Luận văn Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản qua thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín dụng

pdf 125 trang vuhoa 25/08/2022 8420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản qua thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_xu_ly_tai_san_bao_dam_tien_vay_la_bat_dong_san_qua.pdf

Nội dung text: Luận văn Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản qua thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín dụng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ NGỌC LINH XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY LÀ BẤT ĐỘNG SẢN QUA THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ NGỌC LINH XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY LÀ BẤT ĐỘNG SẢN QUA THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Am Hiểu Hà Nội – 2015 [
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Ngô Ngọc Linh
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ TÀI 7 SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY LÀ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1.1. Khái quát về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 7 dân sự 1.1.1. Khái niệm về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 7 1.1.2. Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân 10 sự 1.2. Khái quát về giao dịch bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản 12 bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của bảo đảm tiền vay 12 1.2.2. Mối quan hệ giữa hợp đồng bảo đảm tiền vay với hợp đồng 16 tín dụng 1.2.3 Khái niệm, đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 19 1.3. Khái quát về tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản 22 1.3.1. Khái niệm về bất động sản và điều kiện đối với tài sản bảo 22 đảm tiền vay là bất động sản 1.3.2. Đặc điểm của bất động sản và hệ quả đối với giao dịch bảo 27 đảm tiền vay và việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
  5. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI 32 SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY LÀ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2.1. Quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là 32 bất động sản 2.1.1. Các trường hợp xử lý 32 2.1.2. Phương thức xử lý 34 2.1.3. Thủ tục xử lý 41 2.1.4. Thanh toán tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm 44 2.2. Một số bất cập trong quy định pháp luật ảnh hƣởng đến 46 việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của các tổ chức tín dụng 2.2.1. Quy định về chủ thể hộ gia đình 47 2.2.2. Quy định về việc bên thứ ba dùng bất động sản để thế chấp 55 bảo đảm nghĩa vụ cho người khác 2.2.3. Quy định về nhà ở hình thành trong tương lai 66 2.2.4. Quy định về trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà 77 không thế chấp tài sản gắn liền với đất và ngược lại 2.2.5. Quy định về quyền nắm giữ tài sản bảo đảm là bất động sản 80 của tổ chức tín dụng Chƣơng 3:THỰC TIỄN XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN 87 VAY LÀ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 3.1. Thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản 87 tại các tổ chức tín dụng 3.1.1. Quy trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản tại 87 các tổ chức tín dụng
  6. 3.1.2. Khó khăn, vướng mắc thường gặp trong hoạt động xử lý tài 91 sản bảo đảm tiền vay là bất động sản tại các tổ chức tín dụng 3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm 96 tiền vay là bất động sản của các tổ chức tín dụng 3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo 98 đảm tiền vay là bất động sản 3.2.1. Cơ sở hoàn thiện pháp luật 98 3.2.2. Một số kiến nghị cụ thể 100 KẾT LUẬN 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự TCTD Tổ chức tín dụng
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế càng phát triển, các hoạt động tín dụng càng sôi động.Trong một nền kinh tế thị trường, vay và cho vay là một nhu cầu tất yếu. Đối với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, sự phát triển của các hoạt động tín dụng nói chung và của hoạt động vay, cho vay nói riêng lại càng nóng hơn. Trong những năm gần đây tại Việt Nam, cùng với nhu cầu vay vốn của hàng chục nghìn doanh nghiệp được thành lập mỗi năm, rất nhiều TCTD đã được thành lập.Bongbóng bất động sản vỡ đã khiến các TCTD lao đao, nợ xấu trở thành vấn đề lớn không dễ giải quyết của nền kinh tế. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống tại thời điểm tháng 4/2014 là 4,01%. Tuy nhiên, đây mới là con số nợ xấu do các TCTD báo cáo lên NHNN. Còn theo con số mới đây NHNN đưa ra là khoảng 9%, nếu tính một cách thận trọng [37]. Bên cạnh các biện pháp vĩ mô của nhà nước, các biện pháp tái cấu trúc, sáp nhập, hợp nhất, để tồn tại trong giai đoạn kinh tế khó khăn, các TCTD cũng dồn lực vào công tác xử lý nợ xấu, trong đó xử lý tài sản bảo đảmlà biện pháp chủ yếu. Trong số các tài sản bảo đảmcủa các TCTD hiện nay thì bất động sản chiếm một tỷ trọng lớn. Theo số liệu tổng kết của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Sumi Trust Nhật Bản, đến hết tháng 12/2013, dư nợ TCTD cho vay bất động sản khoảng 262.000 tỷ đồng, chiếm 8% tổng dư nợ, nhưng tài sản bảo đảm tín dụng lại chiếm khoảng 65% [36]. Do đó xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động xử lý nợ xấu của các TCTD. Tuy nhiên, thực tế công tác xử lý nợ tại các TCTD Việt Nam hiện nay 1
