Luận văn Vai trò của tòa án trong tố tụng trọng tài thương mại quốc tế: Thực tiễn ở Việt Nam

pdf 103 trang vuhoa 25/08/2022 8280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Vai trò của tòa án trong tố tụng trọng tài thương mại quốc tế: Thực tiễn ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_vai_tro_cua_toa_an_trong_to_tung_trong_tai_thuong_m.pdf

Nội dung text: Luận văn Vai trò của tòa án trong tố tụng trọng tài thương mại quốc tế: Thực tiễn ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN MẠNH THỌ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ. THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN MẠNH THỌ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ. THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Lan Nguyên HÀ NỘI - 2015 2
  3. Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch•a tõng ®•îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn M¹nh Thä 3
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI 6 THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. Khái quát về Trọng tài thương mại quốc tế và vai trò của tòa 6 án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Trọng tài thương mại quốc tế 6 1.1.2. Vai trò của Tòa án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế 13 1.1.3. Ưu điểm và hạn chế của tố tụng Trọng tài so với tố tụng Tòa án 17 1.2. Các hình thức Trọng tài thương mại quốc tế 19 1.2.1. Trọng tài quy chế (Trọng tài thường trực) 19 1.2.2. Trọng tài vụ việc (Ad-hoc Arbitration) 21 Chương 2: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TRỌNG TÀI 23 THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 2.1. Tổ chức và hoạt động của một số Trọng tài thương mại quốc 23 tế trên thế giới 2.2. Thủ tục tố tụng trọng tài 37 2.3. Thực tiễn vai trò của tòa án trong tố tụng Trọng tài thương 49 mại quốc tế tại Việt Nam 2.3.1. Vai trò của Tòa án trong tố tụng trọng tài thương mại theo 49 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 4
  5. 2.3.2. Thực tiễn thi hành Luật Trọng tài thương mại Việt Nam về 57 vai trò của Tòa án đối với tố tụng Trọng tài thương mại Chương 3: MỘT SỐ BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG LUẬT TRỌNG TÀI 71 THƢƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 3.1. Một số bất cập khi áp dụng Luật Trọng tài thương mại Việt 71 Nam về vai trò của Tòa án đối với tố tụng trọng tài 3.1.1. Về khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận 71 trọng tài vô hiệu, thỏa thuận Trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài 3.1.2. Về khái niệm "Trọng tài nước ngoài" 73 3.1.3. Về lệ phí yêu cầu Tòa án giải quyết một số loại việc liên quan 75 đến hoạt động Trọng tài thương mại 3.1.4. Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng Trọng tài 75 3.1.5. Về việc hủy phán quyết Trọng tài 78 3.1.6. Về việc xem xét lại quyết định của Tòa án hủy hoặc không 81 hủy phán quyết trọng tài theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 3.2. Giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò 83 của Tòa án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện về thể chế về Trọng tài thương mại và 83 triển khai thực hiện các văn bản pháp luật hiện hành về Trọng tài thương mại 3.2.2. Tăng cường năng lực đội ngũ Trọng tài viên và Trung tâm Trọng 84 tài nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp thương mại 3.2.3. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về Trọng tài 85 thương mại KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 5
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GQTC : Giải quyết tranh chấp HĐTT : Hội đồng trọng tài PQTT : Phán quyết trọng tài TTTM : Trọng tài thương mại TTTMQT : Trọng tài thương mại quốc tế TTV : Trọng tài viên VIAC : Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam 6
