Luận văn Xử lý vi phạm pháp luật về môi trường đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Thực trạng và giải pháp

pdf 88 trang vuhoa 24/08/2022 9400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Xử lý vi phạm pháp luật về môi trường đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_xu_ly_vi_pham_phap_luat_ve_moi_truong_doi_voi_doanh.pdf

Nội dung text: Luận văn Xử lý vi phạm pháp luật về môi trường đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Thực trạng và giải pháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ TẤN VINH XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Võ Trí Hảo TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lê Tấn Vinh – mã số học viên: 7701251129A, là học viên lớp Cao học luật Khóa 25, chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Xử lý vi phạm pháp luật về môi trường đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Thực trạng và giải pháp” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Lê Tấn Vinh
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Phân tích ROCCIPI tìm nguyên nhân vi phạm pháp luật về môi trường của doanh nghiệp 8 1.1. Quy tắc (R – Rule; quy định của pháp luật) 8 1.1.1. Giai đoạn 1993 đến 2005 8 1.1.2. Giai đoạn 2005 đến 2012 8 1.1.3. Giai đoạn 2012 đến nay 9 1.2. Cơ hội (O) 12 1.2.1. Giám sát của cơ quan quản lý nhà nước (Thanh tra chuyên ngành MT, Cảnh sát môi trường) 12 1.2.2. Giám sát phi nhà nước 13 1.3. Năng lực (C) 14 1.4. Truyền thông (nhận thức - C) 16 1.5. Lợi ích (I) 17 1.6. Quy trình (thủ tục - P) 18 1.6.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư, xây dựng 18 1.6.2. Giai đoạn khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, vận hành dự án 19 1.6.3. Các hồ sơ môi trường khác 20 1.7. Ý thức hệ, quan niệm, tư tưởng (I- Ideology) 22 Chương 2: Quy trình phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam 23 2.1. Phát hiện, xử lý VPPL về MT của DN theo quy định hành chính 23 2.1.1. Quy định của pháp luật 23 2.1.1.1. Quy trình thanh, kiểm tra theo kế hoạch 23 2.1.1.2. Quy trình thanh, kiểm tra đột xuất: 25 2.1.2 Thực tiễn tại Cà Mau 28 2.1.2.1. Đối với lực lượng Thanh tra chuyên ngành môi trường tỉnh 28 2.1.2.2. Đối với lực lượng Cảnh sát môi trường Công an trong tỉnh 28 2.1.2.3. Kết quả thực hiện 29 2.1.3. Những bất cập và giải pháp 31
  4. 2.1.3.1. Những bất cập 31 2.1.3.2. Những giải pháp 32 2.2. Phát hiện, xử lý VPPL về MT của DN theo quy định hình sự 34 2.2.1. Quy định của pháp luật 34 2.2.1.1. Trước ngày 01/7/2016 34 2.2.1.2. Sau ngày 01/7/2016 38 2.2.1.3. Mối quan hệ giữa Luật Thanh tra với Luật Hình sự 41 2.2.2. Thực tiễn tại Cà Mau 42 2.2.3. Những bất cập và giải pháp 42 2.2.3.1. Những bất cập 42 2.2.3.2. Những giải pháp 43 Chương 3: Chế tài áp dụng đối với vi phạm pháp luật về môi trường đối với doanh nghiệp 45 3.1. Các biện pháp XLHC đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT 45 3.1.1. Quy định của pháp luật 45 3.1.1.1. Đối tượng bị xử phạt VPHC 45 3.1.1.2. Các hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT 45 3.1.1.3. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT 45 3.1.1.4. Thẩm quyền xử phạt 48 3.1.2. Thực tiễn tại Cà Mau 48 3.1.3. Những bất cập và giải pháp 49 3.1.3.1 Những bất cập 49 3.1.3.2. Những giải pháp 50 3.2. Các biện pháp xử lý hình sự 51 3.2.1. Quy định của pháp luật 51 3.2.1.1. Một số quy định chung 51 3.2.1.2. Cơ sở pháp lý trong xử lý tội phạm về môi trường 53 3.2.2. Thực tiễn tại Cà Mau 60 3.2.3. Một số bất cập và giải pháp 60 3.2.3.1. Một số hạn chế, bất cập 60 3.2.3.2. Một số giải pháp 62 KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. Phụ lục 1: Thống kê số vụ VPPL về môi trường của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 – 2016. Phụ lục 2: Thống kê số vụ, số tiền xử phạt VPHC về MT; số chuyển cơ quan CSĐT, số khởi tố các DN trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 – 2016. Phụ lục 3: Thống kê nguồn tin tiếp nhận số vụ VPPL về môi trường của DN trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 – 2016. Phụ lục 4: Thống kê hành vi VPPL về môi trường bị xử lý VPHC phổ biến của DN trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 – 2016. Phụ lục 5: Thống kê 90 hồ sơ xử phạt VPHC về môi trường của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 – 2016. Phụ lục 6: Thống kê số vụ VPPL về môi trường của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 – 2016. Phụ lục 7: Thống kê nguồn tin tiếp nhận số vụ VPPL về môi trường của DN trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 – 2016. Phụ lục 8: Thống kê hành vi VPPL về MT bị xử phạt VPHC phổ biến của DN trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 – 2016. Phụ lục 9: Thống kê 18 hồ sơ xử phạt VPHC về môi trường của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 – 2016. Phụ lục 10: Công tác điều tra, xử lý các vụ VPPL về môi trường trên toàn quốc của lực lượng CS PCTP môi trường, giai đoạn 2011 – 2016. Phụ lục 11: Thống kê nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 – 2016. Phụ lục 12: Thống kê lĩnh vực kinh doanh gây ô nhiễm môi trường bị phát hiện VPHC trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 – 2016.
  6. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CSMT Cảnh sát môi trường CQĐT Cơ quan điều tra CKMT Cam kết bảo vệ môi trường DN Doanh nghiệp ĐTM Đánh giá tác động môi trường KCN Khu công nghiệp MT Môi trường VPPL Vi phạm pháp luật VPHC Vi phạm hành chính QLNN Quản lý nhà nước TTHS Tố tụng hình sự TN&MT Tài nguyên và Môi trường XLHC Xử lý hành chính XPHC Xử phạt hành chính
  7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài (1) Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật; đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại. Giữ cho MT trong lành luôn là mối quan tâm toàn cầu. Vì MT có trong sạch, lành mạnh thì con người mới có điều kiện sống tốt, mới đảm bảo được sự phát triển của xã hội. Thế nhưng, sự tác động ngày càng nhiều của con người đã gây ra những tác động xấu đến MT. Trong đó, ô nhiễm MT là vấn đề nóng, đang ngày càng diễn tiến theo chiều hướng xấu làm nảy sinh những nguy cơ hủy hoại nghiêm trọng MT. Ở nước ta, trong những năm qua, vấn đề ô nhiễm MT và VPPL về BVMT có xu hướng tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Rừng tiếp tục bị tàn phá nặng nề, khoáng sản bị khai thác bừa bãi; đất đai bị xói mòn và thoái hóa; đa dạng sinh học trên đất liền và dưới biển đều bị suy giảm; nguồn nước mặt bị ô nhiễm; nhiều đô thị và khu công nghiệp bị ô nhiễm do nước thải, khí thải, chất thải rắn; các sự cố môi trường ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất nghiêm trọng gây biến đổi khí hậu, các thảm họa hạn hán, bão lụt, động đất, sạt lỡ, lũ quét đe dọa trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển bền vững của đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người, tại một số địa phương trở thành mầm móng mất an ninh trật tự. Cà Mau là một trong 4 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy, tốc độ phát triển đô thị cũng như công nghiệp hoá trên địa bàn tỉnh những năm gần đây diễn ra rất nhanh, các khu công nghiệp, đô thị theo đó hình thành, thường nằm ở các khu vực ven sông (do Cà Mau có hệ thống sông ngòi chằng chịt). Cà Mau hiện có 03 khu, cụm công nghiệp (KCN Khánh An, KCN Hòa Trung, Cụm công nghiệp Sông Đốc) và khu kinh tế Năm Căn, chủ yếu là các công ty chế biến thủy, hải sản; trong khi đó, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, nhất là hệ thống xử lý nước thải tập trung chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Vì vậy, tình trạng ô nhiễm MT không khí, môi trường nước trên các con sông xung quang khu, cụm công nghiệp ngày càng nghiêm trọng, đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của người dân. Những năm gần đây, tình hình VPPL về môi trường của DN trên địa bàn tỉnh Cà Mau diễn biến khá phức tạp. Các DN thường sử dụng nhiều thủ đoạn rất tinh vi để
