Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng

pdf 87 trang vuhoa 25/08/2022 9741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_quan_ly_v.pdf

Nội dung text: Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ VĂN TUẤN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 60.38.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN MINH ĐỨC HÀ NỘI, năm 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Ngô văn Tuấn
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG 6 1.1. Quan niệm về quản lý và bảo vệ rừng 6 1.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 12 1.3. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 17 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 27 Kết luận Chương 1 31 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 32 2.1. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng tại thành phố Đà Nẵng 32 2.2. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng tại thành phố Đà Nẵng 47 Kết luận Chương 2 57 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG 58 3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng 58 3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng 59 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng 60 Kết luận Chương 3 77 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự LXLVPHC : Luật Xử lý vi phạm hành chính NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân VPHC : Vi phạm hành chính
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Thống kê tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản 2.1 lý và bảo vệ rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ 2011 – 38 2015 Tổng số vụ vi phạm, tổng số vụ đã xử lý và số tiền xử phạt 2.2 vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 49 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ 2011 - 2015 Số lượng tang vật, phương tiện vi phạm tịch thu từ 2011 - 2.3 51 2015
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, sự phát triển của khoa học và kỹ thuật đang diễn ra nhanh chóng, đời sống kinh tế của con người đã và đang được cải thiện đáng kể nhưng chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức của sự phát triển. Đó là nguy cơ suy giảm từng ngày, từng giờ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái các yếu tố căn bản của môi trường sống. Tài nguyên rừng - một trong những nguồn tài nguyên có khả năng tự tái tạo và có tính quyết định trong việc duy trì cân bằng sinh thái toàn cầu đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng cả về lượng và chất. Các nhà khoa học đã cảnh báo, mất rừng không chỉ đơn thuần là sự suy giảm một nguồn tài nguyên mà nó còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng như quá trình sa ạm c hoá; các thiên tai như lũ lụt, lở đất, hạn hán và các tác hại về môi trường sinh thái như phá hoại sinh cảnh, tuyệt chủng các loài sinh vật, ô mhiễm nguồn nước, Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển cũng đang đứng trước những nguy cơ khủng hoảng về môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Cho đến nay, bên cạnh việc đem lại lợi ích kinh tế, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò cực kỳ quan trọng của rừng trong việc giữ đất, giữ nước, điều hoà không khí và bảo vệ môi trường sinh thái. Trước những biến đổi về môi trường trong thời gian qua, chúng ta càng hiểu được tầm quan trọng của rừng. Hiện trạng mất rừng và suy thoái rừng đã và đang gây ra những hậu quả vô cùng tai hại cho đời sống nhân dân cũng như sự ổn định nhiều mặt của đất nước. Do vậy, bảo vệ rừng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường đòi hỏi Nhà nước phải có chế độ quản lý bảo vệ thích hợp nguồn tài nguyên này, đặc biệt là bảo vệ bằng pháp luật. Trong những năm qua, mặc dù Quốc Hội đã thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004 (sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 12/8/1991), Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012 và Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản như: Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007, Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009, đến nay là Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013. Tuy nhiên, thực tiễn vi phạm hành chính về lĩnh 1
  7. vực quản lý và bảo vệ rừng vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp và các quy định của pháp luật cũng chưa toàn diện để xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Do đó, việc nghiên cứu về thực trạng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh ựv c quản lý và bảo vệ rừng để tìm ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt VPHC về lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này luôn là vấn đề cấp thiết đặt ra. Là thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng Đà Nẵng lại có diện tích rừng giàu tài nguyên, có giá trị lớn về đa dạng sinh học với 28.000 ha rừng đặc dụng, trong đó có 15.000 ha rừng nguyên sinh, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Song cũng chính vì vị trí không quá xa so với trung tâm đô thị nên tình trạng rừng bị xâm hại cũng diễn biến rất phức tạp. Đây là vấn đề rất phức tạp và bức xúc hiện nay, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành cần phải có sự quan tâm, chú trọng của các cấp, các ngành chức năng và cộng đồng xã hội đồng thời có những giải pháp tích cực để ngăn chặn, xử lý kịp thời và có hiệu quả theo quy định của pháp luật. Từ những lý do nêu trên, học viên chọn đề tài "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng" làm luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Đề tài được thực hiện sẽ góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về xử phạt VPHC và nâng cao hiệu quả trong hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến đề tài, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bảo vệ tài nguyên rừng ở nhiều lĩnh vực với nhiều khía cạnh khác nhau như: Luận văn thạc sĩ luật học “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay” của Hà Công Tuấn, 2002. Tác giả nhấn mạnh công cụ quản lý nhà nước nói chung và quản lý, bảo vệ rừng nói riêng thì công cụ pháp luật đóng vai trò rất quan trọng. Luận văn thạc sĩ luật học “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2004. Tác giả này nghiên cứu một 2
