Luận văn Việc sử dụng quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu

pdf 98 trang vuhoa 25/08/2022 5080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Việc sử dụng quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_viec_su_dung_quy_che_dac_biet_cua_wto_ve_chong_tro.pdf

Nội dung text: Luận văn Việc sử dụng quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu

  1. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt mai hµ uyªn viÖc sö dông quy chÕ ®Æc biÖt cña wto vÒ CHỐNG trî cÊp hµng hãa xuÊt khÈu luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2014 1
  2. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt mai hµ uyªn viÖc sö dông quy chÕ ®Æc biÖt cña wto vÒ CHỐNG trî cÊp hµng hãa xuÊt khÈu Chuyªn ngµnh : LuËt kinh tÕ M· sè : 60 38 50 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: TS. Phan ThÞ Thanh Thñy Hµ néi - 2014 2
  3. Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch­a tõng ®­îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Mai Hµ Uyªn 3
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHỐNG TRỢ CẤP XUẤT KHẨU VÀ 6 QUY CHẾ ĐẶC BIỆT CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 1.1. Những vấn đề cơ bản về trợ cấp xuất khẩu và chống trợ cấp 6 xuất khẩu 1.1.1. Khái quát về trợ cấp và trợ cấp xuất khẩu 6 1.1.2. Các biện pháp chống trợ cấp xuất khẩu 9 1.1.3. Yêu cầu hài hoà giữa tự do hóa thương mại và phát triển trong 12 WTO 1.2. Tổng quan về quy chế đặc biệt của WTO về trợ cấp hàng hóa 14 xuất khẩu 1.2.1. Lịch sử hình thành của Quy chế đặc biệt của WTO về trợ cấp 15 hàng hóa xuất khẩu 1.2.2. Khái niệm Quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt 17 1.2.3. Đối tượng được hưởng đối xử đặc biệt và khác biệt và nội dung 19 của Quy chế Chương 2: QUY CHẾ ĐẶC BIỆT VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU TRONG 24 WTO, SỰ VẬN DỤNG CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM 2.1. Các nội dung của quy chế đặc biệt về trợ cấp hàng hóa xuất khẩu 24 4
  5. 2.1.1. Trợ cấp xuất khẩu trong lĩnh vực công nghiệp 24 2.1.2. Trợ cấp xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp 30 2.2. Kinh nghiệm áp dụng quy chế đặc biệt của một số quốc gia về 33 trợ cấp xuất khẩu 2.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 33 2.2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 35 2.2.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 38 2.2.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản 39 2.2.5. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 40 2.3. Pháp luật tương ứng của việt nam nhằm vận dụng Quy chế đặc 41 biệt của WTO về trợ cấp xuất khẩu và tình hình thực thi 2.3.1. Pháp luật về trợ cấp xuất khẩu trong lĩnh vực công nghiệp của 41 Việt Nam 2.3.2. Pháp luật trợ cấp xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp của 57 Việt Nam Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO 70 HIỆU QUẢ VẬN DỤNG QUY CHẾ ĐẶC BIỆT CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật liên quan đến vấn đề trợ 71 cấp xuất khẩu của Việt Nam 3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về trợ cấp xuất khẩu 73 3.2.1. Pháp luật về việc vận dụng Quy chế của Việt Nam phải phù 73 hợp với các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về trợ cấp cần phải tiến hành đồng bộ với 74 hoàn thiện với các chế định pháp luật khác 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về trợ cấp xuất khẩu cần phải chú ý đến 74 đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam và khai thác được thế mạnh của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế đối xử đặc biệt và 76 5
  6. khác biệt về trợ cấp xuất khẩu tại Việt Nam 3.3.1 Rà soát và hoàn thiện quy định pháp luật về trợ cấp để tương 76 thích với quy định của WTO 3.3.2. Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng ứng phó của doanh 80 nghiệp, hiệp hội đối với các vụ điều tra và áp thuế chống trợ cấp của nước ngoài 3.3.3. Khắc phục những hạn chế do địa vị kinh tế phi thị trường nhằm 82 giảm thiểu thiệt hại từ các vụ kiện chống trợ cấp KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 6
