Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng từ thực tiễn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng từ thực tiễn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_bao_ve_va.pdf
Nội dung text: Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng từ thực tiễn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI UNG DUY BA XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI UNG DUY BA XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN MINH ĐỨC HÀ NỘI, năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài luận văn của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng từ thực tiển huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định, không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Quảng Nam, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Ung Duy Ba
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 7 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng 7 1.2. Nguyên tắc, hình thức và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng 21 1.3. Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng 30 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng 33 1.5. Kinh nghiệm áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ rừng qua thực tiễn địa phương tỉnh Tuyên Quang 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 40 2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng 40 2.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam 43 2.3. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam 48 2.4. Đánh giá chung 57
- CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 62 3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng từ thực tiễn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam 62 3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng từ thực tiễn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam 63 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng từ thực tiễn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam 66 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 BLHS Bộ luật hình sự 2 LXLVPHC Luật Xử lý vi phạm hành chính 3 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4 UBND Ủy ban nhân dân 5 VPHC Vi phạm hành chính
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Thống kê tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực 2.1 bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Phước Sơn, tỉnh 45 Quảng Nam từ năm 2015 – 2019 Tổng số vụ vi phạm, tổng số vụ đã xử lý và số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát 52 2.2 triển rừng tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 – 2019 Số lượng tang vật, phương tiện vi phạm tịch thu tại 2.3 55 huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 - 2019
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là tài nguyên sinh vật và là nguồn sống chính của loài người, nền tảng của mọi nền văn minh trong lịch sử phát triển của nhân loại. Rừng là dạng đặc trưng và tiêu biểu nhất của tất cả các hệ sinh thái trên cạn, đồng thời cũng là đối tượng tác động sớm nhất và mạnh nhất của con người. Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm thực hiện, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhận thức về rừng của toàn xã hội được nâng lên, quan điểm đổi mới xã hội hóa về bảo vệ rừng được triển khai thực hiện bước đầu có hiệu quả; hệ thống pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ngày càng hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn và chủ trương đổi mới quản lý hiện nay. Tuy nhiên, chất lượng rừng vẫn ngày càng suy giảm, ngoài việc do một số điều kiện tự nhiên làm thay đổi diện tích rừng, thì nguyên nhân chính là do những hành vi như phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, nhất là đối với rừng tự nhiên vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp; diện tích rừng phòng hộ liên tục giảm qua các năm. Áp lực về dân số tăng nhanh, xuất phát từ khó khăn về quỹ đất ở, đất sản xuất, tập quán canh tác, cơ chế thị trường đẩy giá cả lâm sản tăng cao và cả thiếu nhận thức người dân địa phương, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số đã phá rừng lấy đất hoặc xâm canh vào rừng; đồng thời, khai thác lâm sản tại khu vực còn nhiều diện tích rừng tự nhiên. Hay ở những trọng điểm phá rừng nghiêm trọng, chính quyền địa phương chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác quản lý bảo vệ rừng, thiếu cương quyết chỉ đạo các biện pháp bảo vệ rừng thường xuyên, liên tục. Trong những năm qua, mặc dù Quốc Hội đã thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004 và đến ngày 15/11/2017 Luật Lâm nghiệp được Quốc Hội Khóa XIV thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012 và Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định 1
