Luận văn Thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_thuc_tien_xu_ly_vi_pham_phap_luat_ve_bao_hiem_xa_ho.pdf
Nội dung text: Luận văn Thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ THU TRANG THỰC TIỄN XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2013 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ THU TRANG THỰC TIỄN XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí USc HÀ NỘI - 2013 2
- Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch•a tõng ®•îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n TrÇn ThÞ Thu Trang 3
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ 6 BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. Khái niệm về vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội 6 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vi phạm pháp luật về Bảo hiểm 6 xã hội 1.1.2. Cấu thành của vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội 8 1.1.3. Phân loại vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội 13 1.2. Các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật 14 bảo hiểm xã hội 1.2.1. Khái niệm và phân loại trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm 14 pháp luật về Bảo hiểm xã hội 1.2.2. Các hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý đỗi với các vi 17 phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội Chương 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM 25 XÃ HỘI VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn 25 tỉnh Phú Thọ 4
- 2.1.1. Vi phạm trong việc trích nộp tiền Bảo hiểm xã hội 25 2.1.2. Vi phạm trong việc đăng ký tiền lƣơng làm căn cứ đóng 29 bảo hiểm xã hội 2.1.3. Vi phạm trong việc đăng ký chức danh nghề 32 2.1.4. Nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội 35 2.1.5. Gửi đóng bảo hiểm xã hội 38 2.1.6. Vi phạm trong việc lập hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 40 2.2. Các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội 53 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2.2.1. Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính 53 2.2.2. Xét xử của Tòa án đối với các vi phạm pháp luật về Bảo hiểm 58 xã hội 2.2.3. Các biện pháp xử lý khác 60 2.5.2. Vi phạm trong việc chi trả, lập hồ sơ gian lận các chế độ dài hạn Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ XỬ LÝ VI 67 PHẠM PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Tăng cường hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính 67 3.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về Bảo hiểm xã hội 69 3.3 Xử lý hình sự đối với các vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội 71 3.4. Cải cách thủ tục hành chính trong công tác giải quyết chế độ 79 bảo hiểm xã hội 3.5. Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý nhằm hạn chế vi 84 phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 5
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế LĐTB&XH : Lao động, thương binh và xã hội 6
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Tổng hợp số liệu lao động tại các đơn vị sử dụng lao 27 động từ năm 2008 - 2012 2.2 Thống kê số tiền nợ đọng BHXH trong năm 2011, 2012 37 2.3 Tổng hợp số liệu đơn vị có lao động gửi đóng và số lao 39 động gửi đóng BHXH 2.4 Số liệu tổng hợp các đơn vị vi phạm và số tiền thu hồi các 55 năm từ 2010-2012 2.5 Tổng hợp số đơn vị bị xử phạt vi phạm hành chính trong 57 lĩnh vực BHXH từ năm 2008-2012 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang sơ đồ 2.1 Quy trình chi trả trợ cấp BHXH 48 7
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, vai trò của an sinh xã hội ngày càng được nâng cao trong điều kiện kinh tế đang gặp nhiều khó khăn không chỉ ở Việt Nam mà còn trên nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trong đó, Nhà nước luôn có những biện pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, để giữ vững chính trị nhằm phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Việt Nam đang trên đà phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Phát triển an sinh xã hội nhằm đảm bảo cho đời sống người lao động, trong đó bảo hiểm xã hội (BHXH) là một bộ phận của an sinh xã hội, thúc đẩy an sinh xã hội phát triển. Được tách ra và đi vào hoạt động là một ngành riêng biệt từ năm 1995, BHXH là hệ thống các quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo về mặt vật chất cho người lao động và gia đình của họ, khiến ho họ cảm thấy an toàn trong trường hợp bị nguy cơ mất việc làm; bị mất hoặc gián đoạn khả năng lao động hoặc những rủi ro khác trên cơ sở đóng góp của người lao động; của người sử dụng lao động và của Nhà nước. Sự gia tăng các hành vi vi phạm pháp luật BHXH đã và đang có chiều hướng gia tăng gây ra những hệ quả về mặt kinh tế và xã hội, do vậy vấn đề xử lý vi phạm pháp luật BHXH cần sự phối kết hợp của các Bộ, ban, ngành để đạt hiệu quả cao nhất. Ngày 22/11/2012 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 21- NQ/TW (QH 11) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế giai đoạn 2012-2020”, qua đó thấy được vai trò của BHXH, BHYT trong chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, những định hướng phát triển ngành BHXH,BHYT và các biện pháp nhằm thực hiện việc các chế độ chính sách đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia BHXH. 8
