Luận văn Tín dụng ngân hàng với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 105 trang vuhoa 24/08/2022 6420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tín dụng ngân hàng với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_tin_dung_ngan_hang_voi_su_phat_trien_doanh_nghiep_n.pdf

Nội dung text: Luận văn Tín dụng ngân hàng với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN THỊ VIỆT HỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh- Năm 2009
  2. Trang 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN THỊ VIỆT HỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số : 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ TP.Hồ Chí Minh- Năm 2009
  3. Trang 3 LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS – TS Nguyễn Phú Tụ đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Kinh tế Phát triển và Khoa Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Các anh chị đang công tác tại một số Ngân hàng Thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cùng những anh chị trong lớp đã cho tôi kiến thức và sự nhiệt tình giúp tôi trong suốt khóa học và quá trình thực hiện khảo sát số liệu để thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các anh chị lãnh đạo của một số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ trong quá trình thực hiện khảo sát thu thập số liệu để phục vụ cho đề tài tốt nghiệp cao học. Xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo TTĐT - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khóa học cũng như quá trình làm luận văn. Những lời cảm ơn sau cùng xin dành cho Ba mẹ tôi và đặc biệt là chồng tôi – Anh Nguyễn Thanh Phú - đã động viên khích lệ và hỗ trợ tôi rất nhiều để đạt được kết quả cao nhất./. Trần Thị Việt Hồng
  4. Trang 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu mang tính độc lập cá nhân. Luận văn được hoàn thành sau quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm bản thân và dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo Nguyễn Phú Tụ. Luận văn chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào./. Tác giả Trần Thị Việt Hồng
  5. Trang 103 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 8 2. Mục đích nghiên cứu 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 4. Phương pháp nghiên cứu 9 5. Câu hỏi nghiên cứu 10 6. Kết cấu của đề tài 10 CHƯƠNG I TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 11 1.1 Tín dụng ngân hàng 11 1.1.1 Tổng quan về tín dụng trong nền kinh tế 12 1.1.2 Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển tín dụng 12 1.1.3 Bản chất tín dụng 13 1.1.4 Các hình thức tín dụng 14 1.1.5 Vai trò của tín dụng Ngân hàng 16 1.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa - vai trò Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế 17 1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 18 1.2.2 Vai trò Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế 18 1.3 Tín dụng ngân hàng đối với quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 22 CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1 Xây dựng khung phân tích 23 2.2 Mô tả các biến cần thu thập 25 2.3 Cách thức xây dựng các nhân tố thông qua bộ câu hỏi đánh giá 29 2.4 Thiết kế mẫu và kế hoạch chọn mẫu 29 2.4.1 Tổng thể dự kiến: 29 2.4.2 Quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu: 29
  6. Trang 104 2.4.3 Công cụ nghiên cứu 31 2.5 Phương pháp phân tích (xử lý số liệu) 31 2.5.1 Thống kê mô tả: 32 2.5.2 Phân tích Cronbach’s Alpha 32 2.5.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 33 2.6 Phân tích hồi quy 35 2.6.1 Xây dựng các giả thiết: 36 2.6.2 Thiết lập hàm nghiên cứu: 36 2.6.3 Kiểm định các giả thiết 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 44 CHƯƠNG III TÁC ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 45 3.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa – đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Tp. Hồ Chí Minh 45 3.1.1 Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tp. Hồ Chí Minh 45 3.1.2 Vai trò DNNVV cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Tp. Hồ Chí Minh 54 3.1.3 Thuận lợi và khó khăn của DNNVV tại Tp Hồ Chí Minh 61 3.2 Tác động của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh 65 3.2.1 Vai trò tín dụng ngân hàng đến sự tồn tại và phát triển của DNNVV 65 3.2.2 Thực trạng sử dụng dịch vụ tín dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh 69 3.2.3 Nguyên nhân hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng 72 3.3 Kết quả nghiên cứu : 73 3.4 Cơ hội và thách thức đối với DNNVV 75 3.4.1 Cơ hội: 76 3.4.2 Thách thức: 76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 79 CHƯƠNG IV NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỂ ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 80