  8. số vấn đề cơ bản của pháp luật bảo vệ rừng, đề xuất các giải pháp đổi mới, hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng. Và nhiều công trình của nhiều tác giả khác như: "Tình hình thực hiện pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng” của Võ Mai Anh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007; “Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính lý luận và thực tiễn" của Bùi Tiến Đạt, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008; “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng” của Nguyễn Thị Ngọc Bích, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010 Tuy nhiên, những công trình nêu trên chỉ mang tính chất khái quát về pháp luật quản lý và bảo vệ rừng, dựa trên cơ sở lý luận mà chưa đề cập chuyên sâu đến vấn đề xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng nhất là gắn liền với thành phố Đà Nẵng. Chính vì vậy, đề tài không trùng lặp với các công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài có mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng; đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, trên cơ sở đó tìm ra những bất cập, vướng mắc ngay trong các quy định và thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng; - Phân tích và đánh giá thực trạng VPHC và hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng; - Phân tích và kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử phạt VPHC cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng tại thành phố Đà Nẵng. 3
  9. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Là những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng tại thành phố Đà Nẵng và tìm ra phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu là một vấn đề có nội dung rất rộng, trong khuôn khổ của một luận văn cao học, học viên chỉ đề cập và nghiên cứu một cách khái quát những vấn đề cơ bản về pháp luật về xử phạt VPHC và thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng tại địa bàn thành phố Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Bên cạnh đó, học viên còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận văn như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng góp phần nâng cao lý luận, nhận thức về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Những kết luận rút ra từ tình hình VPHC và thực tiễn xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng tại thành phố Đà Nẵng còn là cơ sở để hình thành phương hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHC nói chung và nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHC. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng và ban hành nghị định quy định về xử phạt VPHC 4
  10. trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo học tập, nghiên cứu cho sinh viên và các đồng nghiệp quan tâm đến vấn đề này. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Chương 2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng tại thành phố Đà Nẵng. Chương 3. Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng. 5
  11. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG 1.1. Quan niệm về quản lý và bảo vệ rừng Để đưa ra được quan niệm về quản lý và bảo vệ rừng, trước hết cần tìm hiểu khái niệm, đặc điểm và vai trò của rừng; quản lý rừng là gì và bảo vệ rừng là gì? Khái niệm rừng: Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của con người. Lịch sử càng phát triển, những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng. Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: “Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý”. Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài”. Năm 1974, I.S. Mê-lê-khôp cho rằng: “Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu” [1]. Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991 (được sửa đổi bổ sung năm 2004) thì rừng được định nghĩa như sau: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Như vậy, theo định nghĩa trên, rừng bao gồm các yếu tố: Thực vật rừng tự nhiên hoặc do con người trồng mới hoặc khoanh nuôi tái sinh trên đất trồng rừng, trong đó cây gỗ, cây tre nứa hoặc thực vật đặc trưng là những thực vật chính chiếm ưu thế; động vật rừng sống hoang dã trong rừng; vi sinh vật rừng; quần xã thực vật rừng phải có một diện tích đủ lớn để tạo ra hoàn cảnh rừng đặc trưng và những yếu tố tự 6
  12. nhiên, môi trường do rừng tạo ra khác với hoàn cảnh bên ngoài, độ khép tán của quần xã thực vật phải bằng hoặc lớn hơn 0,1. Từ khái niệm trên có thể rút ra một số đặc điểm của rừng như sau: Thứ nhất, rừng là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân gỗ có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp, gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, cảnh quan. Thứ hai, rừng là một thể tổng hợp các mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó. Thứ ba, rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng. Thứ tư, rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao. Thứ năm, rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác. Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng. Vai trò của rừng: Trước hết, rừng là nơi cư trú của muôn loài động, thực vật và là nơi tàng trữ các nguồn tài nguyên quý hiếm. Rừng cung cấp nhiều loại lâm sản cần thiết cho cuộc sống, nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt là nguyên liệu xây dựng đình chùa, lăng tẩm, có độ bền hàng ngàn năm đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ và các loại gỗ thông thường để làm nhà cửa, từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than, tất cả đều từ rừng mà ra. Ngày nay, với khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế tạo ra nhiều loại nguyên liệu tổng hợp từ các sản phẩm hóa học nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ trong đời sống. Tre, nứa, trúc, mai, vầu, cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng 7
