Luận văn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_trach_nhiem_boi_thuong_thiet_hai_cua_vien_kiem_sat.pdf
Nội dung text: Luận văn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN QUỲNH ANH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số:8380101.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học:TS. PHẠM MẠNH HÙNG Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Quỳnh Anh i
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Mục lục Lời cam đoan i Danh mục các bảng iv MỞ ĐẦU 1 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự 6 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự 6 1.1.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự 8 1.2. Khái quát lịch sử pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân 16 1.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 16 1.2.2. Giai đoạn từ khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 đến trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 18 1.2.3. Giai đoạn từ khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đến trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 23 Chương 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 30 2.1. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự 30 ii
- 2.2. Điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thụ lý, giải quyết việc bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự 33 2.3. Trình tự, thủ tục thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự 34 2.4. Thực tiễn hoạt động thụ lý, giải quyết việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự 47 2.4.1. Tình hình thụ lý, giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường của Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong 5 năm (từ 01/01/2014 đến 31/12/2018) 47 2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân 54 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân 66 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 74 3.1. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự 74 3.2. Chú trọng việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước 76 3.3. Tăng cường quản lý, chỉ đạo, điều hành việc xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự 77 3.4. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ Lãnh đạo, cán bộ, Kiểm sát viên 79 3.5. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát với các cơ quan có liên quan trong việc xem xét, giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự 80 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 88 iii
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Tình hình thụ lý, giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại của cơ quan Viện kiểm sát nhân 1 Bảng 2.1 47 dân so với các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (2014-2018) Tình hình giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường 2 Bảng 2.2 thiệt hại thuộc trách nhiệm của ngành Kiểm sát 51 nhân dân (thời điểm từ 01/01/2014 đến 31/12/2018) iv
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Bảo đảm quyền con người là vấn đề ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình cải cách tư pháp. Trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản đã được chú trọng. Tuy nhiên, những trường hợp bị oan trong tố tụng hình sự do lỗi của những người tiến hành tố tụng vẫn còn xảy ra. Vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở nước ta, trong đó có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi có hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ gây ra đã được Hiến pháp năm 1992 ghi nhận khá rõ tại Điều 72 và Điều 74. Quy định này tiếp tục được khẳng định và cụ thể hóa hơn trong khoản 5 Điều 31 Hiến pháp năm 2013: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự”[27]. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, năm 2003 và năm 2015 cũng quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại của Nhà nước đối với người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự. Cụ thể, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra; Người khác bị thiệt hại do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra có quyền 1
- được Nhà nước bồi thường thiệt hại” [30]. Hiện nay, chế định về bồi thường thiệt hại được Quốc hội quy định cụ thể tại Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 về cơ bản đã thiết lập cơ chế pháp lý bồi thường của nhà nước minh bạch, khả thi để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân bị thiệt hại. Tuy nhiên, các quy định của luật vẫn còn nhữngbất cập cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. Thực tiễn nhiều năm áp dụng pháp luật để giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết. Đó là lý do tác giả chọn làm đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam” để làm rõ các quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề bồi thường trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân. Qua đó, đánh giá đúng thực trạng việc giải quyết bồi thường thiệt hại, xác định những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động này của ngành Kiểm sát. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự, bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự; đánh giá đúng thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự của ngành Kiểm sát; từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự. 2
- Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là: - Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự. - Khái quát lịch sử pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân qua các giai đoạn lịch sử. - Tìm hiểu căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự. - Phân tích điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thụ lý, giải quyết việc bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự. - Tìm hiểu về trình tự, thủ tục thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự. - Đánh giáthực trạng hoạt động giải quyết bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong những năm gần đây, xác định những khó khăn vướng mắc trong công tác này. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự, 3. Tình hình nghiên cứu Vấn đề Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự đã được đưa vào giáo trình giảng dạy ở các cơ sở giáo dục, các sách tham khảo bình luận khoa học, các luận án, các bài báo trên tạp chí. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: PGS.TS Đỗ Văn Đại và Thạc sĩ Nguyễn Trương Tín, giảng viên Đại học quốc gia Hồ Chí Minh đã in thành sách cuốn “Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”, xuất bản năm 2015. PGS.TSKH Lê Văn Cảm đã biên soạn sách chuyên khảo sau đại học “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự”, xuất bản năm 2005. Trong đó tác giả xây dựng độc lập nguyên tắc minh oan trong tố tụng hình sự tkhi bàn về chính sách pháp luật tố tụng hình sự. 3
- Trong những năm qua, đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ có đề tài liên quan đến vấn đề bồi thường của Nhà nước đối với người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự như: luận án tiến sĩ“Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơquan tiến hành tố tụng gây ra” của tác giả Lê Mai Anh, bảo vệ năm 2002 tại trường Đại học Luật Hà Nội; một số luận văn thạc sĩ bảo vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội như: luận văn thạc sĩ của học viên Phạm Tiến Dũng “Vấn đề oan và chính sách pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự”, bảo vệ năm 2008; Luận văn thạc sĩ của học viên Vũ Thị Lan Anh “Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ” bảo vệ năm 2010; Luận văn thạc sĩ của học viên Thang Thanh Hoa bảo vệ năm 2010 về “Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự”; Luận văn thạc sĩ của học viên Hoàng Xuân Hoan bàn về vấn đề “Pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của nhà nước”, bảo vệ năm 2013; Luận văn thạc sĩ của học viên Đào Thị Hải Yến nghiên cứu về đề tài“Bảo đảm quyền con người thông qua cơ chế bồi thường Nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự”, năm bảo vệ 2016. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài - Luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự. - Đã phân tích làm rõ những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự. - Trên cơ sở các số liệu về tình hình thụ lý, giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của ngành Kiểm sát trong 5 năm (2014- 2018), luận văn đánh giá thực trạng hoạt động giải quyết bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong những năm gần đây, những khó khăn vướng mắc trong công tác này. 4
- - Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp nhằm đưa công tác giải quyết yêu cầu bồi thường của nhà nước nói chung và của ngành Kiểm sát nói riêng ngày càng hiệu quả. - Kết quả của luận văn có thểcó giá trị tham khảo đối với các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự nói chung và cơ quan Viện kiểm sát nói riêng, là tài liệu tham khảo trong các cơ sở giáo dục về Luật học. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứucủa luận văn là các quy định Bộ luật tố tụng hình sự, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước; luận văn lấy số liệu về công tác giải quyết bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân và của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (Tòa án nhân dân, Cơ quan điều tra) thời điểm từ 2014 đến 2018. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự. Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam. 5
- Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước, ở đây cơ quan Viện kiểm sát nhân dân thay mặt nhà nước bồi thường thiệt hại cho người bị oan do lỗi của cán bộ, công chức Viện kiểm sát gây ra trong quá trình tiến hành tố tụng. Có thể xem trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước (cụ thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân) là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặc biệt, bởi nó có những đặc thù riêng là bên có trách nhiệm bồi thường là Nhà nước (do Viện kiểm sát nhân dân thay mặt) mà không phải trách nhiệm của cá nhân cán bộ, công chức hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, để bảo vệ lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại cần phải xây dựng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước độc lập so với việc điều chỉnh các quan hệ dân sự, hành chính nhưng cơ chế điều chỉnh phải bảo đảm tính liên thông hoặc có khả năng hoán đổi linh hoạt giữa các cơ chế khi cần thiết. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là một loại hình trách nhiệm pháp lý đặc biệt, chỉ xuất hiện trong những điều kiện và có cơ sở pháp luật cụ thể. Thuật ngữ “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”được nhắc đến ở nhiều các văn bản pháp luật nhưng hiện nay vẫn không có định 6
