Luận văn Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_trat_tu_do_thi_tu.pdf
Nội dung text: Luận văn Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH TẤN CẢNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH TẤN CẢNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LÊ THỊ HƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực đô thị . 8 1.2. Trách nhiệm pháp lý của vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị 21 Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TẠI QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 39 2.1. Khái quát hệ thống đô thị quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh 39 2.2. Tình hình vi phạm hành chính về trật tự đô thị trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh 45 2.3. Kết quả xử lý vi phạm hành chính về trật tự đô thị trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh 48 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM 59 3.1. Quan điểm tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị 59 3.2. Các giải pháp tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị 63 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân TTĐT : Trật tự đô thị TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân VPHC : Vi phạm hành chính XHCN : Xã hội chủ nghĩa XLVPHC : Xử lý Vi phạm hành chính
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi đô thị phát triển một cách có kiểm soát, theo quy hoạch theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước “Cần phải phát triển đô thị một cách vững chắc, có trật tự, nhằm xây dựng một đô thị đoàng hoàng hơn tốt đẹp hơn”. Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh. Đến nay cả nước đã có khoảng 743 đô thị, trong đó có gần 100 thành phố và thị xã. Việc xây dựng và phát triển các đô thị này đòi hỏi phải được thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép đối với từng khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế việc vi phạm trật tự đô thị không còn là chuyện xa lạ ở các đô thị trong suốt thời gian qua. Tình hình vi phạm trật tự đô thị đã và đang là một vấn đề nóng trong thực tế các đô thị nước ta hiện nay; dường như đây chính là mặt trái của đô thị hoá với tốc độ quá nhanh trong khi quản lý nhà nước về đô thị lại chưa đáp ứng kịp. Hiện tượng xây dựng không phép, sai với nội dung giấy phép xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh có thể nhận thấy các công trình vi phạm pháp luật về xây dựng ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Mức độ không chỉ dừng lại ở mấy căn hộ tập thể cơi nới không xin phép hay nhà trong kẹt xây ban công lấn chiếm không gian công cộng, mà nhà riêng sai theo kiểu nhà riêng, biệt thự sai kiểu biệt thự, các vi phạm về đất đai diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Đồng thời các vi phạm về trật tự vỉa hè, trật tự an toàn giao thông, về phòng cháy chữa cháy, về cư trú cũng gia tăng 1
- và diễn biến phức tạp. Điều này đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị phải được quan tâm một cách thực sự đúng mức. Thực tế cho thấy, song song với những mặt tích cực, sự phát triển đô thị nước ta trong những năm qua đã tạo ra sức ép khá lớn về nhiều mặt, có nguy cơ dẫn đến sự phát triển không bền vững. Quá trình phát triển đô thị đã, đang nảy sinh nhiều vấn đề lớn như: gia tăng dân số cơ học ở các đô thị lớn; tình trạng lấn, chiếm đất xây dựng nhà trái phép vi phạm các chỉ giới, sai với quy hoạch ngày càng nghiêm trọng; nhiều khu công nghiệp hình thành không theo một khuôn mẫu về phòng cháy, chữa cháy và xử lý chất thải; sự bùng nổ các phương tiện cơ giới gây ách tắc giao thông Bên cạnh đó, quá trình phát triển đô thị cũng chính là nguyên nhân làm mất cân bằng sinh thái, làm giảm chất lượng môi trường sống, làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây chính là thách thức của công tác QLNN về TTĐT tại các thành phố trên cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn và năng động nhất cả nước. Vì vậy, công cuộc đô thị hóa tại thành phố này cũng có phần nhanh hơn các vùng khác trong cả nước. Tốc độ đô thị hóa ở đây diễn ra mạnh mẽ, nhất là từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới đã đưa đến nhiều biến đổi quan trọng về kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội . Cho đến nay về cơ bản Thành phố đã hoàn thành việc nâng cấp, chỉnh trang các quận nội thành và đang thực hiện những chủ trương, quy hoạch mở rộng đối với các quận đô thị mới như: Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh nhằm hình thành vùng đô thị lớn của cả nước và khu vực. Trong quá trình chỉnh trang, phát triển của thành phố trong thời gian qua, cũng không tránh khỏi những tồn đọng trong trật tự xây dựng đô thị, giao thông đô thị, quản lý cư trú, phòng cháy chữa cháy 2
