Luận văn Thực thi pháp luật phòng chống rửa tiền thông qua giám sát giao dịch thanh toán qua tài khoản của khách hàng tại các ngân hàng thương mại

pdf 89 trang vuhoa 24/08/2022 10180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thực thi pháp luật phòng chống rửa tiền thông qua giám sát giao dịch thanh toán qua tài khoản của khách hàng tại các ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_thuc_thi_phap_luat_phong_chong_rua_tien_thong_qua_g.pdf

Nội dung text: Luận văn Thực thi pháp luật phòng chống rửa tiền thông qua giám sát giao dịch thanh toán qua tài khoản của khách hàng tại các ngân hàng thương mại

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ QUỐC HUY THỰC THI PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN THÔNG QUA GIÁM SÁT GIAO DỊCH THANH TOÁN QUA TÀI KHOẢN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ QUỐC HUY THỰC THI PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN THÔNG QUA GIÁM SÁT GIAO DỊCH THANH TOÁN QUA TÀI KHOẢN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS VIÊN THẾ GIANG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018 i
  3. Lời cam đoan Tôi tên là Đỗ Quốc Huy mã số học viên: 7701250561A, là học viên Cao học Luật Khóa K25 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với luận văn “Thực thi pháp luật phòng chống rửa tiền thông qua giám sát giao dịch thanh toán qua tài khoản của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Đỗ Quốc Huy
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Tóm tắt luận văn Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 4 3. Tình hình nghiên cứu 8 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết 9 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn 10 7. Kết cấu luận văn 11 Chương 1: Cơ sở lý luận của pháp luật về Phòng chống rửa tiền thông qua việc giám sát giao dịch tài khoản thanh toán của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại 1.1. Các vấn đề cơ bản về phòng chống rửa tiền thông qua việc giám sát giao dịch tài khoản thanh toán của khách hàng 12 1.1.1. Khái quát chung các vấn đề về rửa tiền 12 1.1.1.1. Khái niệm rửa tiền theo pháp luật thế giới và trong nước 12 1.1.1.2. Phương thức rửa tiền thông qua ngân hàng 15 1.1.1.3. nh hưởng của hoạt động rửa tiền đối với đời sống kinh tế xã hội 19 1.1.2. Khái niệm phòng chống rửa tiền thông qua việc giám sát giao dịch tài khoản thanh toán của khách hàng 22 1.2. Chủ thể và đối tượng thực thi pháp luật phòng chống rửa tiền trong giám sát giao dịch tài khoản thanh toán 26 1.2.1 Cơ quan TTGSNH – Cục phòng chống rửa tiền 28 1.2.2 Ngân hàng thương mại và nhân viên ngân hàng 29 1.3. Điều kiện bảo đảm thực thi pháp luật phòng chống rửa tiền 30
  5. 1.3.1. Môi trường chính trị, pháp lý liên quan đến hoạt động phòng chống rửa tiền 30 1.3.2. Nhận thức và tác hại của rửa tiền, đối với hoạt động ngân hàng của người lãnh đạo, điều hành, cũng như cán bộ nhân viên ngân hàng 31 1.3.3. Hệ thống hạ tầng công nghệ phục vụ cho cho hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản 31 Chương 2: Thực trạng thực thi pháp luật Phòng chống rửa tiền thông qua giám sát giao dịch thanh toán qua tài khoản của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam 2.1. Tổng quan tình hình phòng chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng 34 2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về phòng chống rửa tiền thông qua việc giám sát giao dịch tài khoản thanh toán của khách hàng 40 2.2.1. Đánh giá, nhận biết khách hàng giao dịch tài khoản thanh toán 40 2.2.2. Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền thông qua việc mở và thực hiện giao dịch thanh toán trên tài khoản 43 2.2.3. Hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với giao dịch tài khoản thanh toán của khách hàng tại các tổ chức tín dụng 45 2.3. Bất cập, hạn chế phát sinh từ thực tiễn thực thi pháp luật về phòng chống rửa tiền thông qua việc giám sát giao dịch tài khoản thanh toán của khách hàng 49 2.3.1. Công tác phối hợp giữa các cơ quan đơn vị phòng chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thiếu ch t ch và hiệu quả chưa cao 49 2.3.2 Thiếu cơ chế xử lý hoạt động tội phạm liên quan đến yếu tố nước ngoài 50 2.3.3 Thiếu danh sách PEP, danh sách đen, danh sách cấm vận OFAC, EU, FATF 52 2.3.4 Công nghệ thông tin lạc hậu, yếu, kém 53 Chương 3: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Phòng chống rửa tiền thông qua giám sát giao dịch tài khoản thanh toán của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại.
