Luận văn Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan - Qua thực tiễn Thành phố Hải Phòng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan - Qua thực tiễn Thành phố Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_xu_ly_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_hai_quan_qu.pdf
Nội dung text: Luận văn Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan - Qua thực tiễn Thành phố Hải Phòng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ ANH XUÂN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN - QUA THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Lý luận lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: NGƢT. GS.TS PHẠM HỒNG THÁI HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Kính đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ Anh Xuân
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy giáo, Cô giáo, Lãnh đạo, đồng nghiệp, các bạn học viên trong lớp, gia đình và các cá nhân liên quan. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Thầy giáo hướng dẫn luận văn NGƯT. GS.TS. Phạm Hồng Thái, tập thể Ban Chủ nhiệm và Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn; Cục trưởng, Lãnh đạo Cục, các đồng nghiệp tại Cục Hải quan TP Hải Phòng, Cục Điều tra Chống buôn lậu, Vụ Pháp chế, Văn phòng Tổng cục Hải quan; Lãnh đạo, công chức Đội Kiểm soát Hải quan, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Chống buôn lậu & Xử lý vi phạm nơi tôi trực tiếp công tác; Những người thân trong gia đình, những người bạn đã luôn động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi. Xin được biết ơn sâu sắc và trân trọng./. Hải phòng, ngày tháng 08 năm 2014 TÁC GIẢ Vũ Anh Xuân
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 7 1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 7 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 7 1.1.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 11 1.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 13 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 13 1.2.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 16 1.3. Thời hiệu xử phạt, thời hạn đƣợc coi là chƣa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 23 1.3.1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 23 1.3.2. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính 25 1.3.3. Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 26 1.4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 26 1.4.1. Cảnh cáo 27 1.4.2. Phạt tiền 27
- 1.4.3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn 29 1.4.4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính 29 1.4.5. Trục xuất 32 1.5. Biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng trong xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan 32 1.6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và nguyên tắc xác định thẩm quyền 35 1.6.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 35 1.6.2. Phân định thẩm quyền 37 1.7. Thủ tục xử phạt, thi hành và cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt trong lĩnh vực hải quan 40 1.7.1. Thủ tục xử phạt đơn giản 41 1.7.2. Thủ tục xử phạt có lập biên bản vi phạm hành chính 41 1.8. Trách nhiệm của thủ trƣởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 50 1.9. Kinh nghiệm một số nƣớc về xử lý vi phạm hành chính 50 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 54 2.1. Cục Hải quan TP Hải Phòng- đơn vị phát hiện, xử lý, đề xuất xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại TP Hải Phòng 54 2.2. Thực trạng Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 58 2.2.1. Thời điểm trước khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực (trước 01/07/2013 trở về trước) 58 2.2.2. Sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực 63 2.3. Thực trạng bất cập trong các quy định, chế độ chính sách liên quan tới việc xử lý vi phạm hành chính 75
- 2.3.1. Luật Hải quan- cơ sở cơ bản, chuẩn mực đánh giá sự tuân thủ các quy định trong lĩnh vực hải quan 75 2.3.2. Luật Thương mại, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại- điểm bám từ những quy định chưa chặt chẽ, đầy đủ để doanh nghiệp, người khai lợi dụng vi phạm 81 2.3.3. Liên quan các Công ước, cam kết Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết 82 2.4. Các yếu tố ảnh hƣớng, tác động tới công tác phát hiện, xử lý, đề xuất xử lý vi phạm tại Cục Hải quan TP Hải Phòng 82 2.4.1. Khó khăn 82 2.4.2. Thuận lợi 83 2.5. Thực trạng đấu tranh phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại Cục Hải quan TP Hải Phòng 86 2.5.1. Công tác chỉ đạo của Cục 86 2.5.2. Thực hiện tại Đội Kiểm soát và các Chi cục Hải quan 87 2.5.3. Thực hiện tại Phòng Chống buôn lậu & Xử lý vi phạm (đơn vị đầu mối tham mưu xử lý vi phạm) và các Phòng ban tham mưu 88 2.5.4. Kết quả phát hiện, xử lý vi phạm từ 01/01/2009 đến 31/12/2013 89 2.6. Những bất cập trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại Cục Hải quan TP Hải Phòng 90 2.6.1. Thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan từ năm 2009 đến năm 2013 90 2.6.2. Thực trạng trong nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính của cán bộ công chức, bộ phận thi hành công vụ 93 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 97 3.1. Dự báo tình hình 97