  13. quen thuộc khác. Rừng còn cung cấp cho ta những sản vật quý hiếm, nhiều loại cây của rừng là những vị thuốc đem lại sức khỏe và sự sống cho con người. Ngoài ra, rừng còn giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, giúp con người hạn chế thiên tai như chắn gió, chắn cát ven biển, hạn chế lũ lụt, xói mòn, Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấpnguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú quý giá, là nguồn đề tài nghiên cứu cho các nhà sinh vật học. Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người. Không sao kể hết những nguồn lợi mà rừng đem lại cũng như tầm quan trọng của rừng đối với đời sống con người. Quản lý rừng: Quản lý là một hiện tượng xã hội, xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người được các nhà tư tưởng, các nhà triết học và các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tìm hiểu, nghiên cứu. Quản lý là quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tư, trí thực và giá trị vô hình). Đầu thế kỷ 20 nhà văn Mary Parker Follett định nghĩa quản lý là "nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác" [1]. Trong hoạt động quản lý thì chủ thể quản lý là con người hay tổ chức con người. Chủ thể quản lý phải là đại diện có uy tín, có quyền hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lý. Còn khách thể trong quản lý là trật tự - trật tự này được quy định bởi nhiều loại quy phạm khác nhau như: Quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật. Có thể nói, quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý 8
  14. nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường. Vậy, quản lý rừng là quá trình quản lý những diện tích rừng hiện có nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội. Bảo vệ rừng: Bảo vệ là hoạt động giữ gìn sự an toàn cho bản thân, hay chống lại sự hủy hoại, xâm phạm đến một đối tượng nào đó từ các nhân tố bên ngoài để giữ cho đối tượng đó được nguyên vẹn, không thay đổi trạng thái ban đầu, đồng thời giữ cho đối tượng đó được phát triển một cách tự nhiên, toàn vẹn [34]. Có thể hiểu, bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn, phát triển hệ sinh thái rừng hiện có bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái. Hoạt động bảo vệ rừng bao gồm những hoạt động sau: - Tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp, khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản; xuất nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng, săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật; - Thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng trừ sâu bệnh hại; - Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng; Theo khái niệm trên thì bảo vệ rừng bao gồm cả phát triển rừng. Theo quy định của Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng thì: Phát triển rừng là việc trồng mới, trồng lại rừng sau khi khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và giá trị khác của rừng. Quản lý rừng bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra (sản 9
  15. xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ ; phòng hộ môi trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở, xói mòn đất ; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái, ) chính là phát triển rừng bền vững. Bảo vệ rừng là để cho rừng tiếp tục phát triển, ngược lại phát triển rừng cũng là cách để bảo vệ tài nguyên rừng. Khái niệm quản lý và bảo vệ rừng: Quản lý và bảo vệ rừng là việc tổ chức, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, bao gồm diện tích có rừng và diện tích không có rừng đã được Nhà nước giao, cho thuê hoặc quy hoạch lâm nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ thể quản lý nhà nước xây dựng chính sách, ban hành pháp luật và sử dụng công cụ pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm đạt được yêu cầu, mục đích ảb o vệ rừng đã đặt ra. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng là hoạt động đa dạng và phức tạp. Để điều khiển, chỉ đạo các hành vi xã hội trong lĩnh vực này phải đặt trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác nhằm huy động sức mạnh vật chất của cộng đồng để đạt được mục đích bảo vệ rừng của nhà nước. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng có những nội dung cụ thể sau: - Ban hành, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo vệ rừng; - Tổ chức điều tra, xác định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên thực địa; - Thống kê, kiểm kê rừng theo định kỳ, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; - Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, tổ chức đăng ký sở hữu, quyền sử dụng rừng; - Tổ chức, quản lý các hoạt động bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng và kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng; - Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ bảo vệ rừng tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực cho bảo vệ rừng; hỗ trợ và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng; - Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng; 10
