Luận văn Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội

pdf 142 trang vuhoa 23/08/2022 9040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_van_hoa_ung_xu_trong_cong_viec_cua_can_bo_cong_chuc.pdf

Nội dung text: Luận văn Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN BÙI THỊ THANH VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI XÃ TIỀN YÊN, HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Mã số: 831 03 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC HỮU HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Đức Hữu Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Bùi Thị Thanh
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự động viên và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể. Lời đầu tiên tôi bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong khoa Xã hội học, khoa Sau đại học và Ban giám hiệu trƣờng Đại học Công đoàn đã cho tôi một môi trƣờng học tập, nghiên cứu thuận lợi trong suốt hai năm học tập và nghiên cứu vừa qua. Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Đức Hữu – Trƣờng Đại học Công Đoàn đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tiền Yên và toàn thể cán bộ, công chức xã Tiền Yên nơi tôi đang công tác đã cung cấp cho tôi những báo cáo, tài liệu hữu ích, ý kiến để tôi thực hiện luận văn này và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi đƣợc tham gia học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả bạn bè, ngƣời thân và gia đình đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, hộp MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 10 6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu 11 7. Câu hỏi nghiên cứu 12 8. Giả thuyết nghiên cứu 12 9. Khung lý thuyết 13 10. Kết cấu của luận văn 13 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 14 1.1. Các khái niệm công cụ 14 1.1.1. Văn hoá 14 1.1.2. Ứng xử 16 1.1.3. Văn hóa ứng xử 16 1.1.4. Văn hóa ứng xử trong công việc của Cán bộ công chức 18 1.1.5. Công sở 18 1.1.6. Cán bộ, công chức 21 1.1.7. Cán bộ, công chức cơ sở 21 1.2. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu 21 1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội 21
  5. 1.2.2. Lý thuyết vai trò 23 1.3. Một số văn bản pháp luật về văn hóa ứng xử đối với cán bộ công chức hiện nay 26 1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28 1.4.1. Điều kiện tự nhiên 28 1.4.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội 29 1.4.3. Đô thị hóa - Hiện đại hóa công sở 32 Tiểu kết chƣơng 1 35 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRONG CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CƠ SỞ TẠI XÃ TIỀN YÊN, HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 36 2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu 36 2.1.1. Mẫu nghiên cứu cán bộ, công chức 36 2.1.2. Mẫu nghiên cứu ngƣời dân 39 2.2. Giá trị truyền thống văn hóa địa phƣơng 42 2.3. Thực hiện các Quy định của Nhà nƣớc về văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ công chức 44 2.3.1. Mức độ tiếp cận các quy định về văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức 44 2.3.2. Mức độ thực hiện các quy tắc ứng xử của cán, bộ công chức 45 2.4. Các mối quan hệ văn hóa ứng xử trong công việc 55 2.4.1. Văn hóa ứng xử trong công việc giữa lãnh đạo với Cán bộ, công chức 56 2.4.2. Văn hóa ứng xử trong công việc giữa đồng nghiệp 58 2.4.3. Quan hệ văn hóa ứng xử giữa cán bộ, công chức với ngƣời dân 59 2.5. Sự cần thiết của việc thực hiện Văn hóa ứng xử 67 2.6. Đánh giá kết quả việc thực hiện Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ công chức tại cơ sở ủy ban nhân dân xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội 68 Tiểu kết chƣơng 2 74