- Để góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, có những giải pháp nhằm thiết lập lại trật tự đô thị trên địa bàn các đô thị nói chung và quận Gò Vấp nói riêng, với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý đô thị, xây dựng nếp sống văn minh và trên hết là đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực trật tự đô thị thì công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị đóng một vai trò hết sức quan trọng, do đó tác giả chọn đề tài “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến đề tài đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố như: - “Phát triển Đô thị bền vững” do TS. Nguyễn Thế Nghĩa-TS. Tôn Nữ Quỳnh Trân chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2002. Nội dung cuốn sách đã nêu lên những đặc thù và đưa ra những phương hướng giải quyết theo nguyên tắc bền vững trong đô thị. Đặc biệt, nêu lên những trường hợp cụ thể về việc phát triển đô thị ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Tác giả đã phân tích những ưu, khuyết điểm của quá trình phát triển một đô thị cụ thể trong những năm qua, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc quy hoạch, chỉnh trang và phát triển các đô thị khác trong tương lai. - Giáo trình “Quản lý đô thị” do GS. TS Nguyễn Đình Hương và ThS. Nguyễn Hữu Đoàn chủ biên, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội - 2003, giáo trình gồm 10 chương, mỗi chương tương ứng với một vấn đề đặt ra cho quản lý đô thị. Giáo trình cơ bản đã cung cấp những quan niệm về đô thị, quản lý đô thị, phân loại đô thị, quá trình phát triển đô thị Việt Nam, các mô hình quản lý đô thị và nêu lên một số giải pháp, trách nhiệm của Nhà nước trong quản lý 3
- những lĩnh vực hoạt động được quan tâm tại đô thị, như: Quản lý đất đai; Cơ sở hạ tầng; Dân số và Lao động; Phát triển kinh tế; Giao thông và thông tin; Môi trường; An ninh xã hội và Tài chính đô thị. - “Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi” của TS. Võ Kim Cương, Nhà xuất bản xây dựng, năm 2004, tác giả nêu một số vấn đề về quản lý đô thị trong thời kỳ chuyển đổi và đúc kết những kinh nghiệm thực tế, đưa ra các quan điểm, giải pháp quản lý đô thị. - “Pháp luật và Quản lý đô thị” do TS. KTS. Lê Trọng Bình chủ biên, Trường Đại học Kiến trúc, Hà Nội – 2009. Tác giả đã đề cập đến những kiến thức cơ bản về quản lý và phát triển đô thị, giúp cho người nghiên cứu nhận thức đúng đắn về quy luật phát triển đô thị, nắm vững những công cụ chủ yếu để quản lý đô thị là pháp luật, quy hoạch và bộ máy quản lý nhà nước, đảm bảo cho đô thị phát triển một cách trật tự, phù hợp với quy luật khách quan và hình thái kinh tế xã hội nước ta. - “Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng – liên hệ thực tiễn tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công của Nguyễn Quốc Thành, Học viên Hành chính, năm 2008; - “Quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn quận Liên Chiển, Thành phố Đà Nẵng”, luận văn thạc sĩ luật học của Phạm Văn Trường, Học viện khoa học xã hội, năm 2011; - “Trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng từ thực tiễn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”, luận văn thạc sĩ luật học của Đỗ Vượng, Học viện khoa học xã hội, năm 2012 Ngoài ra, còn nhiều đề tài nghiên cứu trên các lĩnh vực như đất đai, giao thông đô thị, an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường và tài nguyên, quy hoạch đô thị Tuy nhiên, qua tìm hiểu, rà soát thì việc nghiên 4
- cứu đề tài “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh” thì chưa có công trình nghiên cứu nào dề cập đến. Do vậy, luận văn sẽ kế thừa một phần cơ sở lý luận của các nghiên cứu trên, đồng thời phản ánh thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị tại quận Gò Vấp, nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính về trật tự đô thị, cũng như phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích tổng quát của luận văn là xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa, phân tích lý luận chung về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị; - Phân tích thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về trật tự đô thị ở quận Gò Vấp; - Đề xuất một số giải pháp góp phần phòng ngừa vi phạm, nâng cao hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Từ năm 2011 đến hết năm 2015. - Về không gian: tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. 5
