Luận văn Tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam và tố tụng hình sự hợp chủng quốc Hoa Kỳ: Những đặc điểm tương đồng và khác biệt

pdf 81 trang vuhoa 25/08/2022 6281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam và tố tụng hình sự hợp chủng quốc Hoa Kỳ: Những đặc điểm tương đồng và khác biệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_tranh_tung_trong_to_tung_hinh_su_viet_nam_va_to_tun.pdf

Nội dung text: Luận văn Tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam và tố tụng hình sự hợp chủng quốc Hoa Kỳ: Những đặc điểm tương đồng và khác biệt

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH TUẤN TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2017
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH TUẤN TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số : 60.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. HOÀNG THỊ MINH SƠN HÀ NỘI – 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu được trích dẫn trong luận văn theo nguồn đã công bố. Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự PLTTHS : Pháp luật tố tụng hình sự TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTHS : Tố tụng hình sự
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 10 1.1. Khái niệm và đặc điểm tranh tụng trong tố tụng hình sự 10 1.2. Nội dung tranh tụng trong tố tụng hình sự 22 1.3. Chủ thể tranh tụng trong tố tụng hình sự 26 Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ TRANH TỤNG TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM, HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 30 2.1 Quy định về tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam 30 2.2. Quy định về tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ 35 2.3. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định về tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ 37 2. 3. Kinh nghiệm đối với Việt Nam 60 Chương 3 : GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 63 3.1. Quan điểm về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng hình sự 63 3.2. Các giải pháp cụ thể 64 KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử loài người, kể từ loài linh trưởng bậc cao Homo Sapien cho đến con người ngày nay, không chỉ như Marx nói, là lịch sử không ngừng nghỉ của các cuộc đầu tranh, mà còn là quá trình nỗ lực không giới hạn như một điểm sáng trong giới tự nhiên, và đó là quá trình tự khai sáng. Đâu đó, khắp nơi trên thế giới, con người, với những chủng tộc khác nhau, ngày đêm, vẫn hằng mong tồn tại và không ngừng khai sáng các phẩm giá của mình – các giá trị phổ quát xã hội. Trong các giá trị đó, Tự do luôn là giá trị đầu tiên và cơ bản nhất mà con người luôn khát khao có được. Thế nhưng, như Jean Jacques Rousseau từng thốt lên: “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích” [8, tr. 29]. Rõ ràng, Tự do chính là tiền đề đầu tiên cho phẩm giá của tất cả dân tộc trên thế giới. Dân tộc nào biết trân giữ nó, dân tộc đó sẽ có được sự sáng phát. Có lẽ trong trạng thái lý tưởng, tự do của con người là giá trị lớn nhất, không bất di bất dịch nhưng rõ ràng là chuyển biến theo thời đại. Thật khó khi mô tả các trạng thái tự do của mỗi người, mỗi chủng tộc ở mỗi xã hội khác nhau, song điều đó không có nghĩa các ước mơ, các khát khao của con người vì vậy, bị giới hạn. Năng lực con người là vô hạn, trừ khi chính họ, tự mình giới hạn nó. Các tiêu chí về tự do thật rộng mở, nhưng không tách rời những chuẩn mực phổ quát, tiến bộ. Người ta nói rằng, các chuẩn mực đó thường đến từ các dân tộc, quốc gia phát triển, muốn áp đặt lên phần còn lại của thế giới, nhưng điều đó cũng chẳng hề chi, khi các giá trị đó xuất phát từ bất kỳ sự suy tưởng nào. (Rene Descartes:” Je pense, donc Je suis” - Tôi suy nghĩ, nên tôi tồn tại) Vì tự do là giá trị đầu tiên và quan trọng nhất mà con người cần có được nên con người phải bảo vệ nó. Ranh giới tự do của một người chính là sự tôn trọng có thể mà anh ta dành cho người khác. Sự mong manh này cần phải được bảo vệ thiết thực bằng các định chế, tránh sự lạm quyền của chính phủ với vai trò là nơi kiến tạo các thiết chế hạn chế các giá trị cơ bản của người dân. Tu chính hiến pháp số 1 của 1
