Luận văn Xây dựng thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

pdf 100 trang vuhoa 24/08/2022 10460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Xây dựng thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_xay_dung_thu_tuc_rut_gon_trong_luat_to_tung_hinh_su.pdf

Nội dung text: Luận văn Xây dựng thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN DUY GIẢNG Xây dựng thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ HÀ NỘI, 2002
  2. TĨM TẮT Nghiên cứu về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cũng như mơ hình lý luận của thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự ở nước ta. Luận văn đưa ra một số ý tưởng về tiếp tục hồn thiện thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
  3. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 là một bước pháp điểm hố quan trọng pháp luật về tố tụng hình sự Việt Nam. Bộ luật là một cơng cụ sắc bén của nhà nước và nhân dân trong đấu tranh phịng chống tội phạm , bảo vệ chế độ Nhà nước XHCN, bảo vệ quyền tự do dân chủ, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cơng dân. Tuy nhiên, qua gần 15 năm thực hiện, trước yêu cầu đổi mới tồn diện, sâu rộng các lĩnh vực của đời sống xã hội, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm hiện nay, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam ban hành năm 1988 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Một hạn chế lớn là Bộ luật chưa cĩ quy định về thủ tục rút gọn, một loại thủ tục đặc biệt cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết nhanh chĩng, kịp thời những vụ án đơn giản, rõ ràng, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng mà vẫn đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, khơng trái với các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự. Khiếm khuyết trên của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành là một trong những nguyên nhân của tình trạng án hình sự bị tồn đọng, kéo dài quá hạn luật định với số lượng lớn trong thời gian vừa qua, làm giảm hiệu quả của hoạt động tố tụng hình sự, ảnh hưởng đến các quyền cơng dân được pháp luật bảo hộ. Cĩ một câu ngạn ngữ về pháp luật của người Mỹ là: “Justice delayed is Justice denied”(1) - Cơng lý mà chậm trễ cĩ nghĩa là cơng lý bị phủ nhận. Nhận thức được vấn đề này, Đảng ta đã chủ trương: “Nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng (2). Gần đây Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp sắp tới tiếp (1) Bary M. Hager - The Rule of law page 33 (Bản tiếng Anh) (2) Văn kiện hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TW Đảng khố VIII; NXB chính trị quốc gia , Hà nội -1997, Tr. 57 1
  4. tục yêu cầu: " Nghiên cứu để qui định và thực hiện thủ tục tố tụng rút gọn đối với những vụ án đơn giản, phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, hậu quả ít nghiêm trọng" . Đây là một nội dung quan trọng về đổi mới hoạt động của các cơ quan tư pháp và là một nhiệm vụ được đặt ra trong quá trình hồn thiện luật tố tụng hình sự Việt Nam. Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự đã được nhiều nước trên thế giới và ở nước ta trước đây áp dụng cĩ hiệu quả. Tuy loại thủ tục này khơng phải là vấn đề mới trong khoa học Luật tố tụng hình sự nhưng việc nghiên cứu nĩ trong điều kiện mới, yêu cầu mới đang là nhiệm vụ cấp bách của giới nghiên cứu nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hồn thiện Bộ luật tố tụng hình sự sắp tới. Hiện nay ở Việt Nam, các nghiên cứu về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự được cơng bố chưa cĩ nhiều. Mới cĩ một bản luận văn thạc sỹ luật học (Nguyễn Minh Quang: Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn, do TS Nguyễn Văn Tuân hướng dẫn) , nghiên cứu về một số khía cạnh của vấn đề và một số bài viết mang tính tham luận trong một khuơn khổ hạn chế (Nguyễn Đức Mai:Thủ tục rút ngắn trong TTHS; Nguyễn Quốc Việt : Xây dựng thủ tục rút gọn trong điều kiện thi hành BLHS năm 1999- Chuyên đề hội thảo Luật