Luận văn Tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm từ thực tiễn quân khu 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm từ thực tiễn quân khu 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_tranh_tung_cua_kiem_sat_vien_tai_phien_toa_hinh_su.pdf
Nội dung text: Luận văn Tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm từ thực tiễn quân khu 4
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ĐỨC ANH TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM TỪ THỰC TIỄN QUÂN KHU 4 Chuyên ngành : Luật Hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60. 38. 01. 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VĂN HUYÊN HÀ NỘI, 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRANH 7 TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM 1.1. Khái niệm, đặc điểm tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa 7 hình sự sơ thẩm 1.2 Quy định của pháp luật về tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên 14 tòa hình sự sơ thẩm Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM 31 SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM Ở QUÂN KHU 4 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Quân khu 4 31 2.2. Những kết quả hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên Viện kiểm 36 sát quân sự Quân khu 4 tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 2.3. Những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của hạn chế thiếu sót 41 Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG 49 TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM TỪ THỰC TIỄN QUÂN KHU 4 3.1 Yêu cầu bảo đảm tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền 49 công tố tại phiên tòa xét xử án hính sự. 3.2 Những giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên 50 thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử hình sự ở Quân khu 4 KẾT LUẬN 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ lu ật hình sự BLTTHS Bộ lu ật tố tụng hình sự CQĐT Cơ quan điều tra HĐXX Hội đ ồng xét xử KSV Kiểm sát viên TA Tòa án TAND Tòa án nhân dân TAQS Tòa án quân sự TANDTC Tòa án nhân dân tối cao VKS Viện kiểm sát VKSND Viện kiểm sát nhân dân VKSQS Viện kiểm sát quân sự VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao VKSQK Viện kiểm sát quân sự quân khu
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1:Số liệu các hành vi có dấu hiệu tội phạm liên quan đến Quân đội do Viện kiểm sát quân sự Quân khu 4 nắm và quản lý. 34 Bảng 2.2 Số lượng vụ án Tòa án quân sự Quân khu 4 đã xét xử và tỷ lệ số vụ Tòa án chấp thuận quan điểm của VKS (2011-2015). 37
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tranh tụng tại phiên tòa hình sự là một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự, là yêu cầu đảm bảo tính công bằng dân chủ giữa người tham gia tố tụng với Viện kiểm sát, là căn cứ để xác định sự thật vụ án và là cơ sở để Hội đồng xét xử ra bản án đúng đắn, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Xác định tầm quan trọng của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, tại các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp như Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 và Kết luận 79- KL/TW ngày 28/7/2010 v.v đã xác định tầm quan trọng của tranh tụng trong xét xử, coi nội dung này là một trong những nội dung trọng tâm của cải cách tư pháp, là khâu đột phá của cải cách tư pháp. “Về một số trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” của Nghị quyết 08– NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị đã chỉ rõ “ nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên toà, đảm bảo tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác ” và nghị quyết 49– NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tiếp tục khẳng định “ Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp ” là những định hướng và yêu cầu thúc đẩy việc nghiên cứu nhiều hơn nữa vấn đề tranh tụng trong hoạt động tố tụng, về chất lượng tranh tụng của Viện Kiểm sát thực hành quyền công tố, mở rộng yếu tố tranh tụng và vì vậy, tranh tụng được xác định là một trong những nội dung quan trọng về cải cách tư pháp. Qua thực tiễn cho thấy nhiều Kiểm sát viên đã thực hiện rất tốt vai trò trước và trong khi tham gia phiên tòa, bình tĩnh, tự tin trong đối đáp tranh luận, thể hiện được bản lĩnh của người thực hành quyền công tố nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh đó cần phải nhìn nhận rằng Kiểm sát viên của các Viện kiểm sát nói chung và Viện kiểm sát quân khu 4 nói riêng khi tranh tụng còn có nhiều thiếu sót, chất lượng và 1
- hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc cải cách tư pháp. Một số Kiểm sát viên khi tranh luận với luật sư và bị cáo chưa có sức thuyết phục, còn né tránh, ngại tranh luận, thậm chí khi “bí” thì chỉ nêu “giữ nguyên quan điểm truy tố”. Một số Kiểm sát viên khi tranh luận không phản bác được quan điểm phản biện của luật sư, bị cáo, không có sức thuyết phục Hội đồng xét xử; có Kiểm sát viên còn lúng túng trong sử dụng từ ngữ và cách lập luận dẫn tới hiệu quả tranh luận không cao. Phong cách, thái độ của một số Kiểm sát viên khi tranh luận còn tỏ ra thiếu bình tĩnh, dẫn đến hạn chế khả năng tranh luận, làm giảm hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại phiên tòa nhất là ở các phiên tòa. Từ thực trạng trên đặt ra việc tiếp tục nghiên cứu vần đề này về cả hai phương diện lý luận và thực tiễn tranh tụng tại địa bàn Quân khu 4 hiện nay nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiểu quả hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm nói chung và phiên tòa hình sự sơ thẩm của Quân khu 4 nói riêng là hết sức cần thiết bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật. Do vậy, tác giả chọn đề tài "Tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm từ thực tiễn xét xử Quân khu 4" làm đề tài luận văn thạc sỹ luật. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong tố tụng hình sự, tranh tụng giữa các chủ thể có liên quan trong quá trình xử lý tội phạm qua những vụ án hình sự là vấn đề không phải mới trong khoa học pháp lý và được ghi nhận thành nguyên tắc của tố tụng hình sự và áp dụng phổ biến hầu hết các nước trên thế giới. Ở nước ta, tranh tụng chưa được quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luận Tố tụng hình sự hiện hành. Quan điểm, chủ trương của Đảng về hoạt động tranh tụng đã được thể chế hóa ở Hiến pháp 2013. Tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp quy định“Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”. Vì vậy, vấn đề áp dụng nguyên tắc tranh tụng, đảm bảo tranh tụng dân chủ giữa các chủ thể mà trong đó có vai trò của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố thể hiện năng lực tranh tụng tại phiên tòa xét xử án hình sự cũng đang thu hút sự 2
- chú ý của các nhà khoa học pháp lý nghiên cứu. Có những công trình và đề tài khoa học về lĩnh vực này, trong đó đáng chú ý như: * Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Đức Mai về “ Vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự” – năm 1996. Nội dung luận văn làm rõ tính khoa học và sự cần thiết trong hoạt động tranh tụng, đáp ứng yêu cầu trong quan hệ tố tụng tại phiên tòa xét xử hình sự. * Luận văn Thạc sỹ luật học của Nguyễn Tiến Long về “ Thực hiện pháp luật đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử hình sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay” – năm 2005. Qua nội dung của luận văn đã làm rõ thêm các khái niệm tranh tụng; vai trò, đặc điểm của tranh tụng và nguyên tắc tranh tụng trong xét xử hình sự từ đó đề xuất các giải pháp đảm bảo tranh tụng trong xét xử hình sự sơ thẩm ở nước ta hiện nay. * Luận văn Thạc sỹ luật học của Hoàng Anh Phương “Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự ở Việt Nam hiện nay” – năm 2007. Nội dung của luận văn đã phân tích và đánh giá một cách hệ thống cơ sở lý luận năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên; các tiêu chí đánh giá và thực trạng về năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay; * Luận văn Thạc sỹ luật học của Đặng Hoàng Tú "Tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm từ thực tiễn Tòa án nhân dân Quận Hoàng Mai, Hà Nội" - 2015. Nội dung của luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, bản chất, nội dung của tranh tụng tại phiên tòa, chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong việc tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Tòa án nhân dân Quận Hoàng Mai qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu qua tranh tụng tại phiên tòa của Kiểm sát viên. * Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện khoa học Kiểm sát – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố 3
- ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay” – năm 1999, đã tập hợp những nghiên cứu so sánh những vấn đề lịch sử và thực tiễn của chế định quyền công tố trong tư pháp hình sự trên thế giới, cũng như việc phân tích khoa học các đặc điểm chủ yếu của mỗi chức năng của quyền công tố trong luật tố tụng hình sự Việt Nam và đưa ra khái niệm khoa học về quyền công tố nhằm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. * Đề tài khoa học cấp Bộ của Trường đào tạo các chức danh Tư pháp – Bộ Tư pháp “Tranh tụng tại phiên tòa – một số vấn đề lý luận và thực tiễn ” – năm 2003. Nội dung của đề tài làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến tranh tụng tại phiên tòa; đánh giá thực trạng thực hiện tranh tụng và đề ra giải pháp nhằm mở rộng tranh tụng tại phiên tòa nhằm định hướng cho việc xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo chức danh tư pháp ở nước ta. * Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa ” – năm 2004. Nội dung chỉ ra một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống tranh tụng qua phương pháp so sánh với hệ thống tố tụng hình sự thẩm vấn và những quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự cần sữa đổi bổ sung để đáp ứng yêu cầu khi áp dụng tố tụng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự. * “Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm” của Tiến sỹ Dương Thanh Biểu, Nxb Tư pháp, năm 2007. Đề cập những vấn đề lý luận, vận dụng kiến thức pháp luật, về các trình tự, nội dung liên quan việc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm và qua các ví dụ minh họa đã nêu được những tồn tại, thiếu sót của Kiểm sát viên trong tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự. * Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao "Chuyên đề tranh tụng và những giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên trong xét xử hinh sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp" - năm 2014. Nội dung của đề tài làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến tranh tụng tại phiên tòa; đánh giá thực trạng hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên. 4
- Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên nghành về các vấn đề có liên quan đến tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa Qua nghiên cứ các công trình nêu trên thấy rằng từ thực trạng hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự đặt ra việc tiếp tục nghiên cứu có hệ thống, toàn diện, đầy đủ hơn nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa, qua đó đề xuât một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, tác giả hướng tới mục đích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, bản chất, nội dung của tranh tụng tại phiên tòa, chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong việc tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của Tòa án quân sự khu vực 1, Quân khu 4, nguyên nhân của những bất cập và đề xuất những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả hoạt động tranh tụng tại phiên tòa của kiểm sát viên nhằm đảm bảo phiên tòa hình sự thể hiện đầy đủ tính dân chủ, bình đẳng, khách quan, công khai và qua đó, Hội đồng xét xử ra quyết định, bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; góp phần hoàn thiện các quy định về tranh tụng của Bộ luật tố tụng hình sự, thực hiện cải cách tư pháp, lấy “xét xử là hoạt động trung tâm” theo tinh thần của Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 của Bộ chính trị (Khóa IX). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và những yếu tố đảm bảo tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm và thực tế thực hiện ở Quân khu 4. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Từ thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát Quân khu 4, luận văn nghiên cứu vấn đề về tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại 5
- phiên tòa hình sự sơ thẩm ở địa bàn Quân khu 4. Về thời gian nghiên cứu, luận văn chủ yếu tập trung làm rõ những vấn đề có liên quan đến đề tài trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử như phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiển, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích tổng hợp. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp của các bộ môn khoa học khác như phương pháp so sánh, thống kê kết hợp với khảo sát thực tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn, trong chừng mực, góp phần làm cơ sở tham khảo cho việc nghiên cứu, phục vụ yêu cầu thực tiễn về các tiêu chí đánh giá năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình. Luận văn cũng có thể sử dụng nghiên cứu, tham khảo “đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng ” theo yêu cầu cải cách tư pháp của Nghị quyết 49 Bộ chính trị (Khóa IX). 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày thành 3 chương. Gồm: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về tranh trụng của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Chương 2: Thực trạng hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ở Quân khu 4 Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm từ thực tiễn Quân khu 4 6
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM 1.1. Khái niệm, đặc điểm tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 1.1.1. Khái niêm tranh tụng của Kiểm sát viên Khái niệm tranh tụng được biết đến ngay từ những thời đại xa xưa của xã hội loài người. Loại tố tụng này đã được áp dụng từ thời kỳ Hy lạp cổ đại. Ở thời đấy, nguyên cáo bị cáo đã được nhờ người thân của mình bào chữa trước tòa án. Sau đó nó được đưa vào La Mã với tên gọi “thủ tục hỏi đáp liên tục”.Cùng với thời gian, tranh tụng tiếp tục được kế thừa, phát triển và từng bước được khẳng định và đến nay nó được áp dụng hầu hết ở các nước thuộc hệ thống luật lục địa cũng như hệ thống luật án lệ. Cho đến nay, tranh tụng trong TTHS không còn là vấn đề mới, song lại là vấn đề gây nhiều tranh cãi với nhiều cách hiểu khác nhau. Mặc dù hiểu theo cách nào hoặc lý giải theo mô hình tranh tụng nào đi nữa thì các nhà nghiên cứu cũng luôn khẳng định và thừa nhận vấn đề tranh trụng là vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động tố tụng[35,tr20]. Người ta thường đề cập đến nguyên tắc tranh tụng, kiểu tố tụng tranh tụng, mô hình tranh tụng, hệ thống tranh tụng lý giải vấn đề tranh tụng từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra một khái niệm cụ thể tranh tụng là gì. Trong một số tài liệu, thường người ta thường đề cập đến hệ thống tranh tụng (Adversarial System). Theo từ gốc tranh tụng trong tiếng Anh là “Adversarial” có nghĩa là đối kháng, đương đầu. Như vậy về bản chất tranh tụng là “cuộc đấu” giữa hai bên trong đó tố tụng hình sự (bên buộc tội và bên bị buộc tội) mà giai đoạn đương đầu tại tòa án (tại phiên tòa) là trung tâm, là chính. Tuy nhiên, không nên hiểu một cách giản đơn tranh tụng là tranh luận, tranh cãi giữa hai bên tại phiên tòa, mà hiểu tranh tụng diễn ra trong một quá trình tố tụng lâu dài, được cả hai bên tiến hành một cách quyết liệt để “cạnh 7
- tranh” nhau để “chống” lại nhau. Theo đúng nghĩa, tranh tụng là việc bên buộc tội (công tố) cố gắng để thuyết phục các thành viên Hội đồng xét xử tin rằng bị cáo là người có tội, còn bên bị buộc tội ngược lại, cố gắng và phải sử dụng mọi biện pháp, lý lẽ, căn cứ để biện bạch, bác bỏ những lời buộc tội do bên công tố đưa ra. Và điều đáng lưu ý là trong hệ thống tố tụng tranh tụng gốc, Luật sư của bị cáo có thể bất chấp thủ đoạn để bảo vệ thân chủ bằng mọi giá. Phiên tòa tranh tụng thật sự là một “chiến trường” theo đúng nghĩa của nó khi mà kết cục phiên tòa, chỉ có một bên giành được phần thắng. Có thể hiểu hệ thống tranh tụng là một hệ thống pháp luật tố tụng, trong đó tòa án không tham gia tích cực vào việc tìm kiếm sự thật của vụ án mà chỉ giữ vai trò trung gian, trọng tài cho “cuộc đấu” giữa bên buộc tội (Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát) và bên bị buộc tội (Luật sư bào chữa và thân chủ của họ) trên con đường tìm công lý. Tranh tụng được hiểu là các hoạt động được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng (bên buộc tội và bên bị buộc tội) có quyền bình đẳng với nhau trong việc thu nhập và đưa ra chứng cứ để bảo vệ các quan điểm và lợi ích của mình và phản bác lại các quan điểm và lợi ích của phía đối lập. Tranh tụng tại phiên tòa là những hoạt động tố tụng được tiến hành tại phiên toà xét xử bởi hai bên tham gia tố tụng, nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗi bên và bác bỏ ý kiến, luận điểm của phía bên kia, dưới sự điều khiển, quyết định của Tòa án với vai trò trung gian, trọng tài. Tố tụng tranh tụng thường được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia theo truyền thống án lệ như Anh, Mỹ, Úc và một số quốc gia khác chịu ảnh hưởng của truyền thống pháp luật Anh - Mỹ. Mặc dù được sử dụng ở nhiều quốc gia, nhưng không phải ở quốc gia nào tố tụng tranh tụng cũng giống nhau. Qua tìm hiểu hệ thống tố tụng hay tranh tụng, có thể hiểu khái niệm về chế định tranh tụng trong tố tụng hình sự như sau: “Chế định tranh tụng trong tố tụng hình sự là tổng hợp các quy phạm pháp luật ghi nhận các nguyên tắc tranh tụng, trình tự thủ tục thực hiện tranh tụng tại phiên tòa, xác định trách nhiệm của các chủ thể tranh tụng và các chế tài xử lý vi phạm thể hiện bản chất dân chủ và nhân đạo của tố tụng hình sự, chi phối và định hướng mọi hoạt 8
- động và hành vi tố tụng của các chủ thể nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo cho quá trình xét xử công bằng, minh bạch và công khai, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được pháp luật công nhận và bảo vệ đồng thời xác định trách nhiệm của các bên tham gia tố tụng phải triệt để tuân thủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong quá trình tham gia tố tụng”. Ở Việt nam, trong những năm gần đây, một trong những vấn đề được tranh luận khá sôi nổi trong quá trình nghiên cứu và lập pháp nhằm cải cách thủ tục tố tụng tư pháp hình sự là vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự. Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đề ra chủ trương “Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác [2] Tiếp đó, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” nhấn mạnh việc “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”[3]. Trong nội dung cải cách tư pháp, tranh tụng đang là một trong những vấn đề thường xuyên được đề cập đến và cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Đặc biệt khi Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị được ban hành thì vấn đề tranh tụng đã thực sự trở thành vấn đề thời sự, không chỉ được tranh luận tại các hội nghị khoa học và các hội nghị về tư pháp mà còn trở thành một yêu cầu bức thiết trong hoạt động nghiên cứu sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự cũng như trong hoạt động thực tiễn. Chúng ta có thể nhận xét tranh tụng trên các bình diện dưới đây: Về mặt lập pháp: khái niệm tranh tụng chưa được chính thức ghi nhận hoặc giải thích trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta được ban hành từ năm 1945 đến 2012. Về mặt ngôn ngữ: theo Đại từ điển tiếng Việt năm 1998 thì tranh tụng có nghĩa là “kiện tụng”; còn theo Hán-Việt tự điển thì tranh tụng có nghĩa là “cãi lẽ, cãi nhau để tranh lấy phải”[9]. Trong tiếng Anh, tranh tụng là "Adversarial", có nghĩa là đối kháng, đương đầu. Tranh tụng diễn ra trong lĩnh vực khác nhau như 9
- tranh tụng trong tố tụng dân sự, tranh tụng trong tố tụng hành chính, kinh doanh thương mại, lao động Theo cách giải thích này, thì tranh tụng chính là quá trình giải quyết vụ kiện dân sự theo đó các đương sự được tranh luận về các yêu cầu, các chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong phạm vi luận văn này tác giả chỉ đề cập đến tranh tụng trong TTHS. Trên cơ sở chủ trương của Đảng về nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV trong xét xử hình sự, các quy định của BLTTHS và quy định của Hiến pháp 2013, có thể hiểu về tranh tụng của kiểm sát viên như sau: Tranh tụng của của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự là hoạt động của Kiểm sát viên dựa trên nguyên tắc bình đẳng trong việc đưa ra các chứng cứ, lập luận, tài liệu phản bác chứng cứ, lập luận của đối phương để bảo vệ quan điểm truy tố, nhằm thuyết phục HĐXX chấp nhận quan điểm đề xuất của mình, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Từ khái niệm trên, ta có thể hiểu về bản chất, quá trình tranh tụng tại phiên toà là cuộc điều tra và tranh luận công khai giữa hai bên nhằm xác định sự thật khách quan làm cơ sở để Toà án ra phán quyết về vụ án cho nên bản chất của tranh tụng có thể được hiểu như sau: - Tranh tụng giữa bên buộc tội và bên bào chữa là cơ sở vận hành của Tố tụng hình sự, tranh tụng là một trong những hoạt động của tố tụng hình sự, cho nên việc hoạt động tranh tụng phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự là điều tiên quyết. Chủ thể của tranh tụng bao gồm Kiểm sát viên và người tham gia tố tụng khác, có xuất pháp từ những vị trí pháp lý khác nhau nhưng các chủ thể đều bình đẳng với nhau trong quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu, quan điểm về giải quyết vụ án. - Trong hoạt động tranh tụng Kiểm sát viên có thể tranh tụng với người bào chữa, với bị cáo, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác để làm rõ sự thuật khách quan của vụ án. - Chủ tọa phiên tòa giữ vai trò trọng tài trung lập và có trách nhiệm bảo đảm 10
- các điều kiện cần thiết để các bên buộc tội và bào chữa thực hiện chức năng của mình; là người điều khiển hoạt động tranh tụng. Chủ tọa phiên tòa có quyền yêu cầu các bên tiến hành tranh tụng hoặc chấm dứt hoạt động tranh tụng, điều chỉnh nội dung cũng như phương pháp tranh tụng cho phù hợp với quy định của pháp luật và sự cần thiết làm rõ các vấn đề của vụ án. - Đối tượng của hoạt động tranh tụng là các quan điểm của các bên đưa ra trong việc giải quyết vụ án và với mục tiêu của hoạt động tranh tụng là nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Sự thật khách quan này bao gồm sự thật như nó đã diễn ra trên thực tế và được nhìn nhận, đánh giá dưới góc độ pháp lý (dưới góc độ đánh giá trên cơ sở pháp luật hình sự và TTHS). - Các chủ thể tiến hành tranh tụng bằng cách thức là các bên chủ thể tranh tụng sử dụng các chứng cứ trong hồ sơ vụ án cũng như chứng cứ mới đưa ra đã được kiểm tra tại phiên tòa dựa trên các quy định định của pháp luật hiện hành để làm rõ các đối tượng tranh tụng. Dưới góc độ coi tranh tụng là hoạt động tư duy, nhận thức; bản chất của tranh tụng có các nội dung sau: - Tranh tụng được tiến hành trên cơ sở tư duy logic hình thức. Các bên tranh tụng có thể sử dụng các kỹ năng tranh tụng khác nhau để khẳng định quan điểm của mình, bác bỏ quan điểm hoặc thừa nhận quan điểm của các bên tranh tụng đối lập. - Tranh tụng không chỉ là quyền, là trách nhiệm của các bên tham gia tranh tụng mà còn là một phần sự thật khách quan của vụ án. Nói cách khác, tranh tụng không chỉ là phương tiện để đạt được sự thật khách quan mà tranh tụng còn là một phần của sự thật khách quan của vụ án. Chân lý về vụ án phải tìm thấy, có được thông qua tranh tụng. Tất nhiên, thuộc tình này của tranh tụng là xét về nguyên tắc. Với những vụ án mà bị cáo nhận tội và có đủ chứng cứ để khẳng định lời nhận tội của bị cáo là có cơ sở, tại phiên tòa không có những quan điểm xung đột thì không phát sinh tranh tụng hoặc nếu có chỉ ở mức độ nhất định [36]. - KSV là chủ thể chính của tranh tụng. Tranh tụng vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của KSV. Mục đích của tranh tụng của KSV có mục đích trước mắt và mục 11
- đích cuối cùng. KSV tranh tụng trước hết nhằm mục đích bảo vệ tính đúng đắn, khách quan, tính hợp pháp và có căn cứ của quan điểm truy tố (thể hiện trong bản cáo trạng). Nói cách khác, xuất phát điểm của tranh tụng của KSV với những người tham gia tố tụng khác là nhằm bảo vệ tính có căn cứ, hợp pháp của quan điểm truy tố. Tranh tụng của KSV suy cho cùng là nhằm bảo vệ sự thật khách quan của vụ án (chân lý về vụ án). Khi tranh tụng, KSV xuất phát điểm là nhằm bảo vệ quan điểm truy tố, do vậy các luận điểm, luận cứ và luận chứng là nhằm thực hiện mục đích này. Tuy nhiên thông qua tranh tụng, KSV có thể phát hiện ra những nội dung bất hợp lý, thiếu căn cứ hoặc không phù hợp pháp luật của quan điểm truy tố. Nếu đủ cơ sở, KSV sẽ xử lý các tình huống phát sinh nói trên theo qui định của pháp luật TTHS; cụ thể như : Có thể đề nghị HĐXX trả hồ sơ để điều tra bổ sung; rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; chuyển tội danh nhẹ hơn hoặc thay đổi khung khoản truy tố phù hợp với thẩm quyền xét xử của HĐXX (ở cấp sơ thẩm); hoặc đề nghị huỷ án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại hoặc để đình chỉ tố tụng (ở cấp phúc thẩm). - Hoạt động tranh tụng của KSV chủ yếu thực hiện tại phiên toà, tập trung ở giai đoạn tranh luận. Tuy nhiên để tranh tụng tốt thì KSV phải thực hiện đầy đủ và có chất lượng việc xét hỏi, vì xét hỏi chính là để làm rõ các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, làm rõ cơ sở để bảo vệ quan điểm truy tố hoặc bảo vệ tính đúng đắn của bản án sơ thẩm trước quan điểm kháng cáo (bản án sơ thẩm này phù hợp với quan điểm truy tố của VKS). Nhìn chung, để đảm bảo tranh tụng có chất lượng tốt thì KSV phải đáp ứng được các điều kiện bắt buộc để tranh tụng, phải thực hiện tốt nhiều hoạt động mang tính chất chuẩn bị trước khi tham gia phiên toà, phải có các kỹ năng nghiệp vụ khi tham gia tranh tụng, có tinh thần trách nhiệm, có lương tâm và danh dự nghề nghiệp. 1.1.2 Đặc điểm tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Thứ nhất, Đây là cuộc điều tra công khai với sự tham gia đầy đủ của các chủ thể thuộc bên buộc tội, bên gỡ tội và những nguời tham gia tố tụng khác dưới sự điều khiển của chủ toạ phiên toà và giám sát của Hội đồng xét xử. Tại đây các chứng cứ, tài liệu về vụ án được các chủ thể của các bên và Hội đồng xét xử kiểm 12
- tra, đánh giá công khai trên cơ sở các quy định của pháp luật. Thứ hai, Trong hoạt động tranh tụng luôn có sự bình đẳng của KSV thực hành quyền công tố với bị cáo, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác. Bình đẳng ở đây là bình đẳng trên cơ sở quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng. Sự bình đẳng này không hẳn là sự bình đẳng thực tế về địa vị pháp lý cũng như không có nghĩa là các bên có quyền và nghĩa vụ như nhau do bên bào chữa và bên buộc tội thực hiện các chức năng khác nhau trong TTHS, nhất là tại phiên tòa, sự bình đẳng này được hiểu là bình đẳng về phương diện tố tụng khi cả hai đều có tư cách tố tụng là người tham gia phiên tòa, đều được pháp luật quy định có các quyền ngang nhau để thực hiện hiệu quả các chức năng của mình. Thứ ba, Hoạt động tranh tụng được tiến hành theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, phức tạp và bị hạn chế về mặt không gian (chỉ có thể thực hiện tại phiên toà) và thời gian (trong thời gian diễn ra phiên toà) do pháp luật quy định; HĐXX phải có phương pháp điều hành hợp lý và tọa điều kiện cho việc tranh luận đó tại phiên tòa, tranh việc thiên vị đối với bất kỳ bên nào. Cần xác định rằng vấn đề cơ bản của nguyên tắc tranh tụng là phải tạo ra cơ chế để các bên Nhà nước và bị cáo cũng như Luật sư của họ tranh luận, đưa ra các chứng cứ buộc tội hay gỡ tội. Do đó, tranh luận tại phiên tòa là phần việc rất quan trọng, người bào chữa, bên bị buộc tội và bên buộc tội có quyền tranh luận dân chủ, công khai và bình đẳng theo quy định của Luật TTHS hiện hành. Tranh luận đòi hỏi KSV, Luật sư bào chữa, bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụng khác phải đối đáp về từng vấn đề vấn đề một cách rành mạch, rõ ràng, tránh việc tranh luận chung chung, không đi vào trọng tâm nội dung chủ yếu của vụ án và KSV phải trả lời trực tiếp, không được né tránh nhằm đảm bảo tính minh bạch trong tranh luận. Thứ tư, Trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu đã được kiểm tra, xác minh tại phiên toà và quan điểm, kết quả tranh tụng về án của các bên về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án, Toà án xác định sự thật khách quan và ra phán quyết về vụ án (bản án hoặc quyết định) của HĐXX. Phán quyết của Toà án là hình thức pháp lý ghi nhận kết quả tranh tụng giữa bên buộc tội và bên bào chữa về vụ án. 13
- Phán quyết của HĐXX phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa dù cho kết quả này có thể khác với toàn bộ hoặc một số chi tiết cụ thể trong kết luận điều tra, trong bản cáo trạng truy tố. Trong quá trình xét xử tại phiên tòa hình sự được tổ chức và thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, phần tranh luận tại phiên tòa thường thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng và quan tâm nhiều đến vấn đề các cơ quan và người tiến hành tố tụng thực hiện pháp luật như thế nào đề đảm bảo tính công minh của bản án trong quá trình tranh tụng và sẽ bị nghi ngờ, chê trách nếu bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm cải, sửa và nhất là bị hủy quá nhiều. Điều đó cũng chứng tỏ tranh tụng tại phiên tòa của cấp có án bị hủy là chưa thực hiên tốt. Trên cơ sở tranh tụng, HĐXX xem xét những quan điểm nào được coi là đúng đắn, hợp lý để ra phán quyết một cách khách quan dù có khác biệt gì với kết luận điều tra, cáo trạng quy buộc tội trạng của VKS. 1.1.3 Ý nghĩa của tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Tranh tụng tại phiên tòa là một trong những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự, là vấn đề có tính thời sự được xã hội quan tâm. Tranh tụng tại phiên tòa hình sự không chỉ là yêu cầu của việc bảo đảm tính dân chủ, công bằng giữa những người tham gia tố tụng với Viện kiểm sát, mà kết qủa tranh tụng tại phiên tòa là căn cứ để Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự xác định sự thật vụ án. 1.2. Quy định của pháp luật về tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 1.2.1 Quy định của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Nguyên tắc là tư tưởng có giá trị làm nền tảng, làm cơ sở cho những thiết chế và hoạt động. Nguyên tắc trong một quan hệ pháp luật tố tụng là những tư tưởng pháp lý làm nền tảng, làm cơ sở cho việc xây dựng và thực thi pháp luật trong lĩnh vực tố tụng đó. Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” . Nội hàm của nguyên tắc tranh tụng có các nội dung cơ bản sau: 14