Luận văn Thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh ở Việt Nam

pdf 98 trang vuhoa 25/08/2022 7260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_thuc_tien_ap_dung_luat_canh_tranh_o_viet_nam.pdf

Nội dung text: Luận văn Thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ THANH HUYỀN THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ THANH HUYỀN THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Duy Nghĩa HÀ NỘI - 2012 2
  3. Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch•a tõng ®•îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n TrÇn ThÞ Thanh HuyÒn 3
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ Danh mục các biểu đồ Danh mục các hộp MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT CẠNH TRANH 7 1.1. Lịch sử hình thành pháp luật cạnh tranh trên thế giới 7 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 7 1.1.2. Lịch sử hình thành của pháp luật cạnh tranh 9 1.2. Sự du nhập của pháp luật cạnh tranh vào việt nam 12 1.2.1. Tư tưởng về chống độc quyền 14 1.2.2. Tư tưởng bảo vệ các tác nhân kinh tế 20 1.2.3. Tư tưởng bảo vệ người tiêu dùng 22 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM 26 2.1. Từ góc độ các cơ quan nhà nước 26 2.1.1. Cơ quan quản lý cạnh tranh 26 2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ 26 2.1.1.2. Thực tế thi hành pháp luật cạnh tranh 27 2.1.2. Các cơ quan thi hành pháp luật 42 2.1.2.1. Cơ quan đăng kí kinh doanh và Cơ quan đăng kí đầu tư 42 2.1.2.2. Cơ quan thuế và các cơ quan thi hành pháp luật khác 53 2.2. Từ góc độ cộng đồng doanh nghiệp 54 4
  5. 2.2.1. Thực tiễn khả năng nhận thức và áp dụng Luật Cạnh tranh 54 của cộng đồng doanh nghiệp 2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng nhận thức của doanh nghiệp về 60 Luật Cạnh tranh 2.2.2.1. Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp 60 2.2.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật 61 2.2.2.3. Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh của Luật Cạnh tranh 63 2.3. Từ góc độ người tiêu dùng 65 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VÀ 70 NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH LUẬT CẠNH TRANH 3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện luật cạnh tranh 70 3.1.1. Quy định về đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh 70 3.1.2. Quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 72 3.1.3. Quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc 74 quyền của Luật Cạnh tranh 3.1.4. Quy định về hành vi tập trung kinh tế của Luật Cạnh tranh 75 3.1.5. Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh 75 3.1.6. Chế tài của Luật Cạnh tranh 76 3.1.7. Về cơ quan quản lý cạnh tranh 78 3.1.8. Về tố tụng cạnh tranh 79 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật 80 Cạnh tranh 3.2.1. Tăng nguồn nhân lực cho Cục Quản lý cạnh tranh 80 3.2.2. Nâng cao năng lực, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ nhân 82 viên của cơ quan quản lý cạnh tranh 3.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh 83 3.3.4. Đào tạo kiến thức về cạnh tranh cho các thẩm phán 84 3.3.5. Xóa bỏ sự bảo hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp 84 độc quyền KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 5