  6. 3.1. Sự cần thiết phải tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật phòng chống rửa tiền thông qua giám sát giao dịch tài khoản thanh toán 56 3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật phòng chống rửa tiền thông qua giám sát giao dịch tài khoản thanh toán của khách hàng 57 3.2.1. Xây dựng chính sách nhận biết và phân loại khách hàng 57 3.2.2. Thiết lập và vận hành hiệu quả cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các cơ quan có thẩm quyền 59 3.2.3. Xây dựng cơ chế báo cáo nhanh các giao dịch đáng ngờ và phong toả tài khoản 61 3.2.4. Ban hành cẩm nang về phòng chống rửa tiền về nhận biết khách hàng, đánh giá và đánh giá tăng cường khách hàng 62 3.2.5 Sự cần thiết trong việc sửa đổi quy định pháp luật 67 Kết luận 72 Danh mục tài liệu tham khảo Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT FATF Lực Lượng Đ c Nhiệm Tài Chính IMF Qũy Tiền Tệ Quốc Tế PCRT Phòng Chống rửa tiền TTKB Tài trợ khủng bố BCBS Ủy Ban Basel về Giám Sát Ngân Hàng WB Ngân Hàng Thế Giới APG Nhóm các nước châu Á Thái Bình Dương PC46 Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ CBNV Cán bộ nhân viên NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước TTGSNH Thanh tra Giám sát Ngân hàng OFAC Office of Foreign Assets Control UN United Nations EU European Union ATM Automated Teller Machine CBA Commonwealth bank of Austrialia AUSTRAC Australian Transaction Reports and Analysis Centre PEP Politically exposed person SWIFT Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication GDP Gross Domestic Product EDD Enhanced Due Diligence CDD Customer Due Diligence
  8. T M TẮT LUẬN VĂN Rửa tiền hiện nay không còn là khái niệm mơ hồ hay là một vấn đề xa lạ với người dân Việt Nam. Từ những năm mới chập chững, sơ khai tham gia vào tổ chức Phòng chống rửa tiền của thế giới, nay Việt Nam đã có phần nào thích nghi được và hình thành cơ bản khung pháp lý đối với vấn đề này. Ngoài ra hiện nay, trên các phương tiện báo đài, truyền thông và internet thuật ngữ này đã thường được nhắc đến và không còn là vấn đề xa lạ với người dân Việt Nam. Sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ về vấn đề này cũng đã được thể hiện qua bước phát triển vượt bậc của Việt Nam trong tổ chức phòng chống rửa tiền thế giới. Từ một nước bị đánh giá là còn yếu về hệ thống phòng chống rửa tiền, bị liệt vào danh sách các nước bị hạn chế giao dịch, nay Việt Nam đã được xoá tên trong danh sách của FATF. Như vậy ch ng ta phần nào thấy được sự cố gắng của Việt Nam trong lĩnh vực này cũng như tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của cả xã hội và đất nước. Hiện nay rửa tiền hầu hết thường xuất hiện trong các giao dịch có giá trị lớn thường trong các lĩnh vực kiều hối, ngân hàng, bất động sản, tiền ảo và thị trường chứng khoán bởi các giao dịch ở đó thường khó giám sát và nhận biết các dấu hiệu rửa tiền cũng như các cá nhân đ ng sau (chủ sở hữu hưởng lợi) chi phối các giao dịch thật sự do tính minh bạch của thị trường cũng như chế tài pháp luật chưa thật sự tương xứng với những lợi nhuận khổng lồ mà bọn tội phạm có thể thu lợi bất chính. Do đó với thực trạng như vậy, luận văn s giới hạn trong việc giám sát các giao dịch của khách hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại. Luận văn đi sâu vào các vấn đề về giám sát giao dịch của khách hàng trên tài khoản thanh toán và các vấn đề liên quan theo nghiệp vụ cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản1 của ngân hàng thương mại. Trên lĩnh vực ngân hàng hoạt động ngân hàng còn được gọi là các nghiệp vụ ngân hàng và được phân loại như sau: hoạt động huy động vốn hay còn gọi là nghiệp vụ tạo vốn, hoạt động tín dụng và tài chính hay còn gọi là nghiệp vụ tài sản có, thể hiện việc sử dụng vốn của ngân hàng để kinh doanh, các hoạt động trung gian hay 1 Điểm a, c Khoản 12 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng
  9. còn gọi là các nghiệp vụ trung gian b ng nhiều loại như: mở và sử dụng tài khoản, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu chi hộ, tham gia phát hành mua bán hộ chứng khoán có giá, quản lý tài sản và các hoạt động tín dụng. Theo đó hoạt động trung gian là hoạt động mà bọn tội phạm thường xuyên nhắm đến để thực hiện các hành vi rửa tiền bởi sự non yếu và thiếu kinh nghiệm xử lý trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay. Luận văn s nêu lên các phương thức rửa tiền phổ biến mà bọn tội phạm thường xuyên áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời cũng đưa ra được các cách thức để nhận biết giao dịch có dấu hiệu rửa tiền và các phương pháp để xử lý, ngăn ch n một cách kịp thời. Từ khoá: Phòng chống rửa tiền, nhận biết khách hàng, dịch vụ thanh toán, giám sát giao dịch, mở và sử dụng tài khoản
  10. 1 PH N MỞ Đ U 1. L do c ọn đề t i Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh m như hiện nay, hoạt động rửa tiền không còn là vấn đề xa lạ với các quốc gia trên thế giới, nó đã và đang trở thành một mối nguy hại to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế của các quốc gia. Theo ước tính của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và thống kê của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), hàng năm có khoảng hơn 1000-1500 tỷ USD đã được tội phạm sử dụng các phương thức tinh vi để thực hiện rửa tiền, trong đó khoảng 60-70% là tiền m t tương đương với 2%-5% giá trị tài sản toàn cầu2. Chính vì sự lỏng lẻo và tiếp tay của các cá nhân trong hệ thống ngân hàng mà tội phạm có thể thực hiện rửa tiền một cách thuận lợi. Để làm được điều đó ch ng thường hướng đến các quốc gia có hệ thống pháp lý về phòng chống rửa tiền sơ khai và yếu kém. Rửa tiền ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia trong một vài lĩnh vực b ng cách làm thay đổi mục đích sử dụng các nguồn quỹ theo hướng giảm năng suất và thuận lợi cho tham nhũng và tội phạm phát triển, ngoài ra rửa tiền còn kiềm hãm sự phát triển của nền kinh tế quốc gia3. Không dừng lại ở đó, rửa tiền còn làm mất đi sự kiểm soát của các chính sách kinh tế, mà còn làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân, lũng đoạn hệ thống tài chính, bóp méo hoạt động ngoại thương, ngăn cản hội nhập quốc tế. Chính vì các tác hại nguy hiểm đó, nên đã có rất nhiều các tổ chức chính phủ và phi chính phủ được phân công để thực hiện công tác PCRT trên toàn thế giới như: Ngân Hàng Thế Giới (WB), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ủy Ban Basel về Giám Sát Ngân Hàng (BCBS), Lực Lượng Đ c Nhiệm Tài Chính (FATF). Trước tình thế cấp thiết như vậy cùng với sự xuất hiện và tiến bộ của tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi, hoạt động PCRT trên toàn thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng ngày càng trở nên phức tạp và gây khó khăn cho thị trường tài chính hơn bao giờ hết. 2 Vito Tanzi, 2006, Rửa tiền và hệ thống tài chính quốc tế, Báo cáo công tác của IMF, số 96/55, mục 3 và 4. 3 B L Barlett, Money launsering countermeasures with primary focus upon terrorism and the USA Patriot Act 2012, presented at the Seminar on Current Developments in Monetary and Financial law Washington DC, May 2002.
