Luận văn Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-2015, tầm nhìn đến 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-2015, tầm nhìn đến 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_xay_dung_chien_luoc_phat_trien_du_lich_sinh_thai_ti.pdf
Nội dung text: Luận văn Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-2015, tầm nhìn đến 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ___ TRẦN VŨ HOÀI HẠ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2008-2015, TẦM NHÌN ĐẾN 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HCM – Năm 2008
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ___ TRẦN VŨ HOÀI HẠ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2008-2015, TẦM NHÌN ĐẾN 2020 Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển Mã số : 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TRẦN VĂN THÔNG TP.HCM – Năm 2008
- MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình, biểu Danh mục phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Nội dung nghiên cứu 1 4. Phương pháp nghiên cứu 1 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch 4 1.1.1 Tài nguyên du lịch sinh thái 4 1.1.1.1. Khái niệm 4 1.1.1.2. Hệ sinh thái 6 1.1.1.3. Đa dạng sinh học 6 1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch 7 1.1.3. Các loại hình du lịch 7 1.1.3.1. Du lịch sinh thái 7 1.1.3.2. Du lịch văn hóa 8 1.1.3.3. Khái niệm về sản phẩm du lịch 8 1.1.3.4. Khái niệm về chiến lược du lịch 9
- 1.2. Du lịch sinh thái 9 1.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái 9 1.2.2. Khái niệm về quy hoạch du lịch sinh thái 13 1.2.3. Các tiêu chuẩn quy hoạch du lịch sinh thái 14 1.2.3.1. Hệ sinh thái 14 1.2.3.2. Hiệu quả 15 1.2.3.3. Bản sắc văn hóa 15 1.2.3.4. Công bằng 15 1.2.3.5. Cộng đồng 15 1.2.3.6. Cân bằng 15 1.2.3.7. Phát triển 16 1.2.4. Khái niệm về vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu lịch sử-văn hóa-môi trường và miệt vườn 16 1.2.4.1. Vườn Quốc gia 16 1.2.4.2. Khu bảo tồn thiên nhiên 16 1.2.4.3. Khu rừng lịch sử - văn hóa – môi trường 17 1.2.4.4. Miệt vườn 17 1.2.5. Các yêu cầu của quy hoạch du lịch sinh thái 17 1.2.5.1. Yêu cầu về yếu tố sinh thái 17 1.2.5.2. Yêu cầu về thẩm mỹ sinh thái 17 1.2.5.3. Yêu cầu về kinh tế 18 1.2.5.4. Yêu cầu về xã hội 18 1.2.6. Các nguyên tắc quy hoạch du lịch sinh thái 18
- 1.2.6.1. Nguyên tắc hòa nhập 18 1.2.6.2. Nguyên tắc quy mô 18 1.2.7. Khách du lịch sinh thái 20 1.2.8. Phát triển du lịch sinh thái bền vững 21 1.2.9. Chiến lược phát triển du lịch sinh thái 22 1.2.9.1. Chiến lược sản phẩm 22 1.2.9.2. Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ 22 1.2.9.3. Chiến lược về giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên DL 22 1.2.9.4. Chiến lược đầu tư phát triển 22 1.2.9.5. Chiến lược giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực 23 1.2.9.6. Chiến lược thị trường du lịch sinh thái 23 CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH ĐỒNG NAI 24 2.1. Đánh giá tổng quan tài nguyên du lịch Đồng Nai 24 2.1.1. Vị trí địa lý 24 2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên 24 2.1.2.1. Địa hình 24 2.1.2.2. Khí hậu 26 2.1.2.3. Tài nguyên nước 26 2.1.2.4. Tài nguyên thực, động vật 27 2.1.3. Tài nguyên văn hóa bản địa 39 2.1.3.1. Các di tích lịch sử 39
- 2.1.3.2. Các lễ hội 42 2.1.3.3. Dân tộc và các làng nghề truyền thống 43 2.1.3.4. Các công trình, giá trị văn hóa khác 47 2.1.4. Các nguồn lực phát triển khác 50 2.1.4.1. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội 50 2.1.4.2. Kết cấu hạ tầng du lịch 50 2.1.4.3. Cơ sở vật chất – kỹ thuật dịch vụ du lịch 53 2.1.4.4. Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí 55 2.1.4.5. Lao động du lịch 56 2.2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Đồng Nai 58 2.2.1. Loại hình du lịch sinh thái 58 2.2.2. Sản phẩm du lịch sinh thái 59 2.2.2.1. Mạng lưới các điểm du lịch sinh thái 59 2.2.2.2. Mạng lưới tuyến du lịch sinh thái 60 2.2.3. Tình hình kinh doanh du lịch 61 2.2.3.1. Lượt khách 61 2.2.3.2. Ngày khách 64 2.2.3.3. Tính thời vụ 65 2.2.3.4. Doanh thu du lịch 67 2.2.4. Đầu tư phát triển du lịch 68 2.2.5. Hoạt động xúc tiến du lịch 70 2.2.6. Đánh giá tác động môi trường du lịch 72