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AMS Total Aggregate Measurement of Tổng khối lượng hỗ trợ gộp Support AoA Agreement on Agriculture Hiệp định Nông nghiệp EU European Union Liên minh Châu Âu GATT The General Agreement on Hiệp định chung về Thuế quan Tariffs and Trade và Thương mại IMF The International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế OECD Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và phát triển operation and Development kinh tế S&D Special and differential treatment Đối xử đặc biệt và khác biệt SCM Agreement on Subsidies and Hiệp định về trợ cấp và các biện Countervailing Measures pháp đối kháng WB World bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organnization Tổ chức Thương mại thế giới 7
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào đó có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương. Chính vì vậy, Việt Nam cũng không thể đứng ngoài, ngược lại còn phải tham gia tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu hóa, đa phương hóa có nghĩa là các rào cản thương mại ngày càng được bãi bỏ. Sự giao thoa giữa các nền kinh tế được mở rộng và tăng cường. Xu thế tất yếu này đã cuốn các nước đang phát triển vào làn sóng thương mại toàn cầu và ngày nay các quốc gia này đã chứng minh về vai trò ngày càng lớn mạnh của mình trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Một trong những nguyên tắc nền tảng của WTO là nguyên tắc thương mại công bằng (fair trade). Vì vậy, tham gia WTO, các thành viên phải tuân thủ một "luật chơi" chung trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc trên. Những hành vi đi ngược lại mục tiêu tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh sẽ bị pháp luật của WTO điều chỉnh bằng những chế tài cần thiết. Trong đó, bao gồm cả hành vi cạnh tranh không lành mạnh do nhận được trợ cấp từ phía Chính phủ. Trong khuôn khổ WTO, các hành vi này bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp (hay còn gọi là biện pháp đối kháng). Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là trình độ phát triển của các thành viên WTO không giống nhau. Sẽ là không công bằng nếu các nước đang và kém phát triển với những hạn chế về nhân lực, tài chính phải tuân thủ toàn bộ các quy định của WTO giống các nước phát triển. Chính vì thế, WTO đã có những quy định dành riêng cho nhóm nước này với mục tiêu cơ bản là bảo đảm sự cân bằng giữa tự do hóa thương mại và mục tiêu phát triển trong WTO, giúp cho các thành viên đang phát triển có thể tham gia WTO và thực hiện các cam kết của WTO phù hợp với điều kiện thực tế của họ đặc biệt tạo các điều kiện thuận lợi cho họ phát triển để thu hẹp dần khoảng cách (development gap) giữa các 8
  9. quốc gia. Đây là lý do các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt được ghi nhận trong hầu hết các hiệp định của WTO. Trong lĩnh vực pháp luật về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, WTO cũng dành những ngoại lệ cho các thành viên kém phát triển hoặc đang phát triển. Theo đó, tổ chức này đã đặt ra những quy định có tính chất thuận lợi hơn, linh hoạt hơn trong việc trợ cấp để các nước này áp dụng trong một thời hạn nhất định với ý nghĩa tạo ra "bước đệm" cần thiết cho quá trình hội nhập sâu rộng vào hệ thống thương mại đa biên và giảm thiểu nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp từ các quốc gia thành viên khác. Khi một thành viên WTO trở thành một nước phát triển thì hệ quả kéo theo là thành viên đó bị buộc phải chấm dứt sử dụng các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt. Trở thành thành viên thứ 150 của WTO, từ ngày 11/01/2007, Việt Nam cũng được hưởng các quy chế về đối xử đặc biệt và khác biệt trong WTO (sau đây viết tắt là Quy chế). Liên quan đến vấn đề chống trợ cấp, Quy chế này bao hàm những thuận lợi nhất định dành cho Việt Nam. Vậy, những nội dung cụ thể của Quy chế là gì? Việt Nam đã vận dụng Quy chế này thế nào? Ngoài ra, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm gì từ một số quốc gia về việc