  11. 2 Hiện nay, trong cơ chế hợp tác quốc tế về PCRT thì FATF là một trong những lực lượng quốc tế quan trọng nhất về PCRT và TTKB, với bốn chức năng chủ yếu của FATF là: (1) Theo dõi tiến độ thực hiện các biện pháp chống rửa tiền của các thành viên; (2) Tổng kết và báo cáo về xu hướng, thủ đoạn rửa tiền và các biện pháp chống rửa tiền; (3) Th c đẩy việc chấp thuận và thực hiện đầy đủ các khuyến nghị và tiêu chuẩn của FATF về chống rửa tiền trên toàn cầu; (4) Thu hút các tổ chức có liên quan và các thành viên trên khắp thế giới tham gia chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố4 thì nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức này là gi p các nước thành viên ban hành quy định về PCRT quan trọng nhất là Luật PCRT. Theo hướng này, tháng 4/1990, FATF đã đưa ra 40 khuyến nghị về PCRT và 9 khuyến nghị về chống tài trợ cho khủng bố. Từ tháng 5/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của APG5 và cam kết thực thi đầy đủ 40 khuyến nghị về PCRT và 9 khuyến nghị về chống tài trợ cho khủng bố của FATF. Sau khi gia nhập APG, Việt Nam đã được đánh giá toàn diện về cơ chế PCRT và chống tài trợ khủng bố. Về cơ chế phối hợp trong APG, có thể nói đây là một tổ chức quốc tế mang tính tự quản và hợp tác trong lĩnh vực PCRT. APG có 5 chức năng chính sau: (1) Đánh giá việc thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về PCRT của các thành viên; (2) Tăng cường năng lực thông qua đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao việc chấp hành đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về PCRT của các thành viên; (3) Tích cực tham gia và mở rộng quan hệ hợp tác với hệ thống các tổ chức chống rửa tiền quốc tế, đ c biệt là với FATF và tổ chức vùng kiểu FATF khác; (4) Nghiên cứu, phân tích những thủ đoạn mới về rửa tiền, đề xuất những giải pháp cho các tổ chức thành viên APG; (5) Thực hiện tốt vai trò thành viên tích cực trong FATF để góp phần xây dựng chính sách và các tiêu chuẩn quốc tế về chống 4 NHNN Việt Nam, Tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố, Nguồn: , Ngày truy cập 13/03/2018]. 5 APG hay Nhóm các nước châu Á Thái Bình Dương là một tổ chức thuộc FATF.
  12. 3 rửa tiền và chống tài trợ khủng bố6. Như vậy cho thấy Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như thế này là một trong những điều kiện thuận lợi để hoàn thiện và xây dựng cơ chế pháp luật về PCRT một cách hiệu quả và đồng thời tạo ra một môi trường thuận lợi để thích nghi với các yêu cầu của hội nhập quốc tế. Trong vài năm trở lại đây kể từ khi Luật phòng chống rửa tiền 2012 được ban hành và đồng loạt theo đó là các văn bản, thông tư, nghị định hướng dẫn k m theo lần lượt xuất hiện đã cho ta thấy được sự quan tâm của Chính phủ về vấn nạn này như thế nào. K o theo đó là hàng loạt các vụ án hình sự có dấu hiệu “rửa tiền” thông qua các hoạt động phi pháp bị phát hiện như đánh bạc, buôn bán ma tuý, các hoạt động gian lận tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng như ăn cắp thông tin thẻ, buôn bán thẻ giả Một trong những công cụng gi p bọn tội phạm có thể rửa tiền một cách trót lọt và khó bị phát hiện cũng như lần theo dấu vết đó chính là hệ thống tài chính còn non yếu ở Việt Nam hiện nay. Tại Hội nghị toàn thể của FATF diễn ra vào đầu năm 2014, Việt Nam đã được tuyên bố chính thức ra khỏi danh sách các nước cần sự giám sát của FATF về tính tuân thủ toàn cầu trong PCRT7. Đây là một sự kiện thể hiện những tiến bộ đáng ghi nhận của Việt Nam trong việc nỗ lực cải thiện khung chính sách một cách toàn diện nh m thực thi các chuẩn mực quốc tế về PCRT. Do vậy PCRT đã và trở thành mối quan tâm cấp thiết hơn nữa không chỉ đối với Ngân hàng nhà nước mà còn các bộ và ban ngành có liên quan. Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề, tôi thấy cần phải có cách thức cụ thể để hạn chế việc rửa tiền thông qua hệ thống tài chính đ c biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Điển hình đối với các giao dịch giá trị lớn, giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ mà theo đó ngân hàng cần phải có cơ chế giám sát đ c biệt, ch t ch để tránh những rủi ro về rửa tiền có thể phát sinh và từ đó ngân hàng có thể 6 NHNN Việt Nam, Tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố, Nguồn: dDocName=CNTHWEBAP01162524821&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25 showFooter=false showHeader=false adf.ctrl-state=7oe6yvo3z 9 afrLoop=5321444014909000>, Ngày truy cập 13/03/2018]. 7 Hải Quỳnh, 2015, Việt Nam chung tay phòng, chống rửa tiền trên toàn cầu, Nguồn: , [Ngày truy cập: 04/11/2018].
