Luận văn Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_vai_tro_cua_cong_doan_trong_viec_bao_ve_quyen_loi_n.pdf
Nội dung text: Luận văn Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN ANH TUẤN VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Thị Hoài Thu HÀ NỘI - 2012
- MUC LUC Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG ĐOÀN VÀ VAI TRÕ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN. 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG ĐOÀN 1.1.1. Vị trí của công đoàn . . . . 7 1.1.2. Tính chất của công đoàn. 8 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công đoàn Việt nam . 9 1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của công đoàn. 12 1.2. Vai trò của công đoàn . 16 1.2.1. Khái niệm về vai trò của công đoàn. 16 1.2.2. Nội dung vai trò của công đoàn. 19 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của công đoàn Việt Nam. 26 Chƣơng 2. VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 2.1. VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC THẢO LUẬN CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG. 31 2.2. VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN THAM GIA KIỂM TRA, GIÁM SÁT THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG. . 36 2.3. VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC THƢƠNG LƢỢNG, KÝ KẾT THỎA ƢỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ. 42 2.4. VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN THAM GIA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG LAO ĐỘNG. . 46 1
- 2.4.1. Trong quá trình ký kết và chấm dứt hợp đồng lao động. 46 2.4.2. Trong quá trình xây dựng nội quy, quy chế của doanh nghiệp 47 2.4.3. Trong quá trình xử lý kỷ luật lao động và bồi thƣờng thiệt hại. 49 2.4.4. Trong việc cổ phần hóa, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp. 51 2.5. VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC TỔ CHỨC NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT TINH THẦN CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG . 52 2.6. VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG. 55 2.6.1. Vai trò của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động. 55 2.6.2. Vai trò của công đoàn trong tổ chức và lãnh đạo đình công. 58 Chƣơng 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 3.1. NHẬN XÉT VỀ VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 66 3.1.1. Về ƣu điểm. 66 3.1.2. Về hạn chế. . 76 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM. .83 3.2.1. Về các quy định của pháp luật. 83 3.2.2. Về tổ chức thực hiện. 91 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 2
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài. Công đoàn Việt nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân, người lao động tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam. Là tổ chức của người lao động, nên tổ chức và hoạt động của công đoàn gắn liền với chủ thể là người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phù hợp với nền chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Luật công đoàn ban hành tháng 6 năm 1990 là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức công đoàn thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình sát hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời kỳ đầu đất nước chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. So với 20 năm trước, tổ chức công đoàn và hoạt động công đoàn đang đứng trước những thách thức lớn. Nền kinh tế đa dạng hơn về hình thức sở hữu, quan hệ lao động việc làm ngày càng trở lên phức tạp. Khác với các doanh nghiệp nhà nước, nơi được cho rằng không có sự tách biệt về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động do các doanh nghiệp đó thuộc sở hữu toàn dân, sự phân kỳ về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong khu vực ngoài quốc doanh nói chung và trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng ngày càng thể hiện rõ nét. Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Dương thì 6 tháng đầu năm nay đã có 150 vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công tại 142 doanh nghiệp với gần 80 ngàn công nhân tham gia, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2010. Nhiều vụ diễn ra với quy mô lớn, thời gian kéo dài nhiều ngày khiến sản xuất đình trệ nghiêm trọng. Đáng chú ý là vụ đình công của trên 6.000 công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chí Hùng (vốn Đài Loan) ở huyện Tân Uyên (chuyên sản xuất giày da) kéo dài suốt trong 8 ngày liền gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất kinh doanh. 4
