Luận văn Thực tiễn thi hành pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thực tiễn thi hành pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_thuc_tien_thi_hanh_phap_luat_ve_khau_tru_hoan_thue.pdf
Nội dung text: Luận văn Thực tiễn thi hành pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THANH BÌNH THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THANH BÌNH THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS LỂ THỊ THU THỦY Hà Nội – 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo qui định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thanh Bình
- MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁP LUẬT THI HÀNH KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM 6 1.1.Những vấn đề cơ bản về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng 6 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm của khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng 6 1.1.2.Mối liên hệ giữa khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng 12 1.2.Các qui định của pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam 12 1.2.1.Nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế 13 1.2.2.Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng 14 1.2.3.Thủ tục khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng 15 1.2.4.Quyền và nghĩa vụ của người được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng 19 1.2.5.Trách nhiệm của cơ quan thuế trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng 20 1.2.6.Về kiểm tra trước và sau hoàn thuế giá trị gia tăng 21 1.3.Đặc điểm của thi hành pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng 23 1.3.1.Khái niệm thi hành pháp luật 23 1.3.2.Đặc điểm thi hành pháp luật khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng 24 Chƣơng 2: THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 27 2.1.Về đối tượng và các trường hợp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng 27 2.2.Về đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng 34 2.3.Về thủ tục khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng 37 2.4.Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng 42 2.5.Về trách nhiệm của Chi cục Thuế Hải Châu trong khấu trừ, hoàn thuế 43 2.6.Về kiểm tra trước, sau hoàn thuế giá trị gia tăng 45
- 2.7. Đánh giá chung thực tiễn thi hành pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng 50 Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 56 3.1. Hoàn thiện pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam 56 3.1.1.Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành 56 3.1.2.Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật khác có liên quan 60 3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế Hải Châu, thành phố Đà Nẵng 66 3.2.1.Kiểm tra khấu trừ thuế giá trị gia tăng 66 3.2.2. Kiểm tra khâu hoàn thuế giá trị gia tăng 68 3.2.3.Giải pháp khác 69 KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSKD : Cơ sở kinh doanh DN : Doanh nghiệp HTX : Hợp tác xã ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) SXKD : Sản xuất kinh doanh
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Thống kê các “Thông báo DN bỏ kinh doanh và mang 31 theo hóa đơn” năm 2013 tại thành phố Đà Nẵng. 2.2 Kết quả kiểm tra trước và sau hoàn thuế giá trị gia tăng từ 48 năm 2009 đến năm 2013. 3.1 Một số dấu hiệu nghi vấn về sử dụng hóa đơn, đăng ký 65 thuế và khai thuế. 3.2 Một số hành vi vi phạm về thuế giá trị gia tăng đầu vào. 67 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình Trang hình 2.1 Sơ đồ thủ tục kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng 38 2.2 Sơ đồ thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng 41 2.3 Quy trình kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng tại trụ sở người nộp thuế 46 3.1 Sơ đồ quy trình kiểm tra thuế giá trị gia tăng 63 3.2 Hệ thống nguồn cung cấp thông tin quản lý thuế 72
- MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Như bất kỳ một quốc gia nào, đối với đời sống kinh tế xã hội, thuế đóng vai trò là công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý, điều tiết SXKD cũng như phân phối tiêu dùng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc thực thi một số chính sách thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo ổn định cho nguồn thu này và trong cấu trúc các khoản thu về thuế thì thuế giá trị gia tăng giữ vị trí quan trọng. Có được một hệ thống chính sách, pháp luật thuế phù hợp, đồng bộ, hoàn thiện và luôn theo kịp sự vận động phát triển với thực tiễn là điều kiện cần thiết và cấp bách. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là công cụ để phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân và là vấn đề “đại cục” của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện cải cách thuế bước hai. Điểm nổi bật của cuộc cải cách này là thay thế Luật thuế doanh thu bằng Luật thuế giá trị gia tăng 1997 được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Thuế giá trị gia tăng được xem là phương pháp thu tiến bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được mục tiêu lớn của chính sách thuế như: tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đơn giản, trung lập. Sau hơn 13 năm thực hiện, Luật thuế giá trị gia tăng đã đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng tích cực đối với đời sống kinh tế - xã hội như: tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư trong và ngoài nước, bảo hộ hợp lí và khuyến khích sản xuất trong nước, nhất là đối với hàng hóa xuất khẩu, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế, đảm bảo nguồn thu ổn định và ngày càng tăng cho Ngân sách nhà nước, góp phần từng bước đổi mới quy trình quản lý thu nộp thuế và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta. Trong quá trình thực hiện, Luật thuế giá trị gia tăng đã được Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số qui định nhằm khắc phục những tồn tại, đảm bảo Luật thuế giá trị gia tăng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong từng thời kỳ. Tại kỳ họp thứ 3 ngày 3/6/2008 Quốc hội khóa XII đã ban hành Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 thay thế Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 và tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIII ngày 19/6/2013 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, thực tiễn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng cũng gặp nhiều vướng mắc khó khăn. Hệ thống thuế chưa đồng bộ và 1
- thường xuyên chỉnh sửa đã tạo nhiều kẽ hở cho đối tượng chịu thuế có cơ hội luồn lách, gian lận thuế, đặc biệt là kê khai khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Điều này đã trở thành một vấn nạn và rất cần có những biện pháp khắc phục để thuế giá trị gia tăng phát huy hết vai trò của nó trong việc tạo lập nguồn thu cho Ngân sách nhà nước và thúc đẩy SXKD phát triển cũng như trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Xuất phát từ vị trí là một cán bộ thuế công tác tại Chi cục Thuế quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, cá nhân tôi nhận thấy còn nhiều vấn đề nảy sinh trong công tác khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng tại đơn vị. Từ những lí do nói trên, tôi chọn đề tài “Thực tiễn thi hành pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” để tiến hành nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Qua nghiên cứu, tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trong lĩnh vực thuế có thể nêu một số công trình điển hình sau: Thứ nhất là “Những vấn đề pháp lí về việc áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam” (Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Thị Thương Huyền - Hà Nội 2002). Tại công trình khoa học này, tác giả đã tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến sắc thuế giá trị gia tăng, đặc biệt chỉ ra những khó khăn, bất cập nảy sinh trong quá trình thực tiễn áp dụng, nguyên nhân của thực trạng đó và những giải pháp để hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng. Mặc dù trong công trình khoa học này, tác giả có đề cập nội dung pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng nhưng do chính sách pháp luật thuế mới ban hành nên phạm vi nghiên cứu về nội dung này vẫn chưa bao quát hết đến từng lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là trong thực tiễn áp dụng tại từng địa phương, đơn vị. Thứ hai là "Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam" (Luận văn thạc sỹ của Đào Thị Ngọc Ánh - Hà Nội 2011). Tại công trình này, tác giả đã nghiên cứu về vấn đề lí luận về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng và thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật hiện hành về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu phân tích về những bất cập trong thực tiễn trong áp dụng khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, đặc biệt đối với các DN có quy mô vừa và nhỏ - chiếm tỉ lệ khá lớn trong tổng số DN hoạt động kinh doanh ở nước ta hiện nay. Hơn nữa, luận văn chưa thể hiện được một số nội dung sửa đổi, bổ sung gần đây của Luật thuế giá trị gia tăng và cũng chưa gắn liền với thực tiễn thi hành pháp luật khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng tại một đơn vị quản lý thuế. 2
