Luận văn Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_tu_lay_trong_tho_van_nguyen_dinh_chieu.pdf
Nội dung text: Luận văn Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ LAN TỪ LÁY TRONG THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Chuyên ngành: NGÔN NGỮ Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM VĂN HẢO THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành tác giả xin trân trọng cảm ơn: Khoa Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và góp ý cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, Ban Giám hiệu trường THPT Mông Dương - Quảng Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS Phạm Văn Hảo, PGS Hà Quang Năng, TS Hoàng Cao Cương đã nhiệt tình, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả nghiên cứu hoàn thành luận văn. Những người thân trong gia đình và bạn bè thường xuyên động viên, khích lệ tác giả yên tâm học tập, nghiên cứu. Mặc dù tác giả có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô và bạn bè đồng nghiệp quan tâm đến đề tài này. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2009 Tác giả Hoàng Thị Lan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU DIỄN GIẢI 1 PNNB Phương ngữ Nam Bộ 2 LVT Lục Vân Tiên 3 NTYTVĐ Ngư tiều y thuật vấn đáp 4 DTHM Dương Từ Hà Mậu 5 VTNSCG Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc 6 VTNSTVLT Văn tế nghĩa sỹ trận vong lục tỉnh 7 VTTCĐ Văn tế Trương Công Định 8 TĐTCĐ Thơ điếu Trương Công Định 9 TĐPTG Thơ điếu Phan Thanh Giản 10 TĐPCT Thơ điếu Phan Công Tòng 11 C Câu (thứ) 12 Đ Đoạn 13 P Phần 14 Tr Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 0 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu 5 4. Mục đích nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 6 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại 6 5.2. Phương pháp phân tích ngôn từ nghệ thuật 6 5.3. Phương pháp đối chiếu, so sánh 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6 6.1. Ý nghĩa lý luận 6 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn 7 7. Cấu trúc của luận văn 7 NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN 8 1.1. Vấn đề từ láy trong tiếng Việt 8 1.1.1. Các khái niệm và các quan niệm xung quanh vấn đề về từ láy 8 1.1.2. Sự phân loại từ láy trong tiếng Việt 12 1.1.2.1. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố trong từ láy 12 1.1.2.2. Phân loại từ láy về mặt cấu tạo 15 1.1.2.3. Phân loại từ láy về mặt ngữ nghĩa 18 1.2. Vài nét về PNNB và từ láy trong PNNB 20 1.2.1. Đặc điểm của PNNB 20 1.2.1.1. Đặc điểm ngữ âm 20 1.2.1.2. Đặc điểm từ vựng 21 1.2.2. Từ láy trong PNNB 23 1.2.2.1. Từ láy đôi 23 1.2.2.2. Từ láy ba, tư 25 1.3. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu 26 1.3.1. Con người và cuộc đời 26 1.3.2. Sự nghiệp văn chương 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 1.3.2.1. Quan điểm sáng tác 28 1.3.2.2. Nội dung sáng tác 28 1.3.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ văn chương 32 1.4. Tiểu kết chương 1 35 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TỪ LÁY TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 37 2.1. Kết quả khảo sát thống kê chung 37 2.2. Đặc điểm cấu tạo 37 2.2.1. Phân loại từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 37 2.2.1.1. Phân loại từ láy theo số lượng âm tiết 37 2.2.1.2. Phân loại từ láy theo quy tắc điệp và đối 37 2.2.2. Thanh điệu trong từ láy 44 2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa 45 2.3.1. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố trong từ láy 45 2.3.1.1. Từ láy xác định được thành tố gốc 45 2.3.1.2. Từ láy không xác định được thành tố gốc 48 2.3.1.3. Những từ láy mà cả hai thành tố đều có nghĩa 49 2.3.2. Sự biến đổi nghĩa của từ láy theo tiến trình lịch sử 51 2.3.2.1. Những từ láy hiện nay không còn được sử dụng 51 2.3.2.2. Những từ láy có sự biến đổi về ý nghĩa 55 2.3.2.3. Những từ láy có sự khác biệt về khả năng kết hợp 59 2.4. Đặc điểm ngữ pháp 63 2.4.1. Đặc điểm về từ loại 63 2.4.1.1. Danh từ 63 2.4.1.2. Tính từ 66 2.4.1.3. Động từ 67 2.4.2. Sự kết hợp và chức năng cú pháp của từ láy 68 2.4.2.1. Từ láy với chức năng là chủ ngữ và trạng ngữ 69 2.4.2.2. Từ láy với chức năng cú pháp là vị ngữ 69 2.4.2.3. Từ láy với chức năng cú pháp là bổ ngữ 70 2.4.2.4. Từ láy với chức năng cú pháp là định ngữ 71 2.4.2.5. Từ láy với các chức năng khác 72 2.5. Phạm vi sử dụng 73 2.5.1. Những từ láy là PNNB trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 2.5.2. Từ láy giả thuyết được tác giả sáng tạo trong quá trình sáng tác 77 2.5.2.1. Nhóm từ do tác giả tạo ra trong việc vận dụng từ với dụng ý nghệ thuật 77 2.5.2.2. Nhóm do tác giả sáng tạo dựa trên sự gần gũi với từ địa phương 79 2.6. Tiểu kết chương 2 81 Chƣơng 3. ĐÓNG GÓP VỀ MẶT NGÔN NGỮ VĂN CHƢƠNG CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU QUA VIỆC SỬ DỤNG TỪ LÁY 84 3.1. Nguyễn Đình Chiểu đối với việc phát triển ngôn ngữ văn chương của dân tộc 84 3.2. Hiệu quả đặc biệt của từ láy trong tư duy hình tượng 86 3.3. Vai trò của từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 89 3.3.1. Từ láy với nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm 89 3.3.1.1. Hình tượng con người nghĩa khí, tiết hạnh 90 3.3.1.2. Hình tượng người nghĩa binh 100 3.3.2. Từ láy trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên 103 3.3.3. Từ láy trong việc thể hiện tâm trạng, thái độ nhà thơ trước thời cuộc 106 3.3.3.1. Từ láy với giá trị gợi tả, biểu cảm trong các bài văn tế 107 3.3.3.2. Từ láy với giá trị gợi tả, biểu cảm trong thơ luật Đường 110 3.3.3.3. Từ láy với giá trị gợi tả, biểu cảm trong Hịch 113 3.3.4. Từ láy với các biện pháp tu từ 115 3.3.4.1. Biện pháp so sánh 115 3.3.4.2. Biện pháp đảo ngữ 117 3.3.4.3. Biện pháp đối 118 3.4. Vấn đề giảng dạy thơ văn và ngôn ngữ văn chương Nguyễn Đình Chiểu trong nhà trường 122 3.5. Tiểu kết chương 3 124 KẾT LUẬN 127 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO 132 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên các tác phẩm văn học nghệ thuật, bởi nó là đơn vị chất liệu cơ bản của ngôn ngữ dùng để tạo ra các thông điệp. Khi sáng tác, các nhà văn, nhà thơ đều hết sức chú trọng đến việc lựa chọn, thậm chí đắn đo cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định dùng một từ nào đó. Lịch sử văn học đã chứng minh một tác phẩm văn học có tồn tại với thời gian hay không là tuỳ thuộc vào những giá trị mà tác phẩm đó mang lại, trong đó có khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả. Láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng của tiếng Việt. Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt từ láy chiếm một số lượng phong phú. Mấy thập kỷ qua, từ láy tiếng Việt luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bởi tính đa diện, phức tạp nhưng cũng đầy lý thú của nó. Đối với các sáng tác văn chương thì sự tồn tại của từ láy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi giá trị tượng thanh, tượng hình, cũng như giá trị biểu cảm rõ rệt mà nó tạo ra. Vì vậy khi nói về tác dụng của từ láy Đỗ Hữu Châu có nhận định “Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh chứa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác làm theo những ấn tượng chủ quan, những cách đánh giá, những thái độ của người nói trước sự vật, hiện tượng đủ sức thông qua các giác quan hướng nội và hướng ngoại của người nghe mà tác động mạnh mẽ đến họ ” [7, tr.54]. Có thể nói từ láy là một công cụ đặc biệt của các nhà văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác. Trong nền văn học viết Việt Nam đã có nhiều tác phẩm lớn được tìm hiểu về giá trị của lớp từ láy như: “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi; “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; một số khúc ngâm thế kỷ XIX; các tác phẩm thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương, thơ Xuân Diệu, Thơ Tố Hữu và không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi chọn tác gia Nguyễn Đình Chiểu làm đối tượng nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
- Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác giả lớn của nền văn học Việt Nam cận đại, một tấm gương đạo đức cao cả trong quan hệ đời sống hằng ngày cũng như trong quan hệ với dân với nước. Nói đến Nguyễn Đình Chiểu là nói đến một cây bút có sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa văn và người, giữa sống và viết. Tiếp cận với Nguyễn Đình Chiểu là tiếp cận với lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX, một cây bút Nam Bộ tiêu biểu và một sự nghiệp văn thơ chở đạo cứu đời, một thứ văn trữ tình đạo đức có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống tinh thần dân tộc, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ. Đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói “Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng văn học, nghệ thuật, nêu cao sức mạnh của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng” [58, tr.74]. Vì vậy nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ văn chương của ông là một việc làm có ý nghĩa. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nói chung và về ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương của ông nói riêng. Tuy nhiên về ngôn ngữ trong các tác phẩm văn chương các tác giả nghiên cứu mới dừng lại ở một vài khía cạnh của việc sử dụng từ ngữ ở tác phẩm cụ thể chứ chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống từ vựng tiếng Việt xuyên suốt toàn bộ sáng tác văn chương của Nguyễn Đình Chiểu. Đặc biệt việc sử dụng từ láy trong tác phẩm văn chương của ông thì còn ít được đề cập tới. Đối với chương trình Văn học thuộc phạm vi nhà trường ở mọi cấp học thì thơ văn Nguyễn Đình Chiểu được đưa vào giảng dạy với số lượng kiến thức tương đối lớn. Tuy nhiên từ trước tới nay việc giảng dạy tác phẩm trong nhà trường cũng như các sách dành cho nghiên cứu giảng dạy đặc điểm ngôn ngữ văn chương của Nguyễn Đình Chiểu cũng chưa thực sự quan tâm, chưa khai thác và thấy hết được giá trị nghệ thuật, nét riêng của từ láy cũng như sự đắc dụng của nó để tạo nên phong cách văn chương Nguyễn Đình Chiểu. Vì những lẽ đó chúng tôi chọn đề tài “Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” để tìm hiểu với hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng ta nhìn nhận một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn về sự phát triển của ngôn ngữ văn học, về sự phong phú Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
- đa dạng và khả năng biểu đạt tinh tế, chính xác, linh hoạt của lớp từ láy tiếng Việt, đồng thời góp phần hỗ trợ việc giảng dạy ngôn ngữ văn thơ Nguyễn Đình Chiểu trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề Trong cuốn “Hoạt động của từ tiếng Việt” tác giả Đái Xuân Ninh cho biết về lịch sử phát triển của từ láy tiếng Việt qua kết quả nghiên cứu của mình như sau: Từ láy xuất hiện từ thế kỷ thứ XII sau khi hệ thống thanh điệu được hình thành. Nhờ có hệ thống thanh điệu phong phú nên phép láy từ dễ dàng phát triển. Nó phát triển đỉnh cao ở thế kỷ XVII-XVIII trong nhiều tác phẩm tiêu biểu viết bằng chữ Nôm của nền văn học cổ điển Việt Nam như: “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), “Chinh phụ ngâm” (Đoàn Thị Điểm), “Cung oán ngâm khúc” (Nguyễn Gia Thiều), “Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương” Đến giai đoạn sau từ láy phát triển với nhịp độ chậm hơn, nó nhường bước cho các phương pháp tạo từ mới đáp ứng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phù hợp với cách biểu đạt những khái niệm chính xác. Tuy nhiên đến nay