  7. Hiến pháp Hoa Kỳ đã cấm chính phủ ban hành các luật nhằm hạn chế các quyền tự do cơ bản của người dân. Học thuyết Bàn tay vô hình của Adam Smith nói rằng, không gì, kể cả các lý tưởng, có thể thôi thúc một người thực hiện hành vi của mình bằng viễn cảnh lợi ích cho bản thân mà anh ta có thể thấy được khi anh ta thực hiện hành vi đó. Adam Smith, trong “ Tìm hiểu về nguồn gốc, bản chất của cải của các quốc gia” [44] cho rằng, hằng ngày, chúng ta có được bánh mì không phải vì lòng tốt của người bán bánh mì mà chính là vì lợi ích mà anh thợ làm bánh mì thấy được khi anh ta cung cấp nó cho xã hội, và qua đó, vô tình, anh ta đã đóng góp một phần vào sự vận hành và phát triển của xã hội mà chính anh ta cũng không thể hình dung hay nghĩ tới. Rõ ràng, một người sẽ đóng góp vào xã hội tốt hơn khi anh ta làm một điều gì đó vì lợi ich của chính mình hơn là ngay cả khi anh ta có ý định làm điều tốt đẹp đó cho xã hội. Hoa Kỳ và Việt Nam cách xa nửa vòng trái đất. Vùng biển đầy bão tố Thái Bình Dương có thể xa xăm về địa lý nhưng không ngăn được sự lan tỏa các giá trị nhân loại trong thế giới phẳng ngày nay. Ngày 11 tháng 06 năm 1776, khi Thomas Jefferson, được sự ủy nhiệm của 4 thành viên (4 thành viên còn lại là: Benjamin Franklin, John Adams, Robert R. Livingston và Roger Sherman.) còn lại trong ban soạn thảo, chấp bút viết nên Bản tuyên ngôn độc lập được ký thông qua ngày 04 tháng 07 năm 1776 (Hoa Kỳ đã lấy ngày này làm ngày Quốc khánh) và được chính thức công bố vào ngày 08 tháng 07 tại Philadelphia sau đó. Không ai, vào thời điểm đó, có thể hình dung rằng, nước Mỹ sẽ trở thành cường quốc số 1 thế giới như ngày nay. Chưa đầy 300 năm, từ một thuộc địa manh mún, nước Mỹ đã trở mình mạnh mẽ, lớn mạnh. Điều gì đã làm nên một nước Mỹ như thế? Nếu có một nước Mỹ bình thường như hàng trăm quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới ngày nay (dĩ nhiên, lịch sử không hề có chữ Nếu) thì có lẽ câu trả lời sẽ rất đơn giản, chí ít, trên nền tảng xã hội Việt Nam hiện nay. Đại khái, sẽ là những “phân tích” “khách quan” như: là một quốc gia thuộc địa, bị xâu xé bởi nhiều đế quốc hùng mạnh vào thời đó; Một quốc gia có quá nhiều chủng tộc 2
  8. hỗn tạp; Một quốc gia trải qua nội chiến, giữa Miền Bắc với Miền Nam v v và như thế, có quá nhiều lý do, đủ để lý giải cho một nước Mỹ thất bại như một sự tất yếu. Nhưng nước Mỹ đã không thất bại. Vậy, điều gì đã làm nên một nước Mỹ ngày nay? Đó chính là vì họ thấy được điểm yếu của mình, và biết làm cho nó trở nên mạnh mẽ. (“We still have problems. And we're not immune from criticism, I promise you. I hear it every day. But that scrutiny, that open debate, confronting our imperfections, and allowing everybody to have their say has helped us grow stronger and more prosperous and more just.” - Trích nguyên văn phát biểu của Tổng thống Barack Obama tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ Đình ngày 24/05/2016) Nước Mỹ lớn mạnh bởi tư tưởng và lối sống. Lối sống đó thấm đượm sự tự do, sự tự do thấm nhuần trong huyết quản hơn là thứ tự do luôn phải được đắn đo, cân nhắc bởi luật lệ. Các phẩm giá và đức hạnh của con người luôn được bảo vệ bởi nền Tư pháp với các thiết chế tiến bộ. Nền Tư pháp đó, được bảo hộ bởi Hiến pháp, và xa hơn nữa, là tư tưởng tự do, nghiễm nhiên trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tự do là quyền năng cơ bản nhất của con người. Nó là nền tảng để các quyền con người khác được khởi phát. Và để bảo vệ các quyền đó, gần như tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và Hoa Kỳ đều sử dụng Bộ luật tố tụng hình sự như một thiết chế hữu hiệu, không thể thiếu được. Khi những vụ án như của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang; 2 thiếu niên cướp giật bánh mì ở TP. HCM, hay vụ án Minh Béo xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, người ta có thể dễ dàng nhận ra đó là những vụ án hình sự. Nhưng không phải ai cũng biết rằng, trên thực tế, chúng được xử lý rất khác biệt bởi hai hệ thống tố tụng ở hai quốc gia khác nhau. Tuy vậy, sự khác biệt đó không làm thay đổi con đường dẫn đến Công lý, dù rằng vẫn còn đó, những khác biệt trong việc nhìn nhận về đại lượng này. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng của tất cả quốc gia trên thế giới, việc tìm hiểu những giá trị tiến bộ của nhân loại nói chung và lĩnh vực pháp luật nói riêng là điểu cần thiết nhằm thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập đó, phát triển đất nước. Thấy rằng, Nước Mỹ, với những thành tựu 3
  9. phát triển vượt bậc, là người Việt Nam, ai cũng mong sao có thể chắt lọc những tinh túy đó để có thể góp phần xây dựng đất nước. Qua khảo sát, cho đến nay, hầu như không có công trình nghiên cứu nào về so sánh Luật tố tụng hình sự Việt Nam và Hoa Kỳ nói chung, cũng như chế định Tranh tụng của hai nước nói riêng. Vì vậy, luận văn này, một tiểu phẩm học thuật, mong như một đóng góp nhỏ trong việc nghiên cứu các điểm tương đồng và khác biệt về tranh tụng của hai nước, sao cho có thể ứng dụng những điểm tiến bộ đó, nhằm bảo vệ các giá trị phổ quát về quyền con người trong các vụ án hình sự 2. Tình hình nghiên cứu Tranh tụng trong tố tụng là vấn đê không mới trong thực tiễn các hoạt động nghiên cứu của giới học thuật, và trong những năm gần đây, đặc biệt là trong tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta, đã có một số các công trình, ít nhiều, liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu. Đó là: Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Hiển (2011), Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở phân tích và làm rõ yếu tố tranh tụng được thể hiện trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, tác giả nhận định, nội dung tranh tụng trong TTHS nước ta thể hiện rất mờ nhạt và việc thừa nhận nguyên tắc tranh tụng trong TTHS hiện nay là nhu cầu mang tính tất yếu trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam và là một trong những nội dung quan trọng của tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta. Thực tiễn mở rộng tranh tụng tại phiên tòa đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên nhiều bất cập trong tranh tụng cũng đã bộc lộ và ảnh hưởng không nhỏ đến tính dân chủ, vô tư và khách quan trong xét xử cũng như kết quả phán xét của tòa án. Việc thể chế hóa nguyên tắc tranh tụng trong TTHSVN một mặt cần được ghi nhận thành nguyên tắc và mặt khác cần được thể hiện trong các quy định khác có liên quan của BLTTHS [14]. Lê Tiến Châu (2003), Một số vấn đề về tranh tụng trong tố tụng hình sự, Tạp chí KHPL số 1. Ngoài việc đề cập đến chủ thể, chức năng, đặc điểm tranh tụng, bài viết còn phân tích các điều kiện tranh tụng. Theo đó, để việc tranh tụng được thực 4
  10. hiện và thực hiện có hiệu quả, cần phải có các điều kiện khác nhau, một trong các điều kiện quan trọng là bên buộc tội và bên bào chữa phải thực sự bình đẳng với nhau và Tòa án phải độc lập, khách quan đảm bảo cho hai bên có các điều kiện như nhau để thực hiện chức năng của mình. Tranh tụng đòi hỏi PLTTHS phải đảm bảo cho các bên đầy đủ các phương tiện cần thiết để có thể thực hiện được chức năng của mình. Phương tiện của các bên phải tương xứng với nhau và phải phù hợp với chức năng của chúng. Sẽ bất bình đẳng khi pháp luật dành cho một bên quá nhiều phương tiện còn bên kia lại quá ít. Không nên quan niệm rằng vì bên buộc tội (công tố) là đại diện cho Nhà nước còn bên bào chữa chỉ đại diện cho quyền lợi của đương sự nên không thể bình đẳng được. Quan điểm này cần phải được xem xét lại. Tư tưởng bình đẳng này không chỉ thể hiện ở tại phiên tòa mà còn phải được đảm bảo từ trước khi mở phiên tòa, ở đó các bên phải được đảm bảo các điều kiện thuận lợi trong việc chuẩn bị các điều kiện cho cuộc tranh tụng tại phiên tòa. Nếu bên buộc tội và bên bào chữa không thực sự bình đẳng và Tòa án không độc lập trong quá trình xét xử thì sẽ không có tranh tụng hoặc tranh tụng nửa vời. Nội dung NQ 08 của BCT đã thể hiện tư tưởng