Luận văn Tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước cách mạng Tháng 8/1945
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước cách mạng Tháng 8/1945", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_tu_tuong_quyen_con_nguoi_cua_phan_boi_chau_phan_cha.pdf
Nội dung text: Luận văn Tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước cách mạng Tháng 8/1945
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN TRỌNG HOÀNG t tëng quyÒn con ngêi cña phan béi ch©u, phan ch©u trinh, nguyÔn ¸i quèc - hå chÝ minh tríc c¸ch m¹ng th¸ng 8/1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN TRỌNG HOÀNG t tëng quyÒn con ngêi cña phan béi ch©u, phan ch©u trinh, nguyÔn ¸i quèc - hå chÝ minh tríc c¸ch m¹ng th¸ng 8/1945 Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Trọng Hoàng
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHAN BỘI CHÂU, PHAN CHÂU TRINH 7 1.1. Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 7 1.2. Tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu 12 1.2.1. Thân thế, sự nghiệp của Phan Bội Châu 12 1.2.2. Tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu 14 1.3. Tư tưởng quyền con người của Phan Châu Trinh 20 1.3.1. Thân thế, sự nghiệp của Phan Châu Trinh 20 1.3.2. Tư tưởng quyền con người của Phan Châu Trinh 21 1.4. Giá trị tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh 31 1.4.1. Đối với giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc 31 1.4.2. Đối với giai đoạn hiện nay 33 1.5. Những hạn chế trong tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh 37 1.5.1. Những hạn chế tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu 38 1.5.2. Những hạn chế trong tư tưởng quyền con người của Phan Châu Trinh 40 Kết luận Chương 1 42
- Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945 44 2.1. Thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh 44 2.2. Tư tưởng quyền con người của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước Cách mạng Tháng 8/1945 47 2.2.1. Quyền con người là quyền tự nhiên và phải gắn với độc lập của dân tộc 47 2.2.2. Quyền con người gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp và với chủ nghĩa Mác - Lênin 50 2.2.3. Quyền con người là sự kế thừa tư tưởng quyền con người của nhân loại và tư tưởng của dân tộc Việt Nam 54 2.2.4. Quyền con người phải được Nhà nước thừa nhận và có biện pháp đảm bảo thực hiện 56 2.3. Giá trị tư tưởng quyền con người của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước cách mạng tháng 8/1945 59 2.3.1. Đối với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc 59 2.3.2. Đối với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay 61 2.4. Sự kế thừa tư tưởng quyền con người của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong các bản Hiến pháp và pháp luật 65 Kết luận Chương 2 71 KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người là một trong những vấn đề thiêng liêng, cơ bản của mỗi con người, của xã hội, Nhà nước và cũng luôn luôn là khát vọng của toàn thể nhân loại. Từ khi có con người trên trái đất đến nay, con người luôn phải đấu tranh để tồn tại, để khẳng định, để bảo vệ và phát triển quyền của mình với người khác, tổ chức, xã hội và Nhà nước. Có thể đó chỉ là đấu tranh với thiên nhiên, hay những thế lực khác ngoài thiên nhiên nhưng trong trí tưởng tượng của con người. Quyền con người có tính tự nhiên, mà mỗi con người khi sinh ra đã có quyền đó, dù nhà nước hay xã hội có thừa nhận hay không. Quyền con người không chỉ là vấn đề quan trọng của luật quốc tế, mà các quốc gia trên thế giới ngày càng chú trọng xây dựng hệ thống pháp luật hướng tới bảo vệ quyền con người. Mỗi dân tộc đều có những quan điểm, tư tưởng riêng của dân tộc mình về quyền con người. Chính điều này đã tạo ra sự đặc sắc, phong phú trong tư tưởng của thế giới về quyền con người. Khác với các dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam phải chiến đấu qua nhiều cuộc chiến tranh với phong kiến phương Bắc, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ với những cuộc chiến tranh trường kỳ, lâu dài, gian khổ, hy sinh không biết bao xương máu của nhân dân để giải phóng đất nước, giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột. Mục đích của các cuộc chiến tranh đó là nhằm dành và bảo vệ những quyền cơ bản của con người như quyền được sống, quyền không bị áp bức, bọc lột, quyền được tự do, độc lập, được bảo đảm những giá trị về nhân phẩm. Trong quá trình đấu tranh, những tư tưởng tiên tiến, ưu việt, có giá trị không chỉ đối với quá trình cách mạng, mà còn chứa đựng nhiều giá trị tư tưởng quyền con người. Đó là tư tưởng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, 1
- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, những người tiên phong đã bôn ba khắp năm châu, bốn bể tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Chính tư tưởng tiên tiến về bảo vệ, phát huy quyền con người thông qua các tác phẩm tiên tiến từ hải ngoại truyền bá vào Việt Nam đã góp phần rất lớn định hướng cách mạng, xây dựng, tập hợp lực lượng để giải phóng đất nước, giải phóng con người. Dù mỗi người chọn những con đường khác nhau như xuất dương sang Nhật Bản (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh), tìm đến với giá trị Á châu, hay đến Pháp, Anh, Mỹ, Nga (Nguyễn Ái Quốc), nhưng trong mỗi tư tưởng, suy nghĩ của mỗi người đều tìm đến được một chân lý chung là giải phóng con người, mà rộng hơn là cả dân tộc khỏi áp bức, bóc lột của thực dân Pháp. Đó là tư tưởng về quyền con người sát thực nhất để bảo vệ quyền con người, phẩm giá, giá trị của mỗi con người Việt Nam. Thông qua việc tìm hiểu sâu sắc toàn bộ lịch sử của xã hội Việt Nam những năm cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cùng với những biến động to lớn của lịch sử Thế giới, các phong trào, tư tưởng yêu nước của người dân Việt Nam để nhìn nhận sâu sắc và toàn diện hơn về tư tưởng quyền con người ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đặc biệt là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với những giá trị cốt lõi của nó đối với công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Những giá trị của cách mạng và ảnh hưởng của những tư tưởng tiến tiến về giá trị quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước cách mạng tháng 8/1945 đã có tác động to lớn, định hướng, thúc đẩy quá trình đấu tranh cách mạng trong lịch sử của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thì việc nghiên cứu tư tưởng về quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, đặc biệt là tư tưởng quyền con người của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí 2
- Minh trước cách mạng tháng 8/1945 còn cấp thiết và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Đó là tìm hiểu giá trị tư tưởng về quyền con người của các sỹ phu yêu nước, tư tưởng về xây dựng nhà nước cách mạng của dân, do dân, vì dân, bảo vệ, phát huy giá trị quyền con người, nhằm chọn lọc những tinh hoa trong tư tưởng đó, kế thừa và phát triển thành những chính sách xây dựng pháp luật bảo vệ đất nước, bảo vệ quyền con người trong thời đại hiện nay. Ở một góc độ khác, quyền con người luôn là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp và luôn có tính thời sự sâu sắc. Không chỉ hiện nay, mà cách đây gần một thế kỷ, những sỹ phu yêu nước Việt Nam đã tiên phong cùng với các lực lượng tiên tiến trên thế giới bảo vệ quyền con người. Những tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, tự do, bình đẳng, bác ái của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã được chính quyền cách mạng trước đây và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay tiếp thu, kế thừa, phát triển như thế nào để bảo vệ quyền của con người Việt Nam trong hệ thống pháp luật. Việc phân tích rõ sự kế thừa và phát triển tư tưởng quyền con người của các sỹ phu yêu nước cũng góp phần khẳng định lại với các thế lực muốn lợi dụng quyền con người để thực hiện những mưu đồ bôi xấu, thông tin sai lạc về Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, đặc biệt là của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước cách mạng tháng 8/1945 không chỉ dừng lại ở giai đoạn đấu tranh giải phóng đất nước, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng, bảo vệ, quản lý xã hội từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước ta đang nỗ lực để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân thì việc nghiên cứu, chắt lọc tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, qua đó chỉ ra những giá trị về quyền con người lại càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. 3
- 2. Tình hình nghiên cứu Tình hình nghiên cứu quyền con người nói chung: Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học về quyền con người, quyền công dân, trong đó có cả việc giới thiệu các tư tưởng quyền con người của các dân tộc khác nhau trên thế giới và Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Trong đó phải kể đến các tuyển tập “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948” do Gudmundur Alfredsson (Viện Raul Wallenberg, Lund, Thụy Điển, Asbjorn Eide (Viện nhân quyền Na Uy), do Hoàng Hồng Trang, Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Thị Xuân Sơn dịch, Lã Khánh Tùng, Vũ Công Giao hiệu đính, được NXB Lao động xã hội ấn hành năm 2011. Cuốn sách bao gồm bài viết của các tác giả, cá nhân hoặc theo nhóm phân tích đến từng điều khoản của Tuyên ngôn, là một công trình được đóng góp bởi nhiều học giả và nhiều nhà hoạt động thực tiến nổi tiếng trong lĩnh vực nhân quyên trên thế giới, có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề trong quá trình nghiên cứu quyền con người ở Việt Nam. Cuốn “Tư tưởng về quyền con người – tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam”, do Lã Khánh Tùng, Vũ Công Giao, Nguyễn Anh Tuấn tuyển chọn, sắp xếp và giới thiệu, NXB Lao động xã hội xuất bản năm 2011. Tình hình nghiên cứu tư tưởng về quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Đối với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đều đã có tuyển tập, toàn tập của các tác giả, nhóm tác giả đã nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về quá trình hoạt động cách mạng từ lúc sinh thời cho đến lúc mất đi. Các tuyển tập, toàn tập đều do các Nhà xuất bản có uy tín trong nước như NXB Thuận Hóa – Huế, NXB Đà Nẵng, NXB Văn - sử - địa (Hà Nội), NXB Chính trị Quốc gia ấn hành. Ngoài ra, các bài báo, tạp chí nghiên cứu riêng lẻ cũng thường xuyên đề cập đến quá trình hoạt động cách mạng và tư tưởng về quyền con người 4
- của các nhà hoạt động cách mạng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Tác giả Nguyễn Hiến Lê có tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về phong trào “Đông Kinh Nghĩa thục”, được NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội ấn hành năm 2002; Tác giả Trần Mai Ước, PGS.TS, Trương Văn Chung, PGS.TS, Doãn Chính có cuốn sách viết về “Những tư tưởng đổi mới về văn hóa - đạo đức của Phan Châu Trinh, trong Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội ấn hành năm 2005. Mới đây nhất, Tác giả Laura Lam có bài viết “Chủ tịch Hồ Chí Minh và hành trình đi tìm tự do” đăng ngày 1/2/2010 trên Báo Dân trí điện tử bản tiếng Anh, do Việt Hà dịch. Trên Tạp chí cộng sản số tháng 1 năm 2014, TS. Vũ Ngọc Am có bài viết “Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền con người”. Ngoài ra, còn có các bài viết trên các Tạp chí, bài báo riêng lẻ về tư tưởng lập pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Hồ Chí Minh, trong đó tập trung đề cập việc xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ quyền con người. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu Mục đích của luận văn: Làm nổi bật những giá trị của tư tưởng về quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước cách mạng tháng 8/1945. Các giá trị tư tưởng đó thể hiện như thế nào trong các tác phẩm do các sỹ phu Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết. Và những giá trị quyền con người đó đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, đặc biệt là với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu, đánh giá, phân tích và nhìn nhận khách quan, toàn diện tư tưởng về quyền con người của các nhà hoạt động cách 5
