Luận văn Thực tiễn xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

pdf 82 trang vuhoa 24/08/2022 8560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thực tiễn xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_thuc_tien_xu_ly_doanh_nghiep_vi_pham_phap_luat_ve_b.pdf

Nội dung text: Luận văn Thực tiễn xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN THỰC TIỄN XỬ LÝ DOANH NGHIỆP VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ninh Thuận, tháng 12 năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN THỰC TIỄN XỬ LÝ DOANH NGHIỆP VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã ngành: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ Ninh Thuận, tháng 12 năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Thực tiễn xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các thông tin, số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích, rút ra một cách trung thực, khách quan và có liên hệ với tình hình thực tiễn của Ninh Thuận. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ các luận văn, luận án nào khác. Ninh Thuận, ngày tháng 12 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Hồng Duyên
  4. ii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1 2.Mục tiêu nghiên cứu 2 3.Phạm vi nghiên cứu 2 4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2 5. Câu hỏi nghiên cứu: 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Bố cục của Luận văn 5 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI 6 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 6 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm xã hội 6 1.1.2. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm xã hội tại Việt Nam. 10 1.1.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội 13 1.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM 15 1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề bảo hiểm xã hội 15 1.2.2. Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội 17 1.2.3. Nội dung cơ bản của quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội áp dụng đối với doanh nghiệp 18
  5. iii 1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp: 20 1.3. QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ DOANH NGHIỆP VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI. 22 1.3.1. Trách nhiệm dân sự của doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội 26 1.3.2. Trách nhiệm hành chính của doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. 27 1.3.3. Trách nhiệm hình sự của doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội 30 1.4. CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐIỂN HÌNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP. 31 Kết luận Chương 1 31 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN 33 2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN 33 2.1.1 Tổng quan tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận 33 2.1.2. Tình hình đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận 34 2.2. THỰC TRẠNG XỬ LÝ DOANH NGHIỆP VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN 42 2.2.1. Thực trạng xử phạt hành chính. 43 2.2.2. Thực trạng khởi kiện dân sự 45 2.2.3. Thực trạng xử lý hình sự 48 2.3. NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ XỬ LÝ VI
  6. iv PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN 50 2.4. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ DOANH NGHIỆP VI PHẠM BẢO HIỂM XÃ HỘI 59 2.4.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội 59 2.4.2. Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp 62 2.4.3. Các giải pháp tổ chức thực thiện pháp luật về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 63 Kết luận Chương 2 66 KẾT LUẬN CHUNG 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASXH : An sinh xã hội BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHTNLĐ : Bảo hiểm tai nạn lao động BNN : Bệnh nghề nghiệp NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động. QĐXPVPHC : Quyết định xử phạt vi phạm hành chính VPHC : Vi phạm hành chính XPVPHC : Xử phạt vi phạm hành chính
  8. vi TÓM TẮT Xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH) về kinh tế góp phần nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức và thực hiện các chính sách BHXH, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật nhằm tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người lao động đều được hưởng chính sách an sinh xã hội (ASXH), được chăm sóc sức khỏe, có thu nhập thay thế trong lúc rủi ro như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BNN), được hưởng lương hưu khi đã hết tuổi lao động. Tuy nhiên pháp luật quy định về xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH hiện hành vẫn còn có những bất cập nhất định nên hiệu lực, hiệu quả của các biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH chưa cao, còn nhiều vướng mắc, bất cập trong lý luận và thực tiễn áp dụng. Nghiên cứu, phân tích, so sánh biện pháp xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH để đưa ra những đề xuất trong việc hoàn thiện pháp luật BHXH, pháp luật trong xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp, các giải pháp về tổ chức và thực hiện pháp luật về thu BHXH, phương pháp xử lý hiệu quả, hợp lý để đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu lực áp dụng pháp luật trong việc xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH. Từ khoá: Vi phạm bảo hiểm xã hội; Doanh nghiệp vi phạm bảo hiểm xã hội; Xử lý doanh nghiệp vi phạm bảo hiểm xã hội.