láy vẫn là một phương pháp cấu tạo từ cơ bản và có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các giá trị về nghĩa. Trong lĩnh vực ngôn ngữ học việc nghiên cứu về từ láy tiếng Việt đã được các tác giả như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Tuệ, Hoàng Văn Hành, Đái Xuân Ninh, Hà Quang Năng, Hoàng Cao Cương, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Phi Tuyết Hinh, Đào Thản, Nguyễn Thị Hai, Hữu Đạt, Nguyễn Đức Tồn chú ý nghiên cứu về các đặc điểm như: đặc điểm cấu tạo, đặc trưng ngữ nghĩa, giá trị biểu trưng, giá trị gợi tả âm thanh, hình ảnh, giá trị biểu cảm của từ láy. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: các sách nghiên cứu về tiếng Việt trong đó có từ láy, những chuyên luận về từ láy các tác phẩm là các bài nghiên cứu trên các tạp chí. Có thể kể đến như: Cách sử lí những hiện tượng trung gian trong ngôn ngữ của Đỗ Hữu Châu in trong tạp chí ngôn ngữ số 1, 1971. Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật của Đỗ Hữu Châu đăng trong tạp chí ngôn ngữ số 3, 1974. Từ láy trong phương ngữ Nam Bộ của Trần Thị Ngọc Lang in trong tạp chí ngôn ngữ số 3, 1992. Từ láy trong tiếng việt và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
- sự cần thiết phải nhận diện nó của Phan Văn Hoàng đăng trong tạp chí ngôn ngữ số 4, 1985. Về một hiện tượng láy trong phương ngữ miền Nam của Trịnh Sâm in trong tập những vấn đề về ngôn ngữ học và các ngôn ngữ phương Đông, Viện ngôn ngữ học xb 1986. Từ láy trong tiếng Việt của Hoàng Văn Hành Nxb Khoa học Xã hội, 1985. Về một hiện tượng láy trong tiếng Việt của Hoàng Văn Hành, đăng trong tạp chí ngôn ngữ số 2, 1979. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại của Hồ Lê, Nxb Khoa học Xã hội, 1976. Về từ lấp láy của văn học thế kỷ XVII đăng trong cuốn “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ”, tập 2 Nxb Khoa học Xã hội 1981, Vấn đề từ láy trong tiếng Việt của Hà Quang Năng in trong Từ láy những vấn đề còn bỏ ngỏ, Nxb Khoa học Xã hội, 1998 Cũng có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề từ láy trong các tác phẩm văn học Việt Nam như: “Hệ thống từ láy tiếng Việt trong một số khúc ngâm thế kỷ XIX” luận văn thạc sĩ ngữ văn của Nguyễn Thị Hường Đại học Sư phạm Hà Nội (2004), “Tìm hiểu giá trị từ láy trong sử dụng (Khảo sát qua thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương)” luận văn thạc sĩ ngữ văn của Nguyễn Thị Thu Hương Đại học Sư phạm Hà Nội Nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu ngoài học giả Pháp thì 50 năm sau ngày mất của ông, năm 1938, Phan Văn Hùm là người Việt Nam đầu tiên đứng ở góc độ khoa học đã lý giải mối quan hệ giữa sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với cuộc đời ông. Trong những dịp kỷ niệm ngày mất của nhà thơ, 75 năm, 150 năm đã có nhiều bài nghiên cứu trong đó có các vấn đề ngôn ngữ văn chương có thể kể đến: Để có một văn bản “Lục Văn Tiên” gần với nguyên tác hơn của Lê Hữu in trong Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh số 22, ngày 2 -7-1998. Góp phần tìm hiểu ngôn ngữ truyện (Lục Vân Tiên) của Trịnh Sâm in trong Nguyễn Đình Chiểu, kỷ yếu hội nghị khoa học về Nguyễn Đình Chiểu do viện khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh bến tre phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm lần thứ 160 ngày mất của nhà thơ (sđd). Nguyễn Đình Chiểu, cái mốc lớn trên tiến trình của tiếng Việt văn học của Hồng Dân, (sđd). Mấy nhận xét tổng quát về ngôn ngữ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu của Nguyễn Thạch Giang, (sđd). Mấy ý kiến về công tác văn bản nhân đọc cuốn “Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” của Trần Nghĩa in trong tạp chí Văn học, H, số 4 (7, 8/1972). Một số vấn đề cần quan tâm trong công tác văn bản của Nguyễn Đình Chiểu, bài viết của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