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Số lượng và trình độ chuyên môn của TTV của các Trung 59 tâm Trọng tài 2.2 Tình hình ban hành và thực thi PQTT của các Trung tâm 61 Trọng tài (Thời gian từ 01/01/2011 đến 30/12/2014) 2.3 Bảng thống kê thụ lý và giải quyết các vụ việc về Trọng tài 63 2.4 Thống kê sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động Trọng 65 tài (Thời gian kể từ 01/01/2011 đến 30/06/2014) DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 2.1 Số liệu thống kê vụ tranh chấp giải quyết tại VIAC từ 62 1993-2014 2.2 Số liệu thống kê vụ tranh chấp giải quyết tại Tòa án từ 62 2006-2013 7
  8. MỞ ĐẦU 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Với sự phát triển của thương mại quốc tế, các doanh nhân phải tiếp xúc với các đối tác, quốc gia, nền văn hóa và tập quán thương mại mới, cơ hội mới đồng thời cũng mang đến cho doanh nghiệp những rủi ro mới; chính vì vậy, hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp (GQTC) được thừa nhận là một bộ phận quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro liên quan đến quá trình hoạt động. Giao dịch thương mại tất yếu dẫn đến tranh chấp, nhưng nếu đó là các giao dịch thương mại quốc tế thì khó khăn càng tăng thêm do liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật, truyền thống pháp lý, thủ tục tố tụng và ngôn ngữ khác nhau. Phương thức GQTC bằng Tòa án là phương thức GQTC hữu hiệu nhất mà các bên lựa chọn khi xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, việc lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên. Chỉ những tranh chấp mà trong hợp đồng các bên có thỏa thuận Trọng tài hoặc mặc dù trong hợp đồng các bên không thỏa thuận nhưng trong tiến trình GQTC (trước khi tranh chấp được đưa đến Tòa án) các bên có thống nhất thỏa thuận Trọng tài giải quyết thì khi đó cơ quan Trọng tài có thẩm quyền giải quyết. Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ thương mại ngày càng đa dạng, phức tạp; các doanh nghiệp ngày càng sử dụng nhiều hơn thỏa thuận Trọng tài trong việc GQTC phát sinh từ hoạt động thương mại trong nước và quốc tế. Ưu điểm nổi bật của con đường GQTC bằng Trọng tài so với Tòa án ở chỗ nhanh gọn, kín đáo và phán quyết của Trọng tài có giá trị chung thẩm, tức có hiệu lực cuối cùng và được cưỡng chế thi hành như các phán quyết của Tòa án. Các bên có quyền tự do lựa chọn Trọng tài, tự do lựa chọn địa điểm, thời gian xét xử, luật áp dụng với những tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Nếu giải quyết qua con đường Tòa án ở 8
  9. nước ngoài thì Tòa án Việt Nam có thể không công nhận thi hành bản án nếu nước đó không ký các hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam. Trong khi quyết định của Trọng tài có thể được thừa nhận tại nhiều quốc gia nếu quốc gia đó tham gia Công ước Newyork 1958 về công nhận và thi hành quyết định Trọng tài nước ngoài của Liên hợp quốc. Quyết định Trọng tài có thể được công nhận và có hiệu lực thi hành tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Lợi thế của việc GQTC bằng Trọng tài là vậy; tuy nhiên ở Việt Nam, Trọng tài chưa trở thành một hình thức GQTC ngoài Tòa án được ưa chuộng. Các cá nhân, tổ chức kinh doanh chưa ưu tiên lựa chọn Trọng tài trong việc GQTC mà vẫn có xu hướng lựa chọn Tòa án như một phương thức GQTC tối ưu. Do đó, số lượng tranh chấp thương mại được giải quyết bằng Trọng tài còn thấp (chiếm chưa đến 1% số lượng các tranh chấp thương mại). Trong các Trung tâm Trọng tài thương mại (TTTM), Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) được đánh giá là Trung tâm Trọng tài lớn cũng chỉ giải quyết được trên dưới 