TTHS Việt Nam; Nguyễn Văn Hồn : Bàn thêm về thủ tục rút gọn, trong sách: Một số khuyến nghị về xây dựng BLTTHS sửa đổi của VKSTC; Trần Huy Liệu : Bàn về thủ tục rút gọn trong hoạt động TTHS của các cơ quan tư pháp nhằm gĩp phần sửa đổi , bổ sung Hiến pháp 1992- Tạp chí luật học số 5/2001; Khuất Văn Nga : Xây dựng thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi)- tạp chí Kiểm sát, 8/ 1999 ). Những vấn đề quan trọng nhất của thủ tục rút gọn cịn đang trong quá trình tranh luận chưa thống nhất, cĩ một số vấn đề chưa được đề cập . Các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng thủ tục rút gọn chưa được 2
  5. nghiên cứu, hệ thống đầy đủ trên nhiều phương diện. Trong dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) gần đây nhất đã đưa vào các quy định về thủ tục rút gọn nhưng nhiều vấn đề chưa được giải quyết thoả đáng như: phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, nội dung thủ tục rút gọn và các vấn đề liên quan khác. Vừa qua Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, trong báo cáo thẩm tra dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) cũng đề nghị “Nghiên cứu kỹ thêm những quy định về thủ tục rút gọn để vừa đảm bảo điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chĩng, kịp thời, vừa đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”( 1 ). Đề tài luận văn thạc sỹ luật học với tên gọi: “Xây dựng thủ tục rút gọn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam được thực hiện nhằm gĩp phần đáp ứng những yêu cầu cấp thiết trên đây. 2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Mục đích nghiên cứu đề tài là xây dựng cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và mơ hình lý luận của thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Để thực hiện mục đích nghiên cứu , nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là: - Một số vấn đề chung về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự; - Những địi hỏi khách quan của việc xây dựng thủ tục rút gọn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay; - Thủ tục rút gọn cần được xây dựng như thế nào trong pháp luật tố tụng hình sự của nước ta. 3 NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN Đây là luận văn thạc sỹ luật học nghiên cứu một cách cĩ hệ thống và tương đối tồn diện về thủ tục rút gọn trong TTHS ở nước ta. Nhiều vấn đề về cơ sở lý luận , cơ sở thực tiễn cũng như mơ hình lý luận của thủ tục rút gọn trong pháp luật TTHS ở nước ta hiện nay lần đầu tiên được tác giả nghiên cứu. (1 )Báo cáo thẩm tra dự án BLTTHS (sửa đổi) của UBPL Quốc hội số 211/UBPL , ngày 25/5/1999; tr 12 3
  6. Luận văn cũng đã mạnh dạn đưa ra một số ý tưởng về việc tiếp tục hồn thiện thủ tục rút gọn trong tương lai. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về nhà nước và pháp luật, nhất là các quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài này là: phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh , lơ gích( hình thức) và thống kê vv Để thực hiện đề tài, tác giả cịn tham khảo các tư liệu thực tiễn và ý kiến của các nhà chuyên mơn về tố tụng hình sự. 5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN Luận văn đã gĩp phần nhất định vào việc bổ sung và phát triển lý luận về thủ tục rút gọn trong TTHS ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu của luận văn cĩ thể được tham khảo để xây dựng thủ tục rút gọn trong quá trình hồn thiện Bộ luật tố tụng hình sự( sữa đổi) sắp tới cũng như trong giảng dạy, học tập mơn Luật tố tụng hình sự. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm cĩ 3 chương 12 mục 4