- về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản như: Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 đến nay là Nghị định Số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/04/2019. Tuy nhiên, thực tiễn vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp và các quy định của pháp luật cũng chưa giải quyết và để xử lý toàn diện các vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Phước Sơn là huyện miền núi, nhưng lại có diện tích rừng giàu tài nguyên khoáng sản quí hiếm, có giá trị lớn về đa dạng sinh học với tổng diện tích rừng 97.775,9 ha, trong đó có 19.097,2 ha rừng đặc dụng nguyên sinh, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch, phục vụ nghiên cứu khoa học. Song cũng chính vì diện tích rừng tự nhiên còn nhiều vị trí không quá xa so với trung tâm huyện nên tình trạng rừng bị xâm hại cũng diễn biến rất phức tạp. Đây là vấn đề bức xúc và phức tạp hiện nay liên quan đến các ngành, các cấp, nên cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng cũng như chú trọng vào tham vấn cộng đồng xã hội để đề xuất các giải pháp tích cực nhằm có thể ngăn chặn hiệu quả và xử lý kịp thời theo luật định. Từ những lý do đã nêu trên, học viên xin chọn đề tài "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng từ thực tiển huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Đề tài được thực hiện sẽ góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về xử phạt VPHC và nâng cao hiệu quả trong hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Xoay quanh chủ đề này, đã có khá nhiều nghiên cứu có liên quan, có thể nêu ra tiêu biểu như: - Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ rừng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Công Tuấn, 2002. Tác giả đã nhấn mạnh rằng, công cụ quản lý nhà nước bằng pháp luật để bảo vệ rừng chiếm vai trò hệ trọng. 2
- - Một số vấn đề căn bản của pháp luật về bảo vệ rừng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ luật học, Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2004. Tác giả này đã nghiên cứu một số vấn đề căn bản của pháp luật Việt Nam về bảo vệ rừng, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng ở nước ta hiện nay. - Tình hình thực thi pháp luật về lĩnh vực quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Luận văn thạc sĩ Luật học, Võ Mai Anh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007. - Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Luận văn thạc sĩ Luật học, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 - Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính - lý luận và thực tiễn. Luận văn thạc sĩ ngành Luật học, Bùi Tiến Đạt, tại Khoa Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. - Xử phạt vi phạm hành chính ở lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng từ thực tiễn Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ Luật học, Ngô Văn Tuấn, Học viện Khoa học xã hội, 2016. - Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực thương mại của tỉnh Gia Lai. Luận văn thạc sỹ học, Trần Minh Trường, Học viện Khoa học xã hội, 2016. - Cuốn sách “Luật Lâm nghiệp và quy định mới về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm”, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2019. Sách này không chỉ giới thiệu đầy đủ các nội dung quy định của luật Lâm nghiệp, mà còn tập trung cập nhật hệ thống hóa những quy định mới về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. - Tài liệu “Hỏi đáp Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004”, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, năm 2005. Những công trình nghiên cứu nêu trên đã mang lại thành quả nhất định, đóng góp làm rõ hơn một số vấn đề trong xử lý vi phạm hành chính ở nước ta 3
- trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có và lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng. Tuy nhiên, hiện vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu về thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng ở cơ sở, đặc biệt là trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài này hiện không có sự trùng lặp hoàn toàn với những công trình đã công bố, nên chúng có ý nghĩac ả về lý luận lẫn thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu với mục đích đưa ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng và việc tổ chức thực thi các quy định pháp luật đóở địa phương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát hóa các vấn đề lý luận căn bản liên quan về xử phạt vi phạm hành chính ở lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng. - Khái quát hóa khuôn khổ pháp luật ở nước ta về xử phạt vi phạm hành chính ở lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng hiện nay. - Phân tích làm rõ thực trạng việc áp dụng quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính ở lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng tại huyện Phước Sơn. Qua đó chỉ ra các thành tựu và hạn chế cùng nguyên nhân của nó. - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nhằm gia tăng hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính ở lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng tại huyện Phước Sơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính là vấn đề rất rộng, thể hiện nhiều lĩnh vực khác nhau của quản lý nhà nước. Trong phạm vi của đề tài này, học viên chỉ tập trung nghiên cứu tìm ra phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong 4
- lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng từ thực tiễn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về pháp luật xử phạt VPHC và thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Phước Sơn (Quảng Nam) trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019. Về mặt không gian, luận văn chỉ nghiên cứu trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương phápnghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Bản thân sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê và so sánh để thực hiện đề tài. Học viên cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra qua nghiên cứu đề tài này. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Về lý luận: Với nội dung và những điểm mới nêu trên, luận văn sẽ góp phần làm làm rõ hơn những khía cạnh lý luận, thực tiễn và pháp lý còn chưa sáng ỏt về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, qua đó cung ấc p luận cứ cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương và ở địa phương xem xét vận dụng để hoàn thiện khuôn khổ chính sách, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng nói riêng. 6.2. Về thực tiễn: Luận văn có thể cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho cơ quan có chức 5
- năng trong tổ chức thực thi nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ và phát triển rừng; hoặc có thể dùng làm tài liệu tham khảo học tập, nghiên cứu cho sinh viên và các đồng nghiệp quan tâm đến vấn đề này. Đề tài cũng có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo để cung cấp trong quá trình hoạch định và ban hành các văn bản dưới luật quy định về xử phạt VPHC về bảo vệ, phát triển rừng. 7. Cơ cấu của luận văn Bên cạnh mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cơ cấu gồm có 3 chương cơ bản: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Chương 2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng từ thực tiễn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam . 6
- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng Để đưa ra được cách hiểu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, trước hết cần làm rõ một số khái niệm sau: Bảo vệ và phát triển rừng là gì? Khái niệm rừng: Rừng là gì ? Rừng là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến cuộc sống con người? Định nghĩa về rừng theo Khoản 3, Điều 2 của Luật Lâm Nghiệp 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019): Rừng là một hệ sinh thái gồm các loài động vật rừng, thực vật rừng, nấm và vi sinh vật rừng, đất rừng và những yếu tố môi trường khác, trong hệ sinh thái này có thành phần chính là một hay số loài cây thân gỗ, nứa, tre, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật ở núi đất, núi đá, đất cát, đất ngập nước hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng có từ 0,3 ha trở lên; có độ tàn che từ 0,1 ha trở lên. Với khái niệm nêu trên, có thểchỉ ra các đặc điểm vốn có của rừng, đó là: Thứ nhất, rừng là một hệ sinh thái, mà ở đó có thành phần chính là những loài cây lâu năm thân gỗ có khả năng nguồn cung về gỗ và lâm sản ngoài gỗ, cùng những giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như: bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan và môi trường. Thứ hai, rừng là một thể tổng hợp những mối quan hệ tác động qua lại giữa nhiều cá thể trong quần thể, giữa những quần thể trong quần xã và có sự hài hòa thống nhất giữa chúng với môi trường hoàn cảnh trong tổng hợp ấy. 7