  9. cho thấy dường như các TCTD đang yếu thế. Có rất nhiều vướng mắc trong việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản gây khó khăn, thậm chí cản trở các TCTD thu hồi nợ. Những vướng mắc, bất cập này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ sự bất hợp tác của người vay vốn, bên bảo đảm trong thời kỳ kinh tế ảm đạm hay tính thanh khoản yếu của các tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản trong giai đoạn thị trường đang đóng băng, tuy nhiên một nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là từ sự bất cập của hệ thống pháp luật. Chính sự không phù hợp và thiếu đồng bộ của các quy định pháp luật đã gây khó khăn cho các TCTD trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản để thu hồi nợ. Thực tế cho thấy xử lý tài sản bảo đảm thường là biện pháp cuối cùng mà các TCTD áp dụng để thu hồi nợ. Với tư cách là bên cho vay, bên nhận bảo đảm, các TCTD là người bị vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, là chủ thể cần được pháp luật bảo vệ. Thế nhưng với các quy định pháp luật và việc áp dụng pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước như hiện nay lại tạo ra một cơ chế rất thuận lợi để người vay tiền và các bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ dễ dàng trốn tránh hoặc kéo dài việc thực hiện nghĩa vụ. Từ vị thế cần được bảo vệ, các TCTD dường như đang bị đối xử như người đi “ức hiếp” người vay và các bên bảo đảm. Một nguyên nhân quan trọng đã tồn tại từ lâu và còn tiếp tục ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của các TCTD nhưng lại chưa được khắc phục. Từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản qua thực tiễn hoạt động của các Tổ chức tín dụng” là đề tài luận văn của mình. Các vấn đề đưa ra trong luận văn xuất phát từ việc nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam hiện nay và tổng kết từ thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản tại các TCTD, qua đó đề xuất một số hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là 2
  10. bất động sản nhằm tạo ra một cơ chế phù hợp hơn trong vấn đề này. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của luận văn là chỉ ra những điểm vướng mắc, bất cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định pháp luật và thực tiễn các vụ việc tại các TCTD. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát như trên, luận văn cần đạt một số mục tiêu cụ thể như sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản. - Chỉ ra những vướng mắc, bất cập của pháp luật từ thực tiễn hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của các TCTD. - Đề xuất một số giải pháp tổng thể và kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản. 3. Tình hìnhnghiên cứu của đề tài: Xử lý tài sản bảo đảm nói chung và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản nói riêng là vấn đề đã được nhiều luật gia nghiên cứu, đánh giá dưới góc độ pháp lý. Có nhiều các công trình khoa học ở các cấp độ khác nhau nghiên cứu về giao dịch bảo đảm/bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.Tuy nhiên.các bài viết đăng trên các Tạp chí thường chỉ bàn về vấn đề nhỏ trong một biện pháp bảo đảm cụ thể. Chẳng hạn, bài viết: “Bàn về biện pháp bảo lãnh” của tác giả Phạm Văn Tuyết đăng trên Tạp chí Luật học số 01/1999 chỉ bàn riêng về tính liên đới về thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh; bài viết: “Về các biện pháp bảo đảm hợp đồng tín dụng” của tác giả Lê Hồng Hạnh chỉ bàn về các biện pháp Thế chấp, Cầm cố, Bảo lãnh 3
  11. trong hoạt động tín dụng; bài viết: “Bản chất các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” của tác giả Phạm Công Lạc chỉ bàn về các dấu hiệu đặc trưng của các biện pháp bảo đảm. Các công trình nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ hoặc các sách chuyên khảo, tham khảo đều nghiên cứu về các biện pháp bảo đảm cụ thể hoặc nghiên cứu chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Chẳng hạn, Luận án tiến sĩ “Những giải pháp bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại” của Nguyễn Như Minh, Trường đại học Tài chính – Kế toán, thành phố Hồ Chí Minh, 1996; Luận văn Thạc sĩ luật học với đề tài “Chế định bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng- Thực trạng và giải pháp” của học viên Trần Thu Thủy; luận văn Thạc sĩ luật học với đề tài: “Bảo đảm tiền vay ngân hàng- Thực trạng và giải pháp” của học viên Lê Thu Hiền; luận văn Thạc sĩ luật học với đề tài: “Những vấn đề pháp lý về bảo lãnh ngân hàng” của Nguyễn Thành Long, Sách chuyên khảo: “Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” Nxb Tư pháp 2005 của tác giả Nguyễn Văn Tuyến chỉ có mục nhỏ viết về bảo lãnh ngân hàng dưới góc độ hoạt động cấp tín dụng. Sách tham khảo: “Một số suy nghĩ về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong Luật Dân sự Việt Nam” Nxb trẻ TP. Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Ngọc Điện nghiên cứu chung về các biện pháp đảm bảo, Như vậy, dù có rất nhiều công trình khoa học liên quan đến đề tài mà tác giả đang nghiên cứu nhưng chưa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu riêng về vấn đề xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản tại các tổ chức tín dụng, đặc biệt là chưa có đề tài nào có sự liên hệ với thực tiễn công tác xử lý tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng. Vì thế, có thể nói rằng, đề tài mà tác giả chọn làm luận văn Thạc sĩ luật học là một đề tài mới và độc lập. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
  12. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật hiện hành và các vấn đề phát sinh từ thực tiễn hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản tại các TCTD. Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về tài sản bảo đảm tiền vay có đối tượng là bất động sản, sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này và những bất cập gây khó khăn cho các TCTD trong thực tiễn xử lý, từ đó đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Pháp luật là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc xã hội được hình thành từ một cơ sở hạ tầng nhất định, pháp luật là tấm gương phản chiếu xã hội và ngược lại, xã hội luôn là cơ sở thực tiễn của pháp luật.Vì vậy, pháp luật chỉ khả thi khi quy định của nó phù hợp với thực tiễn. Nhận thức rõ vấn đề này nên quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luôn dựa vào nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để tìm hiểu các quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản trong mối quan hệ giữa pháp luật và thực tiễn của đời sống xã hội. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp phân tích; diễn giải, quy nạp; so sánh để làm rõ các quy định của pháp luật. Mặt khác, tác giả cũng đã sử dụng phương pháp khảo sát thực tiễn hoạt động về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các TCTD để tìm ra các khó khăn, vướng mắc của các TCTD trong hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản tại các tổ chức tín dụng Việt Nam, luận văn chỉ ra được đặc điểm của tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản và hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của các tổ chức tín dụng; Chỉ ra được những vướng mắc, bất 5
  13. cập, mâu thuẫn của các quy định pháp luật về tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản hiện nay gây khó khăn cho hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của các tổ chức tín dụng. Từ đó, luận văn đưa ra một số giải pháp tổng thể và kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản nhất là trong bối cảnh Quốc hội đang thảo luận sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005 trong đó có các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng như xây dựng luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương như sau: Chương 1:Một số vấn đề lý luận về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của tổ chức tín dụng. Chương 2:Thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của tổ chức tín dụng. Chương 3:Thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản tại các tổ chức tín dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật. 6
  14. Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY LÀ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1.1. Khái quátvề các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 1.1.1. Khái niệm về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: Việc xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong giao dịch dân sự trước hết trên cơ sở sự tự giác của các bên.Nhưng trên thực tế không phải bất cứ ai tham gia giao dịch dân sự đều có thiện chí trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình.Để tạo được thế chủ động cho người có quyền trong các quan hệ nghĩa vụ được hưởng quyền dân sự, pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng, cũng như việc thực hiện nghĩa vụ. Thông qua các biện pháp này người có quyền có thể chủ động tiến hành các hành vi của mình tác động trực tiếp đến tài sản của phía bên kia nhằm làm thỏa mãn quyền lợi của mình, khi đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đó. Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một trong những chế định luật được hình thành khá sớm trong hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới.Luật cổ La Mã đã biết đến các biện pháp thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ. Trong pháp luật thực định Việt Nam không có điều khoản nào đưa ra khái niệm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Điều 318 Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định có 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: - Cầm cố tài sản: là việc một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - Thế chấp tài sản: là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản 7
