạc cũng cao nhất, sai khác là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Cả hai chỉ tiêu này đều đạt ở mức tốt hơn rất nhiều so với Định mức kinh tế - kỹ thuật đối với lợn đực giống ngoại kiểm tra năng suất của Bộ NN &PTNT, đồng thời cũng cao hơn các công bố gần đây về khả năng sinh trưởng của lợn ngoại nuôi ở nước ta. Tuy nhiên, mức tăng khối lượng của cả 3 giống lợn nuôi tại Dabaco vẫn thấp hơn so với nhiều tài liệu ở các nước chăn nuôi tiên tiến. Các số liệu bảng 2 cho thấy: Hệ số di truyền đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày ở mức 0,35 – 0,43; đối với tính trạng tỷ lệ nạc ở mức 0,48 – 0,52. Các sai số của hệ số di truyền đối với 2 tính trạng này đều tương đối nhỏ. Hệ số di truyền của 2 tính trạng tăng khối lượng và tỷ lệ nạc ở mức tương đối cao so với nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước. 8
- Bảng 2. Các tham số di truyền đối với tính trạng tăng khối lƣợng và tỷ lệ nạc Giống Tính trạng n Tăng khối lƣợng Tỷ lệ nạc Tăng khối lượng 2799 0,43 ± 0,06 0,18 ± 0,09 D Tỷ lệ nạc 1071 -0,08 0,50 ± 0,08 Tăng khối lượng 3586 0,41 ± 0,05 0,08 ± 0,10 L Tỷ lệ nạc 1551 0,09 0,52 ± 0,06 Tăng khối lượng 5766 0,35 ± 0,04 0,31 ± 0,09 Y Tỷ lệ nạc 2584 0,09 0,48 ± 0,05 Ghi chú: Các phần tử đường chéo là hệ số di truyền (h2 ± SE), các phần tử phía trên đường chéo là hệ số tương quan di truyền (rA ± SE), các phần tử phía dưới đường chéo là hệ số tương quan kiểu hình (rP) Theo Hà Xuân Bộ và cs. (2014), hệ số di truyền các tính trạng tăng khối lượng trung bình và tỷ lệ nạc của lợn Piétrain kháng stress tương ứng là 0,31 và 0,19. Ngô Thị Kim Cúc và cs. (2015) cho biết hệ số di truyền của 3 giống D, Piétrain và L về tăng khối lượng trung bình lần lượt là 0,30; 0,29 và 0,32. Tomka và cs. (2010) cho rằng, hệ số di truyền về tăng khối lượng trung bình hàng ngày trong khoảng từ 0,13 đến 0,23. Radović và cs. (2013) khẳng định hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn L nuôi tại Serbia ở mức thấp (0,11) và tỷ lệ nạc ở mức cao (0,63). Tuy nhiên, cũng đã có một số công bố cho thấy hệ số di truyền của 2 tính trạng này biến động trong một phạm vi rộng và nhiều trường hợp đạt ở mức cao: Cluster (2010) đã tập hợp 19 tài liệu công bố về hệ số di truyền của tăng khối lượng trung bình hàng ngày trên lợn với 2 phương thức cho ăn tự do và nửa hạn chế tương ứng là từ 0,03 đến 0,49 và trung bình là 0,29, còn đối với 8 tài liệu đã sử dụng phương thức ăn hạn chế hệ số di truyền là 0,14 - 0,76; trung bình là 0,30. Szyndler- Nędza và cs. (2010) cho biết hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn đực D, L và Large White nuôi tại Hà Lan đạt 0,472; 0,421 và 0,345. Radović cs. (2013) cho biết hệ số di truyền về tỷ lệ nạc của lợn L nuôi tại Serbia là 0,63.Theo Liên đoàn cải tiến lợn quốc gia của Mỹ (2019), hệ số di truyền của tính trạng