  6. Chƣơng 3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRONG CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ TIỀN YÊN, HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 76 3.1. Tuổi và thâm niên công tác 76 3.2. Học vấn 81 3.3. Giới tính 87 3.4. Chức vụ, vị trí việc làm 93 3.5. Ảnh hƣởng của vai trò nêu gƣơng của lãnh đạo 98 3.6. Ảnh hƣởng của việc áp dụng hình thức xử phạt 101 3.7. Nhận thức, hiểu biết của cán bộ công chức về văn hóa ứng xử 103 3.8. Yếu tố thông tin tuyên truyền 104 3.9. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến Văn hóa ứng xử của Cán bộ công chức xã văn hóa ứng xử của cán bộ công chức xã Tiền Yên 107 Tiểu kết chƣơng 3 109 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI CBCC Cán bộ, công chức PVS Phỏng vấn sâu N Số lƣợng THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân VHUX Văn hóa ứng xử
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Số hộ nghèo, cận nghèo xã Tiền Yên giai đoạn 2015-2019 30 Bảng 1.2. Số gia đình văn hóa xã Tiền Yên giai đoạn 2015-2019 31 Bảng 1.3. Kết quả đánh giá xếp hạng cán bộ công chức hàng năm 34 Bảng 2.1: Bảng vị trí công tác, nhóm tuổi Cán bộ, công chức 38 Bảng 2.2: Bảng thâm niên công tác và vị trí công tác Cán bộ, công chức 39 Bảng 2.3: Mô tả mẫu nghiên cứu ngƣời dân (N (số lƣợng) =50) 40 Bảng 2.4: Ngƣời dân làm việc với những bộ phận chuyên môn 41 Bảng 2.5: Ý kiến đánh giá của cán bộ công chức và ngƣời dân về thực hiện giá trị truyền thống đã đƣợc cán bộ, công chức thực hiện hiện nay 42 Bảng 2.6: Kết quả truyền thông về quy định văn hóa ứng xử 44 Bảng 2.7: Ý kiến của cán bộ, công chức về việc thực hiện các quy tắc ứng xử đƣợc thực hiện ở cơ quan thời gian qua 46 Bảng 2.8: Ý kiến đánh giá của cán bộ công chức về hành vi ứng xử không phù hợp trong thời gian qua 50 Bảng 2.9: Cách xƣng hô trong công việc của cán bộ, công chức 51 Bảng 2.10: Ý kiến của ngƣời dân về trang phục của cán bộ, công chức 53 Bảng 2.11: Thái độ, cử chỉ khi làm việc với cấp trên 57 Bảng 2.12: Khi làm việc với đồng nghiệp 58 Bảng 2.13: Ý kiến của ngƣời dân về hình thức cán bộ công chức hƣớng dẫn dân làm các thủ tục hành chính 59 Bảng 2.14: Ý kiến của ngƣời dân về thái độ cán bộ, công chức 60 Bảng 2.15: Ý kiến của ngƣời dân về cách làm việc của cán bộ, công chức khi làm việc 61 Bảng 2.16: Ý kiến của công chức khi làm việc với ngƣời dân 63 Bảng 3.1: Tƣơng quan giữa việc thực hiện ứng xử văn minh với tuổi cán bộ công chức 78 Bảng 3.2: Tƣơng quan giữa việc thực hiện ứng xử trách nhiệm với tuổi của cán bộ công chức 79
  9. Bảng 3.3: Tƣơng quan giữa việc thực hiện ứng xử văn minh với học vấn cán bộ công chức 83 Bảng 3.4: Tƣơng quan giữa việc thực hiện ứng xử chuyên nghiệp với trình độ học vấn cán bộ công chức 86 Bảng 3.5: Tƣơng quan giữa việc thực hiện ứng xử văn minh với giới tính cán bộ công chức 88 Bảng 3.6: Tƣơng quan giữa việc thực hiện ứng xử trách nhiệm với giới tính cán bộ công chức 90 Bảng 3.7: Tƣơng quan giữa việc thực hiện ứng xử chuyên nghiệp với giới tính cán bộ công chức 91 Bảng 3.8: Tƣơng quan giữa việc thực hiện văn hoá ứng xử văn minh với vị trí công tác của cán bộ công chức 95 Bảng 3.9: Tƣơng quan giữa việc thực hiện ứng xử trách nhiệm với trình vị trí công tác cán bộ công chức 96 Bảng 3.10: Tƣơng quan giữa nhận thức về sự cần thiết với vị trí công tác 103 Bảng 3.11. Nguồn truyền thông cán bộ công chức tiếp cận các quy định văn hóa ứng xử 105