  7. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC RƯT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ. 1.1 KHÁI NIỆM THỦ TỤC RƯT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ. Tố tụng là một thuật ngữ pháp lý thuộc luật hình thức, chỉ thủ tục giải quyết các vụ việc theo trình tự tư pháp. Tố tụng hình sự được hiểu là tồn bộ hoạt động của các cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm giải quyết vụ án khách quan, kịp thời, chính xác, đúng pháp luật. Quá trình giải quyết các vụ án hình sự trải qua các giai đoạn sau: khởi tố vụ án hình sự; điều tra vụ án hình sự và truy tố; xét xử vụ án hình sự (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm tùy theo các vụ án cụ thể) và thi hành án. Mỗi giai đoạn cĩ nhiệm vụ khác nhau nhưng đều cĩ mục đích chung là đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chĩng, cơng minh, đúng pháp luật, khơng để lọt tội phạm, khơng làm oan người vơ tội. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự cĩ tư cách pháp lý khác nhau, cĩ quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án do pháp luật tố tụng hình sự quy định một cách chặt chẽ bởi cĩ đụng chạm nhiều đến quyền tự do, lợi ích của cơng dân. Trên thế giới, mỗi quốc gia cĩ pháp luật tố tụng hình sự riêng, thể hiện quan niệm, truyền thống pháp luật , văn hố và điều kiện kinh tế xã hội của từng nước. Chúng ta biết đến 4 hệ thống pháp luật phổ biến trên thế giới là: Hệ thống án lệ (Common law); hệ thống luật Châu âu lục địa; hệ thống luật Xã hội chủ nghĩa; hệ thống luật Tơn giáo. Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự trên thế giới người ta nhận thấy các nước dù thuộc cùng một truyền thống pháp luật thì các quy định về luật tố tụng hình sự cũng cĩ nhiều điểm rất khác nhau. Tuy 5
  8. nhiên, khái quát lại cĩ hai mơ hình tố tụng hình sự phổ biến là mơ hình kiểm sốt tội phạm và mơ hình tố tụng cơng bằng. Mơ hình kiểm sốt tội phạm nhấn mạnh tính hiệu quả của hoạt động tố tụng hình sự. Mơ hình này coi chức năng quan trọng nhất của tố tụng hình sự là trấn áp các hành vi phạm tội nhằm đảm bảo tự do, bảo đảm sự an tồn về thân thể và tài sản cho mọi cơng dân cũng như các lợi ích của nhà nước. Do vậy các hoạt động tố tụng hình sự phải được tiến hành nhanh chĩng, dứt khốt và khơng cĩ thủ tục nào mang tính hình thức làm cản trở hoạt động tố tụng. Nếu một người bị bắt nhưng khơng phạm tội sẽ được giải quyết trả tự do ngay từ giai đoạn đầu của tố tụng trong khi người phạm tội phải được xử lý nhanh chĩng và chắc chắn. Chính vì vậy, trong mơ hình kiểm sốt tội phạm, giai đoạn điều tra ban đầu được coi là cực kỳ quan trọng. Ngược lại, mơ hình tố tụng cơng bằng được xây dựng trên quan điểm tơn trọng các quyền của cá nhân và hạn chế quyền lực của cơ quan, người tiến hành tố tụng nên nhấn mạnh một quy trình tìm kiếm bằng chứng mang nặng tính hình thức thơng qua tranh tụng. Hoạt động tố tụng dựa trên mơ hình này do vậy, được tiến hành chậm và thiếu dứt khốt nên hạn chế khả năng kiểm sốt tội phạm. Cĩ một số quan điểm nhìn nhận các giá trị của mơ hình kiểm sốt tội phạm và mơ hình tố tụng cơng bằng là trái ngược nhau. Thực ra cả hai mơ hình đều hướng tới bảo vệ quyền tự do của con người nhưng với một quan điểm và cách thức khác nhau. Mơ hình kiểm sốt tội phạm muốn đạt được mục tiêu đĩ bằng cách đề cao tự do của mọi người trên cơ sở trấn áp tội phạm một cách cĩ hiệu quả nhất. Mơ hình tố tụng cơng bằng, ngược lại, nhấn mạnh việc hạn chế cĩ hiệu quả sự can thiệp của cơ quan, người tiến hành tố tụng vào tự do cá nhân của người bị tình nghi, người phạm tội. Mỗi mơ hình nhấn mạnh cái mà mơ hình kia thiếu hụt, tuy nhiên khơng thể và cũng khơng nên kết luận mơ 6
  9. hình nào là tốt hơn cả. Chính vì vậy các quốc gia cĩ xu hướng tự tìm kiếm cho mình một sự cân bằng giữa hai mơ hình nĩi trên. Một vấn đề đáng chú ý là trong pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước theo các mơ hình tố tụng khác nhau, cĩ truyền thống pháp luật và điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau đều cĩ một số quy định về thủ tục rút gọn, một loại thủ tục được coi là cĩ tác dụng tăng cường tính hiệu quả của hoạt động TTHS. Điều này cho thấy những giá trị của thủ tục rút gọn đã được thừa nhận một cách phổ biến và khơng ảnh hưởng đến các nguyên tắc mà các mơ hình tố tụng khác nhau theo đuổi. Thủ tục rút gọn (summary procedure or briefed