100 vụ/năm. So với hàng chục nghìn vụ/năm của các Trung tâm Trọng tài lớn trong khu vực và trên thế giới như Trung tâm Trọng tài Singapore hoặc Trung tâm Trọng tài Hồng Kông thì số vụ việc mà VIAC giải quyết còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của Trung tâm và nhu cầu GQTC bằng Trọng tài. Trong khi đó, việc GQTC tại Tòa án luôn ở mức quá tải; trong năm 2012 (tính từ 1/10/2011 đến 30/09/2012), Tòa án các cấp xét xử 332.868 vụ án các loại trong tổng số 360.941 vụ án đã thụ lý (đạt 92%). Theo số liệu của Tòa án nhân dân tối cao (tháng 3/2013), trong tổng số gần 400 vụ án cần được xét xử Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhưng Hội đồng này chỉ họp toàn thể để xét xử được hơn 200 vụ [6]. Thực tế tại Việt Nam xuất phát từ việc nhiều doanh nghiệp, cá nhân vẫn còn mơ hồ về hình thức GQTC bằng Trọng tài khi tham gia vào các quan hệ thương mại trong nước và quốc tế, điều này khác xa so với các nước trên 9
  10. thế giới có nền kinh tế thị trường phát triển. Chính vì vậy dẫn đến nhiều doanh nghiệp, cá nhân chịu thua thiệt với các đối tác và phải trả một cái giá rất đắt về sự kém hiểu biết về con đường GQTC bằng Trọng tài thương mại quốc tế (TTTMQT). Tóm lại, hiện nay Tòa án và Trọng tài là hai phương thức GQTC phổ biến nhất mà các bên lựa chọn khi xảy ra tranh chấp; tuy nhiên, vì Trọng tài là một cơ quan phi Chính phủ nên vẫn cần có vai trò trợ giúp của Tòa án. Tòa án có vai trò rất lớn đối với việc thực thi các phán quyết trọng tài (PQTT), vai trò trong việc thu thập chứng cứ, vai trò trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Như vậy, có thể thấy Trọng tài không thể hoạt động tốt nếu thiếu vai trò hỗ trợ của Tòa án. Do đó, việc nghiên cứu tổng thể về vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT sẽ đưa ra những nội dung kiến giải hợp lý nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động của TTTMQT tại Việt Nam. Từ những phân tích trên, Tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: "Vai trò của Tòa án trong tố tụng Trọng tài Thương mại Quốc tế. Thực tiễn ở Việt Nam" để làm Luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành: Luật Quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua, đã có một số bài báo, bài viết về vấn đề này; tuy nhiên, mới chỉ đề cập những vấn đề chung mà chưa đi sâu nghiên cứu về pháp luật TTTMQT, vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT; qua đó đánh giá về vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT tại Việt Nam theo Luật TTTM Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu tổng thể về vai trò của Tòa án trong Tố tụng TTTMQT sẽ đưa ra được những nội dung giải pháp phù hợp nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động của TTTMQT tại Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn phân tích làm rõ những vấn đề lý luận chung về TTTMQT, sơ lược về pháp luật Trọng tài của một số nước và tổ chức Trọng tài của một 10
  11. số khu vực trên thế giới về TTTMQT và vai trò của Tòa án đối với hoạt động tố tụng của TTTMQT, qua đó đánh giá thực tiễn vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT theo quy định của pháp luật Trọng tài Việt Nam tại các giai đoạn tố tụng Trọng tài như: (i) giai đoạn tiền tố tụng Trọng tài; (ii) giai đoạn tố tụng Trọng tài; (iii) giai đoạn tố tụng Trọng tài kết thúc. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Luật quốc tế về TTTMQT và Luật TTTM Việt Nam tại Việt Nam, đánh giá thực tiễn thi hành Luật TTTM Việt Nam về vai trò của Tòa án đối với tố tụng TTTM. Cuối cùng trên cơ sở đánh giá một số bất cập khi áp dụng Luật TTTM Việt Nam; luận văn đưa ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT tại Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cả hai phương diện lý luận và thực tiễn về vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT; qua đó, đánh giá một số bất cập khi áp dụng Luật TTTM Việt Nam và đưa ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT tại Việt Nam. Cơ sở lý luận của đề tài là lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, để nghiên cứu đề tài, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp kết hợp với phương pháp khảo sát thực tiễn, thống kê dữ liệu xuất phát từ thực trạng để nghiên cứu. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện cơ sở lí luận, thực tiễn và cơ sở pháp lý ở các khía cạnh sau: - Những vấn đề lý luận chung về TTTMQT và vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT; - Tổ chức và hoạt động của một số TTTMQT trên thế giới và thực tiễn vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT tại Việt Nam; 11
  12. - Một số bất cập khi áp dụng Luật TTTM Việt Nam và giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT tại Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Trọng tài Thương mại Quốc tế và vai trò của Tòa án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của một số Trọng tài Thương mại Quốc tế trên thế giới và thực tiễn vai trò của Tòa án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam. Chương 3: Một số bất cập khi áp dụng Luật Trọng tài thương mại Việt Nam và giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò của Tòa án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam. 12
  13. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Trọng tài thƣơng mại quốc tế Khái niệm Trọng tài thương mại quốc tế Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, TTTMQT được coi là một phương thức GQTC phổ biến và hiệu quả nhất; việc sử dụng Trọng tài đem lại cho các thương nhân rất nhiều tiện ích khi tham gia vào đời sống thương mại quốc tế; vậy, TTTMQT là gì? Để hiểu rõ khái niệm "Trọng tài thương mại quốc tế", cần hiểu tính "thương mại" và "quốc tế" trong khái niệm này. Theo phần chú thích tại Điều 1 của Luật mẫu UNCITRAL quy định: Khái niệm thương mại cần phải được giải thích theo nghĩa rộng, bao gồm các vấn đề phát sinh từ tất cả các quan hệ có bản chất thương mại, dù là có hợp đồng hay không có hợp đồng. Quan hệ có bản chất thương mại bao hàm nhưng không chỉ giới hạn đối với các giao dịch sau đây: bất kỳ giao dịch buôn bán nào nhằm cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hay dịch vụ, hợp đồng phân phối, đại diện thương mại hoặc đại lý, các công việc sản xuất, thuê máy móc thiết bị, xây dựng, tư vấn thiết kế cơ khí, li-xăng (mua bán sáng chế phát minh), đầu tư, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các hợp đồng khai thác hoặc chuyển nhượng, liên doanh và các hình thức khác của hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh, vận tải hàng hóa hoặc hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ [40, Điều 1]. 13
  14. Khái niệm này tuy không được chính thức đưa vào một điều khoản nào mà nằm ở phần chú thích của Luật mẫu UNCITRAL nhưng đây cũng được coi là một gợi ý cho các nước khi quy định phạm vi khái niệm thương mại trong luật quốc gia của mình. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cao, thường sử dụng khái niệm thương mại và quy định phạm vi của nó khá rõ ràng trong các văn bản pháp luật với phạm vi rộng. Các quan hệ thương mại được phân biệt với các quan hệ dân sự ở mục đích của chúng: các quan hệ thương mại là các quan hệ nhằm mục đích thu lợi nhuận còn các quan hệ dân sự là các quan hệ chỉ nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. Chẳng hạn, khiếu nại của người mua đối với người bán được coi là quan hệ thương mại nhưng nếu là khiếu nại của người tiêu dùng đối với người bán thì lại là quan hệ dân sự. Ở Việt Nam, Luật thương mại năm 2005 quy định: Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội. Dịch vụ thương mại gồm những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hóa. Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại [23, Điều 5]. Quy định này có nghĩa khái niệm thương mại được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ là các hoạt động mua bán hàng hóa và những hoạt động gắn liền với việc mua bán hàng hóa. Ở Trung quốc cũng vậy, khái niệm "thương mại" được hiểu theo nghĩa hẹp truyền thống. Do đó, để mở rộng phạm vi các vấn đề thuộc thẩm quyền xét xử của Trọng tài, năm 1989, Trung quốc đã đổi tên Trung tâm TTTMQT (thành lập năm 1956) thành Trung tâm TTTM và kinh tế quốc tế. Về lý luận, Trung Quốc vẫn duy trì khái niệm "thương mại" theo nghĩa hẹp, chưa phân 14
  15. biệt rõ ràng khái niệm "thương mại" và "kinh tế". Tuy nhiên, Trung tâm Trọng tài này của Trung Quốc có thẩm quyền giải quyết các vấn đề gần với khái niệm thương mại theo Luật mẫu UNCITRAL. Như vậy, khái niệm "thương mại" ở những nước khác nhau có thể là không thống nhất, song sự không thống nhất này được quốc tế công nhận và tôn trọng như trong Công ước NewYork 1958 ở Điều 1 khoản 3 có nêu: "Quốc gia đó cũng có thể tuyên bố chỉ áp dụng công ước đối với các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật, theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng, mà pháp luật của quốc gia đó quy định là quan hệ pháp luật thương mại" [17]. Hay như trong Công ước Giơnevơ 1927 cũng quy định: "Mỗi nước tham gia hợp đồng có thể giới hạn nghĩa vụ của mình đối với hợp đồng được coi là hợp đồng thương mại do luật quốc gia quy định" [16]. Thuật ngữ "quốc tế" được sử dụng để đánh dấu sự khác biệt giữa Trọng tài mang tính quốc gia - Trong tài trong nước và Trong tài vượt qua biên giới của quốc gia - Trong tài quốc tế. Các yếu tố nước ngoài trong thương mại quốc tế được xác định qua ba dấu hiệu: chủ thể trong quan hệ thương mại là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau; sự kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương mại xảy ra ở nước ngoài; và đối tượng của quan hệ thương mại như hàng hóa, dịch vụ, hoặc các đối tượng khác ở nước ngoài. Về bản chất của tranh chấp quốc tế, trong Nghị định thư Giơnevơ 1927 quy định rằng tranh chấp quốc tế là những tranh chấp trong đó có chứa yếu tố nước ngoài. Hiện nay, thuật ngữ "quốc tế" trong khái niệm TTTMQT được mở rộng ra rất nhiều. Các tài liệu của Phòng Thương mại quốc tế có nói rõ về điều này, chẳng hạn như trong ấn phẩm "The International Solution to International Business Disputes" của Phòng Thương mại quốc tế xuất bản số 301 năm 1977 có ghi: "Khi hợp đồng được kí kết giữa hai công dân của cùng một nước nhưng việc thực hiện hợp đồng lại ở một nước khác hoặc khi hợp 15
  16. đồng kí kết giữa Nhà nước và chi nhánh của một công ty nước ngoài trong việc kinh doanh của nước đó thì cũng được coi là hợp đồng mang tính quốc tế". Để phù hợp với xu hướng kinh tế hiện nay, luật quốc gia nhiều nước cũng mở rộng khái niệm "quốc tế" trong hợp đồng thương mại quốc tế. Việc hiểu thuật ngữ "quốc tế" theo nghĩa rộng cũng được tìm thấy trong Luật TTTMQT của Pháp ban hành ngày 12/5/1981. Điều 1492 trong bộ luật này định nghĩa "Trọng tài sẽ là trọng tài thương mại quốc tế khi liên quan đến lợi ích của thương mại quốc tế" [50], liên quan đến định nghĩa này, bộ luật còn công nhận định nghĩa do Tòa án tối cao Pháp đưa ra trước đó: "định nghĩa này bao trùm sự vận chuyển hàng hóa hoặc tiền tệ từ một nước này sang một nước khác, cùng với việc coi trọng những yếu tố khác như quốc tịch các bên, nơi kết thúc thực hiện