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Đánh giá của cán bộ công chức về điều kiện cơ sở vật chất 32 Biểu đồ 2.1: Điều tra phân theo giới tính cán bộ, công chức 36 Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn của cán bộ công chức tại Ủy ban nhân dân xã Tiền Yên 37 Biểu đồ 2.3: Đánh giá của cán bộ, công chức về cách xƣng hô hiện nay 52 Biểu đồ 2.4: Tần suất ngƣời dân đến tiếp xúc làm việc với cán bộ, công chức để giải quyết các thủ tục hành chính 64 Biểu đồ 2.5: Đánh giá của ngƣời dân về văn hóa ứng xử giữa cán bộ, công chức với ngƣời dân 65 Biểu đồ 2.6: Ý kiến của ngƣời dân về thái độ ứng xử giữa cán bộ, công chức với ngƣời dân 66 Biểu đồ 2.7: Ý kiến của cán bộ, công chức về sự cần thiết của việc thực hiện Văn hóa ứng xử trong công việc 67 Biểu đồ 2.8: Mức độ hài lòng của ngƣời dân với văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức hiện nay 69 Biểu đồ 2.9: Ý kiến của cán bộ, công chức mức độ hài lòng thực hiện Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức trong cơ quan hiện nay 71 Biểu đồ 3.1: Vai trò nêu gƣơng của ngƣời lãnh đạo 99 Biểu đồ 3.2: Áp dụng các hình thức quy định xử phạt 102 Biểu đồ 3.3: Tuyên truyền, động viên cán bộ, công chức 106 3. Hộp Hộp 2.1. Ý kiến về trang phục của cán bộ công chức xã 54 Hộp 3.1. Ý kiến về tác phong, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức 81
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công sở là cơ quan của bộ máy Nhà nƣớc đặt dƣới sự quản lý trực tiếp của Nhà nƣớc để thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nƣớc quy định. Hoạt động của công sở nhằm phục vụ cho lợi ích của cộng đồng và thực hiện quyền lực Nhà nƣớc. Bên cạnh những yếu tố chuyên môn kỹ thuật ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả của giải quyết công việc của ngƣời dân thì yếu tố văn hóa cơ sở giữ một vai trò rất quan trọng. Môi trƣờng làm việc, cách thức giao tiếp ứng xử của các cán bộ, công chức đối với nhau và cán bộ, công chức với ngƣời dân sẽ tạo nên bầu không khí làm việc bình đẳng, hiện đại, thân thiện, văn minh đem lại hiệu quả trong việc thực hiện các lĩnh vực hành chính Nhà nƣớc. Mọi thành công hay thất bại trong hoạt động của công sở phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ yếu nhất là con ngƣời và hành vi ứng xử văn hóa nơi công sở của các cá nhân, từ cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành cho tới các nhân viên phục vụ. Văn hóa ứng xử của cán bộ công chức là sự thể hiện các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng ngƣời trong việc ứng xử và giải quyết mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, với xã hội. Bên cạnh đó, bản chất của văn hóa ứng xử chính là đạo đức, tình cảm, là lý trí và sự nhẫn nhịn, nhƣờng nhịn. Còn biểu hiện của văn hóa ứng xử gồm có văn hóa nói và văn hóa hành động. Con ngƣời ảnh hƣởng đến việc hình thành văn hóa công sở đồng thời văn hóa nói chung, văn hóa công sở nói riêng với những giá trị bền vững đƣợc kế thừa và tiếp thu có chọn lọc từ quá khứ đến hiện tại, tƣơng lai; từ môi trƣờng bên trong đến bên ngoài công sở sẽ có ảnh hƣởng trở lại góp phần hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, đạo đức cho cán bộ công chức. Xây dựng văn hóa công sở chính là xây dựng một môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính, thân thiện và hiệu quả. Từ đó, mang lại rất nhiều lợi ích góp phần tạo dựng niềm tin, sự đoàn kết nhất trí của cả tập thể, từ đó tạo bầu không khí làm việc cởi mở, tích cực, giúp cán bộ nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc. Cũng giống bao nhiêu quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đang hình thành một thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Thời kì này đang diễn ra nhiều biến đổi quan trọng. Chúng ta đang cố gắng để hạn chế càng nhanh càng