- Thứ ba, rừng luôn có sự cân bằng động với tính ổn định, tự điều hòa và tự tái sinh/ phục hồi để thích ứng với các biến đổi của hoàn cảnh cũng như các biến đổi về quy mô số lượng sinh vật. Sự hình thành các khả năng này là do kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài và kết quả của quy luật chọn lọc tự nhiên của mọi thành phần của rừng. Thứ tư, rừng có khả năng tự phục hồi / tái sinh và trao đổi cao. Rừng có sự cân bằng đặc trưng trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng, chúng luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi năng lượng và vật chất, đồng thời nó luôn thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và không ngừng bổ sung vào đó một số chất từ những hệ sinh thái khác. Sự vận động của quá trình này nằm trong những tác động tương hỗ tuy phức tạp nhưng chúng đem lại sự ổn định bền vững hệ sinh thái rừng. Khái niệm về bảo vệ và phát triển rừng Phát triển rừng là hoạt động trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, bị thiệt hại do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích, trữ lượng, chất lượng rừng. Bảo vệ và phát triển rừng là việc tổ chức, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, bao gồm diện tích có rừng và diện tích không có rừng đã được Nhà nước giao, cho thuê hoặc quy hoạch lâm nghiệp. Bên cạnh đó, trong hoạt động quản lý nhà nước, các chủ thể quản lý tiến hành hoạch định và ban hành chính sách, pháp luật có hiệu lực; thông qua đó sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý chính để đạt đến mục tiêu và yêu cầu bảo vệ, phát triển rừng mà Nhà nước vạch ra. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng là hoạt động đa dạng và phức tạp. Để điều khiển, chỉ đạo các hành vi xã hội trong lĩnh vực này phải đặt trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác nhằm huy động sức mạnh vật chất của cộng đồng để đạt được mục đích bảo vệ rừng của nhà nước. Quản lý nhà nước ở lĩnh vực bảo vệ rừng có các nội dung chủ yếu dưới đây: 8
- - Ban hành và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ rừng; Tổ chức hoạt động điều tra để xác định ranh giới mọi loại rừng trên thực địa và trên bản đồ; Giám sát, thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng; - Tổ chức, quản lý các hoạt động bảo vệ hệ sinh thái rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, phòng trừ các sinh vật gây hại rừng; quản lý các hoạt động kinh doanh, vận chuyển, xuất - nhập khẩu, tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất, quá cảnh động vật rừng và thực vật rừng. - Quản lý các hoạt động giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, quản lý tổ chức đăng ký sở hữu và quyền sử dụng rừng. Hợp tác quốc tế ở lĩnh vực bảo vệ rừng, bảo tồn sự đa dạng sinh học và kiểm soát hoạt động buôn bán quốc tế về những loài động thực vật rừng; - Bảo đảm những điều kiện vật chất và những cân đối khác để đảm bảo phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước ở lĩnh vực bảo vệ rừng. Ý ghĩan của hoạt động bảo vệ và phát triển rừng: - Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Nên bảo vệ rừng chính là để bảo vệ cuộc sống bền vững của con người. Rừng là khu vực tập hợp cây xanh phát triển, khi quang hợp cây xanh sẽ tiếp nhận khí CO2 và thải ra oxy nên chúng đóng vai trò rất cần thiết cho mọi quá trình hô hấp của động vật nói chung và con người nói riêng. Hệ cây xanh vốn dĩ chẳng những làm cho bầu không khí trong lành hơn mà còn giảm thiểu các tác nhân gây nên ô nhiễm môi trường. Ngoài ra rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những vậy, trồng rừng còn vì mục đích phát triển kinh tế - bởi rừng là nguồn cung quan trọng về các nguyên vật liệu phục vụ lĩnh vực xây dựng cơ bản và cho các nhà máy sản xuất giấy, các loại đồ nội thất - Bảo vệ và phát triển rừng đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển nguồn tài nguyên này. Vai trò của bảo vệ và phát triển rừng là để đảm bảo công tác phòng hộ và cân bằng giá trị sinh thái tài nguyên rừng, đảm bảo giá trị bảo tồn sự đa dạng sinh học cũng như giá trị kinh tế bền vững của tài nguyên 9
