Luận văn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Pháp luật và thực tiễn xét xử tại Cà Mau

pdf 76 trang vuhoa 24/08/2022 16021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Pháp luật và thực tiễn xét xử tại Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_trach_nhiem_boi_thuong_thiet_hai_ngoai_hop_dong_pha.pdf

Nội dung text: Luận văn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Pháp luật và thực tiễn xét xử tại Cà Mau

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÂM VĂN ĐOÀN TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÂM VĂN ĐOÀN TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ PHƢƠNG DIỆP TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Lâm Văn Đoàn mã số học viên: 7701250441A là học viên lớp LOP-K25- MBL-CaMau; Khóa K25-2 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Pháp luật và thực tiễn xét xử tại Cà Mau". (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Lâm Văn Đoàn
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU 3 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 7 1.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 7 1.1.1. Khái niệm 7 1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 8 1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 10 1.3. Nguyên tắc và năng lực bồi thường thiệt hại 14 1.3.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 14 1.3.2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại 15 1. 4. Xác định thiệt hại 17 1.5. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số quốc gia. 26 1.6. Sơ lược về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật Dân sự Việt Nam 29 Tiểu kết luận Chƣơng 1 33 Chƣơng 2: TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP CỤ THỂ 34 2.1. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 34 2.1.1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ 34 2.1.2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường 37 2.1.2.1. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ 39 2.1.2.2. Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ (Điều 187 BLDS năm 2015 ) 40 2.1.3. Về trách nhiệm liên đới trong bồi thường thiệt hại 41 2.1.4. Thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và kiến nghị 43
  5. 2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với oan sai trong tố tụng 46 2.2.1. Khái niệm về bồi thường oan sai trong tố tụng 47 2.2.2. Phân định trách nhiệm bồi thường oan sai giữa các cơ quan tố tụng 48 2.2.3. Thực tiễn áp dụng bồi thường do oan sai và các kiến nghị thực hiện 51 2.3. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 59 2.3.1 Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 60 2.3.2. Các chủ thể có liên quan trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 62 2.3.3. Cơ chế yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 64 2.3.4. Thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng và kiến nghị 65 Tiểu kết luận Chƣơng 2 67 KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
  6. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT BLDS Bộ Luật dân sự TNBTCNN Trách nhiệm bồi thường của nhà nước BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự BTTH Bồi thường thiệt hại TNDS Trách nhiệm dân sự
  7. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định pháp luật quan trọng của luật dân sự. Trong lịch sử pháp luật việc bồi thường dân sự thường được giải quyết bằng phạm trù đạo đức, khi xã hội chưa có nhà nước, chưa có pháp luật vấn đề bồi thường dân sự được giải quyết theo phong tục tập quán của từng bộ tộc người hoặc của từng nhóm người. Khi xã hội phát triển nhà nước và pháp luật ra đời, trách nhiệm bồi thường trong dân sự nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng được điều chỉnh bởi quan hệ pháp luật dân sự, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự thường hết sức da dạng phức tạp, khó giải quyết, khó xác định các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật này. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể như: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Bồi thường thiệt hại do oan sai, Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng nói riêng là một trong những loại trách nhiệm gây nhiều tranh cãi về căn cứ phát sinh, mức bồi thường ; hơn nữa qui định của pháp luật về vấn đề này chủ yếu dừng lại ở các qui định mang tính "định tính" mà không "định lượng" nên gây khó khăn rất nhiều cho các cán bộ áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, án kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Bồi thường thiệt hại do oan sai, Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong các án kiện về bồi thường; sự đối lập về tâm lý của người gây thiệt hại với người bị thiệt hại hoặc gia đình của người bị thiệt hại làm cho các án kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên bị kháng cáo, khiếu nại từ phía đương sự gia tăng. Trước sự phức tạp và đa dạng của loại trách nhiệm dân sự này, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Pháp luật và thực tiễn xét xử tại Cà Mau" để thực hiện trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Luật Kinh tế. 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 2.1. Giả thuyết nghiên cứu Việc nghiên cứu tìm hiểu, phân tích, áp dụng pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể, có sự so sánh với pháp luật của một số 3
