Luận văn Tội trốn khỏi nơi gian, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử ở Việt Nam – Thực trạng và girai pháp

pdf 105 trang vuhoa 25/08/2022 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tội trốn khỏi nơi gian, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử ở Việt Nam – Thực trạng và girai pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_toi_tron_khoi_noi_gian_giu_hoac_tron_khi_dang_bi_da.pdf

Nội dung text: Luận văn Tội trốn khỏi nơi gian, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử ở Việt Nam – Thực trạng và girai pháp

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TRẦN QUÂN TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAN, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI,ĐANG BỊ XÉT XỬ Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIRAI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội- 2006
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TRẦN QUÂN TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAN,GIỮ HOẶ TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI,ĐANG BỊ XÉT XỬ Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIRAI PHÁP Luậm Văn Thạch Sỹ : KHOA LUẬT HỌC Mã số: Người Hướng Dẫn : Hà Nội- 2006
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 5 Chương 1: Khái quát pháp luật hình sự Việt Nam về tội trốn khỏi nơi giam, giữ 9 1.1. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ trước năm 1945 9 1.2. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo quy định của pháp luật hình sự từ 1945 đến 1985 12 1.3. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 16 Chương 2: Tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội trốn khỏi nơi giam, giữ 30 2.1. Tình hình của tội trốn khỏi nơi giam, giữ 30 2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tội trốn khỏi nơi giam, giữ 42 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ 61 3.1. Dự báo tình hình tội phạm trốn khỏi nơi giam, giữ trong thời gian tới 61 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ 64 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 96
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các cơ quan tư pháp có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lực của nhân dân, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác góp phần bảo đảm an ninh chính trị và an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến các kỳ Đại hội sau này Đảng ta đều đánh giá cao vai trò của các cơ quan tư pháp, đã liên tục đưa ra các chủ trương để công tác tư pháp đáp ứng được trong tình hình mới như các biện pháp về tổ chức, quy định về chức năng quyền hạn, tăng cường về cơ sở vật chất, đào tạo, các biện pháp về pháp luật, trong đó có biện pháp pháp luật hình sự là một biện pháp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cho hoạt động tư pháp tránh khỏi sự xâm hại từ phía tội phạm. Tuy nhiên hoạt động tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế như chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp chưa được hoàn thiện, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, cơ sở vật chất làm việc của các cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu. Những hạn chế trên ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan tư pháp. Với tầm quan trọng như vậy, việc đảm bảo cho sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp là một yêu cầu bức thiết. Từ trước khi có Bộ luật hình sự 1985, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, đến khi có Bộ luật hình sự thì loại tội phạm này được quy định thành một chương vừa là do tính chất của tội phạm là xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp mà còn thể hiện thái độ cương quyết đấu tranh đối với loại tội phạm này. Trong các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thì tội Trốn khỏi nơi giam, 5