  7. Trang 105 4.1 Định hướng phát triển DNNVV giai đoạn 2006 - 2010 80 4.2 Các giải pháp, kiến nghị 81 4.2.1 Xây dựng – công khai hệ thống thông tin minh bạch nâng cao năng lực tài chính DNNVV 81 4.2.2 Nâng cao công tác thiết lập và xây dựng phương án kinh doanh 86 4.2.3 Nâng cao công tác thẩm định tài sản đảm bảo 92 4.2.4 Nâng cao kỹ năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng và các nguồn tài trợ có chi phí thấp 93 4.2.5 Các kiến nghị chung 98 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 101 KẾT LUẬN 101
  8. Trang 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GDP : Tổng sản phẩm quốc dân NSNN : Ngân sách nhà nước DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNNNN : Doanh nghiệp ngoài nhà nước DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNCVDTNN : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài TCTD : Tổ chức tín dụng CTCP : Công ty cổ phần NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMQD : Ngân hàng thương mại quốc doanh NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHNNg : Ngân hàng nước ngoài NHCVĐTNN : Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài WTO : Tổ chức thương mại quốc tế. NTKT : Nhân tố kinh tế NTPL : Nhân tố pháp lý DDDN : Đặc điểm doanh nghiệp VVNH : Vốn vay ngân hàng QDTD : Quyết định tín dụng PTDN : Phát triển doanh nghiệp HQPA : Hiệu quả phương án kinh doanh TDNV : Thái độ người vay TSDB : Tài sản đảm bảo NLTC : Năng lực tài chính NTLI : Nhận thức lợi ích CSKD : Chính sách kinh doanh QHQB : Mối quan hệ quen biết
  9. Trang 6 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa độ lệch chuẩn và chất lượng của ước lượng Bảng 2.2 Cơ quan công tác hiện tại của người tham gia trả lời Phiếu tham vấn Bảng 2.3 Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo Bảng 2.4 Kết quả EFA thang đo nhân tố tác động đến sự phát triển của DNNVV Bảng 2.5 Các hệ số tương quan (Phát triển DNNVV) Bảng 2.6 ANOVA (trong phân tích hồi quy tương quan) Bảng 2.7 Nhân tố tác động đến Phát triển DNNVV Bảng 2.8 Kiểm định Homogeneity của các biến của Quyết định cấp tín dụng Bảng 2.9 PHÂN TÍCH ANOVA (trong phân tích phương sai một chiều) Bảng 2.10 ANOVA của nhân tố Quyết định cấp tín dụng Bảng 2.11 Kiểm định Bonferroni (phân tích sự khác biệt theo từng cặp) Bảng 3.1 Số DN hiện đang hoạt động tính đến 31/12/2007 tại Tp. Hồ Chí Minh Bảng 3.2 Quy mô doanh nghiệp theo tiêu chí lao động phân theo thành phần kinh tế tính đến ngày 31/12/2007 Bảng 3.3 GDP trên đại bàn phân theo thành phần kinh tế Bảng 3.4 Thu NSNN trên địa bàn theo thành phần kinh tế Bảng 3.5 Số lao động theo thành phần của khối DNNNN Bảng 3.6 : Quy mô vốn SXKD tính bình quân cho 1 doanh nghiệp theo thành phần kinh tế Bảng 3.7 Nhu cầu sử dụng dịch vụ cấp tín dụng của doanh nghiệp Bảng 3.8 Cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Bảng 3.9 Nguyên nhân không sử dụng vốn tín dụng ngân hàng Bảng 3.10 Những nguyên nhân hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của DNNVV Biểu đồ 3.1 Số DN hiện đang hoạt động ở Tp. Hồ Chí Minh so với cả nước
  10. Trang 7 Biểu đồ 3.2 Số DN Tp. Hồ Chí Minh phân theo thành phần kinh tế Biểu đồ 3.3 Phân loại Doanh nghiệp ngoài nhà nước theo thành phần Biểu đồ 3.4 Biểu đồ phân loại doanh nghiệp theo quy mô lao động Biểu đồ 3.5 Quy mô doanh nghiệp theo tiêu chí vốn phân theo thành phần kinh tế tính đến ngày 31/12/2007 Biểu đồ 3.6 Tổng mức bán lẻ trên địa bàn theo thành phần kinh tế tính đến năm 2007 Biểu đồ 3.7 Tổng vốn đầu tư phát triển Biểu đồ 3.8 Lao động theo thành phần kinh tế Sơ đồ 1 Mô hình lý thuyết các nhân tố tác động đến sự phát triển DNNVV và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay NHTM Sơ đồ 2 Quy trình nghiên cứu Sơ đồ 3 Mô hình thực tiễn các nhân tố tác động đến sự phát triển DNNVV và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay NHTM ./.