  12. 2 tốt những bất cập do nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp để lại. Văn hóa ứng xử của thời kì đó, mặc dù đã đƣợc hình thành nhƣng còn phải bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với giai đoạn mới. Ngày 02 tháng 8 năm 2007, Chính phủ quyết định ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Quy chế quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ cũng nhƣ việc bài trí công sở tại cơ quan hành chính Nhà nƣớc nhƣng sự hình thành ứng xử có văn hóa trong công sở là một quá trình lâu dài, khó khăn và không kém phần phức tạp. Hiện nay văn hóa ứng xử công sở đã đƣợc cải thiện thay đổi tích cực và có những chuyển biến tiến bộ, tạo nên nét văn hóa mới trong các công sở đƣợc thể hiện trong phong cách giao tiếp, ứng xử của cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay. Phong cách ứng xử của cán bộ, công chức ở nhiều cơ quan đã có chuyển biến, tiến bộ, tạo nên nét văn hóa mới trong các công sở. Tuy nhiên hiện nay trong công sở của chúng ta vẫn còn một số hạn chế trong thực hiện văn hóa ứng xử nơi công sở nhƣ trong việc chấp hành kỷ luật lao động; đến công sở gặp đồng nghiệp, gặp lãnh đạo nhƣng không chào hỏi nhau; ý thức giữ gìn vệ sinh chung, ý thức trách nhiệm với công việc đƣợc giao chƣa cao, thái độ làm việc chƣa tốt đã làm ảnh hƣởng đến hiệu quả công việc, đến đồng nghiệp, đến bộ mặt của cả cơ quan đơn vị. Cá biệt, có lúc, có nơi còn có hiện tƣợng đùn đẩy trách nhiệm trong công tác, thiếu nhiệt tình trong công việc, tâm lý làm cho có, làm cho xong việc Nhƣng cũng có những trƣờng hợp chƣa biết nhận thức phải làm nhƣ thế nào để có những hành vi, ứng xử văn minh, lịch sự nơi công sở. Năm 2017, Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định số 522/QĐ – UBND ngày 25/01/2017 về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội. Với mục đích xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động Thủ đô (sau đây gọi chung là cán bộ) “Kỷ cƣơng – Trách nhiệm – Tận tình – Thân thiện” và định hƣớng cho cán bộ các chuẩn mực trong giải quyết công việc với tổ chức và công dân, trong gia đình và xã hội. Góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô
  13. 3 và đất nƣớc, xây dựng ngƣời Hà Nội thanh lịch, văn minh. Hiện nay Bộ quy tắc vẫn đang đƣợc các địa phƣơng trên Thành phố Hà Nội triển khai thực hiện. Tiền Yên là một xã thuần nông nằm ở phía Tây huyện Hoài Đức cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20km. Là một xã ven đô đang trong quá trình đô thị hóa có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội khá mạnh. Tại cơ sở lực lƣợng cán bộ, công chức làm việc UBND xã Tiền Yên thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội đƣợc hƣởng lƣơng và phụ cấp của xã có số lƣợng cán bộ, công chức là 31 ngƣời. Hiện nay, UBND huyện Hoài Đức nói chung và UBND xã Tiền Yên nói riêng đang thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của các cấp về các quy định liên quan đến văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức. Đảng bộ, chính quyền xã Tiền Yên đang triển khai và thực hiện 02 Bộ quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội theo Quyết định số 522/QĐ- UBND ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố Hà Nội. Đã đem lại những kết quả đạt đƣợc nhất định, ngƣời dân đã dần hài lòng hơn với đội ngũ cán bộ công chức xã về giao tiếp, ứng xử và thái độ khi giải quyết các công việc. Văn hóa ứng xử (VHUX) giữa lãnh đạo và nhân viên cũng có sự điều chỉnh thay đổi phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và hiệu quả chƣa thực sự