  5. giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử (sau đây gọi chung là tội trốn khỏi nơi giam, giữ) chiếm tỷ lệ nhiều nhất và vì vậy gây tác hại lớn nhất đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, trật tự an toàn xã hội, gây mất lòng tin của nhân dân vào pháp luật. Tuy nhiên, những năm qua chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ toàn diện tội phạm này mặc dù cả lý luận và thực tiễn đang đặt ra nhiều vấn đề đấu tranh phòng và chống tội phạm nói trên. Do đó tôi đã chọn đề tài: “ Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử” để làm luận văn cao học. 2. Tình hình nghiên cứu Các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong những năm qua ít được nghiên cứu sâu, đồng bộ và toàn diện. Cuối thập kỷ 90 các tác giả Phạm Thanh Bình và Nguyễn Vạn Nguyên đã viết cuốn “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp - Nhà xuất bản pháp lý 1990” [1] theo kiểu bình luận BLHS, cũng giống như giáo trình của các trường Đại học, nhằm đưa ra những khái niệm, những cấu thành cơ bản nhất của loại tội phạm này và sau đó cũng có một số tác giả cũng đã viết về vấn đề này hoặc các thông tư hướng dẫn cũng nhằm giải thích một số khái niệm, hướng dẫn về định lượng nhằm đáp ứng công tác xét xử. Công trình khoa học tiếp theo là luận án phó tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Tất Viễn đề cập đến nhóm “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp” trong BHLS không đi sâu vào từng tội cụ thể. Bên cạnh đó một số luận văn cao học nghiên cứu về một số tội cụ thể trong chương xâm phạm hoạt động tư pháp nhưng chưa có công trình nào đề cập đến tội trốn khỏi nơi giam, giữ. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là - Làm rõ các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội trốn khỏi nơi giam, giữ, đánh giá đúng tình hình phạm tội, đưa ra các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm này. 6
  6. Nhiệm vụ - Một là khái quát về mặt lịch sử lập pháp của Việt Nam từ trước đến nay về tội trốn khỏi nơi giam, giữ. - Hai là phân tích cơ sở trách nhiệm hình sự của tội phạm - Ba là đánh giá đúng thực trạng tội phạm trong 10 năm trở lại đây và nguyên nhân của tội trốn khỏi nơi giam, giữ. - Bốn là đề xuất các biện pháp đấu tranh và phòng ngừa loại tội phạm này. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự về tội trốn khỏi nơi giam, giữ, thực trạng đấu tranh phòng, chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong 10 năm gần đây (1996 - 2005) 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện trên cơ sở của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như lịch sử, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh 6. Điểm mới của luận văn - Lần đầu tiên với phạm vi của một luật văn cao học nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về tội Trốn khỏi nơi giam, giữ, trên hai phương diện luật hình sự và tội phạm học. - Khái quát đánh giá được các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ. - Nắm được kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm này và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Khái quát pháp luật hình sự Việt Nam về tội trốn khỏi nơi 7
  7. giam, giữ. - Chương 2: Tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội trốn khỏi nơi giam, giữ. - Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ. 9. Tiến độ thực hiện đề tài - Từ 20/10/2005 đến 20/12/2005 bảo vệ đề cương. - Từ 20/12/2006 đến 20/4/2006 nộp sơ thảo lần I cho giáo viên - Từ 20/4/2006 đến 20/8/2006 chỉnh sửa và nộp bản thảo lần II. - Từ 20/8/2006 đến 20/9/2006 hoàn chỉnh và nộp cho khoa luật. 8
