Luận văn Tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN: Thời cơ và thách thức pháp lý

pdf 131 trang vuhoa 25/08/2022 8700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN: Thời cơ và thách thức pháp lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_tien_trinh_xay_dung_cong_dong_asean_thoi_co_va_thac.pdf

Nội dung text: Luận văn Tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN: Thời cơ và thách thức pháp lý

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ XUÂN ĐANG TIÕN TR×NH X¢Y DùNG CéNG §åNG ASEAN: THêI C¥ Vµ TH¸CH THøC PH¸P Lý LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ XUÂN ĐANG TIÕN TR×NH X¢Y DùNG CéNG §åNG ASEAN: THêI C¥ Vµ TH¸CH THøC PH¸P Lý Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN ĐỖ XUÂN ĐANG
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt Danh mục các bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG ASEAN 5 1.1. Các điều kiện tự nhiên, chính trị, xã hội 5 1.2. Những kết quả của quá trình hợp tác ASEAN 7 1.2.1. Sự phát triển của ASEAN – tiền đề cần thiết của Cộng đồng ASEAN 7 1.2.2. Quan hệ ASEAN với các đối tác đối thoại ngoài ASEAN 9 1.3. Các tiền đề chính trị, pháp lý cho Cộng đồng ASEAN 10 1.4. Cơ sở về chính sách hợp tác ASEAN 11 1.4.1. Sự tiến triển về nhận thức hình thành Cộng đồng ASEAN 11 1.4.2. Tiến triển về mô hình và nội dung liên kết của ASEAN 14 1.4.3. Sự tiến triển về thể chế liên kết ASEAN 19 1.4.4. Tiến triển về lộ trình tiến tới cộng đồng 22 Chương 2: NỘI DUNG, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN 37 2.1. Cộng đồng về Chính trị - An ninh ASEAN 37 2.1.1. Nội dung của APSC 37 2.1.2. Biện pháp và lộ trình thực hiện của APSC 40 2.2. Cộng đồng ASEAN về Văn hóa – Xã hội 44 2.2.1. Nội dung của ASCC 44 2.2.2. Biện pháp và lộ trình thực hiện của ASCC 47 2.3. Cộng đồng ASEAN về Kinh tế 49 2.3.1. Nội dung của AEC 49
  5. 2.3.2. Biện pháp và lộ trình thực hiện của AEC 55 Chương 3: NHỮNG THÁCH THỨC VỀ PHÁP LÝ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 70 3.1. Các vấn đề pháp lý khi xây dựng Cộng đồng ASEAN 70 3.1.1. Một số thách thức chung 70 3.1.2. Những hạn chế trong thực hiện cam kết Cộng đồng AC. 77 3.1.3. Tổ chức và cơ chế ra quyết định của ASEAN 88 3.1.4. Cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN 94 3.2. Một số kiến nghị cho ASEAN và các giải pháp cho Việt Nam 97 3.2.1. Một số kiến nghị đối với ASEAN 97 3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong AC 113 KẾT LUẬN 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU GIẢI THÍCH ACIA Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN ASEAN Comprehensive Investment AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN ASEAN Economic Community AFAS Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN ASEAN Framework Agreement on Services AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN ASEAN Free Trade Area AIA Khu vực đầu tư ASEAN ASEAN Investment Area AICO Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN ASEAN Industrial Cooperation Scheme AIP Dự án công nghiệp ASEAN ASEAN Industrial Projects AIPA Đại hội đồng liên nghị viện các nước ASEAN ASEAN Inter Parliamentary Assembly AMM Hội nghị các bộ trưởng ASEAN ASEAN Ministerial Meeting APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASIA Pacific Economic Cooperation ARF Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Regional Forum ATIGA Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN ASEAN Trade in Good Agreement APSC Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN Policy Security Community ASCC Cộng đồng văn hoá - xã hội ASEAN ASEAN Socio - Cultural Community ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asia Nations ASEM Diễn đàn hợp tác Á – Âu Asia - Europe Meeting CEPT Hiệp định về chương trình Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước ASEAN Common Effective Preferential Tariff CLM Nhóm các nước Cam-pu-chia, Lào và My-an-ma Cambodia, Laos and Myanmar (The CLM countries) CLMV Nhóm các nước Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma và Việt Nam Cambodia, Laos, Myanmar and Vietnam(The CLMV countries)
