Luận văn Ước lượng suất sinh lợi của việc sử dụng điện - Nghiên cứu trường hợp nông thôn Việt Nam

pdf 92 trang vuhoa 24/08/2022 4660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Ước lượng suất sinh lợi của việc sử dụng điện - Nghiên cứu trường hợp nông thôn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_uoc_luong_suat_sinh_loi_cua_viec_su_dung_dien_nghie.pdf

Nội dung text: Luận văn Ước lượng suất sinh lợi của việc sử dụng điện - Nghiên cứu trường hợp nông thôn Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THANH NGỌC ƯỚC LƯỢNG SUẤT SINH LỢI CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN Nghiên cứu trường hợp nông thôn Việt Nam LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2009
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH o0o NGUYỄN THỊ THANH NGỌC ƯỚC LƯỢNG SUẤT SINH LỢI CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN Nghiên cứu trường hợp nông thôn Việt Nam Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn khoa học TS. TRẦN TIẾN KHAI TP. Hồ Chí Minh -Năm 2009
  3. -iii- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á Bộ LĐ - TB&XH :Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng DID : Khác biệt trong khác biệt GDP : Tổng thu nhập quốc nội OLS : Phương pháp bình phương bé nhất MOI : Bộ Công Nghiệp UNDP : Tổ chức phát triển Liên Hiệp Quốc XHH : Xã Hội Học WB : Ngân hàng Thế giới WTP : Mức sẵn lòng chi trả
  4. -iv- DANH MỤC HÌNH VẼ & BẢNG BIỂU 1. Hình vẽ Hình 2.1 Minh hoạ cách tiếp cận của WB sử dụng trong nghiên cứu đánh giá tác động của chương trình điện khí hoá nông thôn tại Philippines 11 Hình 2.2 Tỷ lệ thu nhập theo giới tính 17 Hình 2.3 Minh hoạ phương pháp khác biệt trong khác biệt 22 Hình 3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 32 Hình 3.2 Loại hình gia đình 34 Hình 3.3 Số người phụ thuộc trong gia đình 35 Hình 3.4.1 Học vấn chủ hộ 36 Hình 3.4.2 Trình độ học vấn cao nhất năm 2002 và 2005 38 Hình 3.5 Tuổi của chủ hộ 40 Hình 3.6 Giới tính chủ hộ và thu nhập bình quân đầu người 41 Hình 3.7 Diện tích đất sản xuất trung bình 42 Hình 3.8.1 Kiểu nhà 43 Hình 3.8.2 Diện tích đất xây dưng 44 Hình 3.9 Thu nhập bình quân đầu người theo xã có dự án 46 Hình 3.10 Thu nhập bình quân đầu người theo lĩnh vực nghề nghiệp 47 2. Bảng Bảng 2.1 Tóm tắt kết quả phương pháp ước lượng khác biệt trong khác biệt 23 Bảng 3.1 Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm hộ 33 Bảng 3.2 Quy mô hộ gia đình 34 Bảng 3.4 Kết quả ước lượng mô hình sau khi kiểm soát các yếu tố 50
  5. -v- TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Điện khí hoá nông thôn là một chương trình lớn của chính phủ trong nỗ lực góp phần cải thiện môi trường sống, nâng cao trình độ dân trí và làm tăng thu nhập của các hộ gia đình nông thôn. Chính vì vậy việc có một đánh giá tác động của chương trình là điều cần thiết. Khai thác bộ dữ liệu từ cuộc điều tra đánh giá tác động của Chương trình điện khí hoá nông thôn tại Việt Nam do WB, MOI và Viện XHH thực hiện thời gian qua, nghiên cứu tìm thấy mối tương quan giữa việc sử dụng điện với trình độ học vấn, tình trạng sức khoẻ và khả năng tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng v.v của các hộ dân vùng hưởng lợi. Bằng phương pháp khác biệt trong khác biệt kết hợp mô hình hồi quy OLS, một kết luận quan trọng được đưa ra là: Điện góp phần làm tăng 28,5% thu nhập bình quân đầu người trung bình. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra hàng loạt các yếu tố khác có tác động trực tiếp và gián tiếp lên mức thu nhập bình quân đầu người trong các hộ gia đình nông thôn. Kết quả của nghiên cứu đã gợi ý nhiều tác động về mặt chính sách trong tương lai.