- rừng. - Với vai trò ý nghĩa to lớn của tài nguyên rừng đối với môi trường sống đã cho thấy nhiệm vụ bảo vệ rừng là cấp thiết, quan trọng. Nên yêu cầu từ phía Nhà nước phải sử dụng một cách đồng bộ và hiệu quả những công cụ chính sách pháp luật, công cụ kế hoạch và những công cụ khác trong hoạt động quản lý nhằm bảo vệ rừng. Trong hệ thống các công cụ và biện pháp nhà nước sử dụng để quản lý hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng thì pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất và không thể thiếu ở bất kỳ quốc gia nào. Vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng là gì Vi phạm hành chính, đó là một dạng vi phạm pháp luật diễn ra khá phổ biến ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nên việc làm rõ khái niệm vi phạm hành chính là quan trọng. Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “Vi phạm hành chính” được định nghĩa một cách chính thức tại Luật xử lý viphạm hành chính số 15/2012/QH2013 ngày 20 tháng 6 năm 2012 (sau đây gọi là Luật xử lý vi phạm hành chính), Khoản 1 Điều 2 của Luật này quy định: “VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC”. Vi phạm hành chính được định nghĩa trong Pháp lệnh về xử phạt vi phạm năm 1989, năm 1995, năm 2002 và được sửa đổi bổ sung năm 2007, năm 2008, cũng như đã được diễn đạt trong Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Mặc dù chúng có khác nhau về cách diễn đạt ngôn ngữ, song xét về bản chất là giống nhau. Theo đó, những dấu hiệu căn bản của vi phạm hành chính, cụ thể đó là: + Vi phạm hành chính là những hành vi trái luật, vi phạm những quy định của pháp luật; hành vi trái luật gây ra nguy hiểm cho xã hội ở mức độ thấp, chưa hoặc không đủ cấu thành tội phạm hình sự; các hành vi này đã được quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. + Vi phạm hành chính là các hành vi khách quan được thực hiện ở dạng hành động hoặc không hành động ( không phải dự định của con người hay chỉ 10
- tồn tại trong ý thức). + Chủ thể của vi phạm hành chính là các pháp nhân (tổ chức) hoặc các cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính. + Hành vi vi phạm hành chính là những hành vi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Như vậy, VPHC trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và bị xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hành vi vi phạm chủ yếu đối với lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng quy định tại Nghị định số 135/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp (sau đây gọi là Nghị định 35/2019/NĐ-CP) bao gồm: Lấn, chiếm rừng; Khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng; Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng; Vi phạm quy định về quản lý rừng bền vững; Vi phạm quy định về hồ sơ; thủ tục khai thác lâm sản có nguồn gốc hợp pháp; Vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng; Khai thác rừng trái pháp luật; Vi phạm quy định về kinh doanh giống cây lâm nghiệp; Vi phạm quy định về trồng rừng thay thế; Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng; Vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng; Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng; Phá hủy các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng; Phá rừng trái pháp luật; Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng; Vận chuyển lâm sản trái pháp luật; Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật; Vi phạm quy định về hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản. - Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng được cấu thành bởi 4 yếu tố bao gồm: Mặt chủ quan, mặt khách quan, khách thể và chủ thể. 11
- Thứ nhất, mặt chủ quan Mặt chủ quan của VPHC trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng bao gồm động cơ, các dấu hiệu lỗi, mục đích VPHC. Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của VPHC trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng là dấu hiệu lỗi (cố ý hoặc vô ý) của chủ thể vi phạm. Người thực hiện hành vi này có đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình song do vô tình hay thiếu thận trọng mà không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý); hoặc nhận thức được hành vi của mình song vẫn cố tình thực hiện (lỗi cố ý). Và một khi có đủ căn cứ xác định tình trạng chủ thể thực hiện hành vi không có khả năng nhận thức hoặc không có khả năng điều khiển hành vi, thì có thể đi đến kết luận rằng là không có xảy ra VPHC. Bên cạnh dấu hiệu bắt buộc là lỗi, trong các trường hợp khác, luật pháp cũng xác định dấu hiệu bắt buộc của một số hành vi VPHC ở lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng thông qua mục đích và động cơ hành vi ấy nhằm quyết định những hình thức và mức xử phạt cụ thể. Mục đích của VPHC ở lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng, đó là lợi ích đạt được (có thể là lợi nhuận mang lại khi có hành vi trực tiếp hay gián tiếp mà xâm hại rừng) khi thực hiện hành vi vi phạm. Ví dụ: Trong hành vi lấn chiếm đất rừng (người có hành vi dịch chuyển mốc ranh giới để chiếm giữ đất rừng, sử dụng rừng trái luật của chủ rừng khác), dấu hiệu mục