- 2.3. Một số kết quả và khó khăn hạn chế trong quá trình phát triển DLST của tỉnh Đồng Nai 72 2.3.1. Kết quả 72 2.3.2. Khó khăn hạn chế 73 CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2008-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 74 3.1. Phân tích những lợi thế và hạn chế đối với phát triển du lịch sinh thái (phương pháp phân tích SWOT) 74 3.1.1. Nhóm các yếu tố bên trong 74 3.1.1.1. Điểm mạnh (S) 74 3.1.1.2. Điểm yếu (W) 75 3.1.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài 76 3.1.2.1. Cơ hội (O) 76 3.1.2.2. Thách thức (T) 77 3.1.3. Phân tích SWOT 78 3.1.3.1. Ma trận SWOT 79 3.1.3.2. Chiến lược SO 80 3.1.3.3. Chiến lược ST 80 3.1.3.4. Chiến lược WO 81 3.1.3.5. Chiến lược WT 82 3.2. Các chiến lược phát triển du lịch sinh thái 82 3.2.1. Chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái (DLST) 82
- 3.2.1.1. Tập trung xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái mang nét đặc trưng, đặc sắc của Đồng Nai, trọng tâm gồm 3 sản phẩm chính 82 3.2.1.2. Hình thành các sản phẩm du lịch chuyên đề bổ trợ cho sản phẩm du lịch sinh thái 84 3.2.1.3. Liên kết mở rộng không gian du lịch Đồng Nai sang các tỉnh thành lân cận, tạo thêm các sản phẩm du lịch, hạn chế các sản phẩm trùng lắp 84 3.2.1.4. Phát triển thêm các điểm dừng trung tâm trên tuyến đường đến các trung tâm du lịch lân cận 85 3.2.2. Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ DLST 86 3.2.2.1. Cải tạo, nâng cấp, đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tập trung vào các sản phẩm du lịch trọng tâm 86 3.2.2.2. Đẩy mạnh việc cải thiện nhân tố con người 86 3.2.2.3. Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý du lịch 86 3.2.3. Chiến lược tôn tạo, giữ gìn và phát triển tài nguyên DLST 87 3.2.3.1. Khai thác hợp lý trên cơ sở giới hạn sức chứa của tài nguyên du lịch (tự nhiên, văn hóa) 87 3.2.3.2. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường du lịch 87 3.2.3.3. Lập kế hoạch bảo tồn, phục hồi các giá trị nhân văn 88 3.2.3.4. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương 88 3.2.4. Chiến lược đầu tư phát triển DLST 88 3.2.4.1. Tập trung đầu tư vốn ngân sách nhà nước mang tính xúc tác, hỗ trợ 88 3.2.4.2. Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế 89 3.2.4.3. Xây dựng cơ chế thu hút và giám sát đầu tư 89 3.2.5. Chiến lược giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực DLST 89
- 3.2.5.1. Đưa các nội dung về môi trường, văn hóa, xã hội vào các chương trình đào tạo 89 3.2.5.2. Phổ biến kiến thức về môi trường, du lịch sinh thái 89 3.2.5.3. Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng 90 3.2.6. Chiến lược thị trường DLST 90 3.2.6.1. Xây dựng thương hiệu du lịch xanh cho Đồng Nai 90 3.2.6.2. Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của các du khách về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa 91 3.2.6.3. Chọn lựa, sử dụng hiệu quả các kênh thông tin quảng bá 92 3.3 . Các chỉ tiêu dự báo 92 3.3.1. Cơ sở dự báo 92 3.3.2. Dự báo số lượng du khách DLST 94 3.3.3. Dự báo doanh thu DLST 98 3.3.4. Dự báo nguồn vốn đầu tư 98 3.3.5. Dự báo nguồn lao động du lịch 100 3.3.6. Tầm nhìn đến 2020 101 3.4. Các giải pháp và kiến nghị 102 3.4.1. Về tổ chức thực hiện chiến lược 102 3.4.2. Về vốn đầu tư phát triển 103 3.4.3. Về cơ chế chính sách 104 PHẦN KẾT LUẬN 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. CSLT Cơ sở lưu trú 2. DLST Du lịch sinh thái 3. DN Doanh nghiệp 4. DTLS Di tích lịch sử 5. ĐDSH Đa dạng sinh học 6. ĐTV Động thực vật 7. HST Hệ sinh thái 8. MTST Môi trường sinh thái 9. PTBV Phát triển bền vững 10. SPDL Sản phẩm du lịch 11. VQG Vườn Quốc gia