  7. CMIM Thoả thuận đa phương hoá sáng kiến Chiềng Mai Including the Chiang Mai Initiative Multilateralisation COP Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu Coference of Parties CMP Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư Kyôtô The Meeting of the Parties to the Kyoto Protocol EEC Cộng đồng Kinh tế Châu Âu The European Economic Community EPG Nhóm những nhân vật nổi tiếng Eminent Persons Group EU Cộng đồng Châu Âu European Union GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product HLTF Nhóm đặc trách cao cấp High Level Task Force HPA Chương trình hành động Hà Nội Hanoi Plan of Action IAI Sáng kiến hội nhập ASEAN Initiative for ASEAN Integration MERCOSUR Khối thị trường chung Nam Mỹ The Common Market of the South NAFTA Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ North American Free Trade Agreement PDSM Cơ chế giải quyết tranh chấp Protocol on Dispute Settlement Machanism PTA Chương trình hợp tác thương mại của các nước ASEAN (trước khi có CEPT) Preferential Trade Agreement (The Agreement on ASEAN Preferential Trade Agreement) SEANWFZ Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân Southeast Asia Nuclear Weapon - Free Zone TAC Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (ở khu vực Đông Nam Á) Treaty of Amity and Cooperation (in Southeast Asia) TIG Hiệp định thương mại hàng hóa toàn diện Trade in Goods USD Liên minh phát triển bền vững Union for Sustainable Development Hoặc Đồng Đô la Mỹ Or: United States dollar VAP Chương trình hành động Viên-chăn Vientiane Action Programme ZOPFAN Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập Zone of Peace, Freedom and Neutrality
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Số hiệu bảng, Tên bảng, sơ đồ Trang sơ đồ Bảng 1.1: Tổng số dòng thuế ở các nước 0-5% và > 5% của ASEAN đến ngày 01/01/2010 26 Bảng 2.1: Chỉ số tự do kinh tế của ASEAN và của thế giới năm 2008 55 Bảng 2.2: Lộ trình thực hiện tự do lưu chuyển hàng hóa trong ASEAN 57 Bảng 2.3: Lộ trình thực hiện tự do lưu chuyển dịch vụ trong ASEAN 59 Bảng 2.4: Lộ trình thực hiện AIA 62 Bảng 2.5: Lộ trình tạo thuận lợi cho dòng vốn tự do di chuyển hơn 63 Bảng 2.6: Lộ trình tự do di chuyển lao động có tay nghề 64 Bảng 2.7: Các ngành ưu tiên và các nước điều phối viên 64 Bảng 2.8: Lộ trình hội nhập 12 lĩnh vực ưu tiên 65 Sơ đồ 2.1: Nội dung của Cộng đồng kinh tế ASEAN 51
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu của đề tài Sự ra đời của tổ chức ASEAN với mục đích phát triển bền vững, bảo đảm an ninh, ổn định về các mặt đối nội và đối ngoại cho ASEAN nói chung, giữa các quốc gia thành viên với nhau và ASEAN với bên ngoài nói riêng. Cùng với thời gian (gần 5 thập kỷ tồn tại và phát triển), ASEAN ngày càng lớn mạnh trở thành một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới, là đối tác không thể thiếu của các nước và các tổ chức lớn trên thế giới. ASEAN đang hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh dựa trên ba trụ cột là: Cộng đồng Chính trị-An ninh (APSC); Cộng đồng Kinh tế (AEC); và Cộng đồng Văn hóa và Xã hội (ASCC). Theo lộ trình đã được lãnh đạo ASEAN thống nhất, Cộng đồng ASEAN sẽ hình thành vào ngày 31/12/2015. Đây là dấu mốc rất có ý nghĩa và trọng đại trong lịch sử phát triển của ASEAN. Với 3 trụ cột là: chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội sẽ là nền móng, là cơ sở để ASEAN phát triển, hội nhập và thịnh vượng. Hiện nay, lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đã đạt được khoảng 93% khối lượng. Tuy nhiên, gần 7% công việc còn lại đều là những vấn đề quan trọng, đòi hỏi ASEAN phải nỗ lực để hoàn thành, ví dụ như: vấn đề về hải quan; về giao thương dịch vụ; và về việc gỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan; đặc biệt là các vấn đề về nội hóa thực hiện các cam kết khu vực, nguồn lực thực hiện, mức độ hiểu biết của người dân ASEAN về Hiệp hội. Đây là các vấn đề cốt lõi cho hội nhập và phát triển. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thực tế dự đoán cộng đồng kinh tế (AEC) sẽ chỉ thật sự đi vào hoạt động vào năm 2025, tức mười năm sau mục tiêu của ASEAN, vì những cản trở về phi thuế quan từ các nước thành viên và rất khó để ASEAN có thể đạt được toàn bộ mục tiêu vào năm 2015. Hệ thống pháp lý đã hình thành và ngày càng hoàn thiện của ASEAN là nền tảng cơ bản của quá trình hội nhập và cần hiện thực hóa những quy định của ASEAN để tăng cường tính pháp lý, hiệu quả hội nhập trên các lĩnh vực của ASEAN. Các thành viên ASEAN không ngừng hợp tác với các đối tác, trên cơ sở hệ thống pháp luật ASEAN và đóng góp ý kiến để hoàn thiện những quy định này. Tuy ASEAN có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng nhiều thách thức đòi hỏi các thành viên nói chung và Việt Nam nói 1
  10. riêng phải hợp tác, liên kết chặt chẽ hơn nữa, cùng nhau đưa ra những ý tưởng mới và biện pháp thực hiện các ý tưởng đó để biến “Tầm nhìn 2020” thành hiện thực, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. ASEAN và vấn đề hợp tác phát triển đã được nghiên cứu và giảng dạy trong các trường Đại học. Có nhiều cuốn sách và bài viết về ASEAN như: Liên kết kinh tế ASEAN, vấn đề và triển vọng của tác giả Trần Đình Thiên, NXB Thế giới, 2005; Ngoài ra, đã có khá nhiều Luận văn viết về đề tài ASEAN, ví dụ như: Hiện thực hóa cộng đồng ASEAN 2015: Thuận lợi và trở ngại của Hoàng Thị Thanh Nhàn và Võ Xuân Vinh, tập 29, số 4, Chuyên san Kinh tế và kinh doanh, 2013; Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN của Trần Ánh Phương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2010; Hiện thực hóa Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN của Nguyễn Thị Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2013 Bên cạnh đó các nhiều bài viết về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đăng trên các tạp chí chuyên ngành, đáng chú ý là Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Như vậy, hầu như các công trình, bài viết này chỉ nhìn nhận dưới góc độ kinh tế - chính trị học chứ không phải là luật học, đồng thời, chưa khai thác được những cơ hội và thách thức pháp lý cho xây dựng Cộng đồng ASEAN. Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN sẽ chính thức ra đời. Đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của ASEAN. Dưới mái nhà chung ASEAN, các dân tộc ở Đông Nam Á sẽ chung sống, gắn kết, chia sẻ lợi ích và phát triển trên chặng đường mới của mình. Mặc dù chưa là hiện thực, nhưng ngay từ lúc này, sự kiện đó đang thu hút mối quan tâm không chỉ của ASEAN mà của cả cộng đồng quốc tế. Vì các lý do nói trên, tác giả chọn đề tài “Tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN: thời cơ và thách thức pháp lý” để làm Luận văn thạc sỹ là có tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ASEAN trong xu thế toàn cầu hóa - khu vực hóa, cũng như những điều kiện địa – kinh tế - xã hội của khu vực ASEAN, Luận văn phân tích cơ sở hình thành Cộng đồng ASEAN. Trên cơ sở hình thành Cộng đồng ASEAN, Luận văn sẽ nghiên cứu nội 2
  11. dung, lộ trình thực hiện Cộng đồng ASEAN trong các lĩnh vực an ninh – chính trị, kinh tế và văn hóa, xã hội. Luận văn chỉ ra những thách thức trong quá xây dựng Cộng đồng ASEAN. Từ đó, Luận văn đưa ra những kiến nghị phục vụ cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn sẽ tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cũng như thực trạng của việc xây dựng Cộng đồng ASEAN trên tất cả các lĩnh vực an ninh – chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội; Luận văn sẽ nhấn mạnh tính cấp thiết của việc hợp tác trong nội khối ASEAN nhằm thực hiện thành công việc xây dựng Cộng đồng ASEAN; Luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị có giá trị thực tiễn, có thể làm cơ sở pháp lý tham khảo có giá trị trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, cũng như là nguồn tài liệu tham khảo cho việc đào tạo và nghiên cứu khoa học về ASEAN tại các cơ sở đào tạo luật nói chung