  6. -vi- MỤC LỤC Lời cám ơn i Lời cam đoan ii Danh mục chữ viết tắt iii Danh mục hình vẽ và bảng biểu iv Tóm tắt kết quả nghiên cứu v Mục lục vi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Giới hạn và phạm vi của nghiên cứu 3 3. Mục tiêu của nghiên cứu 4 3.1. Mục tiêu chung 4 3.2. Mục tiêu cụ thể 4 4. Câu hỏi nghiên cứu 5 5. Kết cấu của luận văn 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 1. Lược khảo tài liệu 6 1.1. Các tác động của điện đối với thu nhập 6 1.2. Các phương pháp đánh giá tác động của điện 8 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 13 2. Giới thiệu phương pháp khác biệt trong khác biệt 21 3. Các phương pháp áp dụng trong nghiên cứu 24 3.1. Phương pháp thống kê mô tả 24 3.2. Phương pháp khác biệt trong khác biệt 25 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 1. Mẫu nghiên cứu 31 1.1. Cách thức chọn mẫu và cơ cấu mẫu 31 1.2. Đơn vị nghiên cứu 31 1.3. Đơn vị thu thập thông tin 31 2. Bảng câu hỏi 31
  7. -vii- 3. Mô tả dữ liệu 32 3.1. Thu nhập hộ gia đình 32 3.2. Quy mô hộ gia đình 33 3.3. Số người phụ thuộc 35 3.4. Trình độ học vấn 36 3.5. Tuổi chủ hộ 39 3.6. Giới tính chủ hộ 40 3.7. Diện tích đất canh tác 41 3.8. Kiểu nhà 43 3.9. Có thuộc dự án hay không 45 3.10. Nghề nghiệp 46 4. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy 50 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 55 1. Kết luận 55 2. Gợi ý chính sách 58 3. Những hạn chế của nghiên cứu 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 Tài liệu Tiếng Việt 61 Tài liệu Tiếng Anh 62 PHỤ LỤC PL
  8. P a g e | 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Đặt vấn đề Công cuộc Đổi Mới hơn hai mươi năm qua tại Việt Nam đã mang lại những thành tựu hết sức có ý nghĩa đối với đời sống kinh tế - xã hội. Với tốc độ tăng trưởng liên tục giữ ở mức cao và ổn định trong thời gian qua, nền kinh tế đất nước đang trên đà khởi sắc. Việt Nam phấn đấu trở thành nước đạt mức thu nhập trung bình quân của thế giới vào năm 2010. Cùng với những thành tích đáng khích lệ trong việc phát triển kinh tế, Việt Nam cũng được WB đánh giá là một trong những quốc gia nơi thành công nhất trong nỗ lực thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ đói nghèo (theo tiêu chuẩn của WB) đã giảm từ 58% dân số vào năm 1993 xuống còn 20% dân số vào năm 2004, trong khi cũng cùng thời gian đó, dân số đã gia tăng từ 70,3 triệu người lên đến 80 triệu người (WB, 2005). Trên thực tế, những nỗ lực của chính phủ trong việc xóa đói giảm nghèo không chỉ bao gồm các chương trình hỗ trợ lương thực, cung cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ giáo dục miễn phí v.v mà còn bao gồm cả việc đưa điện về với người dân tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Những thay đổi từ quá trình điện khí hóa được gắn với các mục tiêu dài hạn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Do đó, thành công cũng như tồn tại trong quá trình thực hiện chương trình có thể sẽ là những kinh nghiệm quý báu để chia sẻ với các quốc gia khác có hoàn cảnh tương đồng. Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ đắc lực của WB, Việt Nam đã triển khai thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn với tiến độ và diện bao phủ tốt hơn cả trong nhóm các quốc gia nhận được tài trợ của tổ chức này. Số liệu thống kê của WB cho thấy, vào năm 1996 tại Việt Nam mức độ phủ điện chỉ là 6,031 triệu hộ gia đình thuộc 5.698 xã khu vực nông thôn thì sau 10 năm thực hiện chương trình con số này đã tăng lên 12,584 triệu hộ gia đình thuộc 10.609 xã khu vực nông thôn. Với tốc độ tăng trưởng liên tục, hiện đã có 97,4% số xã nông thôn có điện lưới quốc gia. Như
