Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại Thành phố Hà Nội

pdf 27 trang vuhoa 24/08/2022 8420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_anh_huong_cua_manga_nhat_ban_den_hoc_sinh_ph.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại Thành phố Hà Nội

  1. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI HẠ THỊ LAN PHI ¶NH H¦ëng cña manga nhËt b¶n ®Õn häc sinh phæ th«ng t¹i thµnh phè hµ néi Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62310640 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI, 2017
  2. Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đinh Thị Vân Chi 2. PGS.TS Phạm Hồng Thái Phản biện 1: GS.TS. Lê Hồng Lý Viện Nghiên cứu Văn hóa - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Phản biện 2: PGS. TS. Trần Đình Tuấn Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Phản biện 3: PGS.TS. Từ Thị Loan Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp trường Tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Số 418, đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi: giờ , ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Nhật Bản, Manga không chỉ đơn thuần là một loại hình văn hóa giải trí đại chúng, phản ánh đời sống văn hóa – xã hội đương thời, mà đã vươn đến một tầm vóc giá trị hơn, trở thành một hình thức nghệ thuật ngang bằng với văn học và nghệ thuật thị giác, có giá trị về mặt phê bình nghệ thuật và nghiên cứu hàn lâm. Sự pha trộn giữa văn hóa truyền thống với văn hóa hiện đại, giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây, sự phong phú về nội dung và chủng loại, cùng với công nghệ hiện đại đã tạo nên một loại hình văn hóa đặc sắc của Nhật Bản, có sức thu hút và thẩm thấu đến văn hóa nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, vào năm 1992, nhà xuất bản Kim Đồng đã mua bản quyền để xuất bản bộ Manga Đôraemon dành cho lứa tuổi nhi đồng. Sự xuất hiện của bộ truyện đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử nhà xuất bản dành cho thiếu nhi lớn nhất tại Việt Nam. Một mặt, bộ truyện đã giúp nhà xuất bản thoát khỏi sự bế tắc khi nền kinh tế nước ta chuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, mặt khác đã mở ra con đường chính thức đưa Manga của Nhật Bản vào Việt Nam, tạo nên niềm đam mê đọc Manga cho nhiều thế hệ thanh, thiếu niên, nhi đồng nước ta. Sau hơn 20 năm có mặt ở Việt Nam, Manga đã góp phần tạo nên đời sống văn hóa giải trí của lứa tuổi học trò trở nên phong phú và đa dạng hơn, đã có những ảnh hưởng đến sáng tác truyện tranh, tư duy văn học, đến sự hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, của lứa tuổi này. Bạn đọc Manga ở Việt Nam đã bước sang thế hệ thứ hai, nhưng việc đọc Manga vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi, có nhiều ý kiến cho rằng Manga là một loại hình ấn phẩm có tác động tiêu cực đến lứa tuổi này bởi tính bạo lực và giới tính được miêu tả trong đó. Manga là gì? Manga có đặc trưng nổi bật gì mà có sức thu hút đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên, nhi đồng không chỉ ở Nhật Bản mà cả ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới? Cho đến hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lí luận về Manga Nhật Bản, cũng như chưa có nghiên cứu điều tra về thực trạng đọc và ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đối với HSPT, chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực, ảnh hưởng trước mắt và lâu dài, để từ đó đưa ra những ý kiến đóng góp cho việc định hướng đọc Manga ở lứa tuổi HSPT. Việc khảo cứu tài liệu, kết hợp với nghiên cứu thực chứng, nhằm giới thiệu một