và pháp luật về ASEAN nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề pháp lý của quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN, nghiên cứu về ASEAN nói chung, đặc biệt tập trung nghiên cứu trên cơ sở của ba trụ cột: Cộng đồng An ninh – Chính trị; Cộng đồng Kinh tế; và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài có nội hàm rất rộng, có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng vì giới hạn của một luận văn, tác giả chủ yếu đề cập đến cơ sở pháp lý để hình thành Cộng đồng ASEAN, cơ hội và thách thức pháp lý của tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN. Trên cơ sở nghiên cứu các văn kiện pháp lý của ASEAN, có xem xét đến kinh nghiệm của Liên minh châu Âu (EU), tác giả đưa ra ý kiến và đóng góp cho việc xây dựng và thực hiện Cộng đồng ASEAN. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu của khoa học pháp lý truyền thống như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu lịch sử, thống kê, logic Các phương pháp này sẽ giúp học viên nghiên cứu thành công đề tài. 3
  12. 6. Bố cục của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 03 chương: Chương 1. Những tiền đề hình thành Cộng đồng ASEAN. Chương 2. Nội dung, lộ trình thực hiện xây dựng Cộng đồng ASEAN. Chương 3. Những thách thức pháp lý và một số kiến nghị cho Việt Nam. 4
  13. Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG ASEAN 1.1. Các điều kiện tự nhiên, chính trị, xã hội Là một khu vực của châu Á, Đông Nam Á nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ, phía Bắc của Australia, Đông Nam Á chiếm một vị trí địa lý quan trọng trong trục lộ giao thông hàng hải quốc tế, là cửa ngõ nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối liền các quốc giá Tây Âu và Đông Á. Hiện nay, ASEAN bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia. Các quốc gia ASEAN (ngoại trừ Thái Lan), đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa của các quốc gia phương Tây và giành được độc lập vào các thời điểm khác nhau. ASEAN có sự thống nhất xuất phát từ một cơ sở chung rất gần gũi nhau về điều kiện tự nhiên và con người [66, tr.30]. Với tổng diện tích vào khoảng 4,43 triệu km2 và dân số gần 600 triệu người, tổng thu nhập quốc dân của các quốc gia ASEAN năm 2009 đạt 1.492 tỉ USD [67, tr.7]. Sau gần 5 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã lớn mạnh, trở thành thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng, đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực. Hợp tác ASEAN ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị - an ninh đến kinh tế thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường và khoa học – công nghệ ASEAN cũng đã thiết lập được quan hệ nhiều mặt với đối tác trong và ngoài khu vực thông qua các tiến trình như: ASEAN + 1 (hợp tác ASEAN với từng đối tác); ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc); Cấp cao Đông Á; Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Trên nền tảng đó, ASEAN đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác và tăng cường liên kết nhằm hướng tới xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng APSC; Cộng đồng AEC và Cộng đồng ASCC vào cuối năm 2015. Với mục tiêu là đưa ASEAN ngày càng liên kết sâu rộng và vững mạnh hơn, hướng tới phục vụ và nâng cao cuộc sống của người dân, khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng, liên kết khu vực bền vững và hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy sức mạnh của các quốc gia Đông Nam Á. 5
