Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội

pdf 188 trang Hoàng Thiện 03/04/2025 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_quy_trinh_thanh_toan_quoc_te_bang_phuong_thuc_tin.pdf

Nội dung text: Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI ---------------- PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI MÔN : THANH TOÁN QUỐC TẾ
  2. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................................ 6 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ .......................................... 7 1.1 Phương thức Tín dụng chứng từ (Documentary Credit) .................................................................... 8 1.1.1 Tổng quát về phương thức Tín dụng chứng từ. ........................................................................ 8 1.1.1.1 Đặc điểm của phương thức Tín dụng chứng từ. ..................................................................... 8 1.1.2 Thư tín dụng (Letter of Credit) ................................................................................................. 8 1.1.2.1 Khái niệm Thư tín dụng. ........................................................................................................ 8 1.1.2.2 Nguyên tắc hoạt động của Thư tín dụng ................................................................................ 8 1.1.2.3 Nội dung cơ bản của Thư tín dụng:........................................................................................ 9 1.2 Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: ..................................................... 10 1.2.1 Quy trình mở L/C. .................................................................................................................. 10 1.2.2 Quy trình thông báo L/C của bộ chứng từ hàng xuất khẩu. .................................................... 17 1.2.2.1 Quy trình thông báo L/C ...................................................................................................... 17 1.2.2.2 Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C ...................................................................... 17 1.2.2.3 Kiểm tra nội dung của L/C ................................................................................................... 18 1.2.2.4 Thông báo L/C cho khách hàng ........................................................................................... 19 1.2.2.5 Thu phí ................................................................................................................................. 20 1.2.3 Quy trình thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại: ....................... 22 1.2.3.1 Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ: ..................................................................................... 22 1.2.3.2 Xử lý bộ chứng từ sau khi kiểm tra và đòi tiền ngân hàng nước ngoài: .............................. 22 1.2.3.3 Chiết khấu và thanh toán : .................................................................................................... 25 1.3 Các loại Thư tín dụng ....................................................................................................................... 32 1.3.1 Căn cứ vào tính chất ............................................................................................................... 32 1.3.1.1 Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): ................................................................ 32 1.3.1.2 Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): ........................................................ 32 1.3.1.3 Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): ............................................................... 32 1.3.2 Căn cứ vào thời gian thanh toán ............................................................................................. 33 1.3.2.1 Thư tín dụng trả ngay (Sight Payment L/C): ....................................................................... 33 1.3.2.2 Thư tín dụng trả chậm (Deferred Payment L/C): ................................................................. 33 1.3.3 Một số loại L/C đặc biệt ......................................................................................................... 33
  3. 1.3.3.1 Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): ............................................................................ 33 1.3.3.2 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): .............................................................................. 33 1.3.3.3 Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C): ................................................................................ 33 1.3.3.4 Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C): ................................................................... 33 1.3.3.5 Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): ........................................................................ 34 1.4 Một số loại chứng từ kèm theo tín dụng chứng từ (TTD) ................................................................ 34 1.4.1 Hối phiếu (Bill of Exchange) .................................................................................................. 