- Cùng với sự hình thành của nền kinh tế thị trường thì cũng đồng thời hình thành các quan hệ mà pháp luật BHXH cần điều chỉnh. Các quy định về BHXH đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH. Tuy nhiên, các quy định này cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm về mặt lý luận cũng như thực tiễn, trên văn bản cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện dẫn đến việc gia tăng các hành vi vi phạm pháp luật BHXH của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động không chỉ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ mà còn cả trên cả nước. Vì sao những hành vi vi phạm pháp luật BHXH lại đã và đang diễn ra và trở thành điểm nóng khi mà quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia BHXH không được đảm bảo, thì các quy định pháp luật về BHXH cần phải được quy định lại để phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay. Đồng thời việc xử lý các hành vi vi phạm có đủ mạnh hay không để răn đe các đối tượng vi phạm pháp luật BHXH hay không để cho các hành vi vi phạm ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ vi phạm. Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài "Thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật vÒ Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ" để mong muốn góp phần vào việc nhằm nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và trên toàn quốc. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Bảo hiểm xã hội là vấn đề được Nhà nước quan tâm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia BHXH, bảo hiểm y tế. Với mục đích chính là sự bù đắp thu nhập cho người lao động khi họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu do vậy BHXH đã và đang là vấn đề được nghiên cứu rộng rãi với nhiều cách thức tiếp cận khác nhau nhằm đánh giá được những ưu điểm mà BHXH mang lại cho người lao động, đồng thời qua phân tích những quy định BHXH để thấy được những mặt còn tồn tại, những bất cập của Luật BHXH gây hạn chế trong việc thực hiện Luật BHXH. 9
- Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu về các nội dung cụ thể của Luật BHXH như: - Nghiên cứu về phần thu BHXH ví dụ như: tình trạng nợ đọng BHXH đã và đang gây nhiều bức xúc trong dư luận, làm giảm sự tin tưởng của người lao động đối với BHXH, chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. - Nghiên cứu về phần các chế độ chính sách các chế độ ngắn hạn như: ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe - Nghiên cứu về chế độ, chính sách các chế độ dài hạn: chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. Tuy nhiên, vấn đề vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội mới chỉ được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến do có sự vi phạm các quy định Luật BHXH của chủ sử dụng lao động khi không đảm bảo quyền lợi quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH, mà chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về vi phạm pháp luật và các biện pháp xử phạt vi phạm pháp luật BHXH. Bởi vậy, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá những hình thức xử phạt qua đó làm rõ những ưu điểm, nhược điểm để từ đó đễ xuất các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật BHXH một cách có hiệu quả. Qua thực tiễn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật BHXH, Luật BHYT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các hành vi vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội có xu hướng tăng về số lượng và mức độ vi phạm. Dựa trên những cơ sở đó, người viết lựa chọn đề tài “Thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm luận văn với suy nghĩ có thể tìm hiểu rõ hơn về vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, các vấn đề pháp lý hiện hành để xử lý vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, những vướng mắc, bất cập trong các quy định pháp luật, đồng thời đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, đưa ra các kiến nghị có liên quan để 10
- giúp cho việc xử lý vi phạm phap luật về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt được hiệu quả hơn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài " Thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ " được nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu như sau: + Đánh giá thực trạng việc xử lý vi phạm pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ + Trên cơ sở nêu các thực trạng xử lý vi phạm pháp luật BHXH từ đó tìm ra nguyên nhân của các vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội và phương pháp xử lý hiệu quả các vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 3.2 Nhiệm vụ của đề tài + Phân tích các vấn đề chung về BHXH và xử lý vi phạm pháp luật BHXH. +Nghiên cứu thực trạng vi phạm pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. + Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm pháp luật BHXH 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội và thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: + Về mặt không gian: Trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ + Về mặt thời gian: số liệu thống kê được lấy từ năm 2008-2012 11