sử dụng công cụ trợ cấp nói chung và Quy chế này nói riêng? Định hướng hoàn thiện pháp luật và các công cụ phụ trợ nhằm sử dụng hiệu quả Quy chế này như thế nào? Để trả lời các câu hỏi này, việc hiểu rõ nội dung cụ thể của Quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt trong trợ cấp hàng hóa xuất khẩu và vận dụng hiệu quả quy chế này ở các nước đang phát triển và ở Việt Nam là rất cần thiết. Từ đó, người viết chọn đề tài: "Việc sử dụng quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu" để nghiên cứu trong luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xét ở góc độ khái quát, trợ cấp, việc sử dụng các công cụ trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp đã xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Cụ thể: Các báo cáo "Quyển 1: Việt Nam gia nhập WTO: Phân tích 9
  10. thuế quan, Ngành và Trợ cấp; Quyển 2: Trợ cấp và gia nhập WTO: Tính tuân thủ quy định WTO và tác động về mặt chính sách đối với Việt Nam" (Nhà xuất bản Tài chính - 2005). Báo cáo này đã đánh giá về các chương trình trợ cấp khi gia nhập WTO và đưa ra các khuyến nghị cần thiết cho Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu kinh tế chuyên ngành như: "Kinh nghiệm của các nước trong việc áp dụng Hiệp định trợ giá tính thuế GATT/WTO" (tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 9/2005), "Thuế chống trợ cấp ở các nước thành viên WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam" (tác giả Vương Thị Thu Hiền - Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế toán, số 9/2004), "Phương hướng điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp của Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới" (Tác giả Lê Xuân Sang - Tạp chí Quản lý kinh tế, số 14/2007). Những công trình nghiên cứu này đã trình bày các khía cạnh khác nhau của vấn đề trợ cấp xuất khẩu dưới góc độ kinh tế. Tuy nhiên, liên quan đến Quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt (Special and differential treatment - S&D) trong pháp luật của WTO về chống trợ cấp xuất khẩu, hiện chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu dưới góc độ pháp lý. Đặc biệt, với đặc điểm của Việt Nam khi vừa được hưởng quy chế dành cho các nước đang phát triển và cũng là quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi thì hiện chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt. Với một đề tài khá phức tạp như Quy chế này đòi hỏi một công trình nghiên cứu chuyên sâu chứ không chỉ tản mạn trong các bài viết hoặc công trình nghiên cứu mang tính tổng quát. 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về trợ cấp, chống trợ cấp và Quy chế đặc biệt, khác biệt của WTO về trợ cấp xuất khẩu; - Nghiên cứu các nội dung cụ thể của Quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt của WTO liên quan đến trợ cấp hàng hóa xuất khẩu: lịch sử hình thành, khái niệm, nội dung và vai trò của Quy chế; 10
  11. - Phân tích tình hình vận dụng Quy chế của một số thành viên đang phát triển trong WTO; - Nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam về các biện pháp trợ cấp xuất khẩu trước và sau khi gia nhập WTO; - Nghiên cứu khả năng vận dụng Quy chế này tại Việt Nam và một số kiến nghị, đề xuất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung tìm hiểu các quy định chung của WTO về chống trợ cấp xuất khẩu và các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt về vấn đề trợ cấp xuất khẩu đối với các thành viên đang và kém phát triển của WTO, sự vận dụng của các thành viên được hưởng Quy chế này trong đó có Việt Nam. Quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt có thể coi là "điểm giao cắt" đặc biệt nhằm mục tiêu hài hòa lợi ích của các thành viên WTO. Hay nói một cách khác, đây là ngoại lệ trong việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp đồng thời cũng là sự vận dụng "mềm dẻo" các công cụ trợ cấp được phép. Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định liên quan đến các nước đang phát triển, thực tiễn vận dụng Quy chế tại các thành viên này, đặc biệt là Việt Nam. Lựa chọn Trung Quốc, Thái Lan và một số quốc gia khác trong khu vực châu Á để nghiên cứu; luận văn tập trung làm rõ một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo từ các quốc gia này trong việc điều chỉnh chính sách trợ cấp xuất khẩu sau khi gia nhập WTO để vận dụng hiệu quả Quy chế. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; - Ngoài ra, người viết còn sử dụng kết hợp một số phương pháp khác như: + Phương pháp luận giải, phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử 11