  8. 2 gây tác hại đến MT, như: Lén lút xả nước thải không qua xử lý ra môi trường vào ban đêm hoặc lắp đặt đường ống dẫn nước âm dưới đất để xả nước thải chưa xử lý ra các sông, rạch; phơi đầu, vỏ tôm bên ngoài, không có nhà phơi, sấy, để mùi hôi thối thoát ra MT gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe đến người dân sống trong khu vực1. Qua khảo sát cho thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường một số nơi trên địa bàn tỉnh Cà Mau rất nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ ô nhiễm, một số địa phương phải kể đến đó là: Thành phố Cà Mau, huyện Cái Nước, Trần Văn Thời Nguyên nhân của tình trạng trên là do tỉnh chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung tại các KCN; một số DN chỉ quan tâm đến lợi nhuận, không quan tâm đến BVMT (không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc đầu tư nhưng không sử dụng thường xuyên; đầu tư dây chuyền sản xuất lạc hậu ); công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý DN vi phạm về BVMT còn lỏng lẻo, bất cập, chưa nghiêm minh. Môi trường là vấn đề sống còn của một đất nước, của toàn nhân loại. BVMT bằng pháp luật là định hướng cơ bản của mỗi quốc gia. Xử lý VPPL về MT là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về MT nhằm duy trì trật tự kỷ cương pháp chế, góp phần phát triển bền vững đất nước. Trước sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về BVMT, như: Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của BLHS đã được Quốc hội thông qua ngày 28/12/1989, 12/8/1991, 22/12/1992, 10/5/1997, 19/6/2009; BLHS năm 2015; Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị; Luật BVMT năm 2005, 2014; Luật Xử lý VPHC năm 2012; Nghị định số 117/2009/NĐ- CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ quy định về xử lý VPPL trong lĩnh vực BVMT, 1 : Xả bẩn gây ô nhiễm; à Mau: Điêu đứng vì nhà máy xả thải trực tiếp; khu-cong-nghiep-boc-mui-hoi-thoi_71_20178_1.html:Cà Mau: Khu công nghiệp bốc mùi hôi thối; ông nước Cà Mau đang “giãy chết”
  9. 3 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 và nay là Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT, có hiệu lực từ ngày 01/02/2017 (gọi tắt là Nghị định 155) Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đánh dấu một bước phát triển của pháp luật trong xử lý các hành vi VPPL về MT của DN. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều bất cập; thực tế, nhiều vụ VPPL về MT của DN trong thời gian qua không thể xử lý hình sự2; một số quy định tại Nghị định 179 (khi Nghị định 155 chưa có hiệu lực thi hành) của Chính phủ đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong thực thi pháp luật và ảnh hưởng đến hiệu quả của việc xử lý các hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT; đồng thời, việc lùi thời gian thi hành BLHS năm 2015 càng làm cho việc xử lý các hành vi gây ô nhiễm MT hiện nay theo BLHS năm 1999 còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập. Với hai lý do cơ bản nêu trên, học viên chọn đề tài: “Xử lý VPPL về môi trường đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Thực trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sỹ luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế. 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu Tình hình VPPL về BVMT của DN trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong những năm gần đây có xu hướng diễn biến phức tạp; tính chất, mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn ngày càng tinh vi nhưng việc phát hiện ngăn chặn chưa kịp thời, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến MT sống, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đến sự phát triển bền vững của địa phương. Bên cạnh đó, việc xử lý các hành vi vi phạm về MT đối với DN còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Để làm rõ đề tài trên, tác giả đưa ra một số giả thuyết sau: 2.1. Giả thuyết nghiên cứu Các giả thuyết khoa học được sử dụng để nghiên cứu: 2 Những vụ sai phạm điển hình như Công ty TNHH Vedan xả nước thải trực tiếp xuống sông Thị Vải (Đồng Nai), Công ty sửa chữa tàu biển Huyndai-Vinashin xả chất thải rắn (hạt nix) độc hại không qua xử lý ra môi trường (Khánh Hòa), Nhà máy Miwon (Việt Trì - Phú Thọ) xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Hồng; hành vi xả nước thải độc hại ra sông Đông Điền (huyện Nhà Bè - TP. Hồ Chí Minh) của Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương; các công ty nhập chất thải phế liệu về cảng Hải Phòng, Sài Gòn và Đà Nẵng đều không bị xử lý hình sự. Các biện pháp xử phạt hành chính đối với các vụ sai phạm này đã bộc lộ những bất cập của chính sách hình sự hóa vi phạm môi trường. Trong số 11 tội danh về tội phạm môi trường trong BLHS, đến nay ở Việt Nam mới chỉ có 2 tội danh bị khởi tố điều tra và đưa ra xét xử là tội hủy hoại rừng (Điều 189) và vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm (Điều 190).