34 1.4.2 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) ........................................................................... 35 1.4.3 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list) .................................................................................. 36 1.4.4 Vận đơn đường biển (Bill of Lading) ..................................................................................... 37 1.4.5 Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) ........................................................................... 37 1.4.6 Chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy) ................................................................................... 38 1.5 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của phương thức tín dụng chứng từ ............................. 39 1.5.1 UCP 600 ................................................................................................................................. 39 1.5.2 ISBP 745 ................................................................................................................................. 66 2 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY ĐỒNG TIẾN BÌNH DƯƠNG ...................................................................... 121 2.1 Giới thiệu đôi nét Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương. ................................................. 121 2.2 Quy trình thanh tóan quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại công ty giấy Đồng Tiến Bình Dương. ....................................................................................................................................................... 123 2.2.1 Quy trình mở LC .................................................................................................................. 123 2.2.2 Quy trình thanh toán L/C: ..................................................................................................... 145 2.3 Kiểm tra chứng từ thuộc trường 46A ............................................................................................. 152 2.3.1 Hóa đơn thương mại ............................................................................................................. 152 2.3.1.1 Kiểm tra người phát hành (lập) hóa đơn: ........................................................................... 152 2.3.1.2 Kiểm tra tên, địa chỉ người mua (người mở L/C): ............................................................. 153 2.3.1.3 Kiểm tra mô tả hàng hóa, số lượng, trọng lượng, đơn giá trong hóa đơn thương mại: ...... 153 2.3.1.4 Kiểm tra số tiền của hóa đơn thương mại: ......................................................................... 155 2.3.1.5 Kiểm tra điều kiện thương mại: ......................................................................................... 156 2.3.1.6 Kiểm tra loại chứng từ (gốc hay copy), chữ ký: ................................................................ 156 2.3.1.7 Kiểm tra những dữ liệu khác, yêu cầu khác: ...................................................................... 157 2.3.2 Kiểm tra chứng từ vận tải: L/C là vận đơn đường biển (Ocean Bill of lading) .................... 157
  4. 2.3.2.1 Kiểm tra số bản gốc: .......................................................................................................... 157 2.3.2.2 Kiểm tra tên người gửi hàng (Shipper): ............................................................................. 158 2.3.2.3 Kiểm tra tên người nhận hàng (Consignee): ...................................................................... 159 2.3.2.4 Kiểm tra tên người được thông báo (Notify Party): ........................................................... 159 2.3.2.5 Kiểm tra cảng bốc hàng (Port of loading) và cảng dỡ hàng (Port of Discharge): phải theo yêu cầu của L/C ................................................................................................................................. 160 2.3.2.6 Kiểm tra phần mô tả hàng hóa: .......................................................................................... 161 2.3.2.7 Kiểm tra về các số liệu: trọng lượng cả cả bì (Gross weight), thể tích, số lượng kiện, có phù hợp với các chứng từ khác hay không? (thường so sánh với bảng kê chi tiết hàng hóa). ........... 162 2.3.2.8 Kiểm tra số lượng container, số container, số seal: so sánh với P/L .................................. 163 2.3.2.9 Kiểm tra các điều kiện yêu cầu thêm như thể hiện số L/C: ............................................... 165 2.3.2.10 Kiểm tra các điều khoản cước phí: ................................................................................. 165 2.3.2.11 Kiểm tra hàng hóa đã được bốc lên tàu: ......................................................................... 165 2.3.2.12 Kiểm tra ngày giao hàng: ............................................................................................... 166 2.3.2.13 Kiểm tra ngày phát hành B/L ......................................................................................... 166 2.3.2.14 Kiểm tra người ký phát vận đơn: ................................................................................... 