Luận văn Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo pháp luật hình sự Việt Nam

pdf 85 trang vuhoa 25/08/2022 6120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo pháp luật hình sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_toi_co_y_cong_bo_thong_tin_sai_lech_hoac_che_giau_s.pdf

Nội dung text: Luận văn Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo pháp luật hình sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ GIAO LINH TỘI CỐ Ý CÔNG BỐ THÔNG TIN SAI LỆCH HOẶC CHE GIẤU SỰ THẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ GIAO LINH TỘI CỐ Ý CÔNG BỐ THÔNG TIN SAI LỆCH HOẶC CHE GIẤU SỰ THẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Quốc Toản HÀ NỘI - 2015 2
  3. Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch•a tõng ®•îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn ThÞ Giao Linh 3
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỘI CỐ Ý CÔNG BỐ THÔNG TIN 7 SAI LỆCH HOẶC CHE GIẤU SỰ THẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và đặc điểm của chứng khoán 7 1.2. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của các tội phạm về chứng khoán 11 và sự cần thiết quy định các tội phạm về chứng khoán trong luật hình sự Việt Nam 1.2.1. Khái niệm tội phạm về chứng khoán 11 1.2.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm chứng khoán 16 1.3. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong 21 hoạt động chứng khoán theo Điều 181a Bộ luật Hình sự hiện hành 1.3.1. Sự cần thiết phải hình sự hóa hành vi công bố thông tin sai 21 lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán 1.3.2. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cố ý công 26 bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán 1.3.3. Hình phạt của tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu 35 sự thật trong hoạt động chứng khoán 1.3.4. Một số tồn tại, hạn chế trong quy định của Bộ luật Hình sự về 37 tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán 1.4. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong 41 hoạt động chứng khoán trong luật hình sự một số nước 4
  5. Chương 2: THỰC TIỄN XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỘI PHẠM CỐ Ý 46 CÔNG BỐ THÔNG TIN SAI LỆCH HOẶC CHE GIẤU SỰ THẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI PHẠM NÀY 2.1. Tình hình vi phạm và phạm tội cố ý công bố thông tin sai lệch 46 hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán và xử lý hình sự đối với tội phạm này của các cơ quan tiến hành tố tụng 2.1.1. Tình hình vi phạm trong trường hợp công bố thông tin sai lệch 46 hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán 2.1.2. Tình hình tội phạm và xử lý hình sự đối với tội cố ý công bố 54 thông tin sai lệch và che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán của các cơ quan tiến hành tố tụng 2.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự 58 về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán và nâng cao hiệu quả áp dụng 2.2.1. Sự cần thiết và yêu cầu của việc hoàn thiện những quy định 58 của Bộ luật Hình sự hiện hành về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán 2.2.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự hiện 63 hành về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán 2.2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của 65 Bộ luật Hình sự về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán KẾT LUẬN 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 5
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Trong những năm gần đây, chủ trương phát triển thị trường chứng khoán đã góp phần làm cho nền kinh tế nước nhà có những chuyển biến tích cực, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Bên cạnh mặt mạnh này, xuất hiện ngày càng nhiều các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư và lưu thông vốn, tác động tiêu cực đến trật tự quản lý kinh tế và nền kinh tế quốc dân. Thị trường chứng khoán minh bạch là mục tiêu mà bất kỳ quốc gia nào cũng hướng đến trong đó có Việt Nam. Nhưng tính minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam lại chưa được như kỳ vọng của các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư. Đây cũng là lý do vì sao thị trường chứng khoán trong những năm 2009-2011 gần như giậm chân tại chỗ, nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường mới phát triển và nhiều tiềm năng như Việt Nam nhưng lại e ngại vấn đề minh bạch của thị trường. Chính vì thế, hệ thống pháp luật có vai trò đảm bảo cho sự hoạt động của thị trường chứng khoán, đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch, đúng sự thật của thị trường này. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, công ty niêm yết không tuân thủ luật công bố thông tin. Có thể thấy các quyết định xử phạt hành chính không đủ mạnh để giáo dục, răn đe và ngăn chặn hành vi vi phạm trong lĩnh vực này. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm không nhận thức được hậu quả nghiêm trọng do mình gây ra nên họ tiếp tục vi phạm. Hàng loạt vụ việc liên quan đến tình trạng công bố thông tin sai lệch, che giấu thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây, đã khiến cho nhiều nhà đầu tư rời bỏ thị trường chứng khoán. Trong khi đó, chúng ta chưa có một công cụ pháp lý đủ mạnh để kịp thời trừng trị, răn đe người có hành vi sai phạm. 6
  7. Thấy được sự cần thiết phải có những chế tài nghiêm khắc hơn để xử lý triệt để các hành vi vi phạm này, lần đầu tiên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010, đã bổ sung quy định tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán trong ba tội danh trong lĩnh vực chứng khoán. Việc ban hành này là hoàn toàn kịp thời, khá sát thực tiễn nhằm làm lành mạnh hóa các giao dịch trong thị trường chứng khoán, từ đó, hạn chế có hiệu quả vi phạm cũng như tội phạm xảy ra trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đối chiếu Bộ luật Hình sự với các quy định hiện hành về công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế nhất định như quy định về định mức hậu quả nghiêm trọng chưa phù hợp với điều kiện thực tế, những lĩnh vực buộc phải minh bạch chưa được Bộ luật Hình sự hiện hành quy định chưa bao quát, còn mang tính chất liệt kê, v.v Trước tình hình trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu đề tài "Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo luật hình sự Việt Nam" là cần thiết, khách quan, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, dưới những góc độ khác nhau, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề tính minh bạch trong hoạt động chứng khoán, điển hình như: - Dương Tuyết Miên (2010), Về các tội phạm chứng khoán trong luật sửa đổi, bổ sung của Bộ luật Hình sự năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2; - Nguyễn Thu Dung (2007), Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Luận văn tốt nghiệp đại học; - Nguyễn Thị Ánh Vân (2006), Chế độ công bố thông tin theo Luật Chứng khoán năm 2006, Tạp chí Luật học, số 8; 7
  8. - Phan Anh Tuấn (2011), Các tội phạm về chứng khoán trong luật hình sự Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các tội này, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4; - Viên Thế Giang (2012), Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1; - Viên Thế Giang (2013), Trách nhiệm hình sự đối với tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán ở VN hiện nay, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3; - Hoàng Thị Quỳnh (2009), Một số ý kiến về sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 liên quan đến tội phạm chứng khoán, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8; - Đỗ Thúy Vân (2010), Cần hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định tại Điều 181a, 181b, 181c Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999, Tạp chí Kiểm sát, số 4; Tuy nhiên, qua nghiên cứu, khảo sát nội dung các công trình khoa học này về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán ở nước ta, cho thấy hầu hết đó là các công trình nghiên cứu chưa chuyên sâu. Sự nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu nhỏ lẻ trên tạp chí hoặc là đề cập đến tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán nói chung, trong đó tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán chỉ là một phần nhỏ, chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, nguyên nhân của những tồn tại, bất cập trong thực tiễn áp dụng chưa được phân tích có hệ thống để đưa ra những kiến nghị, giải pháp đồng bộ. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tác giả nghiên cứu đề tài với những mục đích sau: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo pháp luật hình sự Việt Nam; 8