  8. nước, để qua đó, có sự đánh giá về pháp luật Việt Nam nhằm đưa ra đề xuất, kiến nghị cho phù hợp tình hình thực tế. Bên cạnh đó, việc đánh giá thực trạng để đưa ra các giải pháp thích hợp cho việc áp dụng pháp luật, qua đó các ngành, các cấp có thể nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế, chính sách, vận dụng phù hợp nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng một cách chính xác, thể hiện tính nghiêm minh, hiệu quả tức thời của pháp luật. Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra trong việc thực hiện đề tài được xác định tuỳ thuộc vào từng loại bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể như sau: Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: nguồn nguy hiểm cao độ hiện tại chưa được quy định cụ thể trong luật dân sự cũng như các luật khác có liên quan. Tương tự như vậy, đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do oan sai, giả thuyết đặt ra là đã có định nghĩa như thế nào là oan sai trong các quy định của pháp luật hiện hành và các chủ thể BTTH có liên quan khi có tranh chấp phát sinh do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng chịu trách nhiệm liên đới ra sao, cần làm rõ. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu được thiết kế trên cơ sở các Chương của luận văn, mỗi Chương giải quyết một câu hỏi nghiên cứu đặt ra, cụ thể như sau: - Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa trên nền tảng những vấn đề lý luận nào? Những điều kiện cụ thể nào? - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định trong các trường hợp cụ thể sau như thế nào? + Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra + BTTH do oan sai và + BTTH do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 3. Tình hình nghiên cứu Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng của pháp luật dân sự nên đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều cuốn sách và công trình khoa học đề cập đến vấn đề này như: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng - TS. Phùng Trung Tập; Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Bản án và bình luận bản án – TS. Đỗ Văn Đại; Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế hiện đại - PGS.TS. Nguyễn Bá Diến; Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hương về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra”; Nhìn chung, 4
  9. trong các công trình khoa học kể trên, vấn đề bồi thường thiệt hại đã được nghiên cứu tương đối cụ thể. Tuy nhiên, các tác giả đã nghiên cứu vấn đề theo một số khía cạnh khác nhau, để đi sâu nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể một cách toàn diện hơn theo Bộ luật dân sự 2015 nên tác giả đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài luận văn của mình. 4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Tập trung nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể từ đó đưa ra các kiến nghị về các quy định của pháp luật đối với các chế định về việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cũng như các biện pháp để giải quyết các vụ án dân sự liên quan đến vấn đề này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Hiện nay, các tranh chấp về bồi thường thiệt ngoài hợp đồng, đặc biệt là bồi thường thiệt hại do oan sai hay bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là những trường hợp bồi thường thiệt hại có xu hướng ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp hơn. Sự thiếu rõ ràng trong các quy định của pháp luật cùng với sự nhận thức và hiểu biết về các quy định của pháp luật của cá nhân là một trong những nguyên nhân khiến các vụ kiện gặp nhiều khó khăn, thời gian giải quyết kéo dài. Đặc biệt, việc xác định có hay không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cùng với việc xác định thiệt hại là những vấn đề pháp lý thực sự trong lĩnh vực này. Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Pháp luật và thực tiễn xét xử tại Cà Mau”. Với phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực này tương đối rộng, do vậy tác giả giới hạn trong ba trường hợp bồi thường thiệt hại sau đây: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Bồi thường thiệt hại do oan sai, Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu này giúp tác giả có điều kiện tập trung hơn vào các trường hợp được xem là khá đặc thù hiện nay cũng như trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp phân tích, tổng hợp; 5
  10. phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp quy nạp, diễn dịch .để đi sâu nghiên cứu một cách đúng đắng trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm giải quyết các tranh chấp trong quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Rất nhiều các đề tài nghiên cứu và công trình khoa học đề cập đến vấn đề Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu mang tính chất toàn diện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể, vì vậy tác giả nghiên cứu Luận văn này có những đóng góp mới như sau: - Làm sáng tỏ về mặt lý luận đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể, đồng thời kiến nghị bổ sung vần đề áp dụng pháp luật phù hợp với tình hình thực tiễn; - Làm rõ các vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể theo pháp luật Việt Nam; - Chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế, đề ra những kiến nghị đối với hệ thống pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của nước ta một cách rõ ràng, cụ thể, dễ nắm bắt và dễ hiểu. 6
