Luận văn Tội gián điệp trong luật hình sự Việt Nam

pdf 107 trang vuhoa 25/08/2022 7480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tội gián điệp trong luật hình sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_toi_gian_diep_trong_luat_hinh_su_viet_nam.pdf

Nội dung text: Luận văn Tội gián điệp trong luật hình sự Việt Nam

  1. §¹i häc quèc gia Hµ Néi Khoa LuËt o0o NGUYÔN tHÞ THANH HUYÒN TéI GI¸N §IÖP TRONG LUËT H×NH Sù vIÖT nAM Chuyªn ngµnh: LuËt h×nh sù M· sè: 60 38 40 LuËn v¨n th¹c sü luËt häc Hµ Néi, 2008
  2. MỤC LỤC TRANG Mở đầu 5 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIÁN ĐIỆP 10 TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 Khái niệm và ý nghĩa của việc ghi nhận tội gián điệp trong 10 Luật hình sự Việt Nam. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển tội gián điệp trong Luật hình 14 sự Việt Nam. 1.3 Những quy định về tội gián điệp trong pháp luật một số nước 34 trên thế giới. Chƣơng 2. Tội gián điệp trong Bộ luật hình sự năm 1999 và thực 45 tiễn áp dụng 2.1 Những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội gián điệp 45 và hình phạt áp dụng đối với tội này. 2.2 Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về 63 tội gián điệp. Chƣơng 3. Nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định Bộ 77 luật hình sự năm 1999 về tội gián điệp. 3.1 Những yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả những quy 77 định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội gián điệp 3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy 90 định của pháp luật hình sự về tội gián điệp Kết luận 99 Danh mục tài liệu tham khảo 102 3
  3. Më ®Çu 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo vệ an ninh chính trị là một hoạt động mang tính đặc thù của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ gắn hết sức chặt chẽ với bảo vệ Tổ quốc. Ở Việt Nam, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước. Từ khi chính quyền thuộc về nhân dân đến nay, bảo vệ an ninh chính trị trở thành một bộ phận quan trọng của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc góp phần đánh thắng các thế lực đế quốc, thực dân, phản động, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội, đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung, đối với tội gián điệp nói riêng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh bảo bệ an ninh quốc gia. Đất nước ta đang trên đà đổi mới, hội nhập và mở cửa, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được cũng không ít những khó khăn, thách thức mới. Các thế lực thù địch đang có âm mưu chống phá nước ta trên tất cả các lĩnh vực và bằng mọi thủ đoạn. Thực tiễn khẳng định: để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, một điều kiện không thể thiếu là phải giữ vững được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch. Chính vì vậy, để bảo vệ những thành quả cách mạng, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, bảo đảm vững chắc cho công cuộc đổi mới đất nước, trấn áp mọi hoạt động trực tiếp xâm phạm, uy hiếp đến sự tồn tại của chính quyền nhân dân là nhiệm vụ xuyên suốt và cực kỳ quan trọng của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa 4
  4. Việt Nam, trong đó cuộc đấu tranh chống tội gián điệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong thời gian qua, công tác điều tra, truy tố, xét xử tội gián điệp đã góp phần có hiệu quả vào công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này cũng đã đặt ra những vướng mắc mà khoa học luật hình sự phải nghiên cứu giải quyết như khái niệm tội gián điệp, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội gián điệp, hình phạt đối người phạm tội Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Tội gián điệp trong luật hình sự Việt Nam” không những có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, đảm bảo an ninh