  9. - Nghiên cứu, phân tích thực tiễn pháp luật Việt Nam quy định về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, rút ra được những tồn tại, hạn chế các quy định đó và những nguyên nhân của nó; - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của luật hình sự về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để có thể đạt được mục đích đó, trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung vào những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề chung về chứng khoán, tội phạm chứng khoán, tội công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; - Phân tích rút ra những tồn tại và hạn chế của các quy định về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo Bộ luật Hình sự và thực tiễn áp dụng; - Trên cơ sở phân tích sự cần thiết, những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật quy định về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, tác giả đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về loại tội này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Đồng thời được tiến hành bằng những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống, logic, đối chiếu thực tiễn, thống kê, v.v Nhờ vậy, những vấn đề có liên quan tới tội cố ý công bố 9
  10. thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và xác thực. 5. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật nói chung và vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói riêng, nhất là tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự, tội phạm học và các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật, 6. Những điểm mới của luận văn Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên ở cấp luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu hệ thống, toàn diện, đầy đủ về vấn đề về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo luật hình sự Việt Nam. Những điểm mới của luận văn là: - Phân tích một cách sâu sắc và đánh giá toàn diện về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo Bộ luật Hình sự; - Phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng áp dụng pháp luật về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; nêu ra những hạn chế, bất cập về mặt lập pháp, những tồn tại trong trong thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Và trên cơ sở đó luận văn đề xuất các giải pháp khả thi để hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu của áp dụng pháp luật về loại tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán này. 10
  11. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn xử lý vi phạm và tội phạm cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán và một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm này. 11
  12. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỘI CỐ Ý CÔNG BỐ THÔNG TIN SAI LỆCH HOẶC CHE GIẤU SỰ THẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỨNG KHOÁN Thuật ngữ chứng khoán được hiểu theo những nghĩa khác nhau tùy theo mục đích khi điều chỉnh loại tài sản đặc biệt này. Chứng khoán lần đầu tiên xuất hiện tại Bỉ vào giữa thế kỷ XV, theo đó, "các thỏa thuận được xác lập cho các giao dịch thực hiện ngay và các giao dịch được thực hiện ngay và các giao dịch được thực hiện sau khoảng thời gian nhất định" [41, tr. 7]. Black Law’s Dictionary lại cho rằng "chứng khoán là công cụ chứng minh quyền sở hữu công ty, quyền chủ nợ với công ty hoặc chính phủ hoặc các quyền khác của người nắm giữ" [52, tr. 1358]. Khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2010 (sau đây gọi tắt là Luật Chứng khoán) quy định: Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; c) Hợp đồng góp vốn đầu tư; d) Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định [31, tr.26]. 12
  13. Chứng khoán thường mang các đặc điểm sau: Tính sinh lời: người phát hành ra chúng phải trả cho người sở hữu chứng khoán khoản lợi tức trong tương lai để nhận về mình quyền sử dụng vốn. Tính sinh lời của chứng khoán là động lực thúc đẩy người đầu tư mua chứng khoán và cũng là tiền đề xuất hiện chứng khoán. Tính sinh lời còn xuất hiện khi người nắm giữ chứng khoán giao dịch chứng khoán như loại tài sản được phép. Tính thanh khoản là khả năng cho phép người sở hữu chứng khoán có thể bán chứng khoán để nhận được khoản tiền nhất định. Tính thanh khoản tạo cho người sở hữu chứng khoán chuyển đổi dạng tài sản chứng khoán sang tiền thông qua giao dịch tại thị trường thứ cấp hoặc thông qua nghiệp vụ ngân hàng. Tính thanh khoản tạo ra sự hấp dẫn đối với người đầu tư, thỏa mãn nhu cầu của họ đồng thời cũng hạn chế rủi ro làm giảm sút giá trị tiền tệ của chứng khoán. Tính thanh khoản của chứng khoán phụ thuộc vào uy tín của chủ thể phát hành, vào chuyển đổi và sự biến động của thị trường. Tính rủi ro của chứng khoán, thể hiện ở bản chất của hoạt động đầu tư vốn, đó là "lượng tiền trong hiện tại và chỉ có thể thu hồi trong tương lai" thì cả quãng thời gian đó chứa đựng rủi ro. Mức độ rủi ro