  13. 4 s gánh chịu những tổn thất to lớn và n ng nề từ những rủi ro này. Chính vì thế đề tài này tác giả s đi sâu vào phân tích thực trạng PCRT ở Việt Nam trong thời gian qua và nêu lên các nguyên nhân chủ yếu và nguồn gốc rửa tiền xuất phát từ đâu. Từ đó đánh giá lại các quy chuẩn PCRT của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng so với thế giới để có thể áp dụng r t kinh nghiệm. Như vậy đề tài này s giúp trả lời câu hỏi “Làm thế nào để nhận biết giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ và giám sát một cách hiệu quả các giao dịch thanh toán của khách hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay?”. Với lý do như vậy đề tài “Thực thi pháp luật phòng chống rửa tiền thông qua giám sát giao dịch thanh toán qua tài khoản của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại” s là một nghiên cứu tổng quan về cách thức nhận biết các giao dịch đáng ngờ (liên quan đến rửa tiền), phương thức rửa tiền thường được sử dụng của tội phạm hiện nay thông qua các giao dịch thanh toán của khách hàng trong ngân hàng thương mại. Đồng thời tác giả s đưa ra các giải pháp để giám sát hiệu quả các giao dịch có dấu hiệu phi pháp này cũng như các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà các ngân hàng thương mại có thể áp dụng để ngăn ch n hành vi rửa tiền theo quy định pháp luật hiện hành. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện có rất nhiều bài viết cũng như nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực Phòng chống rửa tiền, thế nhưng các bài viết này chỉ xoay quanh các vấn đề về khái niệm, thực trạng, kinh nghiệm phòng chống rửa tiền tại một số nước trên thế giới cũng như đề ra một số các giải pháp cơ bản để hoàn thiện quy định pháp luật hơn nữa về Phòng chống rửa tiền trong giai đoạn trước khi Luật phòng chống rửa tiền 2012 ra đời. Do vậy phần nào các công trình và các bài viết này cũng dần lạc hậu, lỗi thời so với công cuộc đấu tranh chống rửa tiền tại Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu cũng như kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này tại Ngân hàng thương mại, tác giả s chuyên sâu vào phân tích những vướng mắc hiện nay của các Ngân hàng thương mại trong việc giám sát giao dịch trên tài khoản thanh toán của khách hàng cũng như đưa ra các giải pháp để giải quyết những khó khăn này. Với nguồn tài liệu dồi dào trong và ngoài nước cũng như kinh
  14. 5 nghiệm phòng chống rửa tiền của một số nước tiên phong trong lĩnh vực này, cụ thể như các vấn đề về nhận biết khách hàng, đánh giá, đánh giá tăng cường, phân loại khách hàng thì việc thiết lập một cơ chế, hệ thống giám sát giao dịch thanh toán của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại là việc có thể thực hiện được và là công cụ đấu tranh chống lại tội phạm trong lĩnh vực rửa tiền như hiện nay. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề Luận văn cơ bản sau đây: Thứ nhất, có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến bản chất, phương thức của hoạt động rửa tiền. Hầu hết các công trình nghiên cứu này đã đề cập tương đối chi tiết về bản chất cũng như phương thức thực hiện hoạt động rửa tiền. Các kết quả nghiên cứu ở khía cạnh lý luận về rửa tiền s được học viên tiếp thu để làm rõ bản chất, phương thức rửa tiền thông qua việc sử dụng tài khoản thanh toán của khách hàng. Các công trình tiêu biểu cho nội dung nghiên cứu này bao gồm: - Trần Thị Hoài Thu, Nguy cơ bị lợi dụng rửa tiền, tài trợ khủng bố từ hệ thống chuyển tiền ngầm và hành lang pháp lý điều chỉnh, Tạp chí Ngân hàng, 2013, Số 16, tr.56-59. - Phan Hoài Dương, Tiền ảo: rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố, Tạp chí Ngân hàng, 2014, Số 3, tr.52-57. - Nguyễn Minh H