  10. 4 (1) Nguyên nhân để tình hình VPPL về MT của DN ngày càng nghiêm trọng là do quy trình phát hiện, xử lý hành chính, hình sự còn nhiều bất cập, gây khó khăn trong thực tiễn xử lý các hành vi VPPL trong lĩnh vực MT. (2) Nếu chế tài đủ mạnh thì sẽ hạn chế tình trạng VPPL về MT. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và các giả thuyết trên, học viên xác định luận văn cần trả lời 03 câu hỏi sau: (1) Nguyên nhân của tình trạng VPPL về MT là do đâu? (2) Quy trình phát hiện, xử lý VPPL về MT theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay như thế nào? Có gì bất cập? (3) Chế tài áp dụng khi có hành vi VPPL về MT theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Như thế nào? Có gì bất cập? 3. Tình hình nghiên cứu 3.1. Tình hình nghiên cứu xung quanh câu hỏi nghiên cứu thứ nhất Nghiên cứu Bộ quy tắc ROCCIPI3 (của Seidman) để tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam; nguyên nhân của tình trạng VPPL về MT của các DN trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 3.2. Tình hình nghiên cứu xung quanh câu hỏi nghiên cứu thứ hai Nghiên cứu nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về quy trình phát hiện, xử lý các hành vi VPPL về MT của DN; đối chiếu thực tiễn để phát hiện những sai sót, bất cập, khó khăn. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp. 3.3. Tình hình nghiên cứu xung quanh câu hỏi nghiên cứu thứ ba Nghiên cứu nội dung các chế tài của pháp luật hành chính, hình sự về xử lý các hành vi VPPL về MT của DN. Tìm ra những khó khăn, hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường và những vấn đề có liên quan đến môi trường, đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu như: - Nguyễn Duy Hùng (2003), “Những vi phạm pháp luật về môi trường – Giải pháp phòng, chống”, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội. 3 Giáo trình Phương pháp nghiên cứu Luật học của PGS. TS Phạm Duy Nghĩa, Khoa luật, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (An Seidman et al, Xem xét dự án luật: Cẩm nang cho các nhà lập pháp, NXB CTQG, 2004).
  11. 5 - Vũ Văn Thiết (2012), “Hoạt động phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn miền Tây Nam bộ của lực lượng cảnh sát nhân dân - Thực trạng và giải pháp”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Cần Thơ. - Vũ Đức Khiển (2013), “Giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về môi trường ở khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của lực lượng Cảnh sát nhân dân”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh. - Đỗ Văn Mạnh (2010), “Phòng chống tội phạm môi trường ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Cảnh sát nhân dân, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống về hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về MT đối với DN ở tỉnh Cà Mau. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Xử lý VPPL về MT đối với DN trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Thực trạng và giải pháp” nhằm làm rõ thực trạng hoạt động này, từ đó tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi VPPL về MT đối với DN trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Ngoài ra, học viên còn nghiên cứu một số bài báo, tạp chí trên lĩnh vực này nhưng tiếp cận ở góc độ khác hoặc phạm vi khảo sát tại địa phương khác để làm cơ sở nghiên cứu đề tài này. 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đi sâu tìm hiểu nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về BVMT; tìm hiểu thực trạng xử lý VPPL về lĩnh vực MT của DN từ năm 2011 đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau và nguyên nhân; những hạn chế, bất cập về quy trình phát hiện, chế tài xử lý các hành vi VPPL về MT đối với các DN. Trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp thiết thực góp phần hoàn thiện một số quy định pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả công tác xử lý các hành vi VPPL về MT của DN trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ cơ bản sau: (1) Phân tích ROCCIPI để tìm hiểu các quy định của pháp luật, nguyên nhân của tình trạng VPPL về MT là do đâu? (2) Quy trình phát hiện, xử lý VPPL về MT theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay như thế nào? Có gì bất cập?
