Luận văn Tội buôn lậu trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2013)

pdf 105 trang vuhoa 25/08/2022 5300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tội buôn lậu trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2013)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_toi_buon_lau_trong_luat_hinh_su_viet_nam_tren_co_so.pdf

Nội dung text: Luận văn Tội buôn lậu trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2013)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ VUI TỘI BUÔN LẬU TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIA ĐOẠN 2009 – 2013) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ Nội - 2014 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ VUI TỘI BUÔN LẬU TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIA ĐOẠN 2009 – 2013) Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trƣơng Quang Vinh Hà Nội - 2014 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014 NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Vui 3
  4. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang ra sức tập trung thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới và từng bước đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thành tựu đạt được trong những năm qua đã đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; kinh tế tăng trưởng khá cao; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được thiết lập; quan hệ quốc tế được mở rộng, vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp từ nguồn nội lực của đất nước tăng lên nhiều, tình hình chính trị, xã hội ổn định, được nhân dân và bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tự đạt được, nền kinh tế thị trường cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, thêm vào đó là những sơ hở, thiếu sót của Nhà nước ta trong quản lý kinh tế đã khiến cho nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm có môi trường nảy sinh, phát triển trong đó có tội phạm buôn lậu. Buôn lậu được xác định là một trong những tội phạm nguy hiểm, không chỉ làm thiệt hại đến nền kinh tế đất nước, gây thất thu thuế cho Nhà nước mà còn đe dọa phá vỡ chính sách kinh tế đất nước, xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của người tiêu dùng. Ở nước ta trong những năm gần đây hoạt động buôn lậu diễn biến rất phức tạp với quy mô ngày càng rộng lớn, các vụ buôn lậu bị phát hiện ngày càng nhiều, giá trị hàng phạm pháp có nhiều vụ lên tới hàng tỷ đồng. Người phạm tội sử dụng nhiều thủ đoạn xảo quyệt hơn và chúng luôn sẵn sàng manh động, chống người thi hành công vụ khi bị bắt quả tang. Trước thực trạng buôn lậu như trên có thể thấy rằng buôn lậu không chỉ là một tệ nạn mà còn là một tội phạm nguy hiểm gây thiệt hại rất lớn cho Nhà nước và xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ các dấu hiệu pháp lý và tình hình của tội buôn lậu nhằm phát hiện, đề xuất, kiến nghị giải quyết các vấn đề vướng mắc trong thực tiễn áp dụng luật hình sự về tội buôn lậu là rất cần thiết. Xuất 4
  5. phát từ nhận thức như vậy, tôi đã chọn đề tài "Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009-2013)" làm đề tài nghiên cứu luận văn cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội buôn lậu dưới góc độ lý luận và thực tiễn. Điển hình là một số công trình: Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới đất liền Việt – Trung. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu tranh của Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh (Luận án Tiến sĩ của tác giả Vũ Đình Nông – 1997); Đấu tranh phòng chống tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. (Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Đức Bình - 2000); Một số vấn đề về đấu tranh phòng chống tội buôn lậu (tác giả Ngô Ngọc Thuỷ, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 1995); Tội buôn lậu hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Đức Thìn – 1996); Đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Dương Thị Nhàn, năm 2006); Bên cạnh đó còn có một số bài viết: "Buôn lậu và chống buôn lậu" của tác giả Bùi Toản (Tạp chí Kiểm sát, số 1 + 2 năm 1999, trang 56 - 58); "Phòng, chống buôn lậu trong lĩnh vực hải quan khi Việt Nam gia nhập WTO" của tác giả Nguyễn Phi Hùng có bài viết (Tạp chí Quản lý nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia, số 12/2006, trang 12 - 16). Ngoài ra, còn nhiều công trình, bài viết nghiên cứu của các tác giả khác trên các tạp chí Hải quan, Công an nhân dân Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu, đồng thời cũng đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu trong những 5