- 3.2. Các giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 99 3.2.1. Về cơ chế, chính sách 99 3.2.2. Về điều kiện vật chất và nhân lực thực hiện 101 3.2.3. Tuyên truyền, tăng cường ý thức tự giác tuân thủ pháp luật 103 3.2.4. Đảm bảo thực hiện các quy định của Luật, Nghị định 105 3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho công chức Hải quan 106 KẾT LUẬN 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TP: Thành phố UBND TP: Uỷ ban nhân dân thành phố 127/TW: 127 Trung ương
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng được xác định là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước, nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý, đảm bảo việc tuân thủ, chấp hành, triển khai nghiêm túc của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trước các quy định của Pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước khi tham gia các hoạt động, công việc liên quan. Trước các yêu cầu hội nhập, phát triển, ngày càng đòi hỏi cao tính chuyên nghiệp, tự giác trong chấp hành và tuân thủ các quy định. Thực tiễn chứng minh, khi ngành Hải quan áp dụng các phương thức quản lý hải quan hiện đại, doanh nghiệp, người khai hải quan, người có hàng xuất khẩu, nhập khẩu, các tổ chức, cá nhân nếu có sự nghiêm túc, tự giác chấp hành sẽ được hưởng lợi nhiều từ các chế độ ưu đãi. Tuy nhiên, vì lợi nhuận số lợi dụng những bất cập, kẽ hở trong cơ chế chính sách, các chế độ ưu đãi, phương thức làm thủ tục hải quan, phương thức vận chuyển đặc thù để nhập/xuất hàng không khai báo, không đúng thực tế, vận chuyển hàng cấm, hàng vi phạm các Công ước Quốc tế vv vẫn có nhiều, diễn biến phức tạp. Là thành phố có Cửa khẩu cảng biển lớn (trong chuỗi thành phố ven biển Vành đai Vịnh Bắc Bộ, được xác định là trung tâm của khu vực Vành đai kinh tế phía tây Vịnh Bắc Bộ và Vùng kinh tế Duyên hải Bắc Bộ) không chỉ phục vụ nhu cầu hàng hóa cho khu vực phía Bắc Việt Nam mà cả thị trường phía nam Trung Quốc, lưu lượng hàng hóa thông quan, chuyển cửa khẩu, làm thủ tục loại hình kinh doanh, tạm nhập tái xuất qua Hải Phòng các năm ngày một tăng cao, nhiều vụ việc lợi dụng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất hàng hóa và chế độ ưu đãi hải quan để vi phạm, trục lợi vẫn liên tục phát sinh 1
- với hành vi, thủ đoạn ngày một tinh vi để đối phó các chính sách quản lý điều hành của Nhà nước, các quy định xử lý, chế tài xử phạt. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan, làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh qua Cửa khẩu cảng Hải Phòng, ba tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình. Các năm qua Cục Hải quan TP Hải Phòng đã phát hiện nhiều vụ việc đối tượng lợi dụng làm thủ tục hàng tạm nhập tái xuất, phương thức chuyên chở hàng trong container kín để vận chuyển trái phép, đưa vào Việt Nam qua cảng Hải Phòng sản phẩm động vật hoang dã, hàng tiêu dùng với số lượng, trị giá lớn; hàng không đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật, có dấu hiệu vi phạm sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ; chất thải, chất độc hại tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vv chuyển cơ quan điều tra xem xét nhiều vụ việc. Đặc thù giải quyết nghiệp vụ thủ tục hải quan tại Cục Hải quan TP Hải Phòng liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý; khi tham gia xuất khẩu, nhập khẩu, làm thủ tục hải quan doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân phải cùng lúc tuân thủ nhiều quy định Pháp luật liên quan vv nên khi xem xét xử lý các vụ việc vi phạm, cơ quan hải quan phải nghiên cứu, đối chiếu với nhiều nguồn văn bản điều chỉnh trong khi các nội dung còn xung đột, lưỡng tính, gây khó và không đảm bảo căn cứ chắc chắn cho việc ra quyết định xử lý vẫn còn nhiều; nhiều vụ việc có dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự đã chuyển cơ quan điều tra xem xét song kết quả không đảm bảo căn cứ ra quyết định khởi tố, nhiều vụ việc đã được báo cáo, có thời gian xem xét dài song vẫn chưa thể xử lý dứt điểm do các quan điểm, đánh giá, chỉ đạo còn khác nhau vv gây nhiều khó khăn cho công tác xử lý vi phạm. Ngày 20/06/2012, Quốc hội thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, hiệu lực thi hành từ 01/07/2013 thay thế cho Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10; Chính phủ đã ban hành 2
- Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan đây là bước chuyển quan trọng trong hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, tuy nhiên việc triển khai áp dụng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Do các lý do trên học viên chọn đề tài: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan- qua thực tiễn thành phố Hải Phòng” là đề tài Luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm những năm gần đây đã một số đề tài, công trình nghiên cứu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan với mục đích, góc độ phạm vi tiếp cận khác nhau trong đó ít nhiều đề cập tới vấn đề học viên đang nghiên cứu. Các tài liệu học viên được tiếp cận gồm: - Luận văn thạc sĩ luật học: "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay" của Đặng Thanh Sơn, 2003. - Luận văn thạc sĩ luật học: "Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan và giải pháp xử lý "của Lê Nguyễn Nam Ninh, 2004. - Luận văn thạc sĩ luật học: "Hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay" của Bùi Văn Hải, 2005. - Đề tài nghiên cứu cấp ngành: "Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan đối chiếu với các cam kết quốc tế liên quan" của Viện Nghiên cứu Hải quan, 2003. - Đề tài khoa học cấp ngành: "Nghiên cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính về hải quan theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế " của Vụ Pháp chế - Tổng cục Hải quan, 2005. 3
- - Luận văn thạc sĩ luật học: “Thực hiện và đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Nam, 2008. - Luận văn thạc sĩ luật học: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan” của An Đắc Hùng, 2012. Ngoài ra, còn có một số bài viết của các cán bộ chuyên gia trong và ngoài ngành hải quan liên quan đến đề tài luận văn đã được đăng trên các tạp chí - đặc san của ngành, trên trang tin điện tử Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, một số bài viết về những vướng mắc khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở các Cục Hải quan địa phương vv Tài liệu và bài viết của các tác giả trên đã có những đóng góp đáng kể trong trong việc hoàn thiện các quy định, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính nói chung và công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng ở một số mặt. Qua tham khảo đã giúp học viên có thêm những kinh nghiệm quý để triển khai những vấn đề, nội dung chưa được đề cập, tiếp cận sâu. Nhưng tất cả các công trình nói trên chưa có công trình nào nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan qua thực tiễn thành phố Hải phòng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích nghiên cứu của Luận văn là: Làm rõ những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật, thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại thành phố Hải Phòng do Cục Hải quan TP Hải Phòng phát hiện, xử lý, đề xuất xử lý; chỉ ra những bất cập, tồn tại của pháp luật, thực tiễn hoạt động, đồng thời đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Với mục đích nói trên, Luận văn có nhiệm vụ: 4
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; Phân tích đánh giá thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan qua thực tiễn thành phố Hải Phòng, trực tiếp là Cục Hải quan TP Hải phòng; Đề xuất một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực hiện, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm hành chính, các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan - lĩnh vực, hoạt động đặc thù, các quy định liên quan khác có quy định xử lý các hành vi vi phạm do cơ quan hải quan phát hiện được trong quá trình quản lý, làm thủ tục hải quan thực tế. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại thành phố Hải Phòng, trực tiếp là tại Cục Hải quan TP Hải Phòng, những bất cập giữa lý luận và thực tiễn trước các tình hình, hành vi vi phạm phát sinh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Luận văn bao gồm những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được xác định trong giới hạn sau đây: Thứ nhất, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về xử lý vi phạm hành chính – một biện pháp cưỡng chế hành chính trên cơ sở phân tích pháp luật Việt Nam về xử lý vi phạm hành chính. Thứ hai, thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan của Cục Hải quan TP Hải Phòng trong thời gian 05 năm từ 2009 tới 2013. Thứ ba, về giải pháp, Luận văn chỉ tập trung đề xuất một số giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. 5