proceedings) trong tố tụng hình sự là một dạng thủ tục tố tụng đặc biệt. Thuật ngữ “thủ tục rút gọn” thực ra cũng mang tính ước lệ. Một số thuật ngữ khác như: “thủ tục rút ngắn”, “thủ tục giản lược” cũng được sử dụng với nghĩa tương tự. Trong pháp luật tố tụng hình sự một số nước tuy khơng sử dụng các thuật ngữ nĩi trên nhưng cĩ một số quy định mà về bản chất là áp dụng thủ tục rút gọn (như thủ tục thoả thuận thú tội). Thủ tục rút gọn hiểu theo nghĩa chung nhất là việc giảm bớt một số thủ tục tố tụng so với thủ tục bình thường (như giảm bớt một số khâu cơng việc, một số thủ tục giấy tờ, giảm bớt thành phần người tiến hành và tham gia tố tụng ). Phạm vi áp dụng thường là các vụ án về tội ít nghiêm trọng, chứng cứ rõ ràng, cĩ chế tài nhẹ. Tuy vậy phạm vi, điều kiện, mức độ áp dụng thủ tục rút gọn khơng giống nhau ở mỗi nước. Thường ở các nước việc áp dụng thủ tục rút gọn chủ yếu tập trung ở khâu xét xử. Việc đưa ra một định nghĩa chung về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự gặp khĩ khăn do sự khác biệt về nội dung áp dụng thủ tục rút gọn của các nước trên thế giới. Tuy vậy , qua nghiên cứu thủ tục rút gọn trong pháp luật TTHS của các nước và của nước ta trong lịch sử, cĩ thể định nghĩa thủ tục rút gọn trong TTHS như sau: Thủ tục rút gọn 7
  10. trong tố tụng hình sự là một loại thủ tục đã được giản lược so với thủ tục bình thường nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự, nhằm giải quyết nhanh chĩng, kịp thời và hiệu quả các vụ án hình sự trong phạm vi và điều kiện do pháp luật qui định. Mục đích của việc áp dụng thủ tục rút gọn là nhằm giải quyết nhanh chĩng, kịp thời một số loại án, qua đĩ tiết kiệm được thời gian, cơng sức, kinh phí cho các cơ quan tiến hành tố tụng và cho cả người tham gia tố tụng (nhất là bị can, bị cáo). Nhờ đĩ các cơ quan tiến hành tố tụng cĩ thêm điều kiện để giải quyết các vụ án phức tạp, nghiêm trọng. Hệ quả là tốc độ xử lý án của tồn bộ hoạt động tố tụng hình sự được nâng cao, hiệu quả đấu tranh phịng chống tội phạm được tăng cường, pháp chế trong hoạt động tố tụng hình sự và các quyền , lợi ích hợp pháp của cơng dân được đảm bảo tốt hơn. Bên cạnh ý nghĩa tích cực nêu trên, thủ tục rút gọn cũng tiềm ẩn một số hạn chế ở chừng mực nhất định. Do hạn chế về thời gian và việc rút gọn một số thủ tục nên điều kiện để bị can, bị cáo thực hiện các quyền tố tụng ít nhiều bị hạn chế so với thủ tục thơng thường. Chúng ta cần nhận rõ điều này để việc nghiên cứu xây dựng và áp dụng thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hình sự phát huy được tối đa mặt tích cực và giảm thiểu mặt hạn chế cĩ thể phát sinh. 1.2 THỦ TỤC RƯT GỌN VỚI CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ. 1.2.1 Thủ tục rút gọn với các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự. “Nguyên tắc”được hiểu là “điều cơ bản định ra nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm” (1). Theo đĩ, những nguyên tắc chung của tố tụng hình sự cĩ thể hiểu là những tư tưởng chỉ đạo, chi phối tồn bộ hay một số giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự. (1) Từ điển tiếng Việt. . Trung tâm từ điển học Hà nội Việt nam -NXB Khoa học xã hội 1994 - Tr 672. 8
  11. Về phương diện cơ sở lý luận, việc làm sáng tỏ mối quan hệ giữa áp dụng thủ tục rút gọn với việc đảm bảo các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự là rất quan trọng. Thủ tục tố tụng dù là thủ tục đặc biệt hay thủ tục thơng thường đều khơng được trái với các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự. Do vậy nếu việc xây dựng thủ tục rút gọn cĩ sự xung đột nào đĩ với các nguyên tắc TTHS hiện hành thì cần được giải quyết thoả đáng. Dưới đây chúng tơi nghiên cứu, xem xét mối quan hệ giữa việc áp dụng thủ tục rút gọn với việc đảm bảo các nguyên tắc chung của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Thủ tục rút gọn với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc pháp chế XHCN là nguyên tắc pháp lý cơ bản, chung nhất mà bất