chỉ đạo này. Bên cạnh sự bình đẳng giữa bên buộc tội, bên bào chữa và sự độc lập của Tòa án về phương diện pháp lý, yêu cầu và hiệu quả của tranh tụng còn đòi hỏi sự bình đẳng và độc lập trên phương diện thực tiễn. Những biểu hiện vi phạm các quy định pháp luật TTHS vốn đã có và sẽ có trong thực tiễn tranh tụng phải được khắc phục bằng những hình thức như công tác tổ chức, đào tạo, tuyển chọn thẩm phán và những chủ thể tham gia tranh tụng [5]. Trần Văn Độ (2004), Bản chất tranh tụng tại phiên tòa, Tạp chí KHPL số 4. Bài viết nêu rõ, Bộ luật tố tụng hình sự cần thể hiện được các tư tưởng tranh tụng trong tố tụng xét hỏi như sau: Quy định tranh tụng, bảo đảm sự bình đẳng của các bên tham gia tố tụng trước tòa án là các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự; Các nguyên tắc đó phải được thể hiện đầy đủ trong các quy định cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sự: bình đẳng trong quá trình chứng minh (bao gồm thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ), bình đẳng trong bày tỏ quan điểm, đưa ra các yêu cầu và tranh luận trước tòa án v.v. Quy định rõ và và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của 5
  11. các bên tham gia tố tụng để họ có đủ cơ sở pháp lý cho việc tranh tụng được thực hiện trên thực tế; Mở rộng phạm vi tham gia tố tụng của người bào chữa cho bị can, bị cáo, người bảo vệ quyền lợi của đương sự để họ có thể thay mặt bị can, bị cáo, đương sự thật sự thực hiện việc tranh tụng trong tố tụng hình sự. Việc mở rộng phạm vi tham gia tố tụng của người bào chữa không đơn thuần là vấn đề người bào chữa tham gia tố tụng vào thời điểm nào như bấy lâu nay vẫn được tranh luận trong khoa học mà quan trọng là người bào chữa có địa vị pháp lý như thế nào để có thể bình đẳng trong tranh tụng với bên buộc tội [9]. Ngoài ra , còn một số các công trình khác như: Nguyễn Thái Phúc (2008), Vấn đề tranh tụng và tăng cường tranh tụng trong TTHS theo yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8 [25]; Tống Anh Hào (2003), Về tranh tụng tại phiên tòa hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân số 5 [13]; Nguyễn Đức Mai (2009), Đặc điểm của mô hình tranh tụng và phương hương hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12 [22]; Kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị vào ngày 24 tháng 09 năm 1982 cho đến nay, dù là một khoản thời gian khá dài, nhưng khái niệm Tranh tụng chưa chính thức được đề cập trong văn bản pháp luật tố tụng hình sự nào của Việt Nam, (Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có đề cập nhưng hiện nay vẫn chưa có hiệu lực), dù rằng đó là điều cần thiết để nội luật hóa Điều 14 của Công ước Liên hiệp quốc về các quyền dân sự và chính trị, trong đó có quyền của nghi can nghi phạm trong một vụ án hình sự, vào pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức tòa án, Viện kiểm sát năm 2014 hay Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 chính là những nỗ lực nhằm chuyển hóa những nội dung của Điều 14 nói riêng và nội dung của toàn bộ Công ước nói chung vào luật pháp Việt Nam cho phù hợp với Luật quốc tế. Như vậy, khái niệm Tranh tụng chỉ mới xuất hiện chính thức, lần đầu tiên trong văn bản pháp luật là Hiến pháp năm 2013, song đã có rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu bàn luận về nó thông qua các bài viết, các lược khảo như của PGS. TS. Trần Văn Độ, TS. Nguyễn Đức Mai, TS. Hoàng Thị Quỳnh Chi , và nhiều học giả khác nữa. Tuy nhiên, ở cấp độ 6