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê từ đầu năm đến nay đã có 132 vụ tranh chấp lao động, đình công tập thể với số lượng công nhân tham gia trên 72 ngàn người (tăng trên 120% so với cả năm 2010). Đặc biệt, mới đây nhất, tại Công Trách nhiệm hữu hạn Pouyuen ở quận Bình Tân (chuyên sản xuất giày da) có tới 12 ngàn công nhân tham gia đình công, kéo dài trong 8 ngày (từ 21/6 đến 29/6) khiến công ty này phải cho toàn bộ 92 ngàn công nhân của toàn công ty nghỉ việc một tuần nhưng vẫn trả lương [30] Lý do mà công nhân đưa ra để họ tổ chức đình công ở tất cả các doanh nghiệp đều tập trung vào các vấn đề như phải làm tăng ca, điều kiện làm việc không bảo đảm, lương, thưởng quá thấp không đủ sống, thực hiện một số nội quy, quy định quá khắt khe không những không khuyến khích người lao động mà còn có tác động ngược trở lại. Việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động sẽ có những tác động tích cực đến thị trường lao động cũng như nền kinh tế xã hội. Khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, vai trò của công đoàn là hết sức quan trọng. Sự tham gia của công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động đã được quy định trong các văn bản pháp luật của nhà nước như: Hiến pháp, Bộ luật lao động, Luật công đoàn và các văn bản hướng hẫn thi hành. Tuy nhiên, trên thực tế trong những năm qua vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất mờ nhạt, công đoàn còn lúng túng, thụ động khi tranh chấp lao động xảy ra. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả, vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Với những lý do đó, Tác giả chọn đề tài: “Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt nam” làm luận văn thạc sỹ luật học của mình, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của tổ chức công đoàn trong việc 5
- bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động là một trong những chức năng nguyên thủy nhất của tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, đã liên tiếp xảy ra các vụ đình công của công nhân lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong các khu công nghiệp trên phạm vi cả nước. Điều này có một phần nguyên nhân từ sự yếu kém trong hoạt động của tổ chức công đoàn. Đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Dương Văn Sao (2003), Nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Nguyễn Thị Phương Thúy (2008), Những vấn đề pháp lý về việc tham gia của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công – Luận văn thạc sỹ luật học; Đinh Thị Bình (2000), Công đoàn với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong cơ chế thị trường ở Việt nam, khóa luận tốt nghiệp; Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh (2008), Tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Nguyễn Xuân Thu (2008)Cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học; và một số bài báo đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý Các công trình, bài viết trên mới chỉ đi sâu nghiên cứu vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp nói chung, hoặc chỉ nghiên cứu vai trò của công đoàn trong phạm vi hẹp hơn (giải quyết tranh chấp lao động và đình công) hoặc chỉ tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà không đề câp đến thực trạng hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như góc độ pháp lý của vấn đề, đồng thời thiếu sự so sánh đối chiếu với các quy định của pháp luật nước ngoài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề: “Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người 6
- lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam” là việc làm mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. Luận văn làm sáng tỏ về mặt lý luận những vấn đề về vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam. Trên cơ sở xem xét các quy định của pháp luật về vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thực tiễn thực hiện. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mục đích nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa ở những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về công đoàn. - Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề lý luận và thực tiễn việc thực hiện vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. - Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện vai trò bảo vệ quyền lợi người lao động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam tập trung vào việc thực hiện các chức năng đã được pháp luật quy định. Trên cơ sở đánh giá tính hiệu quả của công đoàn 7
- trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về cách thức thành lập, vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, kết hợp với việc tham khảo tổng hợp các ý kiến của một số cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam, các chuyên gia luật, kinh tế, cũng như tham khảo kinh nghiệm tổ chức và hoạt động công đoàn một số nước để bước đầu đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả lấy phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khảo sát thu thập, điều tra xã hội học được sử dụng phù hợp với từng mặt, từng lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề lao động, việc làm, các quy định của Hiến pháp trong lĩnh vực lao động, công đoàn, các quy phạm pháp luật lao động được sử dụng với tư cách là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu. 6. Kết quả của luận văn. Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận về vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn việc thực hiện từ đó đưa ra các kiến nghị đồng bộ cả về mặt lập pháp và tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Đó sẽ là những 8
- đóng góp của luận văn đối với công tác nghiên cứu khoa học, công tác lập pháp và việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Khái quát chung về công đoàn và vai trò của tổ chức công đoàn. Chương 2: Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. 9
- Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG ĐOÀN VÀ VAI TRÕ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN. 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG ĐOÀN. 1.1.1. Vị trí của công đoàn. Điều 10 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân viên chức và người lao động xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Điều 1 Luật Công đoàn ghi nhận: “Công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam, tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên của hệ thống chính trị xã hội Việt Nam, là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động”. Như vậy, công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động. Công đoàn là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng. Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội được hình thành do nhu cầu của đông đảo người lao động. Công đoàn thu hút sự tham gia đông đảo của công nhân viên chức, người lao động không phân biệt giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội có tính chất nghiệp đoàn. Tính chất này biểu hiện ở thành phần tham gia và mục đích tồn tại của công đoàn. Các thành viên công đoàn thuộc về lực lượng lao động, đã hoặc đang làm một công việc nhất định. Do đó, công đoàn có thể coi là tổ chức nghề nghiệp rộng lớn nhất, thu hút sự tham gia đông đảo nhất của mọi tầng lớp lao động trong xã hội. 10
- Mặt khác, công đoàn còn là một tổ chức chính trị - xã hội có vị trí quan trọng trong xã hội, có ảnh hưởng to lớn đến đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động, tham gia bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho họ và tham gia quản lý kinh tế xã hội. Công đoàn còn là người tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với quần chúng, người lao động; Có trách nhiệm xây dựng Đảng, bồi dưỡng công nhân ưu tú kết nạp Đảng. Có thể nói, công đoàn là cộng sự đắc lực của nhà nước bởi những hoạt động của công đoàn đã thực sự góp phần xây dựng chính quyền nhà nước, vì mục đích tồn tại của nhà nước, vì lợi ích của giai cấp công nhân. Sự thừa nhận của xã hội, của Nhà nước trên các phương diện khác nhau đã khẳng định vị trí của công đoàn, đồng thời tạo ra điều kiện pháp lý xã hội cho hoạt động công đoàn để công đoàn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. 1.1.2. Tính chất của công đoàn. Tính chất của một tổ chức là những đặc điểm riêng có của tổ chức đó để phân biệt với tổ chức khác mà nếu không còn những đặc điểm riêng thì tổ chức đó không còn đúng với bản chất của nó nữa. Công đoàn là tổ chức không mang tính chất đảng phái mà là tổ chức liên minh của giai cấp công nhân và người lao động. Vì vậy công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và lao động Việt Nam [40] Giai cấp công nhân vừa là nguồn gốc vừa là cơ sở xã hội hình thành, tồn tại phát triển tổ chức công đoàn. Bởi công đoàn ra đời là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân. Hình thức tổ chức của công đoàn là liên hiệp công nhân lao động theo nghề nghiệp (Trade Union) và dựa trên nguyên tắc tự nguyện Từ những “đặc điểm riêng đó” đã xác định Công đoàn Việt Nam có hai tính chất: tính chất quần chúng và tính chất giai cấp. Trước hết là tính chất giai cấp của công nhân. Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội để hình thành, tồn tại và phát triển của tổ chức công đoàn. Nhấn mạnh tính chất 11