  14. Trước thời điểm ASEAN được thành lập, tại Đông Nam Á đã xuất hiện một số tổ chức quốc tế như Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) thành lập 1961 với thành viên là Thái Lan, Malaysia, Philippines và MAPHILINDO với thành viên là Malaysia, Philippines và Indonesia thành lập vào năm 1963. Vì nhiều lí do khác nhau nên những tổ chức này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. ASEAN ra đời vào ngày 08/08/1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok được thông qua tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5 quốc gia là Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines. Có thể nói, đây là sự kiện tất yếu trong bối cảnh lịch sử của khu vực lúc đó cũng như bối cảnh của từng quốc gia ASEAN 5. Nhằm trực tiếp đảm bảo an ninh và các lợi ích chính trị cho các quốc gia ASEAN khi đó, trong các yếu tố về chính trị, kinh tế, địa lý, văn hóa – xã hội tác động đến sự ra đời của ASEAN thì yếu tố cơ bản là yếu tố chính trị. Do vị trí địa – chính trị quan trọng của khu vực Đông Nam Á nên hai siêu cường Liên Xô (cũ) và Mỹ đều muốn tranh thủ các quốc gia ASEAN, khiến cho khu vực này trở nên hết sức nhạy cảm, trở thành “bàn cờ chính trị” [67, tr.10] để các quốc gia lớn thi thố quyền lực và ảnh hưởng của mình. Do đó, hòa bình, an ninh của các quốc gia Đông Nam Á rất dễ bị tác động. Các quốc gia Đông Nam Á khi đó đã bị phân thành hai nhóm đối lập, chịu ảnh hưởng khác nhau của các cường quốc (các quốc gia Đông Dương và các quốc gia thân phương Tây). Đặc biệt, các quốc gia ASEAN 5 lo ngại về việc bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh xâm lược mà Mỹ đang bị sa lầy tại Việt Nam. Để có thể thực thi được chính sách “cân bằng lợi ích” [67, tr.11], giảm sự chi phối của các quốc gia lớn, cách duy nhất là các quốc gia Đông Nam Á cần thiết phải liên kết với nhau và dựa vào nhau trong một tổ chức khu vực và đây cũng chính là nhân tố cơ bản quyết định tới sự hình thành xu hướng trung lập trong chính sách của ASEAN sau này. Ngoài ra, hoạt động kém hiệu quả của các tổ chức tiền thân của ASEAN như ASA và MAPHILINDO cũng dẫn đến việc cần phải thay thế bằng hình thức hợp tác khác có hiệu quả hơn Tóm lại, dù giữa các quốc gia vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn nhưng trong bối cảnh quốc tế và ở mối quốc gia, nhất là sau khi chiến tranh ở Đông Dương đang vào giai đoạn quyết liệt thì cả năm quốc gia là thành viên sáng lập ASEAN đều 6
  15. đứng trước nhu cầu phải liên kết chặt chẽ với nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị để củng cố hòa bình và đảm bảo an toàn trong khu vực cũng như mỗi quốc gia. Bên cạnh yếu tố về chính trị là nguyên nhân có tính quyết định, các yếu tố về kinh tế, văn hóa – xã hội cũng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời của ASEAN, là cơ sở hình thành nên Cộng đồng ASEAN. Theo đó, về kinh tế, sự phục hồi và phát triển kinh tế sau thế chiến lần thứ 2 và sau đó là toàn cầu hóa đã dẫn đến nhiều tổ chức hợp tác kinh tế khu vực được thành lập như: thị trường chung Trung Mỹ (CACM); khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA); cộng đồng Caribe. Trào lưu khu vực hóa này đã tác động mạnh mẽ tới ý tưởng xây dựng sự hợp tác khu vực ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó, vai trò của các tổ chức quốc tế như: Liên Hợp Quốc và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). LHQ thành lập Ủy ban kinh tế châu Á và Viễn Đông (Economic Commission for Asia and Far Est – ECAFE, 1947) nhằm thúc đẩy nền sản xuất ở các nước châu Á; ADB được thành lập gồm 31 quốc gia, trong đó có 19 quốc gia châu Á để cung cấp nguồn vốn cho sự phục hồi và phát triển kinh tế ở Châu Á (1966). Sau khi giành được độc lập, năm quốc gia sáng lập ASEAN đều gặp phải vấn đề khó khăn chung về kinh tế như sự lạc hậu của các cơ cấu kinh tế, tình trạng độc canh và xuất khẩu nguyên liệu thô. Vì vậy, để phát triển, các quốc gia phải hợp tác và trước hết là hợp tác trong khu vực. Văn hóa xã hội, các quốc gia ASEAN đều có nhiều nét tương đồng về đời sống văn hóa – xã hội như tổ chức đời sống dân cư được dựa trên cộng đồng làng xã và “nền văn minh lúa nước” [67, tr13]. Trừ Thái Lan, các quốc gia ASEAN đều bị phương Tây đô hộ nên vừa có ý thức về nền độc lập dân tộc, vừa có nhu cầu về đảm bảo an ninh chung của khu vực và hợp tác để phát triển. ASEAN ra đời đánh dấu sự trưởng thành về chính trị của các quốc gia Đông Nam Á, thể hiện quyết tâm tự gánh vác trách nhiệm đối với sự phát triển của đất nước cũng như khu vực, đặc biệt trong vấn đề an ninh mà không dựa vào ngoại lực bên ngoài. Sự hình thành ASEAN đã đặt nền móng cho sự hợp tác và phát triển trong mọi lĩnh vực của các quốc gia Đông Nam Á trong hiện tại và tương lai. 1.2. Những kết quả của quá trình hợp tác ASEAN 1.2.1. Sự phát triển của ASEAN – tiền đề cần thiết của Cộng đồng ASEAN Trong Tuyên bố thành lập ASEAN được ký tại Bangkok ngày 08/8/1967 đã 7