- nghĩa chính thức về trách nhiệm này. Thông qua văn bản cũng như thực tiễn và trên cơ sở lý luận, chúng ta có thể hiểu trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là việc Nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường đối với lỗi do hành vi của người thi hành công vụ gây ra. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự, nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng là phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam đã thể hiện rõ nguyên tắc bảo đảm quyền công dân, xử lý kiên quyết và triệt để mọi hành vi phạm tội. Tuy nhiên, hoạt động tố tụng hình sự nói riêng, hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung trong bất cứ lĩnh vực nào cũng khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Đối với trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại (người bị oan) trong hoạt động tố tụng hình sự thì vấn đề quan trọng phải xác định đúng đối tượng được bồi thường. Theo cuốn Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thì “oan”có nghĩa là “bị quy cho tội mà bản thân không phạm, phải chịu sự trừng phạt mà bản thân không đáng phải chịu”[44] hay theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì“oan” là một người “bị quy tội không đúng, phải chịu sự trừng phạt một cách sai trái, vô lý”[45].Như vậy, oan trong tố tụng hình sự là việc một người trên thực tế không thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, không cấu thành tội phạm nhưng đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn, bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Từ những nhận định trên, có thể đưa ra khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự là trách nhiệm bồi thường Nhà nước mà Nhà nước 7
- giao cho Viện kiểm sát thực hiện trong trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Viện kiểm sát thực hiện hành vi, quyết định tố tụng làm oan người vô tội, thể hiện ở việc Viện kiểm sát nhân dân phải bồi thường thiệt hại cho người bị oan theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định nhằm phục hồi danh dự, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị oan. 1.1.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự phát sinh do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Viện kiểm sát đã thực hiện hành vi, quyết định tố tụng làm oan người vô tội Trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự phát sinh từ các hành vi, quyết định tố tụng của công chức Viện kiểm sát làm oan người vô tội (tức là phải có thiệt hại thực tế xảy ra và phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại). Những hành vi, quyết định tố tụng đócủa người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Viện kiểm sát bao gồm [32]: - Đã phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra hoặc đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam, quyết định gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm; đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can vì lý do như trên; - Đã ra quyết định truy tố bị can nhưng Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật; 8
- - Viện kiểm sát đã có cáo trạng truy tố nhưng Tòa án cấp sơ thẩm quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng sau đó có quyết định của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm; - Viện kiểm sát đã có cáo trạng truy tố nhưngTòa án cấp sơ thẩm quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng sau đó tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật; - Viện kiểm sát đã có cáo trạng, quyết định truy tố nhưngTòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm; - Viện kiểm sát đã có cáo trạng, quyết định truy tố nhưng Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và sau đó Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm. Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sựthuộc trách nhiệm bồi thường nhà nước được nhà nước giao cho Viện kiểm sát thực hiện Có thể xem Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nhân danh nhà nước thực hiện trách nhiệm bồi thường đối với người bị oan do hành vi, quyết định tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân gây ra. Như vậy, đây được hiểu là một loại của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước. Với tính chất là một 9
- loại hình trách nhiệm pháp lý đặc biệt, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước (cụ thể là của Viện kiểm sát nhân dân) chỉ xuất hiện trong những điều kiện và có cơ sở pháp luật cụ thể. Nhà nước, với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật, có những quyền và nghĩa vụ nhất định, đồng thời phải chịu những hậu quả pháp lý phát sinh từ những quan hệ pháp luật đó. Nếu Nhà nước và các cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ có hành vi vi phạm pháp luật, gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường. Theo đó, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được phát sinh từ các hoạt động mang tính công quyền, do cơ quan nhà nước hoặc các cá nhân, tổ chức nhân danh Nhà nước thực hiện [35]. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 17/3/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra đã quy định: Kinh phí bồi thường thiệt hại là một khoản trong ngân sách nhà nước; Bộ Tài chính có trách nhiệm quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; căn cứ vào bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị oan và quyết định của cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thương lượng thành hoặc bản án, quyết định của Toà án về việc bồi thường thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm chi trả phải trả tiền cho người bị oan hoặc thân nhân của người bị oan. Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 và cá văn bản hướng dẫn thi hành cũng quy định việc chi trả tiền bồi thường là kết quả của quá trình giải quyết bồi thường, trên cơ sở xác định thiệt hại, mức bồi thường, kết quả của quá trình thỏa thuận bồi thường hoặc bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền. Số tiền chi trả cho người bị thiệt hại được lấy từ kinh phí bồi thường trên cơ sở dự toán hàng năm của Bộ Tài chính. 10