- 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài - Phương pháp lý luận được sử dụng cho toàn luận văn là phương pháp lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng: + Phương pháp thu thập, phân tích thống kê. + Phương pháp so sánh đối chiếu. 6. Những đóng góp mới của đề tài - Các kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa nhất định về mặt khoa học và thực tiễn, tạo được cách nhìn chuyên sâu về các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật theo quy định của Luật BHXH, đồng thời lầm rõ được thực trạng vi phạm và các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Hệ thống hóa các vi phạm pháp luật BHXH cũng như các biện pháp xử lý vi phạm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Chỉ ra những quy định chưa hợp lý dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Đưa ra những phương hướng và giải pháp để xử lý hiệu quả vi phạm pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái niệm chung về vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội. Chương 2: Thực trạng vi phạm pháp luật và các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chương 3: Các giải pháp tăng cường hiệu quả xử lý vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 12
- Chương 1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI VI PHẠM PHAP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. KHÁI NIỆM VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1.1. Khái niệm và đặc trƣng của vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau nên thực tiễn cuộc sống còn nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật, tình trạng đó gây thiệt hại lớn về vật chất và tinh thần cho xã hội và con người. Chính vì vậy nghiên cứu về vi phạm pháp luật để từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu phòng ngừa và đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật là hết sức cần thiết. Theo từ điển thuật ngữ luật học thì “Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ”. Bởi vậy ta có thể hiểu vi phạm pháp luật là việc thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nào đó của các chủ thể khi tham gia một quan hệ pháp luật nào đó mà phát sinh quyền và lợi ích của các bên, phát sinh thiệt hại do một bên chủ thể thực hiện các hành vi gây hậu quả xấu cho bên còn lại mà các quyền lợi đó được pháp luật quy định. Dựa trên định nghĩa về vi phạm pháp luật, ta có thể đưa ra định nghĩa về vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội như sau: vi phạm pháp luật BHXH là một dạng vi phạm pháp luật, trong đó các chủ thể (chủ sử dụng lao động, người lao động ) trong quan hệ BHXH thực hiện các hành vi vi phạm, các hành vi trái với các quy định của Luật BHXH trong việc thực hiện chế độ chính sách ngắn hạn, dài hạn của người lao động. 13
- Các hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật BHXH năm 2006 như sau: Các hành vi bị nghiêm cấm: 1. Không đóng BHXH theo quy định của Luật này. 2. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH 3. Sử dụng quỹ BHXH sai mục đích. 4. Gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. 5. Báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm xã hội [32]. Các chủ thể thực hiện bất kỳ hành vi nào theo quy định của điều luật trên đều là những hành vi vi phạm pháp luật BHXH. Theo định nghĩa trên về vi phạm pháp luật, một hành vi có bị coi là vi phạm pháp luật khi xác định đầy đủ các yếu tố về chủ thể, năng lực hành vi của chủ thể, dấu hiệu lỗi, dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật. Do vậy vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội cũng là một dạng của vi phạm pháp luật nên nó cũng bao gồm những đặc trưng như au: Thứ nhất: Vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội phải là hành vi xác định của con người, là các xử sự thực tế; cụ thể là các cá nhân và tổ chức nhất định khi tham gia quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội. Vì vậy, phải căn cứ vào hành vi cụ thể của các chủ thể mới xác định các chủ thể này thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, hành vi vi phạm pháp luật xác định này có thể thực hiện bằng hành động hoặc không hành động. Thứ hai: Vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội phải là hành vi trái pháp luật là hành vi xử sự trái với các yêu cầu của pháp luật về Bảo hiểm xã hội được thể hiện qua việc vi phạm các quy định về đóng Bảo hiểm xã hội, vi phạm các quy định về lập hồ sơ để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội 14