  4. 2 cách toàn diện về cả lý luận và thực tiễn về sự ảnh hưởng của Manga là một vấn đề cấp thiết ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, NCS đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội” cho đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Nghiên cứu của các học giả nước ngoài 2.1.1. Những nghiên cứu về Manga (1) Luận giải thuật ngữ Manga. Nguồn gốc và lịch sự phát triển của thuật ngữ “Manga” đã được trình bày trong cuốn Từ điển Manga Nhật Bản: Quà tặng cho người hâm mộ Manga toàn quốc của Shimizu Isao (1985) [66]; Nhập môn Manga học của Nigel C Benson (2001) [83]; Manga: 60 Years of Japanese Comics của Paul Gravett (2004)[52] (2) Phân tích đặc trưng của Manga từ hai góc độ: + Từ góc độ của nghệ thuật biểu hiện (hội họa). Các học giả đã cho rằng Manga thu hút một lượng đông đảo bạn đọc là do thủ pháp vẽ tranh “động” và khả năng biểu đạt trong Manga cao, điển hình như nghiên cứu “Văn hóa Manga Nhật Bản” của Natsume Fusanosuke (2000) [44]; “Nhập môn Tâm lý học Manga”(2001) [68] “Manga: 60 Years of Japanese Comics” ( 2 0 0 4 ) [52] của tác giả Paul Gravett; “Nghiên cứu lý luận biểu hiện trong Manga" Kyotaro Nagano (2005)[77] + Từ góc độ văn học. Một số nghiên cứu lại đánh giá cao nội dung cốt truyện và phạm vi chủ đề rộng mà Manga đề cập đến, như các nghiên cứu: “Xã hội học Manga” (2001) của Miyahara Kojiro và Ogino Masahiro [89]; “Nhật Bản đất nước của Manga: Văn hóa đại chúng của Nhật Bản. tính khả năng của văn hóa thị giác” (2007) [62] của học giả người Đức Jaqueline Berndt, 2.1.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của Manga đến thanh, thiếu niên Nhật Bản (1) Ảnh hưởng tiêu cực: Nhiều nhà giáo dục học, tội phạm học, cho rằng trong nhiều tác phẩm Manga chứa đựng nội dung mang tính bạo lực và khiêu dâm có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thanh, thiếu niên, như nghiên cứu “Khái quát và triển vọng nghiên cứu liên quan đến Manga dưới góc độ Tâm lý học”, của Ieshima Akihiko (2007)[59]; “Tại sao phải phải ban hành qui chế đối với Manga” của Nagaokao Kayoshi Yuki (2010) [92]. (2) Ảnh hưởng tích cực: Từ năm 2000, xuất hiện nhiều nghiên cứu cho rằng Manga có tác dụng tốt đến việc kích thích tính sáng tạo và hình thành
  5. 3 nhân cách, nhân sinh quan, thế giới quan, cũng như nâng cao tri thức của thanh, thiếu niên điển hình như nghiên cứu “Mô hình nhân vật lý tưởng ảnh hưởng đến cuộc sống lý tưởng”(2006), Ieshima Akihiko [56, tr.7]. 2.2. Nghiên cứu của các học giả Việt Nam 2.2.1. Những nghiên cứu về Manga Từ năm 2000 mới bắt đầu xuất hiện nghiên cứu về Manga như: Luận văn Thạc sĩ “Truyện tranh Manga Nhật Bản và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam”; M ột số bài tạp chí, như “Vài nét về Manga Nhật Bản” (2004), “Manga qua các thời kỳ lịch sử”(2005)[12, tr.,42-56] của Hạ Thị Lan Phi; “Truyện tranh Việt Nam: Nhìn từ kinh nghiệm Manga Nhật Bản” của tác giả Lê Văn Sửu (2011) [15], Các bài viết mới chỉ dừng lại ở mức độ đề cập hoặc giới thiệu một cách khái quát về khái niêm, lịch sử Manga. 2.2.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của Manga tại Việt Nam - Công bố bằng tiếng Nhật: Vào những năm đầu thế kỷ XXI, đã xuất hiện những bài báo về ảnh hưởng của Manga Nhật Bản tại Việt Nam của các cơ quan, Tổ chức và cá nhân nước ngoài, như “Điều tra thị trường văn hóa giải trí của Nhật Bản tại Việt Nam “ (2009) của Văn phòng của Tổ chức Xúc Tiến Thương Mại Nhật Bản (JETRO) [98]; Khảo sát về “Sự quan tâm đến văn hóa Nhật Bản”[102] của công ty Vina research (22/7/2011); “Tình hình Manga ở Hà Nội, Việt Nam”của Chikushima Minoru (2011)[103], “Văn hóa giới trẻ Việt Nam: Nhìn từ Manga Nhật Bản” [99,tr.,145-157] của tác giả Phạm Hoàng Hưng (2011), “Sơ lược về quá khứ và hiện tại của văn hóa Manga của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Phúc (2014)[101,tr.,119 ~143]; “Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến thanh, thiếu niên ở Việt Nam” của tác giả Hạ Thị Lan Phi (2015) [100]. - Công bố bằng tiếng Việt:bài viết “Những tác động của truyện tranh đến độc giả” của tác giả Lê Văn Sửu (2014) [16] Tóm lại: Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy một số vấn đề sau: (1) Manga đã được các nhà nghiên cứu Nhật Bản và các nước trên thế giới nghiên cứu và phân tích một cách tương đối đầy đủ về khái niệm, đặc trưng, nêu bật được sự khác biệt cũng như lý giải được sức hút của nó đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên. NCS kế thừa các kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước và nhấn mạnh rằng Manga Nhật Bản có sức thu hút đối với độc giả Việt Nam không chỉ bởi các yếu tố trên mà còn bởi yếu tố văn hóa nước ngoài và thời điểm du nhập của loại hình này.