  12. v.v được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về Quy chế đối xử đặc biệt trong trợ cấp xuất khẩu; + Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp; phương pháp đối chiếu, so sánh được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu về nội dung của Quy chế đặc biệt và kinh nghiệm vận dụng quy chế này tại một số quốc gia; + Phương pháp bình luận, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp được sử dụng trong Chương 3 khi nghiên cứu các giải pháp để tận dụng hiệu quả Quy chế này tại Việt Nam. 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn có thể được coi là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về Quy chế S&D trong trợ cấp xuất khẩu thương mại ở góc độ pháp lý. Cùng với việc liên hệ, học tập kinh nghiệm từ nước ngoài, luận văn sẽ đưa ra những phân tích, đề xuất sâu sắc, bám sát thực tiễn và có tính ứng dụng. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy ở bậc Đại học và là tư liệu tốt để các nhà làm luật nghiên cứu tham khảo trong quá trình xây dựng pháp luật liên quan đến trợ cấp hoặc các biện pháp chống trợ cấp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chống trợ cấp xuất khẩu và quy chế đặc biệt của WTO về trợ cấp xuất khẩu. Chương 2: Quy chế đặc biệt về trợ cấp xuất khẩu trong WTO, sự vận dụng của các nước đang phát triển và Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng quy chế đặc biệt của WTO về trợ cấp xuất khẩu. 12
  13. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHỐNG TRỢ CẤP XUẤT KHẨU VÀ QUY CHẾ ĐẶC BIỆT CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU VÀ CHỐNG TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 1.1.1. Khái niệm về trợ cấp và trợ cấp xuất khẩu Thuật ngữ "trợ cấp" (subsidies) có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì trợ cấp có thể bao gồm rất nhiều hoạt động điển hình và phổ biến của mọi Chính phủ, như bảo đảm trật tự trị an, phòng cháy chữa cháy, xây dựng cầu đường thậm chí cả việc xây dựng trường học và các hoạt động giáo dục. Vấn đề là ở chỗ, nếu sử dụng một định nghĩa rộng như thế, và luật lệ quốc tế cho phép các Chính phủ phản ứng lại bằng cách sử dụng thuế chống trợ cấp đối với các hoạt động trợ cấp như thế thì toàn bộ Hệ thống Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (General Agreement on Tariffs and Trade - GATT) được hình thành sau Thế chiến thứ II (bao gồm cả việc cắt giảm thuế quan) sẽ bị tiêu diệt: các Chính phủ sẽ được quyền đánh nhiều loại thuế chống tài trợ, vì xét cho cùng thì sản phẩm nào cũng sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động nói trên của Chính phủ. Do đó, vấn đề đặt ra là phải có sự định nghĩa "trợ cấp" như thế nào đó để có thể tránh được những ảnh hưởng tai hại bao trùm đến thương mại quốc tế. Vấn đề này liên quan chủ yếu đến việc các Chính phủ đơn phương áp dụng các biện pháp đối kháng. Trong WTO, trước khi Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures - SCM) ra đời, quy định của GATT liên quan tới trợ cấp chủ yếu được đề cập trong Điều XVI GATT 1947, trong đó bất kỳ hình thức hỗ trợ giá hoặc hỗ trợ thu nhập nào cũng bị coi là trợ cấp. Năm 1960, Báo cáo của Ban hội thẩm về Trợ cấp khi 13