- 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật nói chung, về quản lý nhà nước đối với đô thị, trong đó có xử lý vi phạm hành chính về trật tự đô thị. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp, quy nạp, thống kê, so sánh Chương 1 sử dụng những phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để làm rõ hơn phần lý luận của đề tài. Chương 2 sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, diễn dịch để đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị tại quận Gò Vấp. Chương 3 đề xuất giải pháp tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và các quy định cơ bản của pháp luật về vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, phân tích đánh giá thực trạng vi phạm hành chính về trật tự đô thị ở quận Gò Vấp, từ đó đưa giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc xử lý vi phạm hành chính về trật tự đô thị nói chung. Ngoài những đóng góp chung nêu trên, luận văn còn có những đóng góp mới cụ thể sau đây: - Luận văn góp phần nghiên cứu khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị; 6
- - Phân tích tình hình diễn biến và khẳng định yêu cầu của việc xử lý vi phạm hành chính về trật tự đô thị ở quận Gò Vấp; - Đề xuất các giải pháp phù hợp giúp các nhà quản lý cũng như những người trực tiếp thi hành xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị nghiên cứu vận dụng. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. Chương 2: Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Quan điểm, giải pháp tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ở Việt Nam. 7
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực đô thị 1.1.1. Khái niệm trật tự đô thị Khái niệm đô thị Theo nghĩa Hán - Việt , đô thị là từ ghép của 2 chữ “đô” và “thị”. Thị có nghĩa là “chợ”, “đô” có nghĩa là sự đông đúc, chợ thì luôn phải đông, phải tập trung con người và vật dụng trao đổi buôn bán. Đô thị được hình dung là nơi tập trung khu dân cư sinh sống bằng các ngành nghề phi nông nghiệp. Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (2004) có giải thích: “đô thị là nơi dân cư đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể có cả nông nghiệp, là thành phố hoặc thị trấn, thị tứ”. Như vậy, đô thị được hiểu là khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, những trung tâm phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị, thì: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”. Như vậy, đô thị là nơi tập trung đông dân cư với mật độ cao, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, đa phần nhân dân lao động chủ yếu là phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng hiện đại để phục vụ và phát triển kinh tế xã hội cho 8
- một vùng lãnh thổ, một địa phương. Khái niệm và vai trò của trật tự đô thị Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng 2002 đưa ra định nghĩa: Trật tự là sự sắp xếp theo một thứ tự, một quy tắc nhất định; là tình trạng ổn định, có tổ chức, kỷ luật, dựa trên cơ sở của kỷ cương. Kỷ cương là nghững phép tắc làm nên trật tự của một xã hội. Từ định nghĩa trên cho thấy, kỷ cương bao hàm những quy định pháp lý của Nhà nước để thiết lập trật tự trong xã hội và trật tự là sự tổ chức, sắp xếp, điều chỉnh các quá trình xã hội, các hoạt động, hành vi của đối tượng sắp xếp (đối tượng quản lý) theo những trật tự, những nguyên tắc mà chủ thể sắp xếp đặt ra. Đồng thời, kỷ cương là cơ sở để hình thành trật tự, hay nói cách khác, trật tự chỉ có thể được thiết lập khi có sự tổ chức, sắp xếp, điều chỉnh, tác động của chủ thể sắp xếp đến đối tượng sắp xếp tuân thủ đúng kỷ cương. Trật tự là mục tiêu của kỷ cương, phản ánh, tác động lại kỷ cương để hoàn thiện kỷ cương. Giữa kỷ cương và trật tự có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau; có kỷ cương là có cơ sở, điều kiện để thiết lập trật tự và có trật tự, nghĩa là mọi hoạt động đã diễn ra theo đúng kỷ cương. Trật tự đô thị là nói về tình trạng an toàn, an ninh đô thị liên quan đến những điều kiện căn bản tạo môi trường dân sự phát triển và bền vững. Trên cở sở khái niệm về đô thị, trật tự, kỷ cương đã nêu ở trên, có thể hiểu: Trật tự đô thị là tất cả các hoạt động xây dựng, tổ chức và vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị tuân thủ theo đúng quy hoạch, kiến trúc, thiết kế đô thị và theo các quy định của pháp luật. Trong khoa học quản lý nhà nước, trật tự đô thị được coi là một bộ phận của trật tự an toàn xã hội. Để thiết lập trật tự đô thị, nhà nước ban hành 9
