Luận văn Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_toi_mua_ban_trai_phep_chat_ma_tuy_tu_thuc_tien_huye.pdf
Nội dung text: Luận văn Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ NHẤT HUY TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội, năm 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ NHẤT HUY TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐỒNG ĐẠI LỘC Hà Nội, năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn là công trình nghiên cứu do chính tôi viết ra. Số liệu và dẫn chứng được trích từ những nguồn đáng tin cậy, ví dụ và những lý luận là do chính tôi viết và chưa hề được công bố ở bất cứ đâu. TÁC GIẢ LUẬN VĂN
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY 9 1.1. Những vấn đề lý luận về Tội mua bán trái phép chất ma túy 9 1.2. Quy định của pháp luật về Tội mua bán trái phép chất ma túy 14 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH 32 2.1. Những kết quả đạt được 32 2.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 43 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH 50 3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về Tội mua bán trái phép chất ma túy 50 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử Tội mua bán trái phép chất ma túy 56 KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO I PHỤ LỤC III i
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa PCTP Phòng chống tội phạm THTT Tiến hành tố tụng PLHS Pháp luật Hình sự TAND Toà án Nhân dân BLHS Bộ luật Hình sự CTTP Cấu thành tội phạm MBTPCMT Mua bán trái phép chất ma túy TNHS Trách nhiệm hình sự VKSND Viện Kiểm sát Nhân dân BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự LPCMT Luật Phòng chống ma túy CQĐT Cơ quan điều tra ii
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Số vụ án mua bán trái phép chất ma túy trên địa bản huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh (giai đoạn 2016 – 2020) 32 iii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm về ma tuý trên thế giới và khu vực Đông Nam Á diễn biến rất phức tạp. Ở Việt Nam, nếu như trước đây chất ma tuý chủ yếu là thuốc phiện, cần sa - những thứ được trồng và sản xuất ngay trong nước bằng hình thức thô sơ, thủ công thì ngày nay, chủng loại ma tuý đã phát triển đa dạng hơn và được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến hơn như: Estamin, Estasy, Hồng phiến, Ketamine, Methamphetamin, Nữ hoàng đen, Hoàng hậu đỏ, đặc biệt là loại heroin từ nước ngoài (chủ yếu là Lào) vào Việt Nam ngày càng nhiều. Từ đó, địa bàn Việt Nam dần trở thành khu vực trung chuyển ma tuý của các tổ chức tội phạm quốc tế cũng như trong nước sang các nước khác và dần được coi là thị trường tiêu thụ có tiềm năng. Nghiêm trọng hơn, Việt Nam đã xuất hiện nhiều vụ án sản xuất và điều chế ma tuý, như vụ Trịnh Nguyên Thủy cùng 31 đồng phạm đã sản xuất hơn 44kg heroin tại Hà Nội; Vụ Tạ Thị Hiền cùng hơn 12 đồng phạm sản xuất ma túy tổng hợp dạng "đá" (Ketamine) và ATS bằng các loại thuốc chữa cảm như Decolgen, Panadol, mục đích để tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo quy luật cung - cầu, ở đâu có nhu cầu, ở đó có hàng cung ứng. Đối với chất ma tuý, người tiêu thụ thường xuyên, đều đặn và chung thuỷ nhất chính là các đối tượng nghiện chất ma tuý. Hiện nay, số người nghiện chất ma tuý trong xã hội nước ta ngày càng tăng cao. Nói một cách khách quan, số người nghiện chất ma tuý ở nước ta chưa bao giờ giảm, thậm chí nó còn tăng dần theo thời gian. Cụ thể là một bộ phận tầng lớp thanh, thiếu niên trong xã hội hiện nay nghiện chất ma túy hoặc đã sử dụng chất ma túy và tình trạng này có xu hướng ngày càng phát triển. Do đó, để cung ứng được lượng ma tuý lớn như vậy cho các đối tượng sử dụng chất ma túy ở thị 1