  14. xem xét trường hợp ấn định giá trong nước của hàng hóa ở mức cao hơn giá thế giới có thể bị coi là trợ cấp hay không theo Điều XVI đã đi đến nhận định: Nhìn chung, người ta nhất trí rằng một chương trình theo đó Chính phủ, bằng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp, duy trì một mức giá nội địa cao hơn giá thế giới thông qua việc mua vào và sau đó bán ra chịu lỗ là trợ cấp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khác khi Chính phủ duy trì một mức giá cố định cao hơn giá thế giới mà lại không bị coi là trợ cấp như trường hợp Chính phủ ấn định mức giá tối thiểu đối với nhà sản xuất thông qua việc duy trì hạn chế định lượng hoặc cơ chế thuế quan linh hoạt. Trong những trường hợp như vậy, Chính phủ không có thiệt hại hay thua lỗ, do đó, biện pháp của Chính phủ không chịu sự điều chỉnh của Điều XVI [35]. Theo Điều 1 của Hiệp định SCM, trợ cấp được định nghĩa như một khoản đóng góp tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp của Chính phủ (hoặc tổ chức nhà nước/công) của một nước thành viên mà khoản đóng góp đó đem lại lợi ích cho ngành (hoặc doanh nghiệp) được nhận trợ cấp. Định nghĩa này gồm ba ý quan trọng: (i) một khoản đóng góp tài chính; (ii) của một Chính phủ (hoặc bất kỳ một tổ chức nhà nước/công nào) của một nước thành viên, và (iii) đem lại lợi ích cho ngành hoặc doanh nghiệp được nhận trợ cấp. Trợ cấp chỉ tồn tại khi cả ba yếu tố này cùng được thỏa mãn. - Đóng góp tài chính: Hiệp định quy định rằng các trường hợp dưới đây được coi là có sự đóng góp tài chính: (i) Chuyển vốn trực tiếp (như cấp phát, cho vay, đóng góp cổ phần) hoặc có khả năng chuyển vốn hoặc chuyển nghĩa vụ trực tiếp (ví dụ như bảo lãnh vay); (ii) Chính phủ miễn hoặc không thu các khoản mà đáng lẽ ra đối tượng liên quan phải nộp (ví dụ như miễn, giảm thuế); (iii) Chính phủ cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ khác ngoài cơ sở hạ tầng nói chung (ví dụ như nguyên vật liệu, nhà xưởng, v.v ) hoặc Chính phủ mua hàng hóa của đối tượng liên quan; (iv) Chính phủ trả tiền cho một cơ chế tài trợ, hoặc ủy thác hoặc chỉ 14
  15. đạo một tổ chức tư nhân đứng ra thực hiện các chức năng nói trên. - Do Chính phủ (hoặc một tổ chức nhà nước/công nằm trong lãnh thổ của nước thành viên) thực hiện: Cần lưu ý rằng sự đóng góp tài chính phải do Chính phủ hoặc một tổ chức nhà nước/công đứng ra trực tiếp thực hiện hoặc được thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc một tổ chức nhà nước/công thì mới được coi là trợ cấp. Như vậy, Hiệp định SCM không chỉ áp dụng với các biện pháp của chính quyền trung ương mà cả chính quyền địa phương, cũng như các biện pháp do các tổ chức nhà nước/công như công ty thuộc sở hữu Nhà nước tiến hành. - Lợi ích: Đóng góp tài chính của Chính phủ chỉ là trợ cấp khi đem lại lợi ích cho đối tượng được trợ cấp. Mặc dù Hiệp định SCM không định nghĩa khái niệm lợi ích nhưng Điều 14 đã đưa ra một số hướng dẫn về cách tính giá trị trợ cấp thông qua lợi ích mà đối tượng nhận trợ cấp được hưởng khi điều tra để đánh thuế chống trợ cấp. Theo nội dung của Điều này, sự tồn tại của lợi ích có thể được đánh giá bằng cách tham chiếu đến các tiêu chí thương mại thông thường trên thị trường. Chẳng hạn, việc Chính phủ đóng góp cổ phần trong một doanh nghiệp chỉ bị coi là đem lại lợi ích khi quyết định đầu tư đó của Chính phủ không giống với tập quán đầu tư thông thường của các nhà đầu tư tư nhân. Hay một khoản cho vay của Chính phủ chỉ bị coi là đem lại lợi ích nếu như có sự chênh lệch giữa khoản tiền mà doanh nghiệp được cho vay phải trả cho khoản nợ Chính phủ đó với khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho một khoản vay thương mại tương đương khác[38]. Điểm cần lưu ý từ khái niệm về trợ cấp của WTO là không phải mọi hành động can thiệp của Chính phủ trên thị trường mà trong lý thuyết kinh tế coi đó là trợ cấp với khả năng bóp méo thương mại đều bị coi là trợ cấp theo định nghĩa của Hiệp định này. Thừa nhận trợ cấp là công cụ nhằm thực hiện nhiều mục tiêu chính sách của Chính phủ, mục đích của Hiệp định SCM của WTO là nhằm đưa ra các quy định mang tính đa phương hạn chế và điều 15