- giai cấp của công đoàn có ý nghĩa để hiểu đúng vị trí, vai trò của công đoàn trong xã hội. Công đoàn là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động của công đoàn mang tính chất chính trị và tính chất xã hội. Công đoàn không phải là tổ chức nhà nước, không phải là tổ chức mang tính chất đảng phái. Tổ chức công đoàn được xây dựng ngày càng lớn mạnh để đảm bảo sự thống nhất hành động của giai cấp công nhân Việt Nam. Đội ngũ cán bộ công đoàn được xây dựng, rèn luyện theo đường lối cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổ chức của công đoàn theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tổ chức của giai cấp công nhân. Công đoàn là hình thức tổ chức quần chúng của công nhân, của người lao động, điểm đó đã xác định tính chất quần chúng của công đoàn. Công đoàn Việt Nam từ khi ra đời, tồn tại và phát triển đã mang đầy đủ tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính quần chúng rộng rãi. Tính chất đó được biểu hiện trong tổ chức và hoạt động của công đoàn Việt Nam. Công đoàn kết nạp tất cả công nhân viên chức và người lao động vào tổ chức mình, không phân biệt nghề nghiệp, tín ngưỡng, thành phần kinh tế, dân tộc. Cơ quan lãnh đạo công đoàn Việt Nam do đoàn viên tín nhiệm bầu ra qua các kỳ đại hội, cán bộ công đoàn đều trưởng thành từ phong trào của quần chúng. Hoạt động của công đoàn là hoạt động của đông đảo quần chúng công nhân, viên chức và người lao động. Nội dung của hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu, nguyên vọng và vì lợi ích của công nhân, viên chức và người lao động. Hai tính chất của công đoàn có mối quan hệ gắn bó với nhau. Nếu chỉ coi trọng tính chất giai cấp thì về mặt tổ chức sẽ bị bó hẹp, tự thu mình lại và trên thực tế sẽ khó tồn tại đúng với bản chất tổ chức công đoàn. Ngược lại, nếu chỉ coi trọng tính chất quần chúng thì sẽ dẫn đến xa rời mục tiêu chính trị, biến thành phường hội, sai lệch phương hướng hành động cách mạng và cũng không đúng với bản chất công đoàn cách mạng. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công đoàn Việt nam. 12
- Cơ cấu tổ chức là vấn đề cơ bản nhất trong công tác tổ chức. Cơ cấu tổ chức phản ánh sự phân công lao động trong một tổ chức, hoặc là sự phân bổ nhiệm vụ của bộ máy tổ chức cho các cơ sở tổ chức trực thuộc. Khi nhìn vào cơ cấu bộ máy tổ chức đó có thể thấy được các nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức, trên cơ sở đó mà phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Cơ cấu tổ chức còn phản ánh mối quan hệ công tác giữa các bộ phận cấu thành, cơ sở của hệ thống tổ chức. Bảo đảm số nhân sự cần thiết trong các đơn vị cấu thành. Cơ cấu tổ chức phải bảo đảm, tạo điều kiện cho việc luân chuyển và xử lý thông tin giữa các đơn vị trực thuộc. Theo quy định của pháp luật, tổ chức công đoàn Việt Nam gồm 4 cấp cơ bản sau: - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; - Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi là liên đoàn lao động tỉnh, thành phố) và công đoàn ngành trung ương; - Công đoàn cấp trên cơ sở; - Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn. Trong đó, mỗi cấp công đoàn có nhiệm vụ khác nhau. Đối tượng chỉ đạo trực tiếp của Tổng liên đoàn lao động Việt nam là các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn ngành trung ương và cơ quan tổng liên đoàn lao động, các đơn vị trực thuộc. Tổng liên đoàn lao động Việt nam là cơ quan cao nhất quyết định phương hướng, chủ trương, nội dung, chương trình hoạt động của công đoàn nhằm thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn toàn quốc và nghị quyết của Đảng cộng sản Việt nam, chỉ đạo công tác tổng kết thực hiện và nghiên cứu lý luận công đoàn. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố có đối tượng chỉ đạo trực tiếp là các liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn đóng trên địa bàn không phân biệt cấp quản lý và thành phần kinh tế. Chỉ đạo trực 13
- tiếp công đoàn tổng công ty (thuộc tỉnh); công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất, các công đoàn ngành địa phương, công đoàn cơ sở trung ương (những công đoàn cơ sở không có công đoàn ngành trung ương). Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập các công đoàn và nghiệp đoàn thuộc địa phương quản lý, thảo luận với công đoàn ngành trung ương trước khi quyết định thành lập hoặc giải thể các công đoàn ngành địa phương. Chỉ đạo các cấp công đoàn ở địa phương tổ chức đại hội, quyết định công nhận ban chấp hành và uỷ ban kiểm tra công đoàn ngành địa phương, các công đoàn trực thuộc địa phương quản lý. Hướng dẫn công tác phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn vững mạnh, công nhận và đề nghị Tổng liên đoàn lao động Việt nam khen thưởng những công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn vững mạnh. Ngoài ra, liên đoàn lao động tỉnh còn quản lý các cán bộ công đoàn chuyên trách liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành địa phương, liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công đoàn cơ sở, thực hiện quy hoạch kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, thực hiện chế độ chính sách với cán bộ thuộc diện quản lý. Công đoàn ngành trung ương có đối tượng chỉ đạo là công đoàn tổng công ty, công đoàn trong các cơ quan bộ, công đoàn trong các ban của Đảng, đoàn thể trung ương và các công đoàn cơ sở trực thuộc. Công đoàn ngành trung ương có trách nhiệm phối hợp với liên đoàn lao động tỉnh, thành phố chỉ đạo hướng dẫn công đoàn ngành, địa phương các nội dung thuộc ngành, nghề. Đối tượng chỉ đạo, nhiệm vụ của công đoàn ngành trung ương được quy định cụ thể trong điều lệ của công đoàn Việt Nam và trong các nghị quyết được ban hành ở các nhiệm kỳ đại hội công đoàn Việt Nam. Công đoàn cấp trên cơ sở bao gồm liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các công đoàn tổng công ty, công đoàn ngành địa phương, công đoàn công ty, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung chịu sự chỉ đạo trực tiếp (hoặc phối hợp) của liên đoàn lao động tỉnh, thành phố (trung ương) và công đoàn ngành trung 14
- ương. Đối tượng chỉ đạo trực tiếp của công đoàn cấp này là các công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn đã được phân cấp quản lý theo điều lệ công đoàn Việt Nam. Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn có đối tượng chỉ đạo trực tiếp là các công đoàn bộ phận; tổ công đoàn. Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn ra quyết định thành lập và công nhận ban chấp hành công đoàn bộ phận và tổ công đoàn; chỉ đạo công đoàn bộ phận và tổ công đoàn, thực hiện có hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng, phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn bộ phận tổ công đoàn và công đoàn cơ sở vững mạnh. Với một cơ cấu chặt chẽ thống nhất như vậy, công đoàn có điều kiện thuận lợi trong hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động và đưa chính sách pháp luật vào đời sống, giúp cho đại bộ phận người lao động và người sử dụng lao động thực hiện tốt chính sách của nhà nước vì sự phát triển của doanh nghiệp và của xã hội. 1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của công đoàn. 1.1.4.1. Chức năng của công đoàn. Chức năng của một tổ chức là sự phân công tất yếu, sự quy định chức trách một cách tương đối, ổn định và hợp lý trong điều kiện lịch sử và xã hội nhất định của tổ chức, để phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Chức năng của công đoàn được biểu hiện bằng những phương hướng, những mặt hoạt động chủ yếu để thực hiện bản chất và vai trò của công đoàn trong xã hội. Công đoàn có các chức năng sau: Thứ nhất: công đoàn có chức năng bảo vệ lợi ích của người lao động Do trình độ dân trí còn thấp, những tàn dư của xã hội cũ để lại và những tư tưởng độc đoán, trù dập, ức hiếp người lao động của người sử dụng lao động đã dẫn đến nhiều hiện tượng vi phạm đến quyền, lợi ích và đời sống của người lao động. Những hiện tượng này không thể ngay một lúc xoá bỏ hết được vì thế, công đoàn phải là đại diện bảo vệ quyền lợi cho công nhân nói riêng và người lao động nói chung. Trong điều kiện hiện nay, với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chức năng bảo vệ lợi ích công nhân lao động của công đoàn càng hết sức quan trọng. 15
- Muốn bảo vệ lợi ích công nhân lao động, công đoàn cần phải làm gì? Một loạt nội dung hoạt động cần được tiến hành để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích, đó là: công đoàn tham gia cùng chính quyền tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho công nhân lao động; công đoàn tham gia vào việc ký kết hợp đồng lao động của công nhân lao động; ký thoả ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động. Công đoàn tham gia trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, kinh tế, gia đình, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phát huy dân chủ, bình đẳng công bằng xã hội, phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch, tham quan nghỉ mát. Thứ hai, công đoàn có chức năng tham gia quản lý. Để thực hiện tốt chức năng tham gia quản lý cần đẩy mạnh những nội dung hoạt động cụ thể như: tổ chức phong trào thi đua lao động sản xuất trong công nhân lao động. Biện pháp tổng hợp nhất là để công nhân lao động trực tiếp tham gia quản lý; vận động, tổ chức công nhân lao động tham gia việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tham