  6. năm gần đây đã có những thay đổi với nhiều thủ đoạn phạm tội mới, các giải pháp nêu ra trước đây trong điều kiện hiện nay ít phát huy tác dụng, không mang tính thời sự. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tội buôn lậu đang diễn ra rất phức tạp và thực tiễn xét xử về tội phạm này cũng gặp nhiều vướng mắc, tuy đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu về tội phạm này những vẫn còn mang tính chung chung và thông tin cập nhật còn nhiều hạn chế. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009-2013. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dưới góc độ lý luận về tội buôn lậu, thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009-2013. Số liệu sử dụng để nghiên cứu trong đề tài này là thống kê tội phạm của Tòa án nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận: sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh. 6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là trên cơ sở lý luận và thực tiễn xét xử tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm đưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội buôn lậu góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Để đạt được mục đích trên đây, nhiệm vụ cơ bản của luận văn cần phải giải quyết đó là: 6
  7. + Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam. + Nghiên cứu đánh giá tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. + Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội buôn lậu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề về tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam Chương 2: Tình hình tội buôn lậu và thực tiễn xét xử tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 - 2013 Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội buôn lậu. 7
  8. Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỘI BUÔN LẬU TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề chung 1.1.1. Khái niệm tội buôn lậu theo Luật hình sự Việt Nam Tội phạm nói chung và tội buôn lậu nói riêng là một hiện tượng tiêu cực của xã hội mà nguồn gốc của nó là từ xã hội và sự phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của xã hội. Mỗi một quốc gia, để bảo vệ lợi ích của nước mình, phù hợp với tập quán thương mại quốc tế đều đưa ra những chính sách ngăn chặn và làm giảm bớt tác hại của loại tội phạm này. Ở nước ta, trong những năm gần đây tình hình buôn lậu diễn ra rất phức tạp, tác động xấu tới sự phát triển kinh tế - xã hội như: Gây thất thu thuế cho Nhà nước, đe dọa phá vỡ chính sách kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng cũng như đến trật tự quản lý kinh tế. Thuật ngữ “buôn lậu” đã xuất hiện từ lâu trong các văn bản của Nhà nước ta. Thông tư số 33-VH/HS ngày 5-7-1958 của Bộ Tư pháp đã quy định cụ thể việc xử lý buôn lậu. Nghị quyết của Bộ Chính trị (khóa III) ngày 12/1/1974 cũng đã nhấn mạnh: “ Phải tìm cho ra và nghiêm trị bọn lưu manh, trộm cắp, đầu cơ, buôn lậu chuyên nghiệp ” [39]. Vào thời điểm đó, theo từ điển nghiệp vụ phổ thông của Bộ Công an thì buôn lậu được hiểu là: “mua bán lén lút, trái phép những hàng hóa thuộc diện Nhà nước cấm vận hoặc Nhà nước thống nhất quản lý”[40]. Theo “Từ điển tiếng Việt”, “buôn” được hiểu là việc mua đi bán lại một loại hàng hóa nào đó nhằm kiếm lợi nhuận, “lậu” chỉ sự không chính đáng, lén lút, trái pháp luật, “buôn lậu là buôn bán hàng hóa trốn thuế hoặc hàng quốc cấm”[25]. Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa thông thường chúng ta nhận thấy, buôn lậu chỉ đơn giản là hành vi buôn bán những mặt hàng cấm hoặc những hàng hóa trốn đóng thuế theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cuốn “Từ điển bách khoa Việt Nam” cũng giải thích về khái niệm buôn lậu 8