  6. 4 (2) Nghiên cứu ảnh hưởng của Manga đối với thanh, thiếu niên tại Nhật Bản đã bắt đầu từ những năm 1950. Thời kỳ đầu mới chỉ xuất hiện các nghiên cứu về tính tiêu cực. Đến những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, khi Manga tạo nên “làn sóng” tại thị trường nước ngoài thì các nhà nghiên cứu mới nhìn nhận lại vai trò của nó, thừa nhận có nhiều ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, tác động đến trí tưởng tượng của thanh, thiếu niên nói chung. (3) Nghiên cứu ảnh hưởng của Manga đến thanh, thiếu niên nói chung và lứa tuổi học sinh phổ thông nói riêng ở Việt Nam đã được chú ý. Nhưng, các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở cấp độ luận văn thạc sĩ, cử nhân, các bài báo, bài tạp chí đăng trên các báo và tạp chí trong và ngoài nước. + Các nghiên cứu của học giả nước ngoài phong phú hơn, chi tiết hơn so với nghiên cứu của các học giả Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này xuất hiện vào giai đoạn sau khi Chính phủ Nhật Bản thay đổi chính sách ngoại giao “hướng về châu Á” và công bố “Chiến lược Ngoại giao văn hóa” coi Manga là nguồn lực sức mạnh mềm của Quốc gia. + Các nghiên cứu công bố của các học giả Việt Nam tại Nhật Bản nhiều hơn, sâu hơn các nghiên cứu công bố tại Việt Nam. + Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát điều tra thị trường, mà chưa nghiên cứu tác động của Manga đến bạn đọc Việt Nam. Như vậy, các nghiên cứu trên chưa chú trọng nghiên cứu ảnh hưởng của Manga đối với độc giả nói chung, đến HSPT Hà Nội nói riêng một cách toàn diện, sâu sắc. Chưa có đề tài nào tiếp cận từ góc độ văn hóa học chỉ ra mức độ, cũng như các phương diện ảnh hưởng của Manga đến sự trưởng thành của lứa tuổi HSPT. Đây là vấn đề khoa học trọng tâm, cần hoàn thiện của luận án. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu + Mục đích nghiên cứu: Làm rõ ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến HSPT. + Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Khái quát cơ sở lý luận về Manga Nhật Bản và ảnh hưởng của Manga đến HSPT tại TP Hà Nội. (2) Khảo sát thực trạng đọc Manga Nhật Bản của HSPT tại TP Hà Nội (3) Phân tích và đánh giá những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Manga Nhật Bản đến HSPT TP Hà Nội.
  7. 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của Manga đối với HSPT. + Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu tại nội thành Hà Nội. Thời gian điều tra khảo sát là từ năm 2013 đến 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Đây là một đề tài nghiên cứu mang tính liên ngành. NCS đã lựa chọn và kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: (1) Phương pháp tiếp cận lịch sử: để phân tích khái niệm, đặc trưng của Manga và phân tích quá trình du nhập của Manga Nhật Bản vào Việt Nam. (2) Phương pháp phân tích và tổng hợp: thu thập những kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước, tổng hợp, phân tích các khái niệm, đặc trưng và ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến bạn đọc. (3) Phương pháp so sánh: so sánh sự khác biệt trong tiếp nhận ảnh hưởng của Manga trong mỗi một cá nhân HSPT và sự khác biệt trong tiếp nhận ảnh hưởng từ Manga của HSPT tại Việt Nam và tại Nhật Bản. (4) Phương pháp điều tra xã hội học: đây là phương pháp nghiên cứu chính được NCS sử dụng. Ngoài phỏng vấn sâu 15 khách thể, nhằm thu thập thông tin hoàn thiện bảng hỏi và sau khi khảo sát định lượng hoàn thành để thu thập thêm thông tin, đề tài còn sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi. Tổng số khách thể khảo sát: 805 khách thể (bao gồm cả khảo sát thăm dò và khảo sát chính, tại cả Nhật Bản và Việt Nam). Khảo sát chính là 473 khách thể, có lứa tuổi từ 6 đến 29 tuổi, chia làm 3 nhóm: (1) Nhóm 1: gồm 352 khách thể là các em HSPT đang học tại các trường phổ thông tại TP Hà Nội. (2) Nhóm 2: gồm 97 khách thể là các em đã tốt nghiệp PTTH. Nhóm 4: Gồm 24 khách thể là giáo viên và phụ huynh có con đang là HSPT. Địa bàn điều tra: tại các quận nội thành, thành phố Hà Nội. 6. Cái mới của luận án 1. Luận án có điểm khác với các nghiên cứu của các học giả đi trước là các nghiên cứu ảnh hưởng của Manga đến bạn đọc trước đây thường được tiếp cận từ lý thuyết của khoa học truyền thông, lí thuyết xã hội học, giáo dục học, NCS đã vận dụng lí thuyết “Giao lưu và Tiếp biến văn hóa” để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra. 2. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn từ góc độ văn hóa học, kết hợp với phương pháp nghiên cứu liên ngành luận án đã chỉ ra thực trạng và các phương diện ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đối với HSPT tại TP Hà Nội.