gia quản lý lao động, giải quyết lao động dôi dư, tham gia quản lý tiền lương, tiền thưởng của công nhân lao động, tham gia trong việc quản lý vật tư, kỹ thuật, tài chính nhằm giảm mức tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm, tham gia xây dựng và thực hiện chế độ chính sách liên quan đến người lao động, tham gia xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới. Thứ ba, công đoàn có chức năng giáo dục. Một trong những nội dung quan trọng nhằm thực hiện chức năng giáo dục là làm cho người lao động nhận thức đầy đủ về lợi ích cá nhân gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Muốn có lợi ích phải thực hiện tốt nghĩa vụ, làm tròn trách nhiệm của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó củng cố kỷ luật lao động, xây dựng ý thức tự giác, tự nguyện trong lao động, công tác. Công đoàn giáo dục công nhân lao động vững tin vào đường lối chính sách của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, luôn tỉnh táo cảnh giác và đấu tranh với những khuynh hướng sai 16
- lầm, ảo tưởng, mơ hồ, cơ hội. Nội dung chức năng giáo dục của công đoàn ngày nay còn được mở rộng toàn diện hơn nhất là giáo dục pháp luật, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức cho công nhân lao động, đó là những nội dung cơ bản thể hiện trên phạm vi rộng lớn của chức năng giáo dục mà công đoàn xứng đáng với vai trò “trường học” của mình. Như vậy, chức năng của công đoàn là một chỉnh thể, một hệ thống đồng bộ, trong đó chức năng bảo vệ lợi ích mang ý nghĩa là trung tâm, là mục tiêu hoạt động của công đoàn; chức năng tham gia quản lý mang ý nghĩa điều kiện, phương tiện đạt mục tiêu; chức năng giáo dục mang ý nghĩa tạo động lực tinh thần, là điều kiện xã hội để công đoàn hoàn thành nhiệm vụ của mình. 1.1.4.2. Nhiệm vụ của công đoàn. Nhiệm vụ của công đoàn là toàn bộ những mục tiêu mà công đoàn cần đạt tới, là những vấn đề đặt ra mà công đoàn cần giải quyết. Thực hiện những nhiệm vụ đó chính là thực hiện các chức năng đã được xác định của công đoàn trong một giai đoạn nhất định, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của giai đoạn ấy. Nhiệm vụ của công đoàn là yếu tố dễ biến động hơn so với chức năng. Mỗi nhiệm vụ cũng có thể có sự quan tâm ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào từng giai đoạn nhất định. Trong giai đoạn hiện nay, công đoàn có những nhiệm vụ sau: - Đại diện cho người lao động tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng và thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, các chính sách, các cơ chế quản lý kinh tế, các chủ trương chính sách có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người lao động. - Tập hợp, giáo dục và tuyên truyền pháp luật để người lao động hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, của các cơ quan và tổ chức. Từ đó tạo cho người lao động các phương thức xử sự phù hợp trong các mối quan hệ xã hội và pháp lý. - Thực hiện các quyền đã được pháp luật ghi nhận một cách có hiệu quả để bảo vệ, chăm lo đến lợi ích và đời sống của người lao động. 17
- - Tham gia các quan hệ trong nước và quốc tế nhằm xây dựng các mối quan hệ đối nội, đối ngoại rộng rãi, góp phần thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện tốt cho môi trường lao động xã hội. Những nhiệm vụ này đã được thể chế trong các văn bản pháp luật của Nhà nước và chi tiết hoá thành những nhiệm vụ trực tiếp của công đoàn trong quá trình hoạt động ở các tổ chức công đoàn cơ sở. Song, muốn quá trình hoạt động đó đạt được hiệu quả, công đoàn cần có những điều kiện nhất định bao gồm: + Quyền tự do công đoàn. + Tư cách pháp nhân. + Quyền sở hữu tài sản. + Sự bảo trợ của Nhà nước và các đơn vị sử dụng lao động. + Các điều kiện khác. Các điều kiện này vừa mang tính chất pháp lý, vừa mang tính chất kinh tế xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của công đoàn, chi phối và quyết định quá trình thực hiện các nhiệm vụ đề ra. 1.2. Vai trò của công đoàn. 1.2.1. Khái niệm về vai trò của công đoàn. Theo TS. Lê Thanh Hà – Phó viện trưởng Viện Công nhân và công đoàn : vai trò của một tổ chức là sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ánh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển. Trong chủ nghĩa tư bản, công đoàn có vai trò là trường học đấu tranh giai cấp. Công đoàn vận động, tổ chức công nhân, lao động đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi của công nhân, lao động. Cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt, biểu hiện từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, với mục đích là lật đổ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độ người bóc lột người. 18