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 : Thống kê định nghĩa du lịch sinh thái 11 Bảng 2.1 : Phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên Đồng Nai 25 Bảng 2.2 : Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Đồng Nai 40 Bảng 2.3 : Rừng văn hóa lịch sử Đồng Nai 41 Bảng 2.4 : Dân tộc bản địa sinh sống quanh rừng đặc dụng 44 Bảng 2.5 : Cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Đồng Nai năm 2007 54 Bảng 2.6 : Công suất phòng bình quân từ 2003 – 2007 55 Bảng 2.7 : Cơ sở kinh doanh ăn uống tỉnh Đồng Nai 55 Bảng 2.8 : Phân loại lao động du lịch Đồng Nai theo trình độ đào tạo 56 Bảng 2.9 : Phân loại lao động du lịch Đồng Nai theo chức năng nhiệm vụ 57 Bảng 2.10 : Tổng lượt khách đến Đồng Nai 2003 – 2007 62 Bảng 2.11 : Khách du lịch sinh thái đến Đồng Nai 2004 – 2007 63 Bảng 2.12 : Ngày khách du lịch tại Đồng Nai 65 Bảng 2.13 : Hệ số thời vụ du lịch sinh thái Đồng Nai 66 Bảng 2.14 : Doanh thu du lịch Đồng Nai 67 Bảng 2.15 : Chi tiêu du lịch bình quân 68 Bảng 2.16 : Tổng vốn đầu tư du lịch 2003 – 2007 69 Bảng 2.17 : Bảng tình trạng các dự án đầu tư du lịch 2001-2007 69 Bảng 2.18 : Thời gian triển khai dự án đầu tư du lịch 70 Bảng 2.19 : Kinh phí và hình thức xúc tiến du lịch Đồng Nai 71 Bảng 3.1 : Ma trận SWOT 79
- Bảng 3.2 : Dự kiến tốc độ tăng trưởng lượt khách bình quân 94 Bảng 3.3 : Dự báo lượt khách du lịch đến Đồng Nai 2008-2015 96 Bảng 3.4 : Dự báo lượt khách DLST đến Đồng Nai 2008-2015 97 Bảng 3.5 : Dự báo doanh thu DLST ở Đồng Nai 2008-2015 99 Bảng 3.6 : Dự báo nhu cầu vốn đầu tư DLST tại Đồng Nai 2008-2015 99 Bảng 3.7 : Tỷ lệ lượt khách du lịch/lao động 100 Bảng 3.8 : Dự báo nhu cầu nhân lực phục vụ du lịch tại Đồng Nai 2008-2015 100 Bảng 3.9 : Dự báo nhu cầu nhân lực phục vụ DLST tại Đồng Nai 2008-2015 101
- DANH MỤC HÌNH, BIỂU Hình 1.1 : Sức chứa du lịch thường xuyên 19 Hình 1.2 : Sức chứa hàng ngày 19 Biểu 2.1 : Thời vụ du lịch Đồng Nai 66
- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Tình hình hoạt động du lịch tỉnh Đồng Nai năm 2003 Phụ lục 2 : Tình hình hoạt động du lịch tỉnh Đồng Nai năm 2004 Phụ lục 3 : Tình hình hoạt động du lịch tỉnh Đồng Nai năm 2005 Phụ lục 4 : Tình hình hoạt động du lịch tỉnh Đồng Nai năm 2006 Phụ lục 5 : Tình hình hoạt động du lịch tỉnh Đồng Nai năm 2007 Phụ lục 6 : Tài nguyên du lịch tự nhiên Đồng Nai Phụ lục 7 : Tài nguyên du lịch nhân văn Đồng Nai Phụ lục 8 : Bản đồ tài nguyên du lịch Đồng Nai Phụ lục 9 : Bản đồ du lịch Đồng Nai trong hệ thống tuyến điểm toàn quốc Phụ lục 10 : Bản đồ kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Phụ lục 11 : Bản đồ tổ chức không gian, tuyến điểm du lịch Đồng Nai Phụ lục 12 : Bản đồ các dự án du lịch ưu tiên đầu tư phát triển Phụ lục 13 : Bản đồ Quy hoạch du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 Phụ lục 14 : Cơ cấu doanh thu du lịch Đồng Nai Phụ lục 15 : Các khu điểm du lịch sinh thái tại Đồng Nai Phụ lục 16 : Tình hình triển khai các dự án đầu tư du lịch Phụ lục 17 : Tiêu chuẩn không gian Việt Nam Phụ lục 18 : Các dự án mời gọi đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Phụ lục 19 : Phụ biểu sơ bộ sức chứa các khu điểm DLST tại Đồng Nai Phụ lục 20 : Hình ảnh một số khu điểm DLST tiêu biểu Đồng Nai
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU ___ 1. Lý do chọn đề tài : Đồng Nai là tỉnh có tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, phong phú nhưng du lịch Đồng Nai vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có mặc dù cơ cấu kinh tế của Đồng Nai đang dịch chuyển theo hướng nâng cao tỷ trọng dịch vụ và Tỉnh cũng đang quyết tâm đẩy mạnh sự chuyển dịch này theo hướng PTBV. Song song đó, ngành du lịch thế giới nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng đang ngày càng phát triển, góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, trong đó nổi lên việc phát triển DLST như một công cụ hữu hiệu giúp PTBV. Trong bối cảnh như thế, tác giả nhận thấy sự cần thiết, cũng như sự thuận lợi và phù hợp khi chọn lựa đề xuất chiến lược phát triển DLST Đồng Nai theo hướng PTBV với mong mỏi kết quả nghiên cứu đề tài sẽ phần nào đóng góp được các ý tưởng, các giải pháp giúp cho việc phát triển ngành du lịch của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu : Thu thập các dữ liệu, phân tích đánh giá các số liệu, thông tin liên quan nhằm mục đích xây dựng chiến lược phát triển DLST tại Đồng Nai giai đoạn 2008 -2015, tầm nhìn đến 2020. 