cao. Nhƣ vậy cho thấy, trong tiến trình trình hội nhập đô thị hóa nhanh dẫn đến sự thay đổi của lối sống, văn hóa ứng xử nơi công sở của cán bộ công chức ngày nay vấn đề VHUX rất cần Nhà nƣớc và các cơ quan đơn vị quan tâm chú trọng đến. Đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu là xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đây là xã đáp ứng đƣợc yêu cầu chọn mẫu nghiên cứu của đề tài: Chính vì những lý do trên, học viên chọn đề tài “Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” nhằm nghiên cứu chỉ ra về vai trò của VHUX đối với sự phát triển công sở, đánh giá thực trạng và từ đó đƣa ra một số giải pháp, đề xuất ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của VHUX công sở ở cấp cơ sở hiện nay. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Tổng quan này là phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu, các bài viết liên quan đến đề tài “Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” đã đƣợc công bố chỉ ra những đóng góp của tác giả đi trƣớc mà luận văn cần phát huy kế thừa, cũng nhƣ những hạn chế
  14. 4 và khoảng trống mà luận văn cần đi sâu nghiên cứu. Từ đó, xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu của đề tài. 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới Cuốn sách “Văn hóa thay đổi của một nhà máy năm 1951” của tiến sĩ Elliott Jaques, năm 1951. Nghiên cứu này việc mô tả, phân tích và phát triển các hành vi của nhóm công ty. Tác giả đã đƣa ra khái niệm về văn hóa của nhà máy. Xây dựng công việc trong Văn hóa thay đổi của nhà máy, Jaques trong khái niệm tổ chức cần thiết của mình đã thiết lập một danh sách các quyền lợi các giá trị hoặc các giá trị tổ chức có thể đạt đƣợc từ những ngƣời cam kết đầy đủ của họ. Họ cùng nhau tạo nên văn hóa tổ chức hoặc sự tín nhiệm. Tác giả đã đƣa ra các định giá cụ thể về nội dung: làm việc cho mọi ngƣời, Cơ hội cho mọi ngƣời, đối xử công bằng và chỉ đối với tất cả mọi ngƣời, Sự tƣơng tác lãnh đạo quản lý và cấp dƣới, rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn, khớp nối tầm nhìn tổ chức dài hạn, Cơ hội cho mọi ngƣời. Tác giả chỉ ra rằng vai trò lãnh đạo quản lý ở mọi cấp là phƣơng tiện làm cho các giá trị tổ chức này hoạt động thực sự. Trong nghiên cứu “Three Bell Curves: Giải mã văn hóa kinh doanh” của Giám đốc điều hành kinh doanh Bernard L. Rosauer (2013, đã đƣa ra định nghĩa văn hóa tổ chức là một sự xuất hiện, một trạng thái vô cùng phức tạp xuất phát từ sự kết hợp của một vài thành phần. Thứ nhất đó là nhân viên (tập trung vào sự tham gia). Thứ hai là công việc (tập trung vào việc loại bỏ chất thải tăng giá trị) chất thải. Thứ ba là khách hàng (tập trung vào khả năng giới thiệu). Ông chỉ ra rằng phƣơng pháp Three Bell Curves nhằm mục đích đƣa lãnh đạo, nhiên viên của họ, công việc của khách hàng đến với nhau để tập trung mà không bị phân tâm dẫn đến sự cải thiện về văn hóa và thƣơng hiệu. Phƣơng pháp đó rất đơn giản nhƣng thực thi đòi hỏi sự lãnh đạo và siêng năng mạnh mẽ. Văn hóa có thể đƣợc hƣớng dẫn bằng cách quản lý các thành viên. Trong nghiên cứu “Lý thuyết kích thước văn hóa” của tác giả Hofstede (1980) đã tìm kiếm sự khác biệt giữa hơn 160 000 nhân viên IBM tại 50 quốc gia khác nhau và ba khu vực trên thế giới, trong nỗ lực tìm kiếm các khía cạnh của văn hóa có thể ảnh hƣởng hành vi đến kinh doanh. Ông đề xuất những điều về sự khác biệt văn hóa hiện có ở các khu vực và quốc gia và tầm quan trọng nhận thức quốc tế