đối nội, đối ngoại của đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu. Tội gián điệp là đề tài được một số tác giả quan tâm nghiên cứu. TS Bạch Thành Định đã có bài nghiên cứu "Một số suy nghĩ để hoàn thiện quy định trách nhiệm hình sự Tội gián điệp" (Tạp chí Công an nhân dân, Viện khoa học Bộ công an, số 5 - 2000); PGS. TS Kiều Đình Thụ có công trình: Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự với các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3 - 1995); về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia (Tạp chí khoa học Công an, số 3 - 1995) Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó mới chỉ đề cập tới từng khía cạnh của vấn đề hoặc mang tính chung chung, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện từ lịch sử tội gián điệp đến những quy định của pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về tội phạm này. 5
  5. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn. * Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống, toàn diện về lý luận và thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội gián điệp để đề xuất việc hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội gián điệp và những giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội gián điệp góp phần giữ vững an ninh quốc gia. * Nhiệm vụ: Với mục đích nêu trên, Luận văn có nhiệm vụ sau: - Làm rõ khái niệm tội gián điệp và ý nghĩa của việc ghi nhận tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam. - Khái quát sự hình thành và phát triển tội gián điệp trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam. - Nghiên cứu từ khía cạnh so sánh pháp luật về tội gián điệp trong Luật hình sự một số nước trên thế giới. - Làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội gián điệp theo Luật hình sự Việt Nam hiện hành và hình phạt đối với tội phạm này. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội gián điệp. * Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về tội phạm này. 6
  6. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tội gián điệp từ góc độ Luật hình sự. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn. Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở nhận thức luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước và pháp luật với phương pháp luận là phép DVBC và DVLS. Để giải quyết các nghiệm vụ khoa học đặt ra từ đề tài Luận văn, Luận văn có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: hệ thống, lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, thống kê tư pháp hình sự và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của Luận văn. Đây là công trình nghiên cứu trong khoa học Luật hình sự Việt Nam đưa ra cái nhìn toàn diện và có hệ thống về tội gián điệp, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự đối với tội phạm này trong cuộc đấu tranh phòng và chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận văn thể hiện ở các điểm sau: 1. Đã làm sáng tỏ khái niệm tội gián điệp, đánh giá được ý nghĩa của việc quy định tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam trước yêu cầu đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia. 2. Đã khái quát được một cách có hệ thống sự hình thành và phát triển tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam. 7
  7. 3. Đã phân tích và so sánh tội gián điệp của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới để rút ra những giá trị hợp lý trong lập pháp hình sự, bổ sung cho những luận cứ và giải pháp được đề xuất trong Luận văn. 4. Đề xuất được nhóm những giải pháp mang tính đồng bộ và toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội gián điệp trong thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn. Luận văn có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội gián điệp trước yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần xây dựng nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tội gián điệp, đổi mới nội dung và phương pháp đấu tranh với tội phạm này nói riêng và các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung trong tình hình mới. Luận văn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu và giảng dạy. 7. Bố cục của Luận văn. Ngoài lời nói đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương 7 mục. 8