3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu DLST như một quan điểm PTBV, một sự lựa chọn hợp lý mà hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang triển khai áp dụng. - Đánh giá hệ thống tài nguyên du lịch của Đồng Nai để thấy được tiềm năng phát triển DLST. - Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Đồng Nai, phân tích xu thế phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng. - Hình thành định hướng chiến lược phát triển DLST của Đồng Nai (chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ) - Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp thực hiện. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- 2 Phƣơng pháp tiếp cận và phân tích hệ thống : Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành liên vùng. Do đó hệ thống lãnh thổ du lịch cũng bao hàm nhiều phân hệ câu tạo thành mối liên hệ đa dạng và phức tạp. Vì thế, khi tiến hành phân tích các hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch cần có sự tiếp cận mang tính tổng thể, toàn diện, đa chiều dựa trên quan điểm hệ thống để hạn chế việc nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện, đơn lẻ, thiếu tính kết nối, giúp nhận thức được quy luật vận động của từng phân hệ và các mối liên hệ nội tại giữa chúng để đưa ra phương hướng phát triển tối ưu. Phƣơng pháp khảo sát thực địa : giúp cung cấp các thông tin, dữ liệu cơ bản mang tính thực tiễn qua việc khảo sát thực tế các khu điểm để từ đó hạn chế được tính chủ quan trong việc phân tích, đánh giá các nội dung cụ thể có liên quan. Để khảo sát thực địa có thể sử dụng một số hình thức như sau: quan sát trực tiếp, đếm số lượng, khảo sát. Phƣơng pháp bản đồ : ghi nhận, mô tả, phân tích, tổng hợp và nhận thức các đối tượng địa lý thông qua việc thiết lập và sử dụng bản đồ, biểu đồ. Nghiên cứu bằng bản đồ giúp phản ánh những đặc điểm không gian phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; đồng thời tạo ra cơ sở để phân tích và phát hiện các quy luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch, từ đó xác định phương hướng phát triển và tổ chức quy hoạch không gian du lịch. Phƣơng pháp cân đối kinh tế : tính toán lập kế hoạch phát triển, dự báo hệ thống các chỉ tiêu và thiết lập sự cân đối cung cầu về các mặt : cân đối giữa tiềm năng du lịch và nhu cầu tham quam quan của du khách; cân đối giữa nhu cầu của du khách với khả năng cung ứng dịch vụ về kết cấu hạng tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; cân đối ngân sách đầu tư cho phát triển du lịch; cân đối nguồn nhân lực du lịch. Phƣơng pháp phân tích xu thế : dựa vào quy luật vận động của sự vật trong quá khứ và hiện tại để suy ra xu hướng phát triển trong tương lai. Phương
- 3 pháp này được sử dụng để đưa ra dự báo về các chỉ tiêu phát triển và có thể được mô hình hóa bằng các phương pháp toán học. Phƣơng pháp phân tích SWOT : là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định thông qua việc phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses) bên trong và cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) bên ngoài đối tượng nghiên cứu. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một ngành, một tổ chức, một công ty hay của một đề án kinh doanh một cách có hệ thống nhằm giúp phân loại lựa chọn các chiến lược, chiến thuật phát triển phù hợp.