  15. thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. - Đặt cọc: là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự - Ký cược:là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. - Ký quỹ: là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. - Bảo lãnh:là việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình - Tín chấp: là việc tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở bảo đảm cho cá nhân, Hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ Khi nghiên cứu về khái niệm và bản chất pháp lý của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, ở Việt Nam hiện có một vài quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một biện pháp dân sự có “tính dự phòng” nhằm thúc đẩy việc thực hiện đúng nghĩa vụ theo cam kết hoặc theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, biện pháp bảo 8
  16. đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự còn có tính bắt buộc đối với tất cả các bên trong giao dịch và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Do đó “dù xuất phát từ cơ sở nào thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng luôn mang tính chất bắt buộc như một chế tài” [24].Theo đó, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự là các biện pháp dự phòng do các chủ thể thỏa thuận để bảo đảm lợi ích của bên có quyền bằng cách cho phép bên có quyền được xử lý những tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ để khấu trừ giá trị nghĩa vụ trong trường hợp nghĩa vụ đó bị vi phạm. Quan điểm khác lại cho rằng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là loại trách nhiệm dân sự đặc biệt trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm, mức độ trách nhiệm và cả các biện pháp thực hiện, áp dụng; có thể tự mình thực hiện, áp dụng trách nhiệm đó[19]. Theo tác giả, về mặt khách quan, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là những quy định của pháp luật cho phép các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho một nghĩa vụ đó được thực hiện, đồng thời xác định và bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó. Về mặt chủ quan, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận giữa các bên, qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra. Từ những phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự như sau: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp trong đó một bên sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc sử dụng uy tín của mình (gọi là bên bảo đảm) để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của chủ thể khác (gọi là bên được bảo đảm). 9
  17. 1.1.2. Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: Từ định nghĩa trên đây chúng ta có thể rút ra các đặc trưng cơ bảncủa các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như sau: Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có mối quan hệ mang tính chất phụ thuộc vào nghĩa vụ mà nó bảo đảm và luôn gắn liền với một nghĩa vụ được bảo đảm cụ thể.Một khi xác định được nghĩa vụ cần bảo đảm là nghĩa vụ gì và cần phải được bảo đảm như thế nào thì các biện pháp bảo đảm mới được hình thành. Do đó, về nguyên tắc các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được xác lập sau hoặc đồng thời với việc xác lập nghĩa vụ đó. Thứ hai, phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại.Về nguyên tắc phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm; dù trong thực tế người có nghĩa vụ đưa ra một tài sản có giá trị lớn hơn nhiều lần giá trị của nghĩa vụ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, vì mục đích cuối cùng của việc bảo đảm đó cũng chỉ là để người mang nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi đã xác định. Thứ ba, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự có tính chất dự phòng vàchỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra. Trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm đã được thực hiện một cách đầy đủ thì không cần áp dụng biện pháp bảo đảm đó. Trong thời gian có hiệu lực của biện pháp bảo đảm, quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm vẫn thuộc về bên có nghĩa vụ nhưng quyền năng pháp lý đối với tài sản đó bị hạn chế (không được tự do chuyển nhượng ). Nếu đến hạn bên có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ 10