- trường trong nước, những người phạm tội đã tìm mọi cách có được ma túy để bán. Đó có thể là mua lại ma túy của những người khác ở trong nước để bán, hoặc thậm chí mua từ nước ngoài về để bán, và gần đây nhất đã xuất hiện nhiều vụ sản xuất ma túy để cung cấp cho nhu cầu sử dụng thường xuyên, đều đặn hàng ngày của các đối tượng nghiện. Ở nước ta hiện nay, nhìn chung về mặt phương tiện khoa học, kỹ thuật hiện đại để sản xuất ra các loại ma tuý được tinh chế như: heroin, Ketamin, Methamphetamin, ma tuý tổng hợp dạng ATS là chưa có. Các vụ án sản xuất trái phép chất ma túy được phát hiện đều là sử dụng những phương tiện thô sơ, tự tạo để sản xuất ma túy, nên số lượng ma túy mỗi lần thu được không nhiều, hoặc có thể phải bỏ đi toàn bộ nếu sản xuất sai quy trình, dẫn đến lợi nhuận được hưởng không cao, trong khi khả năng bị phát hiện là lớn Từ những lý do đó, các đối tượng phạm tội chủ động khai thác nguồn ma túy từ những nước lân cận, bởi chúng vừa rẻ, lợi nhuận cao lại vừa mất ít công sức và khả năng sinh lời là chắc chắn hơn. Vì vậy, nguồn ma tuý chính để bán ra thị trường trong nước vẫn chủ yếu là nhập lậu từ nước ngoài về, trong đó tùy từng quốc gia mà nhập lậu chuyên về một loại ma túy riêng. Ví dụ: Trung Quốc chuyên về ma túy tổng hợp dạng ATS, Ketamine; Lào chuyên về heroin; Campuchia chuyên về heroin và cần sa. Số ma tuý này sẽ được các đầu mối mang đến các địa phương để bán, và những đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng sẽ được chọn là trung tâm tiêu thụ chính. Xuất phát từ tính chất của ma tuý là người nghiện bị lệ thuộc vào ma tuý và phải thường xuyên sử dụng hàng ngày, nên nhu cầu tiêu thụ ma tuý rất cao và số lượng ma tuý được tiêu thụ nhìn chung là đều đặn. Do đó, trong các tội về ma tuý như tội: sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma tuý thì tỷ lệ phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý chiếm cao nhất so với tổng các tội phạm về ma tuý. 2
- Tân Châu là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Đây là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh, với tổng diện tích là 1.113,20 km² (chiếm 1/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Tuy diện tích lớn nhưng dân số của huyện lại thấp nhất tỉnh: 107.600 người (2008), mật độ dân số thấp (bình quân 97 người/km²). Vị trí địa lý của Tân Châu khá đặc biệt: phía Đông giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp huyện Tân Biên, phía Nam giáp thành phố Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu, phía Bắc giáp vương quốc Campuchia. Trong khi đó tỉnh Tây Ninh lại giáp TP.HCM và Campuchia, khiến cho Tân Châu trở thành một điểm nóng đối với tệ nạn mua bán trái phép chất ma túy. Trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, mặc dù các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đã có rất nhiều quyết tâm, nỗ lực để ngăn chặn tội phạm mua bán trái phép các chất ma túy, nhưng loại tội phạm này vẫn tiếp tục gia tăng một cách đều đặn cả về số lượng người phạm tội, số vụ việc phạm tội lẫn mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy nói riêng và đặc biệt là những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm về ma túy tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh” để làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học với mong muốn được trình bày một số quan điểm của mình về vấn đề quan trọng và cần thiết này, đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của loại tội phạm này trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác xét xử của ngành Tòa án để góp phần đấu tranh có hiệu quả hơn đối với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trong thời gian tới. 3