- Bùi Đức Tịnh in trong cuốn: Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản giáo dục, 1998. Lời nói đầu bản dịch Lục Vân Tiên của Ô Bare (Gabriel Auba ret) in trong: Kỷ yếu Châu á, loại thứ 6, tập III, 1864. Vài nét về từ phương ngôn trong ngôn ngữ Nguyễn Đình Chiểu của Nguyễn Công Đức, (sđd). Vài nhận xét về tiếng địa phương Nam Bộ trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Công Lư, (sđd). Văn bản Nôm với vấn đề phương ngữ trong “Lục Vân Tiên” của Trần Kim Anh và Hoàng Thị Ngọ, (sđd). Tiếng địa phương miền Nam trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu của Hoàng Tuệ viết cùng Phạm Văn Hảo và Lê Văn Trường in trong Tạp chí ngôn ngữ 1984 Trước đó ít lâu, tập thư mục về Nguyễn Đình Chiểu đã được ấn hành, tóm lược nội dung của 551 đơn vị tài liệu giúp vào việc nghiên cứu về nhà thơ từ nhiều phương diện. Qua các công trình tiêu biểu nói trên cũng như một số chuyên luận khảo cứu sau đó cho chúng ta thấy việc nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu đã ngày càng được mở rộng và đào sâu trên cơ sở tư liệu về nhiều mặt. Chúng tôi thiết nghĩ công việc nghiên cứu về ngôn ngữ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu vẫn cần được tiếp tục đề tài này của chúng tôi là một cố gắng theo hướng đó. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là toàn bộ các từ láy và việc sử dụng chúng trong tất cả các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm từ láy ở các mặt cấu trúc, ngữ nghĩa và giá trị sử dụng của chúng trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. 4. Mục đích nghiên cứu - Điều tra khảo sát để thống kê phân loại từ láy Nguyễn Đình Chiểu sử dụng trong thơ văn. - Khảo sát nghiên cứu đặc điểm của từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu về các phương diện cấu tạo, đặc điểm ngữ pháp và đặc trưng ngữ nghĩa, phạm vi sử dụng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
- - Bước đầu phân tích làm sáng tỏ vai trò, giá trị của từ láy được sử dụng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong việc xây dựng, khắc họa các hình tượng văn học, gợi tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước thời cuộc, từ láy với các biện pháp tu từ. Trên cơ sở đó rút ra một số nhận xét về nét đặc sắc của từ láy trong thơ văn ông. - Đóng góp bước đầu cho việc tìm hiểu những tác giả, tác phẩm văn chương ở địa phương gắn với việc dạy học về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong trường phổ thông. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau đây: 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để cung cấp những số liệu chính xác về từ láytạo cơ sở thực tế đáng tin cậy để từ đó đưa ra những nghiên cứu tiếp theo. Sử dụng phương pháp này chúng tôi đưa ra những con số thống kê về từ láy trong toàn bộ sáng tác của nguyễn Đình Chiểu, phân loại chúng về kiểu láy, tần số xuất hiện, khả năng biểu đạt giá trị nội dung của chúng. 5.2. Phương pháp phân tích ngôn từ nghệ thuật Đây là phương pháp xuyên suốt luận văn. Chúng tôi sẽ trực tiếp phân tích các từ láy thể hiện trong các câu, trong đoạn văn, đoạn thơ. Khi nhận xét, đánh giá về từ láy chúng tôi đồng thời đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh về những đặc điểm và giá trị của từ láy trong các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. 5.3. Phương pháp đối chiếu, so sánh Vận dụng phương pháp này chúng tôi đối chiếu, so sánh các từ láy đang xem xét với các từ láy có trong một số cuốn từ điển mà chúng tôi sử dụng nghiên cứu và làm một số thống kê cần thiết. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần tìm hiểu thêm về từ láy tiếng Việt và từ láy phương ngữ. Đây cũng là lớp từ đặc biệt quan trọng được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nghệ thuật, tạo nên những giá trị đặc sắc cho những tác phẩm văn chương, ngôn ngữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