- mạng, sỹ phu yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước cách mạng tháng 8/1945. Đây là thời gian đặc biệt, thời kỳ vận động cách mạng sôi nổi của những nhà hoạt động cách mạng tiêu biểu, điển hình và có nhiều đóng góp về tư tưởng tự do, dân chủ, giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp trong quá trình vận động, phát triển cách mạng ở giải phóng dân tộc, giải phóng con người ở Việt Nam. Quá trình nghiên cứu cũng nhằm tìm được chân lý, triết lý của quyền con người nói chung và tư tưởng về quyền con người của Việt Nam nói riêng. Luận văn đi sâu tìm hiểu, phân tích những giá trị cốt lõi trong tư tưởng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước cách mạng tháng 8/1945 và sự kế thừa, tiếp thu các tư tưởng đó thể hiện như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam về pháp luật và xây dựng pháp luật, tư tưởng quyền con người của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước Việt Nam hiện nay. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn này bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. 5. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn như sau: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn có 2 chương: - Chương 1: Nội dung cơ bản và giá trị tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. - Chương 2: Nội dung cơ bản và giá trị tư tưởng quyền con người của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước Cách mạng Tháng 8/1945. 6
- Chương 1 NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHAN BỘI CHÂU, PHAN CHÂU TRINH 1.1. Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam bắt đầu phân hóa rất mạnh mẽ. Đặc biệt là khi khi thực dân Pháp đang tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, bóc lột nặng nề người dân An Nam bằng sưu cao thuế nặng và phu dịch. Như một lẽ tất yếu, các phong trào đấu tranh cách mạng phát triển mạnh mẽ hơn lúc nào hết. Cũng trong giai đoạn này, các trào lưu, tư tưởng bắt đầu xâm nhập và ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Việt Nam. Trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, đó là đấu tranh vì quyền tự quyết của con người, của dân tộc, vì tự do, độc lập bắt đầu truyền bá vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau và có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội Việt Nam. Các học thuyết về nhân quyền và dân quyền của Rousseau, Montesquieu, Voltaire thông qua các nhà cách mạng, sỹ phu yêu nước, các nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền trong và ngoài nước với những tác phẩm của mình đã được những nhà hoạt động cách mạng Việt Nam tiếp thu. Bên cạnh đó đất nước Trung Quốc cũng trải qua biến cố lịch sử quan trọng với cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, lãnh tụ Tôn Trung Sơn (Tôn Văn, Tôn Giật Tiên), lãnh đạo giai cấp tư sản lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh, xây dựng đất nước Trung Hoa theo đường lối dân chủ tư sản, như một cơn địa chấn lớn trong cả khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Thông qua các tân thư, tân văn Trung Quốc, các học thuyết về nhân quyền và dân quyền từng bước được các sỹ phu đến với các sĩ phu yêu nước Việt 7
- Nam. Tân thư, tân văn cùng với ảnh hưởng của cuộc Duy tân ở Nhật Bản và chiến thắng của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (từ năm 1901 đến năm 1905) đã tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, cách mạng của Việt Nam. Những sự kiện này như sự động viên, cổ vũ và hơn hết là như một hồi chuông thức tỉnh những con người tâm huyết vì sự nghiệp cách mạng giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc, giải phóng con người của nhân dân Việt Nam. Những chuyển biến chính trong lòng xã hội Việt Nam, cùng sự ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ từ các sỹ phu yêu nước tiếp thu từ bên ngoài thể hiện qua các ấn phẩm từng bước truyền bá vào Việt Nam đã từng bước hình thành nếp nghĩ dân chủ tư sản, trong đó đặt vai trò con người là trung tâm trong xã hội có nhà nước. Như một thành quả tất yếu, các phong trào đấu tranh đòi dân chủ, đòi đảm bảo thực hiện quyền con người đã nhen nhóm như phong trào chống sưu thuế ở Trung Kỳ (năm 1908), Việt Nam Quang phục Hội (từ năm 1912 đến năm 1917). Cùng với đó là các phong trào Đông du (từ năm 1904 đến năm 1908), phong trào Duy tân (từ năm 1905 đến năm 1908), Đông Kinh nghĩa thục (năm 1907), và các phong trào yêu nước khác phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Khác với các sỹ phu nho học, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc lại lên tàu buôn sang tìm đến các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ, các nước Châu Phi, Đông Âu để mong chọn cho dân tộc mình một con đường sáng giá nhất để giải phóng đất nước. Dù cách tiếp cận khác nhau, với những con đường đi khác nhau, nhưng cả Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cùng chung một chí hướng: Canh tân, giải phóng đất nước dưới sự áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, xây dựng xã hội ngày càng cường thịnh, dân chủ, vì con người, giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến. 8