- 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tội mua bán trái phép chất ma tuý là tội phạm có tính phức tạp cao, đã được một số nhà luật học đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997; Bình luận khoa học BLHS của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1987 (tái bản năm 1992, 1997). Sau khi BLHS năm 1999 được ban hành, tội mua bán trái phép chất ma tuý được tiếp tục đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học BLHS 1999 (Phần các tội phạm) của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS. Ths. Phạm Thanh Bình. TS. Nguyễn Đức Mai, Ths. Nguyễn Sĩ Đại, Ths. Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001 Ngoài ra, còn có các công trình khoa học khác cũng đã nghiên cứu đến tội mua bán trái phép chất ma tuý, như: Luận án "Đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Tuyết Mai; Luận án "Hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma tuý của lực lượng cảnh sát nhân dân" của TS. Vũ Quang Vinh; Luận án "Hoàn thiện khung pháp luật hình sự đối với tội phạm về ma tuý ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Minh Đức; Luận án "Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma tuý trong luật hình sự Việt Nam" của TS. Phạm Minh Tuyên; Luận án "Hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm về ma tuý của lực lượng công an cấp huyện" của TS. Ngô Đại Tuấn; Luận án "Phát hiện và khám phá tội phạm vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác của lực lượng 4
- cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý" của TS. Ngô Văn Tuân. Các công trình nêu trên trong góc độ nào đó đã đề cập đến các dấu hiệu của tội mua bán trái phép chất ma túy, tình hình công tác đấu tranh, phòng chống và trách nhiệm hình sự đối với loại tội này. Tuy vậy, về tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết và cụ thể trong bất cứ công trình xuất bản hay luận án tiến sỹ nào, có thể vì đặc thù chỉ là một huyện hành chính trực thuộc tỉnh Tây Ninh mà các công trình nghiên cứu, sách xuất bản thường chỉ nghiên cứu trên địa bàn khu vực rộng lớn hơn như vùng Đông Nam Bộ, Tây Bắc, Tam giác vàng của Đông Nam Á, 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm trình bày và phân tích một số mặt lý luận, tình hình vận dụng điều 251 ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; sau đó nêu ra những kết quả đã đạt được, rào cản, vướng mắc và nguyên nhân trên thực tế; đề xuất những hướng giải quyết cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là, phân tích một số mặt lý luận liên quan đến Tội mua bán trái phép chất ma túy. Hai là, trình bày tình hình thực tiễn vận dụng điều 251 ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; những kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Ba là, đề xuất những hướng giải quyết cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. 5
- 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Về nội dung luận văn, luận văn có nội dung được trình bày mạch lạc, ngắn gọn, giới hạn trong lĩnh vực ngành học Cao học của tác giả là Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự, có bổ sung một số kiến thức chung cần thiết cho việc viết luận văn. Về địa bàn, đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Về số liệu, đề tài nghiên cứu số liệu thực tế thống kê của Tòa án nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Về tội danh, đề tài nghiên cứu tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Tội mua bán trái phép chất ma tuý từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Tác giả đã vận dụng các kiến thức đút rút từ môn Triết học Mác – Lênin để hoàn chỉnh luận văn, mà trọng tâm là việc áp dụng cách tiếp cận vấn đề thông qua phương pháp luận duy vật biện chứng. Bên cạnh đó, tác giả cũng áp dụng một số phương pháp riêng biệt, như: - Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh, bình luận được sử dụng để làm rõ tội mua bán trái phép chất ma túy ở mặt cấu thành tội phạm và định khung hình phạt. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Thông qua nghiên cứu các bản án, chuyên đề, báo cáo tổng kết vể tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 – 2020, từ đó, tác giả rút ra các kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế, yếu kém trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt. 6