- Ngoài hai công trình khoa học trên còn một số công trình khoa học khác đề cập đến pháp luật thuế giá trị gia tăng như: "Chuẩn hóa các qui định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng" Th.S Lê Xuân Trường (2005) Tạp chí Thuế Nhà nước, tr12-14. “Một số ý kiến trao đổi về dự thảo Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập DN”, TS Phạm Thị Giang Thu; Tạp chí Luật học số 4/2008 Khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng là vấn đề quan trọng trong chính sách, pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Đây được xem là khâu thu hút sự quan tâm không chỉ của ngành thuế, cán bộ thực hiện mà còn ở các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh. Từ khi Luật thuế giá trị gia tăng được áp dụng cho đến nay, đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn đối với việc thực hiện từ các cấp bộ, ngành. Ngày 08/08/2012, Bộ Tài chính đã phối hợp với Liên minh châu Âu tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với đề tài “Xu hướng cải cách thuế giá trị gia tăng và TNDN ở các nước và tác động” nhằm tìm hiểu xu hướng cải cách thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN của các quốc gia trong thời gian gần đây cũng như đánh giá những tác động tới kinh tế vĩ mô, bền vững tài khóa, môi trường phát triển kinh doanh của DN. Trong thực tiễn nghiên cứu về thuế giá trị gia tăng hiện nay, mặc dù đã có các công trình nghiên cứu về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, nhưng do pháp luật thuế Việt Nam nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng đang được sửa đổi, xây dựng ngày càng hoàn thiện trong điều kiện nền kinh tế đang hội nhập, nên còn nhiều vấn đề đặt ra đối với chính sách thuế giá trị gia tăng. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, một số tác giả chỉ đi sâu vào một vài khía cạnh của thực tiễn khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, bởi vậy chưa được cụ thể và toàn diện. Đây là vấn đề khá rộng và phức tạp dưới nhiều góc độ, nhất là trong quá trình áp dụng thực tiễn. Việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tang qua thực tiễn tại Chi cục Thuế quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng để thấy được những bất cập, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Chi cục Thuế quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Luận văn “Thực tiễn thi hành pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” sẽ là một trong những đề tài tiếp tục việc nghiên cứu những vấn đề pháp luật về thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam nói chung và thực tiễn thi hành pháp luật này tại địa bàn cụ thể - Chi cục Thuế quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 3
- 3. Mục đích của đề tài - Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về thuế giá trị gia tăng, về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng và thi hành pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng. - Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng từ đó có những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu những qui định pháp luật liên quan đến khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2009 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu có tính chất bao trùm được quán triệt để thực hiện trong luận văn là phương pháp phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để rút ra kết luận. Qua đó đề xuất giải pháp phù hợp để làm rõ những đặc điểm của thực thi pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn được trình bày theo 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng và thi hành pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam. Chương 2: Thi hành pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 7. Những đóng góp của đề tài Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc làm rõ thực tiễn thi hành các qui định pháp luật hiện hành về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam nói chung, đặc biệt là ở Chi cục Thuế quận Hải Châu, TP Đà Nẵng; đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về khấu 4
- trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam cũng như khắc phục những tồn tại trong qui định và thực tiễn khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 5
- Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁP LUẬT THI HÀNH KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM 1.1.Những vấn đề cơ bản về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm của khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng Thứ nhất, về khấu trừ thuế giá trị gia tăng: Thuật ngữ thuế giá trị gia tăng tiếng Pháp là Tax sur la value ajourtée (TVA), tiếng Anh là Value Added Tax (VAT), thường được dùng để chỉ một loại thuế gián thu, đánh vào việc sử dụng thu nhập, tức đánh vào việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ mà cụ thể là đánh vào hành vi chuyển giao tài sản và cung cấp dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ.[23; 9] Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Định nghĩa này rất khác so với định nghĩa về thuế doanh thu, theo đó thuế giá trị gia tăng không tính trên phần doanh thu thu được từ việc bán hàng hay cung cấp dịch vụ mà là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. Giá trị tăng thêm có thể được xác định theo nhiều phương thức tính khác nhau nhưng nguyên lí chung là bằng giá trị sản phẩm đầu ra (giá bán/doanh thu) trừ giá trị sản phẩm đầu vào (giá mua/chi phí). Điều cần lưu ý là trong khi thuế doanh thu thường được thiết kế theo hướng tiếp cận theo ngành thì thuế giá trị gia tăng lại được tiếp cận theo quá trình. Nghĩa là, đối với thuế doanh thu, việc tính thuế không phụ thuộc vào quy trình sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm. Bất kỳ hoạt động SXKD nào phát sinh doanh thu chịu thuế theo qui định đều phải nộp thuế doanh thu. Nói cách khác, do không được khấu trừ thuế doanh thu đầu vào nên các hoạt động mua hàng và bán hàng hay quá trình từ sản xuất, lưu thông, phân phối đến tiêu dùng có tính độc lập tương đối với nhau. Trong khi đó, do bản chất của thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ nên yếu tố đầu vào cũng giữ một vai trò quan trọng như yếu tố đầu ra. Nói cách khác, thuế giá trị gia tăng đưa ra những khái niệm mới so với thuế doanh thu là khấu trừ và hoàn thuế. Các quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng là những mắt xích gắn kết với nhau rất chặt chẽ. Nhà phân phối mua sản phẩm của nhà sản xuất rồi bán lại cho người tiêu dùng sẽ được khấu trừ thuế đầu vào nhưng phải nộp thuế đầu ra. Điều này có nghĩa là nhà phân phối chỉ phải chịu khoản thuế giá trị gia tăng tính trên phần giá trị tăng thêm ở khâu phân phối. Trước đó, nhà sản xuất chắc chắn đã phải nộp khoản thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm đầu ra bán cho nhà phân phối. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên một bộ 6
- phận thu nhập cũng chính là khoản thuế mà nhà phân phối được chính phủ hoàn lại. Người tiêu dùng mua hàng để sử dụng cuối cùng sẽ không được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào. Khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào của người tiêu dùng cũng chính là khoản thuế giá trị gia tăng mà nhà phân phối phải nộp cho chính phủ. Theo cách tư duy mắt xích như vậy thì người tiêu dùng cuối cùng mới chính là người phải gánh chịu khoản thuế giá trị gia tăng, trong khi đó nhà phân phối và nhà sản xuất chỉ là người “nộp thay” khoản thuế này cho người tiêu dùng và sau đó được chính phủ hoàn lại. Cũng theo cách suy luận như vậy thì thuế giá trị gia tăng cũng tương tự như thuế doanh thu đánh vào khâu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ xét ở phương diện giá trị. [22;7] Với đặc tính ưu việt hơn thuế doanh thu, việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đã giải quyết tình trạng thuế trùng thuế qua các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa, góp phần tạo ra sự công bằng giữa các chủ thể trong hoạt động SXKD, kích thích lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng. Cơ chế khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện trên cơ sở thuế giá trị gia tăng đã nộp ở khâu trước sẽ được khấu trừ ở khâu sau thông qua cơ chế giá cả khi thực hiện hành vi mua bán hàng hóa, dịch vụ, do đó chỉ có người bán hàng (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế giá trị gia tăng trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc cung ứng dịch vụ). Còn người bán hàng (hoặc dịch vụ) ở các khâu tiếp theo đối với hàng hoá (hoặc dịch vụ) đó, chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm. Nói cách khác, thuế giá trị gia tăng là loại thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ, trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá (hoặc dịch vụ) từ khâu đầu tiên đến người tiêu dùng, khép kín một chu kỳ kinh tế. Ðến cuối chu kỳ SXKD hoặc cung cấp dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đã nộp ở khâu trước được gọi là khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Tại Điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 qui định "Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện qui định" Như vậy, có thể hiểu khấu trừ thuế giá trị gia tăng là việc xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp trong kỳ tính thuế trên cơ sở thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. Nếu kết quả là số dương thì đó chính là số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho Ngân sách nhà nước trong tháng hoặc quý. Nếu kết quả là một số âm thì được chuyển bù trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp của tháng hoặc quý tiếp theo hay đề nghị cơ quan thuế hoàn lại 7