- Thứ ba: Vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội phải là hành vi do chủ thể có năng lực chủ thể có năng lực pháp lý. Thứ tư: Vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội phải là hành vi có lỗi của chủ thể khi tham gia quan hệ do pháp luật về Bảo hiểm xã hội quy định. Khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật này thì chủ thể thực hiện nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó, đồng thời hiểu được hành vi của mình. Thứ năm: Vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội xác nhận và bảo vệ. Tức là hành vi này làm biến đổi trạng thái bình thường của các quan hệ xã hội hay làm biến dạng xử sự là nội dung của quan hệ pháp luật đó. 1.1.2. Cấu thành của vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội Cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể. Mỗi vi phạm pháp luật sẽ có cấu thành riêng, tuy nhiên cấu thành của mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có bốn yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể. Theo đó, cấu thành của vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội bao gồm: * Chủ thể vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội Chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật BHXH bao gồm: - Chủ sử dụng lao động - Người lao động - Cơ quan BHXH Các chủ thể này thực hiện hành vi do lỗi cố ý hay vô ý các hành vi trái với các quy định của pháp luật BHXH; gây thiệt hại cho bên thứ hai trong 15
- quan hệ BHXH hay bên thứ ba - Nhà nước thì đều cấu thành vi phạm pháp luật BHXH. * Chủ sử dụng lao động Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 thì "Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ". Người sử dụng lao động là cá nhân cụ thể phải có năng lực hành vi đầy đủ hoặc người sử dụng lao động đại diện cho doanh nghiệp, là một bên trong quan hệ pháp luật BHXH; ký kết hợp đồng lao động với người lao động, quản lý lao động, thực hiện các quy định pháp luật về BHXH. Vậy người sử dụng lao động vi phạm pháp luật BHXH là người thực hiện các hành vi sai phạm sau đây: + Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền BHXH hàng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để cùng đóng một lúc vào quỹ BHXH. + Không bảo quản số tiền BHXH của người lao động trong thời gian người lao động làm việc; + Không trả sổ BHXH cho người lao động khi người lao động không còn làm việc; + Không lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng BHXH; + Không giới thiệu người lao động bị suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo khi họ đủ điều kiện để giám định khả năng lao động trước khi nghỉ hưu; + Không cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 16
- + Không cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. + Không tham gia bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng cho người lao động trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định trên trong việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động củ chủ sử dụng lao động đều là cấu thành của vi phạm pháp luật về BHXH. * Người lao động Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 thì "Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động" [33]. Như vậy, trong quan hệ lao động các cá nhân có đủ độ tuổi từ 15 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có thể tự nguyện tham gia vào quan hệ lao động. Khi tham gia vào quan hệ này thì các cá nhân được hưởng các quyền lợi về lương, về điều kiện lao động đồng thời cũng chịu sự quản lý và điều hành của chủ sử dụng lao động. Tuy nhiên, việc vi phạm các quy định của pháp luật BHXH không chỉ ở người sử dụng lao động mà còn ở cả người lao động như: + Không đóng hoặc đóng BHXH không đầy đủ; + Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về việc lập hồ sơ BHXH; + Không bảo quản sổ BHXH theo quy định; Như vậy, nếu người lao động vi phạm các quy định về pháp luật BHXH bằng hình thức thực hiện hoặc không hiện đều cấu thành vi phạm pháp luật BHXH. 17
- * Cơ quan bảo hiểm xã hội Cơ quan BHXH là hệ thống được thiết lập theo hệ thống ngành dọc nhằm thực hiện các chính sách BHXH từ trung ương đến địa phương như: chính sách về BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở phối hợp với Bộ lao động thương binh xã hội (trung ương); Sở lao động thương binh xã hội (ở địa phương) và trung tâm giới thiệu việc làm các cấp trong việc quản lý người lao động bị thất nghiệp. Tuy nhiên, trong qua trình thực hiện chế độ chính sách, hệ thống các cơ quan này cũng có những tồn tại trong việc thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ chế độ chính sách về BHXH như: + Thực hiện thu BHXH chưa đúng quy định; + Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ BHXH chưa đúng quy định; + Quản lý và sử dụng quỹ BHXH chưa đúng quy định; + Giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa kịp thời, không đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia BHXH. Các cơ quan thuộc hệ thống BHXH Việt Nam không quản lý hoặc quản lý chưa chặt chẽ các nguồn quỹ BHXH,BHYT,BHTN gây thất thoát, thực hiện các nghiệp vụ trái với quy định của pháp luật BHXH thì cũng cấu thành vi phạm pháp luật BHXH. b Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội là thái độ tâm của các chủ thể trong quan hệ pháp luật BHXH với các yếu tố như: lỗi, động cơ,mục đích của chủ thể với hành vi và hậu quả của sự vi phạm pháp luật BHXH đối với người lao động, cơ quan BHXH là đại diện của Nhà nước khi thực hiện các chế độ, chính sách. c Khách thể của vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội Khách thể của vi phạm pháp luật là các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới. 18
