Luận văn Xác định cha, mẹ, con theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Xác định cha, mẹ, con theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_xac_dinh_cha_me_con_theo_quy_dinh_cua_luat_hon_nhan.pdf
Nội dung text: Luận văn Xác định cha, mẹ, con theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VŨ NGỌC PHÚC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS ĐOÀN ĐỨC LƢƠNG HÀ NỘI - 2012
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Vấn đề nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 5 7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn nghiên cứu 5 8. Cơ cấu của Luận văn 6 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON 7 1.1. Khái niệm xác định cha, mẹ, con 7 1.1.1. Khái niệm cha, mẹ, con 7 1.1.2. Khái niệm xác định cha, mẹ, con 11 1.1.3. Sơ lược lịch sử phát triển của chế định xác định cha,mẹ, con trong hệ thống pháp luật Việt Nam 11 1.2. Ý nghĩa của chế định xác định cha, mẹ, con trong hệ thống pháp luật Việt Nam 21 Kết luận chƣơng 1 22 Chƣơng 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON 23 2.1. Các căn cứ xác định cha, mẹ, con theo luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 23 2.1.1. Căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trường hợp cha mẹ có hôn nhân hợp pháp 23 2.1.2. Căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trường hợp cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp 30 2.1.3. Căn cứ xác định cha, mẹ, con theo phương pháp khoa học 33
- 2.1.4. Căn cứ xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài 39 2.1.5. Quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con 40 2.2. Thủ tục, trình tự và thẩm quyền giải quyết vấn đề xác nhận cha, mẹ, con 44 2.2.1. Thủ tục, trình tự và thẩm quyền giải quyết vấn đề xác nhận cha, mẹ, con trong nước 45 2.2.2. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết vấn đề xác nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài 51 Kết luận chƣơng 2 59 Chƣơng 3: THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 61 3.1. Thực tiễn xác định cha, mẹ, con 61 3.1.1. Nhận xét về thực tiễn xác định cha, mẹ, con 61 3.1.2. Một số vụ việc về xác định cha, mẹ, con tiêu biểu 62 3.2. Một số kiến nghị về chế định xác định cha, mẹ, con 75 Kết luận chƣơng 3 81 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời đại ngày nay, khi Việt Nam không ngừng hội nhập với nền kinh tế quốc tế, các mối quan hệ xã hội ngày càng phát triển và phức tạp, đặc biệt là sự du nhập và ảnh hưởng sâu rộng của các trào lưu văn hóa phương Tây vào cuộc sống chúng ta. Khi chúng ta chưa chuẩn bị đủ “hành trang”, chúng ta sẽ bị “hòa tan” lúc nào không hay biết, chúng ta bị mất đi cái riêng của chính mình và cứ tưởng bản thân mình “hợp thời” trong phong cách “mới sao chép” từ đâu đó. Một trào lưu “sống thử”, “sống vội”, “sống hoang tưởng” đang phát triển trong giới trẻ hiện nay, đặc biệt tại các thành phố lớn do gia đình thiếu sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục và định hướng cho các em đến nơi đến chốn, khiến các em bị mất phương hướng nên bị dụ dỗ hoặc tự “lao đầu” vào những “cạm bẫy” để tìm niềm vui và phải trả giá rất đắt. Hậu quả lớn nhất cho những sai lầm trên là sự ra đời của những đứa con không biết cha hoặc mẹ chúng là ai vì chúng bị bỏ rơi hoặc xã hội sẽ có thêm những ông bố, bà mẹ “con nít”, tức là những đứa trẻ vô tội đó có bố mẹ đang còn tuổi ăn tuổi chơi và không biết làm việc gì, không thể tự lo cho bản thân mình huống gì là lo cho con. Bên cạnh đó, hiện nay, có phát sinh nghề mới là “đẻ mướn” hay “mang thai hộ” không những ở Việt Nam mà phụ nữ Việt Nam còn bị “bán” qua nước ngoài để làm việc đó do người vợ không thể sinh con hoặc không thể sinh con trai; hoặc những phụ nữ đơn thân có “mối tình một đêm” với một người đàn ông chỉ để có con cho “đỡ buồn” mà không cần bất kỳ sự thừa nhận hay đòi hỏi gì từ người đàn ông đó, Một câu hỏi lớn đặt ra là những đứa trẻ vô tội kia sẽ sống và phát triển như thế nào khi chúng không có cha hoặc không có mẹ hoặc là trẻ mồ côi sống lang thang ngoài đường? Những tâm hồn “non nớt” đó phải đối mặt với dư luận xã hội như thế nào về thân phận của chúng? Chúng sẽ trở thành những công dân tốt hay tội phạm? Điểm chung của các trường hợp trên là những người cha, mẹ đó sau khi bỏ rơi hay không thừa nhận đứa trẻ mới sinh ra kia là con mình nhưng sau một thời gian, họ quay lại và muốn nhận cha-con hoặc mẹ-con hay đứa trẻ lớn lên và muốn đi tìm để 1