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Với các kết quả nghiên cứu, luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện lý luận về tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 – 2020; làm sáng tỏ công tác phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện Tân Châu trong thời gian qua. Hơn nữa, công trình này còn góp phần làm phong phú kho luận văn học thuật của nước nhà, mà các thế hệ Thạc sĩ Cao học Luật những khóa sau, không chỉ ở Học viện Khoa học Xã hội mà còn ở cả các cơ sở đào tạo giáo dục khác trên cả nước, có thể tham khảo để hoàn thiện hơn nữa vốn kiến thức và trình độ lý luận của mình. - Về mặt thực tiễn: Những thành quả mà công trình này mang lại có thể đóng vai trò như một bản tổng hợp những việc cần làm trên thực tiễn nhằm ngăn chặn các loại tội phạm kinh tế - xã hội, mà cụ thể là Tội mua bán trái phép chất ma túy, trên phạm vi huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Từ đó, có thể tùy chỉnh áp dụng cho cả các huyện biên giới có đặc thù vị trí địa lý, kinh tế - xã hội tương tự như Tân Châu trên cả đất nước. Luận văn còn đào sâu, củng cố nghiên cứu về tình hình thực tiễn áp dụng pháp luật Tội mua bán trái phép chất ma túy ở huyện biên giới, một điều mà những công trình luận văn khác ít chú ý. Vì trên thực tế, khi thực hiện nghiên cứu thực tiễn áp dụng một loại tội danh nào đó, người ta thường chọn những khu vực địa lý rộng lớn như vùng, tỉnh mà bỏ qua những huyện biên giới chiến lược. Tính chiến lược của những huyện này nằm ở chỗ chúng giáp ranh những đầu mối buôn bán, vận chuyển ma túy tầm cỡ quốc tế. Nên có thể nói, luận văn là một hướng đi mới, táo bạo về loại Tội mua bán trái phép chất ma túy. 7
- 7. Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu gồm mở đầu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận và phần nội dung chính như sau: Chương 1: Những vấn đề lí luận và pháp luật về Tội mua bán trái phép chất ma túy Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xét xử Tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh 8
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY 1.1. Những vấn đề lý luận về Tội mua bán trái phép chất ma túy 1.1.1. Khái niệm về ma túy Y học phương Đông mà trung tâm cốt lõi của nó là y học Trung Hoa đã nghiên cứu và ứng dụng các loại thực vật, thảo dược trong chữa trị các loại bệnh tật. Trong các loại cây đó có cây thuốc phiện, cây cần sa, cây côca và sau đó người ta cũng phát hiện tác hại của nó. Ở Việt Nam, thuật ngữ "ma túy" xuất hiện ban đầu có nghĩa là thuốc phiện, rồi đến cây cần sa và cây côca. Do hình thức của từ này, kèm với những thời kỳ lịch sử mà ma túy tràn lan theo chân thực dân Pháp làm băng hoại các giá trị đạo đức xã hội, mà có một sự mặc định trong nhận thức của người dân Việt Nam từ xa xưa đến tận bây giờ rằng ma túy đi đôi với sự hủy diệt thân tâm con người. Bàn về nguồn gốc của ma túy, chúng ta có những chế phẩm sơ khai nhất là được chưng cất từ thiên nhiên, cụ thể là từ hoa anh túc, cây cần sa, Song song đó, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kèm nhu cầu sản xuất số lượng lớn thành phẩm ma túy với chi phí rẻ hơn nhằm gia tăng lợi nhuận và giảm thời gian đưa ra thị trường nên bọn tội phạm còn tìm ra cách điều chế ma túy đá tổng hợp như methamphetamine từ những phòng thí nghiệm hóa học. Do đó, khái niệm ma túy được mở rộng về nội dung, ở các nước khác nhau thì khái niệm ma túy cũng quan niệm khác nhau. Ma túy là một từ có nguồn gốc Hán mà hàm ý khái quát nhất có thể dịch và hiểu là “gây đắm đuối”. Ngày nay, ba chữ “Chất ma túy” để ám chỉ hàng loạt các chất gây nghiện ngập, mất kiểm soát về tâm thần, ảo giác; nhưng trên thực tế, ngược dòng lịch sử, đã có thời gian vì nhận thức chưa rõ tác hại kinh hoàng của chúng và do cách sử dụng chỉ 9