  9. vii ABSTRACT Processing enterprises violating the law on economic social insurance contributes to efficiently improve in the implementation of policies of social insurance, effective state management, ensuring the rule of legislation towards an equitable society, democracy, civilization, all workers are entitled to policies of social security, health care, income replacement while they have risks such as illness, maternity, labor accidents and occupational disease, and people who are entitled to a pension when they retire.However the law provisions on processing enterprises violating the law on economic social insurance also have lots of shortcoming. The effective measures helps to deal witth the enterprises that violate the law on social insurance is not high and there are many obstaclesand gaps in the theoretical and practical applications. Through researching , analyzing and comparisoning l enterprises violating the law on social insurance make suggestions to improve the law of social insurance. The law provisions on processing enterprises violating the law on economic social insurance on the collection of social insurance, treatment efficiency, reasonable give solutions to improve the law and improve the effective applications of the law in dealing with micro- enterprises violating the law on social insurance. Keywords: processing enterprises violating the law on social insurance
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột chính của hệ thống ASXH luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Với ý nghĩa đảm bảo cân bằng cuộc sống của người lao động, ổn định xã hội, thể hiện bản sắc đoàn kết tương thân tương ái sâu sắc của dân tộc ta. Đây là một trong các tiêu chí đánh giá tốc độ phát triển của một quốc gia. Đặc biệt Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, để hướng đến một nền kinh tế phát triển, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, việc đảm bảo ASXH cho người lao động là một trong các tiêu chí cơ bản cần được quan tâm. Bên cạnh sự tăng trưởng và hiệu quả kinh tế mang lại của doanh nghiệp cũng phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Mặc dù quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ về BHXH ngày càng hoàn thiện, cơ bản chặt chẽ, đa phần có nội dung đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Tình trạng trốn đóng, chiếm dụng, nợ tiền BHXH ngày một tăng cao ảnh hưởng đến an toàn quỹ BHXH và quyền lợi của người lao động vẫn còn diễn ra. Nhiều bất cập, hạn chế trong việc áp dụng các biện pháp xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH như công tác khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH ra Tòa án của Tổ chức Công đoàn hiện nay vẫn chưa thực hiện được, còn khó khăn, vướng mắc; tình trạng chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan BHXH còn hạn chế Đó là những nguyên nhân nhiều doanh nghiệp coi thường pháp luật, cố tình chây ì, nợ đọng, nợ chậm đóng BHXH gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Với mong muốn góp phần hoàn hiện pháp luật BHXH, về xử lý vi phạm pháp luật về BHXH của doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH tại địa phương công tác là tỉnh Ninh Thuận, Tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Thực tiễn xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” để làm Luận văn thạc sĩ luật học cho mình.
  11. 2 2.Mục tiêu nghiên cứu Bằng việc phân tích, đánh giá thực trạng xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận, các quy định pháp luật liên quan và thực tiễn xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Trên cơ sở đó làm rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp để hoàn thiện pháp luật về xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng và toàn quốc nói chung. 3.Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH đối với doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. - Thời gian: Từ khi Luật BHXH số 58/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 cho đến tháng 6 năm 2019. 4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tác giả nhận thấy BHXH đang là vấn đề ngày càng được xã hội quan tâm nghiên cứu rộng rãi trong các công trình nghiên cứu. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu quản lý, chuyên gia trong và ngoài ngành ở nhiều góc độ khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau qua cách phân tích, đánh giá quy định pháp luật về BHXH để thấy được những mặt tồn tại nhằm hoàn thiện pháp luật về BHXH. Các công trình nghiên cứu gồm: Các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học như: “Những vấn đề lớn của bảo hiểm xã hội”, (2010), Phạm Nhẫn, Cộng sản (132); Bài viết nêu lên các nội dung cơ bản của BHXH và những giải pháp đẩy mạnh hoạt động BHXH. Vụ BHXH (2010), “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc giai đoạn đến 2020”, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ; Nghiên cứu chỉ ra những vấn đề lý luận về BHXH bắt buộc, các quy định pháp luật về BHXH bắt buộc, thực trạng pháp luật về BHXH bắt buộc và giải pháp hoàn thiện pháp luật về BHXH bắt buộc.