  11. NỘI DUNG Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 1.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng 1.1.1. Khái niệm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của pháp luật thế giới cũng như pháp luật Việt Nam. Kế thừa những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, pháp luật dân sự ngày nay đã có những quy định khá chi tiết về vấn đề này, cụ thể tại Điều 275 BLDS 2015, một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại Chương XX BLDS 2015 về “Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng”. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm BTTH mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý, ta có thể hiểu trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lí của mình, gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra 1. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại TNDS. Khái niệm về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cũng chỉ được xây dựng dưới dạng quan điểm mà chưa được ghi nhận chính thức trong bất cứ một văn bản pháp luật nào. Theo đó, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự theo đó, người có hành vi trái pháp luật dân sự phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi chủ thể luật dân sự có hành vi vi phạm nói chung như xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Ngoài ra, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng còn phát sinh ngay cả khi hai bên có quan hệ hợp đồng trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng hoặc các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. 1 . ThS. Nguyễn Minh Oanh – Khoa pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội, Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại 7
  12. Là một loại trách nhiệm dân sự nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng còn có những đặc điểm riêng như: - Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi thỏa mãn những điều kiện nhất định do pháp luật quy định, giữa các bên không có quan hệ hợp đồng, thiệt hại xảy ra không liên quan đến hợp đồng. - Thiệt hại xảy ra rất đa dạng. - Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lí mà người gây thiệt hại phải gánh chịu là hậu quả bất lợi về tài sản. - Người gây thiệt hại phải bồi thường và trách nhiệm này còn đặt ra ngay cả trong trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi. Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác. Nghĩa là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh trong cả hai trường hợp, giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có hợp đồng hoặc có hợp đồng với nhau nhưng thiệt hại gây ra hoàn toàn không phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng. 1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là một loại trách nhiệm BTTH, trên cơ sở này, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có những đặc điểm cơ bản sau đây: - Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm pháp lý trong số các lọai trách nhiệm pháp lý (dân sự, hình sự, hành chính, kỷ luật). Vì vậy, trách nhiệm BTTH do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, với tư cách là một loại trách nhiệm dân sự, các bên có thể thỏa thuận áp dụng, chỉ trong trường hợp không thỏa thuận được thì mới cần đến sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền (mà cụ thể là tòa án). - Áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. hành vi vi phạm pháp luật được xác định là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật mà trong trường hợp cụ thể này là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn về tài sản, tính 8
  13. mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự . Do đó, người có hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường như là chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm. - Luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng. Việc áp dụng trách nhiệm bồi thường sẽ mang đến hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm do việc người này phải gánh chịu những thiệt hại về tài sản để bồi thường cho người bị vi phạm. - Được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. Trách nhiệm BTTH như đã phân tích trên đầu tiên có thể được xác định thông qua thoả thuận của các bên, trong trường hợp thoả thuận không đạt được thì việc khởi kiện ra toà án là con đường duy nhất để xác định trách nhiệm và cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ này. Như vậy, về cơ sở pháp lý thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm Dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do Luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS điều chỉnh Vì là một loại trách nhiệm pháp lý nên để hình thành nên nó thì cần có các quy định cụ thể về điều kiện phát sinh. Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc). Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi không cần có đủ các điều kiện trên, điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trường hợp này không cần có yếu tố lỗi. Xét về về hậu quả thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại. Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại. Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm, ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng cả đối với những 9