- các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này, do đó trật tự đô thị cần được hiểu là trạng thái các quan hệ xã hội do pháp luật quy định, trong đó các hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ trong lĩnh vực trật tự đô thị là hợp pháp. Trật tự đô thị là vấn đề xã hội gắn liền với cuộc sống con người, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người. Xã hội càng hiện đại, văn minh, yêu cầu về bảo đảm trật tự đô thị càng cao. Trật tự đô thị có các vai trò sau: Một là, trật tự đô thị nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội. Xã hội càng phát triển đòi hỏi trật tự xã hội nói chung, trật tự đô thị nói riêng càng hiện đại, phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiện nghi, văn minh hơn và an toàn hơn. Trật tự đô thị tốt sẽ tạo điều kiện giao lưu kinh tế, phát triển đồng đều giữa các vùng lãnh thổ làm giảm chênh lệch về mức sống và dân trí giữa các vùng. Có thể nói, sự phát triển của kinh tế – xã hội và mức độ bảo đảm trật tự đô thị cũng là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hiện nay, muốn CNH, HĐH đất nước, việc xây dựng và phát triển trật tự đô thị phải đi trước một bước. Vai trò của trật tự đô thị không chỉ dừng lại ở góc độ phát triển kinh tế mà còn ở chỗ thúc đẩy phát triển xã hội. Ở đâu có trật tự đô thị phát triển ở đó có hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục, y tế sôi động hơn, hiệu quả hơn. Nói cách khác, trật tự đô thị phát triển làm cho nhu cầu đời sống dân sinh được đáp ứng tốt hơn. Tóm lại, xã hội càng phát triển thì trật tự đô thị phải ngày càng tốt hơn là một tất yếu. Khi kinh tế phát triển thì trật tự đô thị ngày càng phát triển theo với trật tự, an toàn cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Tốc độ phát triển của trật tự đô thị cùng mức độ an toàn, thuận tiện của nó và phát triển kinh tế là một quan hệ tỷ lệ thuận. 10
- Hai là, trật tự đô thị nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Hoạt động trật tự đô thị diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, liên quan đến mọi tầng lớp dân cư, mọi chủ thể trong xã hội. Trật tự đô thị được bảo đảm, tức tài sản, tính mạng, mọi lợi ích chính đáng khác người dân được đảm bảo, người dân có cuộc sống yên lành, ổn định, nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế được thuận lợi là điều kiện góp phần để đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Trật tự an toàn xã hội được quan niệm là trạng thái của các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi hệ thống quy phạm pháp luật của nhà nước, quy phạm chính trị, quy phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục trong đời sống cộng đồng của một dân tộc, một nhà nước, là tình trạng xã hội ổn định, ở đó mọi công dân sống và lao động có tổ chức, có kỷ cương, mọi lợi ích chính đáng được bảo đảm, không bị xâm hại. Như vậy, trật tự đô thị là một bộ phận không thể tách rời, có quan hệ khăng khít với trật tự an toàn xã hội; trật tự đô thị được đảm bảo thì mới góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo vững chắc sẽ là cơ sở, là điều kiện để giữ vững trật tự đô thị, củng cố phát huy tính pháp chế XHCN trong quản lý nhà nước về trật tự đô thị. 1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật, thể hiện những hành vi phản ứng tiêu cực của một số cá nhân hoặc tổ chức đi ngược lại với ý chí nhà nước được quy định trong pháp luật, xét theo quan điểm của xã hội học pháp luật, đó là hành vi bất hợp pháp “mang tính phản chuẩn mực, nó phá hủy các quy phạm mang tính bắt buộc và nghiêm cấm”. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội phạm hình sự, nhưng vi phạm hành chính là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng 11
- đồng, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nếu như không được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Chính vì lẽ đó, công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính luôn là vấn đề được xã hội quan tâm. Để xác định rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm này, đặc biệt là việc xác dịnh ranh giới giữa vi phạm hành chính với tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, tạo sơ sở pháp lý cần thiết để xử lý cũng như đấu tranh phòng, chống một cách có hiệu quả đối vói các vi phạm hành chính, cần thiết phải đưa ra một khái niệm chính thức. Về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, khái niệm vi phạm hành chính phải phản ánh đầy đủ những dấu hiệu đặc trưng của loại vi phạm này, trong đó thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của