  8. Chƣơng 1 KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ 1.1. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ trƣớc 1945 1.1.1. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long Bộ luật Hồng Đức được biên soạn và ban hành dưới triều Lê Thánh tông niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497) bao gồm 6 quyển, 722 điều, 13 chương trong đó một chương quy định chung về tội phạm và hình phạt. Đây là bộ luật tương đối hoàn chỉnh điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội lúc bấy giờ gồm cả quan hệ hình sự, tố tụng hình sự cả quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình. Ngay từ thời kỳ này nhà nước phong kiến Việt Nam đã có sự quan tâm đối với các loại tội phạm về lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là trong 722 điều luật đã có đến 13 điều ở chương 12 (chương Bộ vong) quy định các vấn đề về tội phạm bỏ trốn. Trong bộ luật đã quy định rất chặt chẽ về loại tội phạm này, cụ thể là với một hành vi của người phạm tội bỏ trốn thì bộ luật còn quy định các chế tài khác có liên quan như Điều 651: “ Người coi tù để mất tù thì biếm một tư, cho hạn 100 ngày để bắt lại. Bắt không được thì bị tội nhẹ hơn tù trốn 2 bực Quan án không biết hay biết thì bị phạt 30 quan tiền, quan án bực dưới bị biếm một tư. Nếu biết mà còn dung túng thì thêm một bực tội.”. [14] Các chế tài xử phạt đối với tướng lĩnh đi bắt kẻ chạy trốn không hoàn thành nhiệm vụ Điều 645, quy định trách nhiệm bắt phạm nhân Điều 647, thôn xã chứa chấp kẻ bỏ trốn Điêu 657, che giấu kẻ bỏ trốn Điều 654, xử phạt kẻ làm lộ tin đuổi bắt phạm nhân để phạm nhân trốn thoát Điều 648. Điều 652 quy định về chống lại ngục quan để trốn chạy, Điều 653 quy định những kẻ chạy ra nước ngoài thì xử tội phản nghịch, tịch biên gia sản, vợ con sung công. Bộ luật Hồng Đức quy định rất rõ và rất nhiều hành vi bỏ trốn bị xử 10
  9. phạt và hình phạt cũng rất nghiêm khắc Điều 650 “ Những bị tội lưu, đồ chưa đến hạn tha mà bỏ trốn thì đều xử chém. Người cai quản lơ đễng để tù đồ, lưu trốn thì thì xử nhẹ hơn ba bực tội tù trốn đó, quan ti, giám đương bị xử biếm, phạt. Cố ý thả cho tù trốn thì xử đồng tội với nó. Nếu bắt lại được thì được trừ tội. Tù phạm trốn đến làng xã nào thì quan xã đó phải bắt nộp quan. Nếu dung túng bao che thì xử tội như tù trốn đó, nhưng nhẹ hơn một bực.” [14] Như vậy từ thế kỷ XV nhà nước phong kiến đã rất quan tâm đến việc cai quản tù nhân và nghiêm trị những hành vi xâm phạm đến việc quy định của nhà nước. Trong Bộ luật Hồng Đức quy định nhiều hành vi liên quan đến hành vi bỏ trốn của phạm nhân. Những hành vi này đều bị xử lý về hình sự như hành vi bỏ trốn của phạm nhân, hành vi bao che người bỏ trốn, không tố giác người bỏ trốn, chứa chấp người bỏ trốn, hành vi cai tù để phạm nhân bỏ trốn, hành vi truy bắt người bỏ trốn không đạt kết quả Các hành vi trên đều bị xử lý rất nghiêm khắc, các tù nhân bị lưu hay đồ mà bỏ trốn thì đều phải chịu chung một hình phạt như nhau là chém (tử hình), các hành vi khác liên quan đến tù nhân bỏ trốn của những người coi ngục, quan ty giám, người che giấu đều bị coi là có tội và đều bị xử phạt. Hoàng Việt Luật Lệ (hay còn gọi là Bộ Luật Gia Long) là một trong hai Bộ luật lớn nhất của các triều đình phong kiến Việt Nam được ban hành vào năm Gia Long thứ 12- Tây lịch 1813. [15] Bộ luật được xây dựng dựa trên sự đúc kết của luật nhà Thanh (Trung Quốc) và Bộ luật Hồng Đức - gồm có 398 điều chia thành 22 quyển điều chỉnh hầu hét các quan hệ trong xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các triều đại nhà Nguyễn sau này đều trị vì đất nước thông qua Bộ luật này. Trong Bộ luật có các điều quy định về tội phạm bỏ trốn như: Quy định các hành vi bỏ trốn của người là tội phạm, các hành vi liên quan đến tội phạm bỏ trốn tại các điều. - Điều 24 Người phạm tội cùng trốn (Mục về luật lệ) - Điều 354 Tù trốn khỏi nhà giam và phản đối giam, đang trốn 11
  10. - Điều 355 Tội lưu dồ bỏ trốn - Điều 357 Coi tù nhân không cẩn thận bị xẩy tù - Điều 358 Biết tình mà chứa giấu tội nhân - Điều 364 Cho người tù dao nhọn để họ trốn thoát Trong Bộ luật Gia Long cũng quy định rất nhiều hành vi liên quan đến việc bỏ trốn kể cả các hành vi bỏ trốn khi bị dẫn giải, khi đang hỏi cung Hình phạt cũng rất nghiêm khắc, đối với tù nhân bị lưu, đồ bỏ trốn ở nơi làm việc hoặc trong khi dẫn giải thì đều chung hình phạt: Mỗi ngày 50 roi, 30 ngày thêm bực tội. Tuy nhiên so với Điều 650 Bộ luật Hồng Đức thì nhẹ hơn rất nhiều (hình phạt đối với tội lưu, đồ mà bỏ trốn là chém). Đối với tù trốn khỏi nơi giam, giữ, tù phá ngục chạy trốn thì những tù nhân phạm tội roi, trượng, đồ, lưu đang bị giam, giữ cầm mà trốn thoát nhà giam, giữ và tự mở xiềng xích vượt ngục trốn thì tăng hai bực tội đã phạm. Nếu cùng bỏ trốn thì mức phạt nặng hơn là phạt trăm trượng, lưu ba ngàn dặm. Các hành vi phá ngục của chạy trốn thì không phân biệt tội nặng nhẹ đều bị tội chém. 1.1.2. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong các bộ luật thời Pháp thuộc Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đất nước ta bị chia cắt thành: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ ứng với mỗi vùng miền này thực dân Pháp ban hành một bộ luật thay thế cho Bộ luật Gia Long đang áp dụng trên cả nước. Đó là Bộ luật hình An nam năm 1921 ở Bắc Kỳ, Bộ Hoàng Việt hình luật năm 1933 ở Trung kỳ, Bộ luật Canh Cải năm 1912 ở Nam Kỳ. Các bộ luật này cũng đều có các quy định về tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Theo Bộ Hoàng Việt hình luật áp dụng tại Trung kỳ thì tội trốn khỏi nơi giam và hình phạt được quy định tại chương 15: Tù phạm trốn tránh chức trách người canh giữ bao gồm 11 điều từ Điều 234 đến Điều 244 quy định các hành vi bỏ trốn được coi là tội phạm. Như các quy định về tù nhân phạm tội đại hình bỏ trốn (Điều 235), hành hung, dùng thủ đoạn, được giúp sức để bỏ trốn (Điều 237), trốn khi đã thành án mà đang bị giam hoặc đang bị dẫn giải (Điều 243), các quy định về hành vi cũng như các chế tài cũng rất rõ ràng như 12
  11. quy định tại Điều 244: “ người phạm nào đã bị bắt hoặc bị giam mà toan trốn đi hoặc đã trốn đi, chỉ riêng về việc trốn đi đó mà nghĩ xử nếu người phạm ấy mà can cứu hoặc can án thuộc về tội trừng trị: mà toan trốn đi sẽ phải tội phạt giam, giữ từ 1 đến 6 tháng, nếu trốn đi sẽ phải phạt giam từ 6 tháng đến 1 năm, nếu can cứu hoặc can án về tội đại hình mà toan trốn đi sẽ phải phạt giam từ 2 đế 3 năm, đã trốn đi sẽ phải phạt giam từ 4 năm đến 5 năm. Khi nào trốn đi hoặc toan trốn đi mà có hành hung hoặc dùng cách leo trèo xoi phá, nếu can cứu hoặc can án về tội trừng trị sẽ phải tội phạt giam từ 4 năm đến 5 năm, nếu can cứu hoặc can án thuộc về tội đại hình sẽ phải tội khổ sai từ 5 năm đến 10 năm, trừ ra trong khi hành hung, người đào phạm lại can một tội đại hình khác, thì sẽ theo tội nặng hơn mà nghĩ xử”. Điều luật quy định tội phạm là những người bị bắt, bị giam, tạm giam, mà bỏ trốn và kể cả trường hợp chuẩn bị trốn cũng bị xử lý theo bộ luật này. Như vậy, có thể thấy các triều đại phong kiến (kể cả thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta) đều quy định về tội trốn khỏi nơi giam với hình phạt rất nghiêm khắc. 1.2. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong pháp luật hình sự Việt Nam từ 1945 đến 1985 1.2.1. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong pháp luật hình sự Việt Nam trước khi pháp điển hóa luật hình sự lần thứ nhất Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời với Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945, bộ máy Nhà nước kiểu mới trong đó có các thiết chế tư pháp đã được thiết lập. Để thực hiện quyền lực tư pháp, các cơ quan tư pháp được thành lập nhằm bảo vệ chính quyền non trẻ, Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 trong khi Nhà nước chưa ban hành được pháp luật thống nhất trong cả nước thì các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với chính thể dân chủ cộng hoà và không phương 13