- 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về nhà nước và pháp luật, Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp khảo sát thực tiễn, thống kê. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu một cách khá toàn diện, đầy đủ và có hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan qua thực tiễn xử lý vi phạm hành chính tại thành phố Hải Phòng, đưa ra những giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại thành phố Hải phòng và Cục Hải quan TP Hải Phòng. 7. Ý nghĩa của Luận văn Với những kết quả của Luận văn, hi vọng rằng Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động thực tiễn của các đơn vị hải quan, công chức ngành hải quan khi xử lý vi phạm hành chính, đồng thời sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam trong về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. 8. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Chương 2. Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại thành phố Hải Phòng. Chương 3. Các giải pháp bảo đảm hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. 6
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là một loại vi phạm hành chính xẩy ra trong lĩnh vực hải quan, xâm phạm tới trật tự quản lý nhà nước về hải quan. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có đầy đủ mọi đặc điểm của vi phạm hành chính, đồng thời có những đặc điểm đặc thù riêng của nó. Xuất phát từ quan niệm chung về vi phạm hành chính đã được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/06/2012: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”[51] và đặc thù quy định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 (thay cho Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007) quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, tại khoản 2 Điều 1 quy định vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm: (i)Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan; (iii) Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; (iv) Vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là thuế); (v) Vi phạm các quy định pháp luật khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Trên cơ sở quy định có thể nhận thấy vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có những dấu hiệu sau đây: 7
- - Mặt khách quan: Mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm các dấu hiệu: hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả thiệt hại mà hành vi gây ra cho xã hội, quan hệ nhân quả, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm + Hành vi: Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật bất kỳ trước hết phải là hành vi. Hành vi có thể được thực hiện dưới hình thức hành động hoặc không hành động. + Tính trái pháp luật của hành vi: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải là hành vi trái pháp luật - vi phạm quy tắc quản lý nhà nước về hải quan. Tính trái pháp luật của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, thể hiện ở chỗ nó được thực hiện ngược với yêu cầu của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan. Nói cách khác, đó là những hành vi vi phạm những quy định pháp luật được chế định trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực hải quan bảo vệ, đó là những hành vi bị pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan cấm, hoặc không thực hiện hay thực hiện không đúng hành động mà pháp luật quản lý nhà nước về hải quan quy định. + Thời gian, địa điểm, phương tiện, phương pháp thực hiện hành vi Trong những trường hợp cần thiết, ở mặt khách quan của vi phạm hành chính cần phải xem xét cả những tình tiết khác như trên (như đối với các hành vi vận chuyển, buôn bán hàng cấm, khai gian hàng để trốn thuế). + Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải được nghị định của Chính phủ quy định là vi phạm hành chính và là hành vi phải chịu trách nhiệm hành chính. Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan bảo vệ. Khách thể là yếu tố quan trọng quy định tính chất, mức 8
- độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật. Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là trật tự quản lý nhà nước về hải quan. Nhưng trong định nghĩa về vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đã nêu ở trên đã không chỉ rõ khách thể vi phạm, mà là chỉ tính chất trái pháp luật của hành vi. Hơn nữa, quy định tính chất trái pháp luật là trái “quy tắc quản lý nhà nước” cũng chưa thật chính xác. Bởi vì, “quy tắc quản lý nhà nước” là khái niệm có thể được giải thích theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp của “quản lý nhà nước”. Hiểu theo nghĩa hẹp thì không đầy đủ, mà theo nghĩa rộng thì rất không xác định. Chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, cũng như chủ thể của vi phạm hành chính nói chung, theo pháp luật nước ta là cá nhân hoặc tổ chức. Cá nhân có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch, tổ chức có thể là tổ chức của Việt Nam, tổ chức nước ngoài, tổ chức Quốc tế. - Mặt chủ quan: Mặt chủ quan của vi phạm hành chính thể hiện ở tính chất lỗi của nó. Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm hành chính cũng như vi phạm pháp luật nói chung. Một hành vi trái pháp luật không có nghĩa đã là hành vi vi phạm pháp luật, nếu chưa xác định được lỗi, tức là yếu tố chủ quan là trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi vi phạm, tại thời điểm thực hiện hành vi và và thái độ của người đó đối với hậu quả của hành vi, lỗi có hai hình thức lỗi: cố ý và vô ý. Tóm lại, từ những phân tích trên đây có thể định nghĩa vi phạm hành chính về hải quan như sau: Vi phạm hành chính về hải quan là hành vi (hành động hay không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý, hoặc vô ý), do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính, hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội (trật tự quản lý nhà nước về hải quan) được các quy định quản 9
- lý nhà nước về hải quan (bao gồm cả thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) điều chỉnh, bảo vệ, mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan. Về nguyên tắc, một hành vi chỉ bị coi là vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan khi hành vi đó được qui định trong các văn bản pháp luật về hải quan. Pháp luật qui định hành vi nào là vi phạm hành chính về hải quan và qui định chế tài xử phạt tương ứng với hành vi nhằm phân biệt rõ ranh giới giữa hành vi vi phạm hành chính và hành vi hợp pháp, tạo điều kiện cho chủ thể xử sự theo đúng qui định của pháp luật. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là một dạng cụ thể của vi phạm hành chính xâm hại trật tự hoạt động quản lý của Nhà nước về Hải quan, gồm các nhóm hành vi vi phạm chính được Chính phủ quy định tại Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009) về quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan. Hiện tại được quy định tại các Điều từ 6- 16 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, được Bộ Tài chính quy định chi tiết tại các Điều từ 7- 14 Thông tư số 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013 quy định chi tiết thi hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, gồm: + Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan được quy định tại Luật Hải quan, các quy định liên quan; + Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan được quy định tại Luật Hải quan, các quy định liên quan; 10
- + Vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Luật Hải quan, các Luật Thuế; + Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, hành lý ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác (gọi chung là hàng hóa); vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải [6]. 1.1.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mang đầy đủ các đặc điểm chung của vi phạm hành chính nói chung, do vậy, cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng là tổng hợp những dấu hiệu đặc trưng thể hiện đầy đủ tính xâm hại cho trật tự quản lý nhà nước của một loại vi phạm hành chính và cần thiết cho việc xác định ranh giới của các loại vi phạm hành chính khác nhau. Tuy nhiên, do đặc thù của hoạt động hải quan, các vi phạm hành chính hải quan cũng có một số đặc điểm riêng có tác động nhất định đến việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm, bao gồm: Một là, vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chỉ xảy ra trong hoạt động hành chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, có liên quan, chịu nhiều tác động của các yếu tố nước ngoài: đối tượng áp dụng của pháp luật hải quan, ngoài các tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải, còn có các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Hai là, hoạt động hải quan mang tính tổng hợp, liên quan đến quy định của nhiều đạo luật điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thương mại, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, nên vi phạm hành chính về hải quan có thể do nhiều cơ quan 11