- nhận cha, mẹ của chúng dù còn sống hay đã chết. Đây là một sự kiện pháp lý quan trọng ảnh hưởng đến cuộc đời của một con người, nhất là đối với quan hệ nhân thân và tài sản như: quan hệ thừa kế, nuôi dưỡng, Vì một đứa trẻ sinh ra hay một con người nói chung trong một xã hội có giai cấp đều có quyền có “danh tính”, tức là phải được khai sinh theo quy định của pháp luật. Điều này không chỉ là quyền và lợi ích chính đáng của họ mà còn liên quan đến các chủ thể khác khi họ xác lập các giao dịch dân sự trong cuộc sống. Điều quan trọng của vấn đề xác định cha, mẹ, con chính là việc xác định quan hệ huyết thống giữa cha-con, mẹ-con càng trở nên phức tạp hơn do sự phát triển của kinh tế-xã hội–y học trong việc cấy ghép phôi và thụ tinh nhân tạo. Khi vấn đề trên được xác định rõ ràng thì nó là căn cứ quan trọng để loại trừ sự ngộ nhận hay nhầm lẫn hay cố ý nhận cha-con, mẹ-con, nhất là trong các trường hợp người được nhận là cha, mẹ, con có địa vị và tài sản nhất định trong xã hội; đặc biệt, tránh trường hợp những người cùng huyết thống trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau, vi phạm luân thường đạo lý của người Việt Nam và trái pháp luật. Nhận thức được rõ tính phức tạp của việc xác định cha, mẹ, con và những tranh chấp liên quan trong đời sống thực tế, học viên mạnh dạn lựa chọn thực hiện đề tài “Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân và Gia đình năm 2000” để làm Luận văn Cao học Luật nhằm giải quyết có hệ thống và triệt để vấn đề trên. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, đề tài trên đã được khai thác, nghiên cứu một cách chung nhất trong các Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình của các trường Đại học như: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh hay các Khoa Luật, nhằm cung cấp cho sinh viên có cái nhìn sơ lược về vấn đề này. Ngoài ra, nó cũng là đối tượng nghiên cứu trong một số bài nghiên cứu trên các Tạp chí chuyên ngành Luật học hoặc Luận văn như: bài nghiên cứu “Một số suy nghĩ về nguyên tắc xác định cha, mẹ và con trong giá thú theo pháp luật Việt Nam” của Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ đăng trên Tạp chí Luật học số 5 năm 1999; “Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ và con” đăng trên Tạp chí Luật học số 3 năm 2003 và “Xác định cha, mẹ, con dưới góc độ bình đẳng giới” đăng trên Tạp chí Luật học số 3 năm 2006 của Thạc sĩ Nguyễn 2
- Thị Lan; đặc biệt là Luận văn Thạc sĩ “Xác định cha, mẹ, con theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam- Cơ sở lí luận và thực tiễn” của Nguyễn Thị Lan- Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2002, Luận án Tiến sĩ “Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan-Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010. Các công trình khoa học trên là những tài liệu tham khảo có giá trị nghiên cứu về vấn đề xác định cha, mẹ, con theo Luật Hôn nhân và Gia đình. Để nghiên cứu và lý giải thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn (trong phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng), tác giả kế thừa một số vấn đề lý luận của các tài liệu trên với mục đích nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong việc xác định cha, mẹ, con theo Luật Hôn nhân và Gia đình. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài này đã được nghiên cứu khá nhiều, thậm chí là Luận án Tiến sĩ. Do đó, để đề tài đánh dấu sự khác biệt, mục tiêu tổng quát của đề tài là đi sâu nghiên cứu nó trên sự phân tích, so sánh, đối chiếu những quy định của pháp luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 với những quy định của pháp luật trước đó ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài; nghiên cứu thực trạng áp dụng những quy định về xác định cha, mẹ, con theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 tại Tòa án nhân dân Thành phố Huế, Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân thị trấn Thuận An tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. 3.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát, đề tài được xác định như sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận về xác định cha, mẹ, con trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, nội dung các quy định liên quan đến vấn đề đó. - So sánh, đối chiếu vấn đề xác định cha, mẹ, con trước và sau khi có Luật Hôn nhân và Gia đình với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam dựa trên những quy định của pháp luật cổ, của các Bộ luật Dân sự thời Pháp thuộc, của pháp luật Hôn nhân và Gia đình hiện đại, của pháp luật một số nước phát triển hiện nay. Từ đó, đưa ra quá trình phát triển xuyên suốt của vấn đề xác định cha, mẹ, con một cách hệ thống, tổng quát, dễ hiểu. 3
- - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về vấn đề trên tại Ủy ban nhân dân thị trấn Thuận An, Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Tòa án nhân dân Thành phố Huế từ năm 2003 đến 2010. - Đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về xác định cha, mẹ, con. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Cơ sỡ lí luận của vấn đề xác định cha, mẹ, con và thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết những vụ việc về xác định cha, mẹ, con trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 không chỉ những quy định pháp luật về xác định cha, mẹ, con trong nước mà còn những quy định pháp luật xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài. 5. Vấn đề nghiên cứu Luận văn giải quyết được những vấn đề sau: - Xác định được hệ thống các khái niệm về “cha”, “mẹ”, “con”, “xác định cha, mẹ, con” và một số khái niệm liên quan khác. - Căn cứ vào pháp luật thực định về xác định cha, con và mẹ, con và có sự so sánh với các thời kỳ ở nước ta để làm nổi bật tính kế thừa và hiện đại của luật thực định về vấn đề này. - Có sự so sánh với pháp luật của một số nước như: Pháp, Đức, Nhật Bản để làm nổi bật tính hiện đại và độc lập của pháp luật Việt Nam quy định về xác định cha, mẹ, con. - Có sự so sánh pháp luật cổ và thực định giữa Việt Nam và nước ngoài để làm nổi bật tiến trình phát triển của chế định xác định cha, mẹ, con một cách thống nhất và xuyên suốt chiều dài lịch sử. - Chỉ ra những bất cập của pháp luật hiện hành về việc xác định cha-con, mẹ-con. 4
- 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý luận về nhận thức triết học Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài là sự sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. 7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản của nguyên tắc xác định cha, mẹ, con, để đưa ra những khái niệm cơ bản trong nguyên tắc xác định cha, mẹ, con như: khái niệm “cha”, “mẹ”, “con trong giá thú”, “ con ngoài giá thú”, “xác định cha, mẹ, con”, và đưa ra những sự so sánh, đối chiếu giữa Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam với một số nước trên thế giới như: Bộ luật Dân sự Pháp, Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sự Đức. Đồng thời, nghiên cứu quá trình áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 về vấn đề trên từ năm 2003 đến 2010 tại Ủy ban nhân dân thị trấn Thuận An và Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế; Tòa án nhân dân Thành phố Huế để rút ra những vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo trong hoạt động áp dụng pháp luật giữa cơ quan Hành pháp và cơ quan Tư pháp nói chung và hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân Thành phố Huế nói riêng. Từ đó, rút ra những kiến nghị về mặt lí luận để khắc phục cho những vướng mắc trên. Luận văn sẽ là cơ sở khoa học nhằm bổ sung những thiếu xót, hạn chế của các bài nghiên cứu hay Luận văn trước đó và là một nền tảng lí luận cho việc nghiên cứu vấn đề trên sau này; đồng thời, nó sẽ cùng với những bài nghiên cứu hay những Luận văn trước bổ trợ cho nhau nhằm tạo ra một hệ thống kiến thức rõ ràng, chuyên sâu, hoàn chỉnh việc nghiên cứu về vấn đề này hơn. 5