- 4 CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN ___ 1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch 1.1.1 Tài nguyên du lịch sinh thái 1.1.1.1. Khái niệm Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của con người. Hiểu theo nghĩa này, tài nguyên là khái niệm rất rộng bao gồm đất, nước, rừng, biển, khoáng sản, năng lượng, khí hậu, cảnh quan, di sản văn hóa kiến trúc, thông tin. Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác hoặc tạo ra ngày càng tăng. Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Có thể hiểu đơn giản tài nguyên du lịch đề cập tới các loại tài nguyên có tiềm năng, giá trị khai thác du lịch. Đó chính là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, DTLS - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch. Có hai loại tài nguyên du lịch : - Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, HST, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. - Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, DTLS, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên DLST là bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một HST cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời HST tự nhiên đó.
- 5 Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều là tài nguyên DLST mà chỉ các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một HST cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển DLST mới được xem là tài nguyên DLST. Văn hóa bản địa là các giá trị về vật chất và tinh thần được hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới tự nhiên và con người trong không gian của một HST tự nhiên cụ thể. Văn hóa bản địa là một bộ phận cấu thành của đa dạng sinh học (ĐDSH). Tài nguyên DLST mang một số đặc trưng như sau : - Tính phong phú, đa dạng : là một bộ phận của tài nguyên du lịch chủ yếu được hình thành từ tự nhiên mà bản thân tự nhiên lại rất đa dạng phong phú nên tài nguyên DLST cũng có đặc điểm này. - Tính nhạy cảm : tài nguyên DLST được hình thành trên cở sở các HST tự nhiên, sự ĐDSH mà các hợp phần này lại rất nhạy cảm với các tác động của con người nên việc sử dụng, khai thác tài nguyên DLST phải rất chú trọng đến công tác bảo tồn, gìn giữ môi trường tự nhiên. - Thời gian khai thác khác nhau : trong các loại tài nguyên DLST, có loại có thể khai thác quanh năm nhưng cũng có loại mà việc khai thác phụ thuộc ít nhiều vào thời vụ. Sự phụ thuộc này chủ yếu dựa vào quy luật diễn biến của khí hậu, mùa di trú, sinh sản của các loài sinh vật. - Xa khu dân cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du lịch (SPDL): tài nguyên DLST thường xa khu dân cư, chúng có nguy cơ bị suy giảm, biến mất do tác động trực tiếp của con người. Chẳng hạn, người dân chặt cây rừng, săn bắn bừa bãi để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Việc thưởng thức SPDL sinh phải cũng tương tự SPDL nói chung, phải được diễn ra tại chỗ. Ví dụ, du khách phải đến tận nơi mới có thể quan sát được một hệ thực vật đặc trưng. - Khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài : phần lớn các tài nguyên DLST đều có khả năng phụ hồi tái tạo. Điều này có được là do bản chất tự nhiên của các tài nguyên DLST vốn dựa trên nền tảng là các tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên
- 6 thực tế cho thấy, nhiều loài quý hiếm có thể bị hủy diệt, dẫn đến tuyệt chủng do những tai biến tự nhiên hoặc do các tác động của con người. 1.1.1.2. Hệ sinh thái "HST là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó". Theo độ lớn, HST có thể chia thành HST nhỏ (bể nuôi cá), HST vừa (một thảm rừng, một hồ chứa nước), HST lớn (đại dương). Tập hợp tất cả các HST trên bề mặt trái đất thành một HST khổng lồ sinh thái quyển (sinh quyển). HST bao gồm hai thành phần: vô sinh (nước, không khí, ) và sinh vật. Giữa hai thành phần trên luôn luôn có sự trao đổi chất, năng lượng và thông tin. 1.1.1.3. Đa dạng sinh học Công ước Quốc tế về ĐDSH định nghĩa : “ĐDSH là sự khác biệt trong mọi cơ thể sống có từ mọi nguồn, từ các HST ở đất liền, ở biển, và ở các HST khác ở nước, và mọi tổ hợp sinh thái mà các cơ thể sống là thành phần hợp thành; ĐDSH cũng bao gồm sự đa dạng trong loài, giữa các loài và các HST. ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần của cơ thể, các chủng quần, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người”. Nói ngắn gọn, ĐDSH là mức độ phong phú của thiên nhiên sống, là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất. ĐDSH có ba mức độ : - Đa dạng di truyền : thể hiện sự đa dạng gen trong mỗi loài - Đa dạng loài : thể hiện sự đa dạng về các loài sinh vật cùng tồn tại và phát triển trong một không gian lãnh thổ nhất định. - Đa dạng sinh thái : thể hiện sự đa dạng của các kiểu cộng đồng sinh thái khác nhau tạo nên tạo nên cơ thể sống và mối liên hệ giữa chúng với nhau ĐDSH là thước đo tính đa dạng về gen, về loài và các HST trong một vùng hay trên toàn thế giới. Đối với con người và trái đất nói chung, ĐDSH có các chức năng chính rất quan trọng như là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất trong đó có
- 7 con người; Cung cấp trực tiếp cho con người nguồn lương thực, thực phẩm, nguồn nguyên liệu, Cung cấp những nguồn gen quý giá để bổ sung cho các vật nuôi và cây trồng; Cung cấp nguồn dược liệu đảm bảo sức khỏe cho con người; Phục vụ đời sống tinh thần, là nguồn cảm hứng về thẩm mỹ, nghệ thuật, văn hóa của con người 1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch Tài nguyên DLST được hình thành trên cơ sở các HST điển hình và ĐDSH : - HST rừng nhiệt đới - HST núi cao - HST đất ngập nước - HST sông, hồ, suối thác - HST nông nghiệp (vườn, trang trại) - HST biển, đảo - HST đồng cỏ tự nhiên Phần lớn các HST này thường tập trung quanh các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên nên việc khai thác các tiềm năng DLST để phục vụ phát triển du lịch thường gắn với các khu vực này. 1.1.3. Các loại hình du lịch 1.1.3.1. Du lịch sinh thái : là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, chú trọng đến công tác giáo dục nhận thức môi trường, có sự tham gia và hưởng lợi của các cộng đồng địa phương, gắn kết với các giá trị văn hóa bản địa. DLST rừng : mục tiêu của du khách là tìm về với thiên nhiên, mong muốn tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu sự ĐDSH, các hệ động thức vật dưới nhiều hình thức như đi bộ trong rừng, xem chim, xem thú ăn đêm, ngủ đêm trong rừng, nghỉ dưỡng DLST sông hồ : du khách có cơ hội tham quan sông nước, nghỉ dưỡng, vui chơi thể thao nước, tìm hiểu sinh hoạt của cư dân địa phương. DLST vườn : du khách sẽ đến tham quan những vườn trái cây, thưởng thức hương vị trái cây, hòa mình vào cuộc sống nông thôn.