  14. chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề. 1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những yếu tố, những cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường và mức độ bồi thường. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - một trong những chế định pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống dân sự để đảm bảo lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi có thiệt hại xảy ra. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về BTTH ngoài hợp đồng cũng như ngăn chặn các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Theo quy định tại Điều 275 BLDS 2015, một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại Chương XX, Phần thứ ba BLDS 2015 về “Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng”. Trong trường hợp này, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải BTTH tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng. Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH là cơ sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm BTTH. Về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, BLDS 2015 đã được sửa đổi và có sự tiến bộ so với BLDS 2005. Cụ thể, khoản 1 Điều 584 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, trong BLDS 2015, căn cứ xác định trách nhiệm BTTH là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”. Cho đến thời điểm hiện tại, quy định này chưa được hướng dẫn bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong khi các điều kiện này được hướng dẫn khá chi tiết trong Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Trong bối cảnh hiện nay, khi quy định của BLDS 2015 chưa được hướng dẫn rõ ràng, phần viết này của tác giả được phân tích trên cơ 10
  15. sở Nghị quyết này kết hợp với quy định của BLDS 2015, trong đó nền tảng là các quy định của BLDS 2015. Thông thường trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải có đủ điều kiện phát sinh, trong đó hành vi trái pháp luật và lỗi là yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, trong trách nhiệm dân sự yếu tố lỗi có thể được suy đoán mà không cần chứng minh. Theo lý thuyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ thời điểm áp dụng Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại muốn được áp dụng phải có 04 điều kiện phát sinh như sau: - Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra là tiền đề, là điều kiện tiên quyết của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích của loại trách nhiệm này là nhằm khắc phục thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, khôi phục tình trạng như ban đầu cho chủ thể bị vi phạm. Thiệt hại được hiểu là những tổn thất, mất mát về mặt vật chất hoặc tinh thần mà người có hành vi gây thiệt hại đã gây ra đối với chính người bị thiệt hại hay cả với những người thân thích của họ. Vì thiệt hại là điều kiện bắt buộc phải có trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên không có thiệt hại thì không phải bồi thường. Thiệt hại xảy ra bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất được hiểu là những mất mát về tài sản, thể chất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Còn thiệt hại về tinh thần là sự tổn thất về giá trị tinh thần, tình cảm hoặc sự suy sụp về tâm lý, tình cảm cá nhân. Hình thức biểu hiện thiệt hại về tinh thần rất đa dạng như: Sự suy sụp tâm lý của người bị thiệt hại sau khi sức khỏe bị xâm phạm; những người thân thích của người bị xâm phạm tính mạng suy sụp, hoang mang, lo lắng, đau buồn Trong khi việc xác định thiệt hại vật chất khá rõ ràng, chi tiết, cụ thể thì việc xác định thiệt hại tinh thần phức tạp và khó khăn hơn vì thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, không có tiêu chí chung để xác định cho mọi cá nhân bởi điều kiện, hoàn cảnh của từng cá nhân là không giống nhau. Thiệt hại xảy ra trên thực tế vô cùng đa dạng, phong phú. Việc định ra một mức bồi thường cụ thể là bao nhiêu phải dựa trên thiệt hại thực tế đã xảy ra. Bởi vậy, việc xác định chính xác thiệt hại xảy ra là cơ sở quan trọng để xác định chính xác mức bồi thường trong từng vụ việc. Khi xác định thiệt hại cần phải dựa trên những căn cứ khách quan để tính toán ra một khoản bồi thường cụ thể, chính xác. - Thứ hai, có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại. Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hành động hoặc không hành động. Hành 11
  16. động gây thiệt hại có thể tác động trực tiếp vào người bị thiệt hại hoặc tác động gián tiếp thông qua công cụ, phương tiện gây thiệt hại. Không hành động gây thiệt hại là một hình thức của hành vi gây thiệt hại, nó làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể bằng việc chủ thể không làm một việc pháp luật quy định bắt buộc phải làm mặc dù có đầy đủ điều kiện làm việc đó. Không phải trong mọi trường hợp hành vi gây thiệt hại đều là hành vi trái pháp luật mà hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi đó theo nghĩa vụ mà pháp luật quy định hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện các hành vị đó (ví dụ, bác sĩ cắt bỏ bộ phận cơ thể người hoặc làm các phẫu thuật) Trong những trường hợp này người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng (Điều 594 BLDS), trong tình thế cấp thiết (khoản 2 Điều 595 BLDS) hoặc trong trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại. - Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp hoặc có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra. Việc xác định đúng mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa pháp lý trong việc áp dụng pháp luật, xác định đúng trách nhiệm của cá nhân, tổ chức vi phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bị thiệt hại và bảo đảm công bằng xã hội. Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp là rất khó khăn. Do đó cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện để từ đó rút ra đúng nguyên nhân và xác định đúng trách nhiệm của người gây thiệt hại. - Thứ tư, người gây thiệt hại có lỗi. Xét về hình thức thì lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi gây ra thiệt hại. Lỗi được thể hiện dưới hai dạng là lỗi cố ý và lỗi vô ý. + Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. + Lỗi vô ý là trường hợp một người không thể thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết trước hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. 12