- nhằm mục đích giảm đau, gây mê nên chất ma túy từng được hiểu đơn giản chỉ là tương tự như các loại thuốc gây mê, thuốc ngủ hoặc giảm đau cho người bệnh. Nói một cách tổng quát: Chất ma túy là các chất hóa học có nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ làm cho con người bị lệ thuộc khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng. Theo Luật Phòng chống ma túy (LPCMT) của nước ta công bố ngày 22/12/2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) quy định: - Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. - Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc chất ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện với người sử dụng. - Chất hướng thần là chất kích thích ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng. - Tiền chất là các chất hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. [13] Theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất, thì các chất ma túy gồm 227 chất, chia làm 03 danh mục và 22 hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế chất ma túy cần kiểm soát. [6] Tại Điều 61 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam 1992 quy định: Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và chất ma túy khác [11]. Tại LPCMT được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 9/12/2000 đã xác định chất ma túy là chất nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành [12]. 10
- Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về ma túy như sau: Ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành, khi sử dụng gây lên tình trạng kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần sẽ gây ra tình trạng nghiện đối với người sử dụng. 1.1.2. Khái niệm Tội mua bán trái phép chất ma túy Theo TS. Phạm Minh Tuyên có định nghĩa về tội phạm ma túy như sau: “Các tội phạm ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi, xâm phạm đến chế độ quản lý, sử dụng các chất ma túy của nhà nước, từ đó gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công dân, gây mất trật tự an toàn xã hội”. [21] Vậy, có đủ lí lẽ và căn cứ để tuyên bố những tác hại ghê gớm của tội phạm liên quan đến ma túy cho cộng đồng, bao gồm sự rối loạn xã hội, đe dọa sự phát triển khỏe mạnh của các thế hệ tương lai, lan truyền Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, làm băng hoại các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục. Vì những tác hại ghê gớm và khủng khiếp đó, các cấp chính quyền, cơ quan ban ngành có thẩm quyền luôn nỗ lực trấn áp, dập tắt những manh nha tội phạm ma túy từ trong trứng nước, hòng giữ vững sự trong sạch của môi trường trị an. Tại mục 3.3 phần II Thông tư 17 hướng dẫn về tội mua bán trái phép chất ma túy như sau: “3.3. Mua bán trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây: a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác; b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có); đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác; e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép 11
- cho người khác; g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác. Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy”. [1] Theo quan điểm của Ths. Đinh Văn Quế, hành vi mua bán trái phép chất ma túy: “bán hay mua để bán lại; vận chuyển ma túy để bán cho người khác; tàng trữ đến bán lại hoặc để sản xuất ra chất ma túy khác để bán lại trái phép; hoặc dùng ma túy để đổi lấy hàng hóa hay dùng hàng hóa để đổi lấy ma túy”. [8] Theo giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần tội phạm cụ thể) của trường Đại học An ninh Nhân dân thì “hành vi mua, bán trái phép chất ma túy là hành vi trao đổi trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào”. [20] Có thể thấy, cả các chuyên gia có kiến thức chuyên môn về ma túy lẫn các nhà lập pháp đều có chung cái nhìn về những hoạt động nào là đặc thù của Tội mua bán trái phép chất ma túy, ở đây ta có thể liệt kê như sau: bán trái pháp luật, sử dụng các hình thức trao đổi song song hàng – ma túy, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển để cung cấp ma túy ra thị trường chợ đen. Tóm lại, ta có thể khái quát rằng tội mua bán trái phép chất ma túy là hoạt động cung cấp ma túy một cách bất hợp pháp nhằm đổi lại lợi ích về vật chất (có thể là tiền hoặc hiện vật tương đương). Ta có thể đi đến kết luận, tội danh mua bán trái phép chất ma túy là những hoạt động có tác động xấu cho cộng đồng, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tiến hành, có lỗi, gây phương hại đến chức năng độc quyền kiểm soát các chất ma túy của Chính phủ Việt Nam, tiến hành các hoạt động như sau: Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái pháp luật cho người khác; Sử dụng các loại tài sản không phải tiền nhằm mục đích trao đổi lấy chất ma túy để bán lại trái pháp luật cho cá nhân khác; Xin chất ma túy để bán trái pháp luật cho cá nhân khác; Tàng trữ 12