  12. 6 (3) Chế tài áp dụng khi có hành vi VPPL về MT theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay ra sao? Có gì bất cập? 4.2. Đối tượng nghiên cứu Xử lý VPPLvề MT của DN trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2016 - Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Cà Mau. 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu; khung lý thuyết 5.1. Các phương pháp nghiên cứu Để phù hợp với đối tượng, mục đích nghiên cứu, tác giả đề tài sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp tổng kết thực tiễn - Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê - Phương pháp nghiên cứu tài liệu 5.2. Khung lý thuyết Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài bao gồm 03 chương: Chương 1: Phân tích ROCCIPI tìm nguyên nhân VPPL về MT của DN 1.1. Quy tắc (R – Rule; quy định của pháp luật) 1.2. Cơ hội (cơ chế giám sát) 1.3. Năng lực 1.4. Truyền thông (nhận thức) 1.5. Lợi ích 1.6. Quy trình (thủ tục) 1.7. Ý thức hệ (quan điểm) Tiểu kết chương 1 Chương 2: Quy trình phát hiện, xử lý VPPL về MT của DN theo quy định của pháp luật Việt Nam 2.1. Phát hiện, xử lý VPPL về MT của DN theo quy định hành chính 2.1.1.Quy định của pháp luật 2.1.2. Thực tiễn tại Cà Mau 2.1.3. Những bất cập và giải pháp 2.2. Phát hiện, xử lý VPPL về MT của DN theo quy định hình sự
  13. 7 2.2.1.Quy định của pháp luật 2.2.2. Thực tiễn tại Cà Mau 2.2.3. Những bất cập và giải pháp Tiểu kết chương 2 Chương 3: Chế tài áp dụng đối với VPPL về môi trường của DN 3.1. Các biện pháp xử lý hành chính 3.1.1. Quy định của pháp luật 3.1.2. Thực tiễn tại Cà Mau 3.1.3. Những bất cập và giải pháp 3.2. Các biện pháp xử lý hành sự 3.2.1. Quy định của pháp luật 3.2.2. Thực tiễn tại Cà Mau 3.2.3. Những bất cập và giải pháp Tiểu kết chương 3 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài - Những kết quả đạt được của đề tài sẽ làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về BVMT, đồng thời, góp phần bổ sung, hoàn thiện các quy định về quy trình phát hiện, xử lý và chế tài xử lý đối với các DN có hành vi VPPL về MT. - Ðề tài còn giúp lãnh đạo và cán bộ các cơ quan chuyên môn trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực MT, cán bộ, chiến sĩ làm công tác phòng, chống tội phạm về MT thuộc lực lượng Công an tỉnh Cà Mau nghiên cứu, tham khảo và vận dụng thực hiện nhiệm vụ này tại địa phương.