- Ngay sau khi xâm lược Việt Nam, Pháp đã triển khai ký kết các Hiệp ước nhằm hợp pháp hóa sự xâm lược này. Năm 1883, triều đình nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp hiệp ước Harmand và một năm sau đó, năm 1884, nhà Nguyễn tiếp tục ký Hiệp ước Patenôtre. Nói là ký Hiệp ước, nhưng thực chất, nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp. Khi áp đặt sự đô hộ của mình lên Việt Nam và sau đó là cả Đông Dương, Pháp thực thi chính sách quản lý nghiêm ngặt và hà khắc với mục đích bót nghẹt tất cả mọi phong trào dân chủ, nhân quyền, đấu tranh giải phóng dân tộc từ trong trứng nước. Mặt khác thực dân Pháp lập ra ngân sách chung cho 5 xứ. Nguồn thu của ngân sách này do nguồn lợi của các loại thuế. Mọi thứ thuế tồn tại từ thời phong kiến đều tăng vọt, nhiều thứ thuế mới được đặt ra. Trên chiếc lưng cao su của người An Nam, nhà nước tha hồ kéo dài mức thuế co dãn [6, tr.129]. Nhưng, đối với người Việt Nam, càng áp bức thì dường như những phong trào đấu tranh lại phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Phản kháng đầu tiên dưới sự áp bức, bóc lột, sự hà khắc của thực dân Pháp phải kể đến phong trào Cần Vương giai đoạn 1885 - 1896. Đây là một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động. Ban đầu chỉ là các cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885), sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh, thành và với các hoạt động phản kháng khác nhau trở thành cao trào tiêu biểu đầu tiên trong hoạt động của người Việt chống lại việc áp đặt ách thống trị của thực dân Pháp. Việc tấn công bị bại lộ, thực dân Pháp truy tìm ráo riết buộc Tôn Thất Thuyết phải đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở - Quảng Trị, hạ chiếu Cần Vương kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại thực dân Pháp. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi 9
- nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881 - 1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883 - 1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885 - 1895) [32, tr.222 - 225]. Cùng thời gian này còn nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài đến năm 1913. Nhưng tất cả đều chưa chiến thắng, chưa đủ mạnh để giải phóng hoàn toàn đất nước. Trước những thất bại của các cuộc khởi nghĩa ở trong nước đã đặt ra nhiều vấn đề cho các chí sỹ cách mạng, đặc biệt là những sỹ phu yêu nước. Tại sao thất bại luôn là câu hỏi thường trực với những nhà yêu nước chân chính mong muốn có những con đường để cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước khỏi sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mặc dù còn nhiều hạn chế về số lượng, về thế lực kinh tế và chính trị, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, nhân dân Việt Nam, đặc biệt là giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức nho học đã bắt đầu vươn lên vũ đài đấu tranh với thực dân Pháp bằng một số cuộc đấu tranh cụ thể với những hình thức khác nhau. Năm 1919 - 1923, phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp trên đã diễn ra bằng việc vận động chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá, chống độc quyền thương cảng Sài Gòn, chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam Kỳ, đòi thực dân Pháp phải mở rộng các viện dân biểu cho tư sản Việt Nam tham gia. Năm 1925 - 1926 đã diễn ra phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới, với nhiều tổ chức chính trị được tập hợp và thành lập như Việt Nam Nghĩa đoàn, Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926); thành lập nhiều nhà xuất bản như Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế). Trong phong trào này đã tổ chức xuất bản các ấn phẩm báo chí nhằm tuyên 10