  11. Trang 8 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia. Một trong những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng của một quốc gia đó chính là khối doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Khối DNNVV góp phần tăng sản lượng hàng hóa dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, gia tăng thu nhập, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, giải quyết các vấn đề xã hội v.v Năm 2008 là năm đầy biến động về kinh tế của các quốc gia trên thế giới, từ khủng hoảng của hệ thống tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới. Hệ quả sự biến động kinh tế đó là tăng trưởng của các quốc gia giảm xuống, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, thất nghiệp gia tăng, thu nhập người dân ngày càng giảm chính điều này đã đặt ra những thách thức trong chính sách kinh tế của các quốc gia. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động tới kinh tế Việt Nam, biểu hiện tốc độ tăng trưởng giảm, một loạt các doanh nghiệp nhất là DNNVV đang đứng trên bờ vực phá sản. Một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn của DNNVV đó là hầu hết các DNNVV có quy mô vốn nhỏ hoặc quá nhỏ, điều này làm cho DNNVV là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi nền kinh tế có những biến động bất thường. Do đó, để cho các DNNVV có thể đứng vững và phát triển nhằm góp phần cho tăng trưởng và phát triển kinh tế đòi hỏi Chính Phủ phải có chính sách hỗ trợ vốn cho DNNVV, tạo điều kiện cho các DNNVV dễ dàng tiếp cận được các nguồn cung ứng vốn để gia tăng nguồn vốn cho quá trình hoạt động và phát triển của DNNVV. Một trong những kênh cung cấp vốn chủ yếu cho DNNVV chính là NHTM. Thực tế cho thấy việc tiếp cận nguồn vốn này đối với DNNVV không hề dễ dàng, NHTM có vốn nhưng không thể thực hiện cho vay trong khi DNNVV cần vốn lại không vay được. Đặc biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của quốc gia, DNNVV chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả nước cũng không nằm ngoài ngoại lệ này. Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Tín dụng ngân hàng với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu của luận văn cao học.
  12. Trang 9 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến sự phát triển DNNVV và tác động của DNNVV đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Phân tích thực trạng hoạt động của DNNVV; xây dựng mô hình những nhân tố tác động đến sự phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Tìm hiểu những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thương mại cũng như sự ”ngần ngại” cho vay của ngân hàng đối với DNNVV. - Trên cơ sở phân tích và kiểm định mô hình những nhân tố tác động đến sự phát triển của DNNVV để từ đó tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn của DNNVV góp phần cho quá trình phát triển của DNNVV. Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn đối với nhà quản trị DNNVV, ngân hàng thương mại và quan trọng hơn là đối với nhà làm chính sách nhằm tạo điều kiện, tiền đề để mối quan hệ giữa DNNVV và NHTM ngày càng chặt chẽ hơn từ đó thúc đẩy sự phát triển DNNVV góp phần cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các DNNVV có giao dịch với các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu khối DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu - Đóng góp của DNNVV cho quá trình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Những ích lợi mà DNNVV thu được từ việc sử dụng nguồn vốn vay từ Ngân hàng. Phương pháp này chủ yếu phân tích trên các bảng danh mục, sơ đồ, biểu đồ. - Thống kê mô tả sử dụng các nguồn số liệu điều tra về các nhân tố tác động đến sự phát triển cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng của DNNVV.