ng, Hoàng Minh Thái, Phòng chống rửa tiền trong điều kiện hội nhập quốc tế và yêu cầu hoàn thiện pháp luật, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, 2016, Số 291, tr. 13 – 17 Thứ hai, các nghiên cứu liên quan đến việc rửa tiền thông qua hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Đây là chủ đề thu h t được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý nh m làm rõ phương thức, thủ đoạn rửa tiền thông qua ngân hàng, phân tích nguyên nhân, hậu quả và giải pháp phòng ngừa. Các nghiên cứu tiêu biểu cho nội dung nghiên cứu này có thể kể đến là: - Phạm Thị Giang Thu, Pháp luật phòng, chống rửa tiền qua ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, 2016, Số 10 (342), tr. 55 – 60.
  15. 6 - Nguyễn Quốc Bình (chủ nhiệm, 2012), Chống rửa tiền trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện (Học viện Tài chính),Hà Nội, 2012 . - Nguyễn Văn Ngọc, Đánh giá rủi ro quốc gia - điểm nhấn quan trọng trong công tác phòng, chống rửa tiền, Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2017, Số 1 + 2, tr. 74 – 75. - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hệ thống giải pháp phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam đến năm 2020, Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2015, Số 6, tr. 12 – 17. - Trương Thị Tuyết Minh, Phòng chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, 2013, Số 11(260), tr.47-50. - Phạm Phương Linh, Khung khổ pháp lý về phòng, chống rửa tiền của Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Bộ tài chính, 2015, Số kỳ 1 - Tháng 4(606), tr. 58 – 60. - Nguyễn Ngọc Minh, Một số vấn đề về nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng và cuộc đấu tranh chống tội phạm rửa tiền, Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011, Số 10, tr.35- 39. Thứ ba, các nghiên cứu rửa tiền với tính chất là một tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Các nghiên cứu này đề cập đến tội phạm rửa tiền ở nhiều khía cạnh khác nhau. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, khi hành vi rửa tiền được thực hiện s gây nhiều hậu quả cho các chủ thể có liên quan. Vì vậy, xây dựng biện pháp phòng ngừa từ sớm loại tội phạm này là bảo đảm cho an toàn và phòng ngừa rủi ro cho các chủ thể có liên quan. Cụ thể là: - Lê Văn Sua, Bàn về chủ thể tội rửa tiền và chủ thể tội phạm nguồn, Tạp chí Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, 12/2017, Số 12, tr. 4 – 10. - Nguyễn Thị Phương Hoa, Nội luật hóa quy định của Công ước Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia về tội rửa tiền trong Bộ luật Hình sự Việt
  16. 7 Nam - các kiến nghị, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2015, Số 06 (91), tr. 24 – 32. - Dương Tuyết Miên, Nguyễn Thị Vân Anh, Tội rửa tiền- Nghiên cứu dưới góc độ so sánh (Kỳ I), Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, 2013, Số 24, tr.41-45. - Dương Tuyết Miên, Nguyễn Thị Vân Anh, Tội rửa tiền- Nghiên cứu dưới góc độ so sánh (Kỳ II-Hết), Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, 2014, Số 1, tr.42-45. - Vũ Duy Cương, Rửa tiền: Một tội phạm quốc tế điển hình, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2002, Số 5(12), tr.23-25 Thứ tư, các nghiên cứu liên quan đến hoạt động giám sát hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. Tuy là vấn đề mới, song các nghiên cứu về giám sát ngân hàng cũng đã được khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập từ việc giám sát ngân hàng đến các nghiên cứu liên quan đến việc lựa chọn mô hình giám sát tài chính trong điều kiện hiện nay. Có thể kể đến một số nghiên cứu như: - Viên Thế Giang, Lựa chọn mô hình giám sát tài chính ở Việt Nam: Cần nâng cao vị thế của ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, 2011, Số 5 (190), tr.47-52. - Viên Thế Giang, Một số vấn đề pháp lý cần quan tâm khi lựa chọn mô hình giám sát tài chính ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, 2011, Số 6(278), tr.34-42, 78. - Viên Thế Giang, Giám sát ngân hàng theo Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 3 năm 2011. - Đoàn Đức Lương, Viên Thế Giang (Đồng chủ biên), Pháp luật về giám sát tài chính ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013 (Tái bản 2015). Từ kết quả khảo sát các công trình nghiên cứu cho thấy, vấn đề phòng chống rửa tiền nói chung, phòng chống rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng nói riêng đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập. Song phòng chống rửa tiền thông qua giám sát giao dịch tài khoản thanh toán của khách hàng chưa
  17. 8 được nhiều công trình nghiên cứu đề cập. Các kết quả nghiên cứu về rửa tiền, phòng chống rửa tiền, giám sát tài chính, giám sát ngân hàng được tác giả kế thừa và sử dụng trong triển khai nội dung Luận văn. 3. M c đ c , đối t n v p m vi n iên cứu Luận văn s là một tài liệu đánh giá toàn diện về thực trạng pháp lý của Việt Nam trong việc phòng chống rửa tiền hiện nay tại các ngân hàng thương mại. Đồng thời đánh giá công tác thực thi pháp luật về phòng chống rửa tiền hiện nay. Từ việc phân tích các quy định pháp luật trong nước với thực tiễn hoạt động của hệ thống ngân hàng để nêu bật lên những điểm bất cập hiện tại của pháp luật về phòng chống rửa tiền của nước ta đ c biệt trong việc giám sát giao dịch của khách hàng. Giám sát giao dịch khách hàng là một trong các bước để đưa ra việc đánh giá toàn diện các hoạt động trên tài khoản thanh toán của khách hàng có phù hợp với yêu cầu và quy định pháp luật hay không để từ đó ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để xử lý. Tuy nhiên bản thân giám sát giao dịch khách hàng không thể đáp ứng được đủ các điều kiện nếu chỉ đứng riêng lẻ bởi đây là một trong những bước cuối cùng để quyết định theo dõi các hoạt động trên tài khoản của khách hàng n m trong diện nghi vấn có rủi ro cao về rửa tiền. Hiện nay quy định pháp luật trong nước vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và có nhiều thiếu sót. Trước thực trạng như vậy luận văn s nghiên cứu và đưa ra các đề xuất để giải quyết các vấn đề bất cập hiện nay trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền đ c biệt là khâu giám sát giao dịch khách hàng (là một chuỗi các hoạt động bao gồm: nhận biết khách hàng, đánh giá, đánh giá tăng cường, phân loại khách hàng và giám sát giao dịch khách hàng) như thế nào để đáp ứng các chuẩn mực pháp luật quốc gia cũng như các chuẩn mực quốc tế về vấn đề này. Luận văn s tập trung phân tích các giao dịch thường xuyên bị lợi dụng cho việc rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng, chủ yếu tập trung vào các giao dịch thanh toán nội địa và các giao dịch tài trợ thương mại. Từ đó r t ra các vấn đề
  18. 9 cần lưu ý trong khâu giám sát giao dịch khách hàng lưu ý cho các ngân hàng thương mại cần ch trọng khi thực hiện các loại giao dịch này cho khách hàng. 4. Câu hỏi và gi t u ết c u ỏi n iên cứu Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán là nghiệp vụ cơ bản, mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho hoạt động kinh doanh của NHTM. Đối tượng mở và sử dụng tài khoản thanh toán hiện nay rất đa dạng và phức tạp không chỉ đối với cá nhân, tổ chức trong nước mà còn có cá nhân tổ chức ở nước ngoài tham gia vào hoạt động này để phục cho nhiều mục tiêu và mục đích khác nhau. Hoạt động thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân trong đời sống kinh tế xã hội có thể tiềm ẩn nguy cơ rửa tiền ho c bị