- văn chương nói chung và ngôn ngữ của tác giả, trong đó có Nguyễn Đình Chiểu nói riêng. Luận văn góp phần nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa, giá trị sử dụng của một lớp từ khi tham gia vào các văn bản cụ thể, để thấy rõ tài năng, nét riêng của tác giả văn học nói chung và nguyễn Đình Chiểu nói riêng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Việc tìm ra những đặc điểm của từ láy trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu giúp cho việc nghiên cứu và phân tích ngôn ngữ các tác phẩm văn chương của ông được đầy đủ, chính xác và toàn diện hơn. Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về ngôn ngữ Nguyễn Đình Chiểu và có đóng góp nhất định trong việc giảng dạy tác phẩm văn thơ của các tác giả trong nhà trường ở các cấp học. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm ba chương với những nội dung chính sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề có liên quan Chương 2: Đặc điểm từ láy trong các tác phẩm của nguyễn đình chiểu Chương 3: Những đóng góp về mặt ngôn ngữ văn chương của Nguyễn Đình Chiểu qua việc sử dụng từ láy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
- NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN 1.1. Vấn đề từ láy trong tiếng Việt 1.1.1. Các khái niệm và các quan niệm xung quanh vấn đề về từ láy Láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng của tiếng Việt. Nói đến từ láy là nói đến một lớp từ có giá trị đặc biệt bởi khả năng gợi tả, gợi cảm, tạo âm thanh hình ảnh cao của nó. Trong Việt ngữ học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đồng thời cũng có nhiều cách lý giải khác nhau về hiện tượng láy và từ láy. Ở đây chúng tôi xin nêu ra các khái niệm tiêu biểu với những quan niệm của các nhà nghiên cứu về hiện tượng láy tiếng Việt. Đây là một công việc cần thiết để hiểu rõ hơn cũng như thấy được tầm quan trọng, sự quan tâm đặc biệt của các nhà ngôn ngữ đối với lớp từ này. Những quan điểm nêu sau đây sẽ là cơ sở để chúng tôi lựa chọn một quan điểm nhất quán tạo sự thuận lợi cho việc thống kê, phân loại từ láy trong đề tài. Như đã đề cập, xung quanh vấn đề về từ láy tiếng Việt có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến từ láy và hiện tượng láy, các đặc trưng của của từ láy như: đặc điểm cấu tạo, đặc trưng ý nghĩa, giá trị gợi tả âm thanh, hình ảnh, giá trị biểu cảm Những kết quả đạt được cho thấy sự khám phá về hiện tượng láy trong tiếng Việt là hết sức khả quan. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đó còn tồn tại không ít vấn đề còn đang được bàn cãi, tranh luận do còn có nhiều ý kiến khác nhau giữa các nhà nghiên cứu. Ngay trong khái niệm về từ láy cũng đã tồn tại nhiều tên gọi khác nhau: từ phản điệp (Đỗ Hữu Châu, 1962); từ lắp láy (Hồ Lê, 1976); từ lấp láy Nguyễn Nguyên Trứ, 1970); Từ láy âm (Nguyễn Tài Cẩn,1975; Nguyễn Văn Tu, 1976); từ láý (Đào Thản, 1970; Hoàng Văn Hành, 1979, 1985; Nguyễn Thiện Giáp, 1985; Đỗ Hữu Châu, 1986; Diệp Quang Ban, 1989). Có thể nêu ra một vài định nghĩa tiêu biểu cho các tên gọi trên như sau: Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: “Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay, các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