  8. Chƣơng I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIÁN ĐIỆP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC GHI NHẬN TỘI GIÁN ĐIỆP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM. 1.1.1. Khái niệm tội gián điệp. Trong pháp luật hình sự Việt Nam, lần đầu tiên tại Thông lệnh số 60 - TT ngày 28/5/1947 của liên bộ Quốc phòng - Tư pháp đã xuất hiện thuật ngữ "Tội gián điệp" thuật ngữ này qua các giai đoạn lịch sử khác nhau là không thay đổi. Tuy nhiên, khái niệm về tội gián điệp chưa được một văn bản quy phạm nào chính thức đề cập tới. Về mặt khoa học pháp lý hình sự đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến việc làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm tội gián điệp, nhưng vẫn chưa có khái niệm thống nhất. Các tác giả của giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội đưa ra khái niệm: "tội gián điệp là hành vi của công dân nước ngoài, người không có quốc tịch hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Tội gián điệp cũng có thể là hành vi của công dân Việt Nam gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc giúp người nước ngoài hoạt động tình báo phá hoại; cung cấp hay thu thập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài hoặc những tin tức, tài liệu khác để nước ngoài sử dụng chống lại nước Cộng hoà XHCN Việt Nam" [33, tr 264]. Tác giả Lê Cảm đưa ra khái niệm tội gián điệp: "Tội gián điệp là việc thực hiện bất kỳ hành vi nào (được liệt kê tại điều luật đã nêu) của người nước 9
  9. ngoài hoặc người không có quốc tịch nhằm chống phá nước Cộng hoà XHCN Việt Nam" [6, tr 110]. Nghiên cứu luật hình sự một số nước trên thế giới cho thấy các nước đều chưa đưa ra được khái niệm đầy đủ, chính thức về tội gián điệp. Làm rõ khái niệm tội gián điệp, theo chúng tôi, trước hết cần làm rõ khái niệm các tội xâm phạm ANQG là gì. Trong từng thời kỳ cách mạng khác nhau khái niệm các tội xâm phạm ANQG cũng khác nhau, khái niệm này được thay đổi tuỳ theo sự phát triển của tình hình và các quan hệ chính trị - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam. Sắc lệnh số 21/SL ngày 14 - 2 - 1946 quy định là "các hành vi làm phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà", Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30 - 10 - 1967 quy định là "các tội phản cách mạng" được thay bằng thuật ngữ "các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG" BLHS năm 1985 và "các tội xâm phạm ANQG" BLHS năm 1999. Thuật ngữ “An ninh quốc gia” lần đầu xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ 20 trong các sách báo nghiệp vụ của ngành Công an. Các tác giả cuốn Từ điển nghiệp vụ Công an do Bộ Công an xuất bản năm 1977, đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm an ninh quốc gia: “An ninh quốc gia là sự yên ổn về chính trị và trật tự xã hội trong phạm vi quản lý một Nhà nước, để đảm bảo chống xâm lược và chống mọi hành vi gây rối, phá hoại, lật đổ”. Trong các văn bản pháp luật được Nhà nước ta ban hành thời kỳ này, thuật ngữ “An ninh quốc gia” được ghi nhận tại Điều 36 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 13-07-1982. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật này, khái niệm an ninh quốc gia chưa được một văn bản pháp luật nào của Nhà nước ta đề cập, làm rõ. Luật An ninh quốc gia năm 2004 đã đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm an ninh quốc gia tại Điều 3: “An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ 10