hợp đồng". Trong Công ước La-Hay năm 1988, theo đó: "Trọng tài là nhằm để giải quyết những bất đồng giữa các bên thông qua một người thứ ba do chính các bên lựa chọn trên cơ sở tôn trọng luật pháp". Hiệp định La-Hay 1907 qui định: "Trọng tài quốc tế có đối tượng giải quyết là những tranh chấp giữa các quốc gia qua sự can thiệp của những trọng tài viên do các quốc gia tranh chấp tự chọn và đặt trên cơ sở của sự tôn trọng luật pháp". Theo giáo sư Ph.Farrchar thuộc trường đại học Pans II thì: "Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên giao cho một cá nhân (trọng tài viên) thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau". Luật sư tòa thượng thẩm Paris Didier Skonicki định nghĩa ngắn gọn: "Trọng tài là tòa án tư, do ý chí của đôi bên tranh chấp. Nó cũng xét xử như tòa án nhà nước". Hiện nay, việc coi bản chất của tranh chấp quốc tế là yếu tố để xác định TTTMQT được nhiều nước áp dụng. Bên cạnh đó, quốc tịch các bên cũng là một yếu tố để xác định TTTMQT. Công ước Châu Âu năm 1961 ở Điều 1 khoản 1 mục (a) quy định: "Thỏa thuận trọng tài được thực hiện nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các tự nhiên nhân hay giữa các pháp nhân trong thương mại quốc tế; 16
  17. khi thực hiện thỏa thuận này, đó sẽ là ở nơi cư trú thường xuyên của người định cư hoặc là nơi của những nước tham gia hợp đồng", có nghĩa thỏa thuận Trọng tài sẽ được thực hiện ở nơi các cá nhân thường xuyên cư trú hoặc tại nơi đăng kí kinh doanh, nơi tiến hành hoạt động kinh doanh hay liên doanh, liên kết thậm chí cả ở nơi pháp nhân điều hành quản lý công ty đó. Còn theo Công ước NewYork 1958 sẽ công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài được tuyên tại lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia được yêu cầu công nhận và thi hành quyết định. Hai công ước trên đều quy định việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài về tranh chấp giữa hai thể nhân và pháp nhân có quốc tịch khác nhau tại một trong hai nước có thể nhân hay pháp nhân đó tham gia vào tranh chấp. Như vậy, sự khác nhau về quốc tịch của các bên khẳng định bản chất quốc tế của tranh chấp thương mại giữa các bên đó. Theo giáo trình Tư Pháp quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội, xuất bản năm 2006, thì "Trọng tài quốc tế là một phương pháp giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài, mà trong đó các bên tranh chấp, thỏa thuận, lập ra hoặc chỉ định ra một bên thứ ba và giao cho bên thứ ba đó quyền được phán xét tranh chấp của họ, phán xét này buộc các bên phải thực hiện" [35]. Theo Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp năm 2006, định nghĩa, "Trọng tài quốc tế là cơ quan hoặc phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết bằng trọng tài". Tóm lại, có thể coi TTTMQT là Trọng tài giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, như trong Luật mẫu UNCITRAL Điều 1 khoản 3 có quy định: Là trọng tài thương mại quốc tế nếu: a) Các bên có thỏa thuận đưa đến trọng tài, vào lúc kí kết thỏa thuận này, những nơi kinh doanh của họ là ở những nước khác nhau, hoặc: 17
  18. b) Một trong những nơi sau ở nước ngoài mà các bên tiến hành hoạt động kinh doanh của họ: - Nơi đặt trọng tài nếu được xác định trong thỏa thuận, hoặc theo đúng thỏa thuận trọng tài; - Một nơi bất kì nào đó mà một phần nghĩa vụ chủ yếu của quan hệ thương mại được thực hiện hoặc là nơi vấn đề chủ yếu của tranh chấp liên quan đến nhiều nhất, hoặc: c) Các bên có thỏa thuận rằng vấn đề chủ yếu của thỏa thuận trọng tài liên quan đến nhiều nước [40]. Do đó, TTTMQT chính là một phương thức GQTC do các bên thỏa thuận lập ra, hoạt động với tư cách là bên thứ ba độc lập, khách quan, vô tư, đứng ra phân xử cho