tăng khối lượng cơ thể là 0,30. Dong và cs. (2019) đã cho biết khả năng sinh trưởng của lợn Large White ở tuổi đạt 100 kg có hệ số di truyền là 0,22. Sở dĩ có sự khác biệt khá lớn giữa các kết quả nghiên cứu là do các quần thể có tần số gen khác nhau, nguồn dữ liệu, các phương pháp tính toán cũng khác nhau. Hệ số tương quan di truyền giữa tăng khối lượng và tỷ lệ nạc đều ở mức độ thấp, dao động trong khoảng 0,08 – 0,31 và có sai số lớn hơn so với hệ số di truyền của 2 tính trạng này. Hầu như không có mối tương quan kiểu hình giữa hai tính trạng (hệ số tương quan kiểu hình chỉ dao động trong khoảng từ -0,08 đến 0,09). Nguyên 9
- nhân có thể do tỷ lệ nạc được ước tính theo công thức từ dày mỡ lưng và dày cơ thăn của phép đo sử dụng máy siêu âm Exago. Các số liệu bảng 3 cho thấy: Nhìn chung, phần lớn các tính trạng năng suất sinh sản trong ổ đẻ của lợn nái D đều thấp hơn nái L và Yorkhire, đặc biệt là số con sơ sinh, số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ (P<0,05). Lợn nái Y trội hơn lợn nái L về số con sơ sinh, số con sơ sinh sống/ổ, nhưng sai khác về số con cai sữa/ổ là không có ý nghĩa thống kê. Số con cai sữa/nái/năm của 3 nhóm lợn nái này tương ứng là: 21,96; 24,34 và 24,66. Bảng 3. Năng suất sinh sản của lợn nái D, L và Y D L Y n LSM ± SE n LSM ± SE n LSM ± SE Tuổi đẻ lứa đầu 802 377,33a ± 0,86 1097 365,81b ± 0,76 1405 365,19b ± 0,66 (ngày) Khoảng cách 1908 149,59b ± 0,94 4256 151,45a ± 0,89 4554 150,06b ± 0,89 lứa đẻ (ngày) Số con sơ sinh 2779 9,85c ± 0,06 5847 11,58b ± 0,04 6252 12,02a ± 0,04 (con/ổ) Số con sơ sinh 2779 9,02c ± 0,06 5847 10,41b ± 0,04 6252 10,70a ± 0,04 sống (con/ổ) Số ngày cai sữa 1482 22,72b ± 0,06 3673 22,99a ± 0,04 4227 23,06a ± 0,03 (ngày) Số con cai sữa 1482 9,00b ± 0,04 3673 10,10a ± 0,02 4227 10,14a ± 0,02 (con/ổ) Khối lượng 2757 1,51a ± 0,003 5791 1,49b ± 0,002 6205 1,40c ± 0,002 sơ sinh (kg/con) Khối lượng 1482 5,77c ± 0,03 3673 6,21a ± 0,02 4227 5,93b ± 0,02 cai sữa (kg/con) Ghi chú: Các giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất ( LSM) trong cùng một chỉ tiêu mang các chữ a, b khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Ngoại trừ số con sơ sinh sống/ổ của nái Duroc hơi thấp, còn lại cả 3 nhóm lợn nái ngoại này đều có các chỉ tiêu về năng suất sinh sản vượt hơn yêu cầu về định mức kinh tế kỹ thuật đối với lợn giống gốc, cũng như cao hơn các giá trị về năng suất sinh sản lợn nái ngoại nuôi ở nước ta đã được các nghiên cứu gần đây công bố. Paura cs. (2014) cho biết lợn L và Y của Latvia có tuổi đẻ lứa đầu tương ứng là 359,0 và 375,9 ngày; số con sơ sinh sống/ổ ở lứa 1 tương ứng là 9,3 và 10,1 con/ổ; ở lứa 2 tương ứng là 10,4 và 10,2 con/ổ. Trong khi đó, Ye và cs. (2018) đã đánh giá 14097 nái Y với 40262 lứa đẻ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cho biết số con sơ sinh và số con sơ sinh sống/ổ tương ứng là 13,84 và 12,22 con/ổ. Ước tính được về hệ số di truyền và hệ số lặp lại đối với các tính trạng số con sơ sinh, số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ của cả 3 nhóm lợn nái (Bảng 4) đều 10