- chất ma túy hòng bán trái pháp luật cho cá nhân, chủ thể khác; Mua chất ma túy để bán trái quy định cùa pháp luật cho cá nhân, chủ thể khác; Bán trái quy định của pháp luật chất ma túy cho cá nhân, chủ thể khác (không loại trừ trường hợp bán hộ chất ma túy cho cá nhân, chủ thể khác với mục đích được trả công). 1.1.3. Dấu hiệu định tội và định khung hình phạt Tội mua bán trái phép chất ma túy Dấu hiệu định tội là một nội dung quan trọng của Luật Hình sự, quyết định việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Vai trò của dấu hiệu định tội là hết sức quan trọng trong việc xét xử, có ý nghĩa to lớn trong kết quả cuối cùng của bản án chung cuộc. Trong nghiên cứu tập trung về Tội mua bán trái phép chất ma túy của mình, khi nói đến dấu hiệu định tội Tội mua bán trái phép chất ma túy là nói đến các mặt khách quan (qua 7 hành vi cụ thể: bán trái phép chất ma túy cho người khác (không kể có thu lợi hay không); mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người; dùng chất ma túy (thay cho tiền) nhằm trao đổi thanh toán trái phép (chẳng hạn mua hàng hóa rồi dùng chất ma túy để trả thay vì trả tiền); dùng tài sản không phải là tiền (như vàng, xe gắn máy, ) nhằm đem trao đổi, thanh toán, lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác), mặt chủ quan (lỗi cố ý), khách thể (hành vi phạm tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy), chủ thể (bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, tuy nhiên người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán trái phép chất ma túy) của loại tội này. Ngoài dấu hiệu định tội, ta còn cần nhắc đến dấu hiệu định khung hình 13
- phạt. Đây là loại dấu hiệu dùng để xem xét khung hình phạt thích hợp cho mỗi trường hợp cụ thể, với căn cứ cơ sở xét trên mức độ nguy hiểm cho xã hội mà hành vi gây ra hoặc tiềm tàng gây ra tương ứng với một khung hình phạt luật định. Căn cứ vào tính chất của dấu hiệu định khung làm tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên hoặc giảm xuống, có thể phân dấu hiệu định khung hình phạt thành dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng và dấu hiệu định khung giảm nhẹ. Những dấu hiệu định khung có thể là dấu hiệu thuộc về mặt khách quan như dấu hiệu mức độ hậu quả hoặc thuộc về mặt chủ quan như tính chất của động cơ hoặc thuộc về nhân thân như dấu hiệu tái phạm nguy hiểm. Dấu hiệu định khung Tội mua bán trái phép chất ma túy đa dạng, đi từ có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản cho tới tăng nặng (có tổ chức, phạm tội nhiều lần, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức, sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em, ) và quan trọng nhất là phụ thuộc vào trọng lượng loại ma túy mà đối tượng đó vận chuyển (nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cô ca; hêrôin, côcain; lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca; quả thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tươi; các chất ma túy khác ở thể rắn; các chất ma túy khác ở thể lỏng, đều có mức quy định trọng lượng khác nhau trong từng khung hình phạt). 1.2. Quy định của pháp luật về Tội mua bán trái phép chất ma túy 1.2.1. Trước Bộ luật Hình sự 2015 1.2.1.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà được thành lập, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề ngăn chặn thuốc phiện. Xác định được việc đấu tranh ngăn chặn thuốc phiện không thể là công việc một sớm, một chiều, nên ngoài việc giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân hiểu được tác hại của thuốc phiện để nhân dân tự giác tránh xa thì Chính phủ còn sử dụng cả biện pháp quá độ để sớm ổn định tình hình. Thủ tướng Chính phủ 14