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Số lượng các vụ việc được thông báo đến Cục Quản lý 41 cạnh tranh từ 2006-2011 2.2 So sánh những thiệt thòi nhà đầu tư phải gánh chịu khi 47 thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh và đăng kí đầu tư 2.3 So sánh những thiệt thòi nhà đầu tư phải gánh chịu khi 49 thực hiện thủ tục thay đổi đăng kí kinh doanh và xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư 2.4 Mức độ nhận biết của doanh nghiệp đối với chức năng, nhiệm 57 vụ và quyền hạn của cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh 2.5 Mức độ nhận biết của doanh nghiệp đối với trình tự, thủ 58 tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, mức phạt theo quy định của Luật Cạnh tranh 3.1 Số nhân viên của mô hình cơ quan cạnh tranh trên thế giới 81 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang sơ đồ 2.1 Phương pháp đo lường chi phí tuân thủ 46 6
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 2.1 Tên số lượng các vụ việc hạn chế cạnh tranh được Cục 28 Quản lý cạnh tranh điều tra và xử lý từ 2006-2011 2.2 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được Cục Quản lý 35 cạnh tranh điều tra và xử lý từ 2006-2011 2.3 Quá trình tiếp nhận và xử lý các vụ việc cạnh tranh không 36 lành mạnh từ 2006-2011 2.4 Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính xin cấp mới Giấy chứng 48 nhận đăng kí kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư 2.5 Chi phi tuân thủ thủ tục hành chính thay đổi Giấy chứng 50 nhận đăng kí kinh doanh và xin cấp lại Giấy chứng nhận đầu tư 2.6 Tỉ lệ các doanh nghiệp biết đến Luật Cạnh tranh 55 2.7 Khả năng nhận biết Luật Cạnh tranh 66 2.8 Nhận biết vai trò Luật Cạnh tranh 67 2.9 Nhận biết hành vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 68 2.10 Nhận biết vai trò Cơ quan thi hành Luật Cạnh tranh 68 7
  8. DANH MỤC CÁC HỘP Số hiệu Tên hộp Trang hộp 2.1 Vụ lạm dụng ví trí thống lĩnh thị trường của Công ty Tân 29 Hiệp Phát 2.2 Vụ việc lạm dụng vị trí độc quyền của VINAPCO 30 2.3 Vụ việc các Công ty Bảo hiểm thoả thuận hạn chế cạnh tranh 31 2.4 Vụ việc vi phạm của Công ty cổ phần Mua sắm Hạnh Phúc 38 2.5 Vụ việc Công ty Panasonic quảng cáo nhằm cạnh tranh 39 không lành mạnh 8
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng, kiểm soát độc quyền, kiểm soát các hành vi gây hạn chế cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Để đạt được những mục tiêu nêu trên, Nhà nước - với tư cách là người quản lý xã hội, song song với các chính sách phát triển kinh tế cần phải xây dựng và ban hành các chính sách pháp luật về cạnh tranh. Ở Việt Nam, sự ra đời của Luật Cạnh tranh với mục đích tạo dựng và duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh, kiểm soát độc quyền trong kinh doanh là biểu hiện tích cực về sự nỗ lực của Nhà nước trong việc quản lí xã hội, đồng thời đây cũng chính là một bước thể chế hóa nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: "Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển " [23, tr. 22]. "Pháp luật cạnh tranh của hầu hết các nước ra đời đều bắt nguồn từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế" [23, tr. 17 ], ở Việt Nam, Luật Cạnh tranh ra đời trong khuôn khổ chương trình hoàn thiện khung pháp lí phục vụ tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế, dường như dưới sức ép mạnh mẽ từ bên ngoài, mà cụ thể là tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Để tuân thủ nguyên tắc "không phân biệt đối xử và cạnh tranh bình đẳng" của WTO trước yêu cầu hội nhập, Luật số 27/2004/QH11 về cạnh Tranh đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2005. Với mục tiêu tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng, bảo vệ tất cả các loại hình doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Cạnh tranh được xem là công cụ để các doanh nghiệp tự do cạnh tranh 9