  10. xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. Trong khái niệm này, an ninh quốc gia gồm hai bộ phận cấu thành: bộ phận cấu thành thứ nhất: “Sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và bộ phận cấu thành thứ hai: “Sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. An ninh quốc gia sẽ không được bảo đảm nếu bất cứ bộ phận cấu thành bị vi phạm. Việc xác định một cách đầy đủ và chính xác nội hàm khái niệm an ninh quốc gia tại điều luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc quy định giới hạn các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia có hiệu quả. Trên cơ sở khái niệm trên, có thể đưa ra khái niệm các tội xâm phạm an ninh quốc gia như sau: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Và xét trên phương diện pháp lý hình sự, việc xác định đầy đủ và chính xác nội hàm khái niệm tội gián điệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Từ sự phân tích ở trên, đồng thời căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, có thể đưa ra khái niệm tội gián điệp như sau: tội gián điệp là những hành vi nguy hiểm cho xã hội (được liệt kê tại điều luật đã nêu) do người nước ngoài, người không quốc tịch hoặc công dân Việt Nam thực hiện 11
  11. với lỗi cố ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, khả năng quốc phòng, an ninh đối ngoại của đất nước, sự tồn tại và sự vững mạnh của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam với mục đích chống chính quyền nhân dân. 1.1.2 Ý nghĩa của việc ghi nhận tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam. Trước yêu cầu đấu tranh bảo vệ ANQG qua các giai đoạn cách mạng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trước âm mưu "diễn biến hoà bình" và hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đối với sự nghiệp Cách mạng của nhân dân ta thì việc ghi nhận tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam rõ ràng có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện: Thứ nhất, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, khả năng quốc phòng, an ninh đối ngoại của đất nước, sự tồn tại và sự vững mạnh của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam nếu được coi là khách thể trực tiếp được đặc biệt bảo vệ bằng pháp luật hình sự thì sẽ góp phần quyết định làm cho nền tảng chính trị - xã hội của đất nước được yên ổn, nhân dân các dân tộc được sống an toàn và hạnh phúc. Thứ hai, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, khả năng quốc phòng, an ninh đối ngoại của đất nước, sự tồn tại và sự vững mạnh của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam nếu được bảo vệ tốt bằng pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng thì không những sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao uy tín và vị thế của quốc gia trước dư luận của cộng đồng quốc tế, mà còn góp phần thực hiện tốt chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị và hợp tác của Nhà nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới để cùng nhau chung sức gìn giữ hoà bình và an ninh của nhân loại. 12
  12. Thứ ba, việc quy định tội gián điệp trong Bộ luật hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xác định giới hạn hành vi nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia nói chung, cũng như xác định chính xác hành vi cụ thể nào xâm phạm khách thể trực tiếp của tội gián điệp để từ đó quyết định loại và mức hình phạt tương ứng, tạo cơ sở vững chắc cho đấu tranh phòng, chống tội phạm này một cách có hiệu quả. Và cuối cùng, tư tưởng bảo vệ quyền con người được phán ánh thông qua việc nhà làm luật quy định trong cấu thành tội gián điệp mức hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội từ nặng đến nhẹ căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như người phạm tội được hưởng một trong mười biện pháp tha miễn (miễn