  9. P a g e | 2 vậy nếu tính trung bình thì cứ 1 ngày tại Việt Nam có thêm 1,3 xã và 1.795 hộ được sử dụng điện (WB, 2006). Cũng theo thống kê mới nhất của tổ chức này, tính đến tháng 6/2008, lưới điện quốc gia đã vươn tới 8.736/9.091 xã trên cả nước, đạt tỷ lệ 97,26% và vượt mục tiêu 90% số xã có điện của chính phủ đề ra tới năm 2010; trên 13/14,16 triệu hộ gia đình nông thôn được sử dụng điện, đạt 94,31% so với tỷ lệ 95% mục tiêu của chính phủ đề ra tới năm 2015 (WB, 2008). Những tác động tích cực của chương trình Điện khí hóa nông thôn đối với việc cải thiện các mặt của đời sống kinh tế - xã hội là điều không thể phủ nhận. Nhờ có sự phát triển ngày càng rộng khắp của mạng lưới điện quốc gia, đời sống của người dân, đặc biệt là tại các vùng nông thôn đã được cải thiện, nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Điện về làm thay đổi diện mạo bức tranh nông thôn; đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi tập quán canh tác, chăn nuôi; giúp tăng năng suất và sản lượng lương thực, hoa màu; phát triển công nghiệp chế biến; mở ra nhiều ngành nghề mới theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá v.v. Đồng thời, người dân có điều kiện mua sắm các phương tiện nghe nhìn, thông tin liên lạc, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, kéo theo sự ổn định về an ninh trật tự cho khu vực nông thôn v.v. (WB, 2008). Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 230 xã và gần 1 triệu hộ dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao chưa có điện. Khoảng 6.000 xã cần được bảo dưỡng hệ thống điện do mạng lưới ngày một xuống cấp, tỷ lệ thất thoát điện cao, thường xuyên ách tắc trong quá trình truyền dẫn và phân phối. Điều đáng nói là giá điện ở khu vực nông thôn, miền núi còn cao so với khả năng chi trả của người dân; tình trạng mất điện, thiếu điện thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào giờ cao điểm v.v. Tình trạng này không chỉ là hạn chế của ngành điện mà đang là nỗi bức xúc của người dân (WB, 2008). Bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu quả của chương trình điện khí hoá nông thôn như thế nào cho đến hiện nay vẫn còn là một điều đáng bàn. Do đó, việc có một nghiên cứu đánh giá tác động của chương trình là cần thiết nhằm mang lại những thông tin hữu ích cho các bên liên quan. Đứng về phía các nhà làm chính sách, việc đánh giá hiệu quả của chương trình còn cần thiết hơn vì các lý do sau đây: Thứ nhất, con số cụ thể về chi phí và lợi ích giúp cung cấp các chỉ báo quan trọng để đưa ra các quyết định đúng trong việc lựa chọn dự án điện khí hóa này chứ
  10. P a g e | 3 không phải dự án điện khí hóa khác, hay việc ra quyết định để chọn lựa dự án điện khí hóa hay các dự án khác như giao thông hay giáo dục hoặc y tế v.v. cho vùng nông thôn. Thứ hai, những kiến thức về mức lợi ích của chương trình mang lại có thể là một gợi ý quan trọng trong việc lựa chọn các quy mô dự án khác nhau cho từng địa phương, từng khu vực và từng đối tượng. Thứ ba, nấc thang lợi ích là một chỉ báo quan trọng giúp xác định một mức giá hợp lý và trong trường hợp cần thiết, có thể là sự trợ giá từ phía chính phủ. Cuối cùng, những lợi ích đã được lượng hóa là cần thiết để đưa ra những kết luận mang tính khách quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Nó đồng nghĩa với việc một mục tiêu xã hội bất kỳ có thể đạt được khi sử dụng nguồn lực ít hơn và cách thức để mang lại những lợi ích đó có thể được so sánh với các dự án khác. Với những lý do kể trên, hy vọng kết quả phân tích của nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ những tác động tích cực của chương trình điện khí hoá nông thôn đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống cả người dân, đặc biệt cho những người nghèo và người dân thuộc các dân tộc thiểu số. 2. Giới hạn và phạm vi của nghiên cứu Luận văn sử dụng bộ số liệu của cuộc điều tra Đánh giá tác động chương trình điện khí hoá nông thôn do Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Công Nghiệp (MOI) và Viện Xã hội học (IOS) tiến hành điều tra tại 07 tỉnh: Hà Giang, Điện Biên, Hoà Bình, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắc Lắc và Sóc Trăng. Mỗi tỉnh có 6 xã được chọn làm địa bàn nghiên cứu, trong đó chọn 3 xã có dự án điện nông thôn, 2 xã không có dự án và 1 xã có điện để đối chiếu. Có 1.260 hộ được chọn vào mẫu nghiên cứu, bao gồm 61% hộ gia đình là người dân tộc thiểu số thuộc 28 dân tộc. Bộ dữ liệu của cuộc điều tra bao gồm nhiều thông tin thuộc các mặt của đời sống kinh tế - xã hội như vấn đề thu nhập, việc làm, giáo dục, truyền thông, giải trí v.v. Điểm đặc biệt về phương pháp nghiên cứu của cuộc điều tra này là kỹ thuật thu thập thông tin lặp lại để so sánh những biến đổi kinh tế - xã hội diễn ra trong vòng 3 năm từ 2002 – 2005 nhằm so sánh những thay đổi của đời sống người dân trước và sau khi sử dụng điện.