  14. 8 Chương 1: Phân tích ROCCIPI tìm nguyên nhân vi phạm pháp luật về môi trường của doanh nghiệp 1.1. Quy tắc (R – Rule; quy định của pháp luật) Việc BVMT có trở nên trật tự hay không trước hết phụ thuộc nội dung các quy định pháp luật về BVMT. Phân tích dưới đây nhằm đánh giá pháp luật nội dung (material law) về BVMT có bất cập nào dẫn tới tình trạng VPPL về MT của DN hay không. 1.1.1. Giai đoạn 1993 đến 2005 Trước khi Luật BVMT năm 1993 được ban hành, pháp luật nước ta hầu như chưa có quy định của pháp luật về BVMT. Luật BVMT đầu tiên đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993. Sau khi Luật BVMT năm 1993 có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 175/1994/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 hướng dẫn thi hành Luật BVMT năm 1993. Luật BVMT năm 1993 là văn bản pháp lý đầu tiên ghi nhận vấn đề VPPL về MT. Những quy định của Luật BVMT 1993 bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định các hành vi VPPL về MT. 1.1.2. Giai đoạn 2005 đến 2012 Sau gần 10 năm thực hiện, Luật BVMT năm 1993 đã bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế, như: Nhiều quy phạm còn chung chung, thiếu cụ thể và chưa rõ ràng nên việc thực thi pháp luật thấp; chưa luật hoá các chính sách lớn, quan trọng về phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ trương cải cách hành chính đòi hỏi phải đổi mới và tăng cường thể chế về BVMT4 Do vậy, ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật BVMT năm 2005. Luật BVMT năm 2005 có nhiều điểm mới, tiến bộ hơn so với Luật BVMT năm 1993. Sau đó, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định nhằm triển khai thực hiện Luật BVMT năm 2005 như: Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT năm 2005 (ngày 28/02/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 21 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80); Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 4“Giới thiệu Luật Bảo vệ môi trường năm 2005”, Nguồn: cập nhập: 10 giờ ngày 15 tháng 09 năm 2015.
  15. 9 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT, Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý VPPL trong lĩnh vực BVMT 1.1.3. Giai đoạn 2012 đến nay Qua thực tiễn thực hiện, Luật BVMT 2005 đã bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập do một số quy định chưa sát thực tế, thiếu cụ thể, chậm đi vào cuộc sống, không theo kịp yêu cầu phát triển của xã hội; cơ chế, chính sách BVMT chậm đổi mới, chưa đồng bộ 5. Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật BVMT năm 2014. Luật BVMT năm 2014 kế thừa những nội dung và cấu trúc cơ bản của Luật BVMT năm 2005; khắc phục hạn chế của những điều khoản thiếu tính thực thi; luật hóa những chủ trương, chính sách mới về BVMT; mở rộng và cụ thể hóa một số nội dung về BVMT; xử lý những trùng lặp và mâu thuẫn với các luật khác để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tạo tiền đề pháp lý để xây dựng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn xử lý các hành vi VPPL về MT. Trên cơ sở Luật BVMT năm 2014; Luật Xử lý VPHC năm 2012 (có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2013) và những bất cập, tồn tại của Nghị định số 117/2009/NĐ- CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ quy định về xử lý VPPL trong lĩnh vực BVMT (hành vi vi phạm còn chung chung và thiếu, mức phạt đối với một số hành vi chưa hợp lý, mức phạt đối với những hành vi có tính nguy hại cao còn thấp, ), ngày 14/01/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT. Mặc dù, các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật về xử lý các hành vi VPPL về MT. Tuy nhiên, do quá trình phát triển của xã hội, một số quy định pháp luật hiện hành tiếp tục tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, cụ thể: Nhiều vụ VPPL về MT trong thời gian qua không thể xử lý hình sự6; một số quy định tại Nghị định số 179 của Chính phủ đã bộc lộ nhiều điểm 5“Đề cương giới thiệu Luật Bảo vệ môi trường năm 2014”, Nguồn: cập nhật: 11 giờ ngày 15 tháng 09 năm 2015. 6 Những vụ sai phạm điển hình như Công ty TNHH Vedan xả nước thải trực tiếp xuống sông Thị Vải (Đồng Nai), Công ty sửa chữa tàu biển Huyndai-Vinashin xả chất thải rắn (hạt nix) độc hại không qua xử lý ra môi trường (Khánh Hòa), Nhà máy Miwon (Việt Trì - Phú Thọ) xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Hồng; hành vi xả nước thải độc hại ra sông Đông Điền (huyện Nhà Bè - TP. Hồ Chí Minh) của Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương; các công ty nhập chất thải phế liệu về cảng Hải Phòng, Sài Gòn và Đà Nẵng đều không bị xử lý hình sự. Các biện pháp xử phạt hành chính đối với các vụ sai phạm này đã bộc lộ những bất cập của chính sách hình sự hóa vi phạm môi trường.