trách nhiệm hình sự) nếu người đã nhận làm gián điệp nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ đó cho thấy mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất, biện chứng và hữu cơ, tương hỗ và qua lại giữa an ninh quốc gia và các quyền con người dưới góc độ luật hình sự. An ninh quốc gia của bất kỳ một nhà nước nào sẽ không bao giờ được yên ổn trước nguy cơ bị uy hiếp bởi các tội xâm hại hòa bình và nhân loại nếu việc bảo vệ nó không kèm theo việc thực thi một chính sách đối nội nhân đạo, tôn trọng và bảo vệ tốt các quyền tự do của con người và của công dân ngay trên lãnh thổ của đất nước mình, và các quyền con người dù có được ghi nhận trong các văn bản của Liên hợp quốc, cũng như trong Hiến pháp và các văn bản luật khác của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc cũng sẽ không bao giờ được thực thi trong đời sống xã hội hàng ngày của mỗi quốc gia nếu như việc bảo vệ các quyền đó tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm lại không được gắn liền chặt chẽ và mật thiết với việc bảo vệ các nền tảng đảm bảo một cách vững chắc cho việc thực thi các quyền đó một cách hữu hiệu an ninh quốc gia. 13
  13. 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỘI GIÁN ĐIỆP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM. Việt Nam là một nước có hơn hai nghìn năm lịch sử, trong cuộc đấu tranh xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân nhiệm vụ bảo vệ an ninh đối nội, đối ngoại của Nhà nước, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân là vấn đề quan trọng và xuyên suốt. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển tội gián điệp trong luật hình sự Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu tội gián điệp, có ý nghĩa trong việc nhận thức những di sản lịch sử do quá khứ để lại, hơn thế nữa, việc nghiên cứu vấn đề này còn là cơ sở cho việc kế thừa và phát huy những kinh nghiệm của các thế hệ đi trước trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Nghiên cứu lịch sử pháp luật hình sự không thể tách rời nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn cụ thể cũng như quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, càng không thể thoát ly các đặc điểm về chính trị, kinh tế, xã hội văn hóa của từng thời kỳ lịch sử mà trong đó các văn bản pháp luật hình sự được ban hành. Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự chúng ta thấy rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của pháp luật hình sự trong từng giai đoạn lịch sử, mới có thể hiểu đầy đủ, đúng đắn nội dung của các quy phạm và chính sách hình sự của Nhà nước. Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội gián điệp có thể chia thành các thời kỳ sau: 1.2.1. Lịch sử hình thành, phát triển tội gián điệp thời kỳ phong kiến Trong lịch sử Việt Nam, thời đại Hùng Vương, An Dương Vương với sự ra đời của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có vị trí rất quan trọng, đánh dấu sự phát triển nhảy vọt về mọi mặt của tiến trình lịch sử dân tộc, từ thời đại mông muội dã man sang thời đại văn minh. Tuy nhiên Nhà nước Âu Lạc tồn 14
  14. tại không được bao lâu thì Triệu Đà tiến hành chiến tranh xâm lược. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta cuối cùng bị thất bại, đất nước bước vào thảm họa hơn 1000 năm Bắc thuộc, đầy gian lao thử thách khắc nghiệt. Những tài liệu nói về pháp luật nói chung thời kỳ này hầu như không tìm thấy. Nhưng có lẽ đó là một thứ luật tục hay tập quán pháp, nhưng chắc chắn chưa phải là luật riêng của một địa phương mà là luật chung của người Lạc Việt [30; tr24]. Từ năm 111 trước Công nguyên trở đi, sau khi Triệu Đà bị các triều đình Hán tộc đánh bại, Âu Lạc trở thành quận huyện của Nhà nước phong kiến phương Bắc cho đến thể kỷ X mới giành lại được nền độc lập tự chủ thực sự. Trong khoảng thời gian dài hơn một nghìn năm ấy, nhân dân