  16. - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và kiểm soát buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật rừng; - Bảo đảm các điều kiện vật chất và các cân đối khác cho hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Ý nghĩa của hoạt động quản lý và bảo vệ rừng: Thứ nhất, rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Rừng là nơi cây xanh phát triển, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí cacbonic và thải ra khí oxy rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung. Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế, rừng là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng cơ bản, cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy, Rừng cũng là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loại động, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng như: hổ, gấu, khỉ, hươu, nai, Ngoài ra, rừng còn là nơi lưu giữ, sưu tầm mẫu vật, nguồn gen động vật, thực vật rừng quý hiếm vì mục đích khoa học. Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng. Tuy nhiên, dù rừng có vai trò quan trọng đối với đời sống như vậy nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây gỗ quý, hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng. Thứ hai, quản lý và bảo vệ rừng đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển nguồn tài nguyên này. Vai trò của hoạt động này nhằm bảo đảm giá trị phòng hộ và cân bằng sinh thái của tài nguyên rừng, bảo đảm giá trị nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm giá trị kinh tế của tài nguyên rừng. Trong đó, mất rừng gây nên diễn thế suy thoái các kiểu thảm thực vật rừng, các 11
  17. loài chim thú rừng mất nơi cư trú, số lượng quần thể suy giảm nghiêm trọng, các loài cây có giá trị dưới tán rừng cũng mất theo, ảnh hưởng sâu sắc tới các điều kiện sinh thái và cảnh quan của nhiều vùng rộng lớn, đặc biệt là tại các cửa sông, ven biển, các hệ sinh thái rừng ngập mặn, Mất rừng, các vùng canh tác ven biển sẽ thường xuyên phải gánh chịu nạn cát bay, thủy triều sẽ làm xói lở các vùng đất ven biển, mưa và gió sẽ làm xói mòn đất mặt, Những năm gần đây, các trận lũ lịch sử diễn ra ở các vùng Tây Bắc, vùng ven biển miền Trung và bão lớn ở Nam Bộ gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân các địa phương này là những minh chứng của lịch sử về hậu quả tai hại của sự mất rừng. Mất rừng còn kéo theo những mất mát vô giá mà hiện nay không thấy hết được, đó là hệ sinh thái tối ưu và các nguồn gen mà thiên nhiên đã hình thành qua hàng nghìn năm. Với vai trò và tác dụng to lớn của rừng đối với môi trường sống nói chung và sự tồn vong của loài người nói riêng cho thấy việc bảo vệ rừng là cần thiết hơn bao giờ hết. Đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng đồng bộ các công cụ kế hoạch, chính sách, pháp luật và các công cụ quản lý khác để bảo vệ rừng. Trong hệ thống các công cụ và biện pháp nhà nước sử dụng để quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng thì pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất và không thể thiếu ở bất kỳ quốc gia nào. 1.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “Vi phạm hành chính” được định nghĩa một cách chính thức tại Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH2013 ngày 20 tháng 6 năm 2012 (sau đây gọi là Luật xử lý vi phạm hành chính), Khoản 1 Điều 2 của Luật này quy định: “VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC”. Như vậy, VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và bị xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hành vi vi phạm chủ yếu đối với lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng quy định 12
  18. tại Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (sau đây gọi là Nghị định 157/2013/NĐ-CP) bao gồm: Lấn, chiếm rừng; Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp; Vi phạm quy định về thiết kế khai thác gỗ; Vi phạm các quy định khai thác gỗ; Khai thác rừng trái phép; Vi phạm quy định về trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác; Vi phạm quy định của Nhà nước về trồng rừng; Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng; Vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng; Chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm; Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng; Phá hủy các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng; Phá rừng trái pháp luật; Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng; Vận chuyển lâm sản trái pháp luật; Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước; Vi phạm thủ tục hành chính trong quản lý rừng, sử dụng rừng; mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản. 1.2.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng Cũng như bất kỳ loại vi phạm pháp luật nào, VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng được cấu thành bởi 4 yếu tố bao gồm: Mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể. * Mặt khách quan Mặt khách quan của VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng gồm các dấu hiệu: Hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả thiệt hại mà hành vi gây ra cho xã hội, mối quan hệ nhân quả, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm. Hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng là hành vi có tính chất trái pháp luật, vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng dưới hình thức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, xâm phạm đến những khách thể được pháp luật bảo vệ. Hành vi không thực hiện những quy định về quản lý và bảo vệ rừng như: Không thực hiện thủ tục giao, nhận hồ sơ, hiện trường khai thác theo quy định hiện 13