- 8 Các loại hình DLST khác : du khách sẽ có dịp tham quan chiêm ngưỡng các cảnh quan thiên tạo, để từ đó nâng cao sự hiểu biết về môi trường tự nhiên của du khách. 1.1.3.2. Du lịch văn hóa : là loại hình du lịch mà du khách muốn cảm nhận bề dày văn hóa của một quốc gia, một vùng thông qua các di tích văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán còn hiện diện. Du lịch văn hóa mang một số nét đặc trưng như sau : - Tính tổng hợp : Du lịch văn hóa mang nhiều hình thái như vừa vật chất và vừa tinh thần; vừa cổ đại và vừa cận, hiện đại; vừa có văn hóa bản địa truyền thống và vừa có văn hóa nước ngoài du nhập - Tính khu vực : mỗi yếu tố, giá trị văn hóa đều có những nét đặc trưng riêng liên quan đến một vùng, một khu vực cụ thể. - Tính kế thừa : tất cả các công trình văn hóa đều là kết quả của quá trình diễn biến lâu dài và mang tính kế thừa. - Tính xung đột : nảy sinh do sự va chạm, tiếp xúc giữa các nền văn hóa khác nhau giữa các du khách, nhân viên phục vụ và cộng đồng địa phương. 1.1.3.3. Khái niệm về sản phẩm du lịch SPDL là tập hợp các dịch vụ, hàng hóa cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực như cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. Dịch vụ, hàng hóa phục vụ du lịch bao gồm dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn, hàng hóa tiêu dùng, đồ lưu niệm và những dịch vụ, hàng hóa khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. SPDL là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình (hàng hóa) và các yếu tố vô hình (dịch vụ) nên bản thân nó mang một số nét đặc trưng cơ bản. SPDL luôn gắn kết với yếu tố tài nguyên du lịch. Do đó, SPDL không thể dịch chuyển đưa đến tận tay người tiêu dùng (du khách) như những sản phẩm hàng hóa khác, mà để thưởng thức và thỏa mãn nhu cầu tham quan của mình, bản thân du khách phải đến tận nơi có
- 9 SPDL. Chính đặc tính này đã làm cho quá trình tạo ra và tiêu dùng SPDL trùng nhau về không gian và thời gian, SPDL không thể cất đi và tồn kho như các sản phẩm thông thường khác. Bên cạnh đó, phần lớn việc tiêu dùng SPDL chỉ có thể diễn ra tập trung vào một số thời điểm nhất định. Chẳng hạn, du lịch trượt tuyết được khai thác vào mùa có tuyết rơi, du lịch biển thường vào mùa khô. Vì vậy, các hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ. Du khách đi tham quan rất đông vào mùa cao điểm và rất ít (hoặc không có) vào mùa thấp điểm. Tính mùa vụ du lịch khác nhau ở từng quốc gia, từng vùng, từng điểm du lịch và phụ thuộc vào các yếu tố như thời tiết, khí hậu, loại hình du lịch, điều kiện văn hóa – xã hội Mặt khác, do khách hàng rất muốn được chăm sóc như những con người riêng biệt nên dịch vụ du lịch thường mang tính cá nhân hóa và không đồng nhất. DN du lịch rất khó đưa ra các tiêu chuẩn dịch vụ nhằm làm thỏa mãn tất cả các khách hàng trong mọi hoàn cảnh vì sự thỏa mãn đó phụ thuộc vào sự cảm nhận và mong đợi của khách hàng. 1.1.3.4. Khái niệm về chiến lƣợc du lịch Theo Quinn (1980): “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ” Chandler (1962): “Chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn; áp dụng một chuỗi các hành động; phân bổ các nguồn lực cần thiết”. Chiến lược du lịch là việc đề ra các mục tiêu định hướng, phát triển du lịch trong dài hạn cùng với khả năng kết hợp các nguồn lực, hành động để thực hiện. 1.2. Du lịch sinh thái 1.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái Theo Giám đốc điều hành UNEP, Klaus Toepfer, "có nhiều định nghĩa về DLST, song mục tiêu chung là DLST có thể tạo cơ hội cho phát triển ngành du lịch theo các hướng giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực và thúc đẩy bảo tồn ĐDSH của trái đất. Nếu được quản lý hợp lý, DLST có thể là một công cụ cung cấp quỹ bảo vệ