- 8. Cơ cấu của Luận văn Luận văn gồm có các phần sau: + Mở đầu + Chương 1: Khái quát chung về xác định cha, mẹ, con + Chương 2: Các quy định của pháp luật hiện hành về xác định cha, mẹ, con + Chương 3: Thực tiễn xác định cha, mẹ, con và một số kiến nghị + Kết luận. 6
- Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON 1.1. Khái niệm xác định cha, mẹ, con 1.1.1. Khái niệm cha, mẹ, con Để việc xác định cha, mẹ, con có căn cứ pháp lý thì trước hết phải xác định rõ một người thế nào được gọi là cha, là mẹ, là con của nhau. 1.1.1.1. Khái niệm cha, mẹ Pháp luật Dân sự nói chung và pháp luật Hôn nhân và Gia đình nói riêng của Việt Nam không có văn bản nào quy định về khái niệm “cha” mà nó chỉ được định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt như sau: “người đàn ông có con, trong quan hệ với con” [61, tr.67]. Lần đầu tiên khái niệm người cha được quy định ngay trong Bộ luật Dân sự Đức được ban hành năm 2002, được sửa đổi năm 2009 định nghĩa cha là “The father of a child is the man 1. Who is married to the mother of the child at the date of the birth, 2. Who has acknowledged paternity or 3. Whose paternity has been judicially established under section 1600d or section 182(1) of the Act on the Procedure in Family Matters and in Matters of non- contentious Jurisdiction” (Section 1592) [63, tr.297]. Tạm dịch sang tiếng Việt như sau: “Cha của một đứa trẻ là một người: 1. Người kết hôn với mẹ của đứa trẻ vào ngày sinh, 2. Người đã công nhận quan hệ cha-con hoặc 3. Quan hệ cha-con của người mà đã được thiết lập một cách hợp pháp theo Mục 1600d hoặc Mục 182(1) của Đạo luật về thủ tục những vấn đề gia đình và vấn đề của thẩm quyền không tranh cãi” (Mục 1592). Pháp luật Dân sự Đức dự đoán quan hệ cha-con rằng: người đàn ông có quan hệ hôn nhân với mẹ của nó tại thời điểm mà nó được sinh ra là cha của nó, thậm chí, 7
- nếu người mẹ của đứa trẻ có thai với một người đàn ông khác trước khi kết hôn với người đàn ông này nhưng chỉ cần tại thời điểm nó được sinh ra, ông ấy là chồng của mẹ nó. Tức là, vào ngày đứa trẻ được sinh ra, người đàn ông làm chồng của mẹ đứa trẻ chính là cha của nó. Mặt khác, pháp luật cũng không quy định về “cha đẻ”, “cha không chính thức” và “cha chính thức”. Vì theo quy định của pháp luật thì có những người cha được pháp luật công nhận là cha chính thức của một đứa trẻ nhưng không có quan hệ huyết thống với nó do người đó có quan hệ hôn nhân hợp pháp với mẹ của đứa trẻ và công nhận nó là con của họ. Như vậy, người cha đẻ có thể là người cha chính thức hoặc không chính thức và ngược lại. Đây là một thiếu sót của pháp luật Hôn nhân và Gia đình. Vậy, theo ý kiến của chúng tôi, cha của một đứa trẻ là “người có quan hệ huyết thống với đứa trẻ đó hoặc được pháp luật công nhận”. Cũng như trường hợp trên, khái niệm mẹ chưa được hệ thống pháp luật nước ta đưa ra định nghĩa và chỉ có trong các từ điển Tiếng Việt. Theo đó, mẹ là “người đàn bà sinh ra mình” [61, tr.315]. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự Đức năm 2002 cũng quy định: “The mother of a child is the woman who gave birth to it” (Section 1591) [63, tr.297], tạm dịch là: “Mẹ của một đứa trẻ là người sinh ra nó” (Mục 1591). Vậy một câu hỏi được đặt ra là: “Có phải tất cả những người đàn bà sinh ra mình đều được gọi là mẹ không?”. Có nhiều khả năng xảy ra như: Pháp luật một số nước cho phép mang thai hộ nên người mang thai và sinh ra đứa trẻ lại không phải là mẹ của đứa trẻ mà thực chất là người phụ nữ khác. Có những trường hợp, người phụ nữ sinh ra đứa trẻ và bỏ rơi nó cho người cha của nó ngay sau khi sinh con vì nhiều lý do khác nhau. Ví dụ: chị A sau khi sinh con đã để lại con cho bố của nó là anh B. Hai người không có đăng ký kết hôn và chưa làm Giấy Khai sinh cho con. Sau đó, anh B lấy người phụ nữ khác là chị C làm vợ, đồng thời ghi tên người mẹ là chị C trong Giấy Khai sinh của con. Tức là, dù chị A là người sinh ra đứa trẻ nhưng người mẹ được pháp luật công nhận là chị C. 8