  10. trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh của mình khi các quy định của Luật được thi hành trên thực tế. Sau hơn bảy năm thi hành, liệu pháp luật cạnh tranh có hoàn thành được sứ mệnh của mình? Để trả lời câu hỏi này, luận văn giải quyết những vấn đề nghiên cứu dưới đây: - Nhận diện những học thuyết pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã du nhập, phân tích tiền đề để các học thuyết này được triển khai và thực hiện thông qua các quy phạm nội dung của Luật Cạnh tranh. - Đưa ra và phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật cạnh tranh dưới góc nhìn đa chiều, đặc biệt là từ góc độ của cơ quan quản lý cạnh tranh, cơ quan thi hành pháp luật, dưới góc độ doanh nghiệp và người tiêu dùng; - Từ những phân tích và đánh giá ở trên, đưa ra những khuyến nghị lập pháp và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật cạnh tranh trên thực tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay, đã có một số đề tài, công trình khoa học ở trong nước tập trung nghiên cứu vấn đề thực tiễn áp dụng Luật Cạnh tranh ở Việt Nam. Cục Quản lý cạnh tranh trong hai năm 2010 và 2011 đã ban hành "Báo cáo hoạt động thường niên Cục Quản lý cạnh tranh" trong đó tổng kết công tác thực thi pháp luật cạnh tranh thông qua việc thống kê cụ thể các vụ việc cạnh tranh mà Cục đã xử lý bao gồm các vụ việc hạn chế cạnh tranh, các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và tập trung kinh tế. Báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh đồng thời cũng phân tích các hoạt động hỗ trợ thực thi pháp luật cạnh tranh, đánh giá mặt tích cực và mặt hạn chế trong công tác thi hành và đưa ra các phương hướng hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật Cạnh tranh như xây dựng đề xuất sửa đổi Luật Cạnh tranh, hoàn thiện các vụ việc điều tra, tăng cường năng lực trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh Báo cáo hoạt động thường niên của 10
  11. Cục Quản lý cạnh tranh chưa chỉ ra và phân tích được nguyên nhân của việc thi hành kém hiệu quả pháp luật cạnh tranh cũng như chưa đề ra các giải pháp cụ thể để cải thiện vấn đề này. Ngoài ra, Cục Quản lý cạnh tranh vào năm 2009 cũng ban hành "Báo cáo nghiên cứu, khảo sát mức độ nhận thức của cộng đồng đối với Luật Cạnh tranh" với những số liệu cụ thể về khả năng nhận thức Luật Cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua các nhóm câu hỏi liên quan đến: đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh, cơ quan quản lý cạnh tranh Báo cáo đưa ra các kết luận và kiến nghị về hoàn thiện thể chế; tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý cạnh tranh, tòa án; đầu tư cho công tác phổ biến, thông tin pháp luật; đẩy mạnh hợp tác quốc tế tuy nhiên Báo cáo chủ yếu chỉ nêu kiến nghị mà chưa đưa ra, phân tích giải pháp cụ thể trong từng kiến nghị. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: "Xây dựng mô hình cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương mại quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam" do Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan làm chủ nhiệm đề tài và cử nhân Trịnh Anh Tuấn làm thư kí khoa học đã nghiên cứu một cách tổng thể mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh ở các nước và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam. Ngoài ra, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức nhiều hội thảo về vấn đề này như: Hội thảo "Thực thi Luật Cạnh tranh ở các nước ASEAN và thực tiễn quốc tế" tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2009, Hội thảo "Thực tiễn áp dụng Luật Cạnh tranh trong một số lĩnh vực chuyên ngành - kinh nghiệm của Nhật Bản và thực tiễn ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra" tại Đà Nẵng đầu năm 2010, Hội thảo công bố "Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế" tại Thành phố Hồ Chí minh tháng 10 năm 2010 Bên cạnh các đề tài khoa học, còn có một số bài viết của các nhà luật học liên quan đến khía cạnh thực tiễn thi hành Luật Cạnh tranh như, tác giả Nguyễn Hữu Huyên bài viết "Điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh", đăng trên 11