- có các giá trị thấp và trong phạm vi mà hầu như tất cả tài liệu đã xác nhận. Kết quả ước tính hệ số di truyền số con sơ sinh sống/ổ của lợn L và Y thuần tương ứng là: 0,12 và 0,14 (Nguyễn Hữu Tỉnh và Nguyễn Thị Viễn, 2011). Trịnh Hồng Sơn và cs. (2014) cho biết hệ số di truyền về các tính trạng số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ của lợn VCN03 tương ứng là 0,19 và 0,11. Le Van Sang cs. (2018) cho biết lợn VCN03 có hệ số di truyền về số con sơ sinh và số con sơ sinh sống/ổ tương ứng là 0,26 và 0,13. Bảng 4. Các tham số di truyền của các tính trạng số con/ổ Số con Số con Số con Giống Tính trạng sơ sinh/ổ sơ sinh sống/ổ cai sữa/ổ Số con 0,14 0,92 ± 0,02 0,88 ± 0,05 sơ sinh/ổ (n = 2779) 0,11 ± 0,02 Số con sơ sinh 0,13 D 0,83 0,91 ± 0,03 sống/ổ (n = 2779) 0,09 ± 0,02 Số con 0,12 0,69 0,85 cai sữa/ổ (n = 1482) 0,10 ± 0,02 Số con 0,20 0,94 ± 0,03 0,76 ± 0,17 sơ sinh/ổ (n = 5847) 0,09 ± 0,03 Số con sơ sinh 0,16 L 0,88 0,80 ± 0,17 sống/ổ (n = 5847) 0,06 ± 0,02 Số con 0,05 0,54 0,66 cai sữa/ổ (n= 3673) 0,03 ± 0,01 Số con 0,24 0,89 ± 0,04 0,60 ± 0,12 sơ sinh/ổ (n= 6252) 0,17 ± 0,10 Số con sơ sinh 0,20 Y 0,87 0,81 ± 0,19 sống/ổ (n = 6252) 0,12 ± 0,14 Số con 0,10 0,54 0,66 cai sữa/ổ (n = 4227) 0,06 ± 0,09 Ghi chú: Các phần tử đường chéo: hàng trên là hệ số lặp lại, hàng dưới là hệ số di truyền 2 (h ± SE), phần tử phía trên đường chéo là hệ số tương quan di truyền (rA ± SE), phần tử dưới đường chéo là hệ số tương quan kiểu hình (rP) Pholsing và cs. (2009) cho biết lợn Large White nuôi tại Thái Lan có số con sơ sinh sống/ổ là 0,11. Theo Chansomboon cs. (2010) hệ số di truyền các tính trạng thuộc về ổ đẻ của lợn L nuôi tại Thái Lan trong khoảng 0,05 – 0,06; hệ số lặp lại của các tính trạng này trong khoảng 0,15 – 0,18. Theo Ye và cs. (2018), số con sơ sinh và số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái Y có hệ số di truyền của tương ứng là 0,07 và 0,06; hệ số lặp lại tương ứng là 0,17 và 0,14. Hệ số tương quan di truyền và tương quan kiểu hình giữa các tính trạng số con/ổ đều là các tương quan thuận và có giá trị ở mức cao và cao hơn so với các hệ số tương quan kiểu hình tương ứng. Điều này có nghĩa là tác động của môi trường chăn nuôi đã làm giảm đi mức độ tương quan về mặt di truyền. Một số nghiên cứu trong ngoài nước cũng cũng thu được kết quả tương tự như vậy. 11