  16. chỉnh các biện pháp trợ cấp gây bóp méo thương mại quốc tế (tức là gây tổn hại đến lợi ích thương mại của các nước khác), chứ không phải nhằm hạn chế quyền áp dụng trợ cấp của các nước. Như vậy, chỉ một số dạng hành động can thiệp nhất định của Chính phủ mới thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định SCM. Việc một số biện pháp thông thường có thể bị coi là trợ cấp gây bóp méo thương mại nhưng trong thực tế lại bị loại khỏi phạm vi điều chỉnh của Hiệp định SCM dường như có vẻ mâu thuẫn với mục đích và đối tượng nói trên của Hiệp định. Mục đích và đối tượng của Hiệp định SCM là đặt ra quy định điều chỉnh các trợ cấp gây bóp méo thương mại, nhưng chỉ những trợ cấp như được định nghĩa trong Hiệp định mà thôi. Theo đó, chỉ có trợ cấp riêng (hay còn gọi là trợ cấp mang tính riêng biệt - specificity), là trợ cấp dành riêng cho một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp cụ thể, hay trợ cấp dành riêng cho một ngành sản xuất hoặc một nhóm ngành sản xuất nhất định mới là đối tượng điều chỉnh trong Hiệp định. Trong khuôn khổ của WTO, các hình thức trợ cấp được phân loại theo từng nhóm hàng. Trợ cấp xuất khẩu là loại trợ cấp gắn với mục tiêu xuất khẩu. Theo đó, trợ cấp đối với nhóm hàng nông sản được quy định trong Hiệp định AoA (Agreement on Agriculture - AoA) và đối với nhóm hàng công nghiệp thì được quy định trong Hiệp định SCM. 1.1.2. Các biện pháp chống trợ cấp xuất khẩu Trợ cấp xuất khẩu là hiện tượng gây nên tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng trong thương mại quốc tế. Do đó, việc các nước áp dụng biện pháp chống trợ cấp để vô hiệu hóa tác động bất lợi của trợ cấp là hành động hoàn toàn chính đáng. Các biện pháp chống trợ cấp được áp dụng nhằm mục đích bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi bị thiệt hại do hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp gây ra và cao hơn cả là tạo ra một sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp trong nước với các nhà sản xuất nước ngoài. Như vậy về bản chất, tương tự như biện pháp chống bán phá giá,chống trợ cấp có mục đích là đưa cạnh tranh trở lại vị thế cân bằng. 16
  17. Ngoài ra, các biện pháp chống trợ cấp cũng góp phần giảm sự can thiệp của nhà nước, hạn chế các hành vi bóp méo thương mại. Bởi khi cả hai chính sách cùng tồn tại, tức là nước xuất khẩu vẫn duy trì trợ cấp và nước nhập khẩu vẫn duy trì các biện pháp đối kháng thì cho đến cuối cùng nước xuất khẩu sẽ là nước chịu thiệt, nước nhập khẩu sẽ được hưởng một khoản lợi đúng bằng phần thiệt hại của nước xuất khẩu, trong khi đó người tiêu dùng và nhà sản xuất ở hai nước không chịu ảnh hưởng gì. Kết quả này đi ngược lại với mong muốn của nước xuất khẩu, do đó, các biện pháp chống trợ cấp sẽ khiến chính phủ nước xuất khẩu e ngại và hạn chế việc can thiệp vào thương mại. Theo quy định của WTO, chống trợ cấp là biện pháp mà nước nhập khẩu có thể được áp dụng khi nhận thấy rằng hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp gây thiệt hại, hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất mặt hàng tương tự trong nước. Tuy nhiên, không phải cứ có hiện tượng hàng hóa nước ngoài được trợ cấp là nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp đối kháng đối với hàng hóa đó. Điều 11 Hiệp định SCM quy định rằng, việc áp dụng các biện pháp đối kháng chỉ có thể được thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi tiến hành điều tra chống trợ cấp, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của ba điều kiện sau: - Hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp (với biên độ trợ cấp không thấp hơn 1%); - Có “thiệt hại” xảy ra đối với ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu; - Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại nói trên. Hiệp định SCM quy định có ba dạng biện pháp khắc phục mà một nước có thể áp dụng khi nước đó cho rằng việc sử dụng trợ cấp của các nước thành viên khác đang gây ảnh hưởng xấu tới quyền lợi của họ, đó là: biện pháp tạm thời, chấp nhận các cam kết của Chính phủ nước xuất khẩu/nhà xuất 17