  12. Tạp chí Luật học, số 6/2006; PSG.TS. Nguyễn Như Phát bài viết "Đưa pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh vào cuộc sống", đăng trên Tạp chí Luật học, số 6/2006; TS. Nguyễn Văn Tuyến bài viết "Áp dụng Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng", đăng trên Tạp chí Luật học, số 6/2006; tác giả Nguyễn Thanh Tú, Phan Huy Hồng với bài viết "Một số bất cập trong quá trình thực thi pháp luật cạnh tranh: nhìn từ một vụ việc", đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2011 Tất cả các công trình nghiên cứu, hội thảo, bài báo nêu trên - mỗi tài liệu chỉ phân tích một hoặc một số khía cạnh nhất định trong vấn đề thực tiễn áp dụng Luật Cạnh tranh ở Việt Nam, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật cạnh tranh dưới góc nhìn đa chiều xuất phát từ sự du nhập pháp luật cạnh tranh vào Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu đề tài tác giả hi vọng sẽ có những đóng góp nhất định vào việc thi hành hiệu quả Luật Cạnh tranh tại Việt Nam. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về sự du nhập pháp luật cạnh tranh vào Việt Nam thông qua các quy định hiện hành của Luật Cạnh tranh và thực tế thi hành Luật Cạnh tranh dưới bốn góc độ: cơ quan quản lý cạnh tranh, cơ quan thi hành pháp luật, cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trên cơ sở các nghiên cứu tổng hợp nêu trên, đề tài mong muốn đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện thể chế pháp luật cạnh tranh và nâng cao hiệu quả thi hành Luật Cạnh tranh trên thực tế. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ đề tài "Thực tiễn áp dụng Luật Cạnh tranh ở Việt Nam", tác giả sẽ: - Nhận diện những học thuyết pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã du nhập, phân tích tiền đề để các học thuyết này được triển khai và thực hiện thông qua các quy phạm nội dung của Luật Cạnh tranh; 12
  13. - Nghiên cứu các văn bản pháp lý trong lĩnh vực cạnh tranh; - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng Luật Cạnh tranh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng để đánh giá mối quan hệ của pháp luật Việt Nam với các quan điểm của pháp luật nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa. Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để xác định và luận giải các vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật cạnh tranh, thực tế thi hành và khả năng tiếp nhận pháp luật cạnh tranh. 6. Ý nghĩa và điểm mới của đề tài Thực tiễn áp dụng Luật Cạnh tranh không phải là đề tài mới, tuy nhiên, tiếp cận vấn đề thực tiễn áp dụng từ sự du nhập pháp luật cạnh tranh vào Việt Nam và nghiên cứu vấn đề thực tiễn thi hành dưới góc nhìn đa chiều thì hiện chưa có công trình nào giải quyết toàn diện tất cả vấn đề này. Mỗi một văn bản luật ban hành, chúng ta luôn có thói quen và khẩu hiệu đưa pháp luật vào cuộc sống trong khi rất ít nhìn nhận dưới khía cạnh liệu thực tiễn đã được phản ánh trong pháp luật hay chưa và chúng ta có tiền đề để thi hành pháp luật không. Luật Cạnh tranh Việt Nam được ban hành từ năm 2004 trước sức ép hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Xét về quy phạm pháp luật, quá trình tiếp nhận luật được xem là thành công. Tuy nhiên, sau 7 năm chính thức thi hành, sức lan tỏa của Luật Cạnh tranh vào nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là yếu ớt. Việt Nam đã có bài học từ sự thất bại trong việc du nhập Luật phá sản và hiện tại chúng ta đang cố gắng duy trì sức sống của Luật Cạnh tranh. Với việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng Luật Cạnh tranh thông qua cách tiếp cận từ những tư tưởng điều tiết cạnh tranh được du nhập vào Việt Nam, tác giả hy vọng rằng, kết quả của Luận văn sẽ là những đóng góp nhất định cho quá trình hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật Cạnh tranh để Luật Cạnh tranh hoàn thành sứ mệnh của mình trong việc bảo 13