  13. Trang 10 - Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng: tiến hành xây dựng mô hình hồi quy và kiểm định mô hình hồi quy với sự hỗ trợ phần mềm SPSS 5. Câu hỏi nghiên cứu - Sự phát triển của DNNVV đến tăng trưởng và phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua như thế nào? - Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa? - Những nguyên nhân hạn chế đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa? 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 4 chương: Chương 1: Tín dụng ngân hàng với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Tác động tín dụng ngân hàng với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Chương 4: Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
  14. Trang 11 CHƯƠNG I TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 Tín dụng ngân hàng Theo quan điểm của trường phái kinh tế mới (lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh), Mankiw (1992), King và Levine (1993) nhấn mạnh rằng một khu vực tài chính vững mạnh có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, đổi mới công nghệ (TFP), nghiên cứu và phát triển (R&D) thông qua các kênh cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp và hộ kinh tế gia đình. Hơn thế nữa, một khu vực tài chính vững mạnh không chỉ giới hạn chức năng huy động các nguồn vốn trong nước mà còn có chức năng rất lớn tới thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn bên ngoài nền kinh tế như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn đầu tư gián tiếp (FPI). Trong khi đó, các nhà kinh tế theo quan điểm lý thuyết ngân hàng thì nhấn mạnh vai trò của các NHTM trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế theo quan điểm này cho rằng trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển các NHTM không chỉ là các kênh huy động vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế mà còn có chức năng giảm thiểu các rủi ro tài chính thông qua việc cung cấp thông tin và tư vấn cho các nhà đầu tư. Stiglitz (1985) và Bhide (1993) chứng minh thông qua mối quan hệ chặt chẽ, giám sát, và tư vấn các hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp và hộ gia đình, các NHTM có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực của hiện tượng bất đối xứng thông tin trong các nền kinh tế kém phát triển gây ra. Do vậy, các NHTM có thể phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro tài chính, và tránh tạo ra các cú sốc về tài chính đối với các nền kinh tế đang phát triển. Các nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa khu vực tài chính (cụ thể NHTM) với tăng trưởng kinh tế đã chứng minh có mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động tín dụng NHTM với hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp và hộ gia đình từ đó đóng
  15. Trang 12 góp cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thông qua nghiệp vụ tín dụng NHTM cung cấp vốn cho các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.1 Tổng quan về tín dụng trong nền kinh tế Tín dụng được hiểu là sử dụng sự tin tưởng, tín nhiệm để vay mượn một lượng giá trị dưới dạng vật chất hay tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định từ người cho vay dang người đi vay với những điều kiện nhất định và sau khoảng thời gian vay mượn thì người đi vay phải hoàn trả lại cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều những quan điểm về hoạt động của tín dụng khác nhau, cụ thể như: - Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ tiền tệ thì tín dụng là sự dịch chuyển quỹ tiền tệ của chủ thể này(người tiết kiệm, thặng dư vốn) sang quỹ tiền tệ chủ thể khác (người có nhu cầu, thiếu vốn) - Xét trên gốc độ quan hệ tài chính thì tín dụng lại được hiểu là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả giữa 2 chủ thể. - Xét trên góc độ sử dụng vốn: tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ chủ thể này trong một thời hạn nhất định với những điều kiện nhất định và cũng trên cơ sở có sự hoàn trả Vậy tín dụng được hiểu là mối quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay thông qua chuyển nhượng một lượng giá trị với những điều kiện nhất định, sau một khoản thời gian xác định người đi vay trả lại cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn ban đầu. 1.1.2 Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển tín dụng Sản xuất hàng hóa được xem là nguyên nhân ra đời của tín dụng. Do đó, ở bất cứ xã hội nào có tồn tại hoạt động sản xuất hàng hóa tất yếu có quá trình hoạt động của tín dụng. Hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện ở các công ty và xí nghiệp hay hộ gia đình. Trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể có mối quan hệ trao đổi, mua bán với nhau, hàng hóa công ty này sẽ là nguyên liệu của doanh nghiệp kia v.v và hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội. Phục vụ cho