  12. hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vì thế tội trốn khỏi nơi giam, giữ được quy định trong các Bộ luật cũ vẫn tạm thời được áp dụng. Đến ngày 10-7-1959 Toà án nhân dân tối cao ra chỉ thị số 772-TATC cho các toà án đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của đế quốc và phong kiến (trước đấy Bộ Tư pháp cũng đã ra thông tư số 19-VHH/HS ngày 30-6-1955 yêu cầu toà án không nên áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến). Năm 1954 Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, ở Miền Bắc Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về pháp luật trong đó có các văn bản về hình sự và tố tụng hình sự. Đó là các sắc luật về trừng trị tội phạm, trong đó có quy định về tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Sắc luật số 02/SLt ngày 18/6/1957 quy định các trường hợp phạm pháp quả tang và các trường hợp khẩn cấp như sau: “Điều 1: Kịp thời giữ kẻ phạm pháp đã gây thiệt hại đến an toàn của Nhà nước, đến trật tự xã hội, đến tài sản của Nhà nước, đến tính mệnh, tài sản của nhân dân nay quy định những trường hợp sau đây là phạm pháp quả tang mà công dân nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến Uỷ ban hành chính, Toà án nhân dân, đồn công an nơi gần nhất: 1. Đang làm việc phạm pháp hoặc sau khi phạm pháp thì bị phát giác ngay; 2. Đang bị đuổi bắt sau khi phạm pháp; 3. Đang bị giam, giữ mà lẩn trốn; 4. Đang có lệnh truy nã mà lẩn trốn.” Theo Sắc luật này thì hành vi lẩn trốn của người đang bị giam cũng đã quy định là phạm pháp hình sự mà bất cứ ai cũng có quyền bắt giữ và giải đến Uỷ ban hành chính, Toà án nhân dân hoặc đồn công an nơi gần nhất. Chính phủ cũng quy định tại Nghị định số 301-TTg ngày 10/7/1957 hướng dẫn thi hành sắc luật số 103/Sl/005 ngày 20/5/1957 về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân như sau: 14
  13. Điều 22: “Nếu trong khi thi hành việc bắt, tạm giam, giam, tạm giữ, khám người, khám nhà ở mà gặp những trường hợp cần thiết sau đây, người thi hành nhiệm vụ có thể dùng vũ khí: a) Khi thi hành việc bắt, giữ, giam, khám, mà gặp sức kháng cự của kẻ phạm pháp, cần bảo vệ tính mạng của mình hoặc của người khác đang bị đe dọa nghiêm trọng. b) Khi cần ngăn chặn những người phạm tội chính trị hoặc hành sự quan trọng có hành động trốn tránh pháp luật. c) Khi người giam đang vượt trại giam hoặc can phạm quan trọng chạy trốn trong lúc đang bị dẫn giải. Nghị định này đã quy định các hành vi bỏ trốn trong lúc dẫn giải, vượt trại giam là hành vi nguy hiểm cho xã hội và cần phải trừng trị bằng pháp luật hình sự. Theo các văn bản pháp luật trên thì các hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn trong khi đang bị dẫn giải đều bị coi là tội phạm. Đến năm 1967 Nhà nước ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, tại điều 16 có quy định tội phá trại giam, đánh cướp can phạm, tổ chức vượt trại giam, trốn tù. Năm 1975 Miền Nam hoàn toàn giải phóng đất nước. Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15-3-1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời CMMNVN quy định các tội phạm, hình phạt và Thông tư số 03-BTP/TT hướng dẫn thi hành sắc luật quy định các tội phạm và hình phạt. Sau đó đã được đưa vào hệ thống các văn bản áp dụng thống nhất trong cả nước, theo các văn bản này hành vi trốn trại giam không vì mục đích phản cánh mạng là vi phạm pháp luật hình sự và phải bị truy cứu trách nhiệm hình cụ thể là những hành vi sau đây cũng bị coi là tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khoẻ của nhân dân và bị xử phạt theo Điều 9 của sắc luật. “ Trốn trại giam hoặc tổ chức cho kẻ khác trốn trại giam không vì mục đích phản cánh mạng. Phạm các tội trên nếu vượt quá mức độ hành chính thì bị truy tố và xét 15
  14. xử về hình sự và bị phạt từ 3 tháng đến 5 năm tù. Trường hợp nghiêm trọng thì phạt đến 15 năm tù. Ngoài ra còn có thể phạt tiền đến 1000 đồng và có thể bị tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản. Kẻ phạm tội có tính chuyên nghiệp còn bị phạt quản chế hoặc cấm lưu trú ở địa phương từ 1 năm đến 5 năm sau khi mãn hạn tù”. Sắc luật và Thông tư hướng dẫn quy định hành vi trốn khỏi nơi giam là tội phạm hình sự nhưng hành vi này được coi là tội xâm phạm đến trật tự công cộng chứ không phải là hành vi xâm phạm đến hoạt động của các cơ quan tư pháp. Hình phạt của loại tội này cũng rất nghiêm khắc có thể bị hình phạt đến 15 năm tù. Tuy nhiên theo quy định của sắc luật thì các hành vi trốn khỏi nơi giam có thể bị xử lý về hình sự nhưng cũng có thể chỉ xử lý về hành chính hoặc phạt tiền tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm. Trên thực tế hành vi bỏ trốn khỏi nơi giam đã làm cho các cơ quan tư pháp hết sức khó khăn trong việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Các hành vi trốn tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật là rất nghiêm trọng nó thể hiện sự coi thường pháp luật của kẻ phạm tội cũng như mất đi tính nghiêm minh của pháp luật. 1.2.2. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo Bộ luật hình sự năm 1985 Bộ luật hình sự 1985 quy định tội trốn khỏi nơi giam tại Điều 245, chương X “ Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp”. Bộ luật 1985 coi hành vi trốn khỏi nơi giam là nguy hiểm cho xã hội đã trực tiếp xâm hại đến tính đúng đắn hoạt động của các cơ quan tư pháp đó là các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. “Điều 245. Tội trốn khỏi nơi giam: 1. Người nào đang bị giam hoặc đang bị dẫn giải mà bỏ trốn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 16
  15. a) Có tổ chức. b) Dùng bạo lực đối với người canh gác hoặc dẫn giải”. [18] Theo quy định của điều luật này thì khách thể của tội trốn khỏi nơi giam là sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và các trại cải tạo người phạm tội đã bị kết án phạt tù giam. Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở việc người phạm tội có hành vi bỏ trốn và hành vi bỏ trốn phải xảy ra trong quá trình can phạm đang bị giam hoặc bị dẫn giải (đang bị giam, bao gồm cả tạm giam, bị giam, dẫn giải do thực hiện lệnh bắt để tạm giam, do chuyển trại, dẫn giải người bị giam, đến phòng xử án hoặc về trại giam khi toà án đã xét xử xong vụ án). Về mặt chủ quan của tội phạm hành vi trốn khỏi nơi giam, tội được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai có đang có lệnh giam và đang bị giam tại trại giam, đang bị dẫn giải do thực hiện lệnh bắt để tạm giam hoặc đang bị dẫn giải do chuyển trại mà có hành động bỏ trốn đều là phạm tội trốn khỏi nơi giam, người đang chấp hành hình phạt tù giam gồm người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn và người đang chấp hành hình phạt tù chung thân. Cũng theo điều luật này thì những người bị tạm giữ, người đang bị tạm giữ hành chính, đang bị đưa vào cơ sở giáo dục theo quyết định hành chính thì không phải là chủ thể của tội trốn khỏi nơi giam. Cùng với việc quy định thành một tội cụ thể trong Bộ luật hình sự, Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Bộ luật này như Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 02/6/1990, quy định về chế độ tạm giam, tạm giữ (ban hành kèm theo Nghị định 149-HĐBT ngày 05/5/1992 của Hội đồng Bộ trưởng), Pháp lệnh thi hành án phạt tù được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá 9) thông qua ngày 08/3/1993, Quy chế trại giam (ban hành kèm theo Nghị định số 60-CP ngày 16/9/1993 ). 17
  16. 1.3. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 Điều 311 BLHS năm1999 quy định như sau: 1. Người nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải. Trước hết, nói về khách thể của tội phạm. Về vấn đề này trong quá trình xây dựng Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999, đã có nhiều ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rằng khách thể của tội này là chế độ giam, giữ, cải tạo nhằm giáo dục, cải tạo và ngăn chặn người phạm tội. Ý kiến thứ hai cho rằng khách thể của tội trốn khỏi nơi giam, giữ là các mối quan hệ phát sinh giữa những người vi phạm pháp luật (người bị bắt tạm giam, người đang chấp hành án tù giam) với những cơ quan thực hiện việc bắt người để tạm giam hay tổ chức thực hiện việc chấp hành án tù giam. Ý kiến thứ ba cho rằng khách thể của tội trốn khỏi nơi giam, giữ là xâm phạm đến hoạt động bình thường của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án. Qua các ý kiến khác nhau trên cho thấy nếu theo ý kiến thứ nhất thì khách thể bị xâm hại của tội phạm này sẽ bị thu hẹp, không thể hiện hết các quan hệ xã hội bị xâm hại chưa phản ánh đúng tính chất của tội phạm là xâm hại đến khách thể trực tiếp nào. Ý kiến thứ hai cũng chưa đánh giá đúng tính chất của quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại là hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp chứ không phải của cá nhân hay một cơ quan riêng biệt trong hoạt động tư pháp. 18