- Trường hợp khác là sau khi sinh con ngoài ý muốn và bị người đàn ông là cha của đứa trẻ bỏ rơi, người mẹ không muốn hủy hoại tương lai của mình nên đã nhờ một trong những người thân của mình đứng ra làm cha mẹ của đứa trẻ và ghi vào Giấy Khai sinh của nó. Như vậy, trong các trường hợp trên, người đàn bà sinh ra đứa trẻ không phải là mẹ của nó về mặt pháp lý. Do đó, chúng ta có các khái niệm cần được định nghĩa gồm: mẹ, mẹ đẻ (mẹ ruột), mẹ chính thức, mẹ không chính thức. Theo chúng tôi, mẹ đẻ là “người phụ nữ có cùng huyết thống với đứa con”, mẹ chính thức là “người phụ nữ được pháp luật công nhận trong Giấy Khai sinh của đứa con”, mẹ không chính thức là “mẹ đẻ nhưng không có tên trong Giấy Khai sinh của đứa con”. Các khái niệm trên có quan hệ mật thiết với nhau. Mẹ chính thức có thể hoặc không phải là mẹ đẻ và ngược lại. Mẹ không chính thức là mẹ đẻ. Vậy, theo chúng tôi, mẹ là “người có quan hệ huyết thống với đứa con hoặc được pháp luật công nhận”. 1.1.1.2. Khái niệm con Liên quan đến vấn đề xác định cha, mẹ, con trên phương diện pháp lý gồm bốn khái niệm về con như: con trong giá thú, con ngoài giá thú, con chung và con riêng. Điều cốt yếu của vấn đề xác định con cho cha mẹ gồm hai bước là xác định đứa trẻ đó có phải là con chung của họ không, và nó là con trong hay ngoài giá thú của họ. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 chỉ quy định con chung của vợ chồng chứ không đưa ra ba khái niệm còn lại. Theo đó, con chung là “con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng” (Khoản 1 Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000). Như vậy, mặc nhiên, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 khẳng định việc xác định con cho cha mẹ chính là xác định con chung của vợ chồng. Đây là một khái niệm mang tính chất bình đẳng giới vì dù con được sinh ra là trai hay gái đều có vai trò, vị trí, quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với cha mẹ của chúng trong gia đình. “Con riêng của vợ là con mà chỉ người vợ là mẹ đẻ của cháu bé còn người chồng là bố dượng. Con riêng của chồng là con mà chỉ người chồng là cha đẻ của 9
- cháu bé còn người vợ là mẹ kế.” [50, tr.83]. Trong đó, Từ điển Tiếng Việt và lạc Việt đưa ra định nghĩa về “bố dượng” là “chồng sau của mẹ” [55] hay “bố ghẻ” là “người làm chồng của mẹ (đối với đứa con khi cha ruột đã chết hoặc ly dị)” [61, tr.55]; “mẹ kế” là “người phụ nữ trong quan hệ với con người vợ trước của chồng” [55] hoặc “mẹ ghẻ” là “người vợ kế của cha” [55],[61, tr.142]. Khái niệm trên quá dài và rườm rà. Thiết nghĩ, chúng ta không nên sử dụng khái niệm trên vì nó có nhắc đến bố dượng và mẹ kế, là những người không có quan hệ huyết thống với đứa trẻ nhưng không đưa ra định nghĩa về hai khái niệm trên. Do đó, theo chúng tôi, con riêng “là con đẻ của vợ hoặc chồng”, rất ngắn gọn và súc tích. Con trong giá thú là “con mà cha mẹ được pháp luật công nhận là vợ chồng vì việc kết hôn của cha mẹ được đăng ký và ghi vào sổ đăng ký kết hôn” [50, tr.94]. Quy định trên không những dài mà còn thiếu vì có những trường hợp cha mẹ của đứa trẻ không đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật nhưng đứa trẻ đó vẫn được pháp luật công nhận là con trong giá thú theo quy định của Nghị quyết 35/2000/QH10. Do đó, theo chúng tôi, con trong giá thú là “con của cha mẹ có hôn nhân được pháp luật công nhận là hợp pháp”. Con ngoài giá thú là “con mà cha mẹ không được pháp luật công nhận là vợ chồng” [50, tr.95]. Theo chúng tôi, khi chúng ta đã đưa ra định nghĩa