cứ hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cơng dân nào trong đĩ cĩ hoạt động tố tụng hình sự phải tuân thủ . Hiến pháp nước ta khảng định : Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và khơng ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Pháp chế xã hội chủ nghĩa được hiểu là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đĩ tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, nhân viên của cơ quan, tổ chức đĩ và mọi cơng dân đều phải tơn trọng và thực hiện pháp luật một cách triệt để và thống nhất. Để thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa địi hỏi: a) Nhà nước phải cĩ một hệ thống pháp luật hồn thiện, phù hợp với yêu cầu điều chỉnh xã hội, phù hợp với cuộc sống luơn vận động phát triển; b) Mọi cơng dân phải hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành pháp luật; c) Các cơ quan cĩ trách nhiệm, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng phải phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm, tội phạm, qua đĩ giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật cho nhân dân. Trong hoạt động tố tụng hình sự, nội dung của nguyên tắc pháp chế XHCN là mỗi hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án, 9
  12. của những người tiến hành và tham gia tố tụng phải theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Thực hiện tốt nguyên tắc này là cơ sở để thực hiện tốt các nguyên tắc khác trong tố tụng hình sự. Bản chất của thủ tục rút gọn là việc giảm bớt một số thủ tục khơng cần thiết, áp dụng đối với loại án ít nghiêm trọng và đủ điều kiện nhằm đẩy nhanh tốc độ giải quyết án. Áp dụng thủ tục rút gọn, do đĩ là giải pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng vi phạm thời hạn giải quyết án, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Tồn bộ các vấn đề như: phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, nội dung thủ tục rút gọn và những vấn đề liên quan khác đều được pháp luật tố tụng hình sự quy định chặt chẽ, nhất quán. Như vậy thủ tục rút gọn khơng mâu thuẫn với nguyên tắc pháp chế XHCN, khơng những vậy, nĩ cịn gĩp phần đảm bảo tốt hơn các yêu cầu của nguyên tắc pháp chế XHCN. - Thủ tục rút gọn với nguyên tắc tơn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của cơng dân. Nguyên tắc tơn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của cơng dân được Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật, trong đĩ cĩ Bộ luật TTHS ghi nhận. Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của Luật tố tụng hình sự là sử dụng quyền uy. Trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, mọi quyết định, yêu cầu của cơ quan, người tiến hành tố tụng cĩ tính chất bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân liên quan. Chính vì vậy, tính cưỡng chế trong pháp luật tố tụng hình sự rất cao. Các biện pháp cưỡng chế trong quá trình tiến hành tố tụng thể hiện ở nhiều cấp độ và theo những mục đích khác nhau như : Các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp bảo đảm cho việc thu nhập chứng cứ, các biện pháp bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Thủ tục rút gọn thơng thường chỉ áp dụng đối với vụ án về tội ít nghiêm trọng, đơn giản, rõ ràng và đặc biệt là bị can, bị cáo nhận tội, đồng ý áp dụng 10
  13. cho nên các biện pháp cưỡng chế tố tụng sẽ ít áp dụng đối với các vụ án cĩ áp dụng thủ tục rút gọn. Việc thực hiện nguyên tắc tơn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của cơng dân cĩ 2 phương diện là: Thứ nhất, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tơn trọng, khơng được hạn chế hoặc xâm phạm một cách trái pháp luật các quyền cơ bản của cơng dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Thứ hai là, mọi hành vi hạn chế hoặc xâm phạm trái pháp luật các quyền cơ bản của cơng dân đều phải được xử lý nghiêm minh. Ở khía cạnh thứ nhất, việc giải quyết các vụ án theo thủ tục rút gọn với thời gian ngắn hơn cĩ thể ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Tuy