các bên khi xảy ra tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài. Trọng tài là cơ quan tài phán tư và phán quyết của Trọng tài có giá trị chung thẩm. Đặc điểm của Trọng tài thương mại quốc tế - Trọng tài là phương thức GQTC phi Chính phủ Các trung tâm Trọng tài được thành lập theo sáng kiến của các Trọng tài viên (TTV) sau khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chứ không phải được thành lập bởi Nhà nước. Do đó, Trọng tài không nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước và không thuộc hệ thống cơ quan xét xử Nhà nước. Trọng tài viên là người hành nghề tự do, không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh cá nhân hoặc Trung tâm Trọng tài. Với tư cách là người GQTC, việc đảm bảo tính vô tư, khách quan của TTV được đặt lên hàng đầu. Trong hình thức Trọng tài quy chế, Trọng tài được tổ chức dưới hình thức các Trung tâm Trọng tài là tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động theo phương thức tự thu chi và tự chủ về mặt tài chính. Các PQTT không có bộ máy cưỡng chế riêng để đảm bảo thi hành. Để phán quyết này được thực thi, các bên phải sử dụng thủ tục công nhận và cho thi hành PQTT theo Công ước NewYork 1958 hoặc được pháp luật quy định 18
  19. - Thủ tục Trọng tài xét xử kín Đây là một đặc điểm đặc trưng của phương thức Trọng tài so với xét xử bằng Tòa án. Các phiên họp GQTC của Trọng tài không được tổ chức công khai và chỉ có các bên tranh chấp nhận được quyết định. Đây là một ưu điểm lớn của Trọng tài khi vụ kiện liên quan đến tới các bí mật thương mại và phát minh; các nhà kinh doanh tham gia vào tranh chấp luôn e ngại rằng tranh chấp liên quan tới bí mật thương mại, các khiếm khuyết của hàng hóa, sự kém chất lượng của sản phẩm sẽ bị xét xử dưới sự theo dõi của công luận vì điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh của họ trong tương lai. Song với nguyên tắc "xét xử kín", GQTC bằng Trọng tài sẽ giúp các bên tránh được sự chú ý của công luận, đảm bảo bí mật của tranh chấp. Các điều khoản chính trong hợp đồng bao gồm cả những điều khoản về tính bí mật phải được tuân thủ trong thỏa thuận Trọng tài. Bởi tính bí mật rất quan trọng trong tranh chấp đặc biệt là tranh chấp về sở hữu trí tuệ, nên các điều khoản bổ sung về tính bí mật có thể được các bên lập (dưới dạng điều khoản hợp đồng) hoặc các TTV (dưới dạng một mệnh lệnh thủ tục hoặc trong văn bản xác định thẩm quyền - terms of reference) - Thẩm quyền GQTC của Trọng tài không phụ thuộc vào phạm vi lãnh thổ Khác với Tòa án, Trọng tài không bị ràng buộc bởi nguyên tắc lãnh thổ nên các bên có quyền lựa chọn bất kỳ Trung tâm Trọng tài nào để GQTC cho mình, bất kỳ họ ở đâu, trong nước hay ngoài nước đồng thời các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn TTV có chuyên môn, nghiệp vụ; lựa chọn quy tắc, thủ tục tố tụng; lựa chọn ngôn ngữ, thời gian, địa điểm để GQTC. Đặc điểm này của Trọng tài tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn tổ chức Trọng tài GQTC của mình một cách phù hợp nhất và tạo ra tính cạnh tranh giữa các Trung tâm Trọng tài để không ngừng nâng cao năng lực và uy tín trong việc đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn xét xử bằng Trọng tài. 19