  15. 5 và đa văn hóa với sự hƣớng nội văn hóa của chính họ. Sự khác biệt về văn hóa phản ánh sự khác biệt trong suy nghĩ và hành động xã hội, và thậm chí trong “các chƣơng trình tinh thần”. Hofstede gợi ý sự cần thiết phải thay đổi “chƣơng trình tinh thần” bằng cách thay đổi hành vi trƣớc, điều này dẫn đến thay đổi giá trị. Ông đã chứng minh rằng có những nhóm văn hóa quốc gia và khu vực ảnh hƣởng đến hành vi các tổ chức và xác định bốn khía cạnh của văn hóa trong nghiên cứu về văn hóa quốc gia đó là khoảng cách quyền lực, tránh sự không chắc chắn, chủ nghĩa cá nhân so với chủ nghĩa tập thể, nam tính so với nữ tính. Cuốn sách “Cho và nhận” của tác giả Adam Grant. Tác giả phân biệt văn hóa tổ chức với văn hóa ngƣời cho, ngƣời nhận và ngƣời mai mối theo các quy tắc có đi có lại của họ. Trong văn hóa ngƣời cho, nhân viên hoạt động bằng cách “giúp đỡ ngƣời khác, chia sẻ kiến thức, cung cấp tƣ vấn và tạo kết nối mà không mong đợi bất cứ điều gì trở lại”, trong khi trong văn hóa ngƣời nhận”, tiêu chuẩn là nhận đƣợc càng nhiều càng tốt từ những ngƣời khác trong khi đóng góp ít hơn “Và ngƣời chiến thắng là những ngƣời tận dụng tối đa và có thể xây dựng quyền lực của mình bằng chi phí của ngƣời khác. Phần lớn các tổ chức là giữa chừng, với một nền văn hóa phù hợp, trong đó tiêu chuẩn là phù hợp với việc cho đi với lấy, và ƣu đại chủ yếu đƣợc giao dịch trong các vòng khép kín. Có thể thấy đã có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới về văn hóa trong công việc. Những nghiên cứu này là những tài liệu quan trọng cho những nghiên cứu tiếp sau về VHUX. Tuy nhiên các nghiên cứu tập trung phân tích về văn hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, mang tính bao quát và chƣa nghiên cứu sâu về VHUX của cán bộ công chức hành chính Nhà nƣớc. Dựa trên những kết quả của những nghiên cứu trƣớc đó, tác giả luận văn thực hiện đề tài nhằm đƣa ra những nhận định cụ thể về văn VHUX của cán bộ công chức, từ đó đƣa ra những kiến nghị phù hợp cho đối tƣợng mà nghiên cứu đề cập đến. 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Luận án tiến sĩ “Văn hoá ứng xử với môi trường ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Thị Thuý Hà, Hà Nội năm 2018 cho thấy trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản về văn hoá ứng xử với môi trƣờng tự nhiên, tác giả luận án làm sang tỏ những vấn đề: Quan điểm của chủ Nghĩa Mác - Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
  16. 6 văn hoá ứng xử với môi trƣờng tự nhiên; Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi ứng xử với môi trƣờng tự nhiên của con ngƣời. Từ đó tác giả xác định chủ thể và nội dung của văn hoá ứng xử với môi trƣờng tự nhiên ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã chỉ đƣợc ra thực trạng văn hoá ứng xử với môi trƣờng tự nhiên trong sản xuất và sinh hoạt. Đa số các chủ thể đều nhận thức đúng vị trí và có trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao văn hoá ứng xử. Bên cạnh đó tác giả nêu ra một số bộ phận chƣa nhận thức đầy đủ và trách nhiệm chƣa cao trong ứng xử môi trƣờng tự nhiên. Trong luận án tác giả đã đƣa ra đƣợc bốn giải pháp để nâng cao văn hoá ứng xử với môi trƣờng tự nhiên trong thời gian tới. Nghiên cứu chƣa đi sâu vào vấn đề văn hoá ứng xử của cán bộ, công chức cơ sở mà tập trung nghiên cứu vào khía cạnh bao trùm văn hoá ứng với môi trƣờng tự nhiên. Luận án tiến sĩ “Xây dựng văn hoá ứng xử công vụ của công chức cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam hiện nay” của tác giả Trịnh Thanh Hà, Hà Nội năm 2009 đã cho thấy luận án đã thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu là xây dựng đƣợc hệ thống giải pháp hình thành và phát triển văn hoá ứng xử công vụ của công chức cơ quan hành chính Nhà nƣớc hiện nay. Tác giả đã đƣa ra đƣợc khái niệm