nhiên khi áp dụng thủ tục này cĩ thể quy định cho phép luật sư, người bào chữa cho bị can, bị cáo được tham gia tố tụng sớm hơn so với thủ tục thơng thường. Hơn nữa, nội dung bào chữa trong các vụ án đơn giản, rõ ràng thường khơng thiên về chứng cứ cĩ tội hay khơng cĩ tội mà chủ yếu là về đường lối xử lý, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng thủ tục rút gọn trong nhiều trường hợp cĩ tác dụng tích cực trong việc đảm bảo các quyền lợi của bị can, bị cáo (chẳng hạn bị can, bị cáo khơng bị tạm giam dài ngày, khơng bị xử lý quá hạn luật quy định; việc bị can, bị cáo cĩ tội hay khơng được xác định kịp thời, khơng để tình trạng người vơ tội bị làm oan lâu ngày mới được minh oan). Ở khía cạnh thứ hai, xét ở phạm vi bảo vệ các quyền cơ bản của mọi cơng dân trong xã hội thì việc giải quyết nhanh chĩng các vụ án chính là nhằm bảo vệ kịp thời, cĩ hiệu quả các quyền và lợi ích và hợp pháp của cơng dân bị tội phạm xâm hại. Như vậy, việc áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự sẽ gĩp phần đảm bảo tốt hơn nguyên tắc tơn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của cơng dân. 11
  14. Một vấn đề nữa cần xem xét là việc áp dụng thủ tục rút gọn khơng ảnh hưởng đến tính chính xác, khách quan trong giải quyết vụ án, và do vậy khơng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Đây chính là yêu cầu cao nhất trong xây dựng thủ tục rút gọn ở các nước khác nhau. Vì vậy, cĩ thể nĩi thủ tục rút gọn tuy cĩ hạn chế đến việc thực hiện quyền tố tụng của người tham gia tố tụng ở mức độ nhất định nhưng khơng vì thế mà ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án nên vẫn đảm bảo tơn trọng các quyền cơ bản của cơng dân. - Thủ tục rút gọn với nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật. Điều 52 Hiến pháp nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Điều 4, Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật khơng phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật”. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật trong pháp luật tố tụng hình sự được thể hiện trên các khía cạnh: + Mọi cơng dân khi phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật theo đúng tội danh, mức hình phạt tương ứng đã được Bộ luật hình sự quy định, khơng bị phân biệt đối xử vì bất cứ lý do giới tính, tơn giáo, thành phần, địa vị xã hội. + Mọi cơng dân, nếu phạm tội đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật trong việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, khơng cĩ sự ưu tiên hay hạn chế đối với bất kỳ bị can, bị cáo nào với bất cứ lý do gì. 12
  15. + Mọi cơng dân khi tham gia tố tụng với tư cách khác nhau đều được hưởng những quyền và thực hiện nghĩa vụ do Bộ luật tố tụng hình sự quy định đối với từng loại người tham gia tố tụng cụ thể đĩ. Thủ tục rút gọn khi đã được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự thì khơng phải là quy định riêng cho tầng lớp người nào. Bất kỳ cơng dân nào khi bị phạm tội thuộc phạm vi, điều kiện do pháp luật tố tụng hình sự quy định thuộc trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn đều được xử lý theo thủ tục này . Bình đẳng trong tố tụng hình sự, như đã nêu trên, khơng phải là mọi người đều được đối xử như nhau mà là bình đẳng theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy, thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự khơng mâu thuẫn với nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật. Mặt khác, nguyên tắc này cũng yêu cầu việc xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự phải đảm bảo sự bình đẳng của mọi cơng dân cho dù họ bị xử lý theo thủ tục rút gọn hay thủ tục thơng thường. - Thủ tục rút gọn với nguyên tắc xác định sự thật của vụ án. Trong giải quyết vụ án hình sự, việc xác định sự thật của vụ án được thực hiện thơng qua một quá trình chứng minh: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo cĩ quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội”. (1) Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án) phải áp dụng mọi biện pháp được pháp luật quy định để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, tồn diện, đầy đủ. Qua đĩ phát hiện chính xác, nhanh chĩng và xử lý cơng minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, khơng để lọt tội phạm, khơng làm oan cho người vơ tội. Trách nhiệm chứng minh tội phạm trong tố tụng hình sự khơng phải chỉ là chứng minh sự cĩ tội của bị can, bị cáo mà phải thu thập cả những chứng cứ gở tội cho họ ,chứng minh cả những vấn (1) Điều 11 Bộ luật TTHS Việt nam. 13