  16. Trang 13 quá trình trao đổi mua bán đòi hỏi phải có tiền tệ làm vật trung gian nên tiền tệ(vốn) của các công ty, xí nghiệp liên tục trải qua nhiều giai đoạn và biểu hiện dưới các hình thái khác nhau. Quá trình tuần hoàn vốn thể hiện qua quy trình sau : T – H – SX – H’ – T’ . Tuy nhiên, ở mỗi công ty hay xí nghiệp thì có lúc thiếu vốn sản xuất kinh doanh, có lúc thừa vốn, thực tế quá trình sản xuất kinh doanh thường xảy ra hiện tượng: - Một nhóm những công ty, xí nghiệp có vốn tạm thời chưa sử dụng - Một nhóm những xí nghiệp khác lại có nhu cầu cần bổ sung vốn tạm thời. Sở dĩ có hiện tượng này là vì chu kỳ sản xuất và tính thời vụ ở mỗi công ty và xí nghiệp, mỗi ngành kinh tế không giống nhau, trong khi đó sản xuất là một quá trình liên tục. Vì vậy, sẽ có hiện tượng có doanh nghiệp thừa vốn, ngược lại có doanh nghiệp khác thiếu vốn. Đây là hiện tượng khách quan tồn tại trong quá trình tái sản xuất xã hội, đồng thời nó là mâu thuẫn quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn. Chính điều này đòi hỏi phải có tín dụng làm cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu. Đối với các công ty, xí nghiệp lợi nhuận tích lũy dùng để đầu tư có giới hạn, do đó muốn thực hiện được nhu cầu mở rộng sản xuất cần thiết phải nhờ đến nguồn vốn trong xã hội. Nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu này là vốn tiết kiệm xã hội, bao gồm vốn tiết kiệm của các nhà kinh doanh, vốn tiết kiệm cá nhân và của ngân sách nhà nước. Mặt khác, chúng ta đều biết rằng mỗi khoản tiết kiệm đều có một mục đích sử dụng nhất định như tiết kiệm để mua nhà hay mua xe hoặc mở rộng sản xuất v v mục đích tiết kiệm có thể được thực hiện ngay hoặc là phải sau một thời gian.Và khi chưa sử dụng vào mục đích đã định thì được xem là khoản sinh lời bằng cách cho người có nhu cầu hiện tại sử dụng tạm thời nguồn tiền tiết kiệm để tìm kiếm giá trị cao hơn trong tương lai và nhanh chóng thực hiện mục tiêu. Như vậy sự phát triển của tín dụng xuất phát từ nhu cầu tiết kiệm và nhu cầu đầu tư hay tín dụng được xem là cầu nối tiết kiệm và đầu tư. 1.1.3 Bản chất tín dụng Như đã đề cập ở trên, thực chất tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay giữa họ có mối liên hệ với nhau thông qua vận động giá trị vốn tín dụng
  17. Trang 14 được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa. Vậy bản chất tín dụng thể hiện ở quá trình vận động vốn qua các giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay từ người cho vay sang người đi vay. - Giai đoạn 2: Quá trình sử dụng vốn của người đi vay : sử dụng vốn cho quá trình tái sản xuất hoặc tiêu dùng tạo ra một lượng giá trị mới lơn hơn góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Giai đoạn 3: Sự hoàn trả tín dụng. Giai đoạn này vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay và lượng giá trị hoàn trả lại lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Từ sự phân tích bản chất tín dụng ở trên cho thấy tín dụng có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Mang lại lợi ích không chỉ cho các cá nhân, tổ chức tham gia quá trình hoạt động tín dụng mà góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. 1.1.4 Các hình thức tín dụng 1.1.4.1 Căn cứ vào các chủ thể tham gia hoạt động tín dụng, tín dụng được chia làm các loại sau: a. Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Sự vận động và phát triển của hình thức tín dụng thương mại gắn liền với sản xuất và trao đổi hàng hóa. b. Tín dụng Ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Đặc điểm hình thức này là Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác được xem là cầu nối giữa tiết kiệm và tiêu dùng, chúng vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Tín dụng Ngân hàng được xem là hình thức tín dụng phổ biến và có vai trò qua trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. c. Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước biểu hiện là người đi vay. Chủ thể trong tín dụng nhà nước bao gồm người đi vay là Nhà nước Trung Ương và Nhà nước địa phương, mục đích đi vay là bù đắp bội chi ngân sách.