  14. vệ môi trường kinh doanh, bảo vệ cộng đồng doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về Luật Cạnh tranh. Chương 2: Thực tiễn áp dụng Luật Cạnh tranh ở Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật Cạnh tranh. 14
  15. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LUẬT CẠNH TRANH 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Về khái niệm cạnh tranh, có rất nhiều cách hiểu khác nhau xuất phát từ phạm vi sử dụng: phạm vi quốc gia, phạm vi liên quốc gia, phạm vi ngành, phạm vi doanh nghiệp. Trong phạm vi quốc gia Cạnh tranh đối với một quốc giá là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó (theo Ủy ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ). Như vậy, trong phạm vi quốc gia, mục tiêu của cạnh tranh là nâng cao mức sống, thu nhập và phúc lợi cho nhân dân. Trong phạm vi liên quốc gia Cạnh tranh được hiểu là "khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian" [7, tr. 9]. Trong phạm vi doanh nghiệp và phạm vi ngành Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch" [Dẫn theo 25, tr. 113]. Khái niệm cạnh tranh của K. Marx gắn liền với sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Theo K. Marx, quy luật cơ bản của cạnh tranh 15
  16. tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. P.A Samuelson và W.D.Nordhaus - hai nhà kinh tế học Mỹ trong cuốn Kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng: Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường. Cùng quan điểm xem cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo như P.A Samuelson và W.D.Nordhaus, D.Begg, S. Fischer và R. Dornbusch - người Mỹ cho rằng: cạnh tranh hoàn hảo, là ngành trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua. R.S. Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế học vĩ mô viết rằng: Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rất nhiều người mua và người bán, để cho không có người mua hoặc người bán duy nhất nào có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với giá cả Theo Từ điển Kinh doanh của Anh năm 1992 "Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình" [17, tr. 11]. Từ điển Tiếng Việt "Bách khoa tri thức phổ thông" của Việt Nam cũng giải thích cạnh tranh là sự ganh đua giữa những nhà sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất [1, tr. 26]. Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau, tuy nhiên, tựu chung lại muốn có cạnh tranh, phải hội tụ tối thiếu các yếu tố sau: Về chủ thể: Tham gia cạnh tranh phải có nhiều chủ thể. Các chủ thể này cùng nhằm tới một mục tiêu, có nghĩa cùng chung kết quả cần đạt được. Về môi trường cạnh tranh: Hành vi cạnh tranh của các chủ thể được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh nhất định, được điều chỉnh bởi các 16
  17. chính sách cạnh tranh, quy luật cạnh tranh, quy phạm pháp luật về cạnh tranh và thông lệ kinh doanh nói chung. Về phạm vi: Cạnh tranh có thể diễn ra trên phạm vi rộng (diễn ra giữa các quốc gia, các khu vực) hoặc diễn ra trong phạm vi hẹp (diễn ra trong một ngành, một địa phương). Về thời gian: Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian dài (trong suốt quá trình tồn tại, hoạt động của một chủ thể) nhưng cũng có thể diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (trong một giai đoạn hoạt động nhất định của chủ thể). Như vậy, xem xét ở góc độ chủ thể của hành vi thì cạnh tranh được coi là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của