  12. là đề tài Luận văn Thạc sỹ hay Luận án Tiến sỹ thì chưa thấy một công trình nào nghiên cứu sâu về nó, cả ngữ nghĩa, bản chất và nội hàm của nó. Các công trình trên đã nghiên cứu vấn đề tranh tụng ở những khía cạnh khác nhau, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu trực diện dưới góc độ so sánh về tranh tụng trong TTHS Việt Nam và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, một phần vì đây là vấn đề khá mới so với mô hình tố tụng hình sự của Việt Nam, dù Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính Trị đã đề cập đến khái niệm Tranh tụng trong nội dung của nó như một định hướng về cải cách tư pháp. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan của đất nước mà nó đã không được nghiên cứu sâu và ứng dụng. Bằng luận văn này, tác giả mong có thể góp một phần nhỏ trong việc tìm hiểu sâu hơn về nó trên nền tảng là một trong những phương tiện pháp lý có giá trị, bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Việt Nam và Hoa Kỳ, hai quốc gia với thể chế chính trị khác nhau; hệ thống pháp luật khác nhau; Nền văn hóa khác nhau dẫn đến những khác biệt đáng kể trong Luật tố tụng hình sự. Mục đích của đề tài này là tìm hiểu những điểm chung hay tương đồng và những khác biệt đó; lý giải vì sao có những khác biệt tương đồng đó; tìm kiếm những khác biệt mang giá trị tiến bộ, phù hợp với xu thế thời đại, đồng thời nghiên cứu tính khả thi trong việc ứng dụng vào điều kiện thực tế tại Việt Nam. - Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích và làm rõ nhứng vấn đề lý luận về tranh tụng trong tố tụng hình sự; Thứ hai, Phân tích làm rõ quy định về tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ; 7
  13. Thứ ba, Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa quy định về tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và kinh nghiệm đối với Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các quy phạm pháp luật về tranh tụng trong tố tụng hình sự của hai nước. Xuất phát từ thực tế rằng, hệ thống pháp luật của mỗi nước theo các dòng họ pháp luật khác nhau, do đó, các đối tượng nghiên cứu cũng khá khác nhau, mà cụ thể là các quy phạm thành văn và các quy phạm án lệ về tranh tụng. - Phạm vi nghiên cứu Rõ ràng, thật là mông lung nếu không giới hạn phạm vi nghiên cứu. Do không có điều kiện khảo sát thực tiễn, Luận văn này chỉ nghiên cứu các quy định (cá thành văn và không thành văn) về tranh tụng trong tố tụng hình sự hai nước 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng hệ thống các nguyên lý, quan điểm triết học của Marx, Engel; các tư tưởng tiến bộ thuộc văn minh nhân loại. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là các Phương pháp logic hình thức; Phương pháp nội suy; Suy luận loại suy; Phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích; Phương pháp quy nạp, tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Trong quá trình so sánh những tương đồng và khác biệt, sẽ phải tìm hiểu sâu các cơ sở lý luận cũng như các cơ chế đặc thù mà từ đó các nhà lập pháp ở hai quốc gia khác nhau, xác đặt chế định tranh tụng trong luật tố tụng hình sự của nước mình. Việc nhìn nhận và tìm cách ứng dụng các khác biệt tiến bộ của nhau là công việc hậu so sánh, và dĩ nhiên, để có thể áp dụng vào thực tiễn của từng nước, nó sẽ là công việc của những nhà hoạch định chính sách, các cấu thành xã hội khác của hai quốc gia 8
  14. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham kháo, luận văn được chia thành 03 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Lý luận về tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam Chương 2: Quy định về tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và kinh nghiệm đối với Việt Nam Chương 3: Giải pháp bảo đảm tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam 9
  15. Chương 1 LÝ LUẬN VỀ TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm và đặc điểm tranh tụng trong tố tụng hình sự 1.1.1. Khái niệm tranh tụng trong tố tụng hình sự Tranh tụng, có nguồn gốc từ tiếng Hán (爭訟) đọc theo âm Việt, gồm hai từ riêng lẻ là Tranh 爭 [6, tr. 455], có nghĩa “tranh giành, cãi cọ, phàm tranh hơn người hay cố lấy của người đều gọi là Tranh”, và chữ Tụng 訟 [6, tr. 769], có nghĩa “kiện tụng, đem nhau lên quan mà tranh biện phải trái gọi là Tụng”. Tra cứu nhiều Tự điển Hán - Việt khác về hai mục từ “Tranh” và “Tụng” đều cho nghĩa tương tự. Cần nói thêm rằng, các mục từ trong các Tự điển (Các Tự điển Hán - Việt thì luôn sử dụng chữ Tự, chữ Hán là 字, trong khi các Từ điển Tiếng Việt thì sử dụng chữ Từ, chữ Hán là 詞.) Hán - Việt đều là các mục từ đơn, sắp xếp theo Bộ thủ, chẳng hạn như