  18. Trang 15 d. Tín dụng quốc tế: là quan hệ tín dụng giữa Chính phủ các nước với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm hỗ trợ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. 1.1.4.2 Căn cứ theo thời gian chuyển nhượng giá trị giữa người cho vay và đi vay thì tín dụng gồm: a. Tín dụng ngắn hạn1 là loại tín dụng có thời gian vay vốn dưới một năm. Tín dụng ngắn hạn được sử dụng để bổ sung vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. b. Tín dụng trung hạn2: là hình thức tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Tín dụng trung hạn nhằm cung cấp để doanh nghiệp mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. c. Tín dụng dài hạn3: là hình thức tín dụng có thời gian vay vốn trên 5 năm. Sử dụng để cung cấp nguồn vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng xí nghiệp mới, cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất. 1.1.4.3 Căn cứ vào đối tượng tín dụng có các hình thức tín dụng sau: a. Tín dụng vốn lưu động: Là hình thức tín dụng để hình thành vốn lưu động, được sử dụng để bù đắp mức vốn thiếu hụt tạm thời (như dự trữ hàng hóa, thanh toán các khoản nợ ) cho các tổ chức kinh tế. Thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là ngắn hạn. b.Tín dụng vốn cố định: Là hình thức tín dụng được dùng để hình thành tài sản cố định của các tổ chức kinh tế. Dùng để đầu tư để mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung hạn và dài hạn. 1.1.4.4 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn có các hình thức tín dụng sau: a. Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng dành cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa. 1 Theo quy định của Luật tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước 2 Theo quy định của Luật tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước 3 Theo quy định của Luật tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
  19. Trang 16 b.Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng dành cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu như: mua nhà cửa, xe cộ, du học thường do các ngân hàng, quỹ tiết kiệm, hợp tác xã tín dụng và các tổ chức tín dụng cung cấp. Ngoài ra, bán trả góp cũng được coi là hình thức tín dụng do các công ty, cửa hàng thực hiện. 1.1.5 Vai trò của tín dụng Ngân hàng Cho dù có phân loại tín dụng theo các tiêu thức khác nhau nhưng nhìn chung đối với tất cả các nước trên thế giới dù là nước phát triển hay đang phát triển thì Tín dụng ngân hàng có vai trò đóng góp rất quan trọng đến việc cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tín dụng ngân hàng được cung cấp dưới hình thức tiền tệ, bao gồm tiền mặt và bút tệ, mà chủ yếu là bút tệ. Ngân hàng đóng vai trò như là một định chế tài chính trung gian, do đó trong quan hệ tín dụng với các cá nhân và doanh nghiệp thì ngân hàng vừa là người đi vay đồng thời là người cho vay. Thông qua hệ thống Ngân hàng đã làm cho những đồng vốn nhỏ lẻ chưa có khả năng sinh lời được tập hợp lại để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và tạo ra giá trị lớn hơn, mang lai lợi ích cho các chủ thể trong nền kinh tế. Từ đó, có thể thấy vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia được thể hiện như sau: Thứ nhất : đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Thứ hai: Thúc đẩy nền kinh tế từ đó góp phần nâng cao tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn Thứ tư: Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế các xí nghiệp, minh bạch hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể. Thứ năm: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài thông qua thu hút vốn hoặc đầu tư với các chủ thể hay Chính phủ của các nước trên thế giới.