- phát hiện và cùng tham gia xử lý, có thẩm quyền xử lý (các trường hợp được quy định). Để tránh sự chồng chéo trong việc xử lý, theo quy định của Luật Hải quan về địa bàn hoạt động hải quan và các Nghị định chi tiết thì trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh để chủ động phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, chống gian lận thương mại. Ba là, vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan xâm phạm tới nhiều quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh, bảo vệ: Các vi phạm về chế độ quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, hành lý, ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hoá phẩm, bưu phẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác (gọi chung là hàng hoá); các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải, nên có liên quan đến nhiều luật hoặc các quy định chuyên ngành. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực này nhưng do tính chất vi phạm đặc thù của hành vi đó, thì có thể quy định và xử phạt trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác, hình thức, mức xử phạt quy định phải thống nhất với quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính của lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng. Trong một số trường hợp, việc phân biệt rõ giữa vi phạm hành chính hải quan và vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác là tương đối khó khăn: Ví dụ hành vi khai sai mã số, khai sai trị giá tính thuế của hàng hóa vừa có thể xử phạt theo hành vi vi phạm hành chính hải quan, vừa có thể xử phạt theo hành vi vi phạm Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tùy theo cách xác định xem đã thuần túy là vi phạm hành chính hải quan hay có mục đích trốn thuế xác định này không phải khi nào cũng dễ dàng. 12
- 1.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là một bộ phận trong pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để giữ vững trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, giữ vững trật tự pháp luật và đấu tranh có hiệu quả với những hành vi vi phạm hành chính nói chung và về hải quan nói riêng theo nguyên tắc các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, liên quan công tác nghiệp vụ hải quan đều bị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật. Xử lý vi phạm hành chính thực chất là hoạt động của cơ quan hải quan, người có thẩm quyền trong cơ quan đó nhằm xem xét, đánh giá một hành vi nào đó có phải là vi phạm hành chính về hải quan hay không, và áp dụng các hình thức xử phạt, mức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả sẽ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính (không bao gồm các biện pháp xử lý hành chính khác) đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về hải quan. Trong lĩnh vực hải quan, việc xử lý vi phạm hành chính thể hiện quyền lực Nhà nước, thực hiện sự cưỡng chế đối với các chủ thể vi phạm pháp luật hải quan, mang tính nghiệp vụ tổng hợp, nhằm thực hiện đúng các nguyên tắc trình tự theo quy định của Pháp luật, xuyên suốt trong quá trình hoạt động nghiệp vụ. Các quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là tổng thể các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan bao gồm các quy định mang tính nguyên tắc tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định quy định chi tiết thi hành xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ngoài ra còn có nhiều quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên 13
- quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như: Luật Thương mại; Luật Quản lý thuế, các Luật Thuế, Luật Tài nguyên môi trường vv Xác định đối tượng áp dụng theo từng biện pháp xử lý hành chính tương ứng trong lĩnh vực hải quan tuỳ thuộc loại đối tượng vi phạm được căn cứ quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; định danh hành vi và chế tài xử phạt trong lĩnh vực hải quan theo quy định tại Nghị định của Chính phủ. Chế độ, hình thức áp dụng đối với từng biện pháp gồm: Hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện, các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính (buộc tiêu hủy, đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất vv ). Việc áp dụng các hình thức xử phạt, mức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Xuất phát từ bản chất của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là áp dụng các chế tài hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nên xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có một số đặc điểm riêng, thể hiện ở các điểm: Thứ nhất, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật do nhiều cơ quan ban hành: Quốc hội: Nhiều quy định trong các Luật (Luật Hải quan, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, các Luật Thuế vv ) 14