  9. nhưng cụ thể hơn, rõ ràng hơn cách giải thích nói trên trong “Từ điển tiếng Việt”: “Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hóa hoặc ngoại tệ, kim khí và đá quý, những vật phẩm thuộc về di tích lịch sử, văn hóa, những hàng cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hóa nói chung mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của Hải quan”[19], tuy nhiên cách giải thích này vẫn chưa đúng hoàn toàn với cách hiểu của Luật hình sự Việt Nam về hành vi buôn lậu. Bộ luật hình sự Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 21/12/1999, sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009 (sau đây gọi là Bộ luật hình sự 1999) quy định tội buôn lậu tại Điều 153: “Người nào buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, hàng cấm có số lượng lớn ” Căn cứ vào Điều 153 Bộ luật hình sự 1999 có thể đưa ra khái niệm về tội buôn lậu như sau: “Tội buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới quốc gia các loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, các loại vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, các loại hàng cấm nhằm mục đích kiếm lời”. Từ khái niệm trên có thể thấy rằng giữa khái niệm “buôn lậu” hiểu theo nghĩa thông thường và khái niệm “buôn lậu” theo Luật hình sự Việt Nam có sự khác biệt. So với khái niệm “buôn lậu” trong cuốn “Từ điển tiếng Việt” có thể thấy rằng khái niệm “buôn lậu” với ý nghĩa là một tội phạm trong Bộ luật hình sự phải có yếu tố bắt buộc là “qua biên giới”, nếu hành vi buôn bán các mặt hàng như kể trên mà không qua biên giới thì đó không phải là tội buôn lậu, đồng thời, đối tượng của hành vi buôn lậu theo Luật hình sự Việt Nam được mở rộng hơn vì bên cạnh hàng hóa cấm, đối tượng của tội buôn lậu trong Bộ luật hình sự còn bao gồm: hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa. So với 9
  10. khái niệm “buôn lậu” trong cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam thì khái niệm “buôn lậu” theo Luật hình sự Việt Nam cũng có điểm khác biệt về đối tượng của tội buôn lậu, trong Bộ luật hình sự, không chỉ có ngoại tệ mà cả tiền Việt Nam cũng là đối tượng của tội buôn lậu, đồng thời tội buôn lậu trong Bộ luật hình sự còn có thêm dấu hiệu mục đích của người phạm tội là mục đích kiếm lời, đây là một dấu hiệu giúp phân biệt giữa tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. 1.1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội buôn lậu Tội buôn lậu với tính chất là một hiện tượng tiêu cực của xã hội đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khiến cho Nhà nước không kiểm soát được hàng hóa xuất nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu hàng hóa; làm cho thị trường hàng hóa bị rối loạn, mất ổn định, làm cho sự cạnh tranh trên thị trường thiếu lành mạnh. Để đấu tranh với hiện tượng tiêu cực này, Nhà nước ta đã đưa ra rất nhiều biện pháp để ngăn chặn và tiến tới loại trừ hành vi này. Nhận thức được tác hại của hành vi buôn lậu nên từ rất sớm, hoạt động chống buôn lậu hàng hóa qua biên giới đã được các triều đại phong kiến Việt Nam đề cao, coi trọng. Ngay từ thời Lê (thế kỷ XV) đã có luật pháp quy định việc xử phạt đối với những hành vi buôn lậu. Điều 221 Bộ Quốc triều Hình Luật quy định về việc chống buôn lậu đối với các quan lại như sau: “Các quan vâng mệnh triều đình đi sứ nước ngoài mà chỉ lo buôn bán thì phải tội biếm hay đồ. Nếu là vật quý lạ, cùng là sách vở, và các thứ thuốc men, thì cho phép được mua. Khi về nước đến quan ải phải khai rõ từng thứ; quan ở trấn ấy, sai quan cấp dưới đệ trình các thứ đó về kinh để kiểm soát; nếu có thứ gì đáng dâng lên vua dùng, thì sẽ trả lại tiền mua thứ ấy; còn các thứ khác sẽ trả lại cho người đi sứ. Nếu giấu giếm không khai thực hiện đều phải xử tội 10
  11. biếm hay bãi chức, đồ vật sẽ bị tịch thu sung công” [41]. Điều 615 Bộ Quốc triều Hình Luật còn quy định: “Người ở Vân Đồn, chở hàng hóa Trung Quốc lên kinh thành, mà không có giấy An Phủ ty cấp cho, khi đến bến Đông Triều lại không đến kho Đề bạc ty kiểm soát, đã đem đi bán lén lút thì đều phải biếm một tư và phạt tiền 100 quan; thưởng người tố cáo một phần ba (số tiền phạt). Nếu đem “hàng hóa đến các nơi làng mạc bán giấu giếm thì xử biếm ba tư và phạt tiền 200 quan; thưởng cho người tố cáo một phần ba ”[42]. Năm 1802 với sự ra đời của triều Nguyễn, Vua Gia Long đã ban hành Hoàng Việt Luật lệ (còn gọi là bộ luật Gia Long), trong bộ luật này, tội buôn