Văn hoá ứng xử công vụ của công chức cơ quan hành chính Nhà nƣớc Việt Nam hiện nay và phân tích rõ bản chất các nƣớc khác nhau trong mỗi giai đoạn lịch sử qua đó nêu rõ đặc điểm văn hoá ứng xử công vụ của công chức gắn với bản chất chính trị của mỗi Nhà nƣớc. Xác định những vấn đề cơ bản trong việc xây dựng văn hoá ứng xử công vụ ở Việt Nam hiện nay bằng khảo sát thực tiễn. Bên cạnh đó tác giả đã đƣa ra đƣợc những ƣu điểm cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục. Tác giả đã đề xuất các tiêu chí văn hoá ứng xử của công chức cơ quan hành chính Nhà nƣớc: Thi hành công vụ đúng pháp luật, Phƣơng pháp làm việc khoa học hiệu quả, Thái độ làm việc lịch sự, tôn trọng công dân và đồng nghiệp và các tổ chức, Trang phục gọn gàng lịch sự. Bên cạnh đó tác giả đã đƣa ra đề xuất các nhóm giải pháp để xây dựng văn hoá ứng xử công vụ của công chức cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Các giải pháp đƣợc xây dựng trên cơ sở đáp ứng hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nƣớc; tinh thần phục vụ nhân dân đƣợc đề cao, tiếp tục công cuộc cải cách hành chính Nhà nƣớc trƣớc xu thế hội nhập và phát triển chung của nhân loại. Tác giả đã đƣa ra
  17. 7 các kiến nghị với bốn bộ phận cơ quan hành chính nhằm phát triển văn hoá ứng xử công vụ công chức hành chính Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên chƣa đƣa giải pháp từ chính bản thân ngƣời dân. Luận án tiến sĩ “Kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính trong tiến trình cải cách nền hành chính Nhà nước Việt Nam” của tác giả Đào Thị Ái Thi, Hà Nội năm 2008 đã cho thấy khoa học hành chính cũng góp một phần vô cùng quan trọng để làm nên những kỳ tích của con ngƣời. Theo tác giả con đƣờng hình thành giao tiếp là con đƣờng nhận thức chân lý, cảm nhận thực tiễn của công chức và khả năng ứng dụng vào các công việc tình huống nghề nghiệp cụ thể của họ. Mô hình giao tiếp đƣợc quy định bởi mô hình tổ chức hành chính công, nó đảm bảo sự truyền thông hiệu quả trong tổ chức, ở đó một dòng chảy xuyên suốt nuôi dƣỡng sự tồn tại và phát triển của tổ chức nhà nƣớc. Kỹ năng giao tiếp của công chức đƣợc thể hiện trên thực tế các mối quan hệ bên trong và bên ngoài tổ chức nhà nƣớc. Tác giả cũng đã đƣa ra một số kiến nghị đáp ứng tính cấp bách, thời cuộc mới, thực trạng phát sinh mới. Tuy nhiên bài luận án này tác giả đi sâu vào nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của đội ngũ hành chính trong tiến trình cải cách nền hành chính Nhà nƣớc Việt Nam chƣa cụ thể nghiên cứu về văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức. Trong cuốn sách “Văn hoá giao tiếp trong công sở hành chính (trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến nay” của tác giải Lê Thị Trúc Anh đã đƣa ra và phân tích những vấn đề liên quan đến văn hoá giao tiếp. Tác giả cho rằng: Lịch sử văn hoá dân tộc, trong đó có lịch sử giao tiếp hành chính, qua suốt quá trình dài đã tạo nên văn hoá nhận thức về giao tiếp công sở hành chính ở con ngƣời Việt Nam. Nơi công sở hành chính, gắn với hoạt động tiếp dân, trong quan hệ giao tiếp hành chính, chủ thể giao tiếp chính là cán bộ công chức và ngƣời dân. Tác giả đƣa ra một số hạn chế về tính chuyên nghiệp của cán bộ công chức và theo tác giả văn hóa ứng xử của cán bộ công chức biểu hiện quan trọng qua hoạt động tiếp dân, là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh tính dân chủ, chuyên nghiệp và nhân văn của bộ máy nhà nƣớc nói chung và nền hành chính phục vụ nói riêng. Tác giả Lê Thị Trúc Anh đề ra những giải pháp nhằm xây dựng quan hệ giao tiếp tích cực giữa công chức và ngƣời dân cơ sở hiện nay.