166 2.3.2.15 Kiểm tra vận đơn có hoàn hảo hay không: ..................................................................... 167 2.3.2.16 Kiểm tra các điều kiện đặc biệt khác: ............................................................................ 167 2.3.3 Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng: ............................................................................ 168 2.3.4 Bảng liệt kê chi tiết hàng hóa (P/L) ...................................................................................... 169 2.3.5 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): .......................................................................................... 171 2.3.6 Chứng nhận/ Đơn bảo hiểm: ................................................................................................. 173 2.3.7 Giấy chứng nhận của người thụ hưởng ................................................................................ 175 2.4 Quy trình tu chỉnh L/C: .................................................................................................................. 176 3 CHƯƠNG 3 LỢI ÍCH, RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ...................................................................................................................................... 178 3.1 Lợi ích của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: ................................................................ 178 3.1.1 Lợi ích đối với người xuất khẩu ........................................................................................... 179 3.1.2 Lợi ích đối với người nhập khẩu .......................................................................................... 179 3.1.3 Lợi ích đối với Ngân hàng: ................................................................................................... 179 3.2 Rủi ro. ............................................................................................................................................ 179 3.2.1 Rủi ro kỹ thuật: ..................................................................................................................... 179
  5. 3.2.1.1 Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu ............................................................................................. 180 3.2.1.2 Rủi ro đối với nhà Nhập khẩu ............................................................................................ 181 3.2.1.3 Rủi ro đối với ngân hàng phát hành ................................................................................... 181 3.2.1.4 Rủi ro đối với ngân hàng thông báo ................................................................................... 182 3.2.1.5 Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận .................................................................................... 182 3.2.1.6 Rủi ro đối với ngân hàng được chỉ định ............................................................................. 182 3.2.2 Rủi ro đạo đức ...................................................................................................................... 182 3.2.2.1 Rủi ro đạo đức đối với nhà XK: ......................................................................................... 182 3.2.2.2 Rủi ro đạo đức đối với nhà NK: ......................................................................................... 183 3.2.2.3 Rủi ro đạo đức đối với ngân hàng ...................................................................................... 183 3.2.3 Rủi ro chính trị ...................................................................................................................... 183 3.2.4 Rủi ro ngoại hối: ................................................................................................................... 184 3.2.5 Các rủi ro khác:..................................................................................................................... 184 3.3 Nguyên nhân: ................................................................................................................................. 185 3.4 Giải pháp khắc phục rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ............................... 186 3.4.1 Đối với nhà nước .................................................................................................................. 186 3.4.2 Đối với nhà nhập khẩu: ......................................................................................................... 186 3.4.3 Đối với nhà xuất khẩu: ......................................................................................................... 187 3.4.4 Đối với ngân hàng ................................................................................................................ 188 3.4.4.1 Ngân hàng phát hành.......................................................................................................... 188 3.4.4.2 Ngân hàng thông báo ......................................................................................................... 188 3.4.4.3 Ngân hàng xác nhận ........................................................................................................... 188 3.5 Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C đối với người Nhập khẩu/Người mở L/C. .................................................................................................................................. 188 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT B/L Bill of Lading – Vận đơn đường biển