  11. P a g e | 4 Như đã đề cập ở trên, những tác động của chương trình không chỉ gói gọn ở khía cạnh kinh tế gia đình mà nó còn được kỳ vọng ở các mặt khác của đời sống như vấn đề y tế, giáo dục, chất lượng cuộc sống, năng suất lao động, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường bền vững v.v. Tuy nhiên để phù hợp với khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, tác giả giới hạn lại vấn đề nghiên cứu trong phạm vi hẹp hơn: Đó là ước lượng suất sinh lợi từ việc sử dụng điện (thể hiện bằng biến số thu nhập bình quân đầu người). Điều này cũng có nghĩa là luận văn sẽ không sử dụng hết thông tin của tất cả 1.260 hộ gia đình trong cuộc điều tra mà chỉ chọn ra một lượng mẫu nhỏ hơn, phù hợp với tiêu chí mà luận văn đã đề ra. Mặc dù phạm vi của đề tài đã bị giới hạn nhưng tác giả vẫn kỳ vọng kết quả của nghiên cứu sẽ có ích trong việc gợi ý chính sách, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi Chính phủ vừa có hàng loạt các quyết định quan trọng liên quan đến điện như tăng giá bán, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này v.v. Bản thân tác giả nhận thấy việc không thể đánh giá tất cả tác động của chương trình điện khí hoá là một hạn chế lớn. Rất mong trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều nghiên cứu khác để việc đánh giá tác động của chương trình điện khí hoá nông thôn trở nên hoàn thiện và có ý nghĩa hơn. 3. Mục tiêu của nghiên cứu 3.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của chương trình điện khí hóa nông thôn đối với việc cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho người dân. Tính toán mức lợi ích mà người dân được hưởng thông qua áp dụng các kỹ thuật phân tích trong khoa học xã hội liên ngành. Tìm hiểu sự thay đổi trong điều kiện sống của người dân theo thời gian (đối chiếu trước và sau khi có chương trình). 3.2 Mục tiêu cụ thể Ước lượng suất sinh lợi của việc sử dụng điện đối với thu nhập bình quân đầu người. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới mức thu nhập bình quân đầu người.
  12. P a g e | 5 4. Câu hỏi nghiên cứu Điện đóng góp bao nhiêu % tổng thu nhập bình quân đầu người? Yếu tố nào có ảnh hưởng lên mức thu nhập bình quân đầu người? 5. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia làm 04 chương với các nội dung cụ thể sau: Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu. Nội dung của chương này gồm phần đặt vấn đề; giới hạn và phạm vi của nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu và kết cấu của luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và Phương pháp nghiên cứu. Phần đầu, tác giả lược khảo các tài liệu có liên quan. Phần tiếp theo là phần giới thiệu các phương pháp được sử dụng trong luận văn, trong đó chú trọng đến phương pháp: Khác biệt trong khác biệt - Phương pháp chính của luận văn. Chương 3: Kết quả của nghiên cứu. Bước đầu bằng phương pháp thống kê mô tả, tác giả mô tả bộ dữ liệu trong đó đặc biệt chú trọng đến các biến số sẽ được sử dụng trong mô hình hồi quy. Các số liệu thống kê mô tả giúp người đọc hình dung ra những khác biệt trong đặc điểm cơ sở của hai nhóm hộ gia đình được sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này. Phần cuối cùng là phần trình bày kết quả ước lượng khác biệt về mặt thu nhập của hai nhóm hộ bằng phương pháp khác biệt trong khác biệt kết hợp mô hình hồi quy OLS. Chương 4 cũng là chương cuối cùng của luận văn. Nội dung của chương này bao gồm phần tóm tắt các phát hiện chính của nghiên cứu và nêu các gợi ý về mặt chính sách. Đồng thời trong chương này, tác giả cũng nêu những hạn chế của luận văn và những gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.