về con trong giá thú thì con ngoài giá thú là “con không phải là con trong giá thú”. Định nghĩa này mang tính đơn giản và tổng quát hơn vì theo suy luận loại trừ, khi chúng ta xác định được các trường hợp mà một đứa trẻ là con trong giá thú thì những trường hợp còn lại sẽ được coi là con ngoài giá thú. Hiện nay, các quan hệ xã hội phát triển không ngừng mà pháp luật không thể lường trước hết các trường hợp có thể xảy ra nên khi xuất hiện các quan hệ xã hội mới mà chưa có pháp luật điều chỉnh thì Quốc hội lại yêu cầu sửa đổi, bổ sung, thậm chí là làm mới lại toàn bộ. Điều đó sẽ rất tốn kém về thời gian, ngân sách Nhà nước và công sức của những nhà làm luật. Nhưng nếu theo định nghĩa trên thì chúng ta không những có thể tránh trường hợp bỏ sót về xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú mà còn có rất nhiều lợi ích khác. Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì con trong và ngoài giá thú bình đẳng với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ. Đồng thời, 10
- bốn khái niệm trên có quan hệ mật thiết với nhau. Con chung và con riêng có thể là con trong hoặc ngoài giá thú của cha, mẹ. Con trong hoặc ngoài giá thú có thể là con chung hoặc con riêng của cha, mẹ. Ngoài ra, trong Thông tư số 81-TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tranh chấp về thừa kế có đưa ra thêm một khái niệm mới so với pháp luật thời kỳ đó là con đẻ “gồm có con chung và con riêng, kể cả người con được thụ thai khi người bố còn sống và sinh ra sau khi người bố chết không quá ba trăm ngày. Con riêng gồm con trong giá thú và con ngoài giá thú (nếu có)” (Điều 1 phần III). Nhưng theo chúng tôi, khái niệm con có thể được định nghĩa như sau: “con là đứa trẻ có cùng huyết thống với cha mẹ của nó”. Nó có thể bao hàm hết các trường hợp về con chung, con riêng, con trong giá thú và con ngoài giá thú theo quy định của pháp luật vì huyết thống là cơ sở khoa học quan trọng và có ý nghĩa nhất để xác định cha, mẹ, con. 1.1.2. Khái niệm xác định cha, mẹ, con Xác định cha, mẹ, con là sự kết hợp của Y học và Pháp luật trong quá trình xem xét, đánh giá mối quan hệ tưởng chừng như đơn giản nhưng khá phức tạp: cha- con, mẹ-con. Pháp luật phải dựa vào sự hỗ trợ của những lý thuyết về di truyền, sinh sản của Y học cho sự suy đoán mối quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái của họ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ và những người thân thích của họ. Dựa vào sự kiện pháp lý “sinh đẻ” của người phụ nữ, ta có thể suy đoán quan hệ mẹ-con còn quan hệ cha-con thì phải dựa vào nguyên tắc suy đoán pháp lý theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và sự can thiệp của Y học (nếu có) để xác định quan hệ huyết thống giữa họ. Tóm lại, theo quan điểm Luật học, “Xác định cha, mẹ, con” là một chế định pháp luật gồm các quy phạm pháp luật quy định các căn cứ, trình tự và thủ tục pháp lý về xác định cha, mẹ, con nhằm điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan theo đúng quy định của pháp luật”. 1.1.3. Sơ lược lịch sử phát triển của chế định xác định cha,mẹ, con trong hệ thống pháp luật Việt Nam Kế thừa sự nghiên cứu của các Luận văn Cao học và Luận án Tiến sĩ cũng như các bài nghiên cứu liên quan đến đề tài xác định cha, mẹ, con, chúng tôi không 11
- nghiên cứu sự phát triển của chế định này từ thời kỳ phong kiến đến nay mà nghiên cứu nó với tư cách là một bộ phận của ngành luật Hôn nhân và Gia đình. Tức là, chúng tôi không chia nhỏ sự phát triển của nó ra từng thời kỳ để nghiên cứu mà nghiên cứu nó với hai mốc phát triển điển hình: trước và sau khi có ngành luật Hôn nhân và Gia đình, một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình. Vì vậy, hai giai đoạn phát triển chính của chế định xác định cha, mẹ, con như sau: 1.1.3.1. Trước khi có ngành luật Hôn nhân và Gia đình Trước khi có ngành Luật Hôn nhân và Gia đình, vấn đề xác định cha, mẹ, con chỉ là những điều luật, là một phần trong chế định Hôn nhân thuộc Bộ luật Dân