  18. khẩu và áp thuế chống trợ cấp (hay còn gọi là thuế đối kháng). Cụ thể như sau: Thứ nhất, áp dụng các biện pháp tạm thời Là việc các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng bị điều tra ký quỹ, đặt cọc tạm thời sau khi có kết luận sơ bộ khẳng định sự tồn tại của trợ cấp gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu và cơ quan điều tra nhận thấy việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để hạn chế thiệt hại xảy ra trong quá trình điều tra. Biện pháp tạm thời sẽ được thay thế bằng Cam kết về giá hoặc Thuế chống trợ cấp sau khi có kết luận cuối cùng. Mức ký quỹ và đặt cọc của mỗi doanh nghiệp không được cao hơn biên độ trợ cấp được tính cho doanh nghiệp đó. Thứ hai, cam kết của Chính phủ nước xuất khẩu/nhà xuất khẩu Cam kết của Chính phủ nước xuất khẩu/nhà xuất khẩu trong điều tra chống trợ cấp được hiểu là một thỏa thuận tự nguyện theo đó Chính phủ nước xuất khẩu sẽ cam kết xóa bỏ hay hạn chế trợ cấp hoặc nhà xuất khẩu cam kết sửa đổi giá sao cho cơ quan điều tra nhận thấy việc trợ cấp không còn gây thiệt hại Chính phủ nước xuất khẩu/nhà xuất khẩu chỉ có thể thực hiện cam kết khi đã có kết luận sơ bộ khẳng định có hiện tượng trợ cấp gây thiệt hại. Các cam kết này phải được đưa ra trước khi cơ quan điều tra đề nghị áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức hoặc quyết định chấm dứt vụ việc hoặc chấm dứt điều tra. Việc cam kết này chỉ có thể được chấp nhận nếu các cam kết đó khả thi và thỏa đáng (hiệu quả, đủ để loại bỏ thiệt hại và ở mức độ tương đương với các biện pháp thuế nếu áp dụng). Nếu các cam kết của nước xuất khẩu được chấp nhận thì quá trình điều tra về thiệt hại và biên độ trợ cấp sẽ được hoàn tất. Nếu kết luận điều tra cuối cùng phủ định việc trợ cấp thì các cam kết sẽ tự động hết hiệu lực, còn nếu kết luận khẳng định tồn tại trợ cấp gây thiệt hại thì các cam kết được duy trì. Chính phủ nước xuất khẩu/nhà xuất khẩu phải có trách nhiệm thực hiện đúng những nội dung đã 18
  19. thỏa thuận và định kỳ phải cung cấp thông tin liên quan đến việc thực thi cam kết và cho phép xác minh tính chân thực của các thông tin này. Thứ ba, áp thuế chống trợ cấp Thuế chống trợ cấp là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào các mặt hàng nhập khẩu liên quan nhằm mục đích bồi hoàn cho khoản trợ cấp đã được cung cấp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình sản xuất hoặc xuất khẩu các mặt hàng nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu. Thuế chống trợ cấp là loại thuế đặc biệt được thu nhằm mục đích hạn chế việc trợ cấp cho hàng hóa trong khâu chế tạo, sản xuất, xuất khẩu. Thuế chống trợ cấp còn được gọi là thuế bồi hoàn hay thuế trả đũa vì khi hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất, gia công, vận chuyển, mua bán, đều khiến cho Chính phủ nước nhập khẩu có lý do để thu thuế chống trợ cấp đối với những hàng hóa này. Thuế chống trợ cấp là loại thuế đánh vào các sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp nhằm mục đích triệt tiêu lợi thế do khoản trợ cấp của Chính phủ mang lại so với các sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước. Do đó thuế chống trợ cấp phải tương đương với lợi ích mà khoản trợ cấp đem lại cho các sản phẩm, tuy nhiên cũng không được đánh thuế cao, vượt quá lợi ích thực sự mà các sản phẩm nhập khẩu nhận được. 1.1.3. Yêu cầu hài hoà giữa tự do hóa thương mại và phát triển trong WTO Tự do hóa thương mại có tác động sâu sắc đến các thành viên WTO trong vấn đề hoạch định chính sách và pháp luật, bao gồm chính sách bảo hộ các ngành sản xuất trong nước đặc biệt là các ngành non trẻ hay trọng điểm để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Thực tế cho thấy, bất kì một quốc gia nào, dù được đánh giá là có tự do thương mại đến đâu đi chăng nữa cũng tìm cách bảo hộ càng nhiều càng tốt cho các ngành kinh tế của mình. Đặc biệt là với một nước đang phát triển và năng lực cạnh tranh còn hạn chế. 19