  13. P a g e | 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Lược khảo tài liệu 1.1 Các tác động của điện đối với thu nhập Cho đến nay, điện vẫn là nguồn năng lượng chưa thể thay thế, đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Các nghiên cứu đi trước cũng đã chỉ ra rằng, có một mối liên hệ chặt chẽ giữa việc phát triển và sử dụng nguồn điện đối với những nỗ lực nhằm nâng cao mức sống cho người dân, đặc biệt cho người dân nông thôn ở các vùng sâu, vùng xa và nhóm người thuộc các dân tộc thiểu số. Ở Việt Nam, trước khi cuộc điều tra đánh giá về tác động của chương trình điện khí hóa nông thôn do WB, MOI và Viện XHH tiến hành, chưa có một nghiên cứu sâu và cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên trên thế giới, các công trình nghiên cứu liên quan cho thấy, năng lượng điện đóng vai trò không thể thiếu cho sự phát triển bền vững của bất cứ một quốc gia nào. Theo ADB (2003) việc cung cấp điện năng một cách hiệu quả đã giúp (i) cải thiện điều kiện sống của người dân, nâng cao dân trí và mở rộng hệ thống y tế và (ii) giúp nông dân nghèo nâng cao năng lực sản xuất, tăng năng suất cây trồng, tạo thêm nhiều việc làm mới và cải thiện nguồn thu nhập. WB (2002) cũng đưa ra các kết luận khi nghiên cứu tác động của chương trình điện khí hoá nông thôn tại Bangladesh. Theo đó, trong phạm vi hộ gia đình, chương trình đã mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực đối với người dân thông qua việc môi trường sống được cải thiện một cách rõ rệt, mức thu nhập được nâng cao. Các yếu tố khác như trình độ văn hóa, khả năng tiếp cận thông tin, y tế giáo dục v.v. cũng đều có những chuyển biến tích cực. Nếu chỉ tính riêng về mặt thu nhập, thu nhập trung bình của hộ gia đình có điện thuộc xã có dự án cao hơn thu nhập của những hộ không có điện trong các xã không có dự án là 64,5% và cao hơn 126,1% so với
  14. P a g e | 7 những hộ gia đình trong cùng xã nhưng không sử dụng điện Ngoài ra nghiên cứu còn đi đến các kết luận là: (i) 9,3 % tổng thu nhập trong các hộ gia đình nông thôn ở Bangladesh là do đóng góp của việc có sử dụng điện và (ii) giả định rằng, tất cả các hộ gia đình nông thôn đều có điện thì tổng thu nhập - theo thời giá hiện hành - sẽ tăng lên tới 1.775 tỷ Tk1. trong khi hiện tại con số đó chỉ là 1.105 tỷ Tk. Như vậy thu nhập ròng hàng năm sẽ tăng thêm 671 tỷ Tk. (trong đó 290,8 tỷ Tk.hay 43,3% giá trị tăng thêm đó là do có điện). Ước tính thu nhập ròng hàng năm do 100% số hộ gia đình được điện khí hóa sẽ tương đương với 26% GDP hiện tại (khoảng 2.580 tỷ Tk. - tính theo tỷ giá thời điểm tiến hành nghiên cứu). Đồng thời, nghiên cứu cũng kết luận, điện làm gia tăng 16,4% trong tổng thu nhập của các hộ gia đình sử dụng điện trong khi nó chỉ làm gia tăng 12% đối với các hộ không sử dụng điện (thuộc các xã có dự án) (Ngoại tác tích cực). Tại Indonesia, từ 1989-90 đến 2000-01, chương trình điện khí hóa nông thôn đã góp phần làm tăng thu nhập trung bình hằng năm 8,4% cho mỗi hộ gia đình, đồng thời góp phần tạo thêm các cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho 31% số người trả lời (JBIC, 2002). Nghiên cứu của tổ chức JICA tại Vanuatu cho thấy, có điện, cuộc sống của người dân đã thay đổi một cách rõ rệt. Thu nhập của hộ gia đình được cải thiện đáng kể do thời gian làm việc được kéo dài hơn (JICA, 2000). Kết quả của Báo cáo: Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam (IDS, 2005) cho thấy, điện là yếu tố có ý nghĩa thống kê trong phân tích thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình nông thôn, nơi 71% hộ gia đình có điện. Tuy nhiên ở thành thị, nơi có 98% hộ có điện thì ngược lại, điện không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chi tiêu và thu nhập. Từ kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy điện đóng vai trò lớn trong việc góp phần nâng cao thu nhập của hộ gia đình nói chung và bản thân các cá nhân nói riêng. Tuy nhiên để ước lượng suất sinh lợi của việc sử dụng điện, những phương pháp nghiên cứu nào đã và đang được sử dụng? Phần tiếp sau đây sẽ đề cập đến vấn đề này. 1 Đơn vị tiền tệ của Bangladesh.