lớn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian đầu tư, chủ thể nhận vốn cùng các cam kết khác chính, Mức độ rủi ro của chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với tính sinh lời và tính thanh khoản của chứng khoán. Căn cứ vào quyền của người sở hữu chứng khoán đối với người phát hành, chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Chứng khoán vốn là loại chứng khoán xác nhận sự góp vốn và quyền liên quan đến phần vốn góp của chủ sở hữu chứng khoán đối với đối tượng phát hành ra nó. Đặc điểm của loại chứng khoán này có đặc điểm nhà đầu tư không xác định được thời gian thu hồi vốn, mức thu nhập từ việc đầu tư nhưng lại có cơ hội tham gia vào kiểm soát hoặc trực tiếp kinh doanh phần vốn đã thu hút. Chứng khoán vốn có hai dạng cơ bản: cổ phiếu và chứng chỉ 13
  14. quỹ đầu tư. Ngoài ra còn có chứng khoán phái sinh từ loại chứng khoán vốn như chứng quyền. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành (Khoản 2 Điều 6 Luật Chứng khoán). Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng (Khoản 4 Điều 6 Luật Chứng khoán). Chứng chỉ khoán nợ là loại chứng khoán rất phổ biến, tạo ra sự ổn định tương đối trong giao dịch trên thị trường là trái phiếu. Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành (Khoản 3 Điều 6 Luật Chứng khoán). Bên cạnh đó, cũng cần phải làm rõ khái niệm về thị trường chứng khoán. Về khái niệm thị trường chứng khoán hiện nay cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, thị trường chứng khoán và thị trường vốn là một, chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm: Thị trường tư bản (Capital Market). Nếu xét về mặt nội dung, thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua bán các chứng khoán. Thị trường chứng khoán là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó, các thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản. Quan điểm thứ hai của đa số các nhà kinh tế cho rằng: Thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một. Như vậy, theo quan điểm này, thị trường chứng khoán và thị trường vốn là khác nhau, trong đó thị trường chứng khoán chỉ giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các công cụ tài chính ngắn hạn được giao dịch trên thị 14
  15. trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của thị trường chứng khoán. Quan điểm thứ ba, dựa trên những gì quan sát được tại đa số các Sở giao dịch chứng khoán lại cho rằng "thị trường chứng khoán là thị trường cổ phiếu", hay là nơi mua bán các phiếu cổ phần được các công ty phát hành ra để huy động vốn. Theo quan điểm này, thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường mua bán các công cụ tài chính mang lại quyền tham gia sở hữu. Các quan điểm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn và trong từng điều kiện lịch sử nhất định. Tuy nhiên, chúng tôi quan niệm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của thị trường chứng khoán hiện nay đó là: thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp (Primary Market) hay thị trường thứ cấp (Secondary Market), tại Sở giao dịch (Stock Exchange) hay thị trường chứng khoán phi tập trung (Over The Counter Market), ở thị trường giao ngay (Spot Market) hay thị trường có kỳ hạn (Future Market). Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây chính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hoá thông thường khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy, có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá. 15
  16. 1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT QUY ĐỊNH CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨNG KHOÁN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.2.1. Khái niệm tội phạm về chứng khoán Có thể nói, chứng khoán và thị trường chứng khoán đã xuất hiện, tồn tại và phát triển ở Việt Nam như một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Bắt đầu từ năm 2000 và khởi sắc mạnh mẽ từ năm 2005 đến nay. Chủ trương phát triển thị trường chứng khoán (kênh huy động vốn đầu tư và lưu thông giữa các nguồn vốn đầu tư) đã góp phần làm cho nền kinh tế nước ta có những chuyển biến tích cực nhất định, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Bên cạnh mặt mạnh này, xuất hiện càng nhiều các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đầu tư và lưu thông vốn, tác động tiêu cực đến trật tự quản lý kinh tế và nền kinh tế quốc dân. Trong báo cáo tổng kết công tác năm của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ đều nhấn mạnh và khẳng định từ năm 2005 đến nay vi phạm trên lĩnh vực chứng khoán có dấu