- Bởi vậy, khách thể của vi phạm pháp luật BHXH là các quan hệ phát sinh được pháp luật BHXH bảo vệ nhưng bị các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật BHXH xâm hại tới, bao gồm: * Quan hệ lao động Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong quan hệ này, chủ sử dụng lao động và người lao động ký kết hợp đồng lao động quy định rõ về việc có hay không tham gia BHXH tùy theo từng loại hình hợp đồng lao động. Các hành vi vi phạm của quan hệ lao động này từ chủ sử dụng lao động và người lao động như: Người lao động và chủ sử dụng lao động ký kết hợp đồng để trốn tránh nghĩa vụ nộp BHXH bằng việc ký kết nhiều hợp đồng ngắn hạn * Quan hệ giữa người sử dụng lao động và cơ quan BHXH là quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định về BHXH của các chủ thể trên. Trong đó: + Người sử dụng lao động không thực hiện việc trích nộp tiền BHXH hàng tháng theo đúng quy định + Người sử dụng lao động trốn đóng BHXH, nợ đọng tiền BHXH. + Người sử dụng lao động lập hồ sơ khống đề nghị giải quyết chế độ BXHH như: ốm đau, dưỡng sức phục hồi sức khỏe. + Người sử dụng lao động không chi trả hoặc không chi trả kịp thời đúng quy định các chế độ chi ngắn hạn như: chi trả tiền thai sản hàng tháng cho người lao động + Người sử dụng lao động gửi đóng cho các trường hợp người lao động không làm việc tại đơn vị nhưng vẫn có tên trong danh sách tham gia BHXH của đơn vị, doanh nghiệp 19
- * Quan hệ phát sinh giữa người lao động và cơ quan BHXH. Quan hệ này phát sinh khi người lao động tham gia BHXH và đề nghị được cơ quan BHXH giải quyết chế độ chính sách. Trong mối quan hệ này, vi phạm pháp luật BHXH nảy sinh từ người lao động, khi họ thực hiện các hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, cụ thể như sau: + Mua giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH đê được cơ quan BHXH chi trả các chế độ ngắn hạn. + Lập hồ sơ hưu trí giả để hưởng chế độ hưu trí + Gửi đóng BHXH tại các đơn vị, doanh nghiệp mà không làm việc tại đơn vị, doanh nghiệp đó d Mặt khách quan của vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội bao gồm các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, hậu quả xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện thực hiện 1.1.3. Phân loại vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội Vi phạm pháp luật BHXH được xác định dựa trên quy định tai Điều 14 Luật BHXH năm 2006. Theo đó, vi phạm pháp luật được phân loại theo cụ thể như sau: Phương pháp thứ nhất: theo đối tượng vi phạm pháp luật BHXH Vi phạm pháp luật do sai phạm của người sử dụng lao động trong việc: không đóng BHXH theo quy định Vi phạm pháp luật BHXH của người lao động trong việc gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH Vi phạm pháp luật BHXH do sai phạm của cơ quan BHXH trong việc sử dụng sai mục đích quỹ BHXH; gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến 20
- quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động; báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về BHXH Phương pháp thứ hai: Vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các chế độ BHXH: Vi phạm trong việc hiện chế độ ốm đau; Vi phạm trong việc hiện chế độ thai sản Vi phạm trong việc hiện chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe Vi phạm trong việc hiện chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp Vi phạm trong việc hiện chế độ hưu trí Vi phạm trong việc hiện chế độ tử tuất. Việc phân loại vi phạm pháp luật BHXH theo hình thức nào cũng nhằm mục đích xác định rõ đối tượng vi phạm, hành vi vi phạm và mức độ vi phạm để xác định được hình thức xử phạt như xử phạt hành chính hay khởi tố hình sự; nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH [31]. 1.2. CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.2.1. Khái niệm và phân loại trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội "Trách nhiệm" là nói tới nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội phải thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nào đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ thể khác khi cùng tham gia vào quan hệ xã hội đó. Tùy theo cách tiếp cận về trách nhiệm thì trách nhiệm có thể được hiểu theo nhiều nghĩa như sau: + Trách nhiệm là việc chủ thể phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý được đề cập đến trong phần quy định của quy phạm pháp luật. 21