  18. nghĩa vụ của mình thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đó đương nhiên chấm dứt; bên có nghĩa vụ được khôi phục đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản bảo đảm: được nhận lại tài sản và đầy đủ các giấy tờ hợp pháp liên quan đến tài sản từ bên có quyền hay bên nắm giữ tài sản bảo đảm. Trong trường hợp khi đến hạn có sự vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm bị xử lý theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật (nếu không có thỏa thuận) để khấu trừ, thanh toán phần nghĩa vụ bị vi phạm. Thứ tư, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh từ sự thỏa thuận giữa các bên. Nếu như các quan hệ nghĩa vụ khác có thể phát sinh từ nhiều căn cứ khác nhau (có thể do thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật) thì các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự chỉ phát sinh trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể. Cách thức, phạm vi và toàn bộ nội dung của một biện pháp bảo đảm đều là kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên liên quan. Thứ năm, đối tượng chủ yếu của các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự là những lợi ích vật chất, tuy nhiên, cũng có biện pháp mà đối tượng là uy tín của bên bảo đảm (biện pháp bảo lãnh và biện pháp tín chấp). Nghĩa vụ cần được bảo đảm là những nghĩa vụ mang tính chất tài sản (như nghĩa vụ thanh toán tiền hay thực hiện một công việc trị giá được bằng tiền ). Theo quy luật ngang giá chi phối các quan hệ tài sản thì chỉ có lợi ích vật chất mới bù đắp được các lợi ích vật chất, do vậy, các bên trong quan hệ nghĩa vụ không thể dùng quyền nhân thân làm đối tượng của biện pháp bảo đảm. Lợi ích vật chất là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là một tài sản.Tài sản đem ra bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể là vật (vật hiện có hoặc hình thành trong tương lai), tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản.Đó có thể là động sản hoặc bất động sản nhưng những tài sản này phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, không phải là đối tượng bị tranh chấp 11
  19. về quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng.Tài sản bảo đảm phải là tài sản được phép tự do lưu thông trên thị trường. Thứ sáu, các biện pháp bảo đảm có mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của những người có nghĩa vụ, bảo vệ lợi ích cho bên có quyền một cách chắc chắn thông qua việc thỏa thuận về một tài sản dự phòng sẽ được xử lý để khấu trừ nghĩa vụ vi phạm. Thông qua việc áp dụng các biện pháp bảo đảm bên có quyền sẽ không bị rơi vào thế bị động (phụ thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ của bên đối tác) mà trở thành chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các giao dịch dân sự, thương mại đã ký kết (thông qua việc trực tiếp tác động vào tài sản bảo đảm). Các biện pháp bảo đảm được đặt ra góp phần tạo nên cơ sở pháp lý an toàn cho các chủ thể trong giao lưu dân sự, tạo điều kiện củng cố kỷ luật hợp đồng, bảo đảm sự ổn định và phát triển bình thường của các quan hệ tài sản. 1.2. Khái quát về giao dịch bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng: 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm củabảo đảm tiền vay: 1.2.1.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ nhận tiền gửi,cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Trong số các nghiệp vụ của tổ chức tín dụngthì cho vay là hình thức cấp tín dụng truyền thống và đặc trưng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Trong hoạt động cho vay, các TCTD thường đánh giá, xếp loại khách hàng. Đối với các khách hàng truyền thống, có uy tín (uy tín của khách hàng thường được TCTD đánh giá trên cơ sở có quan hệ tín dụng lâu dài, trả nợ 12
  20. đúng, đầy đủ), những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả hoặc cho vay theo chỉ định của Chính phủ, TCTD có thể cho vay không cần biện pháp bảo đảm bằng tài sản.Tuy nhiên rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay có thể phát sinh do nhiều yếu tố khác không thể đoán trước được, trong khi mục đích mà TCTD hướng tới trong hoạt động cấp tín dụng luôn là sự an toàn về vốn cho vay. Xuất phát từ thực tế trên và để bảo toàn vốn trong hoạt động cho vay, đối với các khách hàng không đáp ứng các điều kiện cho vay không có biện pháp bảo đảm, các TCTD (bên cho vay) buộc khách hàng vay phải dùng tài sản để bảo đảm việc trả nợ vay từ hợp đồng tín dụng. Đây chính là giao dịch bảo đảm tiền vay. Về mặt lý luận, theo Từ điển Luật học, bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền vay, hay gọi một cách ngắn gọn là “bảo đảm tiền