  8. 6 3. Trên cơ sở của lý thuyết Giao lưu và Tiếp biến văn hóa luận án đã đánh giá những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của Manga Nhật Bản đối với HSPT tại TP Hà Nội. Từ đó, khái quát lại những nét nổi bật trong giao lưu và tiếp biến văn hóa tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đề cập vấn đề phát huy những giá trị ảnh hưởng tích cực, hạn chế mặt ảnh hưởng tiêu cực của Manga Nhật Bản đến HSPT. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận án được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về học sinh phổ thông thành phố Hà Nội Chương 2: Thực trạng đọc Manga và các phương diện ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội Chương 3: Đánh giá ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội và những vấn đề đặt ra Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ HỌC SINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Manga Nhật Bản 1.1.1.1. Khái niệm Manga Manga là một hình thức nghệ thuật dùng tranh kể lại một câu chuyện, còn được gọi là truyện tranh, đây là loại hình văn hóa giải trí mang tính thị giác của Nhật Bản thời hiện đại. Loại hình tranh truyện này của Nhật Bản được phiên âm ra chữ latinh và gọi chung là “Manga”. Manga có nguồn gốc từ tranh mực của các nhà sư ở thế kỷ XII, tranh châm biếm ở thế kỷ XVIII, chịu ảnh hưởng của lối vẽ tranh biếm họa phương Tây kết hợp với nghệ thuật chụp ảnh và nghệ thuật quay phim điện ảnh, tạo nên một thủ pháp vẽ tranh động, liên hoàn tạo nên thể loại truyện tranh của Nhật Bản hiện đại. 1.1.1.2. Đặc trưng nổi bật của Manga Nhật Bản Hình thức trình bày và nội dung cốt truyện trong Manga của Nhật Bản có 5 điểm khác biệt lớn với comic, đó là: (1) Sự hấp dẫn của hình thức. (2) Hiện đại và phong phú về nội dung. (3) Tính hiện thực trong Manga. (4) Tính “ngoại lai” và “hiệu ứng boomerang” trong Manga. (5) Không chú
  9. 7 trọng đến hiệu ứng màu sắc như comic của Mỹ, đem lại hiệu quả giá bán Manga thấp hơn nhiều so với comic. 1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu 1.1.2.1. Lý thuyết “giao lưu và tiếp biến văn hóa” Giao lưu và tiếp biến văn hoá là sự gặp gỡ, thâm nhập và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Trong quá trình này, các nền văn hoá bổ sung, tiếp nhận và làm giàu cho nhau, dẫn đến sự biến đổi, phát triển và tiến bộ văn hoá. Trong thời kỳ hiện nay, quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa còn diễn ra thông qua mạng internet, truyền thông, tiêu dùng văn hóa, trường hợp Manga Nhật Bản tại Việt Nam là một trong những ví dụ điển hình. 1.1.2.2. Vận dụng lý thuyết “Giao lưu và tiếp biến văn hóa” trong phân tích ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông Hà Nội Thứ nhất, HSPT Việt Nam nói chung tiếp xúc với Manga là thông qua sự tiêu thụ sản phẩm văn hoá này của các nhà xuất bản và hành vi “tiêu dùng văn hoá” của lứa tuổi HSPT. Thứ hai, các em HSPT sinh trưởng và học tập tại TP Hà Nội sẽ có hành vi lựa chọn đọc và tiếp nhận ảnh hưởng từ Manga Nhật Bản khác với những em HSPT cùng lứa tuổi sinh trưởng và đang học tập ở những địa phương khác của Việt Nam. Thứ ba, theo các nghiên cứu của Berry thì quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa điễn ra thuận lợi là do yếu tố tâm lý xã hội quyết định. Manga là thể loại truyện tranh dành cho lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng, một lứa tuổi có thể được cho là luôn chủ động giao lưu, hòa nhập và hướng tới những “cái mới”, “cái lạ”. Thứ tư, sự ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến HSPT Hà Nội sẽ không chỉ là sự ảnh hưởng của một loại hình ấn phẩm giải trí của nước ngoài đến một nhóm đối tượng, mà nó còn ảnh hưởng đến từng cá thể, từng nhóm HSPT riêng biệt. Thứ năm, sự yêu thích Manga của HSPT đã cho thấy kết quả các em bị hút vào trong một nền văn hóa khác, tức là các em thừa nhận các giá trị chứa đựng trong đó và bản thân sẽ bị thay đổi bởi những giá trị văn hóa trong Manga là một điều tất yếu. Thứ sáu, theo lý thuyết thì Giao lưu và tiếp biến văn hoá thì dù gián tiếp hay trực tiếp thì sự xuất hiện của Manga ở Việt Nam, sẽ đem lại những lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài.