- truyền và đưa tiếng nói của mình đến với quần chúng nhân dân như Chuông rạn (La Cloche fêlée), Người nhà quê (Le Nhaque), An Nam trẻ (La jeune Annam). Hoạt động này vừa đòi quyền tự do dân chủ cho con người, vừa đòi các quyền tự do khác như quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp, biểu tình, quyền được bình đẳng và thật sự tạo nên phong trào dân chủ công khai, rộng lớn nhất tại Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX. Bước sang năm 1925, 1926 có hai phong trào quy tụ được sự tham gia của mọi tầng lớp trong khắp cả nước đó là phong trào đòi thả Phan Bội Châu và phong trào đổi để tang cụ Phan Châu Trinh. Ban đầu là các tầng lớp tri thức tiểu tư sản bức xúc trước những hành xử vô nhân đạo của thực dân Pháp. Sau đó đã đã lan rộng ra khắp cả nước và quy tụ được dân chúng ở các giai tầng khác nhau trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Cùng với phong trào đấu tranh chính trị, nhân dân ta còn tiến hành cuộc vận động vì văn hóa tiến bộ, đặc biệt là tuyên truyền rộng rãi quyền tự do dân chủ của con người theo hướng dân chủ của các quốc gia tiến tiến trên thế giới. Tuy nhiên, càng về sau, cùng sự thay đổi của điều kiện lịch sử, phong trào trên đây ngày càng bị phân hoá mạnh. Có bộ phận đi sâu hơn nữa vào khuynh hướng chính trị tư sản như Nam Đồng thư xã, có bộ phận chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản, tiêu biểu là Phục Việt, Hưng Nam. Những năm 1927 - 1930, phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng, mà lãnh tụ là Nguyễn Thái Học sáng lập và lãnh đạo cùng Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính tổ chức những sự kiện nhằm gây tiếng vang như ngày 9/2/1929, Đảng viên Quốc dân Đảng ám sát tên trùm mộ phu Bazin tại Hà Nội. Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố phong trào yêu nước. Việt Nam Quốc dân Đảng bị tổn thất nặng nề nhất. Trong tình thế hết sức bị động, các lãnh tụ của Đảng quyết định dốc toàn bộ lực lượng vào một trận chiến đấu 11
- cuối cùng với tư tưởng “không thành công cũng thành nhân”. Ngày 9/2/1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ, trung tâm là thị xã Yên Bái với cuộc tiến công trại lính Pháp của quân khởi nghĩa. Ở một số địa phương như Thái Bình, Hải Dương cũng có những hoạt động phối hợp. Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra khi chưa có thời cơ, vì thế nó nhanh chóng bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Các lãnh tụ của Việt Nam quốc dân Đảng cùng hàng ngàn chiến sĩ yêu nước bị bắt và bị kết án tử hình. Trước khi bước lên đoạn đầu đài họ hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vạn tuế". Vai trò của Việt Nam Quốc dân Đảng trong phong trào dân tộc ở Việt Nam chấm dứt cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái. Nhìn chung, các phong trào đấu tranh vì dân chủ, quyền con người, quyền tự quyết của dân tộc những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đặc biệt là các phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp tư sản Việt Nam. Nhưng cuối cùng đều thất bại vì còn thiếu một con đường đúng đắn hơn, quy tụ đông đảo hơn quần chúng nhân dân lao động của cả dân tộc. Vì vậy, những phong trào này dù mạnh mẽ đến đâu cũng chỉ dừng lại ở mức độ phong trào, chưa thật sự là phong trào cách mạng của toàn dân. 1.2. Tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu 1.2.1. Thân thế, sự nghiệp của Phan Bội Châu Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Phan Bội Châu nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. "Bé San là một cậu bé thông mình đến mức kỳ lạ. Vào khoảng năm 6 tuổi, cậu 12
- được cha cho dạy học. Mới 3 ngày đã thuộc hết quyển "Tam tự kinh”, gấp sách lại, đọc không quên, không sai sót một chữ nào” [18, tr. 88]. Năm 17 tuổi, ông viết bài "Hịch Bình Tây thu bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi, ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” quy tụ được hơn 60 người hoạt động chống thực dân Pháp cai trị, nhưng bị thực dân Pháp kéo tới khủng bố nên phải giải tán. Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi). Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (giải nguyên) ở trường thi Nghệ An [31]. Từ năm 1905, ông phát động phong trào Đông Du và đã đưa được hàng trăm thanh niên đi học ở Nhật Bản. Tuy nhiên, Pháp và Nhật ký với nhau hiệp ước năm 1908, theo đó Chính phủ Nhật trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật, vì vậy mà phong trào Đông Du tan rã. Năm 1912, Duy tân hội giải tán và Việt Nam Quang phục Hội được thành lập, tôn chỉ hoạt động được thay đổi từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam. Năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải, giải về nước sử án tù chung thân. Trước phong trào đấu tránh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Verenne, ông được về an trí tại Bến Ngự (Huế). Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị cao về nhiều mặt như “Việt Nam quốc sử khảo”, “Việt Nam vong 13
- quốc sử”, “Chủng diệt dự ngôn”, “Hải ngoại huyết thư”, “Nam quốc dân tu tri”, “Phan Bội Châu niên biểu” [38, tr.602]. 1.2.2. Tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu Thứ nhất: Quyền con người trước hết là quyền được giải phóng khỏi sự, bóc lột, đè nén, xây dựng nhà nước thực sự của nhân dân. Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam nóng hơn bao giờ hết về vấn đề giải phóng con người, giải phóng sự áp bức người bóc lột người. Chưa bao giờ những thuật ngữ như "dân khí”, "dân sinh”, "dân quyền”, "dân chủ”, những vấn đề liên quan đến người dân được nhắc đi nhắc lại nhiều như vậy, đặc biệt là trong tầng lớp tri thức nho học. Phan Bội Châu cũng như các tri thức yêu nước khác, nhận thức được rất rõ ràng mọi khổ đau của con người đó là xã hội bị nô lệ, và giải thoát khỏi nô lệ chính là giải thoát cho quyền con người, giải phóng cho dân tộc, nhân dân, đất nước. Trong tác phẩm "Hải ngoại huyết thư” của Phan Bội Châu đã đi sâu phân tích những khó khăn, khổ ai, đàn áp tự do, quyền con người của thực dân Pháp. Tội nợ là do vua quan, do chế độ chuyên chế, nhưng trách cứ thì phải trách cứ ở dân. Trách nhiệm cứu nguy phải đặt lên vai dân. Vì dân mới là chủ. Phan Bội Châu viết: Người dân ta, của dân ta/ Dân là dân nước, nước là nước dân/ Sông phía Bắc, bể phương Đông/ Nếu không dân cũng là không có gì. Dân quyền mà được đề cao thì nhân dân được tôn trọng mà nước cũng mạnh. Dân quyền bị xem nhẹ thì dân bị coi khinh mà nước yếu. Dân quyền hoàn toàn mất thì dân mất, mà nước cũng mất [4, tr.386]. Phan Bội Châu cho rằng, hạnh phúc của bản thân ta, chỉ khi nào tất cả đồng bào đều sung sướng, khi đó mới có thể nói hạnh phúc chân chính của ta được. Vì cả đồng bào mà mưu hạnh phúc thì dù có hy sinh bản thân cũng 14
- không nên tiếc. Không phải như thế lả không thương tiếc thân ta, mà chính ra rất thương tiếc thân ta đấy. Vì hạnh phúc đã khắp đồng bào thì bản thân ta khoái lạc và vinh quang mới rất mực vậy. Những người đã rất yêu bản thân thì rất yêu đồng bào, mà đã rất yêu đồng bào tất yêu quốc gia, mà đã thật yêu quốc gia tất hy sinh vì quốc gia mà bỏ hết sự tư lợi của mình, đem hết sức mình ra bảo vệ tổ quốc. Nghĩa đồng bào thực là nguyên khi của quốc gia vậy. Ở đây, yêu nước là yêu đồng bào, yêu mình, lợi ích của quốc gia phải gắn liền với lợi ích của đồng bào và của bản thân [4, tr.55]. Trong chiều ngược lại, quyền con người được nhà cầm quyền tôn trọng, nhưng chính mỗi con người cũng phải có nghĩa vụ với nhà nước, với quốc gia. Tức là quyền và nghĩa vụ không tách rời nhau. Quyền của mình phải gắn với quyền của tập thể. Bên cạnh con người cộng đồng, còn có con người cá nhân. Giữa con người cộng đồng và con người cá nhân có quan hệ mật thiết với nhau. Phan Bội Châu cho rằng, dân quyền không thể tồn tại biệt lập với quốc quyền mà trái lại, giữa chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, trong đó dân quyền luôn được ông đề cao. Cũng theo ông, quyền của quốc gia cuối cùng và thực chất cũng là quyền lực của người dân. Người dân đã tạo nên quyền của mình và quyền của quốc gia mình. Quyền của người dân phải được coi là giá trị cốt lõi, là then chốt của quyền lực Nhà nước. Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước, trong quá trình thực hiện phải chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ của nhân dân và Chính phủ không được lạm quyền, lộng quyền, mà phải sử dụng đúng quyền, không được biến chất để trở thành quyền lực độc đoán của bất kỳ một cá nhân nào khác. Quyền lực nhà nước phải tập trung thì nhà nước và chính phủ, tức là cả cơ quan lập pháp và hành pháp mới thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với dân. Nhân dân phải có nghĩa vụ kiểm tra Nhà nước, giám đốc sự chấp hành quyền lực 15