người tiêu dùng. Nếu nhìn khái quát trên quy mô toàn xã hội, thì cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực, tài nguyên một cách tối ưu, do đó là động lực bên trong của nền kinh tế phát triển. Do vậy, cạnh tranh vừa mang bản chất kinh tế vừa mang bản chất xã hội. Việc doanh nghiệp nỗ lực để xây dựng cho mình một ưu thế chi phối thị trường vì mục tiêu lợi nhuận là biểu hiện bản chất kinh tế của cạnh tranh. Uy tín của mỗi chủ thể cạnh tranh trong mối quan hệ với người tiêu dùng, với các đối thủ cạnh tranh khác và người lao động là biểu hiện bản chất xã hội của cạnh tranh. Về hình thái của cạnh tranh, nếu xét theo cơ cấu doanh nghiêp̣ và mứ c đô ̣tâp̣ trung trong môṭ ngành , lĩnh vực kinh tế , cạnh tranh trên thị trường được phân chia thành cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh không hoàn hảo; nếu căn cứ vào muc̣ đích và tính chất của các phương thứ c caṇ h tranh , cạnh tranh được phân chia thành cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. 1.1.2. Lịch sử hình thành của pháp luật cạnh tranh Nhu cầu của nền kinh tế đã thúc đẩy Luật Cạnh tranh ra đời ở các nước cũng như thúc đẩy quá trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Cạnh 17
  18. tranh để phù hợp với thực tiễn. Luật Cạnh tranh mặc dù tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau: Luật Cạnh tranh - Competition Law, Luật chống hạn chế cạnh tranh, Luật chống độc quyền - Anti monopoly Act, Luật thương mại lành mạnh - Fair Trade Law nhưng tất cả đều có chung một mục đích là tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đằng giữa các chủ thể, duy trì sự cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng. Pháp luật cạnh tranh ra đời sớm nhất ở Mỹ vào năm 1890 với tên gọi là Luật chống độc quyền - Sherman Anti-Trust Act. Ngay khi ra đời, Luật Sherman đã trở thành công cụ để điều chỉnh các thỏa thuận gây hạn chế thương mại và cấm việc sử dụng các biện pháp phản cạnh tranh hoặc lạm dụng vị trí độc quyền nhằm giành được vị thế độc quyền. Luật Sherman có thể được thực thi như Luật dân sự hoặc như Luật hình sự. Các hành vi như: ấn định giá tạm thời, thông đồng để thắng thầu sẽ bị truy tố hình sự. Sau 24 năm kể từ khi Luật Sherman ra đời, vào năm 1914, hai bộ luật Liên bang nữa đã được thông qua là Luật Clayton và Luật Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC). Hiện nay, hầu hết các Bang của Mỹ đã thông qua Luật của bang mình, tuy nhiên, tất cả đều dựa trên nội dung nền tảng từ Luật Sherman và Luật FTC. Ở Đức Luật chống hạn chế cạnh tranh, viết tắt là ARC có hiệu lực vào năm 1958. Tính đến nay, Luật đã được sửa đổi, bổ sung 7 lần. Lần sửa đổi cuối cùng có hiệu lực vào tháng 07/2005. Luật Cạnh tranh kinh tế (Economic Competition Act) của Hà Lan ra đời vào năm 1956. Sau đó vào năm 1997, Hà Lan đã ban hành Luật Cạnh tranh mới thay thế cho Luật 1956. Qua nhiều lần sửa đổi, hiện tại, Hà Lan đang áp dụng Luật Cạnh tranh được sửa đổi vào năm 2004. Luật Thương mại lành mạnh được ra đời ở Anh vào năm 1973. Sau hơn 20 năm thi hành, ngày 09/11/1998, Anh đã ban hành Luật Cạnh tranh để sửa đổi Luật Thương mại lành mạnh 1973 với việc quy định thêm các điều khoản cấm hành vi phản cạnh tranh. 18