- yếu theo quan hệ ngữ âm. Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ là các thành tố trực tiếp phải tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa, vần và âm cuối vần” [4, tr.109]. Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với những thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu, biến đổi theo hai nhóm, nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [7, tr.41]. Nguyễn Thiện Giáp nêu: “Ngữ láy âm là những cụm từ được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Đặc trưng ngữ nghĩa nổi bật của ngữ láy âm là giá trị gợi tả (biểu cảm, mô phỏng, tượng hình, tượng thanh)” [23, tr.188]. Hoàng Văn Hành quan niệm: “Từ láy, nói chung, là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, vừa hài hoà với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị biểu trưng hoá” [32, tr.27]. Hồ Lê nêu: “Từ đơn lắp láy là một loại từ khá đặc biệt, xét về mặt cấu tạo. Nó có tính chất của từ đơn nhưng không phải hoàn toàn là từ đơn; nó được tạo ra theo phương thức lắp láy. Nhưng trong không ít trường hợp, quan hệ lắp láy về mặt ngữ nghĩa lại không được hiện ra một cách rõ ràng” [49, tr.206]. Nguyễn Nguyên Trứ lại cho rằng: “Từ láy đôi trong tiếng Việt hiện đại là một loại từ đơn trong đó có sự láy lại hoặc là toàn bộ âm tiết, hoặc là phần phụ âm đầu hay phần vần trong kết cấu âm tiết của hai yếu tố tạo thành. Giữa hai âm tiết thường có mối quan hệ thanh điệu theo những quy luật nhất định” [76, tr.52]. Sự tồn tại nhiều tên gọi khác nhau về cùng một khái niệm như trên cũng cho thấy quan niệm về từ láy còn có nhiều điểm chưa thống nhất. Có hai cách nhìn khác nhau về hiện tượng láy của các nhà nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
- * Cách nhìn thứ nhất coi láy là ghép: Lê Văn Lý xem từ láy là một trong hai kiểu từ ghép trong tiếng Việt (1972). Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê đã gộp từ láy và từ ghép vào một khái niệm chung, bao quát hơn là từ kép (1963). Nguyễn Văn Tu gọi là từ ghép láy âm, coi đó là “Những từ ghép vì thực chất chúng được cấu tạo ra bởi một từ tố với bản thân nó không bị biến âm hoặc bị biến âm” [78, tr.68]. Nguyễn Tài Cẩn có quan niệm rộng về từ láy, ông cho rằng “Từ láy là loại từ ghép, trong đó theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay, các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm. Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ là các thành tố trực tiếp phải có sự tương ứng với nhau về hai mặt: Mặt yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm cuối vần). Sở dĩ trong định nghĩa tác giả phải nói “trong con mắt nhìn của người Việt hiện nay” là vì có nhiều tổ hợp vốn trước đây thuộc vào kiểu ghép nghĩa, nhưng hiện nay đứng trên diện đồng đại mà xét thì chuyển sang thành kiểu láy âm [4, tr.109-111]. Đây là một quan niệm rộng, nhưng xét theo quan niệm này thì các loại từ sau cũng bị loại ra khỏi phạm vi của lớp từ này. Đó là những từ mà hai yếu tố chỉ có sự láy lại ở riêng thanh điệu, VD: tình cờ, vững chãi, bẩn thỉu ; những từ mà chỉ có sự láy lại ở riêng âm chính trong hai yếu tố, VD: ton hót, tun hút, vườn tược ; những tổ hợp mà sự láy lại chỉ là cách lặp của lời nói, không có khả năng tạo đơn vị cho ngôn ngữ, VD: vâng vâng, không không, dạ dạ Một số nhà nghiên cứu khác cũng coi láy là ghép nhưng lại đưa ra khỏi phạm vi từ láy những loại từ sau: - Những từ vốn là từ ghép, nhưng một trong hai yếu tố hiện không còn rõ nghĩa, như: chùa chiền, chim chóc, tuổi tác - Những từ vốn là từ gốc Hán, đó là các từ: bàng hoàng, hỗn độn, hùng hổ - Những từ là danh từ định danh sự vật. Đó là các từ: ba ba, cào cào, chuồn chuồn, tu hú - Những tổ hợp thực chất chỉ là sự lặp lại của một đơn vị từ vựng. Đó là các từ: ai ai, đêm đêm, ngày ngày, người người Theo sự loại trừ như trên, từ láy chỉ bao gồm những từ được tạo ra bằng phương thức láy, trong đó mỗi từ có nhiều nhất là có một tiếng gốc. Vì đặc điểm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