  17. Còn ý kiến thứ ba cho rằng tội phạm xâm hại đến hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp cũng chưa đánh giá đúng bản chất của khách thể là xâm hại đến hoạt động đúng đắn chứ không phải hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp, đó là các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Do đó, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ là xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Các hoạt động của các cơ quan tư pháp cụ thể là các quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định thi hành án cần phải được chấp hành nghiêm chỉnh. Đó chính là pháp luật được thực thi có hiệu quả trên thực tế, thể hiện thái độ tôn trọng pháp luật và khả năng cải tạo của người phạm tội. Hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ của người bị tạm giam, bị giam, người bị tạm giữ gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan tư pháp trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, làm cho hoạt động này bị kéo dài về thời gian hoặc vụ án có thể không thực hiện được ở các giai đoạn do người phạm tội bỏ trốn. Hành vi trốn này làm cho tính đúng đắn của hoạt động tư pháp không được tuân thủ, tức là không thể tiến hành theo luật định khi có hành vi phạm tội xảy ra. Như phải tạm đình chỉ khi đang điều tra, truy tố hoặc không thể thi hành án khi tội phạm đã bỏ trốn, vì thế mục đích trừng trị và giáo dục đối với kẻ phạm tội không thể thực hiện được. Mặt khách quan của tội trốn khỏi nơi giam, giữ bao gồm: - Hành vi nguy hiểm cho xã hội. - Hậu quả do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó. - Các yếu tố khác nhau như công cụ, phương tiện, thủ đoạn, phương pháp, địa điểm, thời gian phạm tội. Điều 311 Bộ luật hình sự quy định tại khoản 1 “Người nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn ”. Theo điều luật 19
  18. thì hành vi khách quan của tội phạm là hành vi bỏ trốn, một hành động rất manh động nhằm thoát khỏi sự quản lý của người có trách nhiệm cụ thể là: - Hành vi trốn khi đang bị giam (trốn khỏi nơi đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù). - Hành vi trốn khi đang bị dẫn giải - Hành vi trốn khỏi nơi tạm giữ - Hành vi trốn khi đang bị xét xử a. Người phạm tội có hành vi bỏ trốn Trên thực tế hành vi khách quan của loại tội phạm này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như hành vi của người đang bị giam, giữ, đang phải thi hành án phạt tù, đang bị xét xử hoặc đang bị dẫn giải mà bỏ trốn nhằm thoát khỏi sự quản lý sự quản lý của người canh gác, dẫn giải. Các hành vi này được thực hiện bằng nhiều hình thức và thủ đoạn khác nhau như lợi dụng sơ hở của người canh gác, dẫn giải, lợi dụng những khó khăn vật chất trong việc giam, giữ không đảm bảo như trại giam, nhà tạm giữ xuống cấp, hư hỏng chưa đảm bảo độ chiếu sáng, độ cao của tường rào chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định đối với nhà tạm giam, tạm giữ, trại cải tạo. Hành vi trên còn được thực hiện cả trong trường hợp tội phạm dùng vũ lực đối với lực lượng canh gác. Có trường hợp tội phạm còn được thực hiện qua hình thức khác như dùng thủ đoạn lừa đảo, lợi dụng lòng tin, sự kém hiểu biết, thiếu trách nhiệm của cán bộ chiến sỹ có nhiệm vụ canh gác, dẫn giải để bỏ trốn. Các hình thức, thủ đoạn khác nhau để thực hiện hành vi này chỉ là yếu tố đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội trong quyết định hình phạt như trốn khỏi nơi giam, giữ mà dùng vũ lực đối với người canh gác, dẫn giải thì tính nguy hiểm sẽ cao hơn so với trường hợp bỏ trốn khác và khi xem xét hình phạt sẽ nghiêm khắc hơn. 20