- + Trách nhiệm là việc chủ thể phải thực hiện mọt mệnh lệnh cụ thể của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền. + Trách nhiệm là việc chủ thể phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật, khi các chủ thể vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định. Theo cách hiểu thứ ba, thì trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi của một chủ thể nhất định thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định. Vậy trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật BHXH là sự bắt buộc phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi của các bên khi tham gia vào quan hệ pháp luật BHXH bằng việc họ phải chịu những biện pháp cưỡng chế Nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật Lao động, pháp luật BHXH Từ định nghĩ trên, trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội có những đặc trưng cơ bản sau: + Là loại trách nhiệm do pháp luật quy định, đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý và các hình thức trách nhiệm khác. + Luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật, đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý và các biện pháp cưỡng chế khác. + Là hậu quả pháp lý luôn là hậu quả bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc các chủ thể phải gánh chịu thiệt hại nhất định về tài sản, nhân thân, tự do mà các phần chế tài của các quy phạm pháp luật quy định. 22
- + Phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định. Khi đó chủ thể phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý bắt buộc phải thực hiện những xử sự nhất định nào đó trước một chủ thể khác như: nhà nước, cá nhân, tổ chức * Phân loại trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội. Trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào phân loại vi phạm pháp luật thì có thể chia trách nhiệm pháp lý như sau: - Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của một người đã thực hiện tội phạm, phải chịu một biện pháp cưỡng chế nhà nước là hình phạt vì hành vi phạm tội của họ. Hình phạt này do tòa án quyết định trên cơ sở của Luật hình sự, nó thể hiện sự trừng phạt của nhà nước đối với người phạm tội và là những biện pháp để đảm bảo cho pháp luật phải thực hiện nghiêm chỉnh. Đây là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất. Hình thức trách nhiệm này được áp dụng khi các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật BHXH vi phạm các quy định của Luật hình khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật BHXH đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự - Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã thực hiện một hành vi vi phạm hành chính, phải chịu một biện pháp cưỡng chế hành chính tùy theo mức độ vi phạm của họ. Biện pháp cưỡng chế này do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định trên cơ sở pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Hình thức trách nhiệm này được áp dụng đối với các chủ thể khi họ thực hiện các hành vi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng mức độ vi phạm buộc phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Đây là hình thức trách nhiệm có mức răn đe thấp hơn truy cứu trách nhiệm hình sự, hình thức xử phạt này được Thanh tra Bộ LĐTB&XH; thanh tra Sở LĐTB&XH ở địa phương áp dụng 23
- trong các cuộc thanh tra liên ngành phối hợp với cơ quan BHXH ở trung ương và ở địa phương. - Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm một chủ thể phải chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định khi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác khi vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền. Biện pháp cưỡng chế phổ biển đi kèm với trách nhiệm này là bồi thường thiệt hại. Hình thức trách nhiệm này được áp dụng khi các chủ thể trong quan hệ pháp luật BHXH thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật BHXH mà khách thể ở đây phần lớn là quyền và lợi ích của người sử dụng lao động; của cơ quan BHXH khi bị các đối tượng vi phạm làm thâm hụt các nguồn quỹ BHXH. - Trách nhiệm kỷ lật đối với hành vi vi phạm pháp luật BHXH là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân hoặc tập thể) đã vi phạm kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức và phải chịu hình thức kỷ luật nhất định theo quy định của pháp luật. Hình thức này được áp dụng chủ yếu đối với các cá nhân công tác trong ngành BHXH khi có các hành vi vi phạm pháp luật BHXH các quy định của ngành trong việc thực thi công vụ của bản thân. Ngoài các hình thức trách nhiệm trên, cá nhân vi phạm pháp luật BHXH còn phải chịu trách nhiệm kỷ luật do những hành vi vi phạm của mình gây ra. Hành vi vi phạm pháp luật BHXH vừa gây thiệt hại cho cơ quan BHXH, vừa làm giảm uy tín của người lao động, chủ sử dụng lao động đối với chính sách BHXH của Nhà nước. 1.2.2. Các hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý đỗi với các vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhằm cá biệt hóa các biện pháp cưỡng chế nhà nước quy định trong chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm. 24