lậu cũng được quy định nhưng chưa rõ ràng, cụ thể là tại Điều 133 Hoàng Việt Luật lệ quy định: “Phàm là thuyền to của khách buôn từ biển cả cập bến thì phải kê khai thiệt, hết tất cả các hàng hóa cho quan trích lấy một phần. Nếu ghé vào bến thấp lầy của các nhà mối lái để buôn bán với họ mà không báo thì phạt 100 trượng. Tuy có khai báo mà không khai báo thiệt thì như tội trên. Các hàng hóa không báo và báo không hết, cho nhập vào quan, ai cất giấu thì chịu cùng tội. Ai chỉ bắt được thì được thưởng bạc 20 lạng”[28]. Như vậy, có thể thấy rằng ngay từ thời phong kiến, mặc dù hành vi mua bán trái phép qua biên giới không được định nghĩa rõ ràng là hành vi buôn lậu như Bộ luật hình sự hiện nay nhưng với những quy định trên cũng đã chứng tỏ rằng trong xã hội phong kiến tác hại của buôn lậu đã được nhìn nhận và quan tâm. Sau Cách mạng Tháng tám 1945, Nhà nước Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật đấu tranh chống loại tội phạm này. Văn bản pháp luật hình sự đầu tiên phải kể đến đó là Sắc lệnh số 45 ngày 9/10/1945 do Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký quy định cấm xuất cảnh kho thóc, gạo, ngô, đỗ hoặc các chế phẩm thuộc về ngũ cốc, quy định này nhằm góp phần đẩy lùi nạn đói năm 1945. Sau đó, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật nhằm đấu tranh với loại tội phạm này và một trong những văn bản quan trọng phải kể 11
  12. đến đó là “Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép” ban hành ngày 30/6/1982. Khác với các văn bản trước đó, Pháp lệnh ngày 30/6/1982 đã quy định rõ ràng một tội danh với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của nó, có thể nói, tại văn bản này khái niệm tội buôn lậu mới chính thức được ghi nhận trong văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước. Trong pháp lệnh ngày 30/6/1982, tội buôn lậu được quy định ở hai điều luật khác nhau: Điều 3 – “Tội buôn lậu, tàng trữ hàng cấm” là hành vi: “ Buôn lậu, tàng trữ vàng bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ, vật tư kỹ thuật hoặc các hàng hóa khác mà Nhà nước cấm buôn bán, tàng trữ ” và Điều 4 – Tội buôn lậu hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là hành vi: “Buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ”[18] (hàng hóa ở đây được hiểu là mọi hàng hóa ngoài những loại hàng hóa được coi là hàng cấm được quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh). Đối với hành vi buôn bán trái phép hoặc vận chuyển hàng hóa qua biên giới, nếu có mục đích kinh doanh thì đó là buôn lậu, nếu không có mục đích kinh doanh thì được coi là vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Buôn lậu thời kỳ này được quan niệm như là một tội phạm về kinh tế. Trước bối cảnh nền kinh tế đất nước ngày càng có sự phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhưng kéo theo đó là tình hình tội phạm cũng có xu hướng tăng, thủ đoạn xảo quyệt hơn và diễn biến ngày càng phức tạp, Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 quy định cụ thể, đồng thời thống nhất về tội phạm và hình phạt để đáp ứng công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong hoàn cảnh mới, trong đó có tội phạm buôn lậu. Sự ra đời của Bộ luật hình sự năm 1985 đã đánh dấu bước phát triển mới của ngành lập pháp hình sự nước ta. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 (với 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997) tội buôn lậu được quy định trong cùng một điều luật với tội vận chuyển trái phép 12
  13. hàng hóa tiền tệ qua biên giới tại Điều 97 với tên gọi “Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”. Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1985 được quy định như sau: “1. Người nào buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây thì bị phạt từ năm năm đến mười hai năm: a) Có tổ chức; b) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn; c) Lợi dụng chiến tranh; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; đ) Phạm tội nhiều lần hoặc tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”. Trong thời kỳ này, Tội buôn lậu hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới lại được quan niệm là một tội phạm thuộc nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Sau hơn 10 năm áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 trong đó có tội buôn lậu đã bộc lộ nhiều bất cập. Trước tình hình này ngày 21/12/1999 tại kỳ họp lần thứ VI – Quốc hội khóa X đã thông qua Bộ luật hình sự mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2000 (sau đây gọi là Bộ luật hình sự 1999) thay thế Bộ luật hình sự 1985. Bộ luật hình sự 1999 (gần đây mới sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009) đã tách riêng tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và quy định hai tội này ở hai điều luật khác nhau trong đó tội buôn lậu được quy định tại Điều 153 với nội dung: “Người nào buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền tệ Việt Nam, 13
  14. ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa hàng cấm có số lượng lớn ”. Bộ luật hình sự 1999 coi tội buôn lậu thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu. Việc các nhà làm luật quy định như vậy là phù hợp với bản chất kinh tế của tội buôn lậu, điều đó đã góp phần không nhỏ trong việc giúp chúng ta nhận thức về loại tội phạm này cũng như có những biện pháp đấu tranh đề ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi tội phạm buôn lậu. Tóm lại, buôn lậu được coi là một tội phạm có tính truyền thống, nó cũng có những thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử. So với các giai đoạn trước tội buôn lậu trong Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung cả về dấu hiệu pháp lý cũng như đường lối xử lý, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của loại tội phạm này trong từng trường hợp cụ thể, đồng thời đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới. 1.1.3. Tội buôn lậu trong Bộ luật hình sự của một số nước trên thế giới Nghiên cứu luật hình sự của một số nước trên thế giới có thể thấy rằng tội buôn lậu cũng được quy định trong Bộ luật hình sự của một số nước trong khu vực và trên thế giới cụ thể là: Trong Bộ luật hình sự của Liên Bang Nga (trước đây) thì các nhà làm luật đã đồng nhất hành vi buôn lậu với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, không đề cập đến việc người phạm tội có mục đích buôn bán hay không. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự của Liên bang Nga hiện nay, quan niệm về tội buôn lậu đã có sự khác biệt so với trước đây. Sau khi bãi bỏ độc quyền Nhà nước về ngoại thương, nhận thức về bản chất xã hội của việc vận chuyển hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới đã thay đổi. Trong Bộ luật hình sự mới của Liên bang Nga thông qua ngày 24/11/1995, tội buôn lậu được quy định tại Điều 186 như sau: “Buôn lậu là đưa hàng qua biên giới hải quan của Liên bang Nga bằng thủ đoạn không khai báo hay trốn tránh sự kiểm soát hải quan hoặc sử dụng các tài liệu giả mạo, khai báo gian dối hoặc 14
  15. không đầy đủ các chất ma túy, các chất hướng thần, chất có tác dụng mạnh, chất độc, chất nổ, chất phóng xạ hay vũ khí, vật liệu nổ, loại súng, phương tiện chiến tranh, vũ khí hạt nhân, hóa học, vũ khí vi trùng hoặc các loại vũ khí giết người hàng loạt khác mà khi đưa ra khỏi Liên bang Nga phải tuân thủ các quy định đặc biệt” [8]. Theo đó, tội buôn lậu ở đây được hiểu là sự vận chuyển trái phép qua biên giới các chất ma túy, các loại chất độc, chất phóng xạ, thuốc nổ, vũ khí Bộ luật hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ban hành năm 1979 không có quy phạm định nghĩa về tội buôn lậu mà quy định tội buôn lậu, đầu cơ trong cùng một điều luật (Điều 118), trong chương III – “Các tội phá hoại trật tự kinh tế Xã hội chủ nghĩa”: “Người có hành vi buôn lậu, đầu cơ chuyên nghiệp với số lượng rất lớn, hoặc người chủ mưu trong tổ chức buôn lậu, đầu cơ bị phạt tù từ ba đến mười năm, đồng thời có thể bị tịch thu tài sản”[4] . Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới, Bộ luật hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được sửa đổi, bổ sung năm 1997 đã quy định tội buôn lậu tại Mục 2, Chương III – Tội xâm phạm trật tự kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa từ Điều 151 đến Điều 157 nhưng cũng chỉ liệt kê những hành vi bị coi là buôn lậu mà chưa có quy phạm định nghĩa tội buôn lậu. Nghiên cứu Luật hình sự của nước ta với Luật hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Liên bang Nga cho thấy quan niệm về khách thể của tội buôn lậu của các nhà làm luật có sự giống nhau. Trong Bộ luật hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1979, tội buôn lậu thuộc Chương 3 – “Các tội xâm phạm trật tự kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa”, đến Bộ luật hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1979, tội buôn lậu vẫn được quy định tại Chương 3 – “Các tội xâm phạm trật tự kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa” . Trong Bộ luật hình sự của Liên bang Nga, tội buôn lậu được đưa vào nhóm các tội phạm về kinh tế và được quy định tại Điều 186. Như vậy, Luật hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Liên bang Nga đều coi khách thể của tội buôn lậu là trật tự quản lý kinh tế. 15
  16. 1.2. Dấu hiệu pháp lý hình sự của tội buôn lậu theo Luật hình sự Việt Nam Cũng như các tội phạm nói chung, về mặt cấu trúc, tội buôn lậu được cấu thành bởi bốn yếu tố: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm. Bốn yếu tố này có mối liên hệ biện chứng, không thể tách rời biệt lập với nhau, tổng hợp lại cùng xác định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi buôn lậu, thiếu bất kỳ yếu tố nào cũng không còn là tội phạm buôn lậu. Do vậy, để có thể hiểu rõ bản chất của loại tội phạm này thì việc nghiên cứu tách biệt mỗi yếu tố là cần thiết nhưng tất nhiên điều này chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận còn trong điều tra thực tiễn, truy tố, xét xử, việc xem xét bốn yếu tố này phải được tiến hành đồng thời trong một thể thống nhất thì mới đảm bảo đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ, chính xác về tội buôn lậu. 1.2.1. Khách thể của tội buôn lậu Theo Luật hình sự Việt Nam, buôn lậu là hành vi buôn bán hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý các loại vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, các loại hàng cấm qua biên giới một cách trái phép, theo đó, khách thể bị xâm hại của tội buôn lậu là các quy định pháp luật của Nhà nước về buôn bán hàng hóa qua biên giới mà cụ thể là xâm phạm trật tự quản lý Nhà nước về ngoại thương (xuất – nhập khẩu hàng hóa) [33]. Trước đây theo quy định tại Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1985, tội buôn lậu được quy định trong chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tuy nhiên đến nay Bộ luật hình sự 1999 tại Điều 153 tội buôn lậu được chuyển về chương XVI – “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, điều này thể hiện quan điểm đúng đắn của các nhà lập pháp hình sự, phản ánh đúng được bản chất kinh tế của hành vi phạm tội buôn lậu vì mục đích mà người phạm tội buôn lậu muốn đạt tới chỉ đơn thuần là mục đích kinh tế chứ không phải là xâm hại an ninh quốc gia như trước kia quy định. 16
  17. Theo quy định tại Điều 153 Bộ luật hình sự 1999, đối tượng của hành vi phạm tội buôn lậu rất đa dạng, bao gồm các loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm, thuộc di tích lịch sử, văn hóa và các loại hàng cấm. Cụ thể như sau: Hàng hóa: là sản phẩm được làm ra trong quá trình sản xuất, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi trên thị trường. Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Trên thực tế, hàng hóa có thể là hàng tiêu dùng cần thiết cho đời sống hằng ngày của con người như tivi, tủ lạnh, xe đạp, xe máy, hoặc những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, Như vậy, hàng hóa với tư cách là đối tượng của tội phạm buôn lậu là một khái niệm có nội hàm rất rộng, bao gồm tất cả các sản phẩm, chỉ trừ một số loại hàng hóa do tính chất đặc biệt đã được quy định là đối tượng của các tội phạm khác như: Các chất ma túy, vũ khí quân dụng và phương tiện kỹ thuật, vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ, chất phóng xạ, Tiền Việt Nam: Đồng tiền trong tội buôn lậu không thực hiện chức năng trao đổi hay thanh toán thông thường mà nó được coi là hàng hóa, là đối tượng của hành vi mua bán. Tiền là đối tượng của tội buôn lậu phải là tiền Việt Nam hiện hành (do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành). Các đồng tiền Việt Nam đang lưu hành hiện nay là tiền giấy và tiền kim loại [22]. Ngoại tệ: Trên thực tế, ngoại tệ được hiểu là tiền nước ngoài, không phải là đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Có thể hiểu ngoại tệ là các loại tiền do nước ngoài phát hành bao gồm: tiền giấy, tiền bằng kim loại còn hiệu lực lưu hành. Kim khí quý: Là các loại kim khí thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên hoặc các chế phẩm làm từ kim khí quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: vàng, bạc, bạch kim Theo quy định tại Điều 3 Điều lệ quản lý ngoại hối của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988 thì kim khí quý bao gồm: Vàng, bạc và các kim loại thuộc nhóm bạch kim. 17
