Luận văn Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_trach_nhiem_xa_hoi_cua_doanh_nghiep_theo_phap_luat.pdf
Nội dung text: Luận văn Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ___ NGUYỄN KIM ANH ĐÀO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2016
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ___ NGUYỄN KIM ANH ĐÀO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT HÀ NỘI- 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin tham khảo được sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Trong quá trình hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn quý giá của cán bộ hướng dẫn khoa học, PGS.TS. Nguyễn Như Phát. Thầy đã hết lòng định hướng và tạo điều kiện cho tôi để hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi Thầy lời biết ơn sâu sắc và kính chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe. Nguyễn Kim Anh Đào
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 7 1.1. Khái niệm và bản chất của Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp 7 1.2. Nguồn của chế độ Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp 16 1.3. Nội dung của Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp 21 1.4 Cơ chế thực thi Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp 26 Chương 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 29 2.1 Thực trạng pháp luật về Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam 29 2.2 Thực tiễn thi hành trách pháp luật về Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh 42 Chương 3 : HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 53 3.1 Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp 53 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp 56 KẾT LUẬN 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa BQT Bộ quy tắc ứng xử BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHYT Bảo hiểm y tế (Corporate Social Responsibility ) CSR Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp DN Doanh nghiệp HĐLĐ Hợp đồng lao động NLĐ Người lao động TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo chủ thuyết quản trị đại diện, Milton Friedman cho rằng: “Doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng giá trị cổ đông, trong khuôn khổ luật chơi của thị trường là cạnh tranh trung thực và công bằng” (New York Times tháng 09/1970). Quan điểm này nổi bật các đặc điểm sau: Thứ nhất, DN được tạo ra vì mục đích lợi nhuận. Người quản lý DN đại diện cho chủ sở hữu đứng ra quản lý DN với nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận càng nhiều càng tốt trên cơ sở tuân thủ các quy tắc cơ bản đã được thể hiện trong luật và các nguyên tắc đạo đức xã hội phổ biến. Thứ hai, DN là một thực thể nhân tạo “vô tri vô giác”, do đó, nó không thể tự nhận thức và gánh vác nghĩa vụ đạo đức vốn chỉ hiện diện ở con người vì chỉ duy ở con người mới có lương tâm để suy xét mặt đúng sai của sự việc. Thứ ba, trách nhiệm xã hội là lĩnh vực thuộc về quản lý của nhà nước. Nhà nước với chức năng cung cấp các dịch vụ công đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ lợi ích công cộng. Chỉ có nhà nước mới có đủ quyền lực và thông tin để quyết định việc phân bổ các nguồn lực xã hội kịp thời và đúng đắn. Ở đây xuất hiện sự phân công giữa DN và nhà nước trong đó DN có trách nhiệm tạo ra lợi nhuận, đóng thuế cho nhà nước và nhà nước có trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn lực đó có hiệu quả nhất vì lợi ích công cộng. Nếu DN cũng thực hiện trách nhiệm xã hội thì sẽ có sự trùng lắp và DN đóng vai trò vừa nộp thuế vừa quyết định mục đích để chi tiêu khoản thuế đó. DN trở thành công cụ thưc hiện công vụ và điều này đi ngược lại với mục đích thành lập DN của chủ sở hữu. Đối lập với quan điểm này là quan điểm ủng hộ cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN (CSR). Lập luận được nêu ra rất đơn giản nhưng mang tính thuyết phục. Thứ nhất, khi DN hoạt động, nó trở thành một chủ thể của xã hội có sự tương tác với các chủ thể khác. DN trong sự vận hành của mình sử dụng nguồn lực của xã hội và môi trường tự nhiên vì thế nó sẽ có tác động trở lại và tác động đó có thể tạo 1
- ra ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực. DN phải có ý thức về những tác động từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có trách nhiệm về hành vi của mình đối với xã hội và môi trường. Như vậy, nếu chỉ nhìn nhận đơn giản rằng mục đích duy nhất của DN là lợi nhuận và DN sẽ bù đắp những tác động của mình đối với xã hội bằng việc đóng thuế thì những tác động gây ô nhiễm môi trường, gây tổn hại đến xã hội mà DN gây ra có thể lớn hơn rất nhiều so với những lợi ích do DN mang lại như số tiền thuế hay công việc làm cho NLĐ mà DN tạo ra. Thứ hai, việc thực hiện Trách nhiệm xã hội của DN mang lại nhiều lợi ích cho chính DN. Trước đây, các DN dùng biện pháp đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa làm biện pháp cạnh tranh hữu hiệu để giành lợi thế trên thương trường. Hiện nay, công cụ cạnh tranh phổ biến của các DN chính là củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín, phát triển thương hiệu thông qua việc xây dựng văn hóa DN, đạo đức kinh doanh. Người tiêu dùng hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn coi trọng cách thức sản phẩm, dịch vụ đó được tạo ra. Tính thân thiện với môi trường, tính nhân đạo, lành mạnh, cộng đồng ở các sản phẩm được đề cao và có sức ảnh hưởng lớn đến tính cạnh tranh của DN trên thương trường. Vì vậy, hầu hết các công ty đa quốc gia hiện nay đã chủ động xây dựng và áp dụng các bộ quy tắc ứng xử để phát triển thương hiệu, tăng doanh thu, tăng sự nối kết trong nội bộ DN, giảm chi phí hoạt động và lợi ích đạt được đã được ghi nhận. Khái niệm Trách nhiệm xã hội được giới thiệu lần đầu ở Việt Nam thông qua các tập đoàn đa quốc gia dưới hình thức bộ quy tắc ứng xử của DN với các tiêu chuẩn áp dụng cho toàn bộ nhân viên và đối tác. Một số DN lớn của Việt Nam trong tình hình hội nhập toàn cầu cũng xây dựng các chính sách Trách nhiệm xã hội của DN và thông qua đó đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu và nâng cao uy tín của DN. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của DN vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ và được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Hơn nữa, trong nhiều năm trở lại đây, đạo đức kinh doanh của DN trở thành vấn đề rất được dư luận quan tâm và gây bức xúc trước hàng loạt các vi phạm, xâm hại của DN đến 2
- môi trường và con người ở mức độ nghiêm trọng. Chúng ta có thể điểm qua các sự việc nổi cộm như vụ xả chất thải trực tiếp không qua xử lý của công ty Vedan ra sông Thị Vải, vụ 60 tấn rác thải y tế lây nhiễm và độc hại được Bệnh viện Đa khoa tư nhân Lê Ngọc Tùng (Tây Ninh) chôn lấp trên một khu đất rộng hơn 2.300 m2 trong gần một năm, vụ các sản phẩm của Tân Hiệp Phát có vật lạ và cách hành xử của DN này trước sự việc đó . Trước thực tế đang diễn ra hàng ngày, bên cạnh nhận thức và cam kết của DN đối với xã hội, vấn đề về vai trò quản lý của nhà nước thông qua công cụ pháp luật trong việc định hướng Trách nhiệm xã hội của DN cần được xem xét một cách nghiêm túc về cả lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề Trách nhiệm xã hội của DN, đã được nhiều học giả nghiên cứu và phản ánh ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể kể đến một số sách, bài viết tiêu biểu nghiên cứu về Trách nhiệm xã hội của DN như: - TS. Lê Thanh Hà, 2006, “Trách nhiệm xã hội DN trong vấn đề tiền lương”, Báo Lao động xã hội, số 290, ngày 15/05/2006. - Hoàng Long, 2007, “Trách nhiệm xã hội DN – Động lực cho sự phát triển”, Báo Thương Mại, số 26/2007. - Hồng Minh, 2007, “Trách nhiệm xã hội và đạo đức DN”, Báo Văn hoá và đời sống xã hội, số 2/2007. - Nguyễn Đình Long, Đoàn Quang Thiệu, 2009, “Trách nhiệm xã hội của các DN nhỏ và vừa trong khu vực nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí cộng sản ngày 11/05/2009. - Phạm Thị Huyền Sang, 2015, “Tăng cường vai trò của các tổ chức phi Nhà nước trong thực hiện trách nhiệm xã hội của DN ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật ngày 29/12/2015. -TS. Nguyễn Mạnh Quân, 2004, Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hoá DN”, NXB Lao động Xã hội. Ngoài ra, các nhà khoa học và các tổ chức cũng thực hiện các buổi tham luận, tọa đàm về Trách nhiệm xã hội của DN như: 3
- - Hội thảo “Trách nhiệm Xã hội DN và Chiến lược Truyền thông, kinh nghiệm quốc gia và quốc tế” do VCCI hợp tác với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức ngày 1/4/2009. - Hội thảo “Phương pháp tiếp cận của Châu Á về Trách nhiệm xã hội của DN (CSR), Cơ hội và thách thức trong việc áp dụng thành công CSR” do Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP.HCM (VCCI-HCM) phối hợp cùng Văn phòng đại diện Viện Konrad Adenauer (CHLB Đức) tại Nhật Bản tổ chức ngày 19/11/2014. - Tọa đàm khoa học “Trách nhiệm của DN đối với NLĐ và đối với cộng đồng” do Học viện Khoa học xã hội tổ chức ngày 22/ 5 /2012, nằm trong dự án về Diễn đàn giáo dục quyền con người giữa Viện Khoa học Xã hội Việt Nam với Trung tâm Nhân quyền Na Uy. Bên cạnh đó còn có rất nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ và các công trình nghiên cứu khoa học khác tại các cơ sở giáo dục đại học, sau đại học thực hiện nhằm phản ánh thực tế và thông qua đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị các giải pháp để nâng cao nhận thức của DN về Trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu luật học chuyên biệt về Trách nhiệm xã hội của DN với mục đích hệ thống những nội dung lý luận cơ bản đánh giá thực trạng pháp luật trên cơ sở so sánh từ đó đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm hệ thống những vấn đề lý luận về Trách nhiệm xã hội của DN thông qua việc tìm hiểu về nguyên tắc, căn cứ hình thành pháp luật điều chỉnh Trách nhiệm xã hội của DN, đồng thời đánh giá thực trạng của pháp luật Việt Nam về Trách nhiệm xã hội của DN và tình hình thực hiện thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đưa ra những hạn chế, bất cập của pháp luật và nêu lên các ý kiến nhắm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về Trách nhiệm xã hội của DN. 4
- Để thực hiện mục đích trên, đề tài nêu ra các nhiệm vụ cần phải thực hiện sau đây: - Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp lý về Trách nhiệm xã hội của DN. - Thứ hai, nghiên cứu phân tích một cách có hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về Trách nhiệm xã hội của DN, đánh giá qua thực tiễn thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Thứ ba, thông qua thực tế thực hiện pháp luật tại địa phương, nêu đề xuất các giải pháp đổi mới, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đến Trách nhiệm xã hội của DN. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận văn dựa trên các quan điểm khoa học, khoa học pháp lý về Trách nhiệm xã hội của DN, các quy phạm pháp luật điều chỉnh đến hoạt động của DN có liên quan đến đề tài của luận văn để nghiên cứu các vấn đề đã đặt ra ở Mục đích nghiên cứu 4.2 Phạm vi nghiên cứu: CSR là vấn đề rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực pháp lý. Trong khuôn khổ giới hạn, đề tài nghiên cứu về những vấn đề đang đươc xã hội quan tâm hiện nay là lao động và môi trường. Đề tài nghiên cứu dưới góc độ đánh giá sự điều chỉnh của pháp luật về Trách nhiệm xã hội của DN trên hai lĩnh vực là lao động và môi trường đồng thời đề xuất giải pháp nên thực hiện dưới hình thức là “luật mềm”, tức là giao cho các DN quyền chủ động đưa ra cam kết và thực hiện cam kết về Trách nhiệm xã hội của mình hay luật hóa các tiêu chuẩn về Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp. Luận văn dựa trên các dữ liệu thu thập từ các tài liệu tham khảo, các văn bản pháp luật hiện hành và các báo cáo đánh giá tình hình thực tiễn tại địa phương được công bố gần đây. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
- Nhằm thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra cho nghiên cứu, luận văn áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để phân tích, lập luận và tổng hợp những vấn đề lý luận về Trách nhiệm xã hội DN. - Phương pháp so sánh pháp luật: dùng để so sánh quy phạm pháp luật về Trách nhiệm xã hội ở Việt Nam so với các nước phát triển và đang phát triển. - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: nghiên cứu phân tích từ dữ liệu báo cáo thực tế ở địa phương để đánh giá hiệu quả thực hiện Trách nhiệm xã hội của DN. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về Trách nhiệm xã hội của DN theo pháp luật Việt Nam. Công trình nghiên cứu này sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho các đối tượng muốn tìm hiểu về Trách nhiệm xã hội của DN dưới góc độ khoa học pháp lý, sự tác động qua lại giữa DN và chính sách pháp luật thông qua cách DN thực hiện Trách nhiệm xã hội của mình cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam. 7. Cơ cấu của luận văn Với đề tài “Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”, ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu chia thành ba phần với những nội dung như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp và tình hình thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 6
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và bản chất của Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp DN, theo nghĩa rộng, là tổ chức có tư cách pháp lý/pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động kinh tế, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội. DN là một phần của xã hội, một thực thể sử dụng các nguồn lực của xã hội để tồn tại và phát triển. Bất kỳ hoạt động nào của DN cũng gây ra ảnh hưởng không chỉ lên bản thân của DN mà còn đến xã hội cụ thể là môi trường bên ngoài nơi DN trú đóng. Khi xem xét đến ảnh hưởng của DN đến môi trường bên ngoài, cần phải nhìn thấy môi trường ở đây bao gồm môi trường hoạt động kinh doanh và môi trường xã hội. Ảnh hưởng của DN đến môi trường thể hiện dưới nhiều dạng như: - Sự khai thác các tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho hoạt động của DN. - Ảnh hưởng của DN trong việc cạnh tranh với các đối thủ trong cùng thị trường. - Giải quyết vấn đề lao động tại địa phương thông qua các cơ hội việc làm mà DN cung cấp. - Thay đổi cảnh quan môi trường do DN khai thác nguyên vật liệu hoặc xử lý chất thải. - Phân phối thu nhập bên trong DN giữa chủ DN là các nhà đầu tư, thông qua cổ tức, và NLĐ, thông qua lương và các chế độ. - Mối quan tâm của DN về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. 7
- Từ đó, có thể nhìn thấy DN có những ảnh hưởng rất lớn đến xã hội thông qua hoạt động của mình. Những hoạt động này gây tác động khác nhau và trong một số hoàn cảnh chúng có thể mang lại lợi ích nhưng cũng có thể gây hại trong một số tình huống khác, hoặc trong cùng hoàn cảnh có hoạt động mang lại lợi ích, có hoạt động mang lại nguy hại. Vì những lý do đó, xã hội mong đợi DN có những ứng xử vì lợi ích của toàn xã hội nói chung, phù hợp với các chuẩn mực về đạo đức, văn hóa bên cạnh các yếu tố kinh tế hay lợi ích. Việc DN bù đắp, gìn giữ hoặc gây dựng lại cho xã hội những giá trị đã khai thác sử dụng là điều tất yếu nhằm đảm bảo duy trì liên tục nguồn tài nguyên cung cấp cho DN cũng như cho thế hệ tương lai. Đó là trách nhiệm xã hội của DN. Hiện nay chưa có một định nghĩa duy nhất về trách nhiệm xã hội (CSR) của DN được chấp nhận trên toàn thế giới. Về bản chất, CSR đòi hỏi DN phải quan tâm đến các khía cạnh xã hội, môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, DN vẫn phải đảm bảo chức năng của mình thông qua việc đáp ứng nhu cầu lợi ích nhà đầu tư. DN hiện nay không chỉ mang trách nhiệm tạo ra lợi nhuận đơn thuần mà nó còn phải tự cân bằng giữa lợi ích của nhà đầu tư với lợi ích của khách hàng, NLĐ, và cộng đồng còn gọi là các bên hữu quan. Trên cơ sở đó, quan điểm về CSR của Ngân hàng Thế Giới (WB) là quan điểm được thống nhất lựa chọn xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Theo đó, “Trách nhiệm xã hội của DN (Corporate Social Responsibility - CSR) là sự cam kết của DN đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của NLĐ và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả DN cũng như phát triển chung của xã hội”. 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp Từ khoảng 4.000 năm trước, trải dài trong lịch sử và rộng về phạm vi địa lý, ý niệm Trách nhiệm xã hội được các tôn giáo định nghĩa dưới nhiều dạng hình. Cơ Đốc Giáo có điều luật về “Năm Sabbath” (theo đó việc canh tác thực hiện trong sáu 8
- năm, còn năm thứ bảy phải để đất nghỉ và hoa lợi trong năm đó để cho người nghèo khổ trong cộng đồng và cho thú vật ăn), đạo Hồi thì ủng hộ cho chính sách “Zakat” (Zakat là khoản tiền mà mỗi người khỏe mạnh đóng góp để giúp đỡ cho một số đối tượng nhất định). Từ thế kỷ XVIII, giới thương nhân Nhật Bản đã có triết lý kinh doanh “Sampo Yoshi”- tốt cho người bán, cho người mua và cho xã hội, đề ra yêu cầu DN phải có ý thức chăm sóc cho người dân trong khu vực kinh doanh. Quan điểm hiện đại về Trách nhiệm xã hội của DN có thể nói được đánh dấu từ giữa những năm 1800 với tên tuổi của John H. Patterson khi ông làm dấy lên làn sóng về phúc lợi xã hội trong ngành công nghiệp và John D. Rockefeller lập nên một quỹ từ thiện. Tuy nhiên, mãi đến năm 1953, thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội của DN” lần đầu tiên được đề cập trong quyển sách “Social Responsibilities of the Businessmen” (Tạm dịch: “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân”) của Howard R. Bowen. Từ đó đến nay, Trách nhiệm xã hội của DN đã trở thành một chủ đề gây nhiều tranh luận cho tất cả các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế học, và cả các chính trị gia trên toàn thế giới. Lịch sử phát triển học thuật về CSR có thể được chia thành các cột mốc thời gian như sau: Khoảng từ 1950- 1970 Quyển sách Social Responsibilities of the Businessmen” (Tạm dịch: “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân”) của Howard R. Bowen xuất bản năm 1953 được xem như là quyển sách đầu tiên về CSR với các câu hỏi đặt ra về Trách nhiệm của doanh nhân đối với xã hội thông qua hoạt động kinh doanh của họ. Sau đó, các tranh luận về trách nhiệm của DN đã trải rộng ra từ trách nhiệm tập trung tạo ra lợi nhuận (như M. Friedman, 1962; Hayek, 1944; Levitt, 1958), đến trách nhiệm đối với xã hội (như Mc Guire, 1963), mối quan tâm về các vấn đề đạo đức (Eells & Walton, 1961) và các hoạt động thiện nguyện của DN (Manne & Wallich, 1972). Ý tưởng về CSR ở giai đoạn sơ khởi này dựa trên hai cơ sở. Cơ sở thứ nhất có liên quan đến khế ước xã hội giữa DN và xã hội thể hiện dưới hình thức bộ chỉ dẫn về 9
- các quyền và nghĩa vụ, được gọi là thuyết khế ước xã hội (Social Contract Theory). Cơ sở thứ hai là DN có năng lực để hành động như một tác nhân đạo đức trong xã hội, phản ánh và hỗ trợ cho các giá trị đạo đức, được gọi là thuyết tác nhân đạo đức (Moral Agency Theory) Khoảng từ 1970-1990 Trong những năm 1970, hai khái niệm mới được đưa ra đã đẩy các cuộc thảo luận khoa học về CSR lên vị trí chủ động hơn. Đó là các khái niệm về trách nhiệm công (tập trung vào những phương pháp để đưa những phát hiện từ các cuộc tranh luận về CSR vào các quy trình chính sách công minh bạch, Preston & Post, 1975) và sự đáp ứng xã hội của DN (khả năng và thành ý của của DN trong việc đáp ứng và dự liệu một số nhu cầu và áp lực xã hội, Sethi, 1975). Mặc dù cả hai khái niệm này không tồn tại lâu dài nhưng chúng đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển của khái niệm mới nổi sau đó được Caroll (1979), Wartick và Cochran (1985) và Wood (1991) phát triển, khái niệm về nghĩa vụ xã hội của DN (Corporate Social Performance –CSP). Caroll là người đầu tiên đưa ra mô hình kim tự tháp bốn tầng với bốn nội dung kinh tế, pháp luật, đạo đức và lòng từ thiện trong Nghĩa vụ xã hội của DN. Wartick và Cochran bổ sung bằng việc lập quy trình phân tích để xác định các vấn đề liên quan. Sau đó, Wood tích hợp quy trình và nội dung, hoàn thiện thành một bộ quy tắc cam kết. So với các khái niệm trước đó, ưu điểm của CSP có thể thấy được là nó thúc đẩy sự phát triển các ý tưởng về trách nhiệm xã hội, tích hợp nội dung, quy trình và đánh giá đáp ứng cũng như tạo ra một sự định hướng thực tế hơn. Tuy nhiên, mô hình CSP bị chỉ trích là khó đánh giá thực nghiệm và một số nghiên cứu chỉ ra các mô hình khác nhau cho ra kết quả không thuyết phục. Sự thiếu thuyết phục này được cho là do thiếu rõ ràng về cấp độ đánh giá thích hợp và thiếu định nghĩa chính xác nội dung và đối tượng nhắm đến (Clarkson, 1995; Wood và Jones, 1995). Cuộc tranh luận sau đó phát triển đến mức độ đưa ra khái niệm về các bên hữu quan (stakeholders) là đối tượng thụ hưởng trách nhiệm xã hội của DN, hoặc/và là nạn nhân của các hành vi thiếu trách nhiệm của DN. 10
- Từ 1990-2010 Từ 1990 trở đi, các học giả đã sử dụng thuật ngữ “các bên hữu quan” trong các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Wood và Jones là những người đầu tiên nhận xét về nhu cầu này khi giải thích rằng sự phát triển của các khái niệm trước đó không chỉ ra bất kỳ sự khác biệt nào giữa quyền lợi, mong muốn, trải nghiệm và đánh giá của các đối tượng liên quan. Họ kết luận rằng sự phân biệt chúng là cần thiết, sau đó cùng với sự phát triển các nghiên cứu về thương mại và xã hội, thuật ngữ “các bên hữu quan” đã trở nên thông dụng. Một cuộc tranh biện khác nhằm vào việc sử dụng thuật ngữ “xã hội” ví dụ như trách nhiệm xã hội của DN, đáp ứng xã hội của DN, nghĩa vụ xã hội của DN. Clarkson (1995) nêu lên rằng sự lẫn lộn và hiểu sai về định nghĩa của các thuật ngữ này góp phần tạo nên định nghĩa thiếu thuyết phục và mơ hồ của từ “xã hội”. Từ năm 1990 trở về sau các học giả bắt đầu thảo luận những vấn đề này và hình thành các khái niệm như tư cách công dân của DN (corporate citizenship) (Andriof & McIntosh, 2001; Matten & Crane, 2005; Wood & Logsdon, 2002), phát triển bền vững (sustainability) (Dunphy & Benn, 2003; Hart, 1997; Prahalad & Hart, 2002; Zadek, 2002), và trách nhiệm DN (Corporate responsibility) (Andriof & Waddock, 2002; Waddock, 2002). Việc giới thiệu các thuật ngữ và khái niệm mới mở rộng các cuộc tranh luận cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Nó phản ánh rằng các nghĩa vụ xã hội là giới hạn quá hẹp để phân tích hiệu quả của trách nhiệm DN. Từ 2010 trở về sau Trong vài năm qua, một số ý tưởng sáng tạo liên quan đến trách nhiệm DN đã được thảo luận và thực thi, chẳng hạn như cách tiếp cận giá trị chia sẻ (Porter & Kramer, 2011), tổ chức hỗn hợp (hybrid organization) (Billis, 2010), và các sáng kiến “dưới đáy Kim tự tháp” (Base of Pyramid) (Kolk, Rivera-Santos, & Rufin, 2014; London & Hart, 2011) . Ví dụ, những người ủng hộ các sáng kiến dưới đáy Kim tự tháp đã gắn kết chiến lược phát triển kinh doanh của DN với cộng đồng địa phương để cung cấp cho người tiêu dùng có thu nhập thấp các sản phẩm giá thấp, 11
- lợi nhuận thấp (London & Hart, 2011). Lĩnh vực DN xã hội cũng đã tăng đáng kể với nỗ lực thông qua DN đẩy mạnh mục tiêu xã hội, văn hóa, môi trường và hơn nữa phát triển các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề kinh doanh và xã hội (Arend, 2013; RiveraSantos, Holt, Littlewood, & Kolk, 2015). Đồng thời với những khái niệm truyền thống về trách nhiệm DN, tư cách công dân của DN, và phát triển bền vững đã không chỉ thống trị trong các nghiên cứu học thuật về kinh doanh thương mại mà còn tác động đến các hành động của DN và tiếp tục định hướng cho sự phát triển trong kinh doanh (Matten & Crane, 2005). Điểm chung của nhà hành động CSR và học giả hiện nay là tập trung vào một loạt các vấn đề, bao gồm mở rộng đối tượng thuộc về các bên hữu quan, và thay đổi suy nghĩ về cách kinh doanh truyền thống. 1.1.3 Bản chất và vai trò của Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp Khi nói đến CSR, người ta thường nói đến các khía cạnh hoạt động xã hội, từ thiện của DN. Điều này chỉ phản ánh phần ngọn của CSR. Hoạt động CSR rộng hơn rất nhiều, đó là sự tổng hợp và bổ sung của nhiều yếu tố liên quan khác nhau, mà khi thiếu một trong số đó thì không thể coi là một DN có trách nhiệm xã hội. Theo lý thuyết của Caroll, các yếu tố này hình thành nên mô hình “kim tự tháp” CSR với các nghĩa vụ nằm ở các tầng khác nhau và thứ tự ưu tiên thực hiện sẽ lần lượt từ dưới đáy lên đỉnh. 12
- Hình 1. Mô hình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của Caroll Archie [18, tr.33] Việc thực hiện CSR phải bắt nguồn từ các nghĩa vụ kinh tế, bởi đây là mục tiêu, bản chất, là lý do tồn tại của DN và cũng là cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ tiếp sau của CSR. Tiếp theo là nghĩa vụ pháp luật tức là DN hoạt động dưới sự quản lý của hệ thống pháp luật quốc gia vì thế để tồn tại lâu dài thì DN phải tuân thủ pháp luật. Bên cạnh đó, nội dung CSR chính là các cam kết của DN thông qua hoạt động của mình đem lại lợi ích tốt nhất cho tất cả các bên hữu quan. Tính chất của các cam kết đó là đơn phương tự nguyện nhằm đáp ứng những mong đợi, kì vọng của xã hội, đặt trên sự đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật. Như vậy, tuân thủ pháp luật là tiền đề cơ bản nhất của CSR. Tuy nhiên, để thực hiện tốt CSR, các chuẩn mực pháp lý bắt buộc thi hành chỉ mang giá trị tối thiểu, các giá trị khác vượt ngoài khuôn khổ pháp lý nằm trong khuôn khổ “cam kết tự nguyện” của DN. Vì thế, có thể thấy CSR chính là sự tuân thủ những trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định và đồng thời tự nguyện cam kết để thực hiện những giá trị cao hơn trách nhiệm pháp lý. Đây chính là bản chất “luật mềm” của CSR, là “các quy tắc ứng xử, trên nguyên tắc, không có hiệu lực ràng buộc pháp lý, nhưng vẫn có thể có hiệu quả thiết thực" (tạm dịch từ “rules of conduct which, in principle, have no legally binding force but which nevertheless may have practical effects”). Với hình thức tự 13
- nguyện, CSR rất linh hoạt, dễ điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của DN trong từng giai đoạn. CSR không phải là một gánh nặng bắt buộc DN phải thực hiện mà ngược lại, khi được thực hiện một cách tự nguyện và có chủ ý, CSR mang lại lợi ích lớn không chỉ đối với DN. Ngoài ra, CSR cũng đóng vai trò quan trọng đối với chính sách pháp luật trong nước. Cụ thể: Vai trò thứ nhất của CSR đối với pháp luật là CSR bảo đảm cho pháp luật được thực thi. Mặc dù mang bản chất là luật mềm, là các cam kết đơn phương tự nguyện nhưng nội dung của các cam kết đó có điểm xuất phát tối thiểu từ các quy định pháp luật. Đối với DN, để thực hiện tốt CSR thì trước hết phải tuân thủ pháp luật. CSR là những cam kết về trách nhiệm được mở rộng từ những quy định bắt buộc của pháp luật vì vậy không có chuyện CSR bỏ qua các quy định của “luật cứng”. CSR bắt nguồn từ tiền đề rằng các DN sẽ áp dụng pháp luật đầy đủ với tư cách một công dân gương mẫu (citizenship), vì vậy sẽ không có CSR nếu DN không thực hiện tư cách công dân. Ngược lại các DN mang tư cách công dân thì sẽ không cố gắng trốn tránh việc thi hành pháp luật, đặc biệt là liên quan đến quyền con người, môi trường và quan hệ lao động. Vai trò thứ hai là CSR mở rộng "pháp luật" xuất phát từ hai nguyên nhân sau: Thứ nhất, do áp lực của toàn cầu hóa và vai trò ngày càng lớn mạnh của các tập đoàn đa quốc gia. Ngày nay, trong nền kinh tế thế giới, các tập đoàn đa quốc gia đóng vai trò chủ đạo tác động đến sự tăng trưởng kinh tế thông qua các hoạt động đầu tư, thương mại, phát triển công nghệ, tài chính, hạ tầng và nhân lực Trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, các tập đoàn đa quốc gia trở thành các đối tác ưu tiên của chính phủ mọi quốc gia, kể cả quốc gia phát triển, đang phát triển và chưa phát triển. Ảnh hưởng của chúng đến kinh tế và chính sách phúc lợi xã hội tại quốc gia được đầu tư rất rõ nét. Sức mạnh tài chính, công nghệ của các tập đoàn đa quốc gia và sự khao khát thu hút đầu tư của các nước đang phát triển đã trao cho các tập đoàn ưu thế trong việc thương lượng về ưu đãi đầu tư. Các tập đoàn có thể gây áp lực lên các quốc gia nhận đầu tư để đạt được các chính sách ưu đãi như lương tối 14
- thiểu, các phúc lợi xã hội, chuyển giao công nghệ, thuế Mức đầu tư càng lớn thì mức độ lệ thuộc của quốc gia được đầu tư vào tập đoàn càng lớn. Vì thế, ở một góc độ nào đó thì nhà nước phải nhượng bộ trước yêu sách của các tập đoàn đa quốc gia, do đó pháp luật cũng có những tác động bị hạn chế. Thứ hai, do sự chênh lệch giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia. Tập đoàn đa quốc gia với đặc tính là DN hoạt động xuyên biên giới, đa quốc gia, và pháp luật tác động lên chúng là pháp luật tại quốc gia chủ đầu tư, nơi đặt trụ sở chính hoặc/và pháp luật ở các quốc gia được đầu tư, nơi các chi nhánh tập đoàn hoạt động. Sự lưỡng phân này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và lợi nhuận của tập đoàn mà còn phản ánh sự khác biệt đáng kể về tiêu chuẩn được áp dụng giữa quốc gia nơi đặt trụ sở chính và các quốc gia nơi đặt các công ty con, nơi thường có những tiêu chuẩn pháp lý thấp hơn. Hơn nữa, nếu thiếu sự kết hợp phù hợp thì có thể xảy ra xung đột pháp luật giữa pháp luật quốc gia, nơi đặt trụ sở chính hoặc luật ở các quốc gia nơi có các chi nhánh tập đoàn hoạt động trong việc áp dụng các tiêu chuẩn lao động, quy định hợp đồng, quản lý Từ hai nguyên nhân trên, các tập đoàn đa quốc gia, đối tượng điều chỉnh của pháp luật, sẽ phụ thuộc vào khuôn khổ pháp lý quốc tế chung quy định về các hành động kinh doanh phù hợp với sự phát triển bền vững toàn cầu - thông qua nội dung chính sách CSR, và có thể đóng góp vai trò tích cực trong việc khuyến khích thực hiện các chính sách trong quản lý và kinh doanh có trách nhiệm - thông qua việc thực hiện chính sách CSR. Từ đó, các chính sách và các công cụ CSR cuối cùng có thể trở thành một khuôn khổ quan trọng để tham chiếu đến chính sách pháp luật. Khi các hoạt động CSR đạt đến mức độ rõ ràng phù hợp với mục tiêu chính sách công, các hoạt động trong lĩnh vực công thì chúng sẽ trở thành tác nhân tác động đến pháp luật và đôi khi còn là đóng vai trò dẫn đường cho các thay đổi của pháp luật. 15