  16. ghi nhận rằng Hiệp hội ASEAN mở rộng cho tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á tán thành tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích nói trên tham gia [4] và tiếp tục được khẳng định lại trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á [6]. Tuy nhiên, phải đợi đến năm 1984, tức là 17 năm sau ngày thành lập, ASEAN mới bắt đầu tiếp nhận thêm Brunei, quốc gia có dân số ít nhất ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, ngay sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, cả ASEAN và Đông Dương đều nhận thấy sự cần thiết phải hợp tác với nhau trong một tổ chức chung. Sau nhiều cân nhắc về cách thức và thời điểm mở rộng ASEAN, ngày 28/7/1995, ASEAN đã kết nạp Việt Nam, sau đó là Lào, Myanmar (1998) và Campuchia (1999). Như vậy, ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực đã hình thành. ASEAN-10 đã thật sự là một khối chính trị và kinh tế lớn trên thế giới. Vì vậy, sự phát triển của ASEAN trong hơn bốn thập kỷ qua chính là tiền đề cần thiết cho sự phát triển thành cộng đồng ASEAN. ASEAN đã xây dựng được những nguyên tắc ứng xử giữa các nước thành viên làm cơ sở cho các hoạt động của Hiệp hội. ASEAN đã thống nhất đưa ra một số quy tắc ứng xử trong Điều 2 của Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC) và đề ra các nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên theo các Điều 13, 14, 15, chương IV Hiệp ước Bali 1976. Trong đó chỉ rõ các bên tham gia sẽ thành lập một Hội đồng cấp cao bao gồm một đại diện cấp Bộ trưởng của mỗi bên tham gia hiệp ước, để ghi nhận sự tồn tại của các tranh chấp hoặc tình hình có thể phá rối hòa bình và hòa hợp trong khu vực. Trong trường hợp không đạt được các giải pháp thông qua thương lượng trực tiếp, Hội đồng cấp cao sẽ ghi nhận tranh chấp hoặc có những khuyến nghị về những giải pháp thích đáng đối với các bên tranh chấp. Như vậy, với việc đưa ra sáu nguyên tắc ứng xử trong Hiệp ước Bali, các nhà lãnh đạo ASEAN đã bước đầu thành công trong việc đặt ra những cơ chế hợp tác khu vực để tạo cơ sở cho việc duy trì hòa bình, ổn định và loại trừ nguy cơ xung đột nội bộ giữa các nước thành viên của mình. ASEAN đã xây dựng được các cơ chế hợp tác khu vực. ASEAN cũng đã nhận thấy sự cần thiết phải tạo ra một cơ chế hợp tác khu vực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực [4]. Ngay từ Hội nghị AMM lần ba (1969) các nhà lãnh đạo ASEAN đã thành lập một nhóm chuyên gia tìm hiểu và nghiên cứu về các khả năng hợp tác của ASEAN (từ năm 1969 đến 8
  17. năm 1972). Báo cáo về kết quả nghiên cứu trong ba năm này đã được trình bày tại Hội nghị AMM lần năm (1972). Tại Hội nghị lần đầu tiên Bộ trưởng kinh tế ASEAN với sự tham gia của năm nước thành viên đã đưa ra thảo luận những đề xuất, sáng kiến về hợp tác kinh tế. Những khuyến nghị của họ đã được Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất chấp nhận và được phản ánh trong Tuyên bố hòa hợp ASEAN với các nội dung về các hàng hóa cơ bản, về công nghiệp, thương mại [7]. Ngoài ra, ASEAN còn có kế hoạch tìm kiếm và mở rộng thị trường cho hàng hóa của ASEAN ở ngoài khu vực và hợp tác khoa học công nghệ. ASEAN đã đưa ra nhiều chương trình hợp tác kinh tế trong nội bộ khu vực như Thỏa thuận ưu đãi mậu dịch (PTA), Chương trình công nghiệp ASEAN, Chương trình bổ sung công nghiệp (AIC) và Bổ sung nhãn hiệu công nghiệp (BBC), Liên doanh công nghiệp (AIJV) và Chương trình xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). 