- của từ láy là có sự hài hòa về ngữ âm và có sự biểu cảm, gợi tả, nhưng xét đặc điểm các đơn vị cấu tạo từ láy so với từ ghép, Nguyễn Thiện Giáp thừa nhận: “Có thể coi từ láy cũng là một hiện tượng ghép đặc biệt, một đơn vị được ghép với chính nó để tạo ra một đơn vị mới” [22, tr.92]. Hồ Lê coi “từ láy là một loại từ ghép thực bộ phận gồm hai từ tố” một từ tố vốn là nguyên vị thực và một từ tố vốn không phải là nguyên vị thực có quan hệ lắp láy với nhau. Có thể gọi nó là từ ghép thực bộ phận lắp láy, hoặc gọn hơn từ ghép lắp láy” [49, tr.261]. * Cách nhìn thứ hai coi láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa. Đại diện cho cách nhìn này là Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, Hoàng Văn Hành. Cách nhìn này thể hiện ở sự nhận định cho rằng trong từ láy có sự chi phối của quy luật hài âm hài thanh. Theo Hoàng Tuệ, từ láy nên được xem xét cả về mặt cơ trình cấu tạo của nó chứ không phải chỉ về mặt cấu trúc. “Nên hiểu láy là phương thức cấu tạo những từ mà trong đó có một tương quan âm-nghĩa nhất định. Tương quan ấy có tính chất tự nhiên, trực tiếp như: gâu gâu, cu cu Nhưng tương quan ấy tinh tế hơn nhiều, được cách điệu hóa trong những từ: lác đác, bâng khuâng, long lanh Sự cách điệu ấy chính là sự biểu trưng hóa ngữ âm. Cho nên láy là sự hòa phối giữa ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa” [79, tr.21-24]. Khi thừa nhận láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa, thì chính là đã coi “láy là một cơ chế”. Quá trình cấu tạo từ láy là một cơ trình phức tạp. Cơ trình này quán xuyến cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Cơ trình cấu tạo từ láy được Hoàng Văn Hành coi là có chịu sự chi phối của xu hướng hòa phối ngữ âm có giá giá trị biểu trưng hóa [32, tr.22]. “Xét về nhiều mặt, có thể nhận định rằng quan điểm coi láy là sự hòa phối âm có tác dụng biểu trưng hóa có nhiều ưu điểm hơn quan điểm coi từ láy là ghép” [32, tr.23]. Trước hết cách nhìn này chú ý đến cả mặt âm và nghĩa, tín hiệu ngôn ngữ. Nếu chỉ xét từ láy về mặt cấu tạo, thì hoàn toàn có thể lý giải láy là ghép. Nhưng như vậy sẽ không giải thích được mục đích của hiện tượng láy: láy để làm gì, và vì sao cùng một tiếng gốc lại có thể tạo ra nhiều từ láy khác nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
- VD: xinh > xinh, xinh xẻo, xinh xắn xốp > xôm xốp, xốp xộp, xốp xồm xộp Mặt khác cách nhìn này vừa xem xét láy trong cơ trình cấu tạo nó, vừa xem xét nó trong hành chức với tư cách một tín hiệu đặc thù của ngôn ngữ. Do đó cách nhìn coi “láy là sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa” khác về bản chất so với cách nhìn coi “láy là ghép”. Bởi nếu như cách nhìn coi láy là ghép cố gắng đi tới một sự khái quát hóa khoa học thiên về mặt hình thức, cấu trúc, thì cách nhìn thứ hai cố gắng đi tới một sự khái quát hóa quán xuyến cả mặt cấu trúc và mặt chức năng của từ láy. 1.1.2. Sự phân loại từ láy trong tiếng Việt 1.1.2.1. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố trong từ láy Đa số các nhà nghiên cứu đều quan niệm từ láy như một đơn vị từ vựng gồm hai thành tố: thành tố gốc và thành tố láy, trong đó thành tố gốc sản sinh ra thành tố láy, còn thành tố láy chính là thành tố gốc bị biến dạng đi ít nhiều theo những quy tắc nhất định trong quá trình láy. VD: đỏ (thành tố gốc) → đo đỏ (đo là thành tố láy) rối (thành tố gốc) → bối rối (bối là thành tố láy) “Phương thức cấu tạo nên các từ phức theo cách tạo ra hình vị láy là hình vị cơ sở” [5, tr.55]. Trong tiếng Việt, có những tiếng có giá trị như những hình vị, gọi là tiếng-hình vị. Để cấu tạo từ láy người ta nhân đôi tiếng-hình vị theo quy tắc nhất định. Tiếng-hình vị được dùng làm cơ sở để mà nhân đôi gọi là tiếng gốc, còn tiếng xuất hiện trong quá trình nhân đôi ấy gọi là tiếng láy [32, tr.85]. Những nhà nghiên cứu chủ trương có thành tố gốc (hay đơn vị cơ sở, hình vị cơ sở) để tạo ra từ láy đều cho rằng: hễ có thành tố nào trong từ láy có hình thức đồng nhất với một đơn vị từ riêng tự nhiên có nghĩa tồn tại độc lập ở bên ngoài thì đó là thành tố gốc, phần còn lại được xem là thành tố láy. Theo cách hiểu của nhiều nhà nghiên cứu, thành tố gốc là một tín hiệu có nghĩa, độc lập như lạnh, bàn, có khi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12