  6. C/O Certificate of Origin – Chứng nhận xuất xứ L/C Letter of Credit – Thư tín dụng NH Ngân hàng NHCK Ngân hàng chiết khấu NHPH Ngân hàng phát hành NHTB Ngân hàng thông báo NHTM Ngân hàng thương mại NHXN Ngân hàng xác nhận P/L Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa TDCT Tín dụng chứng từ TTD Thư tín dụng VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
  7. 1.1 Phương thức Tín dụng chứng từ (Documentary Credit) 1.1.1 Tổng quát về phương thức Tín dụng chứng từ. Phương thức thanh toán TDCT là sự thoả thuận trong đó NH mở L/C đáp ứng yêu cầu của người xin mở L/C cam kết thanh toán cho người hưởng lợi khi những điều kiện quy định trong L/C được thực hiện đúng và đầy đủ. 1.1.1.1 Đặc điểm của phương thức Tín dụng chứng từ. Các phương thức như Nhờ thu, Chuyển tiền luôn mang đến nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, lòng tin là một yếu tố luôn tồn tại, gây trở ngại cho các bên khi lựa chọn phương thức TTQT. Tuy rằng giao dịch thương mại được xây dựng trên cơ sở tin tưởng nhưng thực tế các bên mua bán cũng không đủ lòng tin vào việc thực hiện nghĩa vụ của đối tác. Chính trong hoàn cảnh đó thì phương thức thanh toán TDCT là lựa chọn tốt nhất, bởi vì trong phương thức này NH sẽ đóng vai trò như bên thứ ba độc lập đảm bảo quyền lợi cho các bên, giúp cho quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, đáp ứng nguyện vọng của các bên. Trong phương thức TDCT NH dùng uy tín cũng như khả năng tài chính của mình đại diện cho nhà NK cam kết, đảm bảo thanh toán cho nhà XK khi họ thực hiện đúng quy định trong L/C cho dù người mở L/C có thanh toán hay không. Do đó, NH phải đánh giá khả năng tài chính, phương án kinh doanh của nhà NK, đồng thời, người xin mở L/C phải ký quỹ theo yêu cầu của NH. Về bản chất, TDCT là một dạng cam kết thanh toán chắc chắn, có điều kiện của NH. 1.1.2 Thư tín dụng (Letter of Credit) 1.1.2.1 Khái niệm Thư tín dụng. “Là cam kết của một NH (NH mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở L/C) về việc sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng L/C), hoặc sẽ chấp nhận Hối phiếu do người thụ hưởng ký phát trong phạm vi số tiền đó, với điều kiện người này xuất trình được BCT phù hợp với quy định của L/C” 1.1.2.2 Nguyên tắc hoạt động của Thư tín dụng - Độc lập: L/C và Hợp đồng mua bán là hoàn toàn độc lập với nhau mặc dù L/C được lập trên cơ sở Hợp đồng thương mại ký kết giữa các bên. Do đó, NH chỉ dựa vào L/C đã mở để làm cơ sở xử lý chứng từ. Điều này được quy định rõ trong điều 4 của UCP600: “Một Thư tín dụng về bản chất là những giao dịch độc lập với Hợp đồng thương mại hay các Hợp đồng khác mà có thể là cơ sở cho Thư tín dụng. NH không có
  8. ràng buộc gì với Hợp đồng như vậy, ngay cả khi trong Thư tín dụng có dẫn chiếu đến những Hợp đồng này”. - Tuân thủ nghiêm ngặt: bất kỳ sai sót nào của BCT cũng đều là cơ sở mặc nhiên để NH từ chối thanh toán. Nếu những sai sót nào được phát hiện sau khi đã thực hiện thanh toán hoặc thanh toán nhầm thì NH sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Do vậy, BCT sẽ được NH kiểm tra hết sức chặt chẽ và kỹ lưỡng theo đúng chuẩn mực quốc tế và chỉ thực hiện cam kết thanh toán của mình khi BCT hoàn toàn phù hợp với những điều khoản quy định trong L/C. Tuy nhiên NH chỉ cung cấp dịch vụ và đóng vai trò trung gian tài chính trong giao dịch thương mại nên chỉ chịu trách nhiệm trên cơ sở xử lý chứng từ liên quan đến hàng hóa chứ không phải về bản thân hàng hóa. 1.1.2.3 Nội dung cơ bản của Thư tín dụng: . Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C - Số hiệu của L/C: giống như tất cả các loại giấy tờ khác, mỗi L/C đều có một số hiệu riêng với tác dụng là tạo điều kiện cho việc thực hiện L/C một cách dễ dàng nhất như: trao đổi thư từ, ghi vào các chứng từ có liên quan. - Địa điểm mở L/C: là nơi NH mở L/C cam kết trả tiền cho người hưởng lợi và liên quan tới việc tham chiếu luật lệ áp dụng giải quyết mâu thuẫn hay bất đồng xảy ra (nếu có). - Ngày mở L/C: là ngày NH mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của người NK, bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, căn cứ để người XK kiểm tra người NK có thực hiện việc mở L/C đúng thời hạn trong Hợp đồng không. . Loại Thư tín dụng: cần phải xác định loại L/C cần mở vì mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung, quyền lợi và nghĩa vụ các bên liên quan khác nhau. . Tên, địa chỉ những người liên quan: người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi L/C, NH mở L/C và NH thông báo. . Số tiền của Thư tín dụng: do số tiền ghi trong L/C là nội dung rất quan trọng cho nên phải vừa ghi bằng số, vừa ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau, tốt nhất là dựa vào cách ghi số lượng mà ghi số tiền cho hợp lý (nếu số lượng có thể ghi chính xác thì số tiền phải ghi chính xác nếu không thì ghi dung sai cho phép. Theo điều 30 của UCP600 thì các từ “vào khoảng”, “xấp xỉ”, “độ chừng” hoặc các từ tương đương được hiểu là cho phép dung sai 10%.