hiệu gia tăng. Hành vi vi phạm chủ yếu là các doanh nghiệp niêm yết tăng vốn nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, lừa đảo bán cổ phiếu trên thị trường OTC, sử dụng vốn nhà nước, vốn của cổ đông để đầu tư chứng khoán nhưng chưa được sự đồng ý của Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông, làm giả chứng khoán Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, công ty niêm yết không tuân thủ quy định của pháp luật về việc công bố thông tin, thậm chí Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt không kịp, bỏ sót hoặc vì lý do gì đó không phạt khiến doanh nghiệp kinh nhờn và nhà đầu tư lãnh đủ Hàng loạt vụ việc liên quan đến tình trạng công bố thông tin sai lệch, thiếu, nhiễu thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây, đã khiến cho nhiều nhà đầu tư chán nản, rời bỏ thị trường, làm cho thị trường chứng khoán trở nên ảm đạm. 16
  17. Có thể nói sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng phổ biến và nghiêm trọng. Các giao dịch tại thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để đối phó với thực trạng này Ngân hàng Nhà nước đã ra Chỉ thị 03 ngày 28/5/2007 yêu cầu các ngân hàng thương mại kiểm soát dư nợ đầu tư chứng khoán không quá 3% tổng dư nợ của ngân hàng. Việc Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị trên cùng một số can thiệp khác của Chính phủ, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã làm thị trường ổn định hơn song vi phạm không có biểu hiện giảm. Trước tình hình chúng ta chưa có một công cụ pháp lý đủ mạnh để ngăn chặn, kịp thời trừng trị, răn đe người có sai phạm đến mức phải xử lý hình sự. Thông tư liên tic̣ h số 46/2009, ngày 13/3/2009 giữa Bô ̣Công an và Bộ Tài chính hướ ng dâñ phối hơp̣ xử lý vi phaṃ pháp luâṭ trong liñ h vưc̣ chứ ng khoán và thi ̣trườ ng chứ ng khoán và việc sửa đổi Nghị định 36/NĐ-CP về xử phạt hành chính trên lĩnh vực thị trường chứng khoán được ban hành đã giúp công tác quản lý, giám sát, thanh tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng được tăng cường hơn. Trước ngày Luật sửa đổi bổ sung có hiệu lực, những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán được giải quyết bằng các biện pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi một số các tội phạm trong Bộ luật Hình sự nếu ở mức độ nguy hiểm cho xã hội đến mức đáng kể như Tội lừa đảo, Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng Luật sửa đổi đã bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 lần đầu tiên quy định ba điều luật (Điều 181a, 181b, 181c) trong lĩnh vực chứng khoán đã góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh chứng khoán. Với ba tội phạm mới được ghi nhận trong Luật sửa đổi bổ sung năm 2009 là cơ sở pháp lý hình sự để chúng ta điều tra, truy tố, xét xử những người có hành vi phạm tội trong lĩnh vực này. 17
  18. Như vậy, để bảo vệ các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chứng khoán, việc quy định các hành vi bị coi là tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán hay tội phạm chứng khoán được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm từ nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên, tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán không được quy định thành nhóm tội riêng trong Bộ luật Hình sự của nhiều quốc gia hay nói cách khác là được quy định thành một chương riêng trong Bộ luật Hình sự, đạo luật duy nhất quy định về hành vi phạm tội cũng như chế tài áp dụng đối với hành vi phạm tội đó, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Bộ luật Hình sự chưa có định nghĩa trong luật về nhóm tội phạm này, do đó định nghĩa về khái niệm khoa học về tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán chỉ được đề cập trong các sách báo pháp lý, công trình khoa học của Việt Nam cũng như của nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, mức độ đề cập và làm rõ khái niệm về tội phạm chứng khoán còn rất hạn chế, các sách báo pháp lý thường chỉ đề cập đến hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, cũng như hình thức xử phạt đối với các hành vi này mà chưa khát quát được lên tầm lý luận, làm rõ bản chất của các tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán cũng như tội phạm trong các lĩnh vực chuyên biệt khác đều là một bộ phận của tội phạm nói chung. Vì vậy, về nguyên tắc, khái niệm tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán không những phải thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm nói chung mà còn phải phản ánh những dấu hiệu riêng thể hiện nét đặc