ta không ngừng nổi dậy đấu tranh chống chính quyền đô hộ. Một số cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi, nhưng kết quả là đã không duy trì và giữ vững thành quả được bao lâu như khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Lý Bí Nguồn tư liệu về tình hình lập pháp thời kỳ này quá ít ỏi, chưa cho phép chúng ta dựng lại bức tranh về pháp luật ở nước ta dưới ách đô hộ của các đế chế Trung Hoa. Trong lĩnh vực pháp luật về hình luật, pháp luật Hán giữ vai trò thống trị. Hậu Hán thư chép rằng chính quyền đô hộ đặt lệ phong hầu, cắt đất thưởng cho những kẻ có công trấn áp kẻ phản nghịch. Đến đầu thế kỷ thứ X chúng ta giành lại được độc lập (từ họ Khúc đến Ngô, Đinh, Tiền Lê) Nhà nước ta là Nhà nước độc lập tự chủ dựa trên nền tảng phương thức sản xuất châu Á đang phát triển. Vì thế, pháp luật dưới hình thức tục lệ còn rất phổ biến và đóng vai trò quan trọng, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân gia đình và các quan hệ dân sự. Tài liệu để nghiên cứu tình hình pháp luật về hình luật hầu như vắng, thiếu, chúng ta chỉ còn biết vài nét về các hình phạt nặng về thời kỳ này. 15
  15. Giai đoạn củng cố và phát triển Nhà nước Trung ương tập quyền thời Lý – Trần – Hồ (từ những thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XV). Thời kỳ đầu (thế kỷ XI) có thể nói là giai đoạn cao nhất của hình thái Á châu ở Việt Nam. Từ thế kỷ thứ XII đến thế kỷ thứ XIV, khi mà chế độ tiểu tư hữu phát triển, chế độ tư hữu về ruộng đất phát triển mạnh và được pháp luật bảo vệ đã phá vỡ từng bước chế độ sở hữu công xã, chế độ bóc lột thần dân thông qua ruộng đất ngày càng rõ rệt. Vì thế, mặc dù nguồn tư liệu pháp luật thời kỳ này còn rất nhiều tản mạn, nhưng qua tìm hiểu có thể thấy, cùng với sự phát triển của chế độ Trung ương tập quyền, đến thời kỳ hoạt động lập pháp của Nhà nước đã bắt đầu phát triển, được thể chế hóa và quy định chặt chẽ. Pháp luật thời Lý cũng như thời Trần trước hết là bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế của vua quan và tầng lớp trên trong xã hội, bảo vệ nhà nước Trung ương tập quyền. Việc quy định các tội thập ác phán ánh rất rõ điều này. Năm 1042 vua Lý đã quy định thể lệ chuộc tội là những người già trên 70 tuổi và trẻ em dưới 15 tuổi, những người có nhược tật, những người họ nhà vua và có công lớn nếu phạm tội có thể chuộc bằng tiền, trừ phạm tội thập ác (Phản quốc, đại nghịch, giết vua, giết cha mẹ, nổi loạn, phản bội, hung ác bạo nghịch, không có đạo đức, bất kính, bất hiếu, loạn luân). Quy định này cho thấy những hành động chống đối lại Nhà nước Trung ương bị ghép vào tội mưu phản, mưu đại nghịch, mưu loạn là những tội xếp hàng đầu trong mười tội thập ác. Pháp luật thời Trần quy định: mưu phản thì phải giết hết thân tộc. Sang thế kỷ XV, căm thù quân xâm lược nhà Minh, Lê Lợi đã triệu tập quân sỹ, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, trải qua 10 năm trường kỳ gian khổ, giành lại nền độc lập dân tộc, đưa nước ta bước vào thời kỳ mới; thời kỳ phát triển nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền. Các triều vua Lê đã ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định trật tự xã hội, củng cố chính quyền, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế – văn hóa và toàn bộ các lĩnh vực của 16