  20. 1.1.2. Vai trò của Tòa án trong tố tụng Trọng tài thƣơng mại quốc tế Là hai phương thức GQTC có nhiều điểm tương đồng nhưng chỉ khác nhau về tính chất công và tư; Tòa án và Trọng tài luôn luôn là đối tượng lựa chọn tự do của các bên tranh chấp. Mặc dù vậy, nhận thức về vai trò, vị trí của từng thiết chế đó cũng rất khác nhau, không chỉ trong các giới kinh doanh mà ngay cả trong tư duy của các thẩm phán, nhất là trong vấn đề về mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài. Bằng chứng là nhiều quốc gia đã phải có những nỗ lực cải cách chính sách và đổi mới pháp luật theo hướng khuyến khích lựa chọn Trọng tài, xác định ngày càng rõ hơn vai trò của Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài. Trong khi đó, mỗi hình thức của nền tài phán, bao gồm cả Tòa án, bên cạnh những ưu điểm thì đều có những hạn chế cố hữu. Từ đó, sự tồn tại của mỗi thiết chế tài phán ngoài mục đích tự thân của nó còn có mục đích hỗ trợ cho các thiết chế khác, "lấp" đi những "khoảng trống" mà thiết chế khác không thể tự nó khắc phục được để cuối cùng tạo ra hiệu quả chung của hệ thống tài phán. Trên cơ sở tư duy như vậy, cần làm rõ bản chất của Trọng tài và vai trò của Trọng tài trong hệ thống tài phán thương mại trước khi xác định về mối liên hệ của nó với Tòa án và vai trò của Tòa án đối với Trọng tài. Sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình Trọng tài là một vấn đề có nhiều ý kiến trong khoa học pháp lý. Tuy nhiên, tất cả cùng thống nhất với nhau ở khía cạnh: Trọng tài không thể thoát ly khỏi sự kiểm soát của Nhà nước. Nhà nước cần phải đóng một vai trò nhất định trong quá trình tố tụng Trọng tài. Vấn đề là Nhà nước sẽ tác động Trọng tài đến đâu và liệu Nhà nước can thiệp một cách tích cực hay tiêu cực vào hoạt động Trọng tài. Sự can thiệp của Nhà nước có thể tích cực nhưng cũng có thể tác động không tốt đến hoạt động Trọng tài. Sự can thiệp đó sẽ là tích cực nếu Nhà nước quan tâm đến kết quả Trọng tài và can thiệp khi cần thiết nhằm giúp các bên tham gia Trọng tài đạt được mục đích Trọng tài trên cơ sở công lý, công bằng. Sự can thiệp đó có thể là không tích cực nếu nó nhằm chỉ để bảo vệ quyền lợi của 20
  21. một bên tham gia mà không công bằng đối với tất cả các bên. Vai trò của Nhà nước là bảo đảm sự cân bằng giữa quyền lợi chung và quyền lợi riêng của các bên tham gia Trọng tài. Chính vì vậy, sự cần thiết phải duy trì "mối quan hệ lẫn nhau và năng động giữa mong muốn của các bên tham gia Trọng tài và quyền lợi của hệ thống pháp luật quốc gia trong việc bảo đảm công bằng cho quá trình Trọng tài và quyền lợi to lớn của quốc gia" là mối quan tâm của Luật Trọng tài ở tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thực tế ở các nước cho thấy, sự hỗ trợ, can thiệp của Nhà nước đối với Trọng tài được thể hiện thông qua vai trò của Tòa án trong quá trình tố tụng Trọng tài; nội dung này cũng được Điều 6 của Luật mẫu UNCITRAL về Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác vì một số chức năng nhất định trong việc hỗ trợ và giám sát Trọng tài quy định: " Mỗi quốc gia thông qua luật mẫu này ghi rõ tòa án, các tòa án hoặc những cơ quan có thẩm quyền khác thực hiện những chức năng này trong tòa án" [40, Điều 6]. Theo thông lệ và tập quán thương mại của nhiều nước trên thế giới và quốc tế, xét về bản chất, Trọng tài là một quá trình GQTC dựa trên sự lựa chọn tự nguyện của các bên tranh chấp. Bằng một Điều khoản trọng tài (trong hợp đồng kinh tế, thương mại) hay bằng một Thỏa thuận trọng tài (lập ra sau khi tranh chấp đã phát sinh), các bên tự nguyện đưa tranh chấp ra giải quyết bằng một cơ quan Trọng tài (Ủy ban Trọng tài hoặc TTV) do các bên lựa chọn. Các bên tự thỏa thuận về phạm vi các tranh chấp mà trọng tài được quyền giải quyết, thỏa thuận về luật áp dụng (luật nội dung và các qui tắc tố tụng), thỏa thuận về tính chung thẩm và hiệu lực bắt buộc của PQTT đối với các bên tranh chấp Như vậy, thẩm quyền của cơ quan Trọng tài bắt nguồn từ "quyền lực theo hợp đồng" hay "quyền lực đại diện" do các bên tranh chấp giao phó, ủy nhiệm. Trong khi đó, Tòa án là người đại diện của quyền lực nhà nước (quyền tư pháp) để xét xử theo pháp luật của quốc gia các tranh chấp trong phạm vi 21