  20. Tuy nhiên, nhu cầu này lại mâu thuẫn với nguyên tắc thương mại công bằng (fair trade) của WTO. Đối với mỗi quốc gia thành viên, trợ cấp xuất khẩu được tiến hành nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội của thành viên đó. Nhưng trong thương mại quốc tế, tính “hai mặt” của trợ cấp là rất rõ ràng. Nhiều khoản trợ cấp nhằm nâng cao năng lực tham gia thị trường của thành viên này lại là hạn chế năng lực cạnh tranh của thành viên khác. Để hài hòa giữa tự do hóa thương mại và nhu cầu phát triển của các thành viên, khắc phục tình trạng các thành viên có năng lực sản xuất và cạnh tranh khác nhau phải tuân thủ những cam kết giống nhau, WTO đã ghi nhận về Quy chế S&D trong hầu hết các Hiệp định của mình. Những ưu đãi này tạo điều kiện để các thành viên đang phát triển, chuyển đổi có điều kiện ứng phó hiệu quả với các điều chỉnh khi gia nhập WTO, tránh tình trạng “đổ vỡ” cho nền kinh tế. Liên quan đến trợ cấp trong xuất khẩu hàng hóa, cả Hiệp định SCM và Hiệp định AoA đều dành những ưu tiên đối với các nước đang phát triển, chuyển đổi theo các hình thức như: cho phép duy trì trợ cấp trong một số lĩnh vực, ít phải cắt giảm trợ cấp hơn trong một thời gian nhất định để giảm thiểu những phí tổn trong quá trình chuyển đổi và được phép có thời gian chuyển tiếp dài hơn Cũng vì vậy, các biện pháp chống trợ cấp không có điều kiện để thực thi đối với các thành viên được hưởng Quy chế S&D. Do đó, đối xử đặc biệt và khác biệt trong chống trợ cấp cũng có thể hiểu là đối xử đặc biệt và khác biệt trong trợ cấp hàng hoá xuất khẩu vì cùng đề cập đến một nội dung là việc vận dụng những quy định của WTO dành cho các nước đang phát triển, kém phát triển trong vấn đề trợ cấp. Và, xuất phát từ việc vận dụng đó mà các quốc gia này "né tránh" được các biện pháp chống trợ cấp từ quốc gia nhập khẩu. Ngay từ khi mới ra đời, quy định về S&D đã khẳng định ý nghĩa và ảnh hưởng lớn đến các quốc gia đang và kém phát triển. Điều này thể hiện ở chỗ, khi mới gia nhập GATT, các nước đang phát triển không được hưởng S&D. Thời gian từ những năm 60 của thế kỷ XX cho đến nay, S&D đã được quy định thành một nguyên tắc cơ bản điều tiết thương mại quốc tế ở phạm vi toàn cầu với nội dung ngày càng rõ ràng, hiệu quả hơn, trong đó, bao hàm cả khía 20
  21. cạnh về trợ cấp thương mại. Vai trò của S&D thể hiện qua các khía cạnh sau: Thứ nhất, các quy định về S&D giúp các nước đang phát triển được hưởng lợi nhiều hơn từ tiến trình tự do hóa thương mại. Nhờ có các quy định về tăng cường cơ hội thương mại dành cho các thành viên đang phát triển, hàng hóa của các thành viên này có thể dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường xuất khẩu ở các quốc gia phát triển. Thứ hai, S&D tạo điều kiện để các nước đang phát triển có thể từng bước thích ứng với "luật chơi chung" của WTO. Những quy định cho phép linh hoạt trong thực thi các quy định của WTO cũng như quy định về thời gian chuyển đổi cho phép các thành viên đang phát triển một "bước đệm" cần thiết trước khi hoàn toàn hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế, giúp họ tránh được những tác động tiêu cực của quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế. Thứ ba, nhờ những quy định S&D mà các nước đang phát triển có được những hỗ trợ cần thiết về mặt kỹ thuật để nâng cao năng lực cạnh tranh. Xuất phát với trình độ phát triển thấp hơn, các nước đang phát triển dù được cho phép một thời gian chuẩn bị nhất định cũng khó có thể thực hiện các Hiệp định của WTO nếu không có hỗ trợ của các thành viên khác và các tổ chức liên quan. Nhờ quy chế S&D, trong đó, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật mà các nước đang phát triển được chuyển giao công nghệ, tư vấn và đào tạo nhân lực để không chỉ có điều kiện thực thi đầy đủ các Hiệp định mà còn tăng cường năng lực đàm phán với các Thành viên khác. Thứ tư, các quy định S&D góp phần tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác giữa các thành viên đang phát triển. Cùng được hưởng các ưu đãi khi tham gia vào WTO, các thành viên này nhận ra những nhu cầu và lợi ích chung, do đó, trở nên gắn kết với nhau hơn. Đặc biệt là trong việc đoàn kết để nâng cao tiếng nói của mình trong cuộc đấu tranh đòi hỏi các thành viên phát triển thực hiện đúng các cam kết theo S&D và đưa ra nhiều đề xuất mới về S&D trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha. 1.2. TỔNG QUAN VỀ QUY CHẾ ĐẶC BIỆT CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP 21