- đã ban hành Nghị định số 255/TTg ngày 22/12/1952 quy định những người có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện bị xử lý như: Phạt tiền từ một đến năm lần trị giá thuốc phiện lậu, tịch thu thuốc phiện khi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép. Người vi phạm có thể còn bị truy tố ra trước Toà án nhân dân [15]. Ngày 15/9/1955 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 580/TTg bổ sung Nghị định số 150/TTg, quy định những trường hợp có thể bị đưa ra Toà án để xét xử. Cùng với Nghị định này, theo thẩm quyền, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 635/VHH-HS ngày 29/3/1958 và Thông tư số 33/VHH-HS ngày 5/7/1958 để thống nhất đường lối xét xử đối với những vụ án buôn lậu thuốc phiện. Từ năm 1954 đất nước ta tạm chia làm hai miền với hai chế độ chính trị, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy ở mỗi miền rất khác nhau, ở miền Nam, tình hình buôn bán ma tuý, tình trạng nghiện hút phát triển nhanh, việc buôn bán ngày càng có quy mô lớn, có tính tổ chức cao, hình thành các tổ chức sử dụng ma túy công khai. Tính đến năm 1975 (sau giải phóng), có khoảng 170.000 người nghiện ma túy. Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã kiên quyết áp dụng nhiều biện pháp để bài trừ tệ nạn nghiên hút, do đó chỉ sau bảy năm (đến năm 1982) con số người nghiện giảm xuống chỉ còn 40.000 người . Ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 76/CP về chống buôn lậu thuốc phiện. Trên cơ sở Nghị định này, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an đã ra Thông tư liên ngành hướng dẫn áp dụng pháp luật trong cả nước, trong đó xác định: Nghị định số 580/TTg về trừng trị tội buôn lậu thuốc phiện tiếp tục có hiệu lực thi hành và cho áp dụng thống nhất trong cả nước. Song Nghị định số 150/TTg và Nghị định số 225/TTg chỉ đề cập xử lý hành vi tàng trữ và vận chuyển trái phép, không đề cập đến việc xử lý hành vi 15
- sản xuất hoặc buôn bán trái phép thuốc phiện, chỉ tới khi ban hành Nghị định số 580/TTg thì mới quy định những trường hợp: buôn lậu thuốc phiện có nhiều người tham dự và có thủ đoạn gian lận; tang vật trị giá trên 1.000đ (tính theo thời giá năm 1955); buôn nhỏ hoặc làm môi giới có tính chất thường xuyên, chuyên nghiệp đã bị phạt tiền nhiều lần; các vụ có liên quan đến nhân viên chính quyền hoặc bộ đội và không thi hành quyết định phạt tiền của cơ quan Thuế vụ hoặc Hải quan có thể bị đưa ra Toà án để xét xử. Người có các hành vi phạm tội nêu trên có thể bị phạt tù từ ba tháng đến năm năm, phạt tiền từ một đến năm lần trị giá thuốc phiện lậu, tịch thu tang vật và các phương tiện dùng vào việc phạm tội. [16] Thông tư số 635/VHH-HS và Thông tư số 33/VHH-HS của Bộ Tư pháp hướng dẫn: Trường hợp buôn lậu thuốc phiện gây tác hại lớn làm cản trở việc thực hiện chính sách và kế hoạch Nhà nước thì có thể áp dụng sắc lệnh số 267/SL ngày 15/6/1956 để xử phạt trên năm năm tù. Đối với bọn cầm đầu những tổ chức buôn lậu có thể phạt từ năm năm tù đến mời năm tù; bọn tay chân chuyên nghiệp phạt từ ba đến năm năm tù; bọn cơ hội phạm tội đã giáo dục nhiều lần mà còn vi phạm thì phạt từ một đến ba năm tù, trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì vẫn có thể phạt dưới một năm tù hoặc cho hưởng án treo [3] [4] 1.2.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 Thời điểm thập niên 80, bối cảnh kinh tế - xã hội thay đổi, kéo theo sự biến đổi của tệ nạn ma túy và các hình thức khác của nó. Trước tình hình đó, Bộ luật hình sự đầu tiên của Nhà nước ta đã được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985 đã quy định trách nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm tội liên quan đến ma túy tại ba điều: Điều 97: Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép 16