các chữ: Tranh (爭), Luận (論), Tố (訴), Tụng (訟), trong khi các mục từ trong các Từ điển Tiếng Việt thì vừa có cả từ đơn, vừa có cả cụm từ, chẳng hạn như: từ “Tranh” hay cụm từ “ Tranh tụng”. Vì đặc thù của Tiếng Việt là mượn chữ Hán để hài thanh và cả diễn ý nên phần lớn Tiếng Việt có nguồn gốc từ chữ Hán, nhưng chữ Hán đó lại được đọc theo âm Việt. Đối với các Tự điển Hán - Việt, thì từng mục từ trong nó là một từ đơn, trong khi các Từ điển Tiếng Việt thì từng mục từ vừa có từ đơn, vừa có cụm từ. Vì nguồn gốc Tiếng Việt đặc biệt như vậy nên có thể nói các Từ điển Tiếng Việt có tính chất phái sinh từ các Tự điển Hán - Việt (Dĩ nhiên, sẽ có những từ mới phát sinh theo quá trình vận động xã hội). Vì thế, khi muốn tìm hiểu nghĩa gốc của một từ Tiếng Việt, ta phải tra cứu nghĩa gốc của nó từ chữ Hán theo âm Việt, tức các Tự điển Hán - Việt trước, chứ ta không thể tra theo Từ điển Tiếng Việt trước rồi mới tìm theo nghĩa Tiếng Hán sau, vì như thế, chẳng khác nào dịch qua, rồi lại dịch lại, từ đó rất dễ dẫn tới tam sao thất bổn. Khi nói rằng, “Theo Từ điển tiếng Việt, tranh tụng có nghĩa là kiện cáo lẫn nhau. Còn theo nghĩa Hán Việt thì thuật ngữ tranh tụng được ghép từ hai từ “tranh 10
  16. luận” và “tố tụng”. Tranh tụng là tranh luận trong tố tụng ” [9, tr. 3], sẽ khiến sự giải thích thật khiên cưỡng, tức là lấy cái phái sinh để truy tầm ra cái gốc, cũng giống như trong nghiên cứu khoa học, lấy trích dẫn thứ cấp (Secondary citation) để chứng minh vậy. Theo nghĩa của Tự điển Hán - Việt thì Tranh tụng có nghĩa là kiện cáo nhau, hay kiện nhau, và nghĩa của Từ điển Tiếng Việt cũng như thế, chứ không thể nói Tranh tụng được ghép từ hai từ “tranh luận” và “tố tụng” được. Vì thế, về mặt ngôn ngữ, ta chỉ có thể nói cụm từ Tranh Tụng có nguồn gốc từ tiếng Hán, kết ghép từ hai chữ Hán riêng lẻ là Tranh (爭) và Tụng (訟), chứ không thể nói là từ “ Tranh luận và Tố tụng”. Theo Từ điển Tiếng Việt [31, tr. 1024], Tranh luận là “Bàn cãi để tìm ra lẽ phải”, Chữ “Tranh” này, cũng có nguồn gốc từ chữ Tranh (爭) như trên, và cũng là chữ Tranh(爭) trong Tam Thiên Tự [7, tr. 59], của Ngô Thời Nhậm khắc in từ cuối thế kỷ 18 và được Đoàn Trần Côn biên soạn lại. Như vậy, Tranh Tụng là cụm từ kết hợp từ các chữ Hán đơn lẻ, có nghĩa độc lập, theo gốc chữ Hán, chứ không phải phái sinh từ “ Tranh luận” và ”Tố tụng”, để từ đó định nghĩa Tranh tụng là Tranh luận trong tố tụng, làm sai lệch nghĩa gốc ban đầu của chúng. Xem bảng thống kê các tự điển sau, trong đó có những tự điển đến nay đã rất xưa, như: Giản Yếu Hán - Việt Tự - Điển Quyển Hạ, của Vệ Thạch – Đào Duy Anh, năm 1932; Việt – Nam Tự Điển, của Hội Khai – Trí - Tiến Đức Khởi Thảo, năm 1954 v.v , ta thấy, Tranh tụng có nghĩa gốc là kiện nhau hay thưa kiện nhau , và không có Tự, Từ điển nào cho nghĩa Tranh tụng là “Tranh luận trong Tố tụng”. Thống kê nghĩa của mục từ Tranh và Tranh tụng trong các Tự, Từ điển TÊN STT TÊN TỰ ĐIỂN NXB, NĂM TRANG NGHĨA TÁC GIẢ Đại Tự Điển Vũ Văn Văn Nghệ TP. 爭: trong Tranh 1 1396 Chữ Nôm Kính HCM, 2005 tụng, Tranh 11
  17. luận Giản Yếu Hán - Vệ Thạch Tiếng Dân, 2 Việt Từ - Điển, - Đào Duy 477 Kiện tụng 1932, Huế Quyển Hạ Anh Hán - Việt Tự Thiều Thanh Niên, Tranh giành, 3 455 Điển Chửu 2006 cãi cọ, . là hoạt động tố Viện khoa Từ Điển Bách Từ Điển Luật tụng được thực 4 học pháp Khoa-Tư Pháp, 807 Học hiện bởi các lý 2006 bên Viện Từ Điển Tiếng 5 Ngôn Ngữ Đà Nẵng, 2006 1025 Kiện tụng Việt Học Từ Điển Tiếng Ban New Từ Điển Bách Thưa kiện nhau 6 1617 Việt Era Khoa, 2013 để giành lẽ phải Kỳ Duyên - Hồng Từ Điển Tiếng Từ Điển Bách 7 Vân - 851 Kiện tụng Việt Khoa, 2014 Đăng Khoa Nguyễn Từ Điển Tiếng Kim Thân Văn Hóa Sài 8 1209 Kiện tụng Việt - Hồ Hải Gòn, 2005 Thụy Văn Tự Điển Việt - Thanh Niên, 9 Huyên- 842 爭訟 Hán Hiện Đại 2006 Văn Hân Hội khai- Việt - Nam Tự - Trí-Tiến- Văn Mới, SG - 10 593 Thưa kiện nhau Điển Đức Khởi HN, 1954 Thảo 11 Việt - Nam Tân Thanh Khai Trí, 1967, 1403 Kiện nhau 12
  18. Tự Điển Nghị SG Việt Nam Từ Lê Văn Kiện thưa ra 12 Điển Quyển Hạ Khai Trí, 1970 1650 Đức tòa M - X Có thể nói, khái niệm Tranh Tụng trong Luật tố tụng hình sự rất mới, dù đó là những từ rất phổ biến và thông dụng trong chữ Hán theo âm Việt. Nó gần như không được sử dụng trong tất cả các văn bản pháp luật của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cho mãi đến năm 2013, tại Hiến pháp năm 2013. (Tuy nhiên, tại Bộ hình luật tố tụng của Việt Nam Cộng Hòa năm 1972, Quyển IV, Thiên thứ VII về Cáo tị và Hồi tị, Điều 642, Khoản 2, Khoản 5, xuất hiện 2 lần cụm từ Tranh Tụng với ý nghĩa là “Vụ tranh tụng” tức vụ án đang được giải quyết.) Khảo sát bốn bản Hiến pháp từ 1946, 1959, 1980, 1992 không có bất kỳ cụm từ Tranh luận hay Tranh tụng nào được sử dụng. Cụm từ Tranh tụng chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất tại Khoản 5, Điều 103 Hiến pháp 2013 với nội dụng “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”; Khảo sát các Luật tố tụng hình sự từ năm 1988, 1990 (sửa đổi), 1992 (sửa đổi), 2000 (sửa đổi), 2003, cũng không thấy bất kỳ cụm từ Tranh tụng nào được sử dụng, ngoại trừ Tranh luận được sử dụng 23 lần tại Luật tố tụng hình sự năm 2003. Tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Tranh tụng được sử dụng 8 lần, trong khi Tranh luận được sử dụng 28 lần. Khảo sát các Luật tổ chức Viện kiểm sát từ năm 1960, 1981, 1988, 1992, 2002 cũng không thấy có bất kỳ cụm từ Tranh tụng nào được sử dụng, chỉ duy nhất Tranh luận được sử dụng 1 lần trong Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 2002, tại khoản 2, điều 17; Trong Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 2014, Tranh luận được sử dụng 1 lần tại khoản 2, điều 18, Tranh tụng được sử dụng 2 lần, lần thứ nhất tại Điều 73 và lần thứ 2 tại khoản 1, điều 83. Tương tự, khảo sát các Luật tổ chức Tòa án từ các năm 1960, 1981, 1988 (sửa đổi), 1992, 1993 (sửa đổi), 1995 (sửa đổi), 2002, không có bất kỳ Tranh luận hay Tranh tụng nào được sử dụng, chỉ tại Luật tổ chức tòa án năm 2014, cụm từ Tranh tụng được sử dụng 5 lần; lần thứ nhất tại khoản 2, điều 2, bốn lần còn lại đều tập trung tại điều 13 với tiêu đề “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử”, và cuối 13
  19. cùng, khảo sát tiếp Luật luật sư 2006 và sửa đổi 2012 cũng không thấy sử dụng bất kỳ cụm từ Tranh luận hay Tranh tụng nào. Xem bảng thống kê sau sẽ thấy rõ điều đó. Năm ban hành và số lần sử dụng các cụm từ "Tranh luận" và VĂN BẢN "Tranh tụng" trong văn bản PHÁP T T T T T T T T T T T T T T LUẬT TL TT L T L T L T L T L T L T L T 1946 1959 1980 1992 2013 Hiến Pháp 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1990( 1992( 2000( 2015(chưa 1988 2003 Bộ luật tố SĐ) SĐ) SĐ) hiệu lực) tụng hình sự 2 0 0 0 0 0 0 0 0 8 0 8 28 Luật tổ chức 1960 1981 1988 1992 2002 2014 Viện kiểm sát 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 2 1988( 1993( Luật tổ chức 1960 1981 1992 1995(SĐ) 2002 2014 SĐ) SĐ) tòa án 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5 2012( 2006 Luật luật sư SĐ) 0 0 0 0 Ghi chú: TL: Viết tắt của Tranh luận; TT: Viết tắt của Tranh tụng; SĐ: Sửa đổi Quan sát riêng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (vì Bộ luật năm 2003 chưa đề cập đến khái niệm Tranh tụng mà chỉ có Tranh luận với tần suất sử dụng là 23 lần) có thể thấy cách mà các nhà làm luật sử dụng nó vẫn chưa rõ ràng, vì trong nhiều trường hợp có cùng ngữ cảnh, cả hai cụm từ như đều muốn biểu đạt chỉ một 14
  20. ý, nhưng lúc thì là Tranh luận tại phiên tòa, lúc khác lại là Tranh tụng tại phiên tòa. (Thống kê cho thấy, cụm từ “Tranh tụng tại phiên tòa” được sử dụng 5 lần, trong khi cụm từ “ Tranh luận tại phiên tòa” được sử dụng đến 11 lần trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015) Từ những kết quả khảo sát trên, có thể nói khái niệm Tranh tụng xuất hiện chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật khá muộn, hay có thể nói là quá mới mẻ khi chỉ mới chính thức được đề cập trong Hiến pháp năm 2013, trong khi trên thực tế, chúng xuất hiện sớm hơn, cụ thể tại Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị với nội dung về cải cách tư pháp hay tại các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu như: Tống Anh Hào(2003), Về tranh tụng tại phiên tòa hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân số 5, Hà Nội; Của Lê Tiến Châu (2003), Một số vấn đề về tranh tụng trong tố tụng hình sự, Tạp chí KHPL số 1, TP. Hồ Chí Minh; Của PGS. TS. Trần Văn Độ(2004), Bản chất tranh tụng tại tòa, Tạp chí Khoa Học Pháp Lý số 4/2004; Của Nguyễn Thái Phúc (2008), Vấn đề tranh tụng và tăng cường tranh tụng trong TTHS theo yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8, Hà Nội; Của Nguyễn Đức Mai (2009), Đặc điểm của mô hình tranh tụng và phương hương hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12, Hà Nội; hay luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Hiển (2011), Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, và một số học giả khác v.v Rõ ràng, đây là những nỗ lực rất đáng trân trọng của các học giả về luật tại Việt Nam, song điều đó vẫn là chưa đủ khi chưa xác định hay làm rõ nội hàm của nó, từ đó dẫn đến những ngộ nhận đáng tiếc, làm bản chất của Tranh tụng trở nên tụt hậu so với các hình mẫu của thế giới, chẳng hạn như Hoa Kỳ. Khi hệ thống tố tụng hình sự được kích hoạt bởi các chủ thể tiến hành tố tụng, thì đồng thời cũng xuất hiện các hoạt động của Bên buộc tội và Bên bị buộc tội, dù rằng, trên thực tế, hầu như chúng chưa bao giờ diễn ra cùng lúc (Trong khi Luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ, các hoạt động này luôn diễn ra cùng thời điểm - lúc các cảnh sát tạm giữ một nghi phạm. Bằng việc đọc Lời cảnh báo Miranda (Miranda 15
  21. Warnings), các cảnh sát đồng thời vừa thực hiện chức năng của mình, vừa kích hoạt quyền tự bào chữa, bảo vệ của nghi phạm theo các Tu chính Hiến pháp số 5, 6). Tố tụng hình sự luôn là môi trường mà các bên, đặc biệt là bên buộc tội và bên bị buộc tội luôn tranh nhau, đối kháng nhau với chức năng, mục đích hay lợi ích thường là đối lập, mà kết quả sau cùng chỉ trả về một giá trị duy nhất là Công lý, giá trị mà luôn luôn, chỉ có một trong hai bên đứng về phía nó. Trong khi đó, với ý nghĩa Tranh Tụng là “ Tranh luận trong Tố tụng”, tính đối lập, đối kháng trong “Tranh luận” sẽ mềm hơn, không mang tính quyết liệt, sống còn, vì kết quả của Tranh luận trả về một giá trị mà đôi khi, cả hai bên cùng thỏa hiệp và chấp nhận. Một số quan điểm cũng cho rằng, tranh tụng tại phiên tòa (thay vì tranh luận tại phiên tòa, mà chủ yếu giữa luật sư bào chữa và Kiểm sát viên) mới là giai đoạn then chốt của quá trình tố tụng. Điều này đã đánh đồng ý nghĩa của Tranh tụng (Antagonistic Litigation) và Tranh luận (Oral arguement). Chúng ta thấy rằng, “Tranh luận tại phiên tòa” hay “Tranh tụng tại phiên tòa” ( hai cụm từ này được sử dụng cho cùng nội dung ngữ cảnh trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015) chỉ là một giai đoạn rất ngắn so với cả quá trình tố tụng của một vụ án hình sự. Trong khi, nghĩa gốc của nó, Tranh tụng là quá trình tranh giành lẽ phải trong kiện cáo giữa hai Bên, và như thế, phải kể từ khi vụ án hình sự được khởi tố, hoặc thậm chí, kể từ rất sớm, khi các cơ quan thi hành pháp luật phát hiện những dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Như vậy, từ việc viện dẫn, so sánh, đối chiếu các Từ điển khác nhau cũng như phân tích các ý nghĩa của chúng, có thể thấy, định nghĩa Tranh Tụng với tính chất phái sinh từ “Tranh luận” và “Tố tụng”, đã làm giới hạn không thời gian điều chỉnh của nó trong Luật tố tụng hình sự, với không gian là toàn bộ ngữ cảnh của tố tụng, và thời gian là xuyên suốt cả quá trình tố tụng của một vụ án hình sự. Khái niệm Tranh tụng chỉ được đề cập rất gần đây trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, mà sớm nhất là từ Hiến pháp 2013, Luật tổ chức tòa án, Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014 và Bộ luật tống tụng hình sự năm 2015. Xa hơn nữa là các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, như Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2002, trong đó khái niệm Tranh tụng được sử dụng 2 lần, hay Nghị quyết 48-NQ/TW 16