lạm dụng cho các hành vi rửa tiền. Tuy nhiên hiện nay Nhà nước chưa có nhiều quy định ho c có quy định chi tiết về cách thức để giám sát giao dịch qua các tài khoản thanh toán của khách hàng nh m phát hiện sớm các hành vi rửa tiền ho c có liên quan đến rửa tiền. Do vậy việc thực thi pháp luật phòng chống rửa tiền b ng cách thông qua các hoạt động giám sát giao dịch thanh toán qua tài khoản có ý nghĩa rất lớn trong phòng chống rửa tiền nhất là tại các NHTM trong giai đoạn hiện nay. Để làm rõ giả thuyết nghiên cứu nêu trên, Luận văn s trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: Phòng chống rửa tiền là một trong những hoạt động để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng vậy thông qua việc giám sát giao dịch tài khoản thanh toán của khách hàng thì hoạt động này được hiểu như thế nào? Việc thực thi pháp luật của các chủ thể có liên quan đến hoạt động này được quy định như thế nào và hoạt động ra sao? Thực trạng thực thi việc giám sát giao dịch tài khoản thanh toán hiện nay như thế nào? Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về phòng chống rửa tiền thông qua giám sát giao dịch tài khoản thanh toán? 5. C c p n p p tiến n n iên cứu v un l t u ết Phương pháp định tính Qua việc đọc các bài nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước để giúp tác giả có cái nhìn bao quát, toàn diện về công tác PCRT của Việt Nam
  19. 10 nói riêng và thế giới nói chung. Ngoài ra việc tham khảo nhiều nguồn tài liệu có độ giá trị tin cậy cao, s giúp tác giả có kiến thức chuyên sâu trong việc phân tích đánh giá giá trị của các nguồn tài liệu, từ đó có thể đưa ra các nhận định sâu sắc tình hình hiện tại công tác PCRT của Việt Nam. Từ các kiến thức có được và nguồn tài liệu quốc tế thu thập được, s giúp tác giả có góc nhìn mới, thoát khỏi phạm vi quốc gia và lồng gh p quy định quốc tế vào kiến nghị để hoàn thiện khung pháp lý PCRT trong lĩnh vực ngân hàng thương mại. Hơn nữa việc nghiên cứu các tài liệu từ các hội thảo của ngân hàng nước ngoài như HSBC, Deutsche bank, Commezbank trong lĩnh vực nhận biết khách hàng cũng như đánh giá, giám sát giao dịch khách hàng là nguồn tài liệu quý giá giúp tác giả thu thập thêm các kiến thức cần thiết trong việc trả lời câu hỏi của đề tài này “Làm thế nào để nhận biết và giám sát một cách hiệu quả giao dịch của khách hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay?” bởi hiện nay các nguồn tài liệu cũng như các bài phân tích trong nước về PCRT chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, chưa thể hiện tính chuyên sâu trong phân tích, đánh giá từng giải pháp một cách cụ thể. Phương pháp so sánh luật học So sánh pháp luật cũng là một trong những phương pháp nghiên cứu hiệu quả trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Từ việc so sánh các quy định pháp luật trong nước (Luật các tổ chức tín dụng, Luật phòng chống rửa tiền, thông tư, nghị định hướng dẫn có liên quan ) với quốc tế s cho ta thấy được các điểm còn thiếu sót của quy định trong nước giai đoạn hiện tại. Có như vậy tác giả mới “toàn cầu hóa” kiến thức cá nhân, vượt qua các quy chuẩn “nội bộ” – hiện còn đang có quá nhiều thiếu sót theo quy chuẩn quốc tế về PCRT. Từ quan điểm đó tác giả s đưa ra các giải pháp thật sự hữu hiệu và thiết thực cho hệ thống quy định trong nước trên cơ sở các quy định cũ chưa đầy đủ. 6. n a oa ọc v ứn d n c a lu n v n Hiện nay có rất nhiều đề tài viết về phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng, tuy nhiên hầu hết các luận văn chỉ khái quát về rửa tiền cũng như đánh giá các tác động của rửa tiền ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia như thế nào. Do đó hầu hết các luận văn hiện nay chỉ dừng lại dưới góc độ kinh tế và