  17. Những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình như người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự thì không có lỗi trong việc thực hiện hành vi gây thiệt hại nên họ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này thì cha mẹ, người giám hộ, bệnh viện, trường học là những người theo quy định của pháp luật phải chăm sóc, giáo dục, quản lý người gây thiệt hại được suy đoán là có lỗi khi không thực hiện nghĩa vụ trên và họ phải chịu trách nhiệm do lỗi của mình. Lỗi của pháp nhân, cơ quan nhà nước trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định thông qua lỗi của nhân viên các cơ quan này trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Vì vậy, các cơ quan này phải bồi thường thiệt hại do thành viên của họ gây ra khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Lỗi là yếu tố cần phải xem xét khi xác định trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm dân sự nói riêng. Tuy nhiên trong một số trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi theo quy định tại Điều 601, Điều 604, Điều 605 BLDS. Những trường hợp này được coi là trách nhiệm khách quan của chủ sở hữu tài sản mà pháp luật quy định dựa trên nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu. Theo nguyên tắc chung, mọi trách nhiệm pháp lý đều phải có yếu tố lỗi. nếu không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý trừ một số trường hợp luật quy định cụ thể như trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Vấn đề mới của BLDS 2015 là "lỗi suy đoán", có nghĩa là gây thiệt hại là có lỗi mà không cần phải chứng minh. Người gây thiệt hại chứng minh do bất khả kháng, do lỗi cố ý của người bị hại có nghĩa là họ không có lỗi cho nên không bồi thường. Tuy nhiên, trong trách nhiệm dân sự thì yếu tố lỗi có thể được xác định cụ thể nhưng cũng có thể suy đoán là lỗi cố ý hoặc vô ý (Điều 364 BLDS). Yếu tố lỗi có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm dân sự và trong việc xét giảm mức bồi thường thiệt hại. Khoản 2 của Điều luật này quy định về căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại. Theo đó, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hai trường hợp sau: - Trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng: đây là những sự kiện mang tính chất khách quan mà người gây thiệt hại không lường trước được và mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng cũng không thể tránh được thiệt hại xảy ra. - Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy đinhk khác: trường hợp này nguyên nhân chính gây ra thiệt hại là hành vi cố ý của người bị hại, cho nên người gây thiệt hại không 13
  18. phải bồi thường thiệt hại. Ví dụ, A đang lái xe trên đường (tuân thủ đúng mọi quy định về điều khiển phương tiện giao thông do luật quy định) thì B lao đầu vào xe A để tự tử. Hoặc trường hợp người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại do pháp luật quy định. Ví dụ, tàu hỏa cán phải người đang ngủ trên đường ray. Nguyên nhân gây thiệt hại có thể là do hành vi của con người hoặc có thể do tài sản gây ra. Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, tuy nhiên nếu tài sản gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu, người sử dụng phải bồi thường thiệt hại. Khi tài sản gây thiệt hại thì yếu tố lỗi của người quản lý được suy đoán là bất cẩn trong việc trông coi quản lý tài sản. Tuy nhiên, theo quy định của BLDS 2015 trong tình trạng chưa có hướng dẫn như hiện nay, yếu tố lỗi trong rất nhiều trường hợp là không cần thiết phải xem xét. Do vậy, khi đi vào từng trường hợp bồi thường cụ thể, căn cứ vào quy định hiện hành, tác giả sẽ có hoặc không có phân tích đến yếu tố lỗi này. 1.3. Nguyên tắc và năng lực bồi thƣờng thiệt hại 1.3.1. Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại Các nguyên tắc cần tuân thủ trong xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được quy đinh cụ thể tại Điều 585 BLDS 2015. Cụ thể như sau: Khi có thiệt hại thực tế xảy ra thì bên bồi thường và bên bị thiệt hại có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thỏa thuận được thì việc giải quyết bồi thường sẽ được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: - Thứ nhất, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Bồi thường toàn bộ được hiểu là trên thực tế xảy ra những thiệt hại nào thì người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đó. Bồi thường kịp thời là việc bồi thường được tiến hành một cách khẩn trương, nhanh chóng ngay sau khi có thiệt hại xảy ra nhằm khắc phục tổn thất cho người bị thiệt hại. - Thứ hai, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Theo nguyên tắc của việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp nếu áp dụng nguyên tắc trên sẽ không mang lại hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật vì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thể bồi thường toàn bộ thiệt hại. Cho nên, pháp luật dự liệu các trường hợp giảm mức bồi thường cho người chịu 14