sự và nó có những tên khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. Các văn bản pháp luật điển hình của thời kỳ này gồm: - Quốc triều hình luật hay còn gọi Bộ luật Hồng Đức - Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi Bộ luật Gia Long - Bộ Dân luật giản yếu năm 1883 - Bộ luật Dân sự Bắc kỳ năm 1931 - Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật từ năm 1936 đến 1939 - Luật Gia đình năm 1959 - Sắc luật số 15/64 năm 1964 - Dân luật Sài Gòn năm 1972 Vấn đề xác định cha, mẹ, con không được quy định trong hai Bộ luật Hồng Đức và Gia Long một cách trực tiếp mà chỉ được quy định gián tiếp bằng một điều luật rất khắt khe đối với tội thông gian của người phụ nữ-người vợ (Điều 401 Bộ luật Hồng Đức và Điều 322 Bộ luật Gia Long) và do sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo mà chế độ phụ hệ ngự trị đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Người đàn ông, người chồng được làm tất cả những gì họ muốn, được lấy “năm thê bảy thiếp” nhưng người phụ nữ, người vợ phải phụng sự trung thành tuyệt đối với họ trong gia đình. Họ không được là chính mình, không được sống cho bản thân mình mà phải: 12
- “Tại gia tòng phụ Xuất giá tòng phu Phu tử tòng tử”. Do đó, khi một đứa trẻ được sinh ra thì nó sẽ được mang họ cha, tức là việc xác định cha, mẹ, con được thực hiện ngay lập tức theo đạo đức và phong tục tập quán. Nếu mẹ của nó bị phát hiện là không chung thủy, không làm tròn đạo lý với chồng và gia đình chồng như ngoại tình thì họ sẽ mất hết mọi quyền lợi về vật chất và tinh thần; đồng thời sẽ bị cạo đầu, bôi vôi, thả trôi sông. Còn đứa trẻ bị nghi ngờ là con ngoài giá thú cũng không có cuộc sống tốt đẹp gì, thậm chí, bị xem như nô lệ trong gia đình. Đây là quan niệm, sự phân biệt đối xử rất nặng nề và nghiệt ngã đối với những hành vi bị xem là “trái luân thường đạo lý” của Nho giáo. Ngoài ra, theo cách truyền thống, người ta dùng giọt máu để xác định huyết thống như sau: “Hài cốt của cha mẹ thất lạc ở nơi khác, con cái muốn nhận biết thì trích máu ở cơ thể mình nhỏ lên xương cốt; nếu là xương cốt của thân sinh thì máu ngầm vào trong xương, không phải thì máu không ngấm vào. Con đẻ, anh chị em ruột, nếu từ nhỏ phân ly, muốn nhận nhau thật khó phân biệt thật giả thì bắt mỗi người trích máu ra nhỏ vào trong một bát nước, nếu là ruột thịt thì máu ngưng kết làm một, không phải thì không ngưng kết. Nhưng máu tươi gặp muối và dấm thì không máu nào không ngưng kết, cho nên lấy muối và dấm sát vào bát từ trước thì sẽ thực hiện được gian trá. Phàm khi trích máu trước hết phải rửa sạch bát ngay trước mặt hoặc lấy bát mới từ nơi khác, thì sẽ vạch được mưu gian. Cũng có cách hợp huyết, hai người cùng trích máu nhỏ vào trong nước, nếu là mẹ con, cha con, vợ chồng thì máu sẽ hợp lại, không hợp lại thì không có quan hệ thân thuộc. Xương cốt đã rửa qua nước muối, thì tuy thực là cha con lấy máu nhỏ vào cũng không ngấm vào xương, đấy là một cách gian trá không thể không dự phòng” (“Trích chữ nhỏ huyết” trong “Nhân mạng tra nghiệm pháp thuộc thời Lê”) [26, tr.285-286]. Đây có thể xem là một kinh nghiệm dân gian của người xưa nhưng xét trên góc độ y học thì không thể chính xác được vì có thể xác định được quan hệ huyết thống nhưng không thể xác định quan hệ vợ chồng. Điều này rất vô lý. 13
- Sự phát triển của các quan hệ xã hội và sự du nhập của văn hóa phương Tây, vấn đề xác định cha, mẹ, con đã lần lượt được quy định trong các Bộ luật Dân sự của thời kỳ Pháp thuộc và Ngụy quyền. Pháp luật dưới hai chế độ này chỉ quy định vấn đề xác định quan hệ cha-con vì theo quan điểm thời kỳ đó, quan hệ mẹ-con là đương nhiên xác định bằng sự kiện sinh đẻ nên không có gì phải bận tâm còn quan hệ cha-con thì phải suy đoán. Để có cơ sở cho việc xác định cha-con, pháp luật thời kỳ này đã đưa ra những khái niệm cơ bản với những tên gọi khác nhau như: Con chính (trong thời kỳ Pháp thuộc) hay tử hệ chính thức (dưới chế độ Ngụy quyền) là con được sinh ra do người mẹ có giá thú chính thức hay trong thời kỳ hôn thú. Ngược lại là con hoang hay con biệt tình hay tử hệ ngoại hôn. Như vậy, ranh giới giữa con chính và con hoang chính là “giá thú” hay “hôn thú”. Dù được gọi với nhưng tên khác nhau nhưng theo tôi, đó là “sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà để xây dựng một gia đình nhằm duy trì và phát triển nòi giống một cách hợp pháp”. + Xác định quan hệ cha-con chính thức: Vậy làm thế nào để xác định quan hệ cha-con chính thức? Pháp luật của hai chế độ này đều quy định: chỉ những đứa trẻ được sinh ra sau một trăm tám mươi ngày kể từ ngày hôn thú bắt đầu hoặc không quá ba trăm ngày sau khi hôn thú kết thúc. Đây là khoảng thời gian tối thiểu và tối đa để một đứa trẻ được thụ thai và ra đời. “Chứng thư khai sinh” là bằng chứng để chứng minh tư cách là con chính của đứa trẻ. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định những trường hợp ngoại lệ như: nếu đứa trẻ được sinh ra trước một trăm tám mươi ngày kể từ ngày hôn thú bắt đầu nhưng được người chồng thừa nhận; hoặc người vợ có thai trước khi có hôn thú; hoặc người chồng có mặt khi lập hay ký tên vào chứng thư khai sinh của đứa trẻ thì nó đương nhiên là con chính của người chồng, người cha đó. Họ không có quyền chối cãi quan hệ cha-con này. Bên cạnh đó, người chồng, hoặc những người thừa kế của họ hoặc những người bị người con tranh chấp quyền thừa kế có quyền khởi kiện để chối từ quan hệ cha-con chính thức với những đứa trẻ được sinh ra trước một trăm tám mươi ngày khi hôn thú bắt đầu hoặc sau ba trăm ngày khi hôn thú kết thúc, thậm chí, những 14
- đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ hôn thú nhưng họ có nghĩa vụ chứng minh đứa con đó không phải là con chính của người chồng như: trong khoảng thời gian đứa trẻ được thụ thai, người chồng không hề gần gũi với vợ vì xa cách, tai nạn hay những nguyên nhân khác đối với trường hợp đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ hôn thú. Đối với hai trường hợp còn lại thì người chồng hay những người có liên quan có thể dễ dàng phủ nhận quan hệ cha-con như: người chồng không hề sống chung với mẹ của đứa trẻ hoặc nghi ngờ sự chung thủy của người mẹ của đứa trẻ. Thời hiệu khởi kiện cho trường hợp trên là một tháng (thời kỳ Pháp thuộc) hoặc hai tháng (chế độ Ngụy quyền) từ sự kiện sinh đẻ; hai tháng kể từ khi người chồng đi vắng trở về nhà hoặc từ khi phát hiện có sự giấu diếm sự kiện sinh đẻ hoặc từ khi phát hiện bị mắc lừa; ba tháng kể từ ngày biết việc sinh đẻ hoặc hai tháng kể từ khi bị đứa trẻ tranh chấp di sản thừa kế đối với trường hợp những người được quyền khởi kiện thay người chồng. Nếu Tòa án phủ nhận quan hệ cha-con chính thức bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì họ tên người cha sẽ bị gạch trong chứng thư khai sinh của đứa trẻ. Pháp luật chỉ dành cho cha có quyền từ chối quan hệ cha-con còn người con thì không có quyền này. Điều này có thể xem là một thiếu xót của pháp luật nhưng đó cũng là sự ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng phụ quyền đã ăn sâu bám rể vào tư tưởng, truyền thống của người Việt Nam. + Xác định quan hệ cha, mẹ và con hoang: Căn cứ để xác nhận con hoang là chứng thư khai sinh hoặc chứng thư khai nhận. Pháp luật dưới hai thời kỳ này vẫn dành cho con hoang một quy định rất khắt khe, thậm chí vô tình. Con hoang gồm con loạn luân, con ngoại tình hoặc con của cha mẹ chưa có hôn thú. Riêng đối với con ngoại tình và con loạn luân thì không được nhận cha mẹ và nếu hộ lại có lỡ ghi vào chứng thư khai sinh thì nó bị vô hiệu. Pháp luật đã tước bỏ quyền được có một gia đình hạnh phúc như bao đứa trẻ khác của con loạn luân và con ngoại tình dù chúng hoàn toàn vô tội và đây là tình máu mủ thiêng liêng không thể tách rời và không ai có quyền tước bỏ. Xã hội dành cho chúng một sự khinh rẻ, hất hủi và pháp luật không cho chúng có quyền sống như một con người thật sự, đẩy chúng vào con đường vô gia cư, vô gia đình. Vậy làm sao chúng có thể 15