chúng, đồng thời cũng phải thể hiện được sự khác biệt giữa loại vi phạm này với vi phạm pháp luật khác, cũng như trách nhiệm pháp lý mà người vi phạm phải gánh chịu. Ở một số nước trên thế giới, vi phạm hành chính được hiểu chung là các hành vi vi phạm pháp luật mà không phải là tội phạm, bị xử phạt bằng các chế tài hành chính. Trong pháp luật Việt Nam, trước khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1989 được ban hành, thì các văn bản chính thức của Nhà nước chỉ đề cập đến khái niệm “vi cảnh”, trong đó phải kể đến Nghị định số 143/CP, ngày 27/5/1977 của Chính phủ ban hành Điều lệ xử phạt vi cảnh. Điều 2, Điều lệ xử phạt vi cảnh nêu: “Những hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội mà có tính chất đơn giản, rõ ràng và hậu quả không nghiêm trọng, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến mức xử phạt bằng các biện pháp hành chính khác là phạm pháp vi cảnh”. Khái niệm vi phạm hành chính lần đầu tiên được nêu ra trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong ngày 30/11/1989. Điều 1 của Pháp 12
- lệnh này quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính năm 2002, khái niệm vi phạm hành chính không được nêu một cách trực tiếp, mà được “ẩn” vào trong khái niệm “xử lý vi phạm hành chính”. Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Để thống nhất các quan niệm về vi phạm hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đưa ra khái niệm: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm qui định pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Có thể thấy, tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt, ngôn ngữ thể hiện, tuy nhiên về bản chất, quan niệm và dấu hiệu về vi phạm hành chính trong các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất và cơ bản không có gì khác nhau. Tuy nhiên, việc quy định “mà không phải là tội phạm” rất dễ làm cho chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính tự cho mình quyền đánh giá hành vi nào là tội phạm, hành vi nào là vi phạm hành chính dựa vào ý chí chủ quan của mình, có thể dẫn đến việc xử lý vi phạm không chính xác. Đồng thời việc quy định “phải bị xử phạt vi phạm hành chính” là chưa chính xác, vì trong một số trường hợp, người thực hiện hành vi hành chính 13
- không bị xử phạt vi phạm hành chính, như thực hiện hành vi hành chính trong tình thế cấp thiết, do phòng vệ chính đáng, do sự kiện bất ngờ, do sự kiện bất khả kháng hoặc người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính do vô ý. Từ những phân tích nêu trên, có thể quan niệm: Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới trật tự quản lý nhà nước, xã hội, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ, do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện với lỗi vô ý hoặc cố ý và theo quy định của pháp luật phải bị áp dụng chế tài hành chính. 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị Trên cơ sở khái niệm về đô thị, trật tự đô thị và khái niệm vi phạm hành chính đã trình bày ở trên, có thể hiểu: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị là hành vi trái pháp luật, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước về đô thị, do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện có lỗi vô ý hoặc cố ý và theo quy định của pháp luật phải bị áp dụng chế tài hành chính. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, trước hết cũng mang đầy đủ các đặc điểm của vi phạm hành chính nói chung. Đồng thời, có những đặc điểm riêng để phân biệt với các vi phạm hành chính khác. Cụ thể: Thứ nhất, vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị là hành vi trái pháp luật. Cũng như mọi hành vi vi phạm pháp luật khác, vi phạm hành chính trước hết phải được thể hiện bằng hành vi của con người hoặc hoạt động của tổ chức (các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội ) có tính nguy hiểm cho 14