- Kinh phí chi trả tiền bồi thường thiệt hạ trong tố tụng hình sự bao gồm: tiền chi trả cho người bị thiệt hại và chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại. Hằng năm, căn cứ thực tế số tiền bồi thường, chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại đã cấp phát của năm trước, Bộ Tài chính có trách nhiệm lập dự toán kinh phí bồi thường của cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách trung ương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Việc quy định nguồn kinh phí để giải quyết bồi thường được lấy từ ngân sách nhà nước là hoàn toàn phù hợp với chế định về bồi thường của các nước trên thế giới. Điều này cũng thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với lỗi gây ra cho người dân. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng: ngân sách nhà nước bao gồm cả tiền do nhân dân đóng góp, nếu như lấy tiền của dân để bồi thường cho dân thì có thỏa đáng không? Với quan điểm như vậy mà quy định về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại cho người bị oan đã được xây dựng. Thứ ba, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự,đó là những người bị oan trong quá trình Viện kiểm sát giải quyết nguồn tin về tội phạm, khi Viện kiểm sát thực hiện những hành vi, quyết định tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cụ thể là những trường hợp sau[32]: - Người bị bắt trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân đã phê chuẩn lệnh bắt nhưng người bị bắt không có hành vi vi phạm pháp luật; - Người bị tạm giữ trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân đã phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ nhưng người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật; - Bị can trong trường hợp: 11
- + Viện kiểm sát nhân dân đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam hoặc đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam, quyết định gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm; Viện kiểm sát nhân dân đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng căn cứ kết quả điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm; + Viện kiểm sát nhân dân đã ra quyết định truy tố bị can nhưng Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật; Những trường hợp vụ án đã chuyển sang giai đoạn xét xử, tuy nhiên lỗi của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân thì đã phát sinh từ giai đoạn trước (giai đoạn truy tố), bởi vậy các bị cáo mà Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này được hiểu là những bị can mà cơ quan Viện kiểm sát nhân dân truy tố oan, bao gồm những trường hợp sau: + Tòa án cấp sơ thẩm quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng sau đó có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm; + Tòa án cấp sơ thẩm quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng sau đó tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật; + Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm; 12
- + Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và sau đó Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm. Thứ tư, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Nguyên tắc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự được ghi nhận ngay từ Bộ luật Tố tụng hình sự đầu tiên của Việt Nam (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988). Trải qua hai lần pháp điển hóa, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và năm 2015 tiếp tục ghi nhận nguyên tắc bồi thường này ngày một rõ ràng, cụ thể hơn. Theo đó, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về việc Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra. Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17/3/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (viết tắt là Nghị quyết 388) và Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP- BQP-BTC ngày25/3/2004 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị quyết 388 (viết tắt là Thông tư 01) là những văn bản pháp luật đầu tiên quy định một cách chi tiết, cụ thể mọi vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước. 13
- Sau quá trình thi hành Nghị quyết 388 và Thông tư 01 đã bộc lộ một số tồn tại, vướng mắc. Để khắc phục những hạn chế đó, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XII ngày 18/6/2009, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010. Để hướng dẫn áp dụng quy định của Luật này, ngày 01/11/2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự(viết tắt là Thông tư 05). Với mục đích hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp luật về trách nhiệm bồi thường, đảm bảo phù hợp với Hiến pháp 2013, đồng bộ, thống nhất với các luật hiện hành; thiết lập cơ chế pháp lý bồi thường của Nhà nước minh bạch, khả thi để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại và quyền, lợi ích của Nhà nước; từng bước nâng cao trách nhiệm của người thi hành công vụ, hiệu lực, hiệu quả của nền công vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế. Ngày 20/6/2017, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018 đã thay thế cho Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009. Bên cạnh đó, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 68/2018/NĐ- CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Để cụ thể hóa Luật và Nghị định, ngày 29/6/2018, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ký Quyết định số 304/QĐ-VKSNDTC về việc ban hành quy định về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân. 14