  12. 3 Các luận văn, luận án nghiên cứu về thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện BHXH như: Đề tài luận án Tiến sĩ của tác giả Đỗ Văn Sinh (2009), đề tài Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận, khảo sát, tổng kết thực tiễn đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam. Đề tài luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Sen (2017), đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tại tỉnh Kon tum”, Trường Đại học kinh tế Đại học Đà Nẵng. Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước về BHXH tại tỉnh Kon Tum để góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động này trên địa bàn tỉnh Kon tum. Đề tài luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Thị Quý Thanh (2017), đề tài “Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tại thành phố Đà Nẵng”, Trường Đại học kinh tế Đại học Đà Nẵng, bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước về BHXH. Việc thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về BHXH hội sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tham gia, bảo tồn được quỹ bảo hiểm, góp phần vào sự nghiệp ASXH của nước ta. Đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng Khoa Trường (2019), đề tài “Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Ngọc Hồi”, tỉnh Kon Tum, Trường Đại học kinh tế Đại học Đà Nẵng Hoạt động quản lý công tác thu BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai. Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước về BHXH góp phần hoàn thiện quản lý quỹ BHXH, quản lý công tác thu BHXH. Như vậy, hầu hết nội dung các đề tài nghiên cứu đã đưa ra một số cơ sở lý luận và chỉ ra một số vấn đề thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật BHXH. Đây là những nội dung luận văn sẽ kế thừa để nghiên cứu.
  13. 4 Bên cạnh đó, Luận văn phát triển và nghiên cứu sâu hơn qua việc phân tích cơ sở pháp lý, phân tích các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH của doanh nghiệp, các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về BHXH đối với doanh nghiệp, làm rõ ưu điểm, hạn chế và đề xuất những biện pháp xử lý, góp phần hoàn thiện pháp Luật BHXH để tổ chức và thực hiện có hiệu lực hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng và cả nước nói chung. Chính vì vậy, luận văn không trùng lặp các công trình nghiên cứu trên. 5. Câu hỏi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu đề tài: Thực tiễn xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nhằm hướng đến việc trả lời cho 2 câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Pháp luật hiện hành có những quy định gì về xử lý doanh nghiệp vi phạm về BHXH? Hành vi nào được gọi là hành vi vi phạm pháp luật về BHXH mà doanh nghiệp thường mắc phải? Câu hỏi 2: Việc áp dụng pháp luật và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thời gian qua đã đạt được những kết quả gì? Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội và nâng cao hiệu quả xử lý doanh nghiệp vi phạm bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau để hoàn thành công trình nghiên cứu: - Để trả lời câu hỏi thứ nhất của luận văn tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp để làm rõ vấn đề lý luận liên quan đến BHXH và pháp luật về xử lý vi phạm của doanh nghiệp trong lĩnh vực. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng để phân tích thực trạng vi phạm pháp luật về BHXH của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
  14. 5 - Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá được sử dụng để đưa ra những giải pháp hoàn thiện vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn thành 2 chương như sau: Chương 1. Lý luận chung về bảo hiểm xã hội và xử lý vi phạm của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
  15. 6 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm xã hội Trong bất cứ một xã hội nào con người muốn tồn tại thì phải có nhu cầu ăn, ở, mặc. Để thỏa mãn nhu cầu thiết yếu đó, con người phải lao động. Tuy nhiên, trong cuộc sống, trong quá trình lao động con người cũng phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, môi trường, điều kiện lao động khác. Con người khó có thể lường trước những rủi ro ngoài ý muốn mà mình gặp phải và làm cho cuộc sống của họ mất thăng bằng như hạn chế khả năng thu nhập Vì vậy, bất kỳ ai trong chúng ta cũng mong muốn cuộc sống của mình và gia đình người thân lúc nào cũng ổn định, an bình. Và để khắc phục rủi ro đó, con người tự tìm đến những hình thức tương thân, tương ái từ cộng đồng. Trải qua thời gian dài, sự tương trợ đùm bọc đó phát triển rộng rãi bởi ý nghĩa, ụm c đích cao cả đó và hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau. BHXH cũng là một trong những hình thức ra đời từ ý nghĩa cao cả đó. Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan trong đời sống con người, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường, khi mà những công nhân trong ngành công nghiệp, cuộc sống chủ yếu của họ chỉ trông vào đồng lương tháng, nếu xảy ra rủi ro không có sự chi trả thay thế như những khoản trợ cấp tai nạn lao động, BNN, trợ cấp ốm đau thai sản, hưu trí thì cuộc sống của người lao động dễ đi vào con đường bế tắc.Với ý nghĩa cao đẹp mà BHXH đã mang lại, cho đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thực thi chính sách BHXH và xem đó là một trong những chính sách ASXH quan trọng của quốc gia, trong đó có Việt Nam. BHXH là một bộ phận của hệ thống ASXH, có nội hàm rất rộng, có tính chất phức tạp và đa dạng, mặc dù đã hình thành từ lâu nhưng còn có những nhận thức khác nhau ở những góc độ tiếp cận ở các góc độ khác nhau về khái niệm này. Tiếp cận theo Luật BHXH hiện hành thì khái niệm BHXH được hiểu là “sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm
  16. 7 hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”1. Về kiến thức bách khoa, BHXH được khái niệm như là sự thay thế hay bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập trong một số hoàn cảnh như ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ của nhà nước theo pháp luật nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội2. Xét về góc độ tài chính, BHXH được khái niệm là quá trình thành lập và sử dụng quỹ tiền tệ dự trữ của cộng đồng những người lao động, có sự bảo trợ của Nhà nước, để san sẻ rủi ro, đảm bảo thu nhập cho người lao động và gia đình họ trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật. Ở góc độ pháp luật, BHXH là một chế định pháp lý quy định đối tượng, điều kiện, mức độ đảm bảo vật chất và các dịch vụ cần thiết bảo vệ người lao động và gia đình ọh trong các trường hợp bảo hiểm được nhà nước xác định. Như vậy, tuy được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, song BHXH đều được xem xét xuất phát là một hình thức bảo hiểm nhưng nó mang tính xã hội, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và có sự bảo hộ của nhà nước, với mục đích đảm bảo thu nhập cho người lao động và an toàn xã hội. Đây là sự tổ chức, phân phối lại, sự bù đắp, đền bù thu nhập cho người lao động khi họ gặp những rủi ro xã hội làm mất hoặc giảm thu nhập trong trường hợp thất nghiệp, ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động và bệnh tật, già yếu, chết góp phần bảo đảm an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình của người lao động, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội trên cơ sở đóng quỹ BHXH của người tham gia góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và an toàn xã hội. Từ những khái niệm trên có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của BHXH như sau: 1 Luật BHXH 2014, NXB lao động 2014, tr 5. 2 Tài liệu bồi dưỡng viên chức ngành BHXH năm 2019, Trường đào tạo nghiệp vụ BHXH Việt Nam.
  17. 8 Thứ nhất, đối tượng tham gia BHXH chủ yếu là người lao động và NSDLĐ. Người lao động khi tham gia BHXH có quyền được hưởng trợ cấp BHXH. Tuy nhiên, để quyền này được thực hiện thì người lao động phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH theo luật định. Thứ hai, hoạt động BHXH là hoạt động dịch vụ công không nhằm mục đích lợi nhuận mà đó là một dịch vụ công, mang tính an sinh. BHXH là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT, quản lý quỹ BHXH theo quy định của pháp luật, hỗ trợ các quyền lợi cho người tham gia một cách tốt nhất. Cơ quan BHXH được nhà nước giao thực hiện chức năng đảm bảo ASXH, thực hiện chức năng ASXH, chỉ duy nhất do nhà nước quản lý, thực hiện. Thứ ba, đối tượng bảo hiểm của BHXH chủ yếu là thu nhập của người lao động, là khoản thu nhập thay thế cho việc không hoặc giảm hưởng lương khi người lao động bị giảm hoặc không còn khả năng lao động như ốm đau, TNLĐ, BNN, thai sản, mất việc làm, già yếu, chết xảy ra. BHXH chính là sự bù đắp, thay thế một phần thu nhập cho người lao động, hỗ trợ kịp thời để nguồn thu nhập của người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống, không bị ảnh hưởng nhiều về kinh tế trong cuộc sống. Thứ tư, nguồn hình thành quỹ BHXH là một loại quỹ tiền tệ tập trung được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp bằng tiền của các bên tham gia do người lao động và NSDLĐ và của cả nhà nước trong một số trường hợp, và nguồn phát sinh từ hoạt động đầu tư sinh lời đó là phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ và từ các khoản thu hợp pháp khác. Thứ năm, quan hệ BHXH thường tồn tại lâu dài, khi đã tham gia vào hệ thống BHXH, người lao động được bảo hiểm từ lúc tham gia như ốm đau thai sản, thất nghiệp, tai nạn lao động, hưu trí cho đến lúc mất đi. Đây là quan hệ lâu dài, khác với các loại hình BHXH khác. Đây được xem là đặc trưng riêng của BHXH mà không một loại hình bảo hiểm nào có được hình thức bảo hiểm như vậy. Thứ sáu, chính sách BHXH có mối quan hệ hữu cơ và chịu tác động của hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội khác mà trước hết là các chính sách xã hội.