- 4.2. CHỌN LỌC NÂNG CAO KHẢ NĂNG TĂNG KHỐI LƢỢNG CỦA LỢN ĐỰC D, L VÀ Y 4.2.1. Chọn lọc nâng cao khả năng tăng khối lƣợng của lợn đực D Các số liệu bảng 4.5 cho thấy: Ở các giai đoạn chọn lọc khác nhau, lợn D đều có khả năng tăng khối lượng và tỷ lệ nạc ở mức khá cao đối với cả lợn đực và lợn cái. Nhìn chung, tăng khối lượng cũng như tỷ lệ nạc của lợn kiểm tra năng suất của giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Các số liệu về kiểm tra năng suất ở từng giai đoạn cùng với hệ phổ của từng cá thể được sử dụng để ước tính các tham số di truyền và giá trị giống của từng giai đoạn. Bảng 5. Kết quả kiểm tra năng suất lợn D ở các giai đoạn chọn lọc Giai đoạn Chỉ tiêu Tham số Cái Đực Chung Tăng khối lượng n 395 559 954 (g/con/ngày) Mean±SE 806,83±4,86 820,96±4,25 815,11±3,20 1 n 252 361 613 Tỷ lệ nạc (%) Mean±SE 60,33±0,16 60,52±0,12 60,44±0,10 Tăng khối lượng n 503 1118 1621 (g/con/ngày) Mean±SE 807,77±2,33 828,20±2,07 822,17±1,57 2 n 455 817 1272 Tỷ lệ nạc (%) Mean±SE 60,45±0,08 60,51±0,06 60,49±0,05 Tăng khối lượng n 653 835 1488 (g/con/ngày) Mean±SE 823,47±3,84 838,99±3,74 832,18±2,71 3 n 255 528 783 Tỷ lệ nạc (%) Mean±SE 60,92±0,11 61,04±0,07 61,00±0,06 Kết quả chọn lọc tính trạng tăng khối lượng qua các giai đoạn (Bảng 6) cho thấy chọn lọc theo BLUP đã mang lại độ chính xác dao động trong khoảng 77 – 86% đối với đực D. Nếu chỉ dựa vào giá trị kiểu hình để chọn giống, độ chính xác của chọn lọc đạt được từ 73 đến 75% đối với đực D. Như vậy, sử dụng BLUP đã tăng độ chính xác của chọn giống từ 4 đến 11% đối với đực D. Bảng 6. Kết quả chọn lợn đực giống D qua các giai đoạn chọn lọc Giai Tỷ lệ chọn lọc (%) Các chỉ tiêu đoạn 5 10 15 100 Giá trị kiểu hình của 940,68 903,20 881,70 820,96 tăng khối lượng (g/con/ngày) 1 Giá trị giống của tăng khối lượng 80,70 66,04 56,17 9,81 Độ chính xác về giá trị giống 83,46 83,32 83,28 83,20 của tăng khối lượng (%) Giá trị kiểu hình của 941,52 908,39 888,99 828,20 tăng khối lượng (g/con/ngày) 2 Giá trị giống của tăng khối lượng 89,57 79,33 72,96 15,22 Độ chính xác về giá trị giống 77,20 77,47 77,24 77,15 của tăng khối lượng (%) Giá trị kiểu hình của 1006,03 913,43 892,14 838,99 tăng khối lượng (g/con/ngày) 3 Giá trị giống của tăng khối lượng 98,14 73,09 61,56 16,21 Độ chính xác về giá trị giống 85,98 85,94 85,88 85,75 của tăng khối lượng (%) 12
- Khuynh hướng di truyền đối với các đực được chọn giữ lại làm giống với tỷ lệ 5%, cũng như của cả đàn kiểm tra năng suất đều theo chiều hướng tăng lên qua các giai đoạn chọn lọc, thể hiện rõ nét qua hình 3. Khuynh hướng di truyền hàng năm đạt được đối với tăng khối lượng trung bình ở lợn D là 4,71 g/con/ngày. Hình 3. Khuynh hƣớng di truyền tăng khối lƣợng trung bình hàng ngày qua các giai đoạn chọn lọc của đực D (bên trái: tỷ lệ chọn giống 5%, bên phải: toàn đàn đực giống) Bảng 7. Giá trị LSM về tăng khối lƣợng của lợn D qua các giai đoạn chọn lọc Giai đoạn chọn lọc Tham số thống kê Cái Đực n 395 559 1 LSM±SE (g/ngày) 807,07b ± 5,77 819,97c ± 4,25 n 503 1118 2 LSM±SE (g/ngày) 810,08b ± 3,95 830,53b ± 2,07 n 653 835 3 LSM±SE (g/ngày) 824,71a ± 4,99 836,87a ± 3,74 Ghi chú: Các giá trị LSM (trung bình bình phương nhỏ nhất) trên cùng một cột mang các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Các giá trị bình phương nhỏ nhất đối với tăng khối lượng của lợn D ở bảng 7 cho thấy một sự đánh giá chính xác hơn về hiệu quả chọn giống qua các giai đoạn chọn lọc. Nhìn chung, tăng khối lượng ở giai đoạn 3 ở cả đực và cái luôn đạt cao nhất và khác biệt là có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn 1 và 2 đối với lợn đực. Riêng đối với lợn cái, khác biệt giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 1 là không có ý nghĩa thống kê, nguyên nhân là do việc chọn giống chỉ thực hiện đối với con đực. 13
- 3.2.2. Chọn lọc nâng cao khả năng tang khối lƣợng của lợn L Bảng 8 cho thấy năng suất sinh trưởng của lợn L khác nhau qua các giai đoạn chọn lọc 1,2 và 3. Tương tự như kết quả kiểm tra năng suất ở lợn D, cả 2 chỉ tiêu tăng khối lượng và tỷ lệ nạc của lợn L đều tăng dần qua các giai đoạn chọn lọc. Bảng 8. Kết quả kiểm tra năng suất lợn L ở các giai đoạn chọn lọc Giai đoạn Chỉ tiêu Tham số Cái Đực Chung Tăng khối lượng n 1437 413 1850 (g/con/ngày) Mean±SE 833,29±2,83 842,57±3,25 835,36±2,49 1 n 646 227 873 Tỷ lệ nạc (%) Mean±SE 59,14±0,10 59,17±0,10 59,15±0,09 Tăng khối lượng n 1323 527 1850 (g/con/ngày) Mean±SE 846,85±2,38 862,71±2,51 851,37±3,23 2 n 561 362 923 Tỷ lệ nạc (%) Mean±SE 60,13±0,10 60,52±0,09 60,28±0,12 Tăng khối lượng n 689 339 1028 (g/con/ngày) Mean±SE 860,98±3,91 876,27±3,91 866,02±5,82 3 n 344 196 540 Tỷ lệ nạc (%) Mean±SE 60,50±0,10 60,81±0,12 60,61±0,14 Các số liệu bảng 9 cho thấy: giá trị kiểu hình và giá trị giống của các đực L được giữ lại làm giống đối với tính trạng tăng khối lượng hàng ngày đều tăng lên qua từng giai đoạn chọn lọc. Độ chính xác của giá trị giống dao động trong khoảng 68 – 74%. Nếu chỉ dựa vào giá trị kiểu hình để chọn giống, độ chính xác của chọn lọc đạt được từ 57 đến 62% đối với đực L. Như vậy, sử dụng BLUP đã tăng độ chính xác của chọn giống 11 - 12% đối với đực L. Bảng 9. Kết quả chọn lợn đực giống L qua các giai đoạn chọn lọc Giai Tỷ lệ chọn lọc (%) Các chỉ tiêu đoạn 5 10 15 100 Giá trị kiểu hình của 923,25 918,05 907,24 842,57 tăng khối lượng (g/con/ngày) 1 Giá trị giống của tăng khối lượng 71,73 61,46 54,59 0,17 Độ chính xác về giá trị giống 69,13 68,66 68,62 68,18 của tăng khối lượng (%) Giá trị kiểu hình của 927,82 922,50 910,38 862,71 tăng khối lượng (g/con/ngày) 2 Giá trị giống của tăng khối lượng 76,64 51,91 14,36 7,25 Độ chính xác về giá trị giống 71,75 71,67 71,79 70,85 của tăng khối lượng (%) Giá trị kiểu hình của 932,26 925,91 918,39 876,27 tăng khối lượng (g/con/ngày) 3 Giá trị giống của tăng khối lượng 120,99 131,55 125,20 10,42 Độ chính xác về giá trị giống 73,61 73,27 73,20 71,96 của tăng khối lượng (%) 14