  9. . Thời hạn hiệu lực của L/C: là thời hạn mà NH mở L/C cam kết trả tiền cho người XK nếu người XK xuất trình BCT thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những điều đã quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C. . Thời hạn trả tiền của L/C: tùy vào điều kiện của Hợp đồng mà thời hạn trả tiền có thể là trả tiền ngay (có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C) hoặc trả tiền có thời hạn (có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C). . Thời hạn giao hàng: là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng cho bên mua kể từ lúc L/C có hiệu lực. Thời hạn giao hàng này do Hợp đồng thương mại quy định. . Điều khoản về hàng hóa: là điều khoản chỉ ra những quy định có liên quan đến hàng hóa như: tên hàng, số lượng và trọng lượng, giá cả, . Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa: điều kiện, cơ sở giao hàng, nơi giao hàng, cách vận chuyển, cũng được ghi vào trong L/C. . Các chứng từ mà người XK phải xuất trình: cần phải được nêu rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ trong L/C. Các yêu cầu này xuất phát từ đặc điểm của hàng hóa, của phương thức vận tải, của công tác thanh toán và tín dụng, của tính chất Hợp đồng, các nguồn pháp lý có liên quan đến việc thực hiện Hợp đồng đó. . Cam kết trả tiền của NH mở L/C: đây là nội dung ràng buộc trách nhiệm của NH mở L/C đối với L/C này. . Những điều kiện ràng buộc khác: những điều kiện ràng buộc khác có thể là: phí NH do bên nào chịu, dẫn chiếu số của UCP áp dụng, . Chữ ký của NH mở L/C: L/C được lập dựa trên Hợp đồng, khi L/C bắt đầu có hiệu lực thì NH chỉ dựa vào L/C làm cơ sở nên người ký L/C phải là người có năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia, thực hiện một quan hệ dân luật. Nếu gởi bằng SWIFT thì không có chữ ký thì căn cứ vào mã SWIFT. 1.2 Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: 1.2.1 Quy trình mở L/C. Qui trình mở L/C bắt đầu từ lúc đơn vị nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C gửi vào ngân hàng và kết thúc khi đơn vị nhập khẩu nhận được L/C do ngân hàng thông báo chuyển đến.Toàn bộ qui trình này liên quan đến bốn bên: Đơn vị nhập khẩu, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo và đơn vị nhập khẩu, trong đó đơn vị nhập khẩu mở L/C và ngân hàng mở L/C đóng vai trò chủ động. Chi tiết qui trình mở L/C thể hiện trong sơ đồ sau:
  10. L/C NH NH mở L/C thông báo L/C (2) Giấy đề nghị (3) L/C mở L/C (1) Người yêu cầu Hợp Người hưởng lợi mở L/C đồng L/C (XK) (1) Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương (hoặc hóa đơn chào hàng) đơn vị nhập khẩu viết giấy đề nghị mở thư tín dụng đến ngân hàng phục vụ mình (nơi đơn vị mở tài khoản ngoại tệ để yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho người bán, đơn vị xuất khẩu hưởng). Khi viết giấy đề nghị mở L/C, đơn vị nhập khầu cần chú ý: - Viết đúng mẫu giấy đề nghị mở L/C do ngân hàng mở L/C ấn hành. - Đơn vị nhập khẩu cần thận trọng và cân nhắc kĩ khi đưa ra những ràng buộc bên xuất khẩu vào L/C. - Tôn trọng những điều khoản trong hợp đồng tránh tình trạng mâu thuẫn. Tuy nhiên khi cần điều chỉnh hợp đồng cũng có thể thay đổi một số nội dung đã kí. - Viết tối thiểu 2 bản giấy đền nghị mở L/C. Đây là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa đơn vị nhập khẩu và ngân hàng mở L/C và cũng là cơ sở để ngân hàng viết thư tín dụng gửi cho đơn vị xuất khẩu. Ngoài giấy đề nghị mở L/C, nhà nhập khẩu còn phải gửi kèm cá chứng từ sau: - Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp - Giấy phép nhập khẩu lô hàng hay quota nhập khẩu. - Hợp đồng ngoại thương. - Phương án sản xuất kinh doanh - Báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các giấy tờ khác Mẫu giấy đề nghị mở L/C của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu