Luận văn Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển

pdf 104 trang vuhoa 25/08/2022 9360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_trach_nhiem_cua_nguoi_van_chuyen_hang_khong_ve_nhun.pdf

Nội dung text: Luận văn Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VỀ NHỮNG THIỆT HẠI XẢY RA ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VỀ NHỮNG THIỆT HẠI XẢY RA ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Huy Cƣơng Hà Nội - 2013
  3. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined. MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 MỞ ĐẦU 6 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VỀ NHỮNG THIỆT HẠI XẢY RA ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN 12 1.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm của ngƣời vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. 12 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. 12 1.1.2.Đặc điểm trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển. 15 1.2. Cơ sở của trách nhiệm của ngƣời vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. 18 1.2.1.Các thành tố của cơ sở 18 1.2.2.Thiệt hại 19 1.2.3.Vi phạm 21 1.2.4.Quan hệ nhân quả 23 1.2.5.Lỗi 24 1.3.Giới hạn trách nhiệm 28 1.3.1.Khái niệm: 28 1
  4. 1.3.2.Nội dung của giới hạn trách nhiệm 30 Chƣơng 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VỀ NHỮNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN 39 2.1. Nguyên tắc xác định trách nhiệm: 39 2.1.1 Thời hạn trách nhiệm: 40 2.1.2. Cơ sở của trách nhiệm 42 2.1.3. Giới hạn trách nhiệm 43 2.2. Áp dụng mức giới hạn trách nhiệm của ngƣời vận chuyển 45 2.2.1. Trách nhiệm của người vận chuyển khi xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách cũng như gây hư hỏng, mất hành lý xách tay, hành lý ký gửi và hàng hóa. 46 2.2.2. Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không khi vận chuyển chậm hành khách, hành lý, hàng hóa của hành khách mà phát sinh thiệt hại. 52 2.3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của ngƣời vận chuyển hàng không 59 2.3.1. Vai trò và tính tất yếu của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không 61 2.3.2. Phân loại và cơ sở pháp lý của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không 65 2.3.3. Thực trạng sự phát triển bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không hiện nay ở Việt Nam. 68 2.4. Giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của ngƣời vận chuyển hàng không về thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển: 71 2.4.1.Văn bản luật quốc tế: 74 2.4.2.Văn bản luật quốc gia: 76 2
  5. CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VỀ NHỮNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 78 3.1. Đánh giá quy định của pháp luật 78 3.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ 79 3.1.2. Đánh giá mức độ tương thích của hệ thống pháp luật hàng không Việt Nam hiện nay đối với các điều ước quốc tế. 83 3.2. Một số kiến nghị 87 3.2.1. Sửa đổi và hoàn thiện luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 89 3.2.2. Vai trò của các cơ quan ban ngành liên quan 93 3.2.3. Tầm quan trọng của việc tuyên truyền pháp luật hàng không 96 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 3
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BTTH: Bồi thường thiệt hại 2. BHHK: Bảo hiểm hàng không 3. BHTNDS: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 4. GTVT: Giao thông vận tải 5. HKDD: Hàng không dân dụng 6. HKVN: Hàng không Việt Nam 7. KT –XH: Kinh tế - xã hội 8. IATA: Hiệp hội vận chuyển hàng không Quốc tế 9. ICAO: Tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế 4
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với vô vàn những khó khăn thử thách, muốn phát triển bền vững chúng ta cần hoàn thiện mình về mọi mặt trong đó có ngành hàng không dân dụng. Ngành hàng không dân dụng mặc dù ra đời muộn nhưng đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ và mang lại những ý nghĩa không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả chính trị, ngoại giao, trao đổi khoa học công nghệ, giao lưu văn hóa Luật hàng không dân dụng Việt Nam được xây dựng đã đánh dấu sự chú ý đúng mức của Đảng, Nhà nước và các nhà làm luật đối với lĩnh vực hàng không. Từ khi được thông qua và trong quá trình áp dụng vào thực tiễn luật hàng không dân dụng Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện nhưng so với sự chuyển mình nhanh chóng của ngành hàng không thì luật này vẫn còn tồn tại vướng mắc trong đó có quy định về trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển. Thêm vào đó, hiện nay thiệt hại của hành khách trên thực tế xảy ra rất nhiều mà trách nhiệm của người vận chuyển đôi khi chưa được xác định thỏa đáng khiến cho vần đề về trách nhiệm này của người vận chuyển trở thành một vấn đề thời sự nóng hổi được rất nhiều người quan tâm. Cho nên việc nghiên cứu để đưa ra quy định rõ ràng, hợp lý vấn đề trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển để áp dụng vào thực tiễn sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của ngành hàng không, ngành du lịch nước ta, sự nhìn nhận của bạn bè thế giới- họ sẽ yên tâm hơn khi thực hiện những chuyến bay đến Việt Nam với một cơ chế pháp lý bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho khách hàng Vì vậy, tác giả đã quyết định lựa chọn đề 6
  8. tài “trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại đối với hành khách trong quá trình vận chuyển” là đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết về những vấn đề liên quan đến nội dung trách nhiệm của người vận chuyển hàng không. Tuy nhiên, những đề tài này hầu hết đều được nghiên cứu từ trước khi luật HKDD năm 2006 của Việt Nam ra đời, ngoài ra vấn đề này cũng không được đặt thành một đề tài riêng để đi sâu nghiên cứu và làm rõ mà chủ yếu là những tìm hiểu được phát biểu đan xen trong các đề tài khác có liên quan. Cụ thể: Trong khóa luận tốt nghiệp của tác giả Lê Văn Lân với đề tài: “Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hàng không Việt Nam đối với hành lý, hàng hóa và tư trang của hành khách” tác giả cũng có nêu lên một số quy định của pháp luật hàng không về trách nhiệm của người vận chuyển về thiệt hại đối với hành lý, hàng hóa và tư trang của hành khách nhưng đi sâu vào xem xét về việc bảo hiểm trách nhiệm này và nó cũng chỉ đề cập đến một phần thiệt hại của hành khách chứ không bao gồm tất cả các thiệt hại hành khách có thể gặp phải trong quá trình vận chuyển như đề tài: “trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển” - thiệt hại mà đề tài này đề cập còn có cả tính mạng, sức khỏe của hành khách hay trường hợp thiệt hại do vận chuyển chậm. Tiếp đến trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Thái viết về đề tài: “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không” có đề cập đến vấn đề trách nhiệm của người vận chuyển nhưng chỉ đối với thiệt hại của hàng hóa trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa thông thường mà thôi. Ngoài ra có thể kể đến công trình nghiên cứu “một số vấn đề về luật hàng không”, của PGS.TS Ngô Huy Cương là công trình nghiên cứu và đánh 7
  9. giá một cách đầy đủ và toàn diện về các vấn đề liên quan đến luật hàng không. Tuy nhiên, vì là một công trình bao quát nên không thể nghiên cứu một cách chi tiết, sâu rộng về trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển được. Còn luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Trần Thu Hằng viết đúng năm luật HKDD Việt Nam ra đời – năm 2006 với nội dung “Một số vấn đề pháp lý về vận chuyển hàng không quốc tế” mặc dù có đề cập chi tiết hơn quy định của cả pháp luật quốc gia và quốc tế về trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển nhưng vẫn còn chưa phân tích được sâu sắc do đó cũng chỉ là một nội dung nhỏ của đề tài, cũng chưa nêu lên được hạn chế của pháp luật khi quy định về trách nhiệm này và không có những kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Riêng tác phẩm “Trách nhiệm của người chuyên chở đường biển và đường hàng không quốc tế”, của tác giả Vũ Sĩ Tuấn đã đi sâu vào nghiên cứu trách nhiệm của người vận chuyển hàng không nhưng là trách nhiệm chung chứ không chỉ là trách nhiệm về những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển và nó được xuất bản năm 2002 khi luật HKDD Việt Nam năm 2006 chưa ra đời nên thiếu tính thời sự Sau khi xem xét thấy tình hình nghiên cứu đề tài liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển hiện nay là vẫn còn nhiều hạn chế. Trong khi đó luật hàng không Việt Nam quy định về vấn đề này chưa hoàn thiện vì thế tác giả cho rằng cần thiết phải có một công trình nghiên cứu độc lập và sâu sắc hơn về vấn đề này nên đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nói trên làm luận văn thạc sĩ luật học với hi vọng đóng góp được một công trình khoa học hữu ích cho việc học tập nghiên cứu về sau. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 8
  10. +) Mục đích của đề tài Với những ý nghĩa đã nêu, mục đích đề tài tác giả xác định cũng để đảm bảo ý nghĩa của nó. Thứ nhất, Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển trên phương diện lý luận và thực tiễn; Thứ hai, Xem xét các quy định của pháp luật quốc tế và trong nước về vấn đề đó để thấy được mức độ tương thích, sự hình thành và phát triển của những quy định đó giữa hai hệ thống qua các thời kỳ. Thứ ba, Từ quá trình nghiên cứu đề xuất các kiến nghị, các giải pháp pháp lý khi quy định trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển trong pháp luật Việt Nam. +) Nhiệm vụ của đề tài Từ ý nghĩa và mục đích đề tài đã đặt ra nhiệm vụ của đề tài được xác định là phải thực hiện được mục đích kể trên làm bật lên được ý nghĩa của đề tài. Đề tài phải được nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống, khoa học và có chiều sâu. Đề tài phải làm bật lên được tính thời sự và cần thiết của nó, thực sự là một đề tài có tính ứng dụng vào thực tiễn, có thể trở thành công cụ cho học tập, nghiên cứu về sau 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luật HKDD Việt Nam quy định rất nhiều vấn đề xoay quanh các mối quan hệ pháp lý của hoạt động hàng không dân dụng. Đề tài: trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại đối với hành khách trong quá trình vận chuyển – là một đề tài hẹp vì nó chỉ đề cập đến quan hệ trách nhiệm của người vận chuyển hàng không. Ngay tên đề tài cũng đã thể hiện rõ 9
  11. được phạm vi nghiên cứu của luận văn. Theo đó, luận văn chỉ tập trung xem xét những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. Cần lưu ý rằng trách nhiệm của người vận chuyển hàng không thì rất nhiều nhưng trách nhiệm đối với thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển là loại trách nhiệm quan trọng bậc nhất và có rất nhiều điều cần phải xem xét nghiên cứu. Cụ thể trong luận văn tác giả sẽ đi vào xem xét khái niệm và một vài đặc điểm của trách nhiệm này bên cạnh đó đi sâu tìm hiểu và đánh giá những quy định trong pháp luật hiện hành đồng thời đưa ra một vài ý kiến đóng góp hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm của người vận chuyển hàng không nói trên. 5. Phƣơng pháp tiếp cận vấn đề Phương pháp là cách thức sử dụng khi xem xét, nghiên cứu một vấn đề. Mỗi người khác nhau có thể có cách tiếp cận, đánh giá khác nhau về các vấn đề nhưng rõ ràng muốn khai thác vấn đề nào đó một cách triệt để thì không thể tiếp cận nó một cách máy móc, nhìn nhận vấn đề phiến diện cẩu thả được. Với đề tài đã lựa chọn nêu trên cần vận dụng cả phương pháp chung cũng như phương pháp chuyên ngành. Cụ thể như phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, điều tra xã hội học tùy từng khía cạnh vấn đề mà có sự vận dụng linh hoạt. Về phương pháp so sánh nó được áp dụng khi xem xét quy định của các văn bản pháp luật hàng không qua các thời kỳ và văn bản pháp luật hàng không quốc gia với công ước quốc tế. Khi trình bày các quy định của pháp luật tác giả không dừng lại ở mức tổng hợp các quy định rồi nêu ra mà còn có những đánh giá phân tích từng điều khoản.Về phương pháp thống kê, điều tra xã hội học tác giả đã sử dụng khi tìm hiểu một số vi phạm của người vận chuyển hàng không và hành khách cũng như khi điều tra mức độ hiểu biết pháp luật hàng không của người sử dụng dịch vụ 10
  12. hàng không Nói chung khi trình bày các vấn đề giữa các phương pháp cũng có sự đan xen kết hợp chứ không đơn thuần phân tích chỉ là phân tích, tổng hợp chỉ là tổng hợp. Đồng thời trong quá trình thực hiện đề tài cũng phải luôn dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng để tiếp cận được toàn diện và sâu sắc hơn mọi mặt của vấn đề. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn đã có những điểm mới sau đây: - Nêu được khái niệm và đặc điểm trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển - Trình bày đầy đủ có hệ thống các quy định của văn bản pháp luật quốc tế và trong nước quy định về loại trách nhiệm kể trên. - Trên cơ sở những so sánh, đánh giá quy định của pháp luật trong nước qua các thời kỳ và mức độ tương thích giữa những quy định của pháp luật quốc gia và công ước quốc tế, luận văn đã có một vài kiến nghị sửa đổi quy định của luật HKDD Việt Nam năm 2006. 7. Kết cấu của luận văn gồm 3 phần: ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chính gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. Chƣơng 2: Pháp luật Việt Nam điều chỉnh trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển. Chƣơng 3: Đánh giá quy định pháp luật về trách nhiệm của người vận chuyển đối với thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển và một số kiến nghị. 11
  13. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VỀ NHỮNG THIỆT HẠI XẢY RA ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN 1.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm của ngƣời vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm của ngƣời vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển là trách nhiệm dân sự và cụ thể hơn nữa là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển. Trước khi tìm hiểu một cách cặn kẽ nội dung của trách nhiệm này cần phải hiểu rõ một số khái niệm liên quan đến phạm vi vấn đề sau đây: Thứ nhất, khái niệm trách nhiệm BTTH: theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm BTTH được BLDS năm 2005 quy định tại Điều 307 về trách nhiệm BTTH nói chung và chương XXI về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm BTTH mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý đã cho thấy rằng mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì 12
  14. chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại. Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm BTTH là một hình thức của trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Thứ hai, khái niệm người vận chuyển hàng không: người vận chuyển hàng không bao gồm người vận chuyển hàng không phát hành vận đơn hàng không và tất cả những người vận chuyển trực tiếp hoặc cam kết vận chuyển hàng hóa hoặc thực hiện bất kỳ các dịch vụ nào khác liên quan đến việc vận chuyển. Hay nói cách khác người vận chuyển hàng không là người xuất vé và tất cả các người vận chuyển hàng không vận chuyển và cam kết vận chuyển hành khách và hành lý của hành khách hoặc thực hiện hay cam kết thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến việc vận chuyển bằng đường không đó. [18] Thứ ba, khái niệm hành khách: hành khách ở đây được hiểu là bất kỳ người nào, ngoại trừ tổ bay, được vận chuyển hoặc sẽ được vận chuyển trên tàu bay với sự đồng ý của người vận chuyển. Thứ tƣ, khái niệm hành lý: hành lý được hiểu là những vật phẩm, đồ dùng và tư trang của hành khách được xem là cần thiết hoặc thích hợp cho việc mang, sử dụng, cho sự thoải mái hoặc tiện lợi trong chuyến đi. Trừ khi được xác định khác đi, hành lý bao gồm hành lý ký gửi và hành lý xách tay của hành khách. Trong đó, hành lý ký gửi là hành lý của hành khách được chuyên chở trong tàu bay mà người vận chuyển chịu trách nhiệm bảo quản và xuất thẻ hành lý; hành lý xách tay là bất kỳ hành lý nào của hành khách không phải là hành lý ký gửi. Hành lý xách tay được phép mang theo lên cabin máy bay cùng với hành khách và do hành khách tự bảo quản trong suốt chuyến đi. Liên 13
  15. quan đến khái niệm hành lý còn có khái niệm về thẻ hành lý; vé hành lý; hành lý miễn cước; hành lý tính cước và vé. Cụ thể: - Thẻ hành lý: là chứng từ do người vận chuyển ban hành cho các mục đích: nhận biết hành lý; xác định hành trình của hành lý; xác định tính chất, trạng thái của hành lý; là cơ sở để hành khách khiếu nại hãng vận chuyển khi có bất thường xảy ra đối với hành lý. - Vé hành lý: là phần của vé hành khách và hành lý có liên quan đến việc vận chuyển hành lý ký gửi của hành khách. - Hành lý miễn cước: là lượng hành lý mà hành khách được phép mang theo không phải trả tiền cước phí vận chuyển và hành lý phải tuân thủ các điều kiện và giới hạn được nêu trong qui định của người vận chuyển. - Hành lý tính cước: là lượng hành lý vượt quá mức hành lý miễn cước cho phép. Hành khách phải trả cước phí cho số hành lý vượt quá này theo phương thức nêu trong qui định của người vận chuyển. - Vé: là chứng từ được mang tên “vé hành khách và hành lý ký gửi” do người vận chuyển hoặc người thay mặt người vận chuyển xuất và bao gồm điều kiện hợp đồng và các bị chú cùng các tờ vận chuyển và tờ hành khách ở trong đó. Thứ năm, khái niệm hàng hóa: hàng hóa là bất kỳ thứ gì được chuyên chở trên máy bay ngoại trừ bưu kiện, hành lý ký gửi hoặc hành lý xách tay mà người vận chuyển chịu trách nhiệm bảo quản và xuất vận đơn hàng không (AWB=Air Waybill) (Theo định nghĩa của The Air Cargo Tariff Rules – TACT – April 1999 issue 48 của IATA). Vận đơn hàng không là chứng từ dành cho việc vận chuyển hàng hóa. Tất cả hàng hóa được vận chuyển, tất cả những kiện hàng nào được để trên máy bay dù được trả cước hay không trả cước đều phải có vận đơn hàng không kèm theo.[18] 14
  16. Thứ sáu, khái niệm tư trang của hành khách: tư trang là những vật dụng mà hành khách mang theo lên khoang hành khách và được hành khách tự bảo quản cùng với hành lý xách tay ví dụ như tiền, vàng, giấy tờ tùy thân Ngoài những khái niệm trên tác giả cũng thấy cần thiết phải làm rõ cụm từ “trong quá trình vận chuyển” tức thời hạn trách nhiệm là điều khoản quy định trách nhiệm của người vận chuyển về mặt thời gian và không gian. Theo đó, đối với hành lý và hàng hóa giai đoạn được vận chuyển bằng tầu bay ở đây bao gồm toàn bộ thời gian mà hành lý và hàng hóa nằm trong sự bảo quản của người vận chuyển không kể nó ở tại sân bay, trên tầu bay, hay trong trường hợp tầu bay hạ cánh ở ngoài sân bay hoặc ở bất kỳ nơi nào khác. Việc vận chuyển bằng tầu bay không bao gồm việc vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, hay đường sông, nhưng nếu việc vận chuyển đó là việc thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng không, nhằm mục đích lấy hàng, giao hàng hay chuyển tải, thì bất kỳ thiệt hại nào cũng được coi là xảy ra trong khi vận chuyển hàng không. Đối với hành khách, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại thân thể của họ xảy ra trên tầu bay hay trong toàn bộ phạm vi hoạt động nhằm lấy khách và trả khách. Hoạt động nhằm lấy khách và trả khách phải được hiểu là từ thời điểm hành khách bước ra sân đậu để lên tầu bay (hoạt động lấy khách) và từ thời điểm hành khách bước ra khỏi tầu bay cho đến khi ra khỏi sân đậu (hoạt động trả hành khách); hoặc từ thời điểm hành khách bước ra khỏi đường ống để vào nhà ga (trả khách), trừ khi người vận chuyển có cam kết đặc biệt. [18] 1.1.2. Đặc điểm trách nhiệm của ngƣời vận chuyển hàng không đối với những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển. 15
  17. Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển cũng là một loại trách nhiệm dân sự nên nó cũng có những đặc điểm chung của trách nhiệm dân sự là do luật dân sự điều chỉnh; luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng; được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước; được cấu thành bởi các yếu tố lỗi, hành vi vi phạm, thiệt hại thực tế, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra Đồng thời trong phạm vi là trách nhiệm của người vận chuyển hàng không nó cũng mang những đặc điểm riêng biệt sau: Thứ nhất, trách nhiệm của người vận chuyển hàng không được điều chỉnh bởi các công ước quốc tế về vận chuyển hàng không, luật hàng không dân dụng và các văn bản liên quan. Trong các văn bản này vấn đề trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển được quy định khá cụ thể, ví dụ như vấn đề về thời hạn trách nhiệm; cơ sở của trách nhiệm hay giới hạn trách nhiệm Thứ hai, vận chuyển hàng không có thể xảy ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia nhưng cũng có thể xảy ra ở nhiều lãnh thổ nên khi phát sinh tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển hàng không vấn đề cơ quan nào thuộc quốc gia lãnh thổ nào có thẩm quyền xem xét cũng là một vấn đề phức tạp và thường được luật pháp mỗi quốc gia quy định rất cụ thể để tránh phát sinh tranh chấp hay mâu thuẫn về thẩm quyền nó khác với những loại trách nhiệm đơn thuần chỉ do luật quốc gia điều chỉnh. Thứ ba, Do đặc tính của việc vận chuyển trên không nên khách hàng của người vận chuyển phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt khi sử dụng dịch vụ vận chuyển này. Vì vậy việc xác định lỗi trong trách nhiệm của người vận chuyển hàng không thường rất chặt chẽ và là cơ sở quan trọng để người vận chuyển được miễn giảm trách nhiệm của mình khi có thiệt hại xảy ra với hành khách. 16
  18. Thứ tƣ, Căn cứ vào những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển mà người vận chuyển có thể phải chịu trách nhiệm có thể phân loại trách nhiệm của người vận chuyển gồm có: - Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh do việc gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của hành khách. - Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh do gây hư hỏng, thiếu hụt, mất mát hành lý, hàng hóa của hành khách. - Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh do vận chuyển chậm hành khách; hành lý, hàng hóa của hành khách. - Trách nhiệm của người vận chuyển với thiệt hại về hành lý (tài sản) hành khách tự trông giữ. Thứ năm, trách nhiệm của người vận chuyển hàng không được quy định giới hạn rất rõ ràng và có đơn vị tính đặc biệt. Ví dụ: ở Việt Nam mức giới hạn bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách là một trăm nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách. Đơn vị tính toán này là đơn vị tiền tệ do quỹ tiền tệ thế giới xác định và được quy ước là quyền rút vốn đặc biệt. Thứ sáu, vận chuyển hàng không thường ít xảy ra rủi ro nhưng khi xảy ra rủi ro thì hậu quả lại vô cùng nghiêm trọng vì vậy để đảm bảo thực hiện trách nhiệm của người vận chuyển pháp luật đã quy định bắt buộc người vận chuyển phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe của hành khách, việc mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hành lý hàng hóa và do vận chuyển chậm hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm khác đến mức giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển Tóm lại, trên đây chính là sáu đặc điểm cơ bản khác biệt của trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại đối với hành khách trong quá trình vận chuyển so với các loại hình trách nhiệm dân sự khác. 17
  19. 1.2. Cơ sở của trách nhiệm của ngƣời vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. 1.2.1. Các thành tố của cơ sở Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như trong nước. Trải qua thời gian nội dung này còn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn khách quan. Đầu tiên phải kể đến là hệ thống công ước Vácsava - cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh việc giải quyết và thực hiện trách nhiệm dân sự trong vận chuyển hàng không quốc tế. Theo công ước Vácsava năm 1929, người vận chuyển chịu trách nhiệm đối với hành khách trong trường hợp họ bị chết, bị thương hoặc bị hủy hoại thân thể. Đồng thời, người vận chuyển cũng phải chịu trách nhiệm trong vận chuyển hàng hóa, hành lý nếu xảy ra thiệt hại mất mát, hư hỏng, hủy hoại trong quá trình vận chuyển. Trong trường hợp vận chuyển chậm trễ , người vận chuyển hàng không cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu phát sinh thiệt hại. Sau công ước Vácsava năm 1929, xuất hiện một loạt các điều ước quốc tế bổ sung và thay đổi công ước này như nghị định thư Lahay năm 1955; công ước bổ sung Guadalajara năm 1961; nghị định thư Guatemala năm 1971 và bốn nghị định thư Montreal 1975. Trong hệ thống công ước Vácsava quy định trách nhiệm giới hạn của người vận chuyển (giới hạn bồi thường cao nhất). Điều này thể hiện quan điểm và chính sách bảo hộ đặc thù của các quốc gia đối với các hãng hàng không quốc gia của mình. Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không là trách nhiệm dựa trên cơ sở lỗi; thủ tục và trình tự bồi thường thiệt hại cũng được quy định trong hệ thống này. 18
  20. Ở nước ta, luật hàng không dân dụng Việt Nam cũng đã được ban hành để điều chỉnh một số vấn đề pháp lý liên quan đến vận chuyển hàng không. Luật hàng không dân dụng Việt Nam ra đời lần đầu tiên vào năm 1991; năm 1995 thì được sửa đổi và bổ sung. Hiện nay, luật năm 1991 đã được thay thế bằng luật hàng không dân dụng năm 2006, bao gồm 10 chương với 202 điều. Trong đó, chương VII quy định về trách nhiệm dân sự và cũng đặt ra các vấn đề về thời hạn trách nhiệm, cở sở trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển hàng không. Rõ ràng Hệ thống công ước Vácsava và luật hàng không dân dụng Việt Nam đều cho thấy cơ sở của trách nhiệm là dựa trên những thành tố về thiệt hại thực tế xảy ra; hành vi vi phạm; quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại; lỗi. 1.2.2. Thiệt hại Để xác định trách nhiệm bồi thường là phải có thiệt hại thực tế xảy ra hay nói cách khác thiệt hại thực tế chính là cơ sở đầu tiên của trách nhiệm bồi thường. Đó có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách; thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hành lý hàng hóa của hành khách hay thiệt hại do vận chuyển chậm hành khách, hành lý và hàng hóa Những thiệt hại này đều được quy định cụ thể trong công ước Vácsava năm 1929 cũng như luật hàng không dân dụng Việt Nam các thời kỳ. Cụ thể: Công ước Vácsava, điều 17 quy định: “Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành khách chết hoặc bị thương hoặc bất kỳ thương tích về thân thể nào của hành khách, nếu tai nạn gây ra thiệt hại xảy ra ở máy bay hoặc quá trình lên xuống máy bay.” 19
  21. Điều 18, khoản 1: “Người chuyển chở phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra trong trường hợp hàng hóa, hoặc hành lý ký gửi bị phá hủy hay mất mát, hư hỏng nếu sự việc xảy ra trong quá trình chuyển chở hàng không”. Điều 19: “ Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do chậm trễ xảy ra trong quá trình vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa.” Những cơ sở này cũng được quy định tương tự trong luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 tại Chương VII, điều 160 về bồi thường thiệt hại cho hành khách; điều 161 bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý; điều 164 bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm. Điều cần lưu ý ở đây chính là việc xác định thiệt hại thực tế, thế nào là thiệt hại thực tế? thiệt hại thực tế khác với thiệt hại được kê khai như thế nào? Có nhiều trường hợp khi ký gửi hành lý và hàng hóa hành khách đã làm thủ tục kê khai giá trị của hành lý và hàng hóa đó. Khi xảy ra thiệt hại thì giá trị đã kê khai này được sử dụng để xem xét thiệt hại thực tế của hành khách. Thiệt hại thực tế có thể chính là thiệt hại đã được hành khách kê khai nhưng cũng có thể không phải vì có nhiều trường hợp hành khách kê khai giá trị hành lý, hàng hóa ký gửi của mình cao hơn giá trị thực tế của chúng vì một vài lý do nào đó. Tất nhiên việc chứng minh giá trị hành lý, hàng hóa đã được kê khai cao hơn giá trị thiệt hại thực tế sẽ thuộc về người vận chuyển để họ được hưởng việc bồi thường theo đúng thiệt hại thực tế, nếu người vận chuyển không chứng minh được thì rõ ràng họ phải bồi thường theo giá trị hành khách đã kê khai trước khi có thiệt hại xảy ra và tất nhiên là khoản bồi thường sẽ không vượt quá giới hạn bồi thường theo luật định. Như vậy, nguyên tắc bồi thường theo thiệt hại thực tế là nguyên tắc được áp dụng khi xảy ra thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển của người vận chuyển hàng không. 20