  18. 9 Mỗi sự thay đổi của chính sách xã hội đều dẫn đến chính sách BHXH sẽ được thay đổi theo. Biểu hiện rõ nhất là các chính sách BHXH có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách khác trong hệ thống pháp luật, mà trước hết là chính sách chung về ASXH. Chính sách BHXH chịu ảnh hưởng tác động qua lại bởi các chính sách xã hội khác như chính sách chăm sóc sức khỏe dân cư tốt góp phần làm tăng tuổi thọ của người dân thì chính sách BHXH phải điều chỉnh cho phù hợp như tăng thời gian đóng BHXH, tăng tuổi nghỉ hưu, khi chính sách lao động quan tâm các quyền lợi của người lao động, người lao động có công ăn việc làm đồng nghĩa với tỷ lệ tham gia BHXH đông đảo và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Chính sách chăm sóc sức khỏe dân cư có mối quan hệ tác động đặc biệt tới chính sách BHXH. Khi người dân nói chung và người lao động nói riêng được chăm sóc sức khỏe tốt, ít bị ốm đau thì chi phí từ BHXH cho các trợ cấp ốm đau sẽ giảm đi. Ngược lại, khi tỷ lệ ốm đau của người lao động lớn, số tiền chi cho BHYT và trợ cấp ốm đau từ quỹ BHXH sẽ tăng nhiều lên. Bên cạnh đó, chính sách BHXH còn có mối quan hệ mật thiết với các chính sách kinh tế - xã hội khác như chính sách tài chính quốc gia, chính sách xóa đói - giảm nghèo; chính sách tiền lương; chính sách phát triển doanh nghiệp. Thứ bảy, hoạt động BHXH có sự tham gia của cơ chế ba bên, chịu sự quản lý của nhà nước và được nhà nước bảo hộ. Ngoài tư cách là người tham gia BHXH, Nhà nước còn tham gia BHXH với tư cách chủ thể quản lý, định ra những chế độ, chính sách, định hướng cho các hoạt động BHXH. Hoạt động BHXH có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan chức năng do nhà nước quy định để đảm bảo sự minh bạch và công bằng. Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế độ BHXH cũng do luật định, các chế độ đóng, hưởng BHXH cũng do nhà nước quy định thông qua các quy định pháp luật. BHXH còn chịu sự giám sát chặt chẽ của người lao động (thông qua tổ chức công đoàn) và NSDLĐ theo cơ chế ba bên.
  19. 10 1.1.2. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm xã hội tại Việt Nam. 1.1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960 BHXH và pháp luật về BHXH tại Việt Nam ra đời là một yếu tố khách quan, gắn liền với các giai đoạn lịch sử. Là một quốc gia có truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, đùm bọc lẫn nhau cùng giúp nhau vượt qua khó khăn. Truyền thống đó được thể hiện rõ khi đất nước ta còn khó khăn, ứng phó với thù trong giặc ngoài, chưa có tổ chức BHXH, thì người dân đã tự lập ra các tổ chức, các quỹ hỗ trợ để giúp đỡ người khó khăn. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 54-SL ấn định các điều kiện cho công chức về hưu trí quy định: “Kể từ ngày 01/10/1945, những công chức thuộc tất cả các ngạch trong nước Việt Nam, tại chức hay đương nghỉ việc bất cứ ở vào trong trường hợp nào, đều phải về hưu mỗi khi có đủ 01 trong 02 điều kiện: hoặc đã làm việc được 30 năm, hoặc đã đến 55 tuổi”3. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, trên cơ sở Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các Sắc lệnh về chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn hưu trí cho công nhân viên chức nhà nước của nước ta quy định về quyền cơ bản của công dân quy định: “Công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ, trẻ con được chăm sóc về mặt giáo dưỡng4”. Sắc lệnh số 170/SL ngày 27/8/1946 điều chỉnh mức lương hưu; Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 quy định về phụ cấp gia đình, phụ cấp thâm niên và thủ tục trả phụ cấp, chế độ nghỉ đẻ và cho con bú của phụ nữ, chế độ nghỉ ốm đau cho công nhân và trách nhiệm của chủ, chế độ tai nạn lao động, hình thức xử phạt đối với chủ có hành vi vi phạm các quy định trên. Sắc lệnh số 188/SL ngày 29/5/1948 có quy định về phụ cấp gia đình, phụ cấp khí hậu xấu, phụ cấp khu vực tiền tuyến; chế độ thai sản cho công chức nữ. Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 về quy chế công chức Việt Nam trong đó quy định công chức có quyền hưu bổng, được chăm sóc sức 3 Sắc lệnh 54 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời ngày 01 tháng 11 năm 1945 ấn định những điều kiện cho công chức về hưu. 4 Hiến pháp 1946.