  20. Trang 17 Có thể thấy hoạt động tín dụng Ngân hàng có vai trò tác động rất lớn đến quá trình tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Vai trò này không chỉ thể hiện qua lý thuyết mà đã được kiểm chứng thông qua các công trình nghiên cứu của các giáo sư trường Đại học và các chuyên gia thuộc Ngân hàng thế giới. Theo bài nghiên cứu năm 1993 của 2 tác giả King và Levine 4 thuộc đại học Virginia - Mỹ đã xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển hệ thống tài chính có mối tương quan đồng biến, nếu tăng cường phát triển tài chính có thể làm tăng tỷ lệ tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế. Đồng thời, cũng theo Rose Levine5 (2003 - ĐH Virginia, Mỹ) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng kinh tế cũng đã chỉ ra tác động tài chính thông qua tiết kiệm của các chủ thể, trong đó Ngân hàng là một trung gian tài chính giữa tiết kiệm và đầu tư từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong công trình nghiên cứu “ Banking and Growth: Quality versus Quantity?” của 3 tác giả Iftekhar Hasan, Michael Koetter , Michael Wedow6 đã đưa ra mô hình thực nghiệm mối quan hệ giữa chất lượng cũng như số lượng Ngân hàng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tín dụng Ngân hàng tác động đối với sự phát triển các doanh nghiệp ra sao? Nhất là các DNNVV vì các DNNVV thường khan hiếm về nguồn lực tài chính cho sản xuất và kinh doanh? 1.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa - vai trò Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Không một ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của tín dụng Ngân hàng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua hoạt động cung cấp nguồn tài chính 4 “Finance and Growth: Schumpeter Might be Right” của Robert G. King; Ross Levine theo The Quarterly Journal of Economics, Vol. 108, No. 3. (Aug., 1993), pp. 717-737. 5 Financial Development and Economic Growth: Views and Agenda của Ross Levine University of Virginia 6 a Iftekhar Hasan: Lally School of Management and Technology, Rensselaer Polytechnic Institute, 110 8th Street. Pittsburgh Building, Troy, NY 12180, USA b. Michael Koetter: Bank of Finland, P.O. Box 160, FI-00101 Helsinki, Finland.University of Groningen, Faculty of Economics, PO Box 800, 9700. AV Groningen, The Netherlands c. Michael Wedow : Deutsche Bundesbank, P.O. Box 10 06 02, 60006 Frankfurt, Germany
  21. Trang 18 cho các chủ thể trong nền kinh tế nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Và cũng không quá ngạc nhiên khi các cá nhân và tổ chức luôn luôn chọn ngân hàng là một kênh cung cấp nguồn vốn cho quá trình đầu tư và tái sản xuất. Bởi lợi thế nổi bật của Ngân hàng là “đi vay” những nguồn vốn nhỏ lẻ, tạm thời nhàn rỗi chủ yếu của các cá nhân để “cho vay” lại với lượng vốn lớn hơn rất nhiều, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay thế nào được xem là doanh nghiệp nhỏ và vừa? Các loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm gì? Vai trò của DNNVV đối với quá trình phát triển kinh tế? 1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV là một loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế. Việc khái niệm rõ thế nào là DNNVV rất linh hoạt và tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng khu vực kinh tế mà không có một chuẩn thống nhất chung. Thông thường sẽ có những mức giới hạn cho một doanh nghiệp để được coi là vừa và nhỏ, khi vượt rào cản đó, doanh nghiệp vượt cấp để trở thành doanh nghiệp lớn, thành tập đoàn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Vậy đối với Việt Nam thì để phân biệt đâu là doanh nghiệp nhỏ, đâu là doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn thì theo Nghị Định 90/2001/NĐ của Chính Phủ ban hành thì cơ sở để phân loại doanh nghiệp sẽ dựa trên 2 tiêu chí vốn và lao động theo đó “ DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người” 1.2.2 Vai trò Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế Ở hầu hết các quốc gia, DNNVV đều chiếm tỉ lệ áp đảo so với doanh nghiệp có quy mô lớn. Tính đến cuối năm 2003, các DNNVV tại 19 nước châu Âu chiếm đến 99,8%