- theo qui định của pháp luật. Xác định nghĩa vụ thuế theo phương pháp khấu trừ hoàn toàn loại trừ khả năng tính thuế chồng lên thuế. Bởi lẽ, cách tính thuế dựa vào hóa đơn đảm bảo xác định thuế có cơ sở và căn cứ để kiểm tra thuế do giá tính thuế, thuế suất cũng như số thuế phải nộp được thể hiện rõ ràng trên hóa đơn. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng được xem là nội dung cơ bản và quan trọng của pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Đặc điểm khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thể hiện: Thứ nhất, phần thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là số thuế được xác định một cách trực tiếp, là hiệu số thuế của các khâu trong quá trình sản xuất lưu thông mà không phải phần giá trị gia tăng được xác định trực tiếp qua các khâu. Trên nguyên tắc, không phải bất cứ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào nào cũng được khấu trừ mà chỉ có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng mới được khấu trừ. Thứ hai, căn cứ để xác định số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ là số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng khi mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng không đúng theo quy định của pháp luật thì CSKD không được khấu trừ thuế. Như vậy, khấu trừ thuế giá trị gia tăng chỉ áp dụng đối với CSKD nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và có hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. CSKD nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng hoặc CSKD nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nhưng mua hàng hóa, dịch vụ của CSKD nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng (hóa đơn bán hàng thông thường) thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Chính nhờ đặc tính khấu trừ đã góp phần khuyến khích các chủ thể SXKD sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ nhằm chứng minh giá trị tăng thêm làm căn cứ tính thuế, hoàn thuế, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và nhà nước có thể kiểm soát được giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường nhằm kiểm soát lạm phát và cung cấp số liệu thống kê hợp lí cho các mục đích kinh tế khác. Thứ hai, về hoàn thuế giá trị gia tăng: 8
- Hoàn thuế giá trị gia tăng là việc Nhà nước trả lại số thuế giá trị gia tăng mà đối tượng nộp thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể hơn hoàn thuế giá trị gia tăng là việc ngân sách nhà nước trả lại cho CSKD hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Bản chất hoàn thuế giá trị gia tăng thể hiện qua các trường hợp sau: Một là, Nhà nước trả lại cho người nộp thuế phần tiền thuế mà họ đã ứng ra khi mua hàng hóa, dịch vụ (số tiền thuế này đã được người bán hàng nộp vào ngân sách nhà nước) nhưng chưa được khấu trừ hết; hay nói cách khác là chưa thu lại được qua việc bán hàng hóa, dịch vụ. Trạng thái chưa được khấu trừ hết này phát sinh từ các nguyên nhân sau: Do thuế suất của hàng hóa, dịch vụ bán ra thấp hơn so với hàng hóa, dịch vụ mua vào. Điển hình là hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với thuế suất 0% khi bán ra. Khi đó, số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng không; hay nói cách khác, đối tượng nộp thuế không thu lại được đồng thuế giá trị gia tăng nào của người mua. Trong khi đó, hầu hết các hàng hóa, dịch vụ mua vào đều có mức thuế suất lớn hơn 0% (ở Việt Nam hiện nay là 5% và 10%). Lúc này, số thuế phải nộp của DN là số âm, thể hiện số thuế đã trả thay cho người tiêu dùng khi mua hàng hóa, dịch vụ không thu lại được từ người mua hàng. Lý do không thu lại được là do Nhà nước thực hiện theo đánh thuế theo điểm đến - không thu thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Do vậy, trong trường hợp này, việc Nhà nước hoàn thuế cho cơ sở có hàng hóa xuất khẩu là đương nhiên. Đó chính là việc Nhà nước trả lại số tiền thuế mà đối tượng nộp thuế đã ứng ra khi mua hàng để nộp thay cho người tiêu dùng, song người tiêu dùng lại không phải trả thuế. Do trong kỳ kinh doanh, số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra ít hơn so số lượng hàng hóa, dịch vụ mua vào nhiều. Theo luật thuế giá trị gia tăng, thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh tháng nào được kê khai, khấu trừ hết trong tháng đó, không kể hàng hóa đã xuất dùng hay còn để tồn kho. Lúc này, số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà CSKD đã ứng ra khi mua hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thu lại được qua việc bán hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, việc Nhà nước hoàn thuế giá trị gia tăng cho đối tượng nộp thuế thể hiện việc trả lại phần thuế đã ứng trước, giúp CSKD không bị ứ đọng vốn. Do giá bán hàng hóa của CSKD thấp hơn giá mua vào của hàng hóa vì một lí do nào đó. Khi bán hàng hóa, dịch vụ, CSKD chỉ thu lại được một phần tiền thuế đã ứng ra khi mua hàng hóa, dịch vụ. Còn một phần tiền thuế giá trị gia 9