  20. 11 khỏe và trợ cấp khi bị tai nạn trong giai đoạn này chế độ BHXH hầu như thực hiện theo nguyên tắc trợ cấp. Đến khi Hiến pháp năm 1959 ra đời trên cơ sở hoàn thiện Hiến pháp 1946 được công nhận quyền BHXH của viên chức thông qua các Nghị định như Nghị định 980/TTg ngày 27/7/1956 kèm theo Điều lệ ưu đãi thương binh, quân nhân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật và Điều lệ ưu đãi gia đình liệt sĩ; Nghị định số 594/TTg ngày 11/12/1957 về chế độ mất sức lao động đối với công nhân viên chức; Nghị định số 523/TTg ngày 06 /12/1958 về chế độ trợ cấp dài hạn cho quân nhân tình nguyện đã phục viên từ ngày hòa bình lập lại mang bệnh kinh niên tái phát, yếu ốm, không còn khả năng lao động, được Hội đồng Y khoa xác định; trợ cấp do ngân sách đài thọ . 1.1.2.2. Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2000 Trong giai đoạn này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 và kèm theo Điều lệ tạm thời về BHXH áp dụng đối với công nhân viên chức nhà nước. Đây là Nghị định quy định khá chi tiết và đầy đủ các chế độ BHXH cũng như cơ chế quản lý nhà nước về BHXH. Tiếp đó là Nghị định số 161/CP ngày 30/10/1964 kèm theo Điều lệ tạm thời chế độ đãi ngộ quân nhân, thanh niên xung phong, dân quân, du kích tự vệ. Đây là Điều lệ đầu tiên quy định đầy đủ 6 chế độ BHXH, các chế độ này chủ yếu dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm khuyến khích mọi người tăng cường kỷ luật lao động, đẩy mạnh sản xuất và góp phần ổn định lực lượng lao động. Tuy nhiên, trong giai đọạn này Việt Nam vẫn còn cơ chế bao cấp giải quyết chế độ BHXH theo cơ chế cào bằng giai đoạn này quỹ BHXH vẫn thuộc ngân sách nhà nước. Năm 1986, Việt Nam tíến hành cải cách kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Xác định: Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức nhà nước và người làm công ăn lương, khuyến kích phát triển các hình
  21. 12 thức BHXH khác đối với người lao động5. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện và tiền đề cho sự đổi mới hệ thống chính sách BHXH ở Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 cải cách một số nội dung không còn phù hợp, xóa bỏ tư duy bao cấp trong BHXH, mở rộng thêm loại hình BHXH đó là BHXH tự nguyện. Thực hiện cơ chế đóng góp phí BHXH đối với người tham gia BHXH, thống nhất tổ chức quản lý BHXH toàn quốc, quy định lại chế độ BHXH như tỷ lệ tham gia BHXH, tỷ lệ trích nộp BHXH, cách tính thời gian tham gia đóng, điều kiện hưởng trợ cấp Đặc biệt, Nghị định 43/CP nêu trên đã xóa bỏ các chế độ không còn phù hợp như chế độ trợ cấp mất sức lao động, khởi đầu cho sự cải cách thực hiện hệ thống BHXH ở Việt Nam. Trong giai đoạn này gắn với sự ra đời Hiến pháp 1992 và Bộ luật lao động 1994 và một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng khác có các quy định liên quan đến BHXH như Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ BHXH, quy định thực hiện BHXH đối với công chức, công nhân viên chức nhà nước và mọi người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc, Nghị định số 19/CP ngày 16/2/1995 của Chính phủ về việc thành lập BHXH Việt Nam quy định vị trí pháp lý của BHXH Việt Nam. 1.1.2.3. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay Sự ra đời của Luật BHXH năm 2006 đã đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về BHXH ở Việt Nam trong việc điều chỉnh quan hệ BHXH giữa người lao động và NSDLĐ thể hiện ở việc mở rộng loại hình BHXH, mở rộng phạm vi tham gia và thụ hưởng BHXH của người lao động. Tại Kỳ họp Quốc hội lần thứ VIII Khóa XIII, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật BHXH sửa đổi, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, cũng tại Luật BHXH sửa đổi này có nhiều điểm mới hơn so với Luật BHXH 2006 về đối tượng tham gia, cách tính lương hưu của người lao động theo hướng đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người lao động nhưng có tính đến yếu tố cân đối quỹ. 5 Hiến pháp 1992.