  19. b. Hành vi bỏ trốn phải xảy ra trong quá trình đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử * Trường hợp mà pháp luật hình sự coi là đang bị giam, giữ. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì những trường hợp được coi là đang bị giam, giữ là người có lệnh tạm giam, quyết định tạm giữ và đang bị giam, giữ tại một trại tạm giam, nhà tạm giữ; đang chấp hành án phạt tù giam có thời hạn hay tù chung thân tại một trại giam. - Người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân Trong hệ thống hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự có hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân là hình phạt chính mang tính chất cưỡng chế nghiêm khắc. Người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân bị cách ly khỏi xã hội và bị cải tạo trong trại giam hoặc trại tạm giam. Nếu trong thời gian đang thi hành bản án mà người bị kết án bỏ trốn thì phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ. - Người có lệnh tạm giam và đang bị tạm giam. Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo về phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội (khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2003). Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Người bị áp dụng biện pháp tạm giam, bị cách ly với xã hội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền của công dân. Đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo. Những người bị tạm giam theo quy định trên mà bỏ trốn khỏi nơi tạm giam sẽ phạm tội quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự. Trong thực tiễn, biểu hiện cụ thể của hành vi này rất đa dạng. Tùy thuộc vào điều kiện khách quan hoặc điều kiện chủ quan của người phạm tội 21
  20. như sơ hở, dùng thủ đoạn để bỏ trốn. Hành vi bỏ trốn của tội phạm này không chỉ là những hành vi bỏ trốn khi người có lệnh tạm giam đang bị giam trong trại tạm giam hay trại cải tạo mà cả trong các trường hợp đang khác như bỏ trốn trong khi đang hỏi cung, trong khi đang được đưa đi bệnh viện, bỏ trốn trong khi đang thực nghiệm điều tra, đang lao động ở ngoài trại giam, Các hành vi cụ thể này đều là những hành vi khách quan của tội trốn khỏi nơi giam, giữ vì theo quy định của Điều 311 thì trong quá trình đang lao động, đang đưa đi bệnh viện, đang hỏi cung, hay đang thực nghiệm điều tra thì người đó vẫn phải chấp hành lệnh giam hoặc lệnh tạm giam của các cơ quan có thẩm quyền. Đó chỉ là những tình tiết cụ thể của quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Người bị tạm giam chỉ được tự do khi đã có quyết định huỷ bỏ việc tạm giam của cơ quan có thẩm quyền nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam đây là các trường hợp thay đổi biện pháp ngăn chặn khác theo Bộ luật tố tụng hình khác (cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh ). Trong trường hợp không còn lệnh tạm giam nữa thì hành vi trên sẽ không được coi hành vi bỏ trốn là hành vi khách quan của tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Người bỏ trốn chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi đã bị bắt giữ hoặc bắt giam (đọc lệnh bắt giữ, tuyên bản án phạt tù người phạm tội đang được tại ngoại). Nếu không có lệnh bắt giữ hoặc lệnh bắt giam thì dù can phạm có chạy trốn trước khi khởi tố vụ án hay trong các giai đoạn điều tra, truy tố xét xử cũng không phải chịu trách nhiệm theo quy định của Điều 311 Bộ luật hình sự năm 1999. - Người đang bị tạm giữ trong một nhà tạm giữ có hành vi bỏ trốn. Đây là điểm mới của Bộ luật hình sự năm1999 nhằm khắc phục thiếu sót của Bộ luật hình sự 1985 và hướng dẫn của Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 hướng dẫn xét xử tội trốn khỏi nơi giam theo Điều 245 Bộ luật hình sự năm 1985. Nghị quyết 04 cho rằng hành vi bỏ trốn khi đang dẫn giải của người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang thì cấu thành tội trốn khỏi nơi giam nhưng không quy định hành vi trốn khi bị tạm giữ trong các trường hợp khác là tội phạm mặc dù hành vi bỏ trốn trong khi đang bị tạm giữ 22