  16. đề liên quan đến sự kiện phạm tội, nhân thân người phạm tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo; tính chất, mức độ phạm tội của họ; nguyên nhân và hậu quả của tội phạm, nhằm xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đạt hiệu quả phịng chống tội phạm cao. Thủ tục rút gọn được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng, do vậy tuy thời gian điều tra, truy tố, xét xử nhanh nhưng vẫn đủ để các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập đầy đủ, tồn diện các chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội và tất cả các tình tiết cĩ ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. Bản chất của thủ tục rút gọn là loại bỏ những thủ tục khơng cần thiết đối với việc giải quyết một số vụ án thuộc loại hình sự nhỏ, đơn giản, rõ ràng nên khơng ảnh hưởng đến nguyên tắc xác định sự thật của vụ án. Trong trường hợp xét thấy vụ án cĩ những tình tiết phức tạp, chứng cứ khơng rõ ràng thì pháp luật cĩ quy định buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải huỷ bỏ việc áp dụng thủ tục rút gọn, chuyển sang thủ tục áp dụng bình thường nhằm bảo đảm điều kiện chứng minh sự thật khách quan của vụ án. - Thủ tục rút gọn với nguyên tắc suy đốn vơ tội. Nội dung của nguyên tắc suy đốn vơ tội là một người chỉ bị coi là cĩ tội khi cĩ bản án kết tội của Tồ án đã cĩ hiệu lực pháp luật. Nguyên tắc suy đốn vơ tội trong tố tụng hình sự ra đời rất sớm và là một bước tiến bộ vượt bậc trong lịch sử phát triển của khoa học Luật tố tụng hình sự trên thế giới. Lần đầu tiên nguyên tắc này được Trêzaree Bêcaria nêu ra năm 1974 trong sách “Tội phạm và hình phạt”: Khơng ai cĩ thể bị coi là kẻ phạm tội khi cịn chưa cĩ bản án kết tội và xã hội khơng thể tước của bị can sự bảo hộ của mình trước khi quyết định rằng anh ta đã vi phạm những điều kiện mà sự tuân thủ chúng anh ta được đảm bảo sự bảo hộ đĩ (1 ). Nguyên tắc suy (1) Xin xem: Trường đại học luật Hà Nội- Những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự Việt Nam, tr 70 14
  17. đốn vơ tội sau đĩ đã được ghi nhận trong bản Tuyên ngơn nhân quyền năm 1789 của Mỹ. Theo đĩ “Những người bị buộc tội hình sự - và những đối tượng bao gồm cơng dân các nước thù địch bị buộc tội làm gián điệp, đảo chính và những hoạt động nguy hiểm khác - đều cĩ quyền tự bảo vệ và theo hệ thống pháp luật Mỹ, được coi là vơ tội cho tới khi bị chứng minh là phạm tội” ( 2). Và tại điều 11, tuyên ngơn chung về quyền con người được Liên hiệp quốc thơng qua ngày 10/12/1948 cũng quy định “Mỗi một người bị buộc tội trong việc thực hiện hành vi phạm tội cĩ quyền được coi là khơng cĩ tội cho đến khi sự cĩ tội của anh ta cịn chưa được xác định theo một thủ tục pháp luật bằng con đường xét xử cơng khai mà trong đĩ anh ta được đảm bảo mọi khả năng tự vệ”. Về mặt hình thức, cĩ vẻ như trong thủ tục rút gọn ngay từ đầu các cơ quan, người tiến hành tố tụng đã xác định bị can, bị cáo đã phạm tội và quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Thực ra, nguyên tắc suy đốn vơ tội cĩ nội dung: a) Chỉ được áp dụng hình phạt đối với một người khi đã cĩ bản án cĩ hiệu lực pháp luật của Tồ án kết tội và buộc phải chịu hình phạt; b) Trước khi bị kết tội bằng một bản án cĩ hiệu lực pháp luật của Tồ án thì khơng được đối xử với bị can, bị cáo như những người phạm tội; c) Quá trình chứng minh tội phạm , người phạm tội phải đảm bảo tính khách quan, phải thu thập đầy đủ cả chứng cứ gỡ tội cho