- xã hội; “ pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi có ý nghĩa kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội hoặc dân sự của con người (cá nhân và tập thể), cả những hành vi tích cực (có ích) lẫn cả những hành vi tiêu cực (có hại)”. Những suy nghĩ hoặc những đặc tính cá nhân khác của con người nếu như chúng không biểu hiện thành hành vi cụ thể, thì cho dù trái với quy định của pháp luật cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Hành vi vi phạm hành chính về trật tự đô thị có thể thực hiện bằng hành động như việc lấn, chiếm đất đai, xây dựng trái phép, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh hoặc không hành động như không sử dụng đất, không cải tạo, bồi bổ đất Thứ hai, vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị xâm phạm trật tự quản lý nhà nước về đô thị. Vi phạm pháp luật không những là hành vi nguy hiểm cho xã hội, mà nó còn trái pháp luật, xâm hại tới trật tự xã hội được pháp luật bảo vệ. Bất kỳ một hành vi vi phạm hành chính nào cũng xâm phạm tới các quy định pháp luật nói chung được các quy phạm pháp luật hành chính bảo vệ. Để xác định có hành vi trái pháp luật về đô thị, phải căn cứ vào những quy định của pháp luật về đô thị, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về đô thị để xem xét về một hành vi cụ thể. Nếu một chủ thể thực hiện những việc mà pháp luật về quản lý đô thị nghiêm cấm hoặc không làm những việc mà pháp luật về quản lý đô thị yêu cầu thì người đó là người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đô thị. Vì vậy hành vi trái pháp luật về đô thị là hành vi không thực hiện những việc mà pháp luật yêu cầu, làm những việc mà pháp luật cấm hoặc tiến hành hoạt động vượt quá giới hạn, phạm vi cho phép của pháp luật về đô thị . Như vậy, những gì mà pháp luật trong lĩnh vực trật tự đô thị không cấm, không xác 15
- lập bảo vệ thì dù có làm trái, có xâm hại cũng không bị coi là trái pháp luật về lĩnh vực đô thị. Thứ ba, vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị là hành vi có lỗi. Mỗi hành vi đều được hình thành trên cơ sở nhận thức và kiểm soát của chủ thể, nghĩa là chủ thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Dấu hiệu trái pháp luật là biểu hiện bên ngoài của hành vi, tuy nhiên cần xác định dấu hiệu về mặt chủ quan của hành vi, đó chính là xác định lỗi của chủ thể thực hiện hành vi. Lỗi là trạng thái tâm lý, là ý chí chủ quan của con người đối với hành vi và hậu quả do hành vi của họ gây ra được thực hiện một các cố ý hoặc vô ý. Vì vậy phải xét yếu tố lỗi chính xác để xác định được hình thức xử lý phù hợp với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đô thị được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan như có liên quan đến việc thực hiện một mệnh lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc những sự kiện xảy ra ngoài ý chí và khả năng của người thực hiện hành vi trái pháp luật như trong tình thế cấp thiết hay sự kiện bất ngờ , thì chủ thể hành vi đó không bị coi là có lỗi và hành vi đó không liên quan đến vi phạm pháp luật về trật tự đô thị. Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự đô thị khác với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật khác là, trong đa số các trường hợp chỉ cần hai dấu hiệu là có hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực đô thị và có lỗi là đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý mà không cần phải có đầy đủ cả các yếu tố khác như có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả bởi vì, pháp luật trong lĩnh vực này điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp từ quá trình quản lý nhà nước trong lĩnh vực đô thị, do đó mọi hành vi 16
- xâm phạm tới trật tự quản lý nhà nước đó đều là hành vi vi phạm pháp luật. Thứ tư, theo quy định của pháp luật phải bị áp dụng chế tài hành chính. Hiện nay, các văn bản để xác định hành vi và hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị là Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, các nghị định hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về đô thị. 1.1.4. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị là một dạng của vi phạm pháp luật, do đó để xác định một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính hay không cần xác định các dấu hiệu pháp lý của chúng. Các dấu hiệu pháp lý này được thể hiện ở bốn yếu tố, gồm: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị Với chức năng duy trì và đảm bảo trật tự xã hội, “Nhà nước thực hiện mọi biện pháp cần thiết để duy trì và phát triển những dạng hành vi có ích và ngăn chặn những dạng hành vi nguy hiểm cho xã hội”. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị cũng như mọi vi phạm pháp luật khác, đều xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Dấu hiệu khách thể để xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị là hành vi vi phạm này đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực trật tự đô thị, hay vi phạm hành chính là hành vi trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước như các quy tắc về an toàn giao thông, trật tự quản lý đất đai, xây dựng, trật tự công cộng đô thị được quy định trong các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 17