  19. Để bảo đảm quyền tự do kinh doanh và làm cho pháp luật của Italia phù hợp với luật lệ của Cộng đồng Châu Âu, Italia đã ban hành Luật Cạnh tranh và thương mại công bằng năm 1990 và pháp luật chống độc quyền quốc gia vào năm 2004. Trong lịch sử hình thành và phát triển của Luật Cạnh tranh Châu Âu, đáng chú ý, quy định nhằm bảo vệ cạnh tranh lành mạnh đã tồn tại trong hiệp ước thành Rome - hiệp ước để thành lập cộng đồng kinh tế chung Châu Âu, được ký ngày 27 tháng 5 năm 1957 bởi các quốc gia Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Ni-zơ-lan, và Lúc-xem-bua. Những điều khoản này đã được phát triển và được luật hóa để trở thành một bộ Luật Cạnh tranh được ra đời vào những năm 1970. Hầu hết Luật Cạnh tranh của các nước Châu Âu đều được phát triển theo hướng phù hợp với các quy định chung của Luật Cạnh tranh Châu Âu. Với sự gia nhập của nhiều quốc gia mới vào khối EU. Đến năm 2004 một sự cải cách quan trọng nhất đối với Luật Cạnh tranh Châu Âu đã được tiến hành theo đó yêu cầu tất cả các thành viên của EU phải đồng nhất sửa đổi và áp dụng nguyên tắc phối hợp chung giữa các thành viên để tạo ra một hệ thống Luật Cạnh tranh áp dụng chung cho tất cả các thành viên EU, và do vậy lần đầu tiên tất cả các thành viên EU được yêu cầu áp dụng một hệ thống Luật Cạnh tranh chung cho các hành vi vi phạm xảy ra tại khu vực này. Ở Châu Á, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, hầu hết các nước ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á đã ban hành Luật Cạnh tranh trước yêu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Tại Hàn Quốc, Ủy ban Công bằng Thương mại Hàn Quốc đã ban hành Luật công bằng thương mại và kiểm soát độc quyền năm 1980 và sửa đổi, bổ sung vào các năm 1986, 1990, 1992, 1994, 1996, 1998, 1999. Tại Đài Loan, Luật chống cạnh tranh không lành mạnh được Ủy ban Công bằng Thương mại Đài Loan ban hành năm 1991. Cơ quan Phát triển Quốc gia của Mông Cổ ban hành Luật chống cạnh tranh không lành mạnh năm 1993. Tại Trung Quốc, Luật chống cạnh tranh không 19
  20. lành mạnh được ban hành năm 1993, tiếp theo, vào năm 1998, Cơ quan quản lý Thương mại và Công nghiệp Quốc gia đã ban hành Luật giá cả; sau đấy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Luật chống độc quyền vào ngày 30/8/2007, Luật chính thức có hiệu lực vào ngày 01/8/2008. Tại các nước Đông Nam Á, Philippin là nước có Luật Cạnh tranh sớm nhất, Luật độc quyền và liên kết của Philippin được Bộ Tư pháp ban hành năm 1925, sau này, các quy định liên quan đến Luật độc quyền và liên kết được chuyển thành điều luật trong Luật hình sự năm 1957. Thái Lan ban hành Luật chống độc quyền và kiểm soát giá cả năm 1979, đến năm 1999, luật này được thay thế bằng Đạo Luật Cạnh tranh thương mại. Tại Indonesia, Luật cấm độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh được Ủy ban Giám sát Cạnh tranh Kinh doanh ban hành năm 1999. Singapore và Việt Nam đều ban hành Luật Cạnh tranh vào năm 2004 [5, tr. 94]. Như vậy, dù được ra đời từ rất sớm trong lịch sử hay ra đời muộn hơn, pháp luật cạnh tranh cũng trở thành công cụ đắc lực của mỗi quốc gia để bảo vệ cạnh tranh (bảo vệ thị trường), bảo vệ các tác nhân kinh tế và bảo vệ người tiêu dùng. 1.2. SỰ DU NHẬP CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VÀO VIỆT NAM Cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến tranh luận về sự du nhập pháp luật vào Việt Nam, trong đó có du nhập pháp luật cạnh tranh và hiệu quả của sự du nhập này. Về khả năng du nhập pháp luật - tiếp nhận pháp luật nước ngoài tồn tại nhiều ý kiến trái chiều. Pierre Legrand, một trong những tác giả không ủng hộ khả năng tiếp nhận pháp luật nước ngoài, đã thẳng thừng bác bỏ: "Nói một cách thẳng thắn, trong trường hợp tốt nhất, điều có thể du nhập từ nước này vào nước khác chỉ là những từ ngữ vô hồn" [35, tr. 63]. Cùng quan điểm phản đối du nhập pháp luật từ nước ngoài, các chuyên gia khác cho rằng: việc tiếp nhận pháp luật nước ngoài có "tính rủi ro cao độ", "tiếp nhận mà không cân nhắc sẽ gặp những hiểm họa nghiêm trọng" [33, tr. 41]. Ngược lại với 20