  16. đời sống xã hội. Về kinh tế đã xoá bỏ về cơ bản chế độ điền trang, thái ấp thay cho chế độ cấp hộ điền. Chế độ tư hữu về ruộng đất của giai cấp địa chủ phát triển mạnh. Trong xã hội có hai giai cấp chính là nông dân và địa chủ, các tầng lớp thủ công và thương nhân còn nhỏ bé và nhìn chung chưa tách khỏi nông nghiệp. Bộ máy chính quyền chặt chẽ nhằm chi phối xuống tận các địa phương, đồng thời tập trung quyền lực tối cao vào bộ máy trung ương, đứng đầu là vua. Do nhu cầu phát triển của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền, các hoạt động lập pháp của nhà Lê được đẩy mạnh. Ngay sau khi lên ngôi, năm 1428, Lê Lợi đã bàn với đại thần định một số luật lệ về hiện trạng và phân chia ruộng đất công làng xã, dưới thời Lê Thái Tông, một số nguyên tắc xét xử các vụ kiện cáo và một số điều luật nghiêm cấm nạn hối lộ, hoạt động giao thiệp với nước ngoài được xây dựng thêm. Sang thời kỳ Lê Thánh Tông, triều đình ban bố nhiều quy định về việc trấn áp các hành vi chống đối, làm nguy hại đến an ninh quốc gia và địa vị thống trị của giai cấp phong kiến Triều Lê Sơ đã để lại những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực pháp luật và đánh dấu bằng sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức, đây được coi là bộ luật quan trọng nhất và chính thống nhất của triều Lê [21; tr12]. Quốc Triều hình luật là bộ luật xưa nhất còn lưu giữ được đầy đủ, bộ luật có 13 chương, cộng lại có 722 điều, phân làm 6 quyển. Nghiên cứu luật hình trong Quốc triều hình luật thấy, luật hình được quy định ở hầu hết các chương. Xếp hàng đầu là mười tội ác (thập ác) được quy định ở điều 2 chương Danh lệ, trong đó Bộ luật quy định cụ thể: mưu phản là mưu mô làm nguy đến xã tắc, mưu chống đối là mưu phản nước theo giặc, là tội nặng nhất xâm hại đến sự tồn tại và quyền thống trị của nhà nước phong kiến, đến sự tồn vong của quốc gia. Những người phạm tội này phải chịu hình phạt cao nhất và thuộc diện “bát nghị” cũng không được chiếu cố và không được chuộc bằng tiền. Điều 4 chương Danh lệ quy định: phàm những người thuộc tám điều nghị xét giảm tội trên này, mà phạm vào tử 17
  17. tội, thì các quan nghị án phải khai rõ tội trạng và hình phạt nên thế nào, làm thành bản tâu, dâng lên vua để xét nghị. Từ tội lưu trở xuống được giảm một bậc, nếu phạm tội thập ác thì không theo luật này, và điều 5 chương Danh lệ cũng quy định: những họ bà phi của Hoàng Thái Tử từ đại công trở lên mà phạm tử tội, thì cũng phải làm thành bản tâu dâng lên vua xét định, từ tội lưu trở xuống được giảm một bậc, nếu tội thập ác, giết người, gian dâm, trộm cắp trong cung cấm, ăn hối lộ làm trái phép thì không theo luật này. Điều 16 chương Danh lệ quy định thêm: từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống cùng những người bị ác tật, phạm tội phản nghịch đáng phải tội chết phải tâu lên vua xét định. Bộ luật Hồng Đức quy định các trường hợp được tha tội tại điều 18 chương Danh lệ nhưng người phạm tội thập ác thì không áp dụng điều này. Cùng đó, tại điều 25 chương này cũng quy định: những người tố cáo việc mưu phản, mưu đại nghịch cũng tiết lộ những việc lớn của nhà nước thì được thưởng tước ba tư trở lên. Người nhà những người phạm tội mưu phản giấu tội cho họ đều không được áp dụng điều 39 là không phải tội. Hành vi phản nghịch còn được luật quy định ở rải rác các điều như điều 14, điều 108 và điều 138 chương Vi chế. Chương Quân chính có các điều 15, điều 35. Các điều 1, điều 24 tại Chương Hộ hôn; các điều 1, điều 2 chương Đạo tặc, điều 37 chương Đấu tụng, điều 5 chương Trá nguỵ và điều 9 chương Bộ vong. Đặc biệt liên quan đến an ninh quốc gia tại điều 26 chương Cấm vệ có quy định những người tiết lộ việc quân cơ ra nước ngoài đều phải tội chém, và điều 15 chương Quân chính quy định: khi có việc đi đánh dẹp bí mật, kẻ nào báo cho giặc biết tin trước, cùng là thông đồng với người ngoài để làm gián điệp thì bị chém. Người biết mà dung túng thì cũng cùng một tội. Như vậy, chúng ta thấy để đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà nước cũng như của chế độ phong kiến đương thời, hoạt động lập pháp thời Lê Sơ rất quan tâm và chú trọng việc tập trung bảo vệ quyền thống trị của vua, một loạt các hành vi phản nghịch được 18