1.2.2. Quan hệ ASEAN với các đối tác đối thoại ngoài ASEAN Hiện nay, ASEAN đã có 10 nước lớn (ví dụ như, Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU ) ngoài khu vực là đối tác đối thoại. Quan hệ này đã mang lại cho ASEAN những sự bảo đảm về an ninh, chính trị cũng như những lợi ích về kinh tế. ASEAN đã lập ra nhiều cơ chế hợp tác đa phương và song phương, như: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF); ASEAN + 3; ASEAN + 1; và Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Trong các cơ chế hợp tác này, ASEAN luôn đóng vai trò là trung tâm nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới hòa bình, an ninh và phát triển của Đông Nam Á, cũng như nâng cao vị thế chính trị và kinh tế của ASEAN trên thế giới. Cụ thể như: Thứ nhất, ASEAN tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các nền kinh tế ASEAN. Thứ hai, ASEAN đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác bên ngoài như: Trung Quốc (2002); Nhật Bản (2008); Ấn Độ, Australia, New Zealand (2009) nhằm mở rộng thị trường cho hàng hóa của ASEAN ra ngoài khu vực (Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản ) ngày càng tăng. Thứ ba, các sáng kiến hội nhập kinh tế khu vực như AFTA, AICO, AIA của ASEAN đã tạo điều kiện quan trọng để ASEAN gia tăng trao đổi hàng hóa và đầu tư. 9
  18. Thứ tư, sáng kiến hội nhập ASEAN và ủng hộ các nỗ lực hợp tác tiểu vùng đã giúp các nước thành viên thu hẹp khoảng cách phát triển. Hiện nay, ASEAN đã có các tam giác tăng trưởng, như: Indonesia, Malaysia và Singapore (ISM-GT); Indonesia, Malaysia và Thái Lan (IMT-GT); khu vực tăng trưởng phía Đông ASEAN (BIMP-EAGA); tam giác phát triển CLV Để tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế của các tam giác tăng trưởng trên, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6 (Hà Nội tháng 12/1998), ASEAN đã chính thức công nhận hợp tác tiểu vùng là một hình thức hội nhập khu vực của ASEAN. Chính sự thừa nhận này đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào các khu vực nói trên. Như vậy, với những kết quả hợp tác nêu trên, đã từng bước tạo đà vững chắc cho hình thành Cộng đồng ASEAN trong tương lai. 1.3. Các tiền đề chính trị, pháp lý cho Cộng đồng ASEAN Lãnh đạo các nước ASEAN đã thông qua văn kiện quan trọng Tầm nhìn ASEAN 2020, với mục tiêu tổng quát là đưa Hiệp hội trở thành một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau. Để triển khai Tầm nhìn 2020, Hội nghị Cấp cao ASEAN 6 (Hà Nội, tháng 12/1998) đã thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) cho giai đoạn 1999- 2004, trong đó đề ra các phương thức hoạt động cụ thể để thúc đẩy hợp tác ASEAN trên các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và quan hệ đối ngoại. Tháng 10/2003, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II), đề ra mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột chính: APSC, AEC và ASCC; đồng thời khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi ở khu vực. Để triển khai và kế tục Chương trình Hành động Hà Nội, ASEAN đã đề ra Chương trình Hành động Viên Chăn (VAP) cho giai đoạn 2004-2010 và các Kế hoạch hành động để xây dựng ba trụ cột nói trên, trong đó có hợp phần quan trọng là thực hiện Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) nhằm giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN với các kế hoạch hành động và các dự án cụ thể. Để kịp thích ứng với những chuyển biến tình hình quốc tế và khu vực cũng như trên cơ sở những thành tựu của ASEAN trong gần 50 năm qua, nhất là kết quả 10
  19. thực hiện Chương trình Hành động Viên Chăn (VAP), Lãnh đạo các nước ASEAN (tháng 1/2007) đã quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN, nhất trí vì mục tiêu hình thành Cộng động ASEAN vào năm 2015 (thay vì vào năm 2020 như thỏa thuận trước đây). ASEAN đã khẩn trương xúc tiến xây dựng các Kế hoạch tổng thể (Blueprints) để xây dựng các Cộng đồng: APSC, AEC và ASCC, trong đó đề ra mục tiêu và thời hạn hoàn thành đối với từng biện pháp/hoạt động cụ thể. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-13 (tháng 11/2007), Hiến chương ASEAN đã được ký kết nhằm tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho gia tăng liên kết khu vực, trước mắt là hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Hiến chương ASEAN đã chính thức có hiệu lực ngày 15/12/2008. Hội nghị Cấp cao ASEAN-14 (tháng 2/2009) đã thông qua Tuyên bố về Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN kèm theo 3 Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch công tác về IAI giai đoạn 2 (2008-2015). Đây là một văn kiện quan trọng như một chương trình hành động tổng thể cho giai đoạn tiếp theo để tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, kế tục Chương trình Hành động Viên Chăn. Qua các văn kiện pháp lý của ASEAN nêu trên đã cho thấy nền tảng pháp lý của ASEAN đã được hình thành, đặc biệt Hiến chương ASEAN đã thiết lập được khuôn khổ thể chế gia tăng liên kết trong ASEAN là những điều kiện pháp lý cho xây dựng Cộng đồng ASEAN thành công vào cuối năm 2015. 1.4. Cơ sở về chính sách hợp tác ASEAN 1.4.1. Sự tiến triển về nhận thức hình thành Cộng đồng ASEAN Ý tưởng thành lập một tổ chức khu vực ở Đông Nam Á đã được hình thành từ năm 1947 qua sáng kiến của lãnh tụ Miến Điện (Myanmar) Aung San. Theo đó sẽ thành lập một liên bang gồm các nước Miến Điện, Thái Lan, các nước Đông Dương, Indonesia, Philippines và Malaysia, nhằm mục đích hợp tác kinh tế. Sau đó còn nhiều sáng kiến khác, ví dụ như sáng kiến của Indonesia năm 1954 về Khối đoàn kết liên Á (Pan-Asian Unity); của Philippines và Liên mình Đông Nam Á (Southeast Asian Unity); và của Thái Lan về Liên minh các nước theo Phật giáo gồm Thái Lan, Miến Điện và Campuchia. 11
  20. Năm 1961, Hiệp hội Đông Nam Á – ASA (bao gồm Thái Lan, Malaysia và Philippines) được thành lập. Mục đích chính của việc thành lập ASA là: i) thiết lập một bộ máy hiệu quả để tham khảo, cộng tác một cách hữu hiệu và tương trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học và hành chính; ii) cung cấp đào tạo giáo dục, nghề nghiệp, kỹ thuật và hành chính, phương tiện nghiên cứu cho người dân và quan chức các nước tham gia; iii) trao đổi thông tin về các vấn đề thuộc lợi ích chung hoặc các mối quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học; và iv) hợp tác trong việc thúc đẩy nghiên cứu Đông Nam Á [56, tr.25]. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, trong đó có vấn đề về lợi ích quốc gia, dân tộc (tranh chấp lãnh thổ giữa Malaysia và Philippines) dẫn đến việc ASA đã hoàn toàn tê liệt vào năm 1964. Ý tưởng xây dựng một tổ chức hợp tác khu vực vẫn được các nhà lãnh đạo ở Đông Nam Á theo đuổi. Ví dụ như, ý tưởng thành lập một tổ chức Đại Malay của Tổng thống Philippines Diosdado Macapagal. Ý tưởng này đã được Malaysia và Indonesia ủng hộ, chính vì vậy MAPHILINDO đã được thành lập vào năm 1963, và sau một thời gian ngắn MAPHILINDO đã tan rã vì lý do tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia thành viên. Năm 1967 ASEAN ra đời là kết quả của sự hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á, gác lại những tranh chấp bất đồng, xây dựng lòng tin cậy lẫn nhau vì lợi ích chung của toàn khu vực. Tuyên bố Bangkok thành lập ASEAN năm 1967 đã nêu rõ hai mục đích cơ bản của ASEAN là: i) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa ở khu vực; và ii) thúc đẩy hòa bình và ổn định thông qua Thượng tôn luật pháp quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương LHQ. ASEAN đã chú trọng phát triển hợp tác theo các “lĩnh vực chức năng” [48, tr.24] vốn ít nhạy cảm để giải tỏa mối quan ngại nói trên. Tuy nhiên, trải qua thời gian chính sự hợp tác chức năng, mà chủ yếu là kinh tế và văn hóa – xã hội, đã tạo ra sự tin cậy lẫn nhau ở Đông Nam Á, tạo ra nền móng cho quyết tâm phát triển toàn diện quan hệ hợp tác ASEAN và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác này qua việc xây dựng một cộng đồng. Các nhà lãnh đạo ASEAN nhận thức rõ hơn rằng mặc dù ASEAN có thể vẫn giữ tên gọi như lúc ban đầu là “hiệp hội” các quốc gia, song ASEAN cần hướng tới một sự hội nhập cuối cùng là hình thành một “cộng đồng” các quốc gia [48, tr.24], không chỉ 12