thù của tội phạm trong lĩnh vực chuyên biệt này. Tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán có thể được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa hẹp, tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán chỉ bao gồm các hành vi trực tiếp vi phạm các quy định của pháp luật chứng khoán ở mức độ bị coi là tội phạm. Theo nghĩa này, tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán có thể được gọi là tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán có tính riêng biệt (chỉ xảy ra trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán). Theo nghĩa rộng, tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm không chỉ tội phạm theo nghĩa 18
  19. hẹp này mà còn cả các tội phạm khác xảy ra trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán. Các tội phạm khác này có thể được gọi chung là tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán không có tính riêng biệt (có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán). Như vậy, tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán theo nghĩa rộng bao gồm tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán có tính riêng biệt và tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán không có tính riêng biệt. Do có các cách hiểu khác nhau như vậy mà cũng có thể có những định nghĩa khác nhau về tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập, làm rõ khái niệm tội phạm chứng khoán theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, hành vi bị coi là tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán là hành vi xâm hại các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động chứng khoán qua việc vi phạm trực tiếp các quy định của pháp luật chứng khoán về công bố thông tin chứng khoán, về vấn đề sử dụng thông tin nội bộ trong lĩnh vực chứng khoán, về giá của chứng khoán, qua đó xâm phạm chế độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho xã hội. Thông thường, các hành vi vi phạm trực tiếp pháp luật chứng khoán ở mức độ nghiêm trọng được các quốc gia quy định là tội phạm ngay trong các văn bản luật về chứng khoán hoặc trong Bộ luật Hình sự tại các điều luật riêng biệt. Ở Việt Nam, trước thời điểm Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, trong Bộ luật Hình sự hiện hành không có các điều luật riêng về tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán; còn trong các văn bản luật về chứng khoán cũng không có quy định về tội phạm cụ thể mà chỉ quy định chung là cho phép có thể truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Trong trường hợp này, các hành vi vi phạm trực tiếp pháp luật chứng khoán chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội danh chung tương ứng đã được quy định trong Bộ luật Hình sự. 19
  20. Tuy nhiên, năm 2009, với việc lần đầu tiên Bộ luật Hình sự hiện hành đã có quy định về tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán có tính riêng biệt với ba tội danh: Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 181a), tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 181b) và Tội tháo túng giá chứng khoán (Điều 181c). Do vậy, tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam đã bao gồm một số hành vi phạm tội đã được quy định trong các tội phạm nói trên trong Bộ luật Hình sự và xảy ra trên thực tế trong lĩnh vực chứng khoán. Từ các phân tích trên có thể định nghĩa tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán một cách chung nhất như sau: Tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán hay tội phạm về chứng khoán là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật chứng khoán, được quy định là tội phạm trong Bộ luật Hình sự hoặc trong các luật liên quan đến chứng khoán, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia chứng khoán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các luật liên quan đến chứng khoán ở đây có thể là luật chứng khoán tùy theo quy định của pháp luật ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam do chúng ta chưa cho phép quy định tội phạm và hình phạt trong các luật chuyên ngành nên tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán có thể được định nghĩa là: Những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật chứng khoán, được quy định là tội phạm trong Bộ luật Hình sự, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia chứng khoán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Như vậy, đối với các quốc gia cho rằng nguồn trực tiếp của luật hình sự chỉ là Bộ luật Hình sự như Việt Nam thì tội phạm trong lĩnh vực chứng 20