  18. 8 Luận án tiến sĩ “Kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức” của tác giả Nguyễn Phƣơng Huyền, Hà Nội năm 2012 cho thấy giao tiếp là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cán bộ công chức. Để đạt đƣợc các mục tiêu của quản lý hành chính Nhà nƣớc đòi hỏi cán bộ công chức phải có kỹ năng tạo ấn tƣợng ban đầu, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng sử dụng hiệu quả các phƣơng tiện giao tiếp và kỹ năng điều khiển cảm xúc. Trong nghiên cứu của tác giả cho thấy hiện nay giao tiếp của cán bộ, công chức giao tiếp ở mức độ trung bình tập trung trao đổi thông tin mà chƣa thực sự giúp ngƣời dân nhận thức đầy đủ các chủ trƣơng và tự giác thực hiện các quy định của Nhà nƣớc cũng nhƣ tiếp cận có hiệu quả các chính sách dành cho họ. Qua nghiên cứu của tác giả đã minh chứng cho hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp ảnh hƣởng để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, công chức. Tác giả cũng đƣa ra các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức và đề ra một số giải pháp khuyến nghị. Luận án tiến sĩ “Phát triển văn hoá hành chính Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh Hội nhập quốc tế” của tác giả Chu Thị Khánh Ly, Hà Nội năm 2018 cho thấy tác giả đƣa ra hình thành khung lý thuyết về phát triển văn hóa hành chính nhà nƣớc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận án quan niệm phát triển văn hóa hành chính nhà nƣớc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế là quá trình biến đổi các giá trị văn hóa hành chính nhà nƣớc cho phù hợp, thích ứng với điều kiện cụ thể trong toàn bộ hoạt động hành chính nhà nƣớc. Tác giả đã phân tích thực trạng phát triển văn hoá hành chính nhà nƣớc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những thành tựu và hạn chế nhất định trên các nội dung của văn hóa hành chính nhà nƣớc và tác giả đã đƣa ra đề xuất những giải pháp cụ thể trong phát triển văn hóa hành chính nhà nƣớc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc trong bối cảnh hội nhập quốc, nhằm phục vụ ngƣời dân và tổ chức, hƣớng tới sự phát triển bền vững. Luận án đã chứng minh đƣợc tính đúng đắn của giả thuyết đặt ra trong việc phát triển văn hóa hành chính nhà nƣớc Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: các giá trị cốt của văn hóa hành chính nhà nƣớc sẽ định hƣớng và điều chỉnh hành vi của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ theo chuẩn mực hành chính nhà nƣớc, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động hành chính nhà nƣớc, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, ngƣời dân và tổ chức.
  19. 9 Luận án mở ra những hƣớng nghiên cứu tiếp theo, từ góc độ Quản lý công, có thể xây dựng các tiêu để đo lƣờng, đánh giá sự phát triển văn hóa hành chính, hoặc nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển văn hóa hành chính với cải cách hành chính; nghiên cứu các giá trị văn hóa hành chính cốt lõi trong hoạt động hành chính nhà nƣớc Tuy nhiên trong nghiên cứu này ít mang tính liên ngành nghiên cứu này chỉ nhìn dƣới góc độ hành chính công, không nghiên cứu kết hợp với nghiên cứu xã hội học, tâm lý học Tổng quan đề tài cho thấy đa số các nghiên cứu tập trung nghiên cứu về vấn đề giao tiếp của cán bộ, công chức chƣa tập trung đi sâu vào nghiên cứu VHUX của cán bộ, công chức cơ sở. Về lý thuyết nghiên cứu vận dụng, chƣa có nhiều tác giả nhắc đến lý thuyết vận dụng để nghiên cứu vấn đề trên do một số nghiên cứu còn là những nghiên cứu lẻ tẻ và đƣợc tách ra từ các nghiên cứu về lĩnh vực hành chính nói chung. Chính vì vậy, đề tài cần vận dụng các lý thuyết phù hợp để làm rõ vấn đề nghiên cứu của đề tài. Từ đó, đề tài góp phần bổ sung lý thuyết, làm phong phú hơn lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. Từ những thực tế trên đây, tác giả đề xuất nghiên cứu đề tài “Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” Nghiên cứu này là sự tiếp nối kết quả của các tác giả đi trƣớc, bổ sung và mở rộng kết quả nghiên cứu đã có. Cách tiếp cận của tác giả là dựa trên nghiên cứu xã hội học thực nghiệm. Nghiên cứu tập trung vào các nội dung chủ yếu là: Thứ nhất, Mô tả thực trạng VHUX của cán bộ công chức cơ sở hiện nay. Thứ hai là, ảnh hƣởng của việc thực hiện VHUX trong công việc của cán bộ, công chức hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về VHUX trong công việc của cán bộ, công chức cơ sở; Tìm hiểu thực trạng VHUX trong công việc của cán bộ, công chức tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội; Xác định yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình VHUX tại cơ sở. Từ đó đƣa ra giải pháp khắc phục hạn chế, yếu kém trong công việc của cán bộ công chức và đƣa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao, hoàn thiện ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức cơ sở.