- tăng tương ứng với phần bán lỗ không thu lại được. Khi đó, Nhà nước hoàn thuế lại cho DN thể hiện thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ; phần thuế đã trả quá giá trị gia tăng ở khâu mua hàng được trả lại cho CSKD. Hai là, Nhà nước trả lại cho đối tượng nộp thuế số thuế giá trị gia tăng đã nộp thừa vì những lí do nhất định, chẳng hạn như tính toán nhầm lẫn, kê khai sai hay kết thúc hoạt động kinh doanh (giải thể, phá sản, chia tách, sáp nhập ). Trong trường hợp này, CSKD đã nộp thuế nhiều hơn số thuế phải nộp theo luật định nên họ có quyền yêu cầu hoàn lại số thuế nộp thừa. Ba là, Nhà nước trả lại cho tổ chức, cá nhân mua hàng với số thuế giá trị gia tăng đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp việc tiêu dùng của cá nhân, tổ chức không thuộc diện chịu thuế hoặc hưởng ưu đãi (như người nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh). Trường hợp này thể hiện việc Nhà nước không thu thuế giá trị gia tăng một đối tượng tiêu dùng nào đó. Nếu việc không thu thuế vào những đối tượng này thực hiện thông qua việc không thu vào người bán hàng để người bán hàng bán cho người mua hàng với giá không thuế giá trị gia tăng khi rất khó quản lý. Để đảm bảo đúng đối tượng không thu thuế giá trị gia tăng, Nhà nước thực hiện hoàn thuế theo số thuế ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng khi mua hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, hoàn thuế giá trị gia tăng là hệ quả của số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết hoặc số thuế đã nộp thừa trong một hay nhiều kỳ tính thuế. Nhà nước sẽ thực hiện hoàn trả số thuế giá trị gia tăng đã nộp vượt quá của chủ thể nộp thuế nhưng trên cơ sở đề nghị của các tổ chức, cá nhân. Tổ chức, cá nhân để được hoàn thuế phải xác định số tiền thuế được hoàn theo từng trường hợp và thực hiện các thủ tục hoàn thuế theo qui định Luật thuế giá trị gia tăng và Luật quản lý thuế. Đặc điểm nổi bật của hoàn thuế giá trị gia tăng thể hiện: Một là, hoàn thuế là quyền pháp lí của người nộp thuế trên cơ sở yếu tố luật định một cách khách quan. Bởi lẻ nếu vấn đề hoàn thuế không được qui định trong luật thuế thì sẽ không xuất hiện quyền pháp lí ở người nộp thuế. Ví dụ, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật thuế tài nguyên không qui định vấn đề hoàn thuế, vì vậy quyền hoàn thuế không xuất hiện ở nhưng đối tượng thuộc diện nộp các loại thuế này. Hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo thủ tục pháp lý đặc biệt do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qui định, được thể hiện dưới các văn bản 10
- hướng dẫn như Luật quản lý thuế, các quy trình hoàn thuế, Vì vậy, người nộp thuế khi lập hồ sơ hoàn thuế và cơ quan thuế khi giải quyết hồ sơ phải thực hiện theo đúng trình tự thủ tục. Thủ tục hoàn thuế được qui định cụ thể tại Chương VII Thông tư số 156/2013/TT-BTC ban hành ngày 06/11/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ. Nhà nước thực hiện hoàn trả tiền thuế giá trị gia tăng trên cơ sở đề nghị của đối tượng được hoàn thuế. Nếu đối tượng được hoàn không chủ động đề nghị hoàn thuế thì Nhà nước cũng không có cơ sở pháp lý để ban hành Quyết định hoàn thuế cho đối tượng này. Đây cũng là một trong những quyền của người nộp thuế được qui định tại Luật quản lý thuế "Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo qui định của pháp luật về thuế" (Điều 6 Luật quản lý thuế). Về bản chất, hoàn thuế giá trị gia tăng là việc chuyển quyền sở hữu bằng tiền từ Nhà nước sang các tổ chức, cá nhân nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng các qui định về khấu trừ và hoàn thuế. Tuy nhiên, Quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế mang tính xác nhận, tuyên bố quyền hoàn thuế của người nộp thuế. Căn cứ để cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế dựa trên các hồ sơ tài liệu liên quan số thuế đề nghị hoàn do người nộp thuế cung cấp, giải trình. Như vậy, song song với quyền được hoàn thuế, người nộp thuế phải có nghĩa vụ chứng minh yêu cầu hoàn thuế là có căn cứ pháp lý thông qua các hóa đơn chứng từ hợp pháp, chịu trách nhiệm về số liệu đã kê khai và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Trong trường hợp không chứng minh được hoặc có hành vi gian lận trong kê khai khấu trừ để hoàn thuế thì người nộp thuế không chỉ không được hoàn thuế mà còn bị xử phạt về hành vi vi phạm pháp luật thuế. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng có nghĩa vụ kiểm tra, đối chiếu các thông tin liên quan đến số thuế đề nghị hoàn. Nếu cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn không đúng, không kịp thời ảnh hưởng đến quyền lợi của người nộp thuế thì cơ quan thuế phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế và người nộp thuế có quyền khiếu kiện hành chính theo thủ tục tư pháp. Hai là, hoàn thuế giá trị gia tăng mang tính chất ưu đãi, tài trợ của Nhà nước. Để thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, Nhà nước sẽ hoàn thuế giá trị gia tăng đến các chủ thể mà nhà nước cần khuyến khích ưu đãi. Chẳng hạn như các chủ thể có hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%, thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ luôn lớn 11