  10. 8 1.1.3. Lí luận về ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội 1.1.3.1. Khái niệm ảnh hưởng Theo TS. Cấn Hữu Hải, thì Ảnh hưởng là sự tác động của một sự vật, hiện tượng hay của con người đến sự vật hiện tượng khác đưa đến một kết quả nào đó. Có thể hiểu ảnh hưởng vừa là sự tác động, vừa là kết quả của sự tác động [4]. 1.1.3.2. Các cơ chế ảnh hưởng của Manga đến học sinh phổ thông + Cơ chế ám thị, thể hiện qua hành vi một đứa trẻ đọc một cuốn sách nào đó, xem một bộ phim nào đó, là do bố mẹ lựa chọn. + Cơ chế bắt chước, thể hiện rõ nét trong hoạt động văn hóa Cosplay của lứa tuổi thanh, thiếu niên + Cơ chế đồng nhất hóa: Việc lựa chọn đọc Manga Nhật Bản đối với nhiều em HSPT, bạn đầu đơn giản chỉ là không muốn mình khác biệt so với bạn bè + Cơ chế lây lan: Điều này có thể thấy sự ham thích đọc Manga Nhật Bản ở em học sinh này sẽ lây truyền sang em học sinh khác. 1.2. Tổng quan về học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội Theo số liệu thống kê của Cục Thống Kê Hà Nội năm 2012, thì số học sinh tiểu học của 10 quận là 144.288 em, học sinh phổ thông cơ sở 98.935 em, học sinh phổ thông trung học là 52.939 em, tổng cộng là 296.162 em [1]. Có đặc thù môi trường sinh trưởng sau: (1) Được nuôi dưỡng trong môi trường đầy đủ về vật chất. (2) Được nhận một nền giáo dục đầy đủ và toàn diện. (3) Có điều kiện tiếp xúc với văn hóa nước ngoài. (4) Nhận được sự quan tâm của gia đình đến nhu cầu vui chơi, giải trí. (5) Giỏi ngoại ngữ. (6) Năng động và ý thức về cái Tôi rõ rệt. (7) Nhu cầu thỏa mãn tâm thức, nhu cầu văn hóa của HSPT tại TP Hà Nội rất lớn. Vì vậy, có thể khẳng định rằng HSPT tại TP Hà Nội có cơ hội, có điều kiện tiếp xúc với văn hóa Manga Nhật Bản sớm nhất và toàn diện nhất so với HSPT tại các địa phương khác trong cả nước. Tiểu kết: 1/ Manga là loại hình văn hóa giải trí thời hiện đại, mang tính thị giác và có nguồn gốc lâu đời ở Nhật Bản. Là kết tinh của lối vẽ cổ với tranh biếm họa phương Tây, kết hợp với nghệ thuật chụp ảnh và quay phim, tạo nên một thủ pháp vẽ tranh động, một hình thức nghệ thuật dùng những bức tranh liên hoàn để kể lại một câu chuyện, còn được gọi là truyện tranh.
  11. 9 2/ Manga chứa đụng những điểm khác biệt so với các thể loại truyện tranh của các quốc gia khác như comic của Mĩ, Đức, như tranh vẽ đơn giản nhưng mang tính “động”; Cốt truyện hiện đại và phong phú, phản ánh chân thực nhất về mọi mặt về đời sống văn hóa, xã hội, nhân sinh quan, giá trị quan, của người dân Nhật Bản. 3/ Tại Việt Nam, Manga với tư cách là một ấn phẩm đọc giải trí nước ngoài, quá trình từ tiếp xúc, lựa chọn đọc, rồi dẫn đến việc tiếp nhận những ảnh hưởng từ Manga Nhật Bản của HSPT ở Việt Nam đã cho thấy trong thời kỳ hiện nay khi toàn cầu hóa, công nghệ thông tin và mạng xã hội phát triển thì quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa không chỉ diễn ra khi các cá nhân tham gia vào các vị trí xã hội, đời sống sinh hoạt của nền văn hóa khác, mà có thể thông qua tiêu dùng văn hóa, 4/ Quá trình tiếp xúc với Manga, tiếp nhận ảnh hưởng từ Manga của HSPT được thể hiện qua thái độ, hành vi lựa chọn hình thức giải trí của cá nhân. Tùy từng hoàn cảnh xuất thân, hoàn cảnh môi trường sống, cá tính, sở thích mà mỗi một cá nhân HSPT sẽ có những thái độ khác nhau, lựa chọn khác nhau đối với loại hình ấn phẩm này. Chính vì vậy, HSPT sinh trưởng và học tập ở TP Hà Nội sẽ tiếp nhận sự ảnh hưởng từ Manga Nhật Bản khác với HSPT đang sinh sống và học tập ở các địa phương khác tại Việt Nam và HSPT tại Nhật Bản. 5/ Sự nhận thức, đánh giá và lựa chọn đọc Manga, cũng như các giá trị trong Manga Nhật Bản ở mỗi một cá nhân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như gia đình, nhà trường, môi trường xã hội, phương tiện truyền thông, giải trí và sự tự giáo dục của mỗi cá nhân và qua các cơ chế ảnh hưởng khác nhau. Chương 2 THỰC TRẠNG ĐỌC VÀ CÁC PHƯƠNG DIỆN ẢNH HƯỞNG CỦA MANGA NHẬT BẢN ĐẾN HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Thực trạng đọc Manga Nhật Bản của học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội 2.1.1. Thái độ của học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội đối với Manga Nhật Bản Với kết quả khảo sát tháng 10 năm 2014, cho thấy hầu hết các em HSPT tại thành phố Hà Nội có đọc Manga Nhật Bản và các em bắt đầu tiếp