  21. quan điểm phủ nhận hoàn toàn khả năng tiếp nhận pháp luật nước ngoài, nhà nghiên cứu Jhering có câu trả lời rõ ràng: Việc tiếp nhận các thiết chế pháp luật nước ngoài không phải là vấn đề xuất xứ của chúng, mà là chúng có hữu ích và cần thiết hay không. Không ai mất công đem một thứ từ xa về nếu ở nhà mình đã có thứ tốt bằng hoặc hơn như thế. Nhưng cũng chỉ có kẻ ngốc nghếch mới từ chối không chịu nuôi thứ cây mới lạ chỉ vì nó không mọc lên từ vườn nhà anh ta [34, tr. 17]. Còn tác giả Watson có quan điểm, "việc tiếp nhận luôn luôn diễn ra từ trước tới nay, tiếp nhận pháp luật có lịch sử lâu đời như chính pháp luật, tiếp nhận hiện nay vẫn diễn ra như đã từng có thời Hammurabi" [32, tr. 21]. Thực tế, không thể phủ nhận hoàn toàn khả năng tiếp nhận pháp luật nước ngoài, quan điểm có thể tiếp nhận pháp luật nước ngoài phù hợp hơn với lịch sử lâu đời của pháp luật và phù hợp với những nước mà thể chế pháp luật kém phát triển. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiếp nhận pháp luật nước ngoài thành công, muốn vậy, các quy định tiếp nhận phải được chọn lọc sao cho phù hợp với bối cảnh, lịch sử, văn hóa của nước mình. Du nhập pháp luật, du nhập thể chế từ lâu đã trở thành nguyên lý trong xây dựng và ban hành pháp luật ở Việt Nam. Rất nhiều văn bản Luật mà sự du nhập cho đến thời điểm hiện tại được đánh giá là khá thành công nổi bật là sự du nhập của Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có không ít sự du nhập pháp luật mà ở thời điểm hiện tại quy định của Luật vẫn "ìm lìm" trên giấy. Luật phòng chống bạo lực gia đình được ban hành năm 2007 được xem là bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, bảo vệ hạt nhân gia đình và thể hiện nỗ lực của Đảng, của Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện các Điều ước Quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, những quy định "tốt đẹp" của Luật rất khó có thể thi hành trên thực tế xuất phát từ tư tưởng, văn hóa truyền thống và phẩm chất 21
  22. cam chịu của người phụ nữ Việt Nam. Sự du nhập của Luật phá sản đến thời điểm hiện tại cũng là ví dụ điển hình về du nhập pháp luật không thành công tại Việt Nam. Từ bỏ kinh tế kế hoạch hóa và trước sức ép của tiến trình hội nhập, Việt Nam đã ban hành Luật Cạnh tranh vào năm 2004 với nhiều tư tưởng về điều tiết cạnh tranh được du nhập từ nước ngoài. 1.2.1. Tƣ tƣởng về chống độc quyền Chống độc quyền (kiểm soát độc quyền) là một trong những mục tiêu hàng đầu của Luật Cạnh tranh nhằm bảo vệ thị trường, bảo vệ các tác nhân kinh tế và bảo vệ người tiêu dùng. Nhấn mạnh mục tiêu này, Luật Cạnh tranh của rất nhiều nước tồn tại dưới tên gọi là Luật chống độc quyền. Để chống độc quyền, Luật Cạnh tranh ở hầu hết các nước đều xây dựng các quy phạm nội dung gồm ba bộ phận cơ bản: các quy phạm điều chỉnh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên thị trường, các quy phạm điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền và các quy phạm về tập trung kinh tế. Vận dụng quy phạm pháp luật từ Luật Cạnh tranh mẫu của Ủy ban Liên hiệp Quốc về thương mại và phát triển và Luật Cạnh tranh ở các nước: Nhật Bản, Liên minh Châu Âu, Mỹ Luật Cạnh tranh Việt Nam được kết cấu gồm hai phần: nhóm quy phạm nội dung với những quy phạm về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và tập trung kinh tế; nhóm quy phạm về thủ tục bao gồm các quy phạm về cơ quan quản lý cạnh tranh và trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc cạnh tranh. Thực hiện mục tiêu chống độc quyền, việc thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam dựa trên hai khái niệm cơ bản là thị trường liên quan và cấu trúc thị trường. Theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam, một doanh nghiệp được xem là có vị trí thống lĩnh thị trường "nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị 22