  16. 10 bất hợp lý, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong thực thi pháp luật và ảnh hưởng đến hiệu quả của việc xử lý các hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT (trước khi Nghị định 155/2016/NĐ-CP có hiệu lực); đồng thời, việc lùi thời gian thi hành BLHS năm 2015 càng làm cho việc xử lý các hành vi gây ô nhiễm MT hiện nay theo BLHS năm 1999 còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT, có hiệu lực từ ngày 01/02/2017 (thay thế Nghị định 179), theo hướng tăng mức xử phạt VPHC đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT. Từ năm 2012 đến nay, thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước về BVMT, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành nhiều văn bản để triển khai, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác BVMT trên địa bàn tỉnh, cụ thể một số văn bản như: Quyết định số 1552/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 17/5/2012 của BCH Đảng bộ tỉnh về BVMT, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Cà Mau đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 1597/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc thành lập Ban chỉ đạo xử lý ONMT và Tổ kiểm tra liên ngành về BVMT (thay thế Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 10/01/2014, Quyết định số 1704/QĐ-UBND ngày 30/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh); Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 10/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc tăng cường công tác BVMT trên địa bàn tỉnh Cà Mau; kế hoạch BVMT từ năm 2011 đến năm 2016; kế hoạch, công văn triển khai thực hiện Nghị định số 179/2013/NĐ-CP, 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT Có thể nói, UBND tỉnh Cà Mau đã chủ động, kịp thời ban hành các văn bản cụ thể hóa các chính sách, pháp luật của nhà nước về BVMT, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng triển khai thực hiện có hiệu quả Luật BVMT năm 2014 và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về Trong số 11 tội danh về tội phạm môi trường trong BLHS, đến nay ở Việt Nam mới chỉ có 2 tội danh bị khởi tố điều tra và đưa ra xét xử là tội hủy hoại rừng (Điều 189) và vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm (Điều 190).
  17. 11 BVMT. Qua nghiên cứu nội dung các văn bản trên, thấy rằng, UBND tỉnh rất quan tâm chỉ đạo công tác BVMT, thể hiện qua việc triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật; Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đến năm 2020; thành lập Ban chỉ đạo xử lý ô nhiễm MT, Tổ kiểm tra liên ngành; gần đây nhất là năm 2016 ban hành Chỉ thị số 09/CT- UBND về tăng cường công tác BVMT trên địa bàn tỉnh. Đây là chỉ thị có nhiều chỉ đạo quan trọng, cụ thể về công tác BVMT, điển hình như: Khẩn trương xây dựng Đề án nâng cao năng lực công tác BVMT trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; xây dựng Quy hoạch BVMT cấp tỉnh theo quy định của Luật BVMT; tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ kiểm tra liên ngành BVMT trong công tác thanh, kiểm tra đột xuất Mặc dù triển khai các văn bản rất đầy đủ, nội dung rất phong phú, nhiều chỉ tiêu đặt ra (xây dựng các khu, cụm công nghiệp có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật BVMT hoàn chỉnh; quy hoạch cụm công nghiệp có mùi để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm mùi; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh mọi hành vi xả thải không đúng quy chuẩn kỹ thuật BVMT ); tuy nhiên, qua đối chiếu với thực tế thì hiệu quả đạt được chưa cao, VPPL về BVMT trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp. Vì vậy, để triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật nói chung, các quy định của địa phương nói riêng về BVMT, cần phải có sơ, tổng kết định kỳ, qua đó, phải phê bình, kiểm điểm nghiêm túc những địa phương làm chưa đạt chỉ tiêu, hiệu quả kém để rút kinh nghiệm chung; thực hiện kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu địa phương phải thực sự nghiêm túc, nếu không việc “đánh trống, bỏ dùi” sẽ tiếp tục diễn ra không chỉ trong lĩnh vực BVMT mà còn nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. * So sánh với chính sách của Chính phủ Nhật Bản Trong thập niên 1960, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đã làm cho Nhật Bản phải chịu những áp lực lớn về vấn đề BVMT. Tình trạng ô nhiễm MT không khí, MT nước ngày càng gia tăng. Trước thực trạng này, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành các giải pháp về cải thiện hệ thống pháp luật và thiết lập cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, để giải quyết ngay 3 vấn đề: Giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường; Giảm được chi phí kiểm soát ô nhiễm và chi phí về sức khỏe của cộng đồng; Giảm giá thành sản xuất và giảm chi phí năng lượng. Đây là tư duy mới về