bị can, bị cáo; d) Việc chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo cĩ quyền nhưng khơng cĩ nghĩa vụ chứng minh là mình vơ tội . Thủ tục rút gọn, như đã nêu ở các phần trên khơng cĩ điểm nào mâu thuẫn với nguyên tắc suy đốn vơ tội. Tuy nhiên, cần hiểu rằng nguyên tắc suy đốn vơ tội khơng loại trừ niềm tin nội tâm của người tiến hành tố tụng, điều mà pháp luật hiện hành đã tính đến ( 1). Dựa trên (2 ) Richard C.Sdhroeder - Khái quát về chính quyền Mỹ (An Outline Of American Government) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà nội 1999 - Tr 37 (Tài liệu dịch). (1) Xin xem điều 50 Bộ luật TTHS Việt Nam 15
  18. những chứng cứ khách quan, rõ ràng, đối với các trường hợp phạm tội đơn giản, thuộc loại ít nghiêm trọng, cơ quan, người tiến hành tố tụng quyết định áp dụng thủ tục rút gọn khơng phải là “suy đốn cĩ tội”. Bởi vì quá trình chứng minh vẫn được thực hiện đảm bảo khách quan và trước khi cĩ bản án kết tội cĩ hiệu lực pháp luật của Tịa án thì bị can, bị cáo khơng bị đối xử như người cĩ tội. - Thủ tục rút gọn với nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo đã sớm được ghi nhận trong pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Tại điều 5, sắc lệnh số 33c ngày13/9/1945 của Chủ tịch nước về việc thành lập Tồ án Quân sự đã cĩ quy định “Bị cáo cĩ thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bênh vực cho họ”. Điều 67, Hiến pháp 1946 cũng ghi nhận: “Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”. Cùng với sự phát triển của pháp luật tố tụng hình sự nước ta, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ngày càng được hồn thiện. Điều 12, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định đầy đủ hơn về quyền bào chữa của bị can, bị cáo: “Bị can, bị cáo cĩ quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án cĩ nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ”. Hiến pháp 1992, tại điều 132 tiếp tục khẳng định “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được đảm bảo”. Như vậy, nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là một nguyên tắc Hiến định, nĩ địi hỏi khơng chỉ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án phải đảm bảo cho bị can, bị cáo thực hiện quyền này trong quá trình 16
  19. giải quyết vụ án mà cịn phải được thể hiện đầy đủ trong các chế định pháp luật cĩ liên quan. So với thủ tục thơng thường, quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong thủ tục rút gọn vẫn được đảm bảo đầy đủ. Vấn đề đặt ra là, trong thủ tục rút gọn thời gian tiến hành tố tụng ngắn hơn thì khả năng thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo cĩ bị hạn chế khơng ? Vì đây là loại án đơn giản, chứng cứ rõ ràng, thuộc loại ít nghiêm trọng nên yêu cầu về thời gian để chuẩn bị cho việc bào chữa rõ ràng là khơng cần dài như đối với các trường hợp phạm tội phức tạp, nghiêm trọng. Hơn nữa, quyền bào chữa của bị can, bị cáo sẽ được đảm bảo tốt hơn khi chúng ta quy định bị can, bị cáo cĩ quyền lựa chọn hoặc từ chối áp dụng thủ tục rút gọn, bởi trong việc lựa chọn này họ đã xác định được cĩ cần hay khơng cần nhiều thời gian cho việc bào chữa. Đồng thời, để đảm bảo tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn cần cĩ quy định để người bào chữa được tham gia tố tụng sớm hơn so với thủ tục bình thường. - Thủ tục rút gọn với nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đã được khẳng định trong lịch sử phát triển của pháp luật tố tụng hình sự nước ta qua các thời kỳ. Tại sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành đã quy định: “ Mỗi thẩm phán quyết định theo pháp luật và lương tâm của mình khơng quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào cơng việc xử án”. Hiến pháp 1946 tại điều 69 quy định: " Trong khi xét xử các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác khơng được can thiệp". Các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 tiếp tục khẳng định nguyên tắc này với mức độ ngày càng đầy đủ, hồn thiện hơn 17