  12. 10 xúc với loại hình ấn phẩm này từ khi mới bắt đầu biết đọc, biết viết (từ 6-7 tuổi, 46%). Đa số các em thích đọc Manga Nhật Bản: “thích” (52%), “rất thích” (37%), “ghét” (0%), 2.1.2. Hành vi đọc Manga Nhật Bản của học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội + Mức độ đọc Manga Nhật Bản của học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội Tỷ lệ HSPT tại Hà Nội “Thi thoảng” đọc Manga cao (46,9%), “Thường xuyên” (40,6%); Mức độ đọc Manga của các em có xu hướng tỷ lệ ngịch với cấp học. Càng lên cao tần suất đọc Manga của HSPT Hà Nội càng giảm. + Nguồn Manga Nhật Bản mà học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội tiếp cận Đa số các em đọc Manga từ “Bố mẹ và người khác mua tặng”(78,10%), “Tự mua” (70,70%),“online”(38,10%). So sánh phương thức tiếp cận Manga mà các em đọc ở ba cấp học chúng ta nhận thấy có những điểm khác biệt: HS tiểu học hầu hết là do được cho, tặng. Học sinh THCS và THPT đa số là tự mua, các em ít mượn Manga tại thư viện. + Địa điểm đọc Manga Nhật Bản của học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội Đa số HSPT tại TP Hà Nội đọc Manga “Ở nhà” (82,97%). Đa số các em HSPT tại TP Hà Nội đều thích đọc những tác phẩm Manga mang tính kinh điển, có tính giáo dục cao, như Doraemon, Thám tử lừng danh Conan, Bảy viên ngọc rồng, Naruto, Lý do các em tiếp cận, lựa chọn đọc Manga Nhật Bản là để giải trí, cốt truyện thú vị, hình vẽ và hội thoại trong truyện hài hước, cốt truyện hay Một số em có đọc Manga người lớn, Manga Hentai, Manga tình dục. Tỷ lệ nam học sinh đọc nhiều hơn nữ học sinh. 2.2. Các phương diện ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội 2.2.1. Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến thị hiếu thẩm mĩ của học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội Trong cuốn Mỹ học đại cương, tác giả Đỗ Khang có đưa ra khái niệm “thị hiếu” và “thị hiếu thẩm mĩ” như sau: Thị hiếu là một lĩnh vực phong
  13. 11 phú, đa dạng bao trùm trong toàn bộ lĩnh vực đời sống, đạo đức, tâm lí, chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật. Thị hiếu có thể được coi như một thói quen và sở thích của từng người hoặc một tập thể trong sinh hoạt cá nhân, gia đình và xã hội [8, tr,228]. Thị hiếu thẩm mỹ là “sở thích của con người về phương diện thẩm mỹ. Đó là tình cảm thẩm mỹ của con người trước cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái trác tuyệt trong cuộc sống và trong nghệ thuật” [8,tr.192]. Thị hiếu thẩm mĩ của HSPT hay thay đổi và chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố khách quan. Tính cá nhân trong thị hiếu thẩm mĩ của lứa tuổi HSPT không mang sâu sắc như thị hiếu thẩm mĩ của lứa tuổi đã trưởng thành và luôn mang tính thời đại. Thị hiếu thẩm mĩ của HSPT đối với Manga Nhật Bản là thị hiếu của một nhóm công chúng đối với một loại hình văn hóa đọc. Trước hết được thể hiện qua thái độ các em có thích đọc Manga hay không. Việc “thích” hay “không thích” của HSPT đối với truyện tranh Nhật Bản được thể hiện qua thái độ tình cảm của các em từ các góc độ như: (1) Lựa chọn đọc Manga Nhật Bản vì vẻ đẹp của hình thức nhân vật trong Manga Nhật Bản Kết quả điều tra cho thấy số HSPT lựa chọn đọc Manga bởi yếu tố “Nhân vật đẹp trai, nam tính, xinh gái, dễ thương” có tỷ lệ tương đối cao (64,8%). hủ pháp vẽ tranh trong Manga đặc biệt thu hút HSPT Việt Nam nói chung, HSPT tại TP Hà Nội nói riêng. Điều này cũng cho thấy