  18. luật điều chỉnh trong đó lần đầu tiên cụm từ “gián điệp” xuất hiện, tuy Bộ Quốc triều hình luật chưa khái quát cụ thể về hành vi gián điệp nhưng đã kế thừa và phát huy những thành tựu của các vương triều trước và có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Sang thời kỳ nội chiến phân liệt đến khi thống nhất đất nước (Từ thế kỷ XVI đến cuối thể kỷ XVIII), triều Lê mất dần đi vai trò lịch sử của nó, đất nước bước vào thời kỳ hỗn loạn, các mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt và quyết liệt, các tập đoàn phong kiến tranh giành nhau quyền lực, gây nên những cuộc nội chiến kéo dài và phân chia đất nước thành những miền, đặt dưới những chính quyền riêng biệt khác nhau. Đây là giai đoạn đầy biến động và phức tạp của lịch sử dân tộc, vì thế nguồn tư liệu nghiên cứu pháp luật giai đoạn này rất rời rạc và tản mạn, nhưng nhìn chung Bộ luật Hồng Đức vẫn được áp dụng trong suốt các thể kỷ sau và được coi là mẫu mực để noi theo. Thế kỷ thứ XVIII khép lại với sự chấm dứt của vương triều Tây Sơn và tiếp theo nó là một vương triều mới: Triều Nguyễn từ 1802 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Sau khi lên ngôi, Gia Long và các vua tiếp theo đã thiết lập ở nước ta chế độ Quân chủ chuyên chế, tăng cường bộ máy đàn áp và các công cụ thống trị, thi hành hàng loạt các biện pháp nhằm củng cố bảo vệ quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến, vì thế nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng pháp luật. Sản phẩm tiêu biểu là Bộ luật Hoàng triều luật lệ ban hành năm 1815, thường gọi là Bộ luật Gia Long. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển tội gián điệp trong Hoàng Việt luật lệ ta thấy: thứ nhất, cũng như pháp luật thời kỳ nhà Lê pháp luật thời kỳ này không có quy định cụ thể về tội gián điệp nhưng có quy định một số tội chống chính quyền như mưu phản, mưu đại nghịch, phản bội. Một số loại tội phạm xâm hại tới sự tồn tại của chế độ phong kiến chế tài hình sự mang tính chất tàn ác hơn nhiều. 19
  19. Điều 223 – Mưu đại nghịch – Hoàng việt luật lệ quy định: “Phàm kẻ mưu phản không làm lợi cho đất nước, mưu hại xã tắc và đại nghịch không có lợi đối với vua, mưu phá huỷ tôn miếu, sơn lăng và cung quyết. Chỉ nhúng tay vào âm mưu mà không chia cầm đầu hay tòng phạm đã, hay chưa làm đều bị xử tử bằng lăng trì. Ông nội, cha con, cháu, anh em và người ở cùng trong một nhà, như trong tộc, không để tang thân thuộc, bà ngoại cha vợ, rể, không chia khác nhau theo họ, chánh phạm hay mới quen. Chú bác, con của anh em không hạn đã hay chưa ở riêng, quê quán khác nhau. Nam từ 16 tuổi trở lên, không kể là bịnh nặng, tàn phế, đều đem chém hết. Con trai từ 15 tuổi trở xuống và mẹ của chánh phạm, con gái thê thiếp, chị em, bao nhiêu thê thiếp ấy đem phát cho làm nô lệ cho các bực đại công thần. Của cải của chính phạm, cho vào nhà quan” [24, tr555]. Trách nhiệm hình sự đối với các tội mưu phản đại nghịch, mưu phản, được quy định ở thời điểm biểu lộ ý định phạm tội tại Điều 223, 224 Hoàng Việt luật lệ. Ví dụ Điều 224 – Mưu phản – Hoàng việt luật lệ quy định: “phàm kẻ mưu phản gài mưu trong nước nghe lịnh nước ngoài. Chỉ là cùng mưu thì cũng không chia cầm đầu hay tòng phạm mà đem chém hết ráo” [24, tr 560]. Kẻ phản (như phản lại nước mình) mà tự thú thì được giảm hai bậc tội. Kẻ bỏ trốn và kẻ phản quốc, dù không tự thú, nhưng trở về nhà thì giảm hai bực tội. Thứ hai, pháp luật nhà Nguyễn hết sức coi trọng việc bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, vì vậy đã quy định mười tội ác (thập ác) là các tội xâm hại đến các quan hệ xã hội quan trọng nhất của chế độ phong kiến với các chế tài hình sự nghiêm khắc nhất, không được ân giảm đối với bất cứ tầng lớp nào. Đảm bảo sự tồn tại của nhà nước phong kiến, pháp luật đặc biệt coi trọng việc bảo vệ quân đội, trong đó có Điều 184 – Tiết lộ đại sự của quân đội – Hoàng Việt luật lệ quy định: phàm triều đình cùng thảo luận kế hoạch với Tổng binh và các tướng quân về việc tấn công giặc ngoại biên và bắt sống đồ đảng phản nghịch. Đó là đại sự tối 20