  18. Đá quý: Là các loại đá tự nhiên và các loại thành phần từ đá quý theo danh mục Nhà nước Việt Nam ban hành. Theo quy định tại Điều 1 Quy chế quản lý các hoạt động điều tra địa chất, khai thác mỏ, chế tác và buôn bán đá quý ngày 7/10/1993 của Chính phủ thì “đá quý là các loại ngọc tự nhiên như rubi, kim cương, saphia, eromot và các loại đá quý tự nhiên khác có giá trị tương đương”. Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa: Theo khoản 3 Điều 4 Luật di sản văn hóa được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001 quy định thì “di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”[20]. Tuy nhiên, Luật di sản văn hóa lại không quy định thế nào là vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa của Luật di sản văn hóa thì có thể thấy rằng vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa bao gồm: di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Các vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa chính là những sản phẩm vật chất có giá trị văn hóa, thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của dân tộc ta vào những thời kỳ lịch sử nhất định và được lưu giữ đến nay. Theo quy định tại khoản 5,6,7 Điều 4 Luật di sản văn hóa được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001 thì: “ 5. Di vật được lưu truyền lại có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. 6. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. 7. Bảo vật quốc gia là hiện vật được truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học”. Hàng cấm: Là những loại hàng hóa mà Nhà nước cấm buôn bán trên lãnh thổ Việt Nam và cấm xuất – nhập khẩu. Ở tội buôn lậu có thể hiểu rằng hàng cấm là những hàng thuộc phạm vi quy định của Điều 155 Bộ luật hình sự 1999. Danh mục các loại hàng cấm không cố định mà có sự thay đổi ở mỗi 18
  19. giai đoạn nhất định phù hợp với tình hình thực tế và sự chuyển đổi của nền kinh tế. Hiện nay theo Phụ lục 1 – Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh (Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 10/06/2006 của Chính phủ) có quy định cụ thể về 18 loại hàng hóa cấm kinh doanh, ví dụ: Vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật, khí tài ; các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách, các chất ma túy, các loại pháo; Tuy nhiên theo quy định của Bộ luật hình sự 1999, thì một số hàng cấm đã là đối tượng của các tội phạm khác thì sẽ không là đối tượng của tội buôn lậu như: Điều 193 – Tội sản xuất trái phép chất ma túy; Điều 195 – Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất ma túy dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; 1.2.2. Mặt khách quan của tội buôn lậu Cũng như bất cứ tội phạm nào, mặt khách quan của tội buôn lậu là tập hợp tất cả những biểu hiện bên ngoài của tội buôn lậu diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan mà con người có thể nhận biết được, cho phép đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi buôn lậu, đồng thời đó cũng là căn cứ để phân biệt tội phạm buôn lậu với các tội khác. Hành vi khách quan của tội buôn lậu Hành vi khách quan của tội phạm là xử sự của con người đã gây ra và đe dọa gây ra cho xã hội, hành vi phạm tội chỉ có thể được biểu hiện qua hai hình thức đó là hành động hoặc không hành động. Theo quy định của Bộ luật hình sự 1999, mặt khách quan của tội buôn lậu được thể hiện ở hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, các vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa hoặc hàng cấm. Hành vi buôn bán trái phép qua biên giới các mặt hàng trên của người phạm tội là hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để trao đổi trái phép với các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên 19