rằng thị hiếu thẩm mĩ của HSPT Việt Nam cũng mang tính thời đại, mang tính quốc tế tiệm cận với thị hiếu thẩm mĩ chung của thanh, thiếu niên trên thế giới. (2) Lựa chọn đọc Manga vì nét đẹp trong tính cách nhân vật trong Manga Nhật Bản Nhiều em HSPT đọc Manga không chỉ bởi hình thức bên ngoài, mà còn lựa chọn bởi những giá trị văn hóa, xã hội được phản ánh trong nội dung tác phẩm. Kết quả điều tra cho thấy rất nhiều em HSPT lựa chọn đọc Manga “Vì nhân vật chính có hành động đẹp, cao cả” (52,54%) (bảng 2.1.4) [tr.76, luận án]. Nhiều bạn đã tìm thấy chân lý trong cuộc sống, tìm thấy bản thân mình trong các câu nói của các nhân vật trong Manga. Tình yêu đối với Manga thường được các em HSPT (nhất là đối với lứa tuổi học sinh tiểu học và THCS) thể hiện qua việc lựa chọn cho mình những đồ vật dụng cá nhân mang hình ảnh của các nhân vật mà mình yêu thích. Tỷ lệ các em đã từng chọn đồ dùng học tập có in hình các nhân vật
  14. 12 Manga chiếm tỷ lệ cao nhất (68,8%), tiếp theo là chọn đồ dùng sinh hoạt in hình hoặc mang hình dáng nhân vật mình yêu thích (66,3%) (bảng 2.2.7). Trong một khảo sát thử của NCS về “Ảnh hưởng của Manga đến HSPT” vào tháng 7 năm 2013, đối tượng là 34 em học sinh lớp 6, trường PTCS Mỗ lao, quận Hà Đông, Hà Nội, với chủ đề tự do “Hãy vẽ gì con thích” đã cho kết quả là tranh vẽ bé gái của các em giống hệt với hình mẫu của các nhân vật nữ trong Manga Nhật Bản [Phụ lục 3,tr.201]. Như vậy, có thể thấy Manga có ảnh hưởng đến thị hiếu thẩm mĩ của HSPT không chỉ thể hiện qua sở thích đọc mà còn ở các phương diện khác trong cuộc sống sinh hoạt của các em. 2.2.2. Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến nhân sinh quan, thế giới quan của học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội Sự hình thành nhân sinh quan, thế giới quan là nét chủ yếu trong quá trình trưởng thành của lứa tuổi HSPT, trên con đường hình thành nhân cách, hoàn thiện bản than để bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người. Manga được sản sinh và phát triển trên mảnh đất không được thiên nhiêu ưu đãi, không giàu tài nguyên, khoáng sản, quanh năm có động đất, núi lửa, nhờ nghị lực, sự đồng lòng và ý chí vươn lên của con người Nhật Bản đã tạo nên kỳ tích đưa nền khoa học kỹ thuật phát triển, nền kinh tế vươn lên vị trí thứ hai trên thế giới. Bởi vậy, trong nhiều tác phẩm Manga đã toát lên những phẩm chất thể hiện giá trị tinh thần của con người Nhật Bản đó là: sự vị tha, sự nỗ lực vượt qua khó khăn, tình bạn, tình đoàn kết và đồng đội Manga Nhật Bản phản ánh một cách chân thực nhất văn hóa, tư duy của người dân Nhật Bản. Con người luôn được miêu tả hiện thực như bản chất vốn có của nó trong cuộc sống, như trong mỗi một con người có tính anh hùng và hèn nhát; tính cao thượng và tiểu nhân; ước mơ gắn liền với dã tâm Các nhân vật anh hùng trong Manga không chứa đựng sẵn trong mình tố chất anh hùng mà trải qua khó khăn, gian khổ, bằng nghị lực, ý chí vươn lên làm nên những hành động anh hùng. Chính yếu tố “hiện thực” đã làm nên sức hút của Manga và tác động mạnh đến trái tim của không biết bao nhiêu thế hệ trẻ em ở nhiều nước trên thế giới. Một nam sinh viên, đã “Học được từ Manga cách quan tâm đến bạn bè xung quanh mình và bản thân luôn nỗ lực để đạt được ước mơ”; nam
  15. 13 sinh viên năm thứ 3, Đại học Luật Hà Nội thì cho rằng: “Manga có ảnh hưởng đến cách nhìn nhận thế giới xung quanh”; Như vậy, ẩn chứa trong những câu chuyện hài hước, dí dỏm là những quan điểm, triết lý về sự sống, về sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, về vị trí mỗi cá nhân trong thế giới và những ứng xử của con người đề ra trong thực tiễn mỗi câu chuyện đã có tác động nhất định đến thế giới quan, nhân sinh quan của lứa tuổi HSPT. 2.2.3. Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến định hướng nghề nghiệp của học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội Manga tại Nhật Bản được ví như “bệ phóng” cho trí tưởng tượng và những ước mơ” của lứa tuổi thanh, thiếu niên. Đối với HSPT Việt Nam, Manga có ưu thế là được sản sinh từ một đất nước phát triển, có nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới nên nó càng có sức hấp dẫn và cũng là một trong những nhân tố khiến việc lựa chọn hay định hướng nghề nghiệp của các em theo sở thích dễ dàng trở nên hiện thực hơn. Thích đọc Manga nên thích văn hóa, đất nước và con người Nhật Bản. Học tiếng Nhật, hy vọng vào tương lai sẽ được đến Nhật Bản học tập, được làm việc trong một đất nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển, xã hội dân chủ, có thu nhập cao, có cuộc sống sung túc là một ước mơ vươn tới cái Tôi lý tưởng và hoàn toàn chính đáng của lứa tuổi học trò. Trong kết quả điều tra về ước mơ nghề nghiệp của HSPT tại TP Hà Nội, có 13 em chọn “Có ước mơ trở thành họa sĩ vẽ Manga”, 155 em chọn “Sẽ học tiếng Nhật thật giỏi để đi du học ở Nhật Bản”, trong đó có 9 em có ước mơ trở thành học sĩ vẽ truyện tranh. Qua kết quả phỏng vấn sâu 4 trường hợp có thể thấy rằng hiện nay rất nhiều các em HSPT có định hướng nghề nghiệp qua sở thích đọc Manga và định hướng này được hình thành từ học sinh PTCS, chứ không phải là học sinh THPT. Tiểu kết Qua kết quả điều tra từ 449 khách thể là HSPT đang học tập và một nhóm khách thể đã từng học phổ thông tại TP Hà Nội, đối chiếu với kết quả điều tra của một số cơ quan nghiên cứu, cũng như kết quả điều tra của một số tác giả đi trước, chúng ta có thể thấy: 1/ Hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Manga Nhật Bản đã tạo nên niềm đam mê đọc Manga cho nhiều thế hệ thanh, thiếu niên, và nhi đồng nước ta. Học sinh phổ thông ngày nay không đơn thuần đọc Manga dưới dạng ấn
  16. 14 phẩm bằng tiếng Việt, mà còn đọc Manga trực tuyến từ nhiều phương tiện khác nhau, với nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh và tiếng Nhật. 2/ Manga Nhật Bản có ảnh hưởng đến thị hiếu thẩm của HSPT tại TP Hà Nội. Là thể loại ấn phẩm giải trí, mang tính thị giác, tranh vẽ và lời thoại hài hước, phù hợp với việc đọc thư giãn trong khoảng thời gian rảnh rỗi. Nhờ có Manga Nhật Bản HSPT tại TP Hà Nội nói riêng, HSPT Việt Nam nói chung được tiếp cận với một trong những thể loại truyện tranh được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới hiện nay. Lựa chọn đọc Manga để giải trí, bị thu hút bởi “cái đẹp” trong Manga, vẻ đẹp của các nhân vật trong Manga đã trở thành “hình mẫu” về cái đẹp trong tâm trí tuổi thơ của các em. 3/ Manga Nhật Bản có những ảnh hưởng nhất định đến nhân sinh quan, thế giới quan của HSPT tại TP Hà Nội. Manga không những giúp các em giải tỏa những căng thẳng sau những giờ học trên lớp, mà còn là “cửa sổ” giúp các em mở mang kiến thức, tiếp cận với những giá trị văn hóa, lịch sử, đất nước, con người, xã hội của Nhật Bản và các nhiều quốc gia khác trên thế giới, góp phần hình thành thế giới quan, giá trị quan và thúc đẩy những giá trị tích cực trong mỗi cá nhân các em. 4/ Manga Nhật Bản có ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của HSPT tại TP Hà Nội. Thích đọc Manga, quan tâm đến nền văn hóa của đất nước sản sinh ra Manga. Ngay từ những năm còn là HSPT các em đã có những ước mơ, khát vọng được đến đất nước Nhật Bản, được học tập và làm một công việc liên quan đến loại hình ấn phẩm này và nơi đã sản sinh ra nó. Manga có ưu thế là được sản sinh từ một đất nước có nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển, một xã hội dân chủ và một nền văn hóa truyền thống độc đáo, nên nó càng có sức hấp dẫn và cũng là một trong những nhân tố khiến việc lựa chọn hay định hướng nghề nghiệp của các em theo sở thích dễ dàng trở nên hiện thực hơn. Vì vậy, ngoài chức năng đọc giải trí Manga cũng đã có những ảnh hưởng nhất định đến định hướng nghề nghiệp của HSPT tại TP Hà Nội.