đích của VPHC lúc này là để “chiếm giữ và sử dụng đất rừng trái luật của chủ rừng khác. Động cơ VPHC ở lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng đó là ý đồ đạt được lợi ích cho mình thông qua hành vi vi phạm về lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng Thứ hai, mặt khách quan Mặt khách quan của VPHC ở lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng gồm có các dấu hiệu đó là: Hành vi và tính trái pháp luật của hành vi này; hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi này gây ra; mối quan hệ nhân quả; hiện trường địa điểm, thời gian và các phương tiện sử dụng trong quá trình vi phạm. Hành vi vi phạm về lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng là hành vi trái luật, vi 12
- phạm những quy định của Nhà nước về lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng ở các hình thức không thực hiện hay thực hiện không đúng quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, xâm phạm tới khách thể vốn được luật pháp bảo vệ. Hành vi không thực hiện những quy định về bảo vệ và phát triển rừng như: Không thực hiện thủ tục giao, nhận hồ sơ, hiện trường khai thác theo quy định hiện hành của Nhà nước; Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thiết kế về phát luỗng dây leo trước khi khai thác, vệ sinh rừng sau khi khai thác và các biện pháp kỹ thuật khác bảo đảm tái sinh rừng; Không chặt những cây cong queo, sâu bệnh đã có dấu bài chặt; không tận thu hết gỗ cành ngọn, cây đổ gãy trong quá trình khai thác rừng tự nhiên theo thiết kế được duyệt; Không hoàn thổ đúng thời hạn để trồng lại rừng trên diện tích sau khai thác; không chấp hành quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng trồng; Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng; Không có phương án phòng cháy, chữa cháy và công trình phòng cháy, chữa cháy rừng; Không tổ chức thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Không tổ chức tuần tra, canh gác rừng để ngăn chặn cháy rừng tự nhiên, rừng trồng do mình quản lý. Đối với một số loại VPHC trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng cụ thể, dấu hiệu trong mặt khách quan có tính chất phức tạp, không đơn thuần chỉ là nội dung trái pháp luật trong hành vi mà còn có sự liên quan giữa các yếu tố khác. Thông thường, những yếu tố đó là: + Thời gian thực hiện hành vi vi phạm. Ví dụ: Săn bắt động vật trong mùa sinh sản, đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô, tháo nước dự trữ phòng cháy trong mùa khô hanh. + Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm. Chẳng hạn: Việc chăn nuôi thả gia súc thuộc phân khu bảo vệ của rừng đặc dụng, chăn nuôi thả gia súc trong khu vực rừng trồng mới dưới ba năm, rừng trồng dặm cây con, khu khoanh nuôi tái sinh rừng vốn đã có quyđịnh về việc cấm chăn nuôi thả gia súc. 13
- + Công cụ phương tiện vi phạm. Chẳng hạn: Phương tiện như phương tiện vận chuyển, đồ vật, công cụ được sử dụng để tiến hành hành vi VPHC, các loại tàu thủy, ca-nô, thuyền, xe cơ giới đường bộ, xe mô tô, xe thô sơ, xe đạp, súc vật và những phương tiện cơ giới khác được đưa vào rừng sử dụng nhằm vận chuyển lâm sản trái luật định, sử dụng các công cụ, phương pháp săn bắt bị cấm, đem súc vật kéo, đem các dụng cụ thủ công vào rừng nhằm khai thác và chế biến lâm khoáng sản trái phép, + Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi VPHC về quản lý và bảo vệ rừng với hậu quả mà nó gây ra cho xã hội thể hiện sự thiệt hại cho xã hội là do chính hành vi VPHC về quản lý và bảo vệ rừng gây ra. Thứ ba, chủ thể của vi phạm hành chính Chủ thể thực hiện hành vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của VPHC trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng phải là người có năng lực trách nhiệm hành chính theo quy định của Luật xử lý VPHC: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của VPHC trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Do đó, trong việc xác định người có độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi có VPHC hay không thì phải xác định cho được yếu tố lỗi về mặt chủ quan của nhóm đối tượng này. Người có hành vi vi phạm lỗi cố ý phải là những người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm trong đời sống xã hội, bị luật pháp cấm song họ vẫn cố tình thực hiện hành vi vi phạm. Người từ có đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của VPHC ở mọi trường hợp mà không phụ thuộc vào các hình thứcvề lỗi. Tổ chức có tư cách pháp nhân theo luật định là chủ thể VPHC gồm có: Các cơ quan nhà nước, những doanh nghiệp, những tổ chức xã hội, những đơn vị 14