- 10 các khu vực nhạy cảm về mặt sinh thái và phát triển kinh tế xã hội đối với các cộng đồng dân cư sống trong hoặc gần các địa điểm này1". Thuật ngữ Du lịch sinh thái (Ecotourism, được viết tắt từ chữ Ecological Tourism) đã xuất hiện từ những năm 1980, được đề cập như là loại hình du lịch hướng về thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm nền tảng phát triển. Bên cạnh yếu tố thiên nhiên, DLST nhấn mạnh đến ý nghĩa bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức, trách nhiệm của du khách và sự hưởng lợi của cộng đồng địa phương do các hoạt động du lịch mang lại. Năm 1987, Hector Ceballos – Lascurain đưa ra một định nghĩa đầu tiên về DLST. Theo Lascurain, “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt như nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”. Định nghĩa của Hiệp hội DLST quốc tế (TIES – The International Ecotourism Society, năm 1991): “DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi xã hội”. Trên quan điểm phát triển và bảo vệ môi trường, các tổ chức phi chính phủ (NGO – Non Government Organization) nhìn nhận : DLST có nghĩa là việc viếng thăm những vùng còn tương đối hoang sơ nhằm mục đích tham quan, thưởng thức và nghiên cứu phong cảnh, hệ ĐTV, cũng như nhận thức khía cạnh văn hóa quá khứ và hiện tại ở khu vực đó. Ngoài ra, DLST còn được xem như du lịch cộng đồng vì nó mang lại lợi ích cho người dân địa phương (và được ủng hộ bởi người dân địa phương), đồng thời DLST góp phần bảo tồn các khu vực văn hóa và thiên nhiên. Định nghĩa của Australia : “DLST là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lý bền vững về mặt sinh thái”. Trong một nghiên cứu về DLST năm 2001, David A.Fennell2 đã thống kê, phân tích 85 định nghĩa về DLST từ các nước, các tổ chức, cá nhân nhằm tìm ra 1 Nguồn : WTO, bản dịch Infoterra –
- 11 những từ (hoặc cụm từ) có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong các định nghĩa để từ đó rút ra các điểm chung nhất của định nghĩa DLST. Kết quả như sau : Bảng 1.1 : Thống kê định nghĩa DLST Tên từ (cụm từ) hoặc nội dung đƣợc đề cập trong Số lần Tỷ lệ so với tổng số các định nghĩa đề cập 85 định nghĩa (%) Địa điểm nơi DLST diễn ra (những khu vực tự nhiên 53 62,4 còn hoang sơ, hẻo lánh ) Liên quan đến bảo tồn 52 61,2 Liên quan đến văn hóa 43 50,6 Lợi ích đối với cộng đồng địa phương 41 48,2 Giáo dục 35 41,2 Bền vững 22 25,9 Các yếu tố tác động 21 24,7 Trên cơ sở phát triển dựa vào thiên nhiên, có nhiều tên gọi gần nghĩa với DLST như : - Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism) - Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – Based Tourism) - Du lịch xanh (Green Tourism) - Du lịch môi trường (Enviromental Tourism) - Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism) - Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism) - Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism) - Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism) 2 Bài viết “A Content analysis of ecotourism definitons” của David A.Fennell
- 12 - Du lịch nhà tranh (Cottage tourism) - Du lịch bền vững (Sustainable Tourism) Mặc dù gần nghĩa, nhưng vẫn có sự khác biệt giữa DLST và các loại hình du lịch nêu trên. Đó là : - DLST đề cao tính giáo dục và trách nhiệm đối với MTST. Do đó, việc tổ chức các hoạt động DLST đòi hỏi rất cao về ý thức trách nhiệm của cả người tổ chức và du khách. - Khách DLST không chỉ là người yêu thiên nhiên đơn thuần mà còn là những người muốn chia sẻ trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên, văn hóa. - Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu các tác động tiêu cực của du khách đến văn hóa môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng các nguồn lợi tài chính do hoạt động du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên. Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hiệp Quốc (UNWTO – United Nations World Tourism Organization) đưa ra một số đặc điểm chung để nhận diện DLST3 : - Các hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, mục đích chính của du khách là tìm hiểu về tự nhiên và những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó. - Bao gồm những hoạt động về giáo dục và diễn giải về môi trường. - Được các tổ chức chuyên nghiệp và DN có quy mô nhỏ ở các nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách. Các công ty lữ hành nước ngoài có quy mô khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành hoặc quảng cáo các tour DLST cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế. - Giảm thiểu tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực về môi trường văn hóa xã hội và tự nhiên - Giúp bảo vệ các khu vực tự nhiên bằng cách : + Mang lại lợi nhuận kinh tế cho các tổ chức, cộng đồng và chính quyền địa phương nhằm các mục đích bảo tồn. 3 Nguồn : International year of ecotourism 2002 của World Travel Organization (WTO) và United nations Enviroment Programme (UNEP). Ngày 01/12/2005, WTO được đổi tên thành UNWTO