vay”, được định nghĩa là biện pháp được sử dụng để bên cho vay thu hồi nợ trong trường hợp bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoàn trả tiền vay[38, tr.273]. Về mặt pháp luật thực định, khái niệm “bảo đảm tiền vay” được định nghĩa tại khoản 1 điều 2 Nghị định số 178/1999/NĐ-CPcủa Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, theo đó “Bảo đảm tiền vay là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay”.Tuy nhiên, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP đã hết hiệu lực từ ngày 27/01/2007và được thay thế bằng Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. Sau khiNghị định số 178/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành kèm theohết hiệu lực, các văn bản pháp luật hiện nay không có quy định về khái niệm “Bảo đảm tiền vay”. Cần phải khẳng định “Bảo đảm tiền vay” không phải là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng mà thực chất chỉ là biện pháp 13
  21. bảođảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của BLDS 2005 trong đó nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ hoàn trả gốc, lãi và các nghĩa vụ thanh toán khác phát sinh từ hợp đồng vay tiền.Và như đã nêu ở trên, các văn bản pháp luật thực định hiện nay cũng không còn định nghĩa và sử dụng khái niệm “bảo đảm tiền vay”. Tuy nhiên tác giả vẫn sử dụng khái niệm này như một thuật ngữ trọng tâm và xuyên suốt trong luận văn này bởi cáclý do sau: Thứ nhất, cho vay chỉ là một trong số rất nhiều hoạt động mà các TCTDhiện nay đang thực hiện,ngoài cho vay còn rất nhiều hình thức cấp tín dụng khác như bảo lãnh, chiếu khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, Trên thực tế, khi cấp tín dụng theocác hình thức khác, TCTD cũng đều yêu cầu khách hàng phải giao kết giao dịch bảo đảm để bảo đảm cho nghĩa vụ hoàn trả khoản tín dụng màTCTD đã cấp cho khách hàng. Bởi vậy,sử dụng khái niệm “bảo đảm tiền vay”, tác giả muốn giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn là các giao dịch bảo đảm của tổ chức tín dụng với khách hàng xuất phát từ nghiệp vụ cho vay mà không phải là tất cả các nghiệp vụ cấp tín dụng nói chung của TCTD. Thứ hai, tác giả muốn nhấn mạnh đến đối tượng nghiên cứu của luận văn.Trên thực tế, hợp đồng vay tiền là một giao dịch dân sự rất phổ biến, không chỉ có TCTD mới được cho vay mà hầu như tất cả các chủ thể dân sự đều có thể cho vay, tuy nhiên xét về tính thường xuyên, chuyên nghiệp và thực hiện như một nghề nghiệp thì cho vay là hoạt động đặc trưng cho TCTD. Ngoài ra, hoạt động cho vay của TCTD cũng có những nhiều khác biệt so với hợp đồng cho vay tiền trong các giao dịch dân sự thông thường.Hợp đồng cho vay tiền thông thường được điều chỉnh theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 theo đó lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Trong khi đó, với tư cách là một nghiệp vụ cấp tín dụng, hợp đồng cho vay giữa các TCTD với 14
  22. khách hàng mang tính kinh tế thị trường, chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản pháp luật chuyên ngành về hoạt động ngân hàng, trong đó lãi suất cho vay giữa các TCTD không bị giới hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.Sử dụng khái niệm này tác giả muốn nhấn mạnh đến đối tượng nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn đối với các giao dịch bảo đảm tiền vay của các TCTD. Từ những lý do trên, tác giả nhận thấy khái niệm “bảo đảm tiền vay” là thuật ngữ ngắn gọn nhưng phản ánh đúng bản chất của giao dịch giữa TCTD và bên bảo đảm là nhằm đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả tiền vay (gốc, lãi và các nghĩa vụ thanh toán khác) của bên vay cho TCTD. Tác giả cho rằng có thể định nghĩa khái niệm bảo đảm tiền vay như sau: Bảo đảm tiền vay là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự được sử dụng để bên cho vay (TCTD) thu hồi nợ trong trường hợp bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoàn trả tiền vay. 1.2.1.2. Đặc điểm của bảo đảm tiền vay: Với tư cách là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ, giao dịch bảo đảm tiền vay của TCTD có đầy đủ các dấu hiệu và thuộc tính cơ bản của biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung. Bên cạnh đó,bảo đảm tiền vay cũng có một số đặc trưng riêngnhư sau: Thứ nhất, chủ thể của giao dịch bảo đảm tiền vay luôn có một bên là tổ chức tín dụng - với tư cách là bên nhận bảo đảm (bên có quyền đòi nợ theo hợp đồng tín dụng).Do chủ thể nhận thế chấp là tổ chức tín dụng nên việc phòng tránh rủi ro tín dụng cho chủ thể này là vấn đề hết sức quan trọng, được pháp luật quan tâm đặc biệt vì mục tiêu giữ vững an toàn của hệ thống ngân hàng và đảm bảo lợi ích quốc gia. Thứ hai, nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ hoàn trả tiền vay theo hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng vay vốn. Nghĩa vụ này 15