  15. P a g e | 8 1.2 Các phương pháp đánh giá tác động của điện đối với đời sống của người dân vùng nông thôn Trước đây trong các nghiên cứu của mình, Ngân hàng Thế giới thường dùng hai chỉ số chi tiêu (expenditures) và chi phí tiết kiệm được (cost savings) để đo lường lợi ích. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu khác, thuế được sử dụng như là công cụ đo lường. Lý luận của việc sử dụng thuế dựa trên giả định rằng người ta sẵn lòng trả cho các dịch vụ điện ít nhất bằng với mức thuế phải trả. Việc sử dụng thước đo này có thể là một cách dễ dàng để lượng hóa các lợi ích nhưng nó cũng rất dễ dẫn tới những sai lầm không đáng có. Nếu trong thuế đã bao gồm cả phần trợ cấp của chính phủ thì sử dụng thuế để đo lường lợi ích sẽ dẫn tới sai lầm nghiêm trọng. Trong trường hợp này, tổng lợi ích của xã hội không bằng với tổng lợi ích của tất cả người tiêu dùng. Trong một số nghiên cứu khác, WB sử dụng khái niệm thặng dư người tiêu dùng để ước lượng tổng lợi ích của việc sử dụng điện. Tuy nhiên, thặng dư người tiêu dùng chỉ được tối đa hoá trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo. Nếu giá thị trường được quyết định bởi một nhà độc quyền hoặc sản phẩm đó là một hàng hóa công được chính phủ trợ cấp thì việc dùng thước đo thặng dư người tiêu dùng để đo lợi ích sẽ là không thỏa đáng. Cả hai điều này lại rất đúng với hàng hoá là điện tại Việt Nam. Do đó sẽ không chính xác khi tính lợi ích của người tiêu dùng điện ở Việt Nam thông qua việc tính toán mức thặng dư người tiêu dùng. Mặt khác, nếu có thể quan sát tất cả các mức tiêu thụ điện của các hộ gia đình ở các mức giá khác nhau, thì diện tích dưới đường cầu chính là tổng lợi ích của người tiêu dùng. Giả định rằng mức sẵn lòng chi trả bằng ít nhất với tổng lợi ích nhận được thì đường cầu cung cấp một thang đo lợi ích tại mỗi mức tiêu thụ điện. Như vậy lợi ích của dự án chính là mức thặng dư người tiêu dùng. Thang đo này được dùng để đánh giá hiệu quả tiềm năng của dự án. Song việc dùng thang đo thặng dư người tiêu dùng cũng làm nảy sinh một số vấn đề sau: Thứ nhất: rất khó có thể quan sát các mức tiêu dùng tại các mức giá khác nhau. Thứ hai: phương pháp trên giả định mức tiêu dùng không phụ thuộc vào độ lớn của thu nhập. Thêm một giả định hợp lý nữa là đường cầu sẽ dịch chuyển lên
  16. P a g e | 9 trên về phía bên phải khi thu nhập tăng lên. Như vậy tại một mức giá bất kỳ, người có mức thu nhập cao hơn sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều điện năng hơn. Ngoài ra trong trường hợp giá điện giảm, mức tiêu thụ này còn ảnh hưởng do tác động thay thế và tác động thu nhập. Theo cách tiếp cận này, tác động thay thế và tác động thu nhập bị bỏ qua. Thứ ba: cách tiếp cận trên giả định đường cầu không phụ thuộc vào mức giá cũng như mức tiêu thụ của hàng hóa và dịch vụ thay thế. Đường cầu sẽ dịch chuyển ra bên ngoài nếu giá của các mặt hàng phụ trợ trở nên rẻ một cách tương đối. Ngược lại, đường cầu sẽ dịch chuyển vào bên trong nếu sản phẩm thay thế trở nên rẻ hơn v.v. Về mặt nguyên tắc, để ước lượng lợi ích mà chương trình mang lại, người ta sẽ tính toán sự khác nhau trong lợi ích được hưởng thụ của cả hộ có và không sử dụng điện. Cộng tổng các mức lợi ích đó lại - tương đương với mức sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình - willing to pay - (WTP) sẽ ra tổng lợi ích của việc sử dụng điện. Do đó trong một số nghiên cứu liên quan đến đo lường lợi ích, WB cũng áp dụng cách tính toán mức WTP dựa trên giả định số tiền người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để đổi lấy việc được tiêu dùng điện chính là lợi ích của việc sử dụng điện. Song thước đo WTP chỉ chính xác khi đi kèm với nó là những giả định chặt chẽ, rất khó đáp ứng được trên thực tế. Hơn thế nữa, ngay cả khi những giả định này được đáp ứng đầy đủ thì chỉ báo WTP lại không đo lường được những ngoại tác tích cực như lợi ích thông qua việc kéo dài thời gian học hành, lợi ích để có được thời gian làm việc dài hơn v.v. Do đó mức WTP này cũng sẽ không thể hiện được lợi ích ròng của việc sử dụng điện. Điều này nói lên một thực tế là cần phải xem xét lợi ích từ việc có điện dựa trên tổng thể các nguồn lợi ích khác nhau - dù chúng có thể được đo lường một cách trực tiếp hay gián tiếp. Tóm lại, trong khi các cách tiếp cận trên có những điểm mạnh riêng nhưng một điểm yếu chung nhất đó là nó đã thất bại khi không đo lường được những lợi ích vô hình như cải thiện việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao trình độ dân trí hay cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Trong những năm gần đây, các tổ chức quốc tế đã chú trọng đến việc tính toán lợi ích của quá trình điện khí hóa và coi nó như là kết quả của việc giảm đói
  17. P a g e | 10 nghèo, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng một số lợi ích không dễ dàng lượng hóa và các tác động của chúng là các tác động qua lại. Những mối quan hệ không độc lập như vậy không phản ảnh được trong các chi phí hoặc các chỉ số tài chính riêng biệt. Gần đây, trong nghiên cứu: Đánh giá tác động của chương trình điện khí hoá nông thôn tại Philippine (WB, 2002) người ta dựa trên giả định: bản thân việc sử dụng điện không tạo ra thu nhập mà nó chỉ được coi là một hàng hoá đầu vào để tạo ra hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Những sản phẩm dịch vụ có được từ quá trình điện khí hóa như là thắp sáng, làm lạnh, bảo quản thực phẩm, máy bơm nước, sử dụng các phương tiện nghe nhìn v.v. sẽ tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc nâng cao dân trí, cung cấp các dịch vụ giải trí và truyền thông, bảo vệ sức khỏe, sự an toàn, thoải mái, tăng năng suất lao động v.v. Tổng cộng của các tác động đó cuối cùng sẽ làm gia tăng thu nhập hộ gia đình. Với cách tiếp cận của nghiên cứu này, các tác giả đã tính toán các mức lợi ích như sau: - Lợi ích của giáo dục bao gồm thời gian học/đọc sách tăng lên cũng như các cơ hội tiếp cận với chương trình tự học trên truyền hình v.v. - Lợi ích mang tới cho sức khỏe thông qua việc giảm tỷ lệ bệnh tật do cải thiện nguồn không khí, nguồn nước tốt hơn do sử dụng nước ngầm, bảo quản thức ăn và tiếp cận các thông tin chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện truyền thông đại chúng v.v. - Lợi ích từ việc giải trí và truyền thông bao gồm sự gia tăng các mối quan hệ với bạn bè và gia đình vào thời gian buổi tối, tiếp cận các chương trình giải trí trên truyền hình v.v. - Lợi ích của sự thoải mái, thuận lợi và an toàn gồm sự giảm của tội phạm, giảm thời gian dành cho những công việc vặt trong gia đình như nấu ăn, giặt giũ, lau nhà, kiếm củi và lấy nước v.v. - Lợi ích do tăng năng suất lao động được tính toán dựa trên thời gian làm việc lâu hơn, linh hoạt hơn trong môi trường làm việc thoải mái hơn. Đồng thời năng suất lao động cũng tăng lên cũng là kết quả của việc tiếp cận được các kiến thức và kỹ năng sản xuất mới.
  18. P a g e | 11 Với cách tiếp cận trên, đối với mỗi sản phẩm cuối cùng thước đo lợi ích tương đối rõ ràng. Ví dụ, giáo dục có thể được đo bằng số năm đi học; giải trí được đo bằng số giờ thưởng thức âm nhạc hoặc xem truyền hình; sức khỏe được đo bằng tình trạng bệnh tật hoặc tỷ lệ trẻ sơ sinh chết; sự thuận tiện được đo bằng thời gian tiết kiệm và năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm đầu ra v.v. Tuy nhiên việc lượng hóa cho sự thoải mái và sự an toàn khó hơn nhiều. Nó có thể được đo lường bằng cách thống kê tội phạm nhưng với một cách làm linh hoạt hơn, ví dụ như câu trả lời của các thành viên trong hộ gia đình về câu hỏi về họ nghĩ như thế nào là đủ an toàn và thoải mái. Hình 2.1 Minh hoạ cách tiếp cận của WB sử dụng trong nghiên cứu đánh giá tác động của chương trình Điện Khí Hoá nông thôn tại Philippine Điện THIẾT BỊ T.B.THI ChiẾT ếuBỊ sáng SP. TRUNG GIAN Radio/TV Tủ lạnh Quạt Bếp điện Máy bơm Bóng điện Thắp Tivi Bảo quản Làm Làm sạch Nấu ăn Bơm sáng thức ăn mát không khí nước SP. CUỐI CÙNG SP. CUỐI CÙNG Giáo dục Giải trí Sức khỏe An toàn Sự thoải mái Năng suất Truyền thông Nguồn: WB, 2002, Rural Electrification and Development in the Philippines: Measuring the Social and Economic Benefits. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ phương pháp quan sát sự khác nhau giữa các hộ gia đình có sử dụng và không sử dụng điện để từ đó có thể bổ sung những kết luận chính xác hơn về mức độ lợi ích mà điện mang lại. Hay nghiên cứu đã sử dụng thước đo WTP cho sản phẩm đầu ra cuối cùng. Cụ thể, mức WTP cho sự gia tăng về giáo dục có thể được tính toán một cách hợp lý bởi sự gia tăng trong phần thu nhập của hộ gia đình như là kết quả của
  19. P a g e | 12 việc đi học. Tương tự mức WTP cho việc cải thiện sức khỏe có thể được ước lượng bởi sự giảm bớt trong chi phí khám chữa bệnh, việc giảm số ngày nghỉ làm việc do ốm đau và giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cũng như là sự gia tăng tuổi thọ kỳ vọng. Đối với mức độ gia tăng của sự thuận tiện, WTP được ước lượng bằng chi phí cơ hội của thời gian. Chi phí cơ hội về thời gian này được tính tương đương với mức thù lao của người lao động. Lợi ích của việc gia tăng năng suất lao động có thể được đo lường tốt nhất bởi giá trị thị trường cho số lượng sản phẩm gia tăng. Lợi ích của sự gia tăng tiếp cận với các phương tiện giải trí cũng có thể được lượng hóa bằng giá trị thị trường của việc giải trí đó. Ví dụ lợi ích của việc xem truyền hình có thể được đo bằng giá trị (bằng tiền) của một tấm vé đi xem phim trong rạp chiếu phim v.v. Ngoài ra, trong trường hợp nếu có thể ước lượng được đường cầu cho những sản phẩm đầu ra cuối cùng, cách tính toán của WB theo thông lệ cũng đã được sử dụng. Tương tự, nếu mức tiết kiệm trong chi phí sản xuất các sản phẩm đầu ra trên thị trường đã có sẵn để đo lường thì chi phí tiết kiệm đó cũng có thể được sử dụng như là thước đo lợi ích. Tóm lại: Có rất nhiều phương pháp và cách thức khác nhau để ước lượng lợi ích của việc sử điện. Hầu hết các nghiên cứu đều đã có sự kế thừa và phát triển các cách tiếp cận trước về đánh giá lợi ích mà WB đã áp dụng trong hàng loạt các nghiên cứu đánh giá tác động của chương trình điện khí hoá nông thôn tại một số quốc gia ở Châu Á. Theo cách tiếp cận mới mà WB đang làm, việc ước lượng các tác động cuả việc có điện sẽ đầy đủ hơn, hạn chế được những sai số ở mức tối đa nhất. Dựa trên tiền lệ mà WB đã sử dụng, tác giả của nghiên cứu này cũng cho rằng bản thân việc có điện không làm gia tăng thu nhập một cách trực tiếp. Điện đóng vai trò là một sản phẩm trung gian, hỗ trợ việc tăng thu nhập của gia đình thông qua việc nâng cao trình độ học vấn, kiến thức, kỹ năng và tầm hiểu biết; nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc v.v. Ngoài ra thu nhập là một hàm đa biến, chịu sự tác động của rất nhiều các yếu tố khác nhau. Do đó cũng cần thiết phải xem xét các biến số này trong nghiên cứu. Phần tiếp sau đây tác giả sẽ trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập.
  20. P a g e | 13 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập Các nghiên cứu đi trước đều chú trọng đến việc xem xét các yếu tố độc lập có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên thu nhập của một hộ gia đình hay cá nhân người lao động. Các yếu tố độc lập đó là: (i) Học vấn: Đã từ lâu, các triết gia, các nhà kinh tế sự nhìn nhận giáo dục là một sự đầu tư mà khởi nguồn từ thời Adam Smith (1776). Các nhà kinh tế trước đây và đến tận hôm nay đều rất quan tâm đến vai trò của học vấn – con đường để tích luỹ vốn con người - trong phát triển kinh tế và trong các quá trình sản xuất (Becker, 1962; Kendrick, 1976; Schultz, 1961). Cơ sở lý thuyết vốn con người đề cập đến những sự đầu tư vào con người để gia tăng năng suất lao động của họ. Theo Becker (1993), những sự đầu tư này bao gồm đào tạo phổ cập trong nhà trường và đào tạo chuyên môn trong quá trình làm việc. Lý thuyết vốn con người nhấn mạnh đến khái niệm các cá nhân như là những nhà đầu tư, cũng giống như các công ty trong các lý thuyết đầu tư vốn hữu hình. Lý thuyết này cho rằng các cá nhân sẽ đầu tư vào giáo dục để kiếm được lợi ích cao hơn vào những năm sau khi học. Những sự đầu tư này bao gồm đào tạo trong trường và đào tạo trong quá trình làm việc; các chi phí học tập và việc mất thu nhập trong ngắn hạn do dành thời gian cho việc đi học. Tuy nhiên, nhà đầu tư hi vọng sẽ kiếm được thu nhập cao hơn trong tương lai. Khác với vốn vật chất, vốn con người có khả năng tăng lên và tự sinh ra khi sử dụng (liên quan đến kinh nghiệm), mặt khác, nó có khả năng di chuyển và chia sẻ do vậy không tuân theo qui luật “năng suất biên giảm dần” như vốn vật chất. Lý thuyết về học vấn, nền tảng của vốn con người cũng là khởi nguồn của nhiều phát triển của các lý thuyết kinh tế. Những đóng góp này có thể được tóm tắt như sau: Học vấn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế: (i) đó là các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, là yếu tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động “thô” (không có kỹ năng) để tạo ra sản phẩm; (ii) đó là kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế.” (Mincer, 1989). 2 Từ nghiên cứu và mô hình của Mincer (1974) logW = β0 + β1S + β2t + β3t + biến khác (w là mức thu nhập, s số năm học tập